Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Lợi thế cạnh tranh, giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.35 KB, 120 trang )


LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH -HĐH) là quá
trình tất yếu mà các nước đang phát triển phải tiến
hành để có thể trở thành quốc gia phát triển. Nhưng với
mỗi nước, con đường, qui mô và thời gian thực hiện CNH
-HĐH là khác nhau do những đặc thù của dân tộc và
bối cảnh thế giới ở từng giai đoạn. Nước Việt Nam chọn
con đường CNH –HĐH hướng vào xuất khẩu, lấy việc khai
thác hiệu quả các lơi thế tiềm tàng của quốc gia, kết
hợp với tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế, nắm bắt
kịp thời các cơ hội để tạo tích lũy cho phát triển.
Một trong những ngành kinh tế đang dần được khẳng
định là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam là
Thủy sản. Với những khả năng tiềm tàng mà thiên
nhiên ban tặng, cộng với sự định hướng đúng đắn của
nhà nước, ngành thủy sản đã có sự phát triển khá
nhanh và đóng góp một phần tích cực vào tăng kim ngạch
xuất khẩu của quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa
tương xứng với khả năng thật sự có thể khai thác được.
Các lợi thế về phát triển xuất khẩu thủy sản chưa được
đánh giá đầy đủ, chưa được tổng hợp lại nhằm tìm ra các
giải pháp khai thác chúng hiệu quả nhất.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Để xuất khẩu thủy sản Việt Nam thật sự trở thành
một ngành mũi nhọn, vấn đề cấp thiết nhất là phải
đánh giá được toàn diện các lợi thế cạnh tranh cũng như
những thách thức mà ngành đối mặt, để từ đó tìm các
giải pháp tích cực khai thác lợi thế; khắc phục và hạn chế
các trở ngại một cách hữu hiệu và đồng bộ.


Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển thủy
sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Tuy
nhiên, các đề tài mới chỉ đi sâu vào giải quyết những
lónh vực rất cụ thể trong sản xuất như phát triển khai
thác đánh bắt hải sản, phát triển nuôi trồng thủy sản,
nâng cao chất lượng chế biến thủy sản… Riêng vấn đề
các lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản và các
giải pháp khai thác lợi thế chưa được đề cập tới. Chính vì
thế, người viết mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về các
lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản; cố gắng
phác họa một cái nhìn tổng thể những mặt tiềm năng
cũng như những thách thức đối với lónh vực. Từ kết quả
phân tích các mặt mạnh và yếu, tìm ra những điểm then
chốt nhất cần tập trung tác động. Cuối cùng, đưa ra
một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm khai thác hiệu


quả nhất các điều kiện để đưa xuất khẩu thủy sản
thành một mũi nhọn của kinh tế Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Thông qua việc phân tích đánh giá các điều kiện
quyết định lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản
Việt Nam, xây dựng mô hình tổng hợp về các lợi thế cạnh
tranh cuả ngành. Xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm
khai thác các lợi thế phát


triển xuất khẩu với mục tiêu hiệu quả và chất lượng. Mô
hình được xây dựng có thể làm tiền đề cho việc quản lý
bằng công nghệ tin học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu thủy
sản Việt Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ dừng lại ở việc xác
định một cách tổng hợp những điều kiện quyết định lợi
thế cạnh tranh và những thách thức đối với xuất khẩu
thủy sản Việt Nam. Các giải pháp mang tính định hướng,
không đi sâu xây dựng các chỉ tiêu định lượng và chỉ
tập trung vào mục tiêu phát triển xuất khẩu là một trong
các hoạt động của ngành thủy sản.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
là phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, cân đối, mô
hình hóa và các kiến thức của các môn học thuộc ngành kinh
tế.
5. Nội dung của luận án:
Luận án gồm 3 chương:
Chưong I: Trình bày lý thuyết xác định lợi thế cạnh tranh của
một ngành trong quốc gia; cơ sở khoa học của chiến lược CNH –
HĐH của Việt Nam; vai trò và vị trí của xuất khẩu thủy sản
trong sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Chương II: Phân tích và đánh giá các điều kiện thực trạng
xác định lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Chương III: Trình bày các giải pháp nhằm khai thác hiệu
quả các lợi thế của xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai
đoạn đến năm 2010.
Ngoài ra luận án được bổ sung phần phụ lục gồm các
bảng, biểu và dữ liệu liên quan tới phân tích hoạt động của
xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
6. Nguồn số liệu của luận án:


Nguồn số liệu sử dụng trong luận án được thu thập từ
niên giám thống kê của Việt Nam các năm, các báo
cáo kinh tế của Bộ Thủy sản và các số liệu điều tra
của các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương.

4


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LI THẾ
CẠNH TRANH, PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT
KHẨU.

I.1. LÝ THUYẾT LI THẾ CẠNH TRANH QUỐC TẾ.

