BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN VĨNH THỤY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ
1- KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1
2- MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2
3- NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
4
3.1- Chính sách cung ứng và điều hòa tiền tệ
4
3.2- Chính sách tín dụng
6
3.3- Chính sách ngoại hối
7
4- NHỮNG CÔNG CỤ ĐỂ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 8
4.1- Dự trữ bắt buộc
8
4.2- Lãi suất
9
4.3- Tỷ giá hối đoái
10
4.4- Tái cấp vốn
12
4.5- Nghiệp vụ thị trường mở
13
4.6- Các công cụ khác
14
5- MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ
15
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
20
1- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNN
VIỆT NAM
20
1.1- Khái quát sự ra đời của ngân hàng trung ương
20
1.2- Sự ra đời của ngân hàng nhà nước Việt Nam
21
1.3- Chức năng của ngân hàng trung ương
22
2- THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1- Lãi suất
23
23
Tran 2
g
2.2- Tỷ giá hối đoái
30
2.3- Dự trữ bắt buộc
35
2.4 Nghiệp vụ thị trường mở
37
2.5- Tái cấp vốn
38
3- ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TRONG THỜI GIAN QUA
40
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC CÔNG
CỤ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1- MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRONG ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
43
2- NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ 43
3- ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ
44
3.1- Tái cấp vốn
44
3.2- Nghiệp vụ thị trường mở
45
3.3- Tỷ giá hối đoái
47
3.4- Lãi suất
51
3.5- Dự trữ bắt buộc
54
KẾT LUẬN
56
MỞ ĐẦU
1-
Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các nước đang phát triển nói chung và
Việt Nam nói riêng, phát triển và tăng trưởng kinh tế
luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong khi
nền kinh tế phát triển thấp, tích lũy từ nội bộ không
nhiều, cá nguồn lực của nền kinh tế chưa có điều kiện
để khai thác thì việc hỗ trợ của dòng vốn từ bên ngoài
là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng đối với việc
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên để có thể thu hút dòng
vốn từ bên ngoài này đòi hỏi chúng ta phải thực thị
hàng loạt các chính sách kinh tế có liên quan, nhằm tạo
môi trường cho dòng vốn được lưu chuyển dưới tác động
của cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Bởi vì tiền tệ là vấn đề hết sức nhạy cảm, việc
thực thi chính sách tiền tệ không những tác động đến
tình trạng của nền kinh tế quốc gia mà còn ảnh hưởng
đến các nước khác do xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa
nền kinh tế thế giới. Mặt khác việc thực thi chính sách
tiền tệ rất đa dạng, phần lớn tùy vào quan điểm nhận
định của các nhà lãnh đạo, tuy nhiên cho dù thế nào thì
những gì đúc kết từ thực tiễn điều hành chính sách vẫn
là cơ sở quan trọng nhất cho việc định hướng, hoàn thiện
về sau. Trên tinh thần đó, đề tài “Sử dụng các công cụ
trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà
nùc Việt Nam hiện nay” xin đóng góp một phần nhỏ
vào việc phản ánh lại thực trạng điều hành chính sách
tiền tệ của nước ta trong thời gian qua và hiện nay.
2-
Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, đề tài đi sâu vào việc phản
ánh thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của ngân
hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời
trên cơ sở đó cũng đề ra một số giải pháp nhằm khắc
phục những tồn tại trước mắt
nhằm bảo đảm các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy
nhiên do đề tài quá rộng lớn, đề tài vẫn chưa thể
nghiên cứu một cách sâu sắc, mà chỉ
3-
Phương pháp nghiên cứu
Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phương pháp nghiên cứu là phân tích, tổng hợp, thống
kê, quy nạp, nội suy…
4-
Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương :
- Chương 1 : Lý luận về chính sách tiền tệ
- Chương 2 : Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách
tiền tệ
- Chương 3 : Định hướng hoàn thiện các công cụ chính
sách tiền tệ
CHƯƠNG
1
LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1-
KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Như ta đã biết, tiền tệ là kết quả tất yếu của
nền sản xuất hàng hóa, đóng vai trò là vật ngang giá
chung để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các
hàng hóa khác. Chính vì tiền tệ biểu hiện giá trị của
hàng hóa, mà kể từ khi tiền tệ ra đời sản phẩm của
nền sản xuất hàng hóa được phân ra thành 2 cực : một
bên là khối lượng hàng hóa được sản xuất ra, một bên
là khối lượng tiền tệ phản ánh giá trị của khối lượng
hàng hóa đó.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chế độ
tiền tệ, chế độ tiền giấy ra đời (đặc biệt là khi chế độ
bản vị vàng không còn nữa) lúc đó khối lượng tiền phản
ánh giá trị các hàng hóa không còn là ý muốn khách
quan nữa, mà nó phụ thuộc vào các nhà cầm quyền
cung ứng tiền vào lưu thông là bao nhiêu, nhằm thực hiện
ý đồ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Những
quyết định về cung ứng tiền, điều tiết lượng tiền trong lưu
thông được thể hiện trong các chính sách quản lý kinh tế
của các nhà nước và đó chính là chính sách tiền tệ.
