Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách hộp vàng trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.84 KB, 14 trang )




Trang 1 / 14



Tiểu luận


Tìm hiểu chính sách hộp vàng
trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam














Trang 2 / 14



I. PHẦN MỞ ĐẦU


1.Đặt vấn đề:
Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm Đổi mới vừa qua (1986-2012) đã
đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản
lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với
tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích
cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn
cầu. Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất nước
theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát
triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước ta
luôn chú trọng đổi mới các cơ chế ,chính sách ,trợ cấp cho nông nghiệp ,các chính
sách chuyển đổi và phát triển nông thôn cũng hết sức đa dạng, và tạo ra sự khác
biệt lớn về nông thôn và nông nghiệp ở nước ta hiện nay
Trợ cấp nông nghiệp là các hình thức hỗ trợ của Chính phủ cho việc sản
xuất, tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông
nghiệp hoặc cho một sản phẩm cụ thể).Sự hỗ trợ này có thể được thể hiện dưới các
hình thức:
Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ Ngân sách Nhà nước (cấp vốn, góp vốn, bảo
lãnh vay…); hoặc
Miễn hoặc bỏ qua một khoản thu lẽ ra phải nộp cho Nhà nước (ví dụ miễn,
giảm thuế, phí…); hoặc



Trang 3 / 14
Nhà nước mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng
chung) với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thường; hoặc
Nhà nước thanh toán tiền cho một đơn vị tài trợ hoặc yêu cầu các đơn vị

ngoài Nhà nước thực hiện một trong các hoạt động nói trên theo cách như Nhà
nước làm (mà bình thường không đơn vị tư nhân nào, với các tính toán về lợi ích
thương mại thông thường, lại làm như vậy).
Cùng với nỗ lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi các qui
định và chính sách liên quan đến nông nghiệp, mục đích của báo cáo này là tăng
cường sự hiểu biết về các chính sách nông nghiệp Việt Nam
Nổi bật trong các chính sách trợ cấp của nhà nước ta cho nông nghiệp nông
thôn Việt Nam,có tác động rất lớn tới nông nghiệp và thương mại ,đang được rất
nhiều nhà hoạch định chính sách quan tâm là chính sách hộp vàng.Để hiểu rõ hơn
về chính sách này,nhóm em tiến hành nghiên cứu đề tài:Tìm hiểu chính sách hộp
vàng trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam.Kết quả nghiên cứu đề tài hy vọng sẽ
giúp được mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về các chính sách hộp vàng cũng
như các chính sách của chính phủ đối với nền nông nghiệp nước nhà
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu được thế nào là chính sách hộp vàng
Biết được thực tế áp dụng chính sách hộp vàng trong nông nghiệp nông thôn nước ta
Những cải tiến mà chính sách hộp vàng mang lại cũng như những hạn chế còn tồn tại




Trang 4 / 14
II.NỘI DUNG
A, Một số khái niệm cơ bản
1.Trợ cấp hộp vàng là gì?
Chi trực tiếp cho các chương trình hạn chế sản xuất trong tình trạng cung
vượt cầu.Các hỗ trợ thuộc “chương trình phát triển” gồm: trợ cấp đầu tư, hỗ trợ đầu
tư, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ đầu vào cho người nghèo, người có thu nhập thấp, nông
dân ở các vùng khó khăn…CS này không yêu cầu phải cam kết cắt giảm nhưng
cũng không khuyến khích.

Thế nào là chương trình phát triển
Là quá trình sử dụng ngân sách của chính phủ, của các tổ chức trong và
ngoài nước để hỗ trợ cho quá trình phát triển thông qua các giải pháp đầu tư tăng
cường năng lực vật chất và nhân lực để các vùng, các địa phương các nhóm xã hội
có cơ hội phát triển nhanh và bền vững.
•Khắc phục những thất bại của thị trường
•Phát huy tác động ngoại ứng tích cực : giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ
tầng, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
•Tạo điều kiện cho nhóm dễ bị tổn thương (người nghèo, dân tộc thiểu số,
phụ nữ, trẻ em, tàn tật ) có cơ hội phát triển.
•Nền kinh tế xã hội thường có những rủi ro xảy ra (thiên tai, dịch bệnh)
•Các vùng kinh tế phát triển không đều : nguồn lực của các vùng kinh tế
không giống nhau.
2. Chính sách hộp vàng trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam
Hiện nay chính phủ nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách nằm trong
chính sách hộp vàng như hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ lãi suất, hộ trỡ cho người có thu nhập
thấp, hỗ trợ đầu vào cho người nghèo….
Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo
Chính sách hỗ trợ lãi suất cho người nghèo