Các lý thuyết về kinh tế quốc tế, cổ điển lẫn hiện
đại, đều cố gắng đưa ra những lý do, nguyên nhân nhằm
giải thích tại sao một loại sản phẩm, một ngành hay một
quốc gia lại có thể thâm nhập vào hoạt động mậu dịch
quốc tế? Họ đã khai thác lợi thế nào và từ đâu? Lợi
thế cạnh tranh hình thành, giữ vững và phát triển trước
hết qua quá trình khai thác hiệu quả các điều kiện nội
địa. Sự khác biệt trong các giá trị của một dân tộc,
văn hoá lịch sử, cấu trúc kinh tế, các định chế quốc
gia … đều đóng góp vào sự thành công của cạnh tranh.
Một nước từng đứng vững, vượt lên trên thị trường thế
giới trong một ngành nào đó là do môi trường trong
nước đối với ngành đó được đánh giá là rất có tiềm
năng, năng động và thậm chí đầy thử thách nhưng hấp

dẫn.
Chính từ nhận xét trên, một mô hình về xác định lợi
thế cạnh tranh của một ngành được xây dựng, dựa trên
việc đánh giá các “lợi thế của dân tộc”, kết hợp vớiø
những điều kiện có thể từ bên ngoài tạo nên môi
trường mà trong đó ngành có thể phát huy được những
1
thế mạnh của mình . Mô hình được tóm tắt trong biểu đồ
sau:
BIỂU ĐỒ 1. MÔ HÌNH CÁC ĐIỀU KIỆN
QUYẾT ĐỊNH LI THẾ CẠNH TRANH
CỦA MỘT NGÀNH


Chính phủ

Chiến lược, cấu trúc của
doanh nghiệp và cạnh tranh

Các điều kiện về
yếu tố sản xuất

1

Porter, M.E. 1990. “The competitiveAd”

Các điều kiện
về nhu cầu

Các ngành bổ

trợ và liên quan

Cơ hội


Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh của một ngành
được xác định từ các nhóm điều kiện có tác động trực
tiếp tới nhau trong một thể thống nhất, bao gồm:
1.
Nhóm các điều kiện yếu tố sản xuất: là các khả
năng của quốc gia về các yếu tố sản xuất như nguồn
nhân lực, tài nguyên, vốn, tiềm năng khoa học – kỹ
thuật … cần thiết cho sự cạnh tranh của một ngành nhất
định.
2.
Nhóm các điều kiện về nhu cầu: là các khả năng
và tiềm năng về thị trường tiêu thụ sản phẩm của
ngành kể cả trong và ngoài nước.
3.
Các ngành hỗ trợ và liên quan: đánh giá sự hiện
diện và cả sự thiếu vắng các ngành cung ứng cũng như
những ngành có liên quan khác của hệ thống, từ đó
xác định tiềm năng cạnh tranh.
4.
Chiến lược phát triển của bản thân ngành và các
doanh nghiệp và đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong
và ngoài nước (đối thủ ở nước ngoài lẫn đầu tư nước
ngoài).
I.1.1.


Phân tích các nhóm điều kiện:

I.1.1.1. Các điều kiện yếu tố sản xuất:
Theo thuyết kinh tế chuẩn, các yếu tố sản xuất như
lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kết cấu
hạ tầng … quyết định xu hướng của mậu dịch. Một quốc
gia sẽ xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng những yếu
tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào tương đối. Tuy
nhiên, học thuyết này, bắt nguồn từ Adam Smith, David
Ricardo, cho tới Heckscher – Ohlin, đã không còn tuyệt đối
đúng trong thế giới đương đại.
Bên cạnh những nguồn lực được xác định bằng số
lượng mà quốc gia sở hữu, ngày nay còn phải nói tới
những nguồn lực đặc biệt quan trọng được tạo lập nên,
đó là trình độ và kỹ năng của nguồn lao động, nền tảng
khoa học kỹ thuật của quốc gia. Số lượng các nguồn lực
mà một quốc gia có được ngày càng trở nên ít quan
trọng hơn so với việc chúng được sử dụng với mức độ như
thế nào và tính hiệu quả ra sao. Nhưng với trình độ phát
triển khác nhau của các quốc gia, việc nhấn mạnh khiùa
cạnh “số lượng” hay “chất lượng” của các nguồn lực cần
phải dựa vào những đặc điểm riêng biệt của mỗi quốc
gia về mức độ phát triển kinh tế, các điều kiện lịch sử,


văn hoá - xã hội đề từ đó xác định đúng chiến lược
“tạo ra” lợi thế cạnh tranh.
Mặt khác, điều đó không đồng nhất với việc, một
quốc gia chỉ phát triển những ngành, những lãnh vực
mà mình đã có sẵn những lợi thế. Một số những bất lợi