Như vậy có thể nói chính sách tiền tệ là hệ thống
các quan điểm, chủ trương và biện pháp của nhà nước
nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động về tiền
tệ - tín dụng, ngân hàng và ngoại hối, tạo ra sự ổn định
của lưu thông tiền tệ để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Theo điều 2 của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam
thì :”Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách
kinh tế - tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị
đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
nâng cao đời sống của nhân dân”. Với chính sách này
“Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động của ngân
hàng, động viên các nguồn lực trong nước, đồng thời
tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, tạo nguồn vốn để
phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó giữ vững định hướng
XHCN, giữ vững chủ quyền
quốc gia, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo điều 3 của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam :
Quốc hội quyết định việc thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia, chính phủ thực hiện việc xây dựng chính sách
tiền tệ quốc gia trình Quốc hội phê duyệt, đồng thời tổ
chức việc thực hiện chính sách tiền tệ thông qua các cơ
quan chức năng.
Ngân hàng nhà nước là cơ quan chức năng của
chính phủ, giúp chính phủ soạn thảo để đề ra chính sách
tiền tệ quốc gia trình quốc hội và là người trực tiếp
điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là cơ
quan của chính phủ giúp tư vấn cho chính phủ trong các
chính sách tiền tệ.
Mục đích của chính sách tiền tệ là nhằm điều tiết
lượng tiền trong lưu thông, sự điều tiết này thể hiện qua 2
hướng :
*/ Hướng chính sách mở rộng tiền tệ : chính sách
này nhằm làm tăng khối lượng tiền của nền kinh tế và
vì thế sẽ làm tăng tiêu dùng, mở rộng đầu tư, mở
rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện vực dậy nền kinh
tế đang bị suy thoái, tạo công ăn việc làm, giải quyết
các vấn đề về xã hội.
*/ Hướng chính sách thắt chặt tiền tệ : chính sách
này nhằm hạn chế cung tiền cho nền kinh tế nhằm ngăn
chặn lạm phát.
Tóm lại : việc điều tiết lượng cung tiền như thế nào
để cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhàng luôn
là vấn đề nan giải của mỗi quốc gia, thiếu hày thừa tiền
luôn có tác động tiêu cực của nó. Tuy nhiên, trong thực
tế điều hành chính sách tiền tệ tùy vào từng thời kỳ
phát triển kinh tế, tùy vào hoàn cảnh cụ thể của kinh
tế xã hội mà sử dụng chính sách thắt chặt hay mở
rộng tiền tệ. Đây cũng là vấn đề mang tính nhạy cảm
của các nhà điều hành chính sách tiền tệ.
2-
MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1- Chính sách tiền tệ phải hướng vào ổn định giá
cả, ổn định giá trị đồng tiền.
Như ta đã biết giá cả của hàng hóa thể hiện sức
mua của đồng tiền quốc gia, chính vì vậy ổn định giá cả
cũng chính là cơ sở bền vững để ổn định sức mua của
đồng tiền.
Một nền kinh tế với giá cả ổn định, lạm phát thấp
sẽ làm cho mức tăng thu nhập của người dân thực tế sẽ
dương, đời sống người lao động sẽ tốt hơn, đồng thời chi
phí sử dụng vốn vay cũng thấp hơn sẽ kích thích đầu tư.
