Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tài liệu lý thuyết ôn thi Thị Trường Chứng KhoánNEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.9 KB, 22 trang )

1.
Đặc điểm của chứng khốn
Tính sinh lợi (Yield): Tính sinh lợi của chứng khoán là khả năng đem lại thu nhập cho người sở hữu chúng. Các chứng khốn ln
chứa đựng một khả năng sinh lợi nhất định bởi lẽ khi phát hành ra chúng, nhà phát hành luôn hứa hẹn, cam kết một khoản thu nhập sẽ
thanh toán cho nhà đầu tư, chính vì điều này mà nhà đầu tư mới bỏ vốn mua chứng khoán với tư cách là một hoạt động đầu tư. Với
các loại chứng khoán khác nhau thì mức độ và tính chất các khoản thu nhập mà chứng khoán đem lại cho người nắm giữ cũng khác
nhau. Có những loại chứng khốn mà thu nhập của nó cho nhà đầu tư tương đối ổn định trong suốt thời gian đầu tư, ngược lại có
những loại chứng khốn mà thu nhập của chúng hồn tồn phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả các hoạt động kinh tế của tổ chức phát
hành, cũng như tình hình quan hệ cung cầu loại chứng khốn đó trong nền kinh tế. Đối với cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu sẽ được
hưởng cổ tức hàng năm khi công ty cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quyết định chi trả cổ tức cho cổ đơng,
ngồi ra họ cịn có thể có thêm một khoản thu nhập tiềm năng trong tương lai dưới dạng chênh lệch giá chứng khoán nếu giá thị
trường của cổ phiếu tăng. Đối với trái phiếu, theo các kỳ hạn cam kết của tổ chức phát hành, các trái chủ được quyền nhận trái tức,
ngồi ra họ cũng có thể nhận thêm một khoản thu nhập thứ hai là chênh lệch giá nếu giá thị trường của trái phiếu đó tăng lên.
Rủi ro
Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngồi của một ngành cơng nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tranh, lạm
phát, sự kiện kinh tế và chính trị... Đa dạng hóa đầu tư cũng khơng thể loại bỏ loại rủi ro này. Những công ty chịu ảnh hưởng cao của
rủi ro hệ thống là những công ty mà doanh số, lợi nhuận và giá chứng khoán thường theo sát các diễn biến kinh tế và những diễn biến
trênthị trường chứng khốn. Phần lớn các cơng ty trong những ngành cơng nghiệp cơ bản và khai khống, những ngành có định phí
lớn hay những ngành liên quan đến sản xuất ơ tô chịu ảnh hưởng rất cao của rủi ro hệ thống, ví dụ ngành thép, cao su, kính,... Rủi ro
hệ thống được chia làm 3 loại rủi ro chính:
1. Rủi ro thị trường: Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty vẫn không
thay đổi. Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ
phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu
thường chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường.
Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vơ hình. Sự chờ đợi đối với
chiều hướng sụt giảm lợi nhuận của các cơng ty nói chung có thể là ngun nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường bị giảm
giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội cịn các sự
kiện vơ hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình,
nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó. Những sự sút giảm đầu tiên
trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn và sau đó kéo theo những phản ứng dây


chuyền làm tăng vọt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở.
2. Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là
dao động trong mức lãi suất chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ, khi đó sẽ
có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khốn khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu cơng ty. Nói cách khác,
chi phí vay vốn đối với các loại chứng khốn khơng rủi ro thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khốn
có rủi ro.
3. Rủi ro sức mua: Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể được định nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay của nhà
đầu tư. Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư,
biến động giá càng cao thì rủi ro sức mua càng tăng nếu nhà đầu tư khơng tính tốn lạm phát vào thu nhập kỳ vọng.
Mỗi chứng khốn có một mức độ riêng rủi ro không thể phân tán được và được đo bằng hệ số bêta (b) (việc tính toán hệ số Bêta cũng
hết sức phức tạp). Bêta cho thấy cái cách mà một chứng khoán phản ứng trước những nhân tố của thị trường. Nói khác đi, giá của một
chứng khoán càng phản ứng với thị trường mạnh mẽ bao nhiêu thì hệ số bêta của chứng khốn đó càng cao bấy nhiêu. Bêta của một
chứng khốn được tính thơng qua mối liên hệ (chính xác là hệ số tương quan) giữa suất sinh lợi của chứng khoán đó và suất sinh lợi
của thị trường mà chứng khốn đó đang giao dịch.
TRÌNH BÀY VỀ RỦI RO PHI HỆ THỐNG