Trang 5 / 14
Các hộ gia đình nghèo, thuộc diện chính sách sẽ được hỗ trợ lãi suất tối đa
24 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Thời gian được hưởng ưu đãi từ ngày
1/5 đến hết ngày 31/12/2011.
Theo quyết định do Thủ tướng ban hành hôm 6/5, mức hỗ trợ lãi suất cho các
đối tượng chính sách sẽ là 4% một năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay
thực tế tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc các chương trình có lãi suất đang
thực hiện lớn hơn 4%/năm. Ngoài ra, các đối tượng chính sách còn được hỗ trợ

toàn bộ lãi suất vay đối với các khoản vay tại ngân hàng thuộc các chương trình có
lãi suất đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4% mỗi năm thì được áp dụng lãi suất
vay mới 0% một năm).
Quyết định này có hiệu lực ngay từ ngày ký quyết định - 6/5/2009.
Như vậy, tiếp theo các chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay để phát triển sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ lãi suất cho vay mua sắm máy móc, thiết bị , Nhà nước
tiếp tục chủ trương kích cầu, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với
việc hỗ trợ lãi suất các khoản vay của người nghèo và đối tượng chính sách.
Theo quy định, khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất phải sử dụng vốn đúng
mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng, chi trả đầy đủ và đúng hạn tiền gốc và lãi
tiền vay (nếu có)
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết
13/NĐ-CP về các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đến nay các địa phương đã
thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, bố trí trong dự
toán ngân sách nhà nước năm 2012 cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.
Cụ thể, đến hết tháng 8, ngân sách trung ương đã tạm cấp kinh phí cho các địa
phương 725 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; 342 tỷ đồng để hỗ
trợ người thuộc hộ cận nghèo, hỗ trợ học sinh, sinh viên mua thẻ bảo hiểm y tế;
6.284 tỷ đồng thực hiện cải cách tiền lương



Trang 6 / 14
Bên cạnh đó, đã xuất cấp 37.376 tấn gạo dự trữ quốc gia trị giá khoảng 374
tỷ đồng để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói, góp phần đảm bảo an
sinh xã hội cho người.
Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù:
a) Hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở
huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách
ưu tiên sau:

- Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên
giới và các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo
việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ;
- Hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời
gian chưa tực túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
- Có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ
nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở
các địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các
địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học;
- Ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp
lý miễn phí đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh
định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét,
thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai).





Trang 7 / 14
b) Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo:
- Huyện nghèo:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm:
Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào
tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính

sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện.
- Xã nghèo:
Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới
đối với cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc và miền núi;
Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn các công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí
nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã
an toàn khu;
Mở rộng chương trình quân dân y kết hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo
gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo trên
địa bàn biên giới; tăng cường bộ đội biên phòng về đảm nhiệm vị trí cán bộ chủ
chốt ở các xã biên giới.
Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt
động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy
nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này.
Hỗ trợ cho người có thu nhập thấp
Hỗ trợ 250.000 đồng cho người thu nhập thấp Nhằm hỗ trợ cho người lao
động trước sức ép, giá cả và lạm phát, Bộ Tài chính đang xây dựng phương án hỗ
trợ cho một số đối tượng gồm cán bộ công nhân viên chức làm việc tại doanh
nghiệp, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu, các hộ gia đình nghèo. Theo



Trang 8 / 14
dự thảo về phương án trợ cấp khó khăn cho người lao động do Bộ Tài chính đang
xây dựng, đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn là người làm công ăn lương tại
doanh nghiệp tại thời điểm 31/3/2011, có hệ số lương từ 3,0 trở xuống. Đồng thời,
đối tượng được hỗ trợ phải có tổng thu nhập mỗi tháng được trả ghi trong hợp đồng
lao động từ 2,2 triệu đồng trở xuống. Mức hỗ trợ tối đa cho mỗi lao động là