Bên cạnh đó là uy tín của chính phủ sẽ tăng lên, nhân
dân sẽ tin tưởng vào đường lối, chính sách của nhà nước
và đây là cơ sở để giữ vững ổn định xã hội. Ngược lại,
khi giá cả có tỷ lệ lạm phát cao, phần tăng thu nhập
không tăng kịp với phần tăng giá sẽ làm cho đời sống
người lao động thêm khó khăn, nạn đầu cơ phát sinh,
khoảng cách giàu nghèo càng lớn dần và nhân dân sẽ
mất niềm tin vào chính phủ. Như vậy thực chất của mục
tiêu này là kiểm soát được lạm phát làm cơ sở để
bảo vệ giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, đây
là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ.
2.2- Chính sách tiền tệ phải tạo nền tảng tài chính
ổn định.
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng cao, bền vững
cần phải có một nền tảng tài chính ổn định để hệ
thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín
dụng (TCTD) có thể hoạt động có hiệu quả. Nền tảng tài
chính ổn định được hiểu là bằng chính sách tiền tệ ngân
hàng trung ương phải ổn định hoạt động của hệ thống
tài chính trong nước một cách gián tiếp, bao gồm cả
thu thập thông tin, hướng dẫn, ngăn ngừa rủi ro cho các
tổ chức tài chính theo hướng quản lý các hoạt động của
nó phù hợp với các mục tiêu của nền kinh tế. Bởi vì bản
thân hệ thống tài chính cũng có những mục tiêu riêng
của nó và nhiều khi những mục tiêu này lại trái ngược
với những mục tiêu chung của nền kinh tế. Vì vậy mục
tiêu của chính sách tiền tệ là phải hướng đến giải
quyết hài hòa giữa các mục tiêu để phục vụ cho lợi ích
chung mà không làm hạn chế khả năng phát triển của
hệ thống tài chính.
2.3- Chính sách tiền tệ phải hướng đến bảo đảm
nền kinh tế tăng trưởng.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu
hàng đầu trong chính sách kinh tế của bất kỳ quốc gia
nào. Vì vậy đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của
chính sách tiền tệ. Muốn tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải
mở rộng đầu tư, mở rộng tiềm năng sản xuất. Do đó
chính sách tiền tệ cần phải nhằm vào việc khuyến
khích, động viên các nguồn lực trong và ngoài nước một
cách có hiệu quả nhất, đồng thời phát huy sức mạnh
tổng hợp của các thành phần kinh tế.
3-
NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
3.1- Chính sách cung ứng và điều hòa tiền tệ
Đây là chính sách nhằm duy trì một sự cân đối giữa
tổng cung và tổng cầu về tiền tệ trong nền kinh tế. Từ
đó tác động đến các biến số kinh tế vó mô như : giá cả,
tổng cầu, lãi suất, thu nhập, sản lượng… Chính vì vậy mà
khi ngân hàng trung ương điều tiết cung ứng tiền cũng có
nghóa là bắt đầu tiến hành điều tiết nền kinh tế. Ảnh
hưởng của cung ứng tiền đến nền kinh tế thể hiện qua
hai chính sách thắt chặt tiền tệ hoặc mở rộng tiền tệ.
Chính sách mở rộng tiền tệ làm cho tiền tệ trở
nên dồi dào hơn với chi phí thấp, người tiêu dùng và
nhà sản xuất không mấy khó khăn để có tiền. Điều
này kích thích họ tiêu dùng cho cuộc sống và tiêu dùng
cho đầu tư nhiều hơn. Sự gia tăng trong tiêu dùng và đầu
tư làm sản xuất được mở rộng, sản xuất được mở rộng
sẽ thu hút nhân công nhiều hơn, giảm thất nghiệp và gia
tăng thu nhập quốc dân, nền kinh tế sẽ tăng trưởng. Tuy
nhiên áp lực của chính sách này là lạm phát có xu
hướng tăng. Ngược lại, chính sách thắt chặt tiền tệ làm
cho chi phí để có tiền trở nên cao hơn và tiền tệ trở
nên khan hiếm hơn, người tiêu dùng và nhà sản xuất
phải giảm tiêu dùng và đầu tư. Tiêu dùng giảm kéo
theo tổng cầu giảm và giá cả hạ, tổng cầu giảm làm
cho sản xuất bị thu hẹp lại, thất nghiệp tăng, thu nhập
quốc dân giảm, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.
