Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp đổi mới quản lý tài sản công tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.87 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHAN NGỌC PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


MỞ ĐẦU
1. Tinh cấp thiết của đề tài :
Trong thời kỳ dài của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
đối với hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã thống trị toàn bộ nền
kinh tế quốc dân thì mọi tài sản, của cải đều là của công. Do đó, công tác quản lý
công sản chưa đặt ra thành một yêu cầu cấp bách của quản lý Nhà nước. Từ sau Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước thực hiện đổi mới toàn diện, việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo động lực để
thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, các thành phần kinh tế mới xã hội : kinh tế
nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư
nhân và xã hội nhiều loại hình tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Quá trình
đổi mới cũng là quá trình hình thành hệ thống pháp luật trên tất cả các lónh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật … cùng với quá trình đó là sự hình thành quyền sở hữu tài
sản của Nhà nước, của các thành phần kinh tế và tổ chức khác. Bộ phận tài sản thuộc
quyền sở hữu của Nhà nước gọi là tài sản công được Nhà nước giao cho các tổ chức,
cá nhân quản lý, khai thác, sử dụng và đặt ra yêu cầu quản lý của Nhà nước. Tuy
nhiên, sự nhận thức của chúng ta không theo kịp quá trình đổi mới của đất nước.
Chính vì những lý do trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ đưa công
tác quản lý tài sản công đi vào nề nếp cho nên Tôi đã chọn đề tài :” Một số giải pháp
đổi mới quản lý tài sản công Tỉnh An giang “.


2. Mục đích nghiên cứu : đề tài giải quyết các vấn đề sau :

_PAGE_1_


Sự cần thiết khách quan của công tác quản lý tài chính đối với tài sản công
Tỉnh An giang.
Thực trạng công tác quản lý công sản Tỉnh An giang trong giai đoạn trước và
sau khi thành lập Cục quản lý Công sản năm 1995.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với tài sản
công trên địa bàn Tỉnh An giang.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý tài chính đối với tài sản
công tại các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp ( có xem xét qua thực trạng và giải
pháp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Tỉnh

An giang.

4. Phương pháp nghiên cứu :
Cơ sở nghiên cứu là kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, các phương pháp quy nạp, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, trong đó có xem xét
tình hình quản lý công sản của một số nước tiên tiến trên thế giới. Để minh họa cho
luận án, chúng tôi đã sử dụng số liệu của Phòng Quản lý Công sản Tỉnh An giang,
Cục Thống kê và các tư liệu từ sách báo tạp chí chuyên ngành.
5. Nội dung nghiên cứu :
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như trên, luận án đề cập đến các vấn đề
sau đây :
Chương I : Một số vấn đề cơ bản về tài sản công.
Chương II : Thực trạng quản lý tài sản công Tỉnh An giang.
Chương III : Một số giải pháp đổi mới quản lý tài sản công Tỉnh


_PAGE_2_

An giang.


CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CÔNG
1. Khái niệm tài sản công :
Lịch sử xã hội loại người từ khi có phân chia giai cấp – Nhà nước xuất hiện. Sự
ra đời và phát triển của Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện của quốc gia. Bất cứ một
quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong các nguồn nội lực
của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những tài sản do các thế hệ thành viên của
quốc gia tạo ra hoặc thu nạp được và các tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con
người. Trong phạm vi một đất nước tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của
từng thành viên hoặc nhóm thành viên trong cộng đồng quốc gia. Nhà nước là chủ sở
hữu đối với những tài sản quốc gia thuộc sở hữu chung của tất cả thành viên gọi là tài
sản công.
Khái niệm về tài sản công ở mỗi quốc gia được hiểu theo nhiều nghóa khác
nhau phụ thuộc vào đặc điểm và trình độ quản lý công sản ở mỗi nước, có thể ghi
nhận một vài khái niệm :
- Ở Hàn Quốc : “ Tài sản công là tất cả các tài sản do Chính phủ sở hữu phục
vụ cho các mục đích công cộng “.
- Luật công sản Pháp cho rằng : “ Tài sản Nhà nước là toàn bộ các tài sản gồm
động sản và bất động sản cấu thành tài sản của Nhà nước trung ương và chính quyền
địa phương các cấp “.
- Ở Việt Nam, tài sản công được thể chế tại điều 17 Hiến pháp năm 1992 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt nam “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước,
tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời phần vốn do
Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lónh vực kinh tế, văn hóa,

_PAGE_3_


xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà
pháp luật qui định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân “. Tiếp đó Bộ luật dân
sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt nam khóa IX kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 28/10/1995 và các văn bản pháp luật khác qui định cụ thể các tài sản
khác thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm : “ Các tang vật, phượng tiện vi phạm pháp luật
bị tịch thu sung vào quỹ Nhà nước, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm tìm thấy, tài sản
vắng chủ, vô chủ được xác lập sở hữu Nhà nước, tài sản do tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước hiến tặng Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước “. Từ những căn cứ pháp luật
hiện hành, chúng ta có thể khẳng định : “ Tài sản công là những tài sản được hình
thành từ nguồn ngân sách Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước
theo qui định của pháp luật, đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong
lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời “.
Khái niệm về tài sản công trên đây đã phản ánh đầy đủ các tài sản công đã
được thể chế hóa trong Hiếp pháp năm 1992 và các văn bản khác hiện hành của Nhà
nước ta, đồng thời đã đưa ra những đặc trưng chung về tài sản công mà ở bất kỳ chế
độ xã hội nào cũng đều phải có, đó là :
- Mọi chế độ xã hội khác nhau, với mức độ khác nhau đều tồn tại tài sản công
là tài sản thuộc sở hữu của mọi thành viên trong một quốc gia mà Nhà nước là người
đại diện chủ sở hữu. Ở nước ta Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân. Nói
cách khác, Nhà nước là người đại diện sở hữu của tài sản thuộc sở hữu toàn dân và có
trách nhiệm đảm bảo sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân tiết kiệm và có hiệu quả
cao để đem lại lợi ích cho toàn dân.
- Khái niệm tài sản công bao hàm các loại tài sản có trong tài sản công ở tất cả
các chế độ khác nhau như tài sản có được từ đầu tư xây dựng, mua sắm bằng quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nước, các tài sản khác mà Nhà nước thu nạp được và các nguồn