trong sự hiện diện các nguồn lực cơ bản lại có thể trở
thành một động lực buộc các doanh nghiệp của ngành
phải đổi mới, phải nâng cấp để có thể cạnh tranh và
tồn tại. Một thất bại trong mô hình tónh có thể trở thành
một lợi thế trong một mô hình động. Kết quả của việc
biến bất lợi thành thuận lợi thường dẫn tới hướng sử


dụng nguồn lực với hiệu quả rất cao, đưa ra những giải
pháp hoặc công nghệ hoàn toàn mới.
I.1.1.2. Các điều kiện nhu cầu:
Các yếu tố sản xuất được khai thác và sử dụng
tới mức độ nào phụ thuộc không những chỉ vào sự dồi
dào của chúng mà còn phụ thuộc vào nhu cầu đối với
chúng. Nhu cầu là động lực thúc đẩy sản xuất. Xu hướng
nhu cầu thế giới và quốc gia ngày càng “khó tính”; yêu
cầu cao đối với những sản phẩm và dịch vụ. Người tiêu
dùng (kể cả sản xuất và sinh hoạt) đòi hỏi người sản
xuất và cung ứng phải đạt được những tiêu chuẩn về sản
phẩm chặt chẽ hơn, mới hơn. Đó là điều kiện để thúc
đẩy doanh nghiệp phải hoàn thiện, nghiên cứu và sáng
tạo hướng vào những lónh vực tiên tiến hơn.
Một đặc điểm khác của nhu cầu tiêu dùng quốc tế
trong xu hướng toàn cầu hóa là một quốc gia có thể
phát huy lợi thế của mình bằng việc giới thiệu, truyền
bá và xuất khẩu những giá trị dân tộc, khẩu vị cũng
như sản phẩm đặc thù. Ví dụ: Mỹ: fastfood và thẻ tín dụng;
Nhật Bản: mì ăn liền và karaoke; Việt Nam: phở, chả giò.
Ngược lại, việc nghiên cứu và sáng tạo của người
sản xuất và phục vụ cũng làm ra đời những sản phẩm

mới cao cấp hơn, hoàn thiện hơn mà người tiêu dùng
chưa hề biết tới. Những ngành nào khai thác tốt R&D là
những ngành có nhiều khả năng giành được lợi thế cạnh
tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.
I.1.1.3. Các ngành hỗ trợ và liên quan:
Một ngành kinh tế của quốc gia có nhiều lợi thế
cạnh tranh hơn nếu nó có một hệ thống các ngành hỗ
trợ và liên quan có sức cạnh tranh tốt trên thị trường
trong và ngoài nước. Lợi ích được hưởng chính là việc làm
chi phí đầu vào thấp, mức độ tiên tiến của công nghệ
cao, sản phẩm làm ra được phân phối và tiêu thụ nhanh
chóng, luồng thông tin được cập nhật thường xuyên và
ổn định. Một hệ thống các ngành trong quốc gia được
kết nối chặt chẽ cũng là một lợi thế cho nghiên cứu
và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, cách tiếp cận
hiệu quả hơn với thị trường. Tuy nhiên, không bắt buộc
một quốc gia phải xây dựng được đầy đủ một tổ hợp
hoàn chỉnh các ngành liên quan và bổ trợ trong nước để
khai thác lợi thế cạnh tranh cho một ngành nào đó. Lợi thế
không bị mất đi mà thậm chí còn hiệu quả hơn nếu
ngành sử dụng có chọn lựa nguyên vật liệu, trang thiết
bị, hoặc ngay cả kỹ thuật công nghệ của nước ngoài,


với điều kiện: những sản phẩm nhập khẩu đó không
phải là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của
ngành.
I.1.1.4. Chiến lược,
sự cạnh tranh:
Hoàn cảnh và đặc

yếu tố quan trọng tạo
doanh nghiệp. Một quốc

cấu trúc của doanh nghiệp và
điểm của một quốc gia là một
ra xu hướng hình thành loại hình
gia có thể thành công trong


việc cạnh tranh quốc tế ở một ngành với các xí nghiệp
nhỏ và vừa, với đặc điểm quản lý và công nghệ uyển
chuyển, năng động, như ở Ý. Nhưng cũng có thể ở một
nước khác, như CHLB Đức, những ngành phát triển tập
hợp các doanh nghiệp có qui mô lớn, bộ máy quản lý
theo thứ bậc chặt chẽ và nhà quản lý có bằng cấp học
vị nhất định.
Từng ngành khác nhau trong một quốc gia cũng đòi
hỏi những phương thức, loại hình quản lý khác nhau phụ
thuộc vào đặc điểm sản xuất, trình độ phát triển lực
lượng sản xuất cũng như các điều kiện kinh tế – xã hội
khác. Vì vậy, không thể có một mẫu chung cho lợi thế
cạnh tranh của ngành bằng việc xác định mô hình quản
lý, cấu trúc của doanh nghiệp. Lợi thế đó được xác
định bằng chính từ sự nhạy bén, sáng suốt, hiểu biết
thực tế và dự đoán được tương lai của những người quản
lý, từ cấp quốc gia cho tới doanh nghiệp, công ty.
Trong cùng một ngành, sự tồn tại và cạnh tranh của
nhiều doanh nghiệp cũng là một động lực tạo ra lợi thế
cạnh tranh của quốc gia. Sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nước, cũng như doanh nghiệp FDI, gây áp lực

