Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Một số giải pháp đổi mới quản lý tài sản công tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.33 KB, 196 trang )


MỞ ĐẦU
1. Tinh cấp thiết của đề tài :
Trong thời kỳ dài của cơ chế quản lý kế hoạch hóa
tập trung quan liêu, bao cấp đối với hai thành phần kinh tế
quốc doanh và kinh tế hợp tác xã thống trị toàn bộ nền
kinh tế quốc dân thì mọi tài sản, của cải đều là của
công. Do đó, công tác quản lý công sản chưa đặt ra
thành một yêu cầu cấp bách của quản lý Nhà nước. Từ
sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước thực hiện
đổi mới toàn diện, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền
kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo động lực
để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, các thành
phần kinh tế mới xã hội : kinh tế nhà nước, kinh tế hợp
tác, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư
bản tư nhân và xã hội nhiều loại hình tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp. Quá trình đổi mới cũng là quá
trình hình thành hệ thống pháp luật trên tất cả các lónh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật … cùng với quá
trình đó là sự hình thành quyền sở hữu tài sản của Nhà
nước, của các thành phần kinh tế và tổ chức khác. Bộ
phận tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước gọi là
tài sản công được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá
nhân quản lý, khai thác, sử dụng và đặt ra yêu cầu
quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, sự nhận thức của chúng
ta không theo kịp quá trình đổi mới của đất nước.

_PAGE_2_


Chính vì những lý do trên, với mong muốn đóng góp


một phần nhỏ đưa công tác quản lý tài sản công đi vào
nề nếp cho nên Tôi đã chọn đề tài :” Một số giải pháp
đổi mới quản lý tài sản công Tỉnh An giang “.
2. Mục đích nghiên cứu : đề tài giải quyết các vấn đề
sau :

_PAGE_3_


Sự cần thiết khách quan của công tác quản lý tài
chính đối với tài sản công Tỉnh An giang.
Thực trạng công tác quản lý công sản Tỉnh An giang
trong giai đoạn trước và sau khi thành lập Cục quản lý Công
sản năm 1995.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý tài chính đối với tài sản công trên địa bàn Tỉnh An
giang.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu về công tác quản
lý tài chính đối với tài sản công tại các cơ quan đơn vị
hành chính sự nghiệp ( có xem xét qua thực trạng và giải
pháp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Tỉnh

An giang.

4.Phương pháp nghiên cứu :
Cơ sở nghiên cứu là kết hợp các phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp quy nạp, kết
hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, trong đó có xem xét tình
hình quản lý công sản của một số nước tiên tiến trên

thế giới. Để minh họa cho luận án, chúng tôi đã sử dụng
số liệu của Phòng Quản lý Công sản Tỉnh An giang, Cục
Thống kê và các tư liệu từ sách báo tạp chí chuyên ngành.
5.Nội dung nghiên cứu :
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như trên, luận
án đề cập đến các vấn đề sau đây :
Chương I : Một số vấn đề cơ bản về tài sản công.
Chương II : Thực trạng quản lý tài sản công Tỉnh An giang.
Chương III : Một số giải pháp đổi mới quản lý tài sản
công Tỉnh
An giang.


CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI
SẢN CÔNG
1.

Khái niệm tài sản công :

Lịch sử xã hội loại người từ khi có phân chia giai cấp –
Nhà nước xuất hiện. Sự ra đời và phát triển của Nhà
nước gắn liền với sự xuất hiện của quốc gia. Bất cứ một
quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào
một trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia.
Đó là tất cả những tài sản do các thế hệ thành viên
của quốc gia tạo ra hoặc thu nạp được và các tài sản do
thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong phạm vi một đất
nước tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của
từng thành viên hoặc nhóm thành viên trong cộng đồng

quốc gia. Nhà nước là chủ sở hữu đối với những tài sản
quốc gia thuộc sở hữu chung của tất cả thành viên gọi là
tài sản công.
Khái niệm về tài sản công ở mỗi quốc gia được
hiểu theo nhiều nghóa khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm
và trình độ quản lý công sản ở mỗi nước, có thể ghi
nhận một vài khái niệm :
- Ở Hàn Quốc : “ Tài sản công là tất cả các tài sản do
Chính phủ sở hữu phục vụ cho các mục đích công cộng “.
- Luật công sản Pháp cho rằng : “ Tài sản Nhà nước là toàn
bộ các tài sản gồm động sản và bất động sản cấu
thành tài sản của Nhà nước trung ương và chính quyền địa
phương các cấp “.


