Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận Văn Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Kinh Doanh Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA THUẾ VÀ HẢI QUAN

Sinh viên thực hiện : Lê Tuấn Anh
Lớp

: CQ55/05.04

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU KINH
DOANH BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH
GIAO NHẬN VẬN TẢI NGÔI SAO KIM CƢƠNG

Chuyên ngành

: HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƢƠNG

Mã số

: 05

Giáo viên hƣớng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2021


i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế cùa đơn
vị thực tập.

Sinh viên

Lê Tuấn Anh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. viii
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU KINH DOANH BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG .................1
1.1. Những vấn đề cơ bản của hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng
không .......................................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đường hàng
khơng ....................................................................................................................1
1.1.2. Phân loại hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đường hàng khơng .......4
1.1.3. Vai trị của hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đường hàng không .....5
1.2. Những vấn đề cơ bản của thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh
doanh bằng đƣờng hàng không ................................................................................7
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan đối với

hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đường hàng không ..................................7
1.2.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh
doanh bằng đường hàng không ..........................................................................11
1.2.3. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
kinh doanh bằng đường hàng không ..................................................................13
1.2.4. Nội dung thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng
đường hàng khơng ..............................................................................................15
1.2.5. Vai trị của thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh
bằng đường hàng không .....................................................................................20
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng .............................................24
1.3.1. Các yếu tố khách quan .............................................................................24
1.3.2. Các yếu tố chủ quan .................................................................................26


iii

Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU KINH DOANH BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG
TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI NGÔI SAO KIM CƢƠNG ........29
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng ....29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Giao Nhận Vận
Tải Ngôi Sao Kim Cương ...................................................................................29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH giao nhận vận tải Ngôi Sao Kim
Cương .................................................................................................................31
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH giao nhận vận tải Ngôi
Sao Kim Cương ..................................................................................................34
2.1.4. Kết quả hoạt động của Công ty TNHH giao nhận vận tải Ngôi Sao Kim
Cương .................................................................................................................36

2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh
bằng đƣờng hàng khơng tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim
Cƣơng ....................................................................................................................47
2.2.1. Cơ cấu các loại mặt hàng nhập khẩu tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận
Tải Ngôi Sao Kim Cương ...................................................................................47
2.2.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng
đường hàng khơng tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cương
............................................................................................................................50
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện thủ tục hải quan tại đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không tại Công ty TNHH giao nhận vận tải
Ngôi Sao Kim Cƣơng ............................................................................................62
2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................62
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................64
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................69
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC
HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU KINH DOANH BẰNG
ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI NGƠI
SAO KIM CƢƠNG...................................................................................................71
3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng hồn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không tại công ty TNHH giao nhận vận tải
Ngôi Sao Kim Cƣơng ............................................................................................71


iv

3.1.1. Xu hướng hiện đại hóa thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại
Việt Nam .............................................................................................................71
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Công ty TNHH Giao Nhận
Vận Tải Ngôi Sao Kim Cương trong thời gian tới .............................................74
3.2. Giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh

bằng đƣờng hàng không tại Công ty TNHH giao nhận vận tải Ngôi Sao Kim
Cƣơng ....................................................................................................................75
3.2.1. Chia nhỏ công việc cho từng bộ phận chuyên biệt trong quá trình thực
hiện thủ tục hải quan ..........................................................................................75
3.2.2. Mở rộng thị phần, tăng cường tìm kiếm nguồn khách hàng mới .............76
3.2.3. Xây dựng quy trình chuyên nghiệp ..........................................................78
3.2.4. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên thực hiện thủ
tục hải quan tại cơng ty ......................................................................................79
3.2.5. Nâng cấp, bảo trì hệ thống cơng nghệ thông tin thường xuyên ...............81
3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nƣớc ..................................................82
3.3.1. Về phía Nhà nước .....................................................................................82
3.3.2. Về phía Cơ quan hải quan ........................................................................84
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................85
KẾT LUẬN ...............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................88
NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN .............................................................89
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .................................................................90


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

1


ASEAN

2

CNTT

Công nghệ thơng tin

3

DOC

Bộ phận chứng từ

4

DSL

5

GDP

6

TNHH

7

OPS


8

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

9

SALE

Bộ phận bán hàng

10

LCL

Hàng lẻ

11

TT

Thông tƣ

12

WCO

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


Diamond Star Logistics (Công ty TNHH Giao Nhận Vận
Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng)
Tổng sản phẩm quốc nội
Trách nhiệm hữu hạn
Bộ phận giao nhận

Tổ chức Hải quan Thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Bảng 2.1. Cơ cấu dịch vụ theo doanh thu giai đoạn 2018-2020
Bảng 2.2.

