Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.78 KB, 14 trang )

Công ty TNHH Minh Tiến
NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN THIÊN NÔNG
LÔ D5-1 KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC GA - TP THANH HÓA
Tài liệu
KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG
Thanh Hoá, thỏng 4/2012
KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG
1. Vai trò của phân bón và lưu ý khi sử dụng
Phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất và chất lượng
sản phẩm cây trồng. Mục tiêu của bón phân là tăng năng suất và phẩm chất nông
sản, bảo vệ môi trường và thu được lãi cao.
Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu của
cây đều đều làm giảm chất lượng sản phẩm.
1.1. Vai trò của N và lưu ý khi sử dụng phân đạm
- Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành
phần cơ bản trong các protein- chất cơ bản biểu hiện sự sống.
- Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây
như diệp lục và các chất men. Các bazơ có đạm, thành phần cơ bản của axit
nucleic, trong AND, ARN của nhân tế bào, đóng vai trò quan trọng trong việc
tổng hợp protein.
- Đạm là yếu tố chính của sinh trưởng và năng suất. Cây được bón đủ đạm
sinh trưởng tốt, đồng hóa chất dinh dưỡng mạnh, lá có màu xanh thẩm, có khả
năng cho năng suất cao.
- Bón thừa đạm lá có màu xanh tối, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, dễ mắc
sâu bệnh. Tình trạng lốp đổ ở lúa cũng là hậu quả của việc bón quá nhiều đạm.
Bón thừa đạm sinh trưởng của cây bị kéo dài, chín muộn, phẩm chất nông sản
kém.
- Xác định lượng đạm cần bón trước hết dựa trên nhu cầu của cây và mục
tiêu năng suất. Các giống cây trồng cho năng suất khác nhau và cũng có nhu cầu
bón đạm khác nhau. Nhiều thí nghiệm và thực tiễn sản xuất lúa ở đồng bằng Bắc
bộ cho thấy muốn đạt 5 tấn thóc/ha cần phải cung cấp cho lúa từ 90-120 kg N.


- Trông trời, trông đất, trông cây. Thời tiết của vụ trồng cụ thể ảnh hưởng
đến lượng đạm cần bón. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là nhiệt độ và lượng
mưa. Thời tiết lạnh, ít mưa cần bón nhiều đạm cho cây hơn.
- Đất có thành phần cơ giới nặng cần bón tập trung một lượng lớn đạm
amôn, đất có thành phần cơ giới nhẹ phải chú ý bón rải làm nhiều lần, theo sát
yêu cầu của cây.
1.2. Vai trò của lân và lưu ý khi sử dụng phân lân
- Tất cả các quá trình tích luỹ và vận chuyển cacbon, protein, chất béo…
đều có sự tham gia của lân; lân thúc đẩy ra hoa, hình thành quả và quyết định
phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy ra rễ đặc
biệt là rễ bên và lông hút; làm cho thân cây vững chắc, chống đổ.
2
- Thiếu lân lá có màu đỏ tím hay xanh nhạt; thiếu lân vào thời kỳ cây con
sẽ cho hậu quả rất xấu, sau này dù có bón nhiều lân cũng không bù đắp lại được.
Cây được bón cân bằng đạm lân sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, chín sớm, năng
suất cao, phẩm chất tốt.
- Phân lân nung chảy có khả năng khử chua, cải tạo đất chua, đất phèn;
lân trong phân ở dạng ít hoà tan nên tuy hiệu quả chậm hơn supe lân nhưng hiệu
quả bền hơn vì lân không bị chuyển thành dạng cây khó sử dụng; phân lân nung
chảy có hiệu quả đặc biệt với các loại cây trồng như: lúa, ngô, lạc, đậu, mía,
dứa, cà phê, cao su và các vùng đất chua pH < 5, vùng đất bạc màu, đất chua
mặn (đất phèn), đất cát ven biển, đất đồi feralit chua.
- Phân supe lân bón cho đất trung tính, đất chua phải trung hoà độ chua
lên 6,5 mới được bón.
- Vùng đất trung tính kiềm và quá nghèo lân nên sử dụng phối hợp phân
lân supe và lân nung chảy.
- Không được trộn phân lân nung chảy với các loại phân có gốc amôn sẽ
làm mất đạm.
1.3. Vai trò của kali và lưu ý khi sử dụng phân kali
- Kali làm cho quá trình quang hợp được diễn ra liên tục; kali làm tăng