- Ở Việt Nam, tài sản công được thể chế tại điều 17 Hiến
pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt
nam “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên
trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng
trời phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình
thuộc các ngành, lónh vực kinh tế, văn hóa,


xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh
cùng các tài sản khác mà pháp luật qui định là của Nhà
nước đều thuộc sở hữu toàn dân “. Tiếp đó Bộ luật dân
sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa
Việt nam khóa IX kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 và
các văn bản pháp luật khác qui định cụ thể các tài sản
khác thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm : “ Các tang vật,

phượng tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung vào quỹ Nhà
nước, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm tìm thấy, tài sản
vắng chủ, vô chủ được xác lập sở hữu Nhà nước, tài sản
do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng Chính
phủ hoặc tổ chức Nhà nước “. Từ những căn cứ pháp
luật hiện hành, chúng ta có thể khẳng định : “ Tài sản
công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân
sách Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà
nước theo qui định của pháp luật, đất đai, rừng núi, sông
hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng
biển, thềm lục địa và vùng trời “.
Khái niệm về tài sản công trên đây đã phản ánh
đầy đủ các tài sản công đã được thể chế hóa trong Hiếp
pháp năm 1992 và các văn bản khác hiện hành của Nhà
nước ta, đồng thời đã đưa ra những đặc trưng chung về tài
sản công mà ở bất kỳ chế độ xã hội nào cũng đều
phải có, đó là :
- Mọi chế độ xã hội khác nhau, với mức độ khác nhau đều
tồn tại tài sản công là tài sản thuộc sở hữu của mọi
thành viên trong một quốc gia mà Nhà nước là người đại
diện chủ sở hữu. Ở nước ta Nhà nước là người đại diện
chủ sở hữu toàn dân. Nói cách khác, Nhà nước là người


đại diện sở hữu của tài sản thuộc sở hữu toàn dân và
có trách nhiệm đảm bảo sử dụng tài sản thuộc sở hữu
toàn dân tiết kiệm và có hiệu quả cao để đem lại lợi ích
cho toàn dân.
- Khái niệm tài sản công bao hàm các loại tài sản có trong
tài sản công ở tất cả các chế độ khác nhau như tài sản

có được từ đầu tư xây dựng, mua sắm bằng quỹ tiền tệ
tập trung của Nhà nước, các tài sản khác mà Nhà nước
thu nạp được và các nguồn


tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người. Tài nguyên
ở hầu hết các nước đều được Hiến pháp và pháp luật
xác nhận như là một phần của tài sản quốc gia mà Nhà
nước là người chủ của toàn bộ nguồn tài nguyên thiên
nhiên đó.
2.Vai trò của tài sản công trong đời sống kinh tế :
Tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng
đều tạo ra cho quốc gia một tiềm lực phát triển, một niềm
tự hào dân tộc, một cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh
thần vô cùng quý giá. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định : “ Tài sản công là nền tãng, là vốn liếng để khôi
phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu, nước
1

mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân “ (1) . Vai trò của
tài sản công có thể được xem xét dưới nhiều khía cạnh:
kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, tinh thần. Song ở đây
chỉ đề cập đến vai trò kinh tế của tài sản công. Về mặt
kinh tế, vai trò của tài sản công được thể hiện trên các
mặt sau :
2.1. Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất xã hội :
Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử, sản
xuất ra của cải vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát
triển xã hội và suy cho cùng thì nó quy định và quyết định

toàn bộ đời sống xã hội. Bất cứ nền sản xuất nào kể
cả nền sản xuất hiện tại đều là sự tác động của con
người vào các yếu tố lực lượng tự nhiên nhằm thỏa mãn
những nhu cầu nào đó của con người. Nói cách khác, sản
xuất luôn luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ
bản: sức lao động con người, tư liệu lao động và đối tượng
lao động. Đối tượng lao động là các vật thể mà lao động


con người tác động vào để biến thành các sản phẩm mới
phục vụ cho con người. Đối tượng lao động có thể có sẵn
trong thiên nhiên, có thể là loại vật thể đã qua chế biến.
Nhưng suy cho cùng cơ sở của mọi đối tượng lao động đều
có nguồn khai thác từ đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
Tư liệu lao động ( trừ đất đai là một tư liệu lao động đặc
biệt ) đều là những tài