_PAGE_4_



tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người. Tài nguyên ở hầu hết các nước đều
được Hiến pháp và pháp luật xác nhận như là một phần của tài sản quốc gia mà Nhà
nước là người chủ của toàn bộ nguồn tài nguyên thiên nhiên đó.
2. Vai trò của tài sản công trong đời sống kinh tế :
Tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng đều tạo ra cho quốc gia
một tiềm lực phát triển, một niềm tự hào dân tộc, một cuộc sống vật chất, văn hóa,
tinh thần vô cùng quý giá. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “ Tài sản công là
nền tãng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu,
nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân “ (1)1. Vai trò của tài sản công có thể
được xem xét dưới nhiều khía cạnh: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, tinh thần.
Song ở đây chỉ đề cập đến vai trò kinh tế của tài sản công. Về mặt kinh tế, vai trò của
tài sản công được thể hiện trên các mặt sau :
2.1. Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội :
Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử, sản xuất ra của cải vật chất
là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội và suy cho cùng thì nó quy định và quyết
định toàn bộ đời sống xã hội. Bất cứ nền sản xuất nào kể cả nền sản xuất hiện tại đều
là sự tác động của con người vào các yếu tố lực lượng tự nhiên nhằm thỏa mãn những
nhu cầu nào đó của con người. Nói cách khác, sản xuất luôn luôn là sự tác động qua
lại của ba yếu tố cơ bản: sức lao động con người, tư liệu lao động và đối tượng lao
động. Đối tượng lao động là các vật thể mà lao động con người tác động vào để biến
thành các sản phẩm mới phục vụ cho con người. Đối tượng lao động có thể có sẵn
trong thiên nhiên, có thể là loại vật thể đã qua chế biến. Nhưng suy cho cùng cơ sở
của mọi đối tượng lao động đều có nguồn khai thác từ đất đai và tài nguyên thiên
nhiên. Tư liệu lao động ( trừ đất đai là một tư liệu lao động đặc biệt ) đều là những tài

(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tài chính, nhà xuất bản sự thật năm 1989 trang 79

_PAGE_5_



sản do con người tạo ra để truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao
động thành các sản phẩm mới phục vụ con người. Đối tượng lao động và tư liệu lao
động lại đều là tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng. Như vậy, nói tư
liệu lao động và đối tượng lao động là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vật
chất cũng có nghóa là tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng là hai yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất. Người lao động với kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng,
kỹ xảo và thói quen lao động của họ kết hợp với tài sản công tạo ra của cải vật chất
cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Để minh chứng điều này, chúng ta có thể đi từ vai
trò của đất – một tài sản công vô giá. Đất là một tài sản có giá trị quý nhất của mọi
quốc gia, vì nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và ngay cả con
người. Đất đai là một tư liệu lao động quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp. Nước ta với khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp và 10,5 triệu ha đất lâm
nghiệp trong tổng số 33 triệu ha đất tự nhiên, hàng năm đã tạo ra khối lượng sản
phẩm nông lâm chiếm khoảng trên dưới 36% tổng sản phẩm quốc nội. Trong những
năm tới mặc dù cơ cấu kinh tế của nước ta có chuyển đổi theo hướng nâng cao tỷ
trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP, nhưng nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm
khoảng 19% - 20%. Sản phẩm nông lâm được tạo ra từ đất chẳng những là nguồn
lương thực, thực phẩm không thể thay thế được để nuôi sống con người, mà còn là
nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
2.2. Tài sản công là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển :
Đầu tư phát triển có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế của mỗi
quốc gia nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội và
để phát triển toàn diện vững chắc của nền kinh tế – xã hội. Nhờ đầu tư phát triển, tài
sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng được bảo tồn và phát triển và đương
nhiên năng lực sản xuất tăng lên như phần trên đã trình bày. Nhưng muốn đầu tư phát

_PAGE_6_



triển phải có vốn đầu tư. Vốn đầu tư ở đây là đại diện của tài sản, hàng hóa và dịch
vụ đưa vào sản xuất. Muốn có vốn cho đầu tư phát triển mọi quốc gia đều phải khai
thác từ các nguồn tiết kiệm, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn
tài sản vô hình. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài sản vô hình chính là
những tài sản quốc gia, trong đó tài sản công giữ vai trò chủ yếu. Các tài sản này là
những nguồn tài chính tiềm năng thể hiện dưới dạng hiện vật. Dưới tác động của
ngoại lực ( sức lao động con người ) các tài sản này sẽ chuyển thành nguồn tài chính
tiền tệ. Do đó, nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng, khai thác vào sản
xuất kinh doanh một cách tiết kiệm và có hiệu quả, sẽ tạo điều kiện để phát triển sản
xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành công nghiệp hoạt
động dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, chính nguồn tài nguyên thiên
nhiên đó là vốn để đầu tư phát triển sản xuất thay cho phần vốn mua nguyên liệu,
nhiên liệu đưa vào sản xuất. Những nước giàu có về nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì
không chỉ đảm bảo sản xuất phát triển, mà còn có thể dành một phần tài nguyên
thiên nhiên để bán, cho thuê, liên doanh, liên kết để khai thác tài nguyên.
3. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với tài sản công :
Nhà nước là một chủ thể xã hội đặc biệt của xã hội. Sự ra đời và phát triển của
Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện của quốc gia. Nhà nước ngøi đại diện cho mọi
thành viên của cộng đồng. Do đó, Nhà nùc có chủ quyền đối với tài sản quốc gia,
đồng thời là người đại diện chủ sở hữu của tài sản công. Đối với tài sản quốc gia
thuộc sở hữu cá nhân hoặc nhóm thành viên của cộng đồng, Nhà nước là người bảo
hộ, hướng dẫn việc sử dụng các tài sản này tiết kiệm và có hiệu quả để vừa đem lại
lợi ích chung cho toàn xã hội, vừa thỏa mãn lợi ích cá nhân của nhóm thành viên
cộng đồng – người chủ sở hữu tài sản. Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu tài sản
có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Nhà nước là chủ sở hữu cuûa