khả năng hút nước của bộ rễ, tăng khả năng chống hạn của cây; kali làm giảm
tác hại của việc bón đạm quá nhiều; kali giúp cây chống rét, chống đổ tốt hơn và
làm tăng sức đề kháng của cây.
- Kali trong đất thường bị giữ chặt dưới dạng không trao đổi được. Do ảnh
hưởng của sự giữ chặt kali mà cây trồng chỉ sử dụng được 25-48% lượng kali
bón cho cây. Để hạn chế sự giữ chặt kali cần lưu ý: Bón ở độ sâu thích hợp; bón
theo hàng, theo hốc; bón với liều lượng thích hợp; bón đúng thời kỳ và tăng
cường bón phân hữu cơ cho cây.
- Trong các loại đất ở Việt Nam thì đất phù sa mới thường có quá trình
phục hồi kali mạnh hơn và bón kali thường không có hiệu quả.
- Tất cả các loại phân kali đều là phân sinh lý chua, do vậy phải bón kali
trên nền có vôi mới có hiệu quả.
- Không nên bón lót kali sớm quá, đặc biệt trên đất có thành phần cơ giới nhẹ.
- Các loại đất nghèo kali, thành phần cơ giới nhẹ rất cần bón kali đều đặn;
đất có thành phần cơ giới nặng, giàu sét, hàm lượng kali khá nhưng ở dạng khó
trao đổi vẫn cần bón kali; đất mặn, mặn phèn thường giàu kali do đó không cần
thiết phải bón kali.
2. Phân hữu cơ
- Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất sau khi phân giải có
khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và có khả năng cải tạo đất.
3
- Phân hữu cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất
khoáng làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho cây; Phân hữu cơ sau khi bón
vào đất làm tăng độ ổn định kết cấu của đất, do đó bảo vệ được cấu trúc đất và
hạn chế được xói mòn; phân hữu cơ làm tăng khả năng giữ nước của đất, việc
bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới; phân hữu cơ cung
cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật từ đó làm tăng khả năng phát triển và hoạt động
của tập đoàn vi sinh vật đất.
- Dùng phân hữu cơ có thể trả lại hầu hết các nguyên tố vi lượng cho đất,
song trong điều kiện thâm canh, phân hữu cơ không đảm bảo đủ các nguyên tố đa

lượng cho cây nên phải bón kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học; bón phân hữu
cơ có thể tăng cường hiệu lực của phân hóa học, giảm việc rửa trôi phân hóa học.
3. Vôi
- Vôi có tác dụng cải tạo đất, làm giảm độ chua của đất; đối với đất phèn,
vôi có tác dụng giải độc cho cây; đối với đất mặn, vôi làm cho đất bớt mặn và
cải tạo kết cấu đất.
- Bón vôi pH được cải thiện, các chất hữu cơ được khoáng hóa nhanh hơn,
cây được cung cấp thức ăn tốt hơn; bón vôi tăng cường cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây, làm giàu chất dinh dưỡng trong dung dịch đất, tuy nhiên, sau
một thời gian bón vôi cần phải bồi dưỡng chất hữu cơ cho đất.
- Bón vôi tạo pH thuận lợi cho việc hút thức ăn của cây: Cây hút đạm
thuận lợi ở pH = 6-8; cây hút lân thuận lợi ở pH = 6-7…; bón vôi còn tạo môi
trường thuận lợi cho cây phát triển, vì mỗi loại cây có một khoảng pH thích hợp.
- Không nên bón vôi quá sâu vì bón vôi chủ yếu nhằm cải tạo lớp đất mặt;
không nên bón vôi lẫn với phân chuồng, phân có gốc amôn và phân supe lân.
- Căn cứ vào loại đất, độ chua của đất và loại cây trồng để tính lượng vôi
bón.
4. Phân phối hợp
4.1. Sự cần thiết có phân phối hợp trong sản xuất
- Trong xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay, vấn đề đặt ra
là sử dụng cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ. Theo ý kiến của nhà nông
hóa học Võ Minh Kha, Bùi Đình Dinh thì cần phải có 1 g phân bón đa dạng, nhờ
vậy sẽ tiện lợi cho các nhà trồng trọt phối hợp để có thể bón phân cân đối.
- Để sinh trưởng và phát triển, cây trồng phải hút
- Để sinh trưởng và phát triển, cây trồng phải hút một lúc nhiều nguyên tố
dinh dưỡng khác nhau, không phải chỉ các nguyên tố đa lượng (N, P, K…) mà
cả các nguyên tố vi lượng nữa. Các nguyên tố đó lại được cây trồng hút theo
4
một tỷ lệ cân đối và xác định. Phân phối hợp ra đời xuất phát từ thực tiễn nêu
trên.