(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tài chính, nhà xuất bản sự thật năm 1989
trang 79


sản do con người tạo ra để truyền dẫn sự tác động của
con người lên đối tượng lao động thành các sản phẩm mới
phục vụ con người. Đối tượng lao động và tư liệu lao động
lại đều là tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói
riêng. Như vậy, nói tư liệu lao động và đối tượng lao động
là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vật chất
cũng có nghóa là tài sản quốc gia nói chung và tài sản
công nói riêng là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất. Người lao động với kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng,

kỹ xảo và thói quen lao động của họ kết hợp với tài sản
công tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển
xã hội. Để minh chứng điều này, chúng ta có thể đi từ vai
trò của đất – một tài sản công vô giá. Đất là một tài
sản có giá trị quý nhất của mọi quốc gia, vì nó tạo điều
kiện cho sự sống của thực vật, động vật và ngay cả con
người. Đất đai là một tư liệu lao động quan trọng để phát
triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Nước ta với
khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp và 10,5 triệu ha đất
lâm nghiệp trong tổng số 33 triệu ha đất tự nhiên, hàng
năm đã tạo ra khối lượng sản phẩm nông lâm chiếm
khoảng trên dưới 36% tổng sản phẩm quốc nội. Trong
những năm tới mặc dù cơ cấu kinh tế của nước ta có
chuyển đổi theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và
xây dựng trong GDP, nhưng nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm
khoảng 19% - 20%. Sản phẩm nông lâm được tạo ra từ đất
chẳng những là nguồn lương thực, thực phẩm không thể
thay thế được để nuôi sống con người, mà còn là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
2.2. Tài sản công là nguồn vốn tiềm năng cho
đầu tư phát triển :


Đầu tư phát triển có vị trí quan trọng trong hệ thống
chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo sự
tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội và
để phát triển toàn diện vững chắc của nền kinh tế – xã
hội. Nhờ đầu tư phát triển, tài sản quốc gia nói chung và
tài sản công nói riêng được bảo tồn và phát triển và
đương nhiên năng lực sản xuất tăng lên như phần trên đã

trình bày. Nhưng muốn đầu tư phát


triển phải có vốn đầu tư. Vốn đầu tư ở đây là đại diện
của tài sản, hàng hóa và dịch vụ đưa vào sản xuất.
Muốn có vốn cho đầu tư phát triển mọi quốc gia đều phải
khai thác từ các nguồn tiết kiệm, nguồn nhân lực, nguồn
tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài sản vô hình. Nguồn
tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài sản vô hình chính
là những tài sản quốc gia, trong đó tài sản công giữ vai
trò chủ yếu. Các tài sản này là những nguồn tài chính
tiềm năng thể hiện dưới dạng hiện vật. Dưới tác động
của ngoại lực ( sức lao động con người ) các tài sản này
sẽ chuyển thành nguồn tài chính tiền tệ. Do đó, nếu
nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng, khai thác vào
sản xuất kinh doanh một cách tiết kiệm và có hiệu quả,
sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất, đặc biệt là các
ngành sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành công
nghiệp hoạt động dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy, chính nguồn tài nguyên thiên nhiên đó là vốn
để đầu tư phát triển sản xuất thay cho phần vốn mua
nguyên liệu, nhiên liệu đưa vào sản xuất. Những nước giàu
có về nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì không chỉ đảm
bảo sản xuất phát triển, mà còn có thể dành một
phần tài nguyên thiên nhiên để bán, cho thuê, liên doanh,
liên kết để khai thác tài nguyên.
3.Vai trò quản lý của Nhà nước đối với tài sản
công :
Nhà nước là một chủ thể xã hội đặc biệt của xã
hội. Sự ra đời và phát triển của Nhà nước gắn liền với sự

xuất hiện của quốc gia. Nhà nước ngøi đại diện cho mọi
thành viên của cộng đồng. Do đó, Nhà nùc có chủ
quyền đối với tài sản quốc gia, đồng thời là người đại