Bảng 2.3.

Số lƣợng tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn
2018-2020
Cơ cấu loại hình hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan
nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không

Trang
37
40


41

Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018

42

Bảng 2.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019

43

Bảng 2.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020

44

Bảng 2.7.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng
không giai đoạn 2018-2020

48


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Hình 1.1.

Hình 2.1.


Tên hình
Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Giao Nhận Vận
Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng (DSL)

Trang
15

31

Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
Hình 2.2. khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không tại Công ty

51

Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng
Hình 2.3.

Hình 2.4.

Số lƣợng tờ khai nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng
không giai đoạn 2018-2020
Tỷ lệ kết quả phân luồng tờ khai hàng hóa nhập khẩu
kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng giai đoạn 2018-2020

59

60


Hình 2.5. Tỷ lệ tờ khai sai giai đoạn 2018 -2020

64

Hình 2.6. Tỷ lệ các lỗi sai trên tờ khai giai đoạn 2018-2020

65

Hình 2.7.

Tỷ lệ cơng việc khi thực hiện thủ tục hải quan của từng
bộ phận

67


viii

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hiện nay Việt Nam là thành viên của một số tổ chức liên hợp quốc, đã
ký kết nhiều hiệp định song phƣơng, đa phƣơng, điều này có thể thấy vị thế
của Việt Nam trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao. Vì vậy việc mở
rộng giao lƣu với quốc tế, thúc đẩy hoạt động trao đổi, ngoại thƣơng hàng hóa
của Việt Nam với nƣớc ngồi (xuất khẩu – nhập khẩu) ngày càng gia tăng.
Hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu gia tăng, phát triển ngày càng lớn, đem lại
tiềm lực phát triển kinh tế, tăng trƣởng GDP, tạo công ăn việc làm, thu hút
đầu tƣ nƣớc ngồi, khơng chỉ vậy cịn làm tăng thu ngân sách nhà nƣớc. Dựa
vào xu thế đó các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu - nhập khẩu, các công
ty Logistics đƣợc thành lập ngày càng nhiều và hoàn thiện, tạo ra sự cạnh

tranh lớn mạnh và gắt gao không chỉ trong nội địa mà cả quốc tế.
Là một công ty cung cấp dịch vụ Logistics vừa và nhỏ, thành lập vào
năm 2014, Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng (DSL)
cung cấp đa dạng các dịch vụ nhƣ: dịch vụ hải quan, khai thuê hải quan, tƣ
vấn hải quan, vận tải đƣờng biển, vận tải đƣờng hàng không, vận tải đƣờng
bộ, vận tải đa phƣơng thức, vận tải hàng quá khổ quá tải, gom hàng LCL,
đóng kiện, vận chuyển hàng hóa, kho bãi….. Cơng ty trải qua 7 năm hình
thành và phát triển cùng với đội ngũ nhân viên có tuổi nghề cao, Cơng ty Giao
nhận và vận tải Ngơi sao Kim cƣơng có vị thế khá cao trên thị trƣờng cung
cấp dịch vụ logistics. Tuy vậy, hoạt động cung cấp dịch vụ nhập khẩu của
công ty còn tồn tại một số hạn chế, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến quy
mô và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại doanh
Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng, em đã lựa chọn đề