_PAGE_7_



tất cả tài sản công, nhưng lại không phải là người trực tiếp sử dụng tài sản công. Nói
cách khác quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng tài sản công chưa hoàn toàn gắn bó
với nhau. Nhà nước giao tài sản công cho các cơ quan hành chánh sự nghiệp và các
đơn vị kinh tế sử dụng. Do đó, để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công của mình,
Nhà nước phải phát huy chức năng quản lý đối với tài sản công để buộc các cơ quan,
đơn vị được giao quyền sử dụng tài sản công phải bảo tồn, phát triển nguồn tài sản
công và sử dụng tài sản công tiết kiệm, có hiệu quả phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội, bảo vệ môi trường môi sinh. Đồng thời, Nhà nước phải thực hiện vai trò
kiểm tra, kiểm soát các quá trình hình thành, sử dụng, khai thác và xử lý các tài sản
công, cụ thể là :
- Tài sản công dù là tài sản thiên tạo hay tài sản nhân tạo đều phải trải qua quá
trình hình thành và đòi hỏi phải có sự đầu tư để hình thành như : đầu tư cho công tác
điều tra khảo sát, thăm dò đối với đất đai, tài nguyên thiên nhiên và đầu tư xây dựng,
mua sắm đối với các tài sản nhân tạo. Do vậy, Nhà nước phải có nguồn tài chính để
đầu tư cho việc hình thành và phát triển tài sản công. Đồng thời, Nhà nước phải có cơ
chế chính sách và thực hiện kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với việc sử dụng
vốn đầu tư phát triển nguồn tài sản công để đạt yêu cầu sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm
và có hiệu quả.
- Trong quá trình khai thác, sử dụng tài sản công, Nhà nước không phải là
người trực tiếp sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản công. Ngược lại,
Nhà nước lại giao tài sản công cho các cơ quan, lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị – xã hội, các doanh nghiệp sử dụng. Do vậy, Nhà nước phải thực hiện quyền
kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài sản đó, nhằm buộc người sử dụng tài
sản công phải sử dụng tài sản theo đúng mục đích, có hiệu quả và phải hoàn thành
nghóa vụ với Nhà nước, trong đó có nghóa vụ với ngân sách Nhà nước. Nói cách khác,

_PAGE_8_


người sử dụng tài sản công phải làm theo ý chí của người chủ tài sản công – Nhà

nước.
- Trong thời gian sử dụng của hầu hết các tài sản đều có hạn. Khi tài sản không
còn sử dụng được phải thanh lý. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu tài sản công phải
thực hiện quyền xử lý tài sản. Nhưng phần lớn Nhà nước giao cho cơ quan trực tiếp sử
dụng quyền xử lý tài sản. Do đó, Nhà nước phải thực hiện việc kiểm tra, giám sát và
thu hồi tài sản sau khi xử lý.
4. Nội dung công tác quản lý công sản :
Công tác quản lý công sản là thực hiện quản lý tài sản công kể từ giai đoạn
quyết định chủ trương đầu tư mua sắm và thực hiện đầu tư mua sắm tài sản còn gọi là
quản lý quá trình hình thành tài sản, quản lý quá trình duy trì, khai thác, sử dụng tài
sản bao gồm cả việc bảo dưỡng, sửa chữa ( duy tu ), tôn tạo tài sản và quản lý quá
trình kết thúc tài sản. Nội dung cụ thể như sau :
4.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản :
Quá trình này gồm 2 giai đoạn : Quyết định chủ trương đầu tư mua sắm và thực
hiện đầu tư mua sắm :
- Đối với tài sản thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp, cơ quan quản lý công
sản là cơ quan nắm vững định mức, tiêu chuẩn chế độ quản lý tài sản, nắm vững khả
năng và nhu cầu cần đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản của từng đơn vị. Do đó, cơ
quan quản lý công sản phải là cơ quan chịu trách nhiệm giúp chính quyền các cấp
quyết định chủ trương đầu tư, mua sắm, xác định nhu cầu vốn để ghi vào dự toán
ngân sách Nhà nước. Sau khi có chủ trương đầu tư, mua sắm tài sản, việc thực hiện
đầu tư, mua sắm phải được thực hiện theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, quy
định về mua sắm tài sản công.
- Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc

_PAGE_9_


gia là tài sản đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống xã
hội, an ninh quốc phòng …, những tài sản này được đầu tư xây dựng do yêu cầu của

đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, việc quyết định đầu tư nó có liên quan
đến nhiều lónh vực, nhiều ngành, nhiều cấp mà trong đó cơ quan tài chánh Nhà nước
giữ vai trò quan trọng.
- Đối với tài sản Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, việc quyết định đầu tư
phát triển loại tài sản này chủ yếu phụ thuộc vào đường lối chính sách phát triển kinh
tế nói chung và phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng
thời kỳ nói riêng. Việc quyết định đầu tư tăng tài sản ở khu vực này là trách nhiệm
của nhiều ngành, nhiều cấp và tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, từng địa
phương trong từng giai đoạn.
- Đối với tài sản dự trữ Nhà nước, việc tăng thêm hay rút bớt lực lượng dự trữ
Nhà nước được quyết định bởi chiến lược của một quốc gia, mà trong đó cơ quan quản
lý công sản là một thành viên giúp Chính phủ quyết định.
- Đối với tài sản là đất đai và tài nguyên khoáng sản khác, việc điều tra, khảo
sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, điều tra khảo sát tìm kiếm các nguồn tài nguyên
khoáng sản đều do các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện bằng các biện pháp
kỹ thuật và nghiệp vụ riêng. Những công việc ban đầu này đòi hỏi phải được đảm
bảo bằng nguồn tài chính nhất định do cơ quan quản lý công sản đảm nhiệm cả về
xây dựng cơ chế quản lý và thực hiện sự quản lý trực tiếp.
4.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản :
- Đối với tài sản thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp là thực hiện sự quản lý
việc sử dụng theo mục đích, tiêu chuẩn, định mức và chế độ sử dụng tài sản; quản lý
quá trình điều chuyển tài sản từ đơn vị này sang đơn vị khác, điều chuyển giữa các
ngành, các cấp, quản lý việc sửa chữa tài sản … nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài

_PAGE_10_


sản phục vụ được nhiệm vụ của đơn vị được giao sử dụng tài sản. Đây là trung tâm
của công tác quản lý công sản.
- Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc

gia là quá trình khai thác, sử dụng tài sản phục vụ cho mọi nhu cầu sản xuất kinh
doanh của các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động của đời sống văn hóa, xã hội, hoạt
động của các sự nghiệp quốc phòng, an ninh khoa học kỹ thuật, y tế, xã hội …Quá
trình khai thác, sử dụng cũng đồng thời là quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các
tài sản này. Toàn bộ công việc khai thác, sử dụng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đều
do các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành thực hiện. Việc khai thác, sử dụng đặt ra các
yêu cầu về quản lý tài chính như : chế độ thu và tổ chức, cá nhân được hưởng ứng sự
phục vụ hoặc được hưởng lợi từ công trình, nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài
chính trong quá trình khai thác tài sản …Những nhiệm vụ này các cơ quan trực tiếp
khai thác sử dụng chỉ có thể đề xuất, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện
quản lý là cơ quan quản lý công sản.
- Đối với tài sản Nhà nước đầu tư vào doanh nhgiệp, doanh nghiệp có quyền sử
dụng, khai thác thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và duy trì bảo toàn giá trị tài
sản – vốn do Nhà nước giao. Cơ quan quản lý công sản thực hiện sự quản lý của Nhà
nước đối với tài sản, vốn mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp.
- Đối với đất đai và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác, việc khai thác
được pháp luật quy định. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao sử dụng,khai thác chịu
trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ thực hiện sự quản lý
của Nhà nước để đảm bảo việc khai thác, sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên
khoáng sản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và pháp luật Nhà nước quy định. Quá
trình khai thác sử dụng cũng đồng thời nảy sinh các mối quan hệ kinh tế tài chính
giữa người sử dụng, khai thác với Nhà nước và giữa họ với nhau. Việc giải quyết các

_PAGE_11_


mối quan hệ này phải được Nhà nước quy định và thực hiện quản lý thông qua cơ
quan quản lý công sản như định giá tài sản, cơ chế đấu thầu khai thác, cơ chế cho
thuê và giá thuê tài sản, chính sách thu vào người sử dụng đất đai, tài nguyên chính
sách cho phép các tổ chức, cá nhân được mang giá trị đất đai, tài nguyên góp vốn liên

doanh...
4.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản :
Tài sản công đưa vào sử dụng sau một thời gian nhất định đều có quá trình kết
thúc của nó để thay thế bằng tài sản khác ( trừ đất đai, công trình thuộc kết cấu hạ
tầng và một số công trình có tính chất tài sản lâu bền khác ). Một tài sản kết thúc
phải trải qua quá trình thanh xử lý để thu hồi phần giá trị có thể thu hồi được cho
ngân sách Nhà nước và đồng thời đó cũng là căn cứ để chuẩn bị đầu tư mua sắm mới,
nhiệm vụ này là nhiệm vụ của công tác quản lý công sản.
5. Tổ chức quản lý công sản ở một số nước và khả năng vận dụng vào Việt
Nam :
5.1. Tổ chức quản lý công sản ở một số nước :
5.1.1. Ở Trung Quốc : tháng 8 năm 1989 thành lập Cục quản lý tài sản quốc
hữu trực thuộc quốc vụ viện, đồng thời chịu sự lãnh đạo về Đảng của Đảng ủy Bộ Tài
chính.
Tài sản do Cục quản lý bao gồm :
- Tài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp.
- Tài sản Nhà nước trong các đơn vị hành chánh sự nghiệp – Tài nguyên.
Cục quản lý tài sản quốc hữu Nhà nước Trung Quốc được quốc vụ viện giao
thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản:
a. Đại diện quyền sở hữu tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp có 100% vốn
Nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước chi phối, các công ty cổ phần, xí

_PAGE_12_


nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn Nhà nước tham gia. Đại diện
chủ sở hữu tài sản Nhà nước tại tất cả các cơ quan hành chánh sự nghiệp, cơ quan
Đảng, đoàn thể, Nhà nưóc từ trung ương đến địa phương kể cả tài sản của Trung
Quốc ở nước ngoài. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tài sản Nhà nước tại các cơ
quan doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngăn chặn mọi trường hợp hư hao, tổn thất,

mất mát tài sản bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.
b. Xây dựng trình Quốc hội, Quốc vụ viện ban hành luật và các chính sách, chế
độ dưới luật, trực tiếp ban hành các chế độ, văn bản hướng dẫn các vấn đề liên quan
đến tài sản quốc hữu Nhà nước, đảm bảo cho việc xúc tiến chuyển đổi cơ chế quản lý
doanh nghiệp phù hợp với công cuộc cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường đúng
đường lối của Đảng và Chính phủ.
c. Quản lý các doanh nghiệp, cơ sở bằng các biện pháp nhằm sử dụng tốt tài
sản, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng tích lũy, bảo toàn và tăng
trưởng vốn Nhà nước.
5.1.2. Ở Pháp : nhiệm vụ của cơ quan quản lý công sản gồm :
a. Xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ bảo đảm đối với tài sản Nhà nước thực
hiện việc kiểm kê, thẩm định, quản lý và duy trì hệ thống tài sản công. Bên cạnh đó,
cơ quan quản lý công sản Pháp còn tư vấn về mặt pháp lý đối với tài sản Nhà nước
bao gồm động sản và bất động sản cho các cấp chính quyền địa phương.
b. Tổ chức bán đấu giá động sản và bất động sản của các cơ quan Nhà nước
trong mọi trường hợp có nhu cầu chuyển nhượng tài sản, tài sản tịch thu sung quỹ Nhà
nước …
c. Quản lý tài sản thừa kế bị bỏ rơi, tài sản vô thừa nhận nhưng tài sản được
xác lậpquyền sở hữu Nhà nước dưới các hình thức khác nhau, tài sản công của Nhà
nước ở nước ngoài ( tài sản của đại sứ quán, lãnh sứ quán hoặc của các cơ quan tổ