- Gần đây các nước phát triển còn đưa vào phân phối hợp cả thuốc trừ cỏ,
chất kích thích sinh trưởng và kích thích ra rễ, làm cho việc sử dụng phân phối
hợp có hiệu quả hơn.
4.2. Nguyên tắc trộn phân
- Trong quá trình trộn không làm cho đặc tính vật lý của phân xấu đi: Khi
trộn supe lân với sunfat đạm sẽ làm cho phân không còn tơi xốp mà rắn chắc lại.
- Việc trộn không được làm giảm chất lượng phân: Trộn supe lân với vôi
làm cho phốt phát 1 canxi chuyển thành phốt phát 3 canxi khó tan hơn.
Bảng trộn phân
1 2 3 4 5 6 7
1. Các loại phân N amôn
a a b c a c c
2. Urê
a a a b b b b
3. Các loại phân lân chế biến
từ axít (supe lân…)
b a a c b c a
4. Phân lân nung chảy
c b c a b a c
5. Các loại phân K
a b b b a b a
6. Vôi, tro
c b c a b a c
7. Phân chuồng
c b a c a c a
a: Có thể trộn được.
b: Chỉ có thể trộn trước khi bón hoặc bảo quản khô, ngắn hạn.
c: Không nên trộn.
Bảng hướng dẫn trộn phân NPK 5:10:3
ĐVT: kg

Tên nguyên liệu
Lượng nguyên
liệu sử dụng
Lượng N Lượng P
2
O
5
Lượng K
2
O
Urê (46%N) 2,72 1,25
Supe lân (16% P
2
O
5
) 15,625 2,5
KCl (60% K
2
O) 1,25 0,75
Chất độn 5,405
Tổng 25
Tỷ lệ NPK 5 10 3
5
4.3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng phân phối hợp
a) Ưu điểm của phân phối hợp
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển, tiết kiệm công bón, thao tác đơn giản,
nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản.
- Phân đồng nhất hơn, tránh được sai sót có thể dẫn đến việc làm mất chất
dinh dưỡng.
- Bón cùng một lúc nhiều yếu tố tránh được sự thiếu hụt quá đáng 1

nguyên tố nào đó, đặc biệt có lợi khi nông dân chưa thật hiểu khái niệm bón
phân cân đối.
b) Hạn chế của phân phối hợp
- Tỷ lệ chất dinh dưỡng tương đối cố định, nên không thỏa mãn đầy đủ
cho tất cả các loại cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
- Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kỹ thuật bón.
4.4. Kỹ thuật sử dụng phân phối hợp
- Đối với phân lân và kali việc sử dụng không phức tạp vì cả 2 loại phân
này thường có điều kiện sử dụng như nhau, có bón quá tay cũng không gây hậu
quả xấu như phân đạm.
- Đối với phân phối hợp có đạm trong thành phần phải tính đến đặc tính
linh động của đạm. Phân đạm bón quá tay dễ gây hậu quả xấu, nên phải định
lượng đạm cho chặt chẽ. Khi bón phân phối hợp có đạm phải bón vào thời kỳ tối
thích đối với yếu tố đạm.
- Sử dụng phân phối hợp phải xác định đúng đất, đúng cây, đúng lúc.
Trường hợp cần thiết phải bón phân đơn bổ sung, để cung cấp kịp thời và đầy đủ
chất dinh dưỡng cho cây.
5. Xây dựng quy trình bón phân
Quy trình bón phân cho cây là toàn bộ các quy trình về loại, dạng, lượng
phân, thời kỳ bón và cách bón cho một cây trồng cụ thể.
5.1. Cơ sở xây dựng quy trình bón phân cho cây
Trước những thành tựu của hoá công nghiệp, lượng phân hoá học được sử
dụng ngày càng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Phân hoá học đã làm cho
năng suất cây trồng tăng lên rất nhanh trong thế kỷ XX. Nhưng nếu sử dụng
phân hoá học không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng
và làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, khái niệm quản lý
tổng hợp dinh dưỡng cây trồng ra đời để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu đất,
nâng cao năng suất ổn định và an toàn môi trường (IPNS- Integrated Plant
Nutrition Systems) (Võ Minh Kha, 1996).
Việc xây dựng chế độ bón phân cho cây trồng phải đứng trên quan điểm