250.000 đồng. Số tiền này không được dùng để đóng bảo hiểu xã hội, y tế, thất
nghiệp hay kinh phí công đoàn. Cũng theo dự thảo này, các doanh nghiệp phải lập
danh sách số người lao động thuộc diện được trợ cấp. Đồng thời, ban lãnh đạo
doanh nghiệp cần theo dõi và quản lý việc sử dụng quỹ tài chính và hạch toán chi
phí để áp dụng chính sách ưu đãi đối với người lao động của mình. Đối với trưởng
hợp quỹ phúc lợi, khen thưởng tính đến 31/3/2011 không đủ chi trợ cấp khó khăn
cho người lao động, doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh,
là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Các mức
hỗ trợ này dự kiến được thực hiện bắt đầu từ ngày 30/3/2011. Ngoài việc hỗ trợ cho
lao động có thu nhập thấp, hộ gia đình khó khăn, Bộ Tài chính cũng đang lấy ý
kiến các bộ ngành có liên quan để xây dựng phương án giảm thuế thu nhập cá nhân
cho một số đối tượng. Cơ quan này đang thiên về phương án giảm thuế cho các
hoạt động đầu tư vốn, kinh doanh chứng khoán. Đồng thời, một số đối tượng đang
áp dụng bậc thuế 5%, thu nhập dưới 9 triệu đồng cũng nằm trong diện nghiên cứu
để giảm thuế.
Chính sách ưu đãi ,hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP quy định một số ưu
đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho DN đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn, có hiệu lực từ ngày 25/7/2010.



Trang 9 / 14
Để được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, nhà đầu tư phải có dự án nông
nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp
khuyến khích đầu tư.
Miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất.
Nghị định quy định, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư,
nếu được Nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà

nước đối với dự án đầu tư đó. Nếu thuê đất của Nhà nước thì được miễn tiền thuê
đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Trường hợp Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án khuyến
khích đầu tư, nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 70% hoặc 50% tiền sử
dụng đất. Nếu thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được miễn tiền thuê đất,
mặt nước trong 15 năm hoặc 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự
án vào hoạt động; đồng thời, được thuê với mức giá thấp nhất theo khung giá thuê
đất do UBND tỉnh quy định.
Ngoài ra, đối với cả 3 loại dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư hay
khuyến khích đầu tư, nhà đầu tư đều được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất
xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi
công cộng.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng hỗ trợ nhà đầu tư thuê đất, thuê mặt nước của
hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư. Cụ thể, nếu nhà đầu tư có dự án
nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì được Nhà nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất,
thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân theo khung giá đất, mặt nước của địa
phương cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản.
Khuyến khích DN có các dự án nông nghiệp tích tụ đất hình thành vùng
nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng
đất đối với các dự án không thu hồi đất.



Trang 10 / 14
Nhà nước cũng có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục
đích sử dụng đất.
Danh mục lĩnh vực nông nghiệp khuyến khích đầu tư tập trung chủ yếu vào
các ngành đầu tư trực tiếp phục vụ nông nghiệp, nông thôn như: trồng trọt; nuôi
trồng nông, lâm, thủy hải sản, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công
nghiệp chế biến…

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường
Ngoài hỗ trợ về đất đai, Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư
như đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ dịch vụ tư vấn, áp dụng
khoa học công nghệ và hỗ trợ về cước phí vận tải.
Cụ thể, các DN sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 50%-100% kinh phí
đào tạo nghề trong nước; 50%-70% chi phí quảng cáo DN và sản phẩm trên các
phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và thành phố nơi DN đầu tư; 50%-70%
kinh phí triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% hoặc miễn phí tiếp cận
thông tin thị trường, giá cả dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của nhà nước.
Ngoài ra, DN còn được Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ hỗ trợ
50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do DN chủ trì thực
hiện; hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm
được cấp có thẩm quyền phê duyệt…
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện cả nước có khoảng
39.414 DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm 30% tổng số
DN của cả nước. Tỷ lệ DN nông nghiệp hoạt động có lãi tương đối thấp, trong khi
số DN bị thua lỗ khá lớn. Bởi việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khó kiếm lợi
nhuận cao, thời gian thu hồi vốn dài, đối mặt với nhiều rủi ro.
Do vậy Nghị định này ra đời hứa hẹn sẽ mang một luồng gió mới cho làn sóng đầu
tư của các doanh nghiệp vào khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp nông dân