Để thấy rõ mức cung tiền tệ tác động đến điều
tiết vó mô ta hãy xét biểu đồ sau (biểu đồ 1) :
- Giả sử ban đầu đường cung tiền là SM0 tương ứng
với nhu cầu tiền trong nền kinh tế là DM. Thị trường tiền
tệ cân bằng tại điểm E0 có lãi suất R0 và mức cung tiền
là M0 . Với mức lãi suất và lượng cung tiền này, cân
bằng cung - cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh
’
tế là tại E 0 tương ứng với chi phí biên của tiền là MC0 và
sản lượng của nền kinh tế sản xuất ra là Y0.
Với chính sách thắt chặt tiền tệ, ngân hàng trung
ương sẽ thu hẹp cung tiền từ SM0 đến SM1, với mức cung
tiền mới này lãi suất sẽ tăng từ R0 lên R1 do lượng tiền
bị giảm từ M0 xuống M1. Tiền tệ khan hiếm với lãi suất
cao trên thị trường tiền tệ đã làm cho chi phí biên của
tiền trên thị trường hàng hóa tăng từ MC0 lên MC1 (tức
chi phí để tạo ra một đơn vị sản lượng tăng). Do chi phí biên
của tiền tăng, tiêu dùng và sản xuất đều thiếu vốn đã
làm cho cung cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm từ Y0
xuống Y1.
Lãi
suất
R
SM
1
SM
0
SM
2
E1
(Thị trường tiền
tệ)
E0
1
E2
R
0
R
2
DM
M1
CP biên
MC1
M0
M2
S1
S0
của tiền
E’1
Mức cung
tiền
E’0
MC
0
MC
S2
(Thị trường hàng
hóa)
E’2
D
2
Y1
Y0
Y2
Sản lượng
(Biểu đồ 1 : tác động của mức cung tiền tệ)
- Giả sử sau một thời gian áp dụng chính sách thắt
chặt tiền tệ để chống lạm phát, với đà sụt giảm về
tiêu dùng và đầu tư đã buộc ngân hàng trung ương
chuyển từ chính sách thắt chặt tiền tệ sang chính sách
mở rộng tiền tệ. Tổng cung tiền sẽ tăng từ SM1 lên SM2,
cân bằng tiền tệ được xác lập với lãi suất R2 tương ứng
với mức cung tiền mới là M2. Lãi suất hạ do lượng tiền
cung ứng tăng lên đã làm cho chi phí biên của tiền giảm
từ MC1 xuống MC2 đã kích thích tiêu dùng và đầu tư, thất
nghiệp giảm, sản lượng quốc gia tăng từ Y1 lên Y2.
*/ Thành phần của mức cung tiền :
Cơ cấu của lượng cung tiền trong nền kinh tế bao gồm :
Tiền giao dịch : đây chính là khối lượng tiền dùng
trực tiếp làm phương tiện lưu thông và phương tiện thanh
toán trong nền kinh tế, bao gồm :
- Tiền mặt đang lưu hành : tức tiền trong tay nhân dân,
tiền trong các đơn vị, tổ chức đoàn thể hoặc tiền
mặt trong các quỹ nghiệp vụ của hệ thống ngân
hàng.
- Tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn.
ŒCác loại tiền gửi khác và các khoản khác coi như
tiền ví dụ như : tiền ký quỹ, hối phiếu, kỳ phiếu, trái
phiếu ngắn hạn..
*/ Cầu về tiền tệ : Cầu về tiền tệ không trực tiếp
quyết định mức cung tiền tệ, bởi vì mức cung tiền tệ
nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của ngân hàng
trung ương. Cầu tiền tệ chỉ tác động gián tiếp đến cung
tiền tệ tông qua các biến động về giá cả, lãi suất trên
thị trường.