IPNS. Bón phân cân đối cho cây trồng là một biện pháp quan trọng để nâng cao
năng suất và phẩm chất. Đồng thời cũng là để tăng thu nhập cho nông dân, ổn
định và nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng, phục hồi và tăng độ phì nhiêu đất
6
thoái hoá, điều chỉnh dinh dưỡng trong đất và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Vì
vậy, cần khuyến cáo áp dụng biện pháp bón phân phối hợp cân đối: Cân đối giữa
phân hữu cơ và vô cơ, giữa các yếu tố đa lượng với đa lượng, giữa đa lượng với
trung, vi lượng có một ý nghĩa lớn trong sản xuất nông nghiệp; phối hợp sự cung
cấp tự nhiên từ đất, nước tưới, nước mưa và các nguồn khác với sự cung cấp từ
phân bón, phối hợp sự cung cấp từ các chủng loại phân bón bón khác nhau: phân
nông dân tự sản xuất, phân hoá học, phân vi sinh, chất cải tạo đất…
Bón phân cân đối tức là cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối giữa
các yếu tố, cung cấp kịp thời phù hợp với nhu cầu để thu được năng suất và
phẩm chất nông sản mong muốn có lãi và không gây ô nhiễm môi trường.
Các tính chất cơ bản của hệ thống sử dụng phân bón phối hợp cân đối:
* Tính cụ thể
Sự phát triển của cây trồng là kết quả tác động của môi trường sống lên
bản tính sinh vật của cây. Tác động này thể hiện sự hoà hợp của dạng sinh học
(cây trồng) với môi trường và mang tính cụ thể. Ví dụ: Môi trường phù hợp cho
cây lạc khác môi trường phù hợp cho cây lúa, cây ngô…
Ba yếu tố cơ bản của môi trường sống của cây trồng là: khí hậu, nước và
đất. Các yếu tố này có tác động qua lại và tạo thành một thể thống nhất: Điều kiện
địa lý thổ nhưỡng. Khả năng của con người làm thay đổi ba yếu tố này cho phù
hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng là hạn chế và không dễ dàng thực
hiện.
Vì thế, hệ thống sử dụng phân bón phối hợp cân đối không những cần cụ
thể cho từng cây mà còn cụ thể cho từng điều kiện địa lý thổ nhưỡng.
Ba đặc tính cơ bản của đất là lý, hoá và sinh tính có sự tác động qua lại
tạo ra sự phù hợp giữa đất và sự phát triển của cây trồng trong điều kiện khí hậu
và nước nhất định. Thời tiết diễn biến hàng năm cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả

ứng dụng các quy trình sử dụng phân bón.
Vì vậy, hệ thống sử dụng phân bón phối hợp cân đối cũng cần cụ thể và
vận dụng linh hoạt cho các đặc tính của đất và điều kiện thời tiết.
Không nên có một quy trình chung mà cần phải có những quy trình cho
từng cây trồng và điều kiện cụ thể.
* Tính mục tiêu
Mỗi giống cây trồng chỉ có thể cho năng suất và phẩm chất không vượt
một mức nhất định, điều đó gọi là giới hạn năng suất và phẩm chất tối đa của
giống. Quy luật tối đa cho thấy hiệu quả vốn đầu tư cho phân bón thể hiện ở
năng suất và phẩm chất nông sản thu được không tăng tỷ lệ thuận với lượng vốn
đầu tư. Muốn sản xuất đưa lại lợi nhuận hơn cả chỉ nên đầu tư để đạt 60-75%
tiềm năng năng suất của giống. Mỗi mức năng suất và chất lượng dự định đạt
được đòi hỏi cách bón phân phối hợp cân đối thích hợp. Vì vậy, không có một
hệ thống phân bón phối hợp cân đối cho mọi mức năng suất mà chỉ có hệ thống
phân bón phối hợp cân đối cho một mức năng suất và phẩm chất nhất định.
7
* Tính thời điểm
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng của
cây, lúc cây non khác lúc cây trưởng thành, lúc ra nụ hoa, kết quả và chín. Sự
thay đổi khả năng cung cấp và nhu cầu cung cấp làm cho hệ thống cung cấp
phân bón phối hợp cân đối mang tính thời điểm. Để nâng cao hiệu quả sử dụng
phân bón cần cung cấp phân bón đủ, cân đối và đúng lúc.
* Tính gần đúng
Nhiều yếu tố làm cho khả năng cung cấp chất dinh dưỡng tạo ra sự phù
hợp tối ưu giữa nhu cầu và cung cấp, tuy nhiên khó đạt được sự hoàn thiện. Nhu
cầu dinh dưỡng của cây và sự cung cấp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Mục
tiêu cuối cùng là sản xuất có lãi, cho lãi ổn định và không ảnh hưởng đến môi
trường tức là sản xuất nông nghiệp bền vững. Vì vậy, quy trình bón phân phối
hợp cân đối chỉ là gần đúng.
Để đáp ứng nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng và điều kiện cụ thể,