lẫn nhau buộc mỗi doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi
phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ,
tạo ra những công nghệ mới cũng như những sản phẩm
mới độc đáo.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
nước với nhau còn do một nguyên nhân tâm lý, vượt lên
trên lý do kinh tế. Họ cạnh tranh với nhau không chỉ để
dành thị phần về hàng hoá, mà còn để chứng tỏ khả
năng cá nhân, sự tiên phong của chủ doanh nghiệp. Một
sự thành công của doanh nghiệp trong nước trên thương
trường thường là minh chứng đối với các doanh nghiệp
khác rằng sự sáng tạo, kỹ thuật tiên tiến là khả năng
có thể đạt được, và “tại sao người làm được mà ta lại
không thể?”. Tuy nhiên, yếu tố tâm lý này có hai mặt.
Nó sẽ trở thành tiêu cực nếu như nhà quản lý chỉ
muốn đạt được sự nổi tiếng cá nhân hoặc chỉ có sự
nhiệt tình thái quá mà không có đầy đủ những kiến
thức về ngành nghề, về thương trường. Doanh nghiệp chỉ
có thể thành công khi người lãnh đạo vừa có tâm
huyết, có lòng tự hào dân tộc, vừa có năng lực và
kiến thức đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế
cạnh tranh khốc liệt.


Bốn nhóm điều kiện trên hợp thành một mô hình,
trong đó các điều kiện ảnh hưởng qua lại trực tiếp tới
nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh của ngành.
I.1.1.5. Tính hệ thống của mô hình:
Lợi thế của quốc gia chỉ có thể được khai thác hiệu
quả khi các nhóm yếu tố trong mô hình trên được khai

thác đồng bộ. Sự yếu kém của một yếu tố nào đó sẽ
hạn chế phát huy tiềm năng của ngành trong quá trình
phát triển chiều rộng cũng như chiều sâu.


Yếu tố quyết định nhất của hệ thống chính là sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Đó chính là
điểm nhấn để tạo “cú huých”, tác động như đầu tàu để
kéo những bộ phận liên quan khác có thể phát triển
theo. Một khi thực hiện được nhiệm vụ đó, sẽ hình thành
một môi trường thuận lợi cho cả một nhóm các ngành
cạnh tranh trong nền kinh tế. Lợi ích không đơn thuần chỉ đạt
được trong một ngành mà sẽ lan tỏa qua các ngành
khác thông qua mối quan hệ kết nối ngang, dọc, trước
và sau, thể hiện ở qui mô cũng như chất lượng, cách
tiếp cận R&D, hệ thống thông tin thông suốt, và thậm chí
xuất hiện những cơ hội mới. Hơn thế nữa, khi mô hình lợi
thế cạnh tranh của một ngành này được khai thác hiệu
quả sẽ là động lực tiếp sức và kết nối với mô hình lợi
thế cạnh tranh của một ngành khác phát triển theo.
I.1.2. Vai trò của nhà nước:
Có nhiều quan điểm trái ngược nhau về vai trò của
nhà nước trong lý luận về lợi thế cạnh tranh của quốc
gia. Tuy nhiên có thể đồng ý với quan điểm: Vai trò chính
yếu của nhà nước giống như một xúc tác kích thích các
doanh nghiệp tìm cơ hội thực hiện các mục tiêu của họ,
giành lợi thế trong cạnh tranh. Nhà nước không thể tạo
lập ra những ngành cạnh tranh tốt. Chỉ có các doanh
nghiệp, đơn vị sản xuất có thể làm được điều đó.
Một chính sách thành công của nhà nước là góp

phần tạo lập một môi trường để doanh nghiệp khai thác
các lợi thế cạnh tranh, chứ không phải một chính sách
mà nhà nước trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Nói cách khác, nhà nước đóng vai trò
gián tiếp trong hoạt động của mô hình lợi thế cạnh tranh.
Có thể nêu ra một số chính sách của nhà nước tạo
môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, đó là:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất.
- Sản xuất tốt hàng hoá công cộng (giáo dục, y tế,
nghiên cứu cơ bản, thông tin thị trường…)
- Thể chế hóa để cải thiện thị trường lao động, tài chính,
công nghệ…
- Xây dựng một hệ thống luật pháp, chính sách chặt chẽ
về các tiêu chuẩn an toàn và môi trường; chính sách về
chống độc quyền trong nước…
- Chấn chỉnh những sai lệch của thị trường bằng những
công cụ kinh tế (như thuế, lãi suất, hối đoái, các quỹ xã
hội…)