Cầu tiền tệ được xác định :
Mc =
pq
Tran 1
g
0
v
Mc :
khối
lượng
tiền
cần
thiết
p.q : tổng giá cả hàng
hóa và d/v
v : tốc độ lưu thông
của tiền hay vòng quay
của tiền
Tran 1
g
0
Để xác định nhu cầu tiền tệ thực tế, dựa vào tỷ lệ
tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát :
Nhu cầu tiền tệ = tiền cung ứng hiện có * (1
+ %∆GDP + %∆P) Ví dụ : %∆GDP = 8%, %∆P = 10%
thì :
Nhu cầu tiền tệ = tổng tiền hiện có *1,18
3.2- Chính sách tín dụng
3.2.1- Tín dụng đối với nền kinh tế :
Đây là chính sách nhằm tạo cầu nối giữa tiết kiệm
và đầu tư, đóng vai trò là đòn bẩy cho sự phát triển
của nền sản xuất. Ngân hàng trung ương sẽ tạo ra một
sân chơi cho các ngân hàng thương mại hoạt động, cung
cấp tín dụng qua con đường tái cấp vốn cho các ngân
hàng thương mại. Trong trường hợp này ngân hàng trung
ương đóng vai trò như là người cho vay cuối cùng. Tuy nhiên,
cũng thông qua đó mà ngân hàng trung ương sẽ kiểm
soát được các khoản tín dụng cả về chất lượng lẫn số
lượng. Như vậy tùy vào tình hình phát triển kinh tế của
từng thời kỳ mà ngân hàng trung ương sẽ có chính sách
cung ứng tín dụng khác nhau tương ứng với việc thắt chặt
hay mở rộng cung tiền.
3.2.2- Tín dụng đối với ngân sách nhà nước :
Trong quá trình thực hiện vai trò và chức năng của
mình, ngoài việc chi tiêu cho bộ máy hoạt động nhà nước
còn chi cho phát triển cơ sở hạ tâ2ng, các dịch vụ công
cộng, xây dựng các công trình trọng điểm tạo động lực cho
phát triển kinh tế. Việc cải thiện thâm hụt ngân sách
có thể thực hiện thông qua vay nợ dưới hình thức phát
hành trái phiếu, công trái, ngoài ra có thể vay ngân hàng
trung ương hoặc vay nợ nước ngoài, các tổ chức thế giới.
Tuy nhiên, nếu vay ngân hàng trung ương hay nước ngoài
nhiều sẽ làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế tăng
Tran 19
g
lên sẽ dễ tạo nguy cơ lạm phát. Nhiệm vụ của ngân
hàng trung ương là tạm ứng cho ngân sách nhà nước,
thực hiện việc mua bán, chiết khấu trái phiếu, công trái
của chính phủ.
Tran 20
g
3.3- Chính sách ngoại hối
Chính sách này nhằm ổn định tỷ giá hối đoái,
ổn định sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Việc
thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái có thể theo các cơ
chế sau :
*/ Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi :
Theo cơ chế này chính phủ hoàn toàn không can
thiệp đến thay đổi của tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối
đoái biến động theo quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị
trường. Tuy nhiên cơ chế này chứa đựng nhiều yếu tố rủi
ro cho các nhà đầu tư do sự thay đổi liên tục của tỷ giá
hối đoái, đặc biệt là nạn đầu cơ tiền tệ và vì thế có
thể gây phương hại đến nền tài chính quốc gia.
*/ Cơ chế tỷ giá cố định :
Đây là cơ chế ngược với cơ chế tỷ giá hối đoái thả
nổi, chính phủ sẽ ấn định một mức tỷ giá nào đó và
sẽ duy trì mức đó bất chấp quan hệ cung cầu ngoại tệ
trên thị trường là như thế nào, và để có thể duy trì mức
tỷ giá này chính phủ phải dùng đến dự trữ ngoại tệ :
nếu cầu ngoại tệ ở mức tỷ giá hiện hành cao hơn cung
trên thị trường thì chính phủ sẽ rút bớt ngoại tệ của mình
đưa ra bán để bù cho phần chênh lệch này, ngược lại chính
phủ sẽ mua vào. Mặc dù tỷ giá hối đoái ổn định sẽ tạo
điều kiện cho phát triển kinh tế, tuy nhiên nếu dự trữ
ngoại tệ không đủ mạnh thì áp lực đưa đến việc phá giá
đồng tiền là không thể tránh khỏi.