các nhà sản xuất phân bón thường đưa ra nhiều loại phân bón có lượng và tỷ lệ
khác nhau để cho nông dân tự chọn lựa. Giải pháp này khi ứng dụng rộng rãi đã
dẫn đến tình trạng quá nhiều loại phân có tỷ lệ và hàm lượng khác nhau, khó kiểm
tra, kiểm soát, tăng giá thành và nông dân cũng không đủ thông tin để lựa chọn.
Muốn khắc phục được tình trạng trên cần tổ chức và đẩy mạnh nghiên cứu
yêu cầu của từng vùng đất đai và cây trồng để đưa ra các tỷ lệ thích hợp và sản
xuất theo tỷ lệ đó. Như vậy hoặc là có sự hỗ trợ của nhà nước, hoặc là các nhà sản
xuất phân bón tự đảm nhiệm công tác nghiên cứu và hướng dẫn cho nông dân sử
dụng như một số nhà kinh doanh phân bón các nước EU và Mỹ đang thực hiện.
Việc xây dựng quy trình sử dụng phân bón phối hợp cân đối hướng dẫn
cho từng loại cây trồng, trồng trọt trên các điều kiện địa lý thổ nhưỡng khác
nhau là rất cần thiết. Đồng thời cần xây dựng những căn cứ khoa học để vận
dụng quy trình hướng dẫn theo sự thay đổi về đặc tính đất của từng khu đồng cụ
thể và sự thay đổi thời tiết hàng năm. Bên cạnh đó cần phải hướng dẫn cho nông
dân. Muốn vậy cần có tư liệu về dinh dưỡng của các loại cây trồng chi tiết cho
đến giống cây trồng, tư liệu về khả năng cung cấp của đất. Cần có nghiên cứu và
thực nghiệm cụ thể quy trình bón phân cho từng cây.
5.2. Nội dung quy trình bón phân phối hợp cân đối
Quy trình bón phân phối hợp cân đối cho một cây trồng cụ thể gồm có:
Bón đúng loại phân, đúng lượng phân và cân đối, đúng thời kỳ và đúng cách.
Muốn xây dựng được quy trình bón phân phối hợp cân đối cần phải căn
cứ vào đặc tính sinh lý cây trồng, điều kiện địa lý thổ nhưỡng, thời tiết, mục tiêu
năng suất chất lượng…
a) Đặc tính sinh lý cây trồng
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trong cả quá trình sinh trưởng phát triển và
trong từng thời kỳ (quyết định loại phân, lượng phân và thời kỳ bón):
8
Lượng chất dinh dưỡng cây hút thể hiện nhu cầu dinh dưỡng của cây và
nó thay đổi theo loại, giống cây trồng, năng suất thu hoạch
Bảng nhu cầu dinh dưỡng của một số loại cây trồng

TT Cây trồng
NS
(tấn/ha)
N
(kg/ha)
P
2
O
5
(kg/ha)
K
2
O
(kg/ha)
Ghi chú
1 Lúa 100-120 50-60 50-60
2 Ngô 90-100 60-90 90-100
3 Mía 150-170 80 200-250
4 Lạc 30-50 60-90 50-60 300-400 kg vôi
5 Cao su 40-80 40-70 20-30
6 Chè 60-80 120-180 60-100 80-120
7 Sắn 100-120 40-80 100-140
8 Dứa 200-250 60-70 300-400
- Đặc điểm bộ rễ cây trồng (quyết định cách bón- vị trí bón)
Phân bón cần được đưa vào tầng đất có tập trung nhiều rễ nhất, nhất là rễ
tơ và lông hút.
b) Điều kiện địa lý thổ nhưỡng
* Độ chua của đất: Một trong những điều kiện thổ nhưỡng quan trọng có
liên quan đến chế độ phân bón là phản ứng môi trường đất (tức độ chua hay pH
đất). Ta có thể chia các cây trồng thông thường ở Việt Nam làm các nhóm như

sau, tùy theo mức độ chịu chua của cây đối với đất:
(1) Nhóm cây trồng rất mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ trung tính đến
hơi kiềm): Đứng đầu là cõy bụng vải (pH 6,5-9,0), đậu tương (pH 6,0-7,0), bắp
cải (pH 6,7-7,4),
(2) Nhóm cây trồng mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ ít chua đến trung
tính): Cây đậu xanh (pH 5,5-7,0), cõy bắp (pH 6,0-7,0), cà chua (pH 6,3-6,7),
nhiều loại rau, nhiều loại cây ăn quả…
(3) Nhúm cõy trồng mẫn cảm vừa với độ chua (tức có thể chịu đựng với
đất chua vừa): Cõy lạc (pH 5,5-7,0), khoai tõy (pH 5,0-5,5),…
(4) Nhóm cây trồng ít mẫn cảm với độ chua: Cõy đậu đen, cõy lỳa, cõy
mớa…
Những cây này có một phạm vi thích ứng rất rộng về pH đất, có thể dao
động từ 3,5-7,5.
(5) Nhóm cây trồng ưa chua: cõy chố, cõy dứa (thơm).
Cây bông vải đặc biệt mẫn cảm với đất chua. Khi đất bị chua đến một
mức độ nhất định (Tức theo mức độ giảm dần của pH) thỡ trồng bụng khụng cú
hiệu quả hoặc khụng cũn trồng được bông nữa, trong khi đó cây đậu xanh và cây
9
bắp vẫn cũn cú thể đứng được nhưng năng suất và chất lượng đó bị giảm sỳt
đáng kể. Khi pH giảm đến mức cây đậu xanh và cây bắp không cũn trồng được
nữa thỡ cõy lạc vẫn cũn chịu được. Cây lạc có thể chịu đựng được ở một khoảng
khá rộng của pH đất, nhưng cần được bón phân đầy đủ hơn (nhất là Canxi) trên
những chân đất đó bị chua húa nhiều. Cõy đậu đen, cây lúa và cây mía là những
cây chịu đất nghèo và chua rất tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện này năng suất đó
bị giảm đáng kể nếu chế độ phân bón không tốt. Ngược lại cây chè, cây dứa lại
chỉ ưa đất chua và sẽ mọc rất kém ở những chân đất gần trung tính và hơi kiềm.
Theo đặc điểm của cây trồng như đó phõn loại ở trờn thỡ những cõy càng
mẫn cảm với độ chua của đất càng cần được bón các loại phân có chứa nhiều
Canxi và Magie, nhất là Canxi (vôi hoặc bột đá vôi). Các loại phân đạm, lõn và
kali chỉ phát huy được tác dụng tốt khi cây trồng đó được thỏa món cỏc nguyờn