1. Tổng quan về rủi ro phi hệ thống.
Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động lên một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan đến điều
kiện của các nhà phát hành. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết
của chính phủ.


Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn,
nắm giữ hay bán các chứng khoán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức - nhà đầu tư sẽ không chịu rủi
ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm.
Ngoài ra, rủi ro phi hệ thống đề cập đến rủi ro cụ thể của một công ty hay một ngành cụ thể, vì vậy tùy từng ngành nghề, doanh nghiệp
có thể có những rủi ro riêng biệt. Trên thực tế có nhiều loại rủi ro phi hệ thống có thể xảy ra.

2. Các loại rủi ro phi hệ thống
a. Rủi ro kinh doanh

- Định nghĩa:
Đây là loại rủi ro chính đối với thị trường chứng khốn, xuất phát từ tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Nó thể hiện sự thay đổi bất
lợi về tình hình cung cầu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh.
- Phân loại:
Hai loại cơ bản là bên ngoài và nội tại:
+ Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
+ Rủi ro kinh doanh bên ngồi phụ thuộc vào các yếu tố mơi trường kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp như : lãi suất, cắt giảm
ngân sách, thuế nhập khẩu tăng; sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh; sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, sự phát triển của sản phẩm
thay thế; thiên tai, dịch bệnh :covid 19,...
- Ví dụ:
+ Dịch Covid-19 tác động đến ngành thép ở cả 2 chiều sản xuất và tiêu thụ.
Về sản xuất, giá của một số nguyên liệu sản xuất thép có xu hướng tăng do nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế như: than cốc, quặng
sắt, than điện cực, gạch chịu lửa… Về tiêu thụ, nhiều cơng trình xây dựng trong và ngồi nước sử dụng thép bị trì trệ, khiến cho nhu cầu sử dụng
thép sụt giảm.
+ Sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp thép sẽ phải đối mặt với tình trạng tồn kho ở mức cao, và áp lực cạnh tranh với thép giá rẻ của
Trung Quốc tràn sang hậu dịch COVID-19.
+ Điền hình là mã chứng khốn HPG (CTCP Tập đồn Hịa Phát), lợi nhuận q III của cơng ty này có khả năng giảm mạnh từ mức dự
báo kỷ lục 10.200 tỷ đồng (quý II) về mức 8.900 tỷ đồng. Tình hình này đã được phản ánh hết vào giá cổ phiếu HPG trong 2 quý gần đây:
Ngày 1/06 (đầu quý II), giá cổ phiếu đạt định tại mức giá 54.000 đồng rồi sau đó giảm dần và tạo đáy tại mức giá 44.18 vào ngày 19/07.
Sau đó giá có sự hồi nhẹ vẫn đang dao động trong vùng 48 đến 51 nghìn đồng. Giá cổ phiếu phiên hôm nay, ngày 25/8 đang ở mức 48.400 đồng.
b. Rủi ro tài chính
- Định nghĩa:
Rủi ro tài chính hay rủi ro đòn bẩy được hiểu là sự biến động lợi nhuận của các cổ đông khi doanh nghiệp vay nợ. Nói cách khác, rủi ro
tài chính là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hồn vốn cho người sở hữu chứng khốn.
Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đối giữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Được xác định bằng cách xem xét cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng việc vay nợ thì sẽ tạo ra thêm nhiều nghĩa vụ
trả lãi mà phải được thanh toán cho các chủ nợ trước khi trả cổ tức cho các cổ đơng.
+ Có thể tính tốn và kiểm sốt được trong phạm vi khi các nhà quản lý có thể quyết định việc vay hay khơng vay một khoản nợ nào