- Bãi bỏ dần các công cụ của chính sách mậu dịch để
buộc các doanh nghiệp phải tự đứng trên đôi chân của
mình bước vào thị trường quốc tế.
Lý thuyết nêu trên đặt ra cơ sở của một mô hình
tổng hợp cho việc phát huy lợi thế cạnh tranh của một
ngành trong quốc gia. Tuy nhiên, việc khai thác điều kiện
nào là đột phá - ở những nước khác nhau, ở những
ngành khác nhau - là những



kết luận hết sức khác biệt, đặc biệt giữa các nước
phát triển và đang phát triển. Vì vậy, vận dụng lý thuyết
này vào thực tế phải căn cứ vào những điều kiện đặc
thù của mỗi quốc gia, thậm chí mỗi khu vực trên thế giới
để xác định chiến lược, chọn lựa đúng những “điểm
huých”, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với thời gian
ngắn nhất cho sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
I.2. ASEAN, VIỆT NAM VÀ PHÁT HUY LI THẾ SO SÁNH ĐỂ CNH HĐH

Sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trên cơ sở
khai thác các nguồn lực trong nước không thể tách rời
khỏi quan hệ kinh tế trong khu vực, nhất là với sự phân
công hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN. Xét về
mặt chiến lược phát triển, các nước ASEAN đã trải qua
một quá trình chuyển từ hướng nội, tự lực cánh sinh,
đóng cửa, thay thế nhập khẩu, sang mở cửa, hướng vào
xuất khẩu. Tuy vậy, không có sự thái quá chuyển từ cực
này sang cực kia, mà kinh nghiệm của những nước thành
công chỉ ra rằng, giải pháp hợp lý và thành công nhất
là thực hiện một chính sách bổ sung giữa hướng vào
xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, trong đó hướng vào
xuất khẩu là trọng tâm. Giải pháp này cho phép kết
hợp một cách có hiệu quả các lợi thế, các nội lực sẵn
có với các ngoại lực, các lợi thế từ bên ngoài có thể
tranh thủ được. Quá trình phát triển kinh tế ở các nước
ASEAN được thực hiện dựa trên “quan điểm kinh tế thân thị
trường”,một sự phát triển và vận dụng quan điểm tân
cổ điển phù hợp với hoàn cảnh mới, được triển khai trên
các vấn đề chủ yếu sau:
- Tạo môi trường thương mại tự do cho các nhà xuất khẩu,

- Cấp tài chính và hỗ trợ dịch vụ cho các nhà xuất khẩu quy
mô vừa và nhỏ,
- Cải thiện các ngành dịch vụ của chính phủ liên quan đến
thương mại,
- Khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài hướng vào
xuất khẩu,
- Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu.
Xét theo nguyên lý lợi thế so sánh, hiện nay có 5 yếu
tố lớn chi phối các quá trình công nghiệp hóa ở các
nước đang phát triển nói chung, các nước ASEAN nói
riêng,đó là:
- Tài nguyên con người,


- Tài nguyên thiên nhiên,
- Vốn,
- Công nghệ,
- Thị trường.
Yếu tố tài nguyên con người được chia làm hai lợi thế:
lao động giá rẻ, có đào tạo văn hóa và tay nghề nhưng
ở trình độ thấp; và tư bản con người, tức lao động được
đầu tư chiều sâu, có trình độ học vấn và tay nghề cao.


Về thị trường, ở các nước đang phát triển, với thu
nhập bình quân tính theo đầu người dưới 400USD, chỉ có
khoảng 10% dân cư có sức mua tương đương với sức mua
trung bình ở các nước phát triển. Như vậy, thị trường chủ
yếu tính theo sức mua; nếu đông dân mà sức mua thấp
thì thị trường trong nước là nhỏ chứ không lớn.

Từ những lợi thế bên trong và bên ngoài trên, quá
trình công nghiệp hóa ở các nước ASEAN diễn ra theo hai
giai đoạn, từ thấp lên cao. Mỗi giai đoạn đặt trọng tâm
vào việc sử dụng các lợi thế phát huy được hiệu quả
tốt nhất. Giai đoạn đầu, kéo dài khoảng 20-30 năm, với
trọng tâm ưu tiên phát triển các ngành dùng nhiều lao
động và tài nguyên thiên nhiên. Giai đoạn hai, khi đã có
lợi thế về công nghệ, tư bản con người và vốn (thu nhập
quốc dân đầu người đạt khoảng 1500-2000USD và tỷ trọng
công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 30- 40% GDP trở lên),
sẽ thay đổi cơ cấu trong nội bộ khu vực chế tạo: giảm
tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều tài nguyên và lao
động, tăng tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều vốn, kỹ
thuật công nghệ cao và lao động chất xám. Quá trình thay
đổi được diễn tả trong biểu đồ 2.
Khi bàn về lợi thế so sánh giữa các nước thành viên
ASEAN, nhiều người cho rằng giữa các nước này có các
cơ cấu kinh tế giống nhau, do đó cạnh tranh sẽ rất mạnh,
còn hợp tác thì rất khó. Đó là cách lập luận chủ yếu
trên cơ sở phân tích cơ cấu ngành, cho rằng đây là khu
vực gồm cùng các nước đang phát triển, cùng thừa lao
động,cùng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhiệt đới,
cùng cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài, và một số
lý do khác tương tự.
Trong thực tế, trình độ phát triển của các nước ASEAN
đã có sự chênh lệch, lợi thế so sánh về các yếu tố
sản xuất đã khác nhau, cơ cấu mặt hàng cũng thay đổi,
do mỗi nước đã đạt tới những giai đoạn khác nhau của
quá trình công nghiệp hóa. Quá trình CNH-HĐH càng tăng
thì cơ cấu kinh tế sẽ có những khác biệt. Công trình