ix

tài: “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng
hàng không tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng”.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thủ tục hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không. Nghiên cứu việc thực hiện
thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng
không tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với
hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không tại Công ty TNHH
Giao Nhận Vận Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng từ năm 2018-2020
4. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về quy trình thực hiện thủ tục
hải quan đối với hàng hóa kinh doanh nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng.
- Tìm hiểu thực trạng thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh
doanh bằng đƣờng hàng khơng tại Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Ngôi
Sao Kim Cƣơng, chỉ ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm cũng nhƣ khó khăn trong
q trình thực hiện hoạt động của cơng ty.
- Từ đó, tìm ra ngun nhân, đề xuất ra giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng
đƣờng hàng không tại Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Ngôi Sao Kim
Cƣơng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu tổng hợp từ các báo cáo
tài chính và các thủ tục chứng từ trong q trình thực tập tại cơng ty, thơng
qua việc tìm kiếm thơng tin trên internet bao gồm các trang web đăng tải các
chuyên đề luận văn và các bài viết có liên quan đến đề tài. Thu thập dữ liệu


x

bằng cách quan sát thực tế thơng qua q trình tiếp xúc trực tiếp với các dịch
vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại phịng kinh doanh vận tải của công ty.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu
+ Phƣơng pháp thống kê: Thống kê các số liệu thu thập đƣợc để đánh
giá thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng
đƣờng hàng khơng tại Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Ngôi Sao Kim
Cƣơng thông qua các số liệu công ty cung cấp.
+ Phƣơng pháp phân tích: Dựa vào những số liệu cơng ty cung cấp để
phân tích tình hình hoạt động của cơng ty.
+ Phƣơng pháp so sánh: So sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cơng
ty qua các năm dựa trên số liệu tuyệt đối và tƣơng đối.

+ Phƣơng pháp tổng hợp: Phƣơng pháp này sử dụng nhằm tổng hợp lại
những phân tích và so sánh để đƣa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng việc
thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng hàng
không tại Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Ngôi Sao Kim Cƣơng, từ đó đƣa
ra các giải pháp nhằm đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận
và vận tải hàng hóa quốc tế của cơng ty.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng
Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận
Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận
Tải Ngôi Sao Kim Cƣơng


1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU KINH DOANH BẰNG ĐƢỜNG HÀNG
KHƠNG
1.1. Những vấn đề cơ bản của hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng
đƣờng hàng không
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đường
hàng khơng
Với sự phát triển của toàn cầu nhƣ hiện nay, hoạt động thƣơng mại mua
bán quốc tế ngày mở rộng và tăng trƣởng hàng năm cùng với sự phát triển của
công nghiệp, nơng nghiệp, kinh tế, đầu tƣ nƣớc ngồi. Kéo theo đó hoạt động

nhập khẩu từ nƣớc ngồi vào Việt Nam là một hoạt động quan trọng của
thƣơng mại quốc tế tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống trong nƣớc.
1.1.1.1. Khái niệm
Trong thời đại hiện này, xu thế tồn cầu hóa xuất hiện và phát triển nhƣ
một yếu tố khách quan đã làm cho việc tiêu dùng của các nƣớc khơng chỉ
dừng lại ở trong nƣớc mà cịn mở rộng ra quốc tế. Sự giao lƣu hàng hóa quốc
tế giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển mạnh
mẽ. Theo đó mà hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nƣớc ngồi vào Việt Nam
cũng trở thành một hoạt động quan trọng của thƣơng mại quốc tế tác động
trực tiếp đến sản xuất và đời sống trong nƣớc.
Theo Điều 28 Luật Thương Mại Việt Nam 2015: “Nhập khẩu hàng hóa là
việc hàng hóa đƣợc đƣa vào lãnh thổ Việt Nam từ nƣớc ngoài hoặc từ khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật”.


2

Do đó có thể hiểu, hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đƣợc phép đƣa từ
nƣớc ngồi vào lãnh thổ hải quan của một quốc gia, theo pháp luật hải quan
và pháp luật có liên quan của quốc gia đó. Hàng hóa nhập khẩu là đối tƣợng
phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu kinh doanh hay cịn gọi là hàng hóa nhập khẩu
thƣơng mại hoặc trƣớc đây đƣợc gọi là hàng hóa mậu dịch. Hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh là hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hay nói cách khác là hàng hóa đƣợc đƣa vào lãnh thổ hải quan để thực hiện
kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động thƣơng mại của các thƣơng nhân.
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu hàng hóa nhập khẩu kinh doanh
bằng đƣờng hàng khơng là hàng hóa thƣơng mại đƣợc đƣa vào lãnh thổ Việt
Nam bằng đƣờng hàng khơng từ nƣớc ngồi hoặc từ khu vực đặc biệt nằm

trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.1.2. Đặc điểm
Với cách tiếp cận hàng hóa nhập khẩu kinh doanh là hàng hóa nhập khẩu
nhằm mục đích thu lợi nhuận đƣợc thực hiện thông qua hợp đồng mua bán
giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh có các đặc điểm
cơ bản sau:
Hàng hóa là động sản có tên gọi, mã số theo Danh mục hàng hóa nhập
khẩu: Một tài sản là động sản khi do bản chất tài sản đó quyết định hoặc do
pháp luật quy định. Một tài sản là động sản do bản chất tài sản đó quyết định
khi nó có khả năng tự di chuyển hoặc có thể dịch chuyển nhờ tác động bên
ngồi nhƣng vẫn giữ ngun đƣợc hình dạng, kích thƣớc và tính chất vốn có
của tài sản. Một tài sản là động sản do pháp luật quy định đƣợc xác định trong
các văn bản pháp luật cụ thể. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015,


3

động sản là những tài sản không phải bất động sản. Bất động sản là các tài sản
bao gồm: Đất đai, nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài
sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất
đai, các tài sản khác do pháp luật quy định.
Nhƣ vậy, khái niệm bất động sản đƣợc tiếp cận là đối tƣợng của giao
dịch dân sự thông thƣờng là khá rộng, tuy nhiên hàng hóa xuất nhập khẩu
kinh doanh đƣợc ràng buộc thêm những điều kiện nhất định đó là bất động
sản có Mã số theo Danh mục HS hoặc có tên gọi, mã số theo Danh mục hàng
hóa nhập khẩu của từng quốc gia đƣợc nhập khẩu hoặc lƣu giữ trong lãnh thổ
hải quan. Luật hải quan năm 2014 quy định “Hàng hóa bao gồm bất động sản
có tên gọi là mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc đƣợc lƣu giữ trong địa bàn hoạt

động hải quan”.
Hàng hóa phải được di chuyển qua biên giới quốc gia trên cơ sở hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ
sở pháp lý cho việc di chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia nó phản ánh,
ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán một hàng hóa nào đó.
Mua bán hàng hóa quốc tế ln gắn liền với hai đặc trƣng cơ bản: Thứ nhất là
chuyển quyền sở hữu về hàng hóa; Thứ hai là thực hiện nghĩa vụ thanh tốn
tiền hàng. Hình thức biểu hiện bên ngồi của chuyển quyền sở hữu về hàng
hóa đó là việc di chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia hoặc đƣa hàng hóa
ra,vào khu vực hải quan riêng.
Hàng hóa thuộc quyền sở hữu của bên nhập khẩu (bên mua): Nghĩa là
bên mua có tồn quyền chiếm hữu,sử dụng và định đoạt đối với hàng hóa.
Việc lƣu giữ, quản lý, việc khai thác cơng dụng của hàng hóa, việc quyết định


4

số phận thực tế và số phận pháp lý của hàng hóa thuộc quyền của bên
mua/bên nhập khẩu.
Hàng hóa được tiêu thụ tại nước nhập khẩu: Nghĩa là hàng hóa đó phải
đƣợc tiêu dùng tại nƣớc nhập khẩu hoặc đƣợc đƣa vào sản xuất và tiêu dùng
tại nƣớc nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu kinh doanh gắn liền với nghĩa vụ thanh tốn của
bên nhập khẩu: Bởi hàng hóa nhập khẩu kinh doanh gắn liền với hoạt động
mua bán hàng hóa của các thƣơng nhân, hàng hóa là đối tƣợng của hoạt động
mua bán, vì vậy ln gắn với hành vi thanh toán trên cơ sở sử dụng tiền tệ
làm phƣơng thức thanh tốn.Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong
hai quốc gia của ngƣời mua, ngƣời bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác.
Đặc điểm này phân biệt với hàng hóa nhập khẩu là quà biếu, quà tặng, tài sản
di chuyển, hàng mẫu không thanh tốn...

Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng phải nộp thuế, trừ những trường hợp
được pháp luật cho miễn thuế hoặc khơng thu thuế: Cụ thể hàng hóa thuộc
đối tƣợng nộp thuế nhập khẩu và ngoài việc phải nộp thuế nhập khẩu, căn cứ
vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa khi thực hiện nhập khẩu còn phải nộp
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ mơi trƣờng và các loại
thuế khác nếu có.
1.1.2. Phân loại hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đường hàng khơng
Với cách tiếp cận hàng hóa nhập khẩu kinh doanh là hàng hóa đƣợc đƣa
vào, lãnh thổ hải quan để nhằm mục đích thực hiện các hoạt động thƣơng mại
của các thƣơng nhân, hàng hóa nhập khẩu kinh doanh gồm nhiều loại khác
nhau tƣơng ứng với từng hoạt động thƣơng mại, cụ thể đó là:
- Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;


5

- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ thƣơng
mại nhƣ gia cơng hàng hóa, quá cảnh hàng hóa, trung chuyển hàng hóa…;
- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động đầu tƣ;
- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhƣ
tham dự hội chợ triển lãm, trƣng bày giới thiệu nhƣ tham dự hội chợ triển
lãm, trƣng bày giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại…;
- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho các hoạt động thƣơng mại khác.
Nếu tiếp cận theo nghĩa hẹp thì hàng hóa nhập khẩu kinh doanh chỉ đơn
thuần là hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Với cách tiếp
cận này hàng hóa nhập khẩu kinh doanh gồm:
- Hàng hóa nhập kinh doanh;
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tài xuất;
- Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu;
1.1.3. Vai trị của hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đường hàng

khơng
Nhập khẩu hàng hóa kinh doanh là một hoạt động quan trọng của thƣơng
mại quốc tế, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản
xuất và tiêu dùng. Nhập khẩu là để tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật công
nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà sản
xuất trong nƣớc không sản xuất đƣợc, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu.
Ngồi ra, nhập khẩu cịn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản
xuất trong nƣớc sẽ khơng có lợi bằng nhập khẩu, làm đƣợc nhƣ vậy sẽ tác
động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của
nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn , cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa
học kĩ thuật. Chính vì vậy mà hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng
hàng khơng có những vai trị nhƣ sau:


6

Thứ nhất, Hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng tạo điều kiện
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Bổ sung những mất cân đối của nền kinh tế một cách nhanh
chóng, đảm bảo sự phát triển kinh tế cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối
đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
Thứ hai, Hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng góp
phần cải thiện và nâng cao mức sống của ngƣời dân, thỏa mãn nhanh chóng
nhu cầu trực tiếp của ngƣời dân về hàng tiêu dùng, cung cấp đầu vào cho quá
trình sản xuất, tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao động, nâng cao mức thu
nhập cho ngƣời dân. Bởi thực tế cho thấy, hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng
hàng khơng là hình thức nhập khẩu hàng hóa nhanh nhất, an tồn nhất so với
đƣờng bộ và đƣờng biển. Đối với những mặt hàng dễ hƣ hỏng nhƣ: động vật
sống, thực phẩm tƣơi, hoa quả,…hay những hàng hóa có giá trị cao cần đƣợc
vận chuyển nhanh do có sự thay đổi về trị giá khá lớn trong khoảng thời gian

ngắn nhƣ: Thời trang, trang sức, đá q, đồ điện tử,…thì việc nhập khẩu bằng
đƣờng hàng khơng sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hóa, tiết kiệm thời
gian, đồng thời, giảm thiểu hao hụt tự nhiên cũng nhƣ rủi ro của hàng hóa
nhập khẩu.
Thứ ba, Hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng có vai
trị tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu tạo đầu vào cho sản
xuất xuất khẩu, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ xuất khẩu.
Cũng chính nhờ vào hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng
mà q trình sản xuất diễn ra một cách liền mạch, ít sự gián đoạn. Bởi lẽ với
ƣu thế về tốc độ vận chuyển nhanh, hàng hóa có thể đƣợc đƣa từ quốc gia này
tới quốc gia khác trong thời gian chỉ tính bằng tiếng. Ngồi ra, hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng cũng giúp thiết lập đƣợc quan hệ