*/ Cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà
nước :
Đây là cơ chế nhằm khắc phục những nhược điểm
của 2 cơ chế trên, một mặt về dài hạn tỷ giá hối đoái
phải được xác định trên cơ sở của quan hệ cung cầu về
ngoại tệ, tuy nhiên trong ngắn hạn để bảo đảm một cô
chế tỷ giá ổn định, ít biến động nhà nước cần dùng dự
trữ để can thiệp vào. Hầu hết các nước hiện nay đều
theo cơ chế này.
4- NHỮNG CÔNG CỤ ĐỂ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ
Tùy vào từng thời kỳ và điều kiện cụ thể của
nền kinh tế mà ngân hàng trung ương sẽ thực thi chính
sách tiền tệ tương ứng. Những công cụ để điều hành
chính sách tiền tệ này bao gồm :
4.1- Dự trữ bắt buộc
Khái niệm dự trữ bắt buộc xuất phát từ chỗ ngân
hàng luôn luôn cần phải có những khoản dự trữ tiền
mặt tối thiểu cho những đợt rút tiền bất ngờ của
công chúng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ % tính trên
số tiền mà ngân hàng huy động được, phải lưu lại tại
quỹ tiền mặt hoặc ký gửi tại ngân hàng trung ương. Tỷ
lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định nhằm
bảo đảm khả năng thanh toán của các ngân hàng
thương mại, bên cạnh đó thông qua quy định tỷ lệ dự trữ
bắt buộc sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thắt
chặt lượng cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng
thương mại nói riêng hay cung ứng tiền cho nền kinh tế
nói chung. Ví dụ bằng cách hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
lượng tiền có thể cho vay của các ngân hàng sẽ tăng
lên. Việc điều hành công cụ dự trữ bắt buộc thường đi
kèm với công cụ lãi suất thì mới phát huy được tính hiệu
quả, chẳng hạn như khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm, khả
năng cho vay của các ngân hàng thương mại tăng, nhưng
nếu lãi suất cho vay không giảm thì việc quy định tỷ lệ dự
trữ bắt buộc cũng không phát huy tác dụng được. Để có
cơ sở quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng trung
ương phải căn cứ vào tình hình cụ thể của nền kinh tế,
khối lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại
và từng loại ngân hàng.
4.2- Lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa khoản tiền người
đi vay phải trả cho người cho vay trên tiền vốn trong những
khoảng thời gian nhất định, thường là 1 tháng, 1 năm.
Chính vì vậy mà lãi suất luôn gắn liền với phạm trù tín
dụng, thể hiện quan hệ vay mượn của người đi vay và
người cho vay.
gồ
m:
Lãi suất được hình thành trên cơ sở cung cầu tín dụng
trên thị trường, bao
- Tiết kiệm và nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
- Tiết kiệm và nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất
của doanh nghiệp.
- Tình trạng ngân sách quốc gia.
Về mặt chủ thể, lãi suất bao gồm lãi suất cho vay
và lãi suất huy động. Đây
chính là lãi suất danh nghóa hay lãi suất giao dịch
giữa người cho vay và người đi vay. Tuy nhiên, do nền
kinh tế luôn chứa đựng yếu tố lạm phát mà lãi
suất thực người cho vay nhận được phải loại trừ yếu
tố này :
Lãi suất
danh nghóa
phát
= Lãi suất thực + tỷ lệ lạm
Mặc dù lãi suất được hình thành do tác động
của cung cầu tín dụng, tuy nhiên đây không phải là
tác động một chiều mà ngược lại, lãi suất tăng hay
giảm sẽ tác động trở lại đến cung cầu tín dụng trên
thị trường, điều này biểu hiện ở chỗ làm thay đổi
hành vi của người đi vay và người cho vay như : tiết
kiệm, tích lũy hay tiêu dùng, đầu tư và như đã nói ở
trên sự thay đổi trong tiết kiệm, tích lũy và tiêu
dùng, đầu tư đã tác động đến việc hình thành lãi
suất.
Lãi suất
Cung - cầu tín duïng