diện chủ sở hữu của tài sản công. Đối với tài sản
quốc gia thuộc sở hữu cá nhân hoặc nhóm thành viên
của cộng đồng, Nhà nước là người bảo hộ, hướng dẫn
việc sử dụng các tài sản này tiết kiệm và có hiệu quả
để vừa đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội, vừa thỏa
mãn lợi ích cá nhân của nhóm thành viên cộng đồng –
người chủ sở hữu tài sản. Nhà nước là người đại diện
chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt. Nhà nước là chủ sở hữu của


tất cả tài sản công, nhưng lại không phải là người trực
tiếp sử dụng tài sản công. Nói cách khác quyền sở hữu
tài sản và quyền sử dụng tài sản công chưa hoàn toàn
gắn bó với nhau. Nhà nước giao tài sản công cho các cơ
quan hành chánh sự nghiệp và các đơn vị kinh tế sử dụng.
Do đó, để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công của
mình, Nhà nước phải phát huy chức năng quản lý đối với
tài sản công để buộc các cơ quan, đơn vị được giao quyền
sử dụng tài sản công phải bảo tồn, phát triển nguồn tài
sản công và sử dụng tài sản công tiết kiệm, có hiệu quả
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi
trường môi sinh. Đồng thời, Nhà nước phải thực hiện vai
trò kiểm tra, kiểm soát các quá trình hình thành, sử dụng,
khai thác và xử lý các tài sản công, cụ thể là :

- Tài sản công dù là tài sản thiên tạo hay tài sản nhân tạo
đều phải trải qua quá trình hình thành và đòi hỏi phải có
sự đầu tư để hình thành như : đầu tư cho công tác điều tra
khảo sát, thăm dò đối với đất đai, tài nguyên thiên nhiên
và đầu tư xây dựng, mua sắm đối với các tài sản nhân
tạo. Do vậy, Nhà nước phải có nguồn tài chính để đầu tư
cho việc hình thành và phát triển tài sản công. Đồng thời,
Nhà nước phải có cơ chế chính sách và thực hiện kiểm tra,
kiểm soát của Nhà nước đối với việc sử dụng vốn đầu tư
phát triển nguồn tài sản công để đạt yêu cầu sử dụng
vốn đầu tư tiết kiệm và có hiệu quả.
- Trong quá trình khai thác, sử dụng tài sản công, Nhà nước
không phải là người trực tiếp sử dụng, khai thác để hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản công. Ngược lại, Nhà nước lại giao
tài sản công cho các cơ quan, lực lượng vũ trang nhân dân,


tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp sử dụng. Do
vậy, Nhà nước phải thực hiện quyền kiểm tra, kiểm soát
việc quản lý và sử dụng tài sản đó, nhằm buộc người sử
dụng tài sản công phải sử dụng tài sản theo đúng mục
đích, có hiệu quả và phải hoàn thành nghóa vụ với Nhà
nước, trong đó có nghóa vụ với ngân sách Nhà nước. Nói
cách khác,


người sử dụng tài sản công phải làm theo ý chí của
người chủ tài sản công – Nhà nước.
- Trong thời gian sử dụng của hầu hết các tài sản đều có
hạn. Khi tài sản không còn sử dụng được phải thanh lý. Nhà

nước với tư cách là chủ sở hữu tài sản công phải thực
hiện quyền xử lý tài sản. Nhưng phần lớn Nhà nước giao
cho cơ quan trực tiếp sử dụng quyền xử lý tài sản. Do đó,
Nhà nước phải thực hiện việc kiểm tra, giám sát và thu
hồi tài sản sau khi xử lý.
4.Nội dung công tác quản lý công sản :
Công tác quản lý công sản là thực hiện quản lý
tài sản công kể từ giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư
mua sắm và thực hiện đầu tư mua sắm tài sản còn gọi là
quản lý quá trình hình thành tài sản, quản lý quá trình duy
trì, khai thác, sử dụng tài sản bao gồm cả việc bảo dưỡng,
sửa chữa ( duy tu ), tôn tạo tài sản và quản lý quá trình
kết thúc tài sản. Nội dung cụ thể như sau :
4.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản :
Quá trình này gồm 2 giai đoạn : Quyết định chủ trương
đầu tư mua sắm và thực hiện đầu tư mua sắm :
- Đối với tài sản thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp, cơ
quan quản lý công sản là cơ quan nắm vững định mức,
tiêu chuẩn chế độ quản lý tài sản, nắm vững khả năng
và nhu cầu cần đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản của
từng đơn vị. Do đó, cơ quan quản lý công sản phải là cơ
quan chịu trách nhiệm giúp chính quyền các cấp quyết
định chủ trương đầu tư, mua sắm, xác định nhu cầu vốn
để ghi vào dự toán ngân sách Nhà nước. Sau khi có chủ
trương đầu tư, mua sắm tài sản, việc thực hiện đầu tö, mua