7

thƣơng mại với nƣớc xuất khẩu, do đó có cơ hội đề xuất xuất khẩu hàng hóa
của mình sang nƣớc này.
Có thể thấy rằng vai trị của hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng
hàng không là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển
(trong đó có Việt Nam) trong việc cải thiện đời sống kinh tế, thay đổi một số
lĩnh vực, nhờ có nhập khẩu mà tiếp thu đƣợc những kinh nghiệm quản lí,
cơng nghệ hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
1.2. Những vấn đề cơ bản của thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng không
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan đối
với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đường hàng khơng
1.2.1.1. Khái niệm
Cho đến nay ở tất cả các nƣớc trên thế giới, khơng phân biệt chế độ
chính trị, nƣớc nào cũng có một đƣờng lối kinh tế đối ngoại, một chính sách

thuế quan, cũng nhƣ quy định thể lệ, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
và đặt ra cơ quan phụ trách việc thi hành các thủ tục, thể lệ này đồng thời thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thủ tục này đƣợc gọi chung là thủ tục hải quan. Còn cơ quan phụ trách
thi hành thủ tục hải quan thì tùy mỗi nƣớc mà nó có tên gọi khác nhau: Trung
Quốc hiện nay là Quan, Anh- Customs, Pháp- Donanes, Việt Nam- Hải
quan… nhƣng nội dung của thủ tục hải quan thì giống nhau.
Theo định nghĩa tại Chương 2 Cơng ước Kyoto: “Thủ tục hải quan là tất
cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên quan và hải quan thực hiện nhằm bảo
đảm tuân thủ Luật Hải quan”.


8

Theo quy định tại khoản 32, điều 4 Luật Hải quan Việt Nam 2014: “Thủ
tục hải quan là các công việc mà ngƣời khai hải quan và công chức hải quan
phải thực hiện theo quy định của luật này đối với hàng hóa, phƣơng tiện vận
tải”. Nhƣ vậy ngƣời khai hải quan phải có trách nhiệm khai tờ khai hải quan,
công chức hải quan phải tiếp nhận hồ sơ hải quan và tiến hành phân tích, xử
lý thơng tin để đƣa ra mức độ kiểm tra từ miễn kiểm tra đến kiểm tra toàn bộ
hồ sơ và kiểm tra hàng hóa.
Qua đó, có thể hiểu thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh
doanh là tất cả các hoạt động tác nghiệp/các công việc mà ngƣời khai hải
quan (ngƣời nhập khẩu) và công chức hải quan cùng với các bên liên quan
(nhƣ các công ty kinh doanh kho bãi, cảng vụ, các cơ quan quản lý chuyên
ngành) phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh là thủ tục hành
chính đƣợc quy định rõ tại Luật Hải quan, mà tại đó thủ tục hải quan đƣợc
thực hiện chủ yếu và trực tiếp bởi ngƣời khai hải quan và công chức hải quan.

Trong đó:
Đối với người khai hải quan
- Khai, nộp tờ khai hải quan nhập khẩu kinh doanh; nộp, xuất trình
chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
- Đƣa hàng hóa đến địa điểm đƣợc quy định cho việc kiểm tra thực tế
hàng hóa nhập khẩu;
- Nộp thuế nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật;
- Thực hiện thơng quan hàng hóa nhập khẩu kinh doanh.


9

Đối với công chức hải quan
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan nhập khẩu kinh doanh;
- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu kinh
doanh
- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
- Quyết định việc thơng quan/giải phóng hàng hóa đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đường hàng khơng.
Thủ tục hải quan đối với nhập khẩu hàng hóa kinh doanh bằng đƣờng
hàng khơng có một số tính chất cơ bản nhƣ sau:
Tính hành chính bắt buộc: Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính vì thực
hiện thủ tục hải quan chính là thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực hải
quan và do cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc thực hiện, mà cụ thể là cơ
quan hải quan. Xét về mặt nguyên tắc, tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải
làm thủ tục hải quan. Nếu không làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải
quan không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật đều không đƣợc