_PAGE_13_


chức có đại diện ở nước ngoài …
d. Ngoài ra, cơ quan quản lý công sản còn là người đại diện cho Chính phủ
trước Tòa án trong trường hợp có tranh chấp về xác định giá đền bù đất đai, nhà cửa
của dân khi trưng dụng vào các công trình phúc lợi xã hội.
Nhìn chung, công tác quản lý công sản của Pháp có bề dầy lịch sử, có nhiều
kinh nghiệm trong việc quản lý tài sản công bao gồm tài sản nhân tạo và tài sản thiên

tạo và có những luật về quản lý công sản chặt chẽ, mọi người, mọi tổ chức có ý thức
đối với tài sản công. Cơ quan quản lý công sản được chia theo các mặt chuyên sâu
như : Cục Công sản Pari chuyên quản lý về nhà đất và mua bán tài sản, Cục Quản lý
đất Pari chuyên quản lý về đất đai và thực hiện các công việc về địa chính … Ngoài
ra, họ còn xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác quản lý công sản bằng một hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh, từ luật đến các văn bản dưới luật để điều chỉnh toàn diện các
mặt của công tác quản lý công sản.
5.1.3. Ở Đức : Tài sản công được chia làm hai loại : Tài sản quản lý và tài sản
tài chính.
Tài sản quản lý là những tài sản được Liên bang, Bang sử dụng cho công tác
của các cơ quan Nhà nước.Tài sản do cơ quan nào sử dụng thì cơ quan đó có quyền
quản lý, song cũng có Bang Bộ Tài chính tập trung quản lý toàn bộ tài sản, còn Sở
Tài chính quản lý bất động sản không giao nhiệm vụ quản lý cho các cơ quan sử
dụng. Mặc dù cách giao quản lý khác nhau nhưng đều thống nhất ở một cơ chế chung
đó là :
a. Bộ Tài chính quyết định mua bán đất đai công, mua bán hoặc xây dựng công
sở của mọi cơ quan Nhà nước ( trừ xã ). Riêng các trường hợp bán nhà thuộc trụ sở
làm việc và đất có giá trị trên 3 triệu DM, thì Bộ Tài chính phải trình Quốc hội quyết
định ( tất nhiên phải thông qua Chính phủ ).

_PAGE_14_


b. Bộ Tài chính thu hồi cơ sở nhà đất là trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà
nước khi cơ quan Nhà nước đang sử dụng mà xét thấy thừa hoặc cơ quan giải thể.
c. Các Bộ, ngành có thừa diện tích đất và nhà thuộc trụ sở làm việc muốn làm
gì phải xin ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính kiểm tra, xem xét và cho phép mới
được sử dụng.
d. Đối với các bất động sản là tài sản quản lý thì giao cho các Bộ, ngành quản
lý theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn do Bộ Tài chính quy định. Việc mua sắm các

động sản phải được Bộ Tài chính đồng ý ghi vào dự toán ngân sách Nhà nước và
được Quốc hội phê chuẩn.
e. Toàn bộ việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản Nhà nước đều thực hiện theo định
mức cố định và giao cho cơ quan quản lý sử dụng tự tổ chức thực hiện sau khi đã được
Bộ Tài chính đồng ý ghi vào dự toán ngân sách Nhà nước và được Quốc hội phê
chuẩn. Trường hợp tài sản bị hư hỏng đột xuất, thì cơ quan quản lý sử dụng phải bàn
bạc với Bộ Tài chính để xử lý, có thể cho sửa chữa tạm thời sau mới sửa chữa hoặc
thay thế hoàn toàn.
Tài sản tài chính bao gồm toàn bộ đất đai ( bất động sản ) không sử dụng vào
mục đích xây dựng nhà, công trình được giữ lại phục vụ cho mục tiêu chung như : đất
lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất bảo vệ môi trường, đất chưa sử dụng... trong đó chủ
yếu là đất rừng. Toàn bộ tài sản tài chính do Vụ công sản thuộc Bộ Tài chính trực
tiếp quản lý bao gồm : quyết định mua, bán, cho thuê hoặc đi thuê và có trách nhiệm
giữ vốn đất ( khi bán hoặc đưa vào sử dụng thì phải tìm cách mua để bù vào)
5.1.4. Ở Hàn Quốc :
Từ năm 1960 đến nay, Hàn Quốc đã có 4 lần sửa đổi, bổ sung luật tài sản quốc
hữu. Mục đích sửa đổi luật tài sản quốc hữu là chuyển từ việc quy định cách xử lý tài
sản là chủ yếu sang các quy định mới nhằm bảo tồn và phát triển tài sản quốc hữu.