tố “trung lượng” trên. Chung quy lại thỡ cỏc loại cõy trồng từ nhúm 3 trở lờn rất
cần đất ít chua và cần được bón các loại phân giàu Canxi và Magie. Ngược lại,
đối với các cây trồng thuộc nhóm 4 và 5 thỡ nhu cầu đối với Canxi và Magie rất
thấp và do vậy trong cơ cấu phân bón cũng chỉ cần 1 lượng vừa phải.
Ngoài yờu cầu về cỏc nguyên tố thứ yếu, mỗi cây trồng đều đũi hỏi một
liều lượng và tỷ lệ các nguyên tố NPK nhất định. Tuỳ theo yêu cầu đó mà chọn
các loại phân NPK theo các tỷ lệ NPK thích hợp.
* Độ màu mỡ của đất
Độ màu mỡ của đất thể hiện qua hàm lượng và sự chuyển hóa các chất
dinh dưỡng trong đất. Đất có độ phỡ nhiờu cao mức độ phản ứng của cây với
phân bón thấp.
Ví dụ: Ngô, lúa phản ứng tích cực với phân khi đất nghèo, cây khoai tây
lại cho hiệu suất phân bón cao ở đất giàu.
Có thể phân chia độ màu mỡ của đất làm 3 loại sau:
- Đất tốt: là đất có tính chất hoá học tốt. Các loại đất này thường không
chua hoặc ít chua, giàu các nguyên tố Canxi, Magie và các nguyên tố dinh
dưỡng khác. Các loại đất này thường là đất phù sa mới của các con sông, đất
đen, đất nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, đá vôi…
- Đất trung bỡnh: Loại này thường bao gồm các loại đất đó bị chua húa
trung bỡnh, cú hàm lượng Canxi, Magie và cả các nguyên tố dinh dưỡng khác ở
mức trung bỡnh. Cỏc loại đất này thường là đất phù sa cũ, đất đỏ nâu trên
Bazan, đất xám xẫm màu…
- Đất xấu: Bao gồm các loại đất đó bị chua nhiều, cú hàm lượng Canxi,
Magie và các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức nghèo. Các loại đất này thường
là đất phù sa cổ, đất đỏ lợt màu trên Bazan, đất xám bạc màu…
Căn cứ tính chất đất để xác định lượng phân và loại phân bón cho phù
hợp. Ở các loại đất tốt việc bón phân thường cũng chỉ cần chú ý bún cỏc loại
10
phõn chớnh yếu là cỏc nguyờn tố NPK. Ngược lại, ở đất trung bỡnh, nhất là ở
đất xấu thỡ việc bún phõn vụ cựng quan trọng. Bún phõn cho cỏc loại đất này,

ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK, người ta cũn phải quan tõm nhiều đến
các nguyên tố phụ như Canxi, Magie, Lưu huỳnh. Không những thế, trên các
loại đất xấu, nhất là đất xám bạc màu, người ta cũn phải bún cỏc loại phõn cú
chứa đầy đủ cả các nguyên tố vi lượng cho cây.
* Thành phần cơ giới của đất và khả năng hấp thụ của đất
Việc di chuyển và cố định dinh dưỡng trong đất do thành phần cơ giới
quyết định.
Quy trỡnh bún phõn cho đất có thành phần cơ giới nhẹ phải tuân thủ
nguyên tắc sau: Không bón lót nhiều bằng phân hóa học; bón rải làm nhiều lần
mỗi lần một ít; tránh dùng phân dễ bị rửa trôi; bón nhiều phân hữu cơ và kali;
vùi phân hữu cơ sâu và lấp phân hóa học mỏng.
Ở đất có thành phần cơ giới nặng: Phải xem nhiệm vụ chống giữ chặt lân
là một nhiệm vụ quan trọng, thông qua các biện pháp sau: Bón vôi cho đất chua;
trung hũa độ chua các loại phân đem bón; bón phân lân cùng với phân hữu cơ;
bón supe lân viên để hạn chế tiếp xúc với đất; phân tầng bón lân và bón lân theo
hốc, hàng.
* Độ mặn của đất: Nguyên tắc bón phân cho đất mặn:
Lượng phân hóa học bón lót phải thấp hơn chân ruộng thường; tránh bón
phân hóa học cục bộ; bón phân có tỷ lệ dinh dưỡng cao; bón phối hợp phân hữu
cơ với phân hóa học; tận dụng biện pháp phun phân lên lá; tỡm mọi cỏch duy trỡ
và tăng độ ẩm đất.
c) Điều kiện khí hậu thời tiết
Trong cỏc yếu tố khớ hậu, thời tiết thỡ lượng mưa và nhiệt độ có ý nghĩa
lớn đối với chế độ bón phân.
- Lượng mưa quyết định hàm lượng nước trong đất và độ ẩm không khí.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật đất, năng lực hút thức
ăn của cây từ môi trường ngoài…
Cho nên chế độ bón phân ở vùng ẩm ướt phải khác chế độ bón phân ở vùng
khô hạn. Vùng mưa nhiều bón phân phải chú ý: Bún phõn nụng; bún lút phõn
khoỏng ít mà phải tăng cường bón thúc, bón làm nhiều lần; bón bằng loại phân ít

di động; bón phối hợp phân hữu cơ và phân hóa học để giảm bớt việc rửa trôi.
d) Dạng phõn bún
Khi bón các loại phân hóa học, phân có thể làm thay đổi độ chua của đất.
Về mặt này phân húa học cú thể chia làm 3 nhúm:
11
- Nhúm cỏc loại phõn gõy chua: Đạm amôn sunfat, amụn clorua, supe lõn,
kali clorua, kali sunfat.
- Nhóm các loại phân gây kiềm: Đạm diamôn cacbonat, phân lân nung
chảy, apatit, phôtphorit, kali cacbonat.
- Nhúm cỏc loại phõn trung tớnh: urờ, amụn nitrat.
Một hệ thống phân bón phối hợp cân đối có nhiệm vụ sử dụng phối hợp
hợp lý các loại phân chua, phân kiềm và vôi để giữ được độ chua thích hợp cho
cây, cho sự phát triển của hệ vi sinh vật đất và làm cho đất có lý tớnh tốt.
5.3. Bún phõn NPK Thiờn Nụng
a) Bún phõn Thiờn Nụng cho lỳa (tớnh cho sào 500m
2
)
* Hiện nay trong điều kiện thâm canh, Nhà máy Phân bón Thiên Nông
khuyến cáo nông dân nên bón phân cho lúa với liều lượng như sau:
- Bún lút:
+ Phõn chuồng hoặc huy động cỏc loại phõn hữu cơ khỏc: 8-10 tấn/ ha
(400-500 kg/1 sào).
+ Phõn hỗn hợp NPK Thiờn Nụng: NPK 5:10:3; NPK 6:8:4; NPK 6:9:3
(Lượng bún 30-35 kg/ 1 sào, tương đương 600-700 kg/ ha).
- Bún thỳc:
+ Bún thỳc đẻ nhỏnh: NPK 12:2:10 (14-17 kg/ 1 sào) hoặc NPK 8:2:8 TE
(17-20 kg/ 1 sào).
+ Bún thỳc đũng: NPK 12:2:10 (11-14 kg/ 1 sào) hoặc NPK 8:2:8 TE (14-
17 kg/ 1 sào).
(Trờn đất bạc màu, kali có tác dụng tăng năng suất rừ rệt, nờn cú thể bún