chấp nhận thông quan và nhƣ vậy, hành vi nhập khẩu hàng hóa khơng thể
thực hiện đƣợc. Tất cả các nội dung công việc của thủ tục hải quan đều đƣợc
quy định cụ thể trong Luật Hải quan và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật
Hải quan. Ngƣời khai hải quan và công chức hải quan có trách nhiệm phối
hợp với nhau và phối hợp với các cơ quan khác của Nhà nƣớc để thực hiện
các nội dung cơng việc đó.
Tính trình tự và liên tục: Nói đến thủ tục là phải nói đến tính trình tự của
nó, tức là nói đến việc nào, bƣớc nào thực hiện trƣớc; việc nào, bƣớc nào thực
hiện sau. Kết quả của bƣớc trƣớc là tiền đề, căn cứ, cơ sở để thực hiện bƣớc


10

tiếp theo. Bƣớc sau đƣợc thực hiện trên cơ sở kết quả của bƣớc trƣớc và là sự
kế tiếp bƣớc trƣớc. Đồng thời bƣớc sau phải kiểm tra lại kết quả của bƣớc
trƣớc để hạn chế những sai sót trong dây chuyền làm thủ tục hải quan. Thủ
tục hải quan phải đƣợc thực hiện liên tục không đƣợc ngắt quãng để đảm bảo
thông quan nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thƣơng mại
quốc tế.
Tính thống nhất: Tính thống nhất thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan phải
thống nhất từ hệ thống văn bản, phải thống nhất từ quy định bộ hồ sơ phải
nộp, xuất trình, thống nhất trong cách xử lý và kết quả xử lý giữa các Chi cục,
các Cục và trong toàn ngành; thống nhất về các nghiệp vụ trong suốt dây
chuyền làm thủ tục hải quan. Thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải
quan trong phạm vi cả nƣớc, không cho phép thủ tục hải quan ở địa điểm này
khác thủ tục hải quan làm ở địa điểm khác.
Tính cơng khai, minh bạch và quốc tế hóa: Để đảm bảo tính thống nhất
của thủ tục hải quan, tất yếu thủ tục hải quan phải đƣợc công khai và minh
bạch, bởi đây là thủ tục hành chính bắt buộc. Tính chất này đƣợc thể hiện ở
chỗ thủ tục hải quan đƣợc quy định cụ thể trong văn bản pháp luật và đƣợc

đăng tải, tuyên truyền, phổ biến trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng,
niêm yết tại các địa điểm làm thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh là các cơng
việc mà ngƣời khai hải quan (ngƣời nhập khẩu) và công chức hải quan phải
thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh. Do vậy việc thực hiện thủ
tục hải quan ảnh hƣởng rất lớn đến giao lƣu thƣơng mại quốc tế. Theo đó,
muốn phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế phải hài hịa hóa các thủ tục hải
quan và thủ tục hải quan phải phù hợp, tƣơng thích với các điều ƣớc quốc tế
cũng nhƣ thông lệ quốc tế về hải quan.


11

1.2.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
kinh doanh bằng đường hàng khơng
Khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung,
hàng hóa nhập khẩu kinh doanh bằng đƣờng hàng khơng nói riêng cần tn
thủ những ngun tắc sau:
Một là, Tất cả các hàng hóa nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan
Điều này có ý nghĩa là khơng phân biệt hàng hóa đó của ai, mang quốc
tịch ở đâu, thuộc loại hình nhập khẩu nào, khi tham gia vào các quan hệ
thƣơng mại quốc tế hoặc có sự di chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu
vực pháp lý khác đều phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát
hải quan. Đối tƣợng phải làm thủ tục hải quan gồm hàng hóa nhập khẩu. Theo
Luật Hải quan : “Hàng hóa nhập khẩu phải đƣợc làm thủ tục hải quan, chịu sự
kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đƣờng, đúng thời gian
qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật”.
Hai là, Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan
Quản lý rủi ro đƣợc đánh giá là phƣơng pháp quản lý tiên tiến, hiện đại
đƣợc hải quan các nƣớc trên thế giới áp dụng trong thủ tục hải quan và đã

chứng tỏ đƣợc hiệu quả to lớn của nó. Bởi kết quả là tạo ra sự cân bằng giữa
tạo thuận lợi và kiểm soát chặt chẽ trong điều kiện thƣơng mại và các dịng
chảy quốc tế có sự gia tăng đột biến.
Ba là, Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và tạo
thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu
Việc thực hiện thủ tục hải quan phải hƣớng tới hai mục tiêu cơ bản, một
là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của nhà nƣớc trong lĩnh vực hải