_PAGE_15_


Theo điều 3,4 luật tài sản quốc hữu, phạm vi tài sản quốc hữu là những tài sản thuộc
sở hữu Nhà nước bao gồm bất động sản, cổ phần Nhà nước, bản quyền. Tài sản quốc
hữu được giao cho các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp sử dụng, các tài sản dùng
vào mục đích công cộng và các tài sản chưa giao cho các cơ quan Nhà nước, doanh
nghiệp Nhà nước sử dụng hoặc chưa sử dụng vào mục đích công cộng.
Từ những nội dung về quản lý công sản của Hàn quốc, chúng ta có thể rút ra
những nhận xét như sau :
- Để thống nhất quản lý tài sản công trong điều kiện tài sản công do nhiều

ngành, nhiều cấp sử dụng, Hàn Quốc đã có Bộ luật về tài sản công, luật quy hoạch đô
thị, luật tự trị địa phương. Bên cạnh luật chung về quản lý tài sản công còn có các luật
riêng về quản lý cho từng loại tài sản cụ thể như : luật khoáng sản, luật rừng, luật
đường bộ. Dưới địa phương, chính quyền địa phương còn ban hành điều lệ quản lý
công sản và quy định để thực hiện điều lệ đó. Nhờ có hệ thống pháp luật quản lý
công sản đầy đủ đã tạo ra hành lang pháp lý để cơ quan quản lý công sản giám sát
kiểm tra các cơ quan sử dụng tài sản công, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ
quan được giao trực tiếp sử dụng tài sản công.
- Các cơ quan nhà nước từ cơ quan hành pháp đến cơ quan lập pháp đều nắm
và kiểm tra nguồn tài sản công. Hàng năm các cơ quan sử dụng tài sản đều phải báo
cáo đầy đủ tình hình tăng giảm tài sản công và số lượng , giá trị tài sản công hiện có
đến ngày 31/12 cho cơ quan tài chính để cơ quan tài chính tổng hợp cho Chính phủ và
Quốc hội.
- Về đất dùng vào xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, Chính phủ Hàn
Quốc chuyển toàn bộ ra ngoài vùng đô thị hiện nay, đây là việc làm có nhiều ưu
điểm. Bởi vì, một mặt nó giúp cho kế hoạch giãn dân và tận dụng đất đồi núi của
Chính phủ được thực hiện tốt. Mặt khác, Chính phủ đã tiết kiệm được một khoản chi

_PAGE_16_


phí lớn trong việc đền bù khi thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích
quốc gia.
- Về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, Chính phủ Hàn Quốc còn cho phép tư
nhân bỏ vốn xây dựng đường giao thông và được phép thu phí, sau 30 năm bàn giao
tài sản cho nhà nước. Với hình thức này, Hàn Quốc không những thu hút được một
khối lượng lớn về vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư, khai thác tốt tài sản thuộc hạ tầng cơ sở.
5.2. Kinh nghiệm của các nước về quản lý tài sản công và khả năng vận
dụng vào Việt Nam.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể rút ra một số nhận
xét chung nhất về quản lý tài sản công và khả năng vận dụng vào Việt Nam như sau:
5.2.1. Trong các nước có các chế độ xã hội khác nhau, nhưng đều có chung
quan niệm về phạm vi tài sản công đó là : tài sản công là tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước; tài sản công bao gồm cả động sản, bất động sản và tài nguyên, đất đai; tài sản
công chỉ giao cho cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước và một bộ phận dùng
cho mục đích công cộng, tài sản công giao cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác gọi là cổ phần của Nhà nước trong doanh nghiệp.
5.2.2. Nhà nước thực hiện quản lý tài sản công bằng pháp luật với mức cao là
luật tài sản quốc hữu ( tài sản công ), bên cạnh đó còn có các luật khác quy định quản
lý một số tài sản cụ thể như luật đất đai, luật tài nguyên... hợp thành hệ thống luật
thống nhất về quản lý tài sản công của Nhà nước .
Ở Việt Nam, trong những năm dài của thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp, công tác quản lý công sản chưa được quan tâm, từ năm
1995 đến nay đã có những chuyển biến nhất định, song chúng ta đang thiếu một văn
bản chung ở tầm vó mô về quản lý công sản. Văn bản này cùng với hệ thống văn bản

_PAGE_17_


pháp luật quản lý từng loại tài sản công như luật đất đai, luật khoáng sản... tạo thành
hệ thống pháp luật quản lý công sản. Tuy nhiên, việc xây dựng luật tài sản công phải
được chuẩn bị trên cơ sở thực tiễn quản lý công sản của Việt Nam. Trước mắt cần ban
hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản dưới luật tạo cơ sở ban đầu về lý luận và
thực tiễn cho bước đi tiếp theo.
5.2.3. Định giá tài sản là một biện pháp, một công cụ quan trọng để thực hiện
quản lý tài sản công : mua sắm, xây dựng, sử dụng, thanh lý ... Do đó, công tác này
phải được chú ý ngay từ đầu để góp phần hạn chế thất thoát nguồn tài sản công. Phải
có biện pháp theo dõi tài sản chặt chẽ cả về hiện vật lẫn giá trị.
5.2.4. Cơ quan quản lý công sản là cơ quan giúp Nhà nước thực hiện quản lý tài

sản công. Tùy theo đặc điểm, tính chất, khả năng sử dụng của mỗi loại tài sản, mà
thực hiện phân chia phạm vi quản lý giữa cơ quan quản lý công sản với các ngành,
các đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng tài sản cho thích hợp với đặc thù của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, những vấn đề có tính chất chung nhất ở mọi quốc gia là:
a. Ở những nước đất đai thuộc sở hữu tư nhân, cơ quan quản lý công sản trực
tiếp quản lý quỹ đất công. Ở Việt Nam, đất đai thuuộc sở hữu toàn dân, nhưng theo
luật đất đai hiện hành, Nhà nước muốn thu hồi đất của dân đề sử dụng vào các mục
đích của Nhà nước đều phải đền bù thiệt hại tương đương với việc nhận chuyển
nhượng ( mua ) quyền sử dụng đất, tương tự như việc mua sắm tài sản Nhà nước. Mặt
khác, với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền giao đất, cho thuê đất đối với mọi
tổ chức, cá nhân; Nhà nước định cơ chế quản lý tài chính đối với đất đai. vậy cơ quan
quản lý công sản thực hiện quản lý đến đâu? nội dung quản lý như thế nào? cùng
ngành địa chính quản lý đất đai là vấn đề phải được xác định.
Cũng tương tự như vậy, thực hiện sự phân chia phạm vi quản lý của cơ quan
quản lý công sản với các cơ quan quản lý chuyên ngành về các nguồn tài nguyên