sắm phải được thực hiện theo quy định về đầu tư xây dựng
cơ bản, quy định về mua sắm tài sản công.
- Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công

cộng, lợi ích quốc


gia là tài sản đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đảm bảo đời sống xã hội, an ninh quốc phòng …,
những tài sản này được đầu tư xây dựng do yêu cầu của
đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, việc quyết
định đầu tư nó có liên quan đến nhiều lónh vực, nhiều
ngành, nhiều cấp mà trong đó cơ quan tài chánh Nhà nước
giữ vai trò quan trọng.
- Đối với tài sản Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, việc
quyết định đầu tư phát triển loại tài sản này chủ yếu phụ
thuộc vào đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung
và phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà
nước trong từng thời kỳ nói riêng. Việc quyết định đầu tư
tăng tài sản ở khu vực này là trách nhiệm của nhiều
ngành, nhiều cấp và tùy thuộc vào đặc điểm của từng
ngành, từng địa phương trong từng giai đoạn.
- Đối với tài sản dự trữ Nhà nước, việc tăng thêm hay rút
bớt lực lượng dự trữ Nhà nước được quyết định bởi chiến
lược của một quốc gia, mà trong đó cơ quan quản lý công
sản là một thành viên giúp Chính phủ quyết định.
- Đối với tài sản là đất đai và tài nguyên khoáng sản
khác, việc điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính,
điều tra khảo sát tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng
sản đều do các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện
bằng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ riêng. Những
công việc ban đầu này đòi hỏi phải được đảm bảo bằng
nguồn tài chính nhất định do cơ quan quản lý công sản
đảm nhiệm cả về xây dựng cơ chế quản lý và thực hiện

sự quản lý trực tiếp.
4.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản :
_PAGE_10
_


- Đối với tài sản thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp là
thực hiện sự quản lý việc sử dụng theo mục đích, tiêu
chuẩn, định mức và chế độ sử dụng tài sản; quản lý
quá trình điều chuyển tài sản từ đơn vị này sang đơn vị
khác, điều chuyển giữa các ngành, các cấp, quản lý việc
sửa chữa tài sản … nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài

_PAGE_10
_


sản phục vụ được nhiệm vụ của đơn vị được giao sử dụng
tài sản. Đây là trung tâm của công tác quản lý công sản.
- Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công
cộng, lợi ích quốc gia là quá trình khai thác, sử dụng tài
sản phục vụ cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh của các
ngành kinh tế quốc dân, hoạt động của đời sống văn hóa,
xã hội, hoạt động của các sự nghiệp quốc phòng, an ninh
khoa học kỹ thuật, y tế, xã hội …Quá trình khai thác, sử
dụng cũng đồng thời là quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa các tài sản này. Toàn bộ công việc khai thác, sử
dụng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đều do các cơ quan kỹ
thuật chuyên ngành thực hiện. Việc khai thác, sử dụng đặt
ra các yêu cầu về quản lý tài chính như : chế độ thu và

tổ chức, cá nhân được hưởng ứng sự phục vụ hoặc được
hưởng lợi từ công trình, nguồn tài chính và cơ chế quản
lý tài chính trong quá trình khai thác tài sản …Những
nhiệm vụ này các cơ quan trực tiếp khai thác sử dụng chỉ
có thể đề xuất, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và thực
hiện quản lý là cơ quan quản lý công sản.
- Đối với tài sản Nhà nước đầu tư vào doanh nhgiệp, doanh
nghiệp có quyền sử dụng, khai thác thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh và duy trì bảo toàn giá trị tài sản – vốn do
Nhà nước giao. Cơ quan quản lý công sản thực hiện sự quản
lý của Nhà nước đối với tài sản, vốn mà Nhà nước giao
cho doanh nghiệp.
- Đối với đất đai và các nguồn tài nguyên khoáng sản
khác, việc khai thác được pháp luật quy định. Tổ chức, cá
nhân được Nhà nước giao sử dụng,khai thác chịu trách
nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ
thực hiện sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo việc
_PAGE_21
_


khai thác, sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên
khoáng sản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và pháp luật
Nhà nước quy định. Quá trình khai thác sử dụng cũng đồng
thời nảy sinh các mối quan hệ kinh tế tài chính giữa người
sử dụng, khai thác với Nhà nước và giữa họ với nhau. Việc
giải quyết các