12

quan, hai là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động nhập khẩu hay nói cách khác
cho hoạt động thƣơng mại quốc tế.
Bốn là, Hàng hóa nhập khẩu được thơng quan sau khi đã hồn thành thủ
tục hải quan
Hàng hóa nhập khẩu đƣợc thơng quan khi đã hồn thành thủ tục hải quan
đối với hàng hóa nhập khẩu, trừ trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật,
chẳng hạn tạm dừng thơng quan khi có u cầu của chủ sở hữu quyền nghi
ngờ hàng hóa nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc thực hiện biện
pháp cƣỡng chế của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện nghĩa vụ
thuế.
Năm là, Thủ tục hải quan phải được thực hiện cơng khai, nhanh chóng,
thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu,
mọi hoạt động phải đƣợc diễn ra một cách trình tự cơng khai minh, minh bạch
giữa ngƣời thực hiện thủ tục hải quan và công chức hải quan. Khi thực hiện
thủ tục hải quan, công chức hải quan phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
doanh nghiệp thơng quan hàng hóa nhập khẩu một cách nhanh chóng theo
đúng quy định của pháp luật.
Sáu là, Thủ tục hải quan phải đáp ứng yêu cầu hoạt động nhập khẩu

Nguyên tắc này đƣợc thể hiện ở việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc
phải đáp ứng yêu cầu hoạt động nhập khẩu. Việc bố trí nhân lực, thời gian
làm việc của cơ quan hải quan cũng nhƣ doanh nghiệp nhập khẩu phải phù
hợp với quy định của pháp luật hải quan và phù hợp với thực tiễn hoạt động
thƣơng mại quốc tế.


13

1.2.3. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu kinh doanh bằng đường hàng không
1.2.3.1. Cơ sở pháp lý quốc gia
Cơ sở pháp lý quốc gia bao gồm các văn bản pháp luật về hải quan và
các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan. Các văn bản pháp
luật về hải quan bao gồm:
- Luật Hải quan 2014;
- Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động
hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới;
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật
hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về
thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Nghị định 12/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
số 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan;
trách nhiệm phối hợp trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan;

- Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của chính phủ về biểu thuế
xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt
đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và nghị định số


14

125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều
của nghị định số 122/2016/NĐ-CP;
- Thông tƣ 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tƣ 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tƣ số
28/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
1.2.3.2. Cơ sở pháp lý quốc tế
Cơ sở pháp lý quốc tế là các văn bản do các quốc gia thỏa thuận, xây
dựng và thƣờng gọi là các điều ƣớc quốc tế, gồm các điều ƣớc quốc tế về hải
quan và các điều ƣớc quốc tế liên quan đến hải quan.
Các điều ƣớc quốc tế về hải quan nhƣ: Công ƣớc vê thành lập Hội đồng
hợp tác Hải quan (CCC) nay là Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), công ƣớc
Kyoto sửa đổi năm 1999 về đơn giản hóa, hài hịa hóa thủ tục hải quan, Hiệp
định về Hải quan ASEAN 1997, công ƣớc HS về phân loại hàng hóa năm
1988, Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định ƣu đãi thuế quan và thƣơng mại
(Hiệp định GATT),...
Trong số đó Cơng ƣớc Kyoto sửa đổi năm 1999 đƣợc coi là công ƣớc
“xƣơng sống” về thủ tục hải quan, công ƣớc đƣợc sửa đổi, bổ sung tại
Brussells (Bỉ) vào năm 1999 nhằm đạt các mục đích:

- Loại bỏ những khác biệt giữa các thủ tục và hoạt động thực tiễn hải
quan có thể gây trở ngại cho thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ những trao đổi
quốc tế khác;


×