nghiên cứu dựa trên cơ sở mô hình toán kinh tế của hai
tác giả Naya Imada và Montes (1991) cho thấy, ở các nước
thành viên ASEAN, khi thực hiện AFTA, sẽ có sự thay đổi về
cơ cấu sản xuất. Cụ thể, Singapore và Malaysia sẽ tăng
các ngành dùng nhiều vốn, công nghệ kỹ thuật cao,
giảm hoặc không tăng tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều
lao động và tài nguyên thiên nhiên (tức ở giai đoạn hai
của quá trình CNH-HĐH). Trong khi đó, Philippines, Indonesia
và Thái lan, đang ở giai đoạn đầu, có xu hướng tăng


nhanh các ngành dùng nhiều lao động và tài nguyên
thiên nhiên, tăng chậm các ngành dùng nhiều vốn,
công nghệ kỹ nghệ cao.Việt Nam, trong giai đoạn trước
mắt, có thể trong cùng nhóm với các nước Philippines,
Indonesia và Thái lan. Tất nhiên, những xu hướng này sẽ
thay đổi khi các lợi thế so sánh của mỗi nước thay đổi.


BIỂU ĐỒ 2. XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG CÁC
NHÓM NGÀNH SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC

Giai đoạn 1
Tỉ
trọ
ng

- Vốn
- Công nghệ cao
- Tư bản con người


- Lao động rẻ
- Sản phẩm
nông, lâm ngư
nghiệp
- Một số khoáng sản

Công nghiệp hóa 1,500-2,000$
Hiện đai hóa
Tỷ
trọ
ng

Giai
đoạn 2

Thời gian

Hàng hóa tư bản,
hàng hoá lâu
bền, điện tử

Công nghiệp
nhẹ, chế biến,
lắp ráp

Sớm 500USD

Giữa


2000USD

Muộn Thời gian

- Giai đoạn sớm : trọng tâm các ngành : công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm, công cụ nông nghiệp, giầy
dép
- Giai đoạn giữa : Lắp ráp, chất dẻo, giấy
- Giai đoạn muộn : Hàng hóa tư bản, hàng hóa lâu bền, điện tử

Với những nghiên cứu về lý thuyết, người viết mạnh
dạn chọn lónh vực xuất khẩu thủy sản của Việt Nam để
vận dụng các mô hình khai thác lợi thế so sánh của quốc
gia, nhận định một cách tổng hợp những lợi thế và thách
thức trong lónh vực đã chọn nhằm tìm ra khâu mấu chốt
và đưa ra những giải pháp khai thác một cách hiệu quả
nhất tiềm năng của quốc gia trong lónh vực trên.
1
0


I.3. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VÀ XUẤT
KHẨU THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

Thủy sản là một ngành kinh tế – kỹ thuật đặc thù
gồm các lónh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí
hậu cần, dịch vụ, thương mại … Đây là một trong những
ngành kinh tế biển- nước quan trọng.
Phần quan trọng nhất của sản phẩm thủy sản là
thực phẩm. Thực phẩm thủy sản có đặc điểm: giàu chất

dinh dưỡng (đạm, chất khoáng và vi khoáng) nhưng dễ tiêu
hóa hấp thu, ít chất béo gây hại cho tim mạch, thuộc loại
thực phẩm sạch vì rất nhạy cảm với ô nhiễm. Nhu cầu
về thực phẩm thuỷ sản trên thế giới đang tăng nhanh,
nhất là ở các nước phát triển, do xu hướng thay thế cho
các loại thịt khác vì các ưu điểm nổi trội của nó.
Sản phẩm thủy sản là một nguồn nguyên liệu quan
trọng cho sản xuất nông nghiệp. Bột cá cho chăn nuôi,
phân bón cho trồng trọt lấy từ phế liệu, phế phẩm trong
các ngành sản xuất thủy sản là nguồn nguyên liệu hữu
cơ đặc biệt chất lượng để nâng cao năng suất của sản
xuất nông nghiệp nhưng không gây tác hại tới môi
trường.
Thủy sản còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành
khác. Sản phẩm thủy sản như các loại giáp xác, nhuyễn
thể, rong tảo, cá là nguyên liệu cho các ngành dược
phẩm (alegant, chitozan), hóa chất, thủ công mỹ nghệ, trang
sức.
Với ưu thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
biển, ngành thủy sản Việt Nam đã chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất thủy sản, đặc
biệt xuất khẩu thủy sản đã đóng góp rất nhiều cho sự
phát triển đất nước. Kim ngạch xuất khẩu của ngành
thủy sản luôn đứng trong 5 hạng đầu của các ngành
xuất khẩu. Việc khai thông thị trường xuất khẩu tác động
phát triển cơ sở vật chất và năng lực khai thác, nuôi
trồng thủy sản, năng lực hậu cần dịch vụ;ï tạo nên nhiều
việc làm với thu nhập ngày càng cao cho người lao động,
bảo đảm cuộc sống của hơn 3 triệu người; làm chuyển
đổi cơ cấu kinh tế vùng nông thôn ven biển, đặc biệt là