bổ sung kali cho lỳa; đất phèn nặng, đất mới khai hoang cần phải bún nhiều lõn).
* Thời kỳ và kỹ thuật bún phõn:
- Bún lút: Toàn bộ phõn hữu cơ và phõn hỗn hợp NPK Thiờn Nụng như
trờn.
- Bón thúc đẻ nhánh:
+ Tiến hành sớm sau khi lỳa bộn rễ hồi xanh.
+ Cần phải bún tập trung, bún chủ yếu là phõn hỗn hợp NPK Thiên Nông
để thúc đẩy lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung.
+ Lỳa ngắn ngày nờn bún 1 lần, lỳa dài ngày cú thể bún 1-2 lần tuỳ thuộc
vào tỡnh hỡnh sinh trưởng của lúa.
- Bón thúc đũng:
+ Có thể bón đón đũng hoặc nuụi đũng.
12
+ Bón đón đũng vào lỳc lỳa đẻ nhánh tối đa, trước trỗ 30-35 ngày, có tác
dụng xúc tiến phân hoá gié và hoa nhằm đạt số hạt/bông cao.
+ Nếu lúa sinh trưởng tốt có thể không bón đón đũng vỡ nếu bún lỳa sẽ đẻ
nhánh vô hiệu nhiều.
+ Bón nuôi đũng tiến hành vào bước 4-6 phân hoá đũng, trước trỗ 12-15
ngày, có tác dụng kéo dài tuổi thọ của lá, tăng khả năng quang hợp, có tác dụng
nâng cao tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.
b) Bún phõn Thiờn Nụng cho ngụ (tớnh cho sào 500m
2
)
- Bón lót: Lượng bón: 5-7 tạ phân chuồng hoai + 25-30 kg/1 sào NPK
6:9:3 (hoặc NPK 6:8:4). Bón theo hàng hoặc theo hốc. Bón xong lấp kín phân.
- Khi cây bén rễ (với ngô trồng bầu) và có 2- 3 lá thật (ngô trồng hạt).
Dùng phân NPK 12:2:10 liều lượng 4-5 kg/1 sào hoà vào nước để tưới cho ngô.
- Bón thúc lần 1: Khi ngô có 3- 4 lá (ngô trồng hạt) và 4- 5 lá (ngô bầu):
Lượng bón: 20-25 kg/1 sào NPK 12:2:10. Bón cách gốc 5-7cm, kết hợp vun
nhẹ.

- Bón thúc lần 2: Khi ngô có 7 - 9 lá.
Lượng bón: 20- 25 kg/1 sào NPK 12:2:10. Bón cách gốc 7-10 cm, kết hợp
vun cao.
- Bón thúc lần 3: Khi cây ngô xoắn nõn (10- 15 ngày trước trỗ cờ).
Lượng bón: 10-12 kg/1 sào NPK 12:2:10. Bón xa gốc 10-15 cm kết hợp
vun cao lần cuối.
c) Bón phân Thiên Nông cho lạc (tính cho sào 500 m
2
)
- Bón lót: 5-7 tạ phân chuồng + 20- 25 kg NPK 6:9:3 + 15-20 kg vôi bột/
1 sào. Bón vôi bằng cách rải trên ruộng và cày bừa để trộn vào đất trước khi
trồng ít nhất 10 ngày. Phân chuồng và NPK bón theo hàng, sau đó lấp đất dày 5-
7 cm rồi mới gieo hạt giống.
- Bón thúc lần 1: Khi lạc có 3- 5 lá, bón 10- 15 kg NPK 6:9:3/ 1 sào, bón
cách gốc 7- 10 cm, kết hợp xới xáo và làm cỏ, vun nhẹ.
- Bón thúc lần 2: Khi lạc ra hoa rộ, bón 15-20 kg vôi bột/ 1 sào, kết hợp
vun cao gốc để tạo bóng tối cho lạc ra củ và chống đổ.
d) Bún phõn Thiờn Nụng cho mớa (tớnh trờn 1 sào 500 m
2
)
* Phân bón cho mía tơ
- Phõn bún lút:
+ Phân chuồng hoai, phân xanh hoặc các nguồn phân hữu cơ khác: 15-20
tấn/ha (750-1.000 kg/1 sào).
13
+ Vụi bột: 1-2 tấn/ha (50-100 kg/1 sào) tuỳ thuộc độ chua của đất; bón rải
đều trên ruộng trước khi cày bừa lần cuối.
+ Phõn bún hỗn hợp NPK Thiờn Nụng (NPK 6:8:4; NPK 6:9:3; NPK
5:10:3): Lượng bón từ 1,3-1,5 tấn/ha (65-75 kg/1 sào). Yêu cầu bón phân xong
phải lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi đặt hom để khỏi ảnh hưởng đến sự

ra rễ và nảy mầm của mía.
- Phõn bún thỳc: Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK 3 màu (NPK 8:2:8; NPK
12:2:10; NPK 10:5:10): Lượng bón từ 0,7-0,8 tấn/ha (35-40 kg/1 sào); Bón khi
mía đẻ nhánh và khi mía có 3-5 lóng. Yêu cầu phân bón phải được bón sâu và
lấp kín để tránh bốc hơi và rửa trôi làm giảm hiệu lực của phõn bún.
* Phõn bún cho mớa gốc
- Phõn bún lút:
+ Phõn bún hỗn hợp NPK Thiờn Nụng (NPK 10:6:3; NPK 10:6:4; NPK
10:10:5): Lượng bón từ 1,4-1,5 tấn/ha (70-75 kg/1 sào).
- Phõn bún thỳc:
Sử dụng phõn bún hỗn hợp NPK Thiờn Nụng (NPK 8:2:8; NPK 12:2:10;
NPK 10:5:10): Lượng bón từ 0,7-0,8 tấn/ ha (35-40 kg/ 1 sào).
Dựng cày, cày sỏt gốc, bún đều phõn và lấp kớn.
14

×