_PAGE_18_


khoáng sản khác.
b. Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đều giao cho cơ quan kỹ thuật chuyên ngành
quản lý, khai thác, sử dụng. Cơ quan quản lý công sản thực hiện kiểm tra giám sát
của chủ sở hữu tài sản, đồng thời là cơ quan xây dựng cơ chế quản lý tài chính và
thực hiện quản lý tài chính trong quá trình khai thác, sử dụng tài sản.
c. Cơ quan quản lý công sản là cơ quan giúp Nhà nước quyết định việc đầu tư
xây dựng, mua sắm tài sản công trong khu vực hành chánh sự nghiệp. Đây là việc
phải làm. Tuy nhiên, ở Việt Nam cần có bước đi thích hợp để thực hiện nhiệm vụ
này. Vì vấn đề đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản hiện nay lại đang bị chi phối bởi
các cơ chế cũ - cơ chế được xây dựng khi chưa có cơ quan quản lý công sản, mà
nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành ở cơ chế đã thành thói quen.

5.2.5. Về vấn đề quản lý tài sản tại doanh nghiệp nhà nước, nhà nước với tư
cách là chủ sở hữu chung giao vốn và tài sản cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp là làm thế nào để bảo toàn và phát triển
vốn. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải xác định chủ sở hữu vốn trực tiếp là nhà nước (
Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp ). Để nâng cao hơn nữa quyền
tự chủ của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn nhà nước chỉ nên quản lý về mặt
giá trị vốn chứ không nên quản lý về mặt hiện vật ( phương tiện vận tải, máy móc
thiết bị, văn phòng… ), miễn làm sao doanh nghiệp sử dụng vốn và tài sản có hiệu
quả. Nói cách khác cần tách quyền của chủ sở hữu pháp nhân với quyền của pháp
nhân về phương diện tài sản và hoạt động.
Tóm lại, chương này giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về tài sản công ở
Việt Nam và các nước trên thế giới. Cho dù ở bất kỳ chế độ xã hội nào, tài sản công
luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và luôn là yếu tố cơ bản không
thể thiếu được của quá trình sản xuất xã hội. Dưới tác động của ngoại lực ( sức lao

_PAGE_19_


động con người ) nguồn tài sản công này sẽ chuyển thành nguồn tài chính tiền tệ. Do
đó, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản công được đặt ra như một yêu
cầu cấp bách, đòi hỏi chúng ta phải quản lý từ quá trình hình thành tài sản cho đến
khi tài sản đó đưa vào khai thác và kết thúc sử dụng tài sản. Tài sản công có mặt ở
khắp mọi nơi : từ tài sản thiên tạo như tài nguyên thiên nhiên, đất đai, cho đến tài sản
nhân tạo như cơ sở hạ tầng, tài sản tịch thu, tài sản tại các cơ quan đơn vị hành chính
sự nghiệp, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Chính
vì phạm vi tài sản công rộng lớn như vậy, cho nên ở các nước đều có Bộ luật tài sản
công ( ở Việt Nam chưa ban hành Bộ luật này ). Bên cạnh đó, còn có các luật khác
quy định quản lý một số tài sản cụ thể như luật tài nguyên, luật đất đai … hợp thành
một hệ thống luật thống nhất về quản lý tài sản công của nhà nước.


_PAGE_20_


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TỈNH AN GIANG

1. Thực trạng quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh
An giang giai đoạn 1991 - 1995 :
1.1.Thực trạng quản lý tài sản công thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp :
1.1.1. Về quy định chế độ quản lý và sử dụng tài sản :
Năm 1954 hòa bình được lập lại ở Miền Bắc, đến năm 1975 giải phóng hoàn
toàn Miền Nam thống nhất đất nước, nhưng mãi đến năm 1977 Chính phủ mới ban
hành quyết định số 150/CP ngày 10/06/1977 “ về việc quy định tiêu chuẩn định mức
diện tích nhà làm việc bình quân cho mỗi cán bộ, nhân viên công tác tại các cơ quan
hành chánh sự nghiệp “. Theo quyết định này, định mức bình quân về diện tích cho
mỗi cán bộ, nhân viên không quá 4m2/người, tại các cơ quan thiết kế không quá
5m2/người. Phần diện tích phục vụ như : phòng thường trực, phòng y tế cơ quan, kho
lưu trữ, nhà để xe, căn tin ... không tính tiêu chuẩn trên. Những bộ phận có đặt máy
móc thiết bị như : phòng in Ronéo, phòng máy tính, phòng in bản vẽ ... được sử dụng
diện tích theo yêu cầu kỹ thuật. Những cơ quan làm công việc tiếp xúc hàng ngày với
nhân dân như Công an, Ngân hàng, Thương nghiệp, Giáo dục, quản lý nhà đất ... được
sử dụng diện tích riêng do cấp có thẩm quyền duyệt y. Mọi cơ quan, đơn vị phải triệt
để tiết kiệm diện tích, tận dụng các cơ sở hiện có, sử dụng hợp lý diện tích nhà cửa,
không để tự ý đổi cấu trúc nhà cửa nếu không được cơ quan quản lý nhà chấp thuận.
Có thể nói quyết định số 150/CP với những nội dung trên đây là văn bản duy
nhất quy định tiêu chuẩn định mức diện tích nhà làm việc trong khu vực hành chánh
sự nghiệp được thực hiện từ năm 1977 cho đến nay.
Về xe ô tô, ngày 05/09/1975 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 293/TTg “ veà
_PAGE_21_