Trang 11 / 14
tiêu thụ, chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác tiềm năng thế mạnh… đem lại lợi
ích cho nông dân cũng như cho các doanh nghiệp.
Đây được coi là chính sách mới nhằm khuyến khích DN đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn, đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh và khu vực dịch vụ để tăng thu nhập, tạo thêm việc làm và góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Chính sách này không yêu cầu cam kết cắt giảm nhưng cũng không khuyến
khích vì nó cũng gây ra một số hậu quả
Việc triển khai cho vay ồ ạt nhưng thiếu một cơ chế phòng ngừa, giám sát
chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn vay này đã dẫn đến những hậu quả không
nhỏ.Tổng nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn là không lớn
(17.000 tỉ đồng) nhưng đã dùng hỗ trợ cho tổng các khoản vay thực tế lên tới trên
400.000 tỉ đồng trong năm 2009. Trong bối cảnh nhu cầu vay lớn, lãi suất huy động
năm ngoái tăng cao nhưng nguồn lực ngân sách hạn hẹp thì đó là lý do khiến một
số quan chức nhà nước, như ông Lê Đức Thúy, chủ tịch ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia từng cho rằng đây là chính sách “thông minh”.
Tuy nhiên, như đã được giới chuyên gia kinh tế, luật cảnh báo, chính sách
kích cầu này mặc dù thực tế cũng có hiệu quả nhất định nhưng lại có rất nhiều
kẽ hở dẫn đến việc cho vay, sử dụng vốn ngân sách sai quy định, thậm chí không
tránh khỏi những hành vi trục lợi, tham nhũng tiền ngân sách.
Kết quả của một số cuộc kiểm tra, thanh tra khác tại các ngân hàng, một
số doanh nghiệp được vay vốn theo quyết định 131/QĐ-TTg cũng cho thấy không
thiếu những việc làm trái trong việc thực hiện chính sách này.
Tổng hợp tất cả các cuộc thanh tra và kiểm toán nhà nước lại thì lượng
vốn được phân bổ sai đối tượng, sai mục đích sử dụng, trái quy định sẽ không
hề nhỏ.



Trang 12 / 14
Mt lot cỏc doanh nghip khỏc c vay h tr lói sut u t vo nụng
nghip nụng thụn.Nhng cú sai phm v xỏc nh thi gian vay c h tr lói
sut khi h s khụng cn c phỏp lý v vay vn lu ng cú th k tờn cụng ty
c phn xõy dng thy li Sụng Hng.
in hỡnh v vic cho vay sai i tng, dn n ngun vn ngõn sỏch b s
dng sai Trong thi gian u, khi chun b trin khai chớnh sỏch h tr lói sut cho

vay vi cỏc khon vay ngn hn, i din ca y ban Giỏm sỏt ti chớnh thng
phỏt biu rng, cú nhng chớnh sỏch ln thỡ khụng trỏnh khi õu ú s xy ra vi
phm nht nh nhng khụng vỡ nhng sai phm ú m dng thc hin c chớnh
sỏch vỡ nhng li ớch to ln hn m nú em li.
Nhng vi nhng kt qu thanh tra, kim tra v c iu tra bc u mt
s doanh nghip, ngõn hng ó thc hin quyt nh 131 Q-TTg, cú th hỡnh
dung, nu tng hp tt c cỏc cuc thanh tra ca Thanh tra Chớnh ph, thanh tra
ngnh ngõn hng, cỏc cuc kim toỏn chuyờn , kim toỏn din rng ca kim
toỏn Nh nc li thỡ lng vn c phõn b sai i tng, sai mc ớch s dng
(nh o n, u t vo nh t, chng khoỏn ), trỏi quy nh s khụng
h nh. Thm chớ, nhiu khon cho vay sai y cú th to ra nhng h ly khỏc:
bong búng bt ng sn, lm phỏt cao nhng thỏng u nm Trong khi ú, cú rt
nhiu doanh nghip khỏc cn vn hn li khụng tip cn c vi ngun h tr
ny. Do ú, ó n lỳc phi nhỡn nhn, ỏnh giỏ li y ton b chớnh sỏch ny
cú th rỳt ra nhng bi hc ỏng giỏ trong cỏc chớnh sỏch h tr doanh nghip v
sau ny.
III Kt lun
Chính sách hộp vàng trong nông nghiệp nông thôn hiện
nay tuy đã có nhiều cải cách đáng chú ý. Nhng bên cạch
đó vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhất định chứ không
hoàn toàn hoàn thiện. Để khắc phục nhợc điểm này, cần



Trang 13 / 14
có những giải pháp lâu dài, hoàn thiện và đồng bộ. Trên
đây, bài nghiên cứu tuy cũng đã đè ra những giải pháp,
nhng đó cũng chỉ là trên lý thuyết còn trên thực tế
còn dựa vào rất nhiều yếu tố không thể, rất cần tìm
hiểu thêm để hoàn thành các chính sách.






































Trang 14 / 14



Môc lôc
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề…………………………………………………………………….2
2. Mục tiêu nghiên cứu:…………………………………….………………………3
II.NỘI DUNG
A, Một số khái niệm cơ bản
1.Trợ cấp hộp vàng là gì? 4
2. Chính sách hộp vàng trong
nông nghiệp nông thôn Việt Nam………………………………………… 4
III Kết luận……………………………………………………………………12













×