của các cộng đồng ngư dân và nông ngư dân. Từ chỗ là
một bộ phận không lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp,
với trình độ lạc hậu vào những năm 80, thủy sản đã
trở thành một ngành kinh tế công – nông nghiệp có tốc
độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn, góp phần ổn
20


định và phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền
và an ninh quốc gia trên biển.

21


BẢNG 1. VỊ TRÍ MẶT HÀNG THỦY SẢN TRONG
CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM

1. Dầu thô
Sản lượng (Tr. Tấn)
Giá trị (Tr. USD)
Tỷ trọng (%)
2. Gạo
Sản lượng (Tr. Tấn)
Giá trị (Tr. USD)
Tỷ trọng (%)
3. Cà phê
Sản lượng (Tr. Tấn)
Giá trị (Tr. USD)
Tỷ trọng (%)

4. Cao su
Sản lượng (Tr. Tấn)
Giá trị (Tr. USD)
Tỷ trọng (%)
5. Thủy sản
Giá trị (Tr. USD)
Tỷ trọng (%)
6. Dệt may
Giá trị (Tr. USD)
Tỷ trọng (%)
7. Giày dép
Giá trị (Tr. USD)
Tỷ trọng (%)
8. Than đá
Sản lượng (Tr. Tấn)
Giá trị (Tr. USD)
Tỷ trọng (%)

3,9
1,03
93,4
62,9
285,4
971,12
13,67

7,6

8,7


9,6

12,1

14,7

1423

1074,0

1316,2

1288

2017

19,71

18,14 15,35 13,77

17,50

2,0

3,0

3,6

3,8


4,55

550

854,6

871

1031

1035

10,09

11,78

9,40

11,02

248,1

283,7

391,6

382

488


590,0

460,0

498

569,8

592

10,28

6,34

5,37

6,38

5,14

138,1

194,5

194,2

191

263


8,98

77,0

-

140,5

134,7

145

1,41

-

2,06

1,44

1,26

782

858

621,4

696,5


11,4

9,6

8,57

9,17

800,0

1100

1503

1400

1680

15,16 16,22 14,96

14,58

8,43
133,9
6,4

14,68

8,3
0,4


296,4

530

5,44

7,30

1,2

2,8

3,6

119,0

116

-

978

1031

10,55 11,02
3,5
110,8

1406


12,20

3,2

3,3

94,5

96,0

2,18
1,60
1,20
1,01
0,83
2087,1 5448,9 7255,99269 9356

Tổng kim ngạch XK cả nước
11523
(Nguồn: Niên Giám
Thống Kê Năm 1998; Kinh tế 1999 – 2000 Việt
Nam và thế giới)


CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN
XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH LI THẾ
CẠNH TRANH
CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của
xuất khẩu thủy sản Việt Nam được phân chia và phân tích
theo các nhóm điều kiện sau
II.1. CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT.

Đánh giá khả năng phát triển sản xuất và xuất
khẩu thủy hải sản của quốc gia, không thể chỉ nhìn vào
tiềm năng trong nước, mà còn phải thấy xu hướng phát
triển của thế giới trong lónh vực. Các nhân tố tác động
đến khả năng sản xuất thủy sản Việt Nam được xem xét
trong tương quan quốc tế và quốc gia.
II.1.1.
Sản xuất thủy sản trên thế giới và khu
vực.
Theo FAO, sản lượng thủy hải sản khai thác trên thế
giới tăng liên tục với nhịp độ khá nhanh. Sản lượng
thủy sản khai thác được của thế giới đã tăng từ 17
triệu tấn/năm (năm 1950) lên 122 triệu tấn (năm 1997).
Tuy nhiên, nhịp độ tăng trưởng có chiều hướng giảm
xuống. Nếu những năm từ 50 đến 80, sản lượng thường
tăng gấp đôi sau một thập kỷ, tức bình quân khoảng
6%/năm (17 triệu tấn năm 1950; 34,9 triệu tấn năm 1961;
68,3 triệu tấn năm 1983), thì 10 năm tiếäp theo sau năm
1983, bình quân hàng năm chỉ tăng 1,5%/năm. Trong số
25 quốc gia có sản lượng thủy hải sản trên 1 triệu tấn thì
dẫn đầu là các nước Trung Quốc, Peru, Chile, Nhật, Mỹ, n
Độ, Nga…Việt Nam đứng thứ 19.
Trong tổng sản lượng thủy hải sản, lượng khai thác
đánh bắt chiếm 80% và nuôi trồng chiếm 20%. Xu hướng
các nước trên thế giới là gia tăng nuôi trồng thủy sản