việc phân phối, sử dụng và quản lý xe ô tô con trong cơ quan, xí nghiệp Nhà nước và
các đoàn thể “, từ đó cho đến năm 1995 chưa có văn bản nào thay thế cho Chỉ thị
này.
Bản Chỉ thị quy định tiêu chuẩn phân phối ôtô kiểu du lịch cho các cán bộ là
Bộ trưởng và cán bộ giữ chức vụ tương đương được dùng riêng một xe phục vụ công
tác. Bí thư và Chủ tịch ủy ban hành chính cấp Tỉnh trở lên được dùng riêng một xe để
phục vụ công tác, nhưng không cùng loại xe cấp cho Bộ trưởng. Thứ trưởng và cán bộ
giữ chức vụ tương đương Thứ trưởng ở các cơ quan trung ương được dùng xe con để
phục vụ công tác, nhưng không có tiêu chuẩn dùng riêng, mà ít nhất 2 người trở lên đi
chung 1 xe.
Ngoài công tác các cán bộ có tiêu chuẩn trên còn được dùng xe con vào việc
chữa bệnh, đi nghỉ phép, thăm bố mẹ, vợ, con ốm đau và người thân thuộc ốm đau.
Xe Com - măng - ca chủ yếu để phục vụ công tác của cán bộ cấp vụ, cán bộ
giữ chức vụ tương đương cấp vụ ở cơ quan trung ương và cán bộ phụ trách các cơ quan
cấp Tỉnh khi phải đi công tác xa hoặc có công tác cần thiết.
Ở cơ quan trung ương, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, khối
lượng công tác, phạm vi hoạt động được phân phối như sau : những đơn vị làm công
tác nghiên cứu thì từ 2 đến 3 đơn vị dùng chung 1 xe, riêng đơn vị quản lý phải đi
kiểm tra nhiều, thường xuyên đi địa phương, đi cơ sở thì 2 đơn vị dùng chung 1 xe và
nếu thật cần thiết thì có thể một đơn vị dùng 1 xe ( đơn vị ở đây là Cục, Vụ, Viện,Ban
... trực thuộc Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ ). Các Doanh nghiệp do trung ương quản lý
tùy điều kiện cụ thể mà xem xét quyết định. Các bệnh viện, trường đại học tùy theo
yêu cầu công tác, địa bàn hoạt động được phân phối từ 1 đến 2 xe.
Các Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, tùy theo đặc điểm của mỗi địa
phương được phân phối một số xe do Ủy ban hành chính Tỉnh, Thành phố thống nhaát

_PAGE_22_



quản lý để dùng chung cho các cơ quan cấp Tỉnh. Cá biệt đối với một số Sở, Ty vì
tính chất hoạt động riêng biệt có thể được y ban hành chính cấp Tỉnh xem xét và
giải quyết cấp xe riêng, nhưng hết sức hạn chế. Huyện có địa bàn rộng mà các tuyến
vận tải hành khách chưa thuận lợi có thể được phân phối 1 xe.
Bản chỉ thị cũng đã quy định những nội dung cơ bản về sử dụng và quản lý xe
con như : xe con được cấp dùng riêng cho các cơ quan để phục vụ cho các cán bộ có
tiêu chuẩn, các cán bộ khác không dùng xe con trên các tuyến đường đã có phương
tiện vận tải công cộng. Nghiêm cấm dùng xe con vào những việc tiếp tế thực phẩm
phục vụ sinh hoạt nội bộ trừ trường hợp cần thiết... Quy định việc quản lý, bảo quản,
bảo dưỡng xe được đặt thành chế độ, giao trách nhiệm cho người lái xe chuyên trách
và thi hành chế độ trách nhiệm vật chất nếu vì thiếu trách nhiệm để xe đâm, đổ, hư
hỏng.
Hàng năm, các ngành ở trung ương và địa phương phải gửi yêu cầu về xe con
cho Bộ Tài chính và Bộ Vật tư để hai Bộ lập kế hoạch phân phối xe con trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định.
Quy định trên đây đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về quản lý xe ô tô con từ
sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do
buông lỏng quản lý nên tệ nạn tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu trong cơ quan Nhà
nước, hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển, pháp luật, kỷ cương không nghiêm.
Để chấn chỉnh tình hình này, ngày 15/09/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết
định số 140/HĐBT “ về triệt để tiết kiệm “. Quyết định này chưa sửa đổi, bổ sung
tiêu chuẩn, định mức sử dụng mà chỉ quy định hai vấn đề về chế độ quản lý sử dụng
xe ô tô như sau :
a. Giảm việc dùng xe ô tô con để đưa đón riêng từng người hàng ngày từ nơi ở
đến nơi làm việc, tận dụng phương tiện đưa đón tập thể của từng cơ quan hoặc tổ

_PAGE_23_


chức đưa đón của các công ty xe khách. Đối với các Thứ trưởng và cán bộ giữ chức

vụ tương đương Thứ trưởng thì tổ chức để 2 - 3 người đi 1 xe con đưa đón từ nhà đến
nơi làm việc.
b. Những cán bộ cấp vụ, giám đốc liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty, Sở, Bí
thư, Chủ tịch huyện ( và các chức vụ tương đương ) chỉ được dùng xe con trong trường
hợp đi công tác xa, không được dùng xe ô tô con đi làm việc trong nội thành, nội thị.
Chỉ thị số 293/TTg và Quyết định số 140/HĐBT được duy trì đến năm 1995.
1.1.2. Quy định về đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa các công
trình thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp :
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảnt toàn quốc lần thứ VI, các Nghị quyết của
ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI về việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nền
kinh tế nước ta ngày càng phát triển với quy mô lớn và đa dạng, đòi hỏi nhu cầu vốn
đầu tư ngày một lớn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, ngày 07/01/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 385/HĐBT sửa đổi,
bổ sung thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành theo Nghị định số
232/CP của Chính phủ.
Những nội dung chủ yếu của bản Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành
kèm theo Nghị số 385/HĐBT ngày 07/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng như sau :
- Muốn đầu tư xây dựng công trình phải có chủ trương đầu tư, xác định được sự
cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình.
- Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, trong đó vốn đầu tư cho các
công trình thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp do ngân sách Nhà nước đảm bảo,
nhưng khi cần Nhà nước có thể gọi vốn trong hoặc ngoài nước để đầu tư trừ công trình
an ninh, quốc phòng và quản lý Nhà nước.
- Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

_PAGE_24_


×