_PAGE_22
_



mối quan hệ này phải được Nhà nước quy định và thực
hiện quản lý thông qua cơ quan quản lý công sản như
định giá tài sản, cơ chế đấu thầu khai thác, cơ chế cho
thuê và giá thuê tài sản, chính sách thu vào người sử
dụng đất đai, tài nguyên chính sách cho phép các tổ chức,
cá nhân được mang giá trị đất đai, tài nguyên góp vốn liên
doanh...
4.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản :
Tài sản công đưa vào sử dụng sau một thời gian nhất
định đều có quá trình kết thúc của nó để thay thế bằng
tài sản khác ( trừ đất đai, công trình thuộc kết cấu hạ
tầng và một số công trình có tính chất tài sản lâu bền
khác ). Một tài sản kết thúc phải trải qua quá trình thanh
xử lý để thu hồi phần giá trị có thể thu hồi được cho
ngân sách Nhà nước và đồng thời đó cũng là căn cứ để
chuẩn bị đầu tư mua sắm mới, nhiệm vụ này là nhiệm vụ
của công tác quản lý công sản.
5.Tổ chức quản lý công sản ở một số nước và
khả năng vận dụng vào Việt
Nam
5.1. Tổ chức quản lý công sản ở một số nước :
:
5.1.1.
Ở Trung Quốc : tháng 8 năm 1989 thành lập
Cục quản lý tài sản quốc
hữu trực thuộc quốc vụ viện, đồng thời chịu sự lãnh đạo về
Đảng của Đảng ủy Bộ Tài chính.
Tài sản do Cục quản lý bao gồm :

- Tài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp.
- Tài sản Nhà nước trong các đơn vị hành chánh sự
nghiệp – Tài nguyên.


Cục quản lý tài sản quốc hữu Nhà nước Trung Quốc
được quốc vụ viện giao thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản:
a. Đại diện quyền sở hữu tài sản Nhà nước tại các doanh
nghiệp có 100% vốn Nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần
do Nhà nước chi phối, các công ty cổ phần, xí


nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn
Nhà nước tham gia. Đại diện chủ sở hữu tài sản Nhà
nước tại tất cả các cơ quan hành chánh sự nghiệp, cơ quan
Đảng, đoàn thể, Nhà nưóc từ trung ương đến địa phương
kể cả tài sản của Trung Quốc ở nước ngoài. Đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của tài sản Nhà nước tại các cơ
quan doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngăn chặn mọi
trường hợp hư hao, tổn thất, mất mát tài sản bằng các
biện pháp theo quy định của pháp luật.
b.Xây dựng trình Quốc hội, Quốc vụ viện ban hành luật và
các chính sách, chế độ dưới luật, trực tiếp ban hành các
chế độ, văn bản hướng dẫn các vấn đề liên quan đến tài
sản quốc hữu Nhà nước, đảm bảo cho việc xúc tiến
chuyển đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp phù hợp với công
cuộc cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường đúng
đường lối của Đảng và Chính phủ.
c. Quản lý các doanh nghiệp, cơ sở bằng các biện pháp
nhằm sử dụng tốt tài sản, nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh, đảm bảo tăng tích lũy, bảo toàn và tăng
trưởng vốn Nhà nước.
5.1.2.
Ở Pháp : nhiệm vụ của cơ quan quản lý công sản
gồm :
a.Xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ bảo đảm đối với tài
sản Nhà nước thực hiện việc kiểm kê, thẩm định, quản lý
và duy trì hệ thống tài sản công. Bên cạnh đó, cơ quan
quản lý công sản Pháp còn tư vấn về mặt pháp lý đối
với tài sản Nhà nước bao gồm động sản và bất động
sản cho các cấp chính quyền địa phương.
b.Tổ chức bán đấu giá động sản và bất động sản của
các cơ quan Nhà nước trong mọi trường hợp có nhu caàu


×