so với khai thác đánh bắt, do nguồn lợi tự nhiên không
phải là vô tận và khai thác phụ thuộc nhiều vào thời
tiết và vụ mùa, chi phí cao, tỷ trọng đưa vào xuất khẩu
thấp. Nuôi trồng thủy hải sản cung cấp 29% sản lượng
dùng làm thực phẩm. Phần lớn sản phẩm nuôi trồng


thủy sản có nguồn gốc từ các loài thủy sản nước ngọt
(15,1 triệu tấn/năm 1996), 9,7 triệu tấn có nguồn gốc ở
môi trường biển và 1,6 triệu tấn từ môi trường nước lợ,
(không kể các loài thực vật thuỷ sinh được trồng khoảng
7,7 triệu tấn ). Do giá trị xuất khẩu rất cao, tôm sú được
xếp vào hàng đầu các loại giáp xác nuôi trồng. Gần như
toàn bộ sản phẩm tôm sú nuôi trồng nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, và các sản phẩm
của chúng phần lớn được xuất sang các nước phát triển.


Nước nuôi trồng thủy sản mạnh nhất thế giới là
Trung Quốc, chiếm 67,8% tổng sản lượng và 45,4% tổng gía
trị nuôi trồng toàn thế giới năm 1996. Nhật Bản, mặc
dù sản lượng nuôi trồng chỉ chiếm 4% tổng sản lượng
nuôi trồng thế giới nhưng đã đạt gấp đôi tỷ trọng về
giá trị. Những nước có sản lượng nuôi trồng lớn thường
cũng là những nước có giá trị xuất khẩu lớn như Thái
Lan, n Độ, Ecuador, Indonesia…
Kim ngạch thương mại thủy hải sản trên thế giới
năm 1996 đạt trên 40 tỷ USD, trong đó các nước đang
phát triển chiếm 49%. Thái Lan luôn là nước đứng đầu
về xuất khẩu thủy sản, hàng năm xuất khẩu trên 4 tỷ

USD. Mỹ, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu 2-3 tỷ USD. Kế
đó là Đài Loan, Nga, Indonesia, Hàn Quốc, n Độ…thu trên
dưới 1,5 tỷ USD từ thủy sản xuất khẩu (xem bảng 2)
Khu vực Đông Nam Á và Nam Á là một trong những
khu vực có nghề thủy sản lớn nhất của thế giới. Tổng
sản lượng thủy sản ở hai khu vực này năm 1994 đạt 19,5
triệu tấn, chiếm 27,5% tổng sản lượng thủy sản toàn
cầu. Ở khu vực này có khoảng 10 triệu người tham gia
vào nghề cá và mức tiêu thụ cá trên đầu người cũng
khá cao, nhất là ở các nước vùng ven biển Đông Nam Á.
Sản lượng thủy hải sản của các nước Đông Nam Á
tăng khá nhanh, từ 8,576 triệu tấn năm 1984 lên 13,357
triệu tấn năm 1996, chiếm khoảng 11% tổng sản lượng
thủy hải sản toàn thế giới, trong đó sản lượng khai thác
đánh bắt là 11,4 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng gần 2
triệu tấn. Đây cũng là khu vực xuất khẩu thủy sản lớn
của thế giới: năm 1996 đã thu được 7.703 triệu USD,
chiếm hơn 19% giá trị xuất khẩu thủy hải sản toàn cầu.
Bốn nước có sản lượng thủy sản lớn nhất khu vực, và
cũng là những nước lớn trên thế giới như đã nêu ở
trên, là Thái Lan, Indonesia, Philippnes và Việt Nam. Khác
với những khu vực khác trên thế giới, ở đây các loại
cá nổi nhỏ được khai thác và tiêu thụ khá mạnh để
làm thực phẩm. Nó chiếm tới gần 1/3 sản lượng cất bến
của khu vực. Tôm là sản phẩm có giá trị cao nhất và
được coi trọng khai thác và nuôi trồng. Nhuyễn thể chân
đầu (mực, bạch tuộc) mới chiếm một tỷ lệ nhỏ trong
tổng sản lượng khai thác, song do giá trị xuất khẩu cao nên
10 năm trở lại đây đã có tốc độ tăng trưởng rất nhanh,
tới 10%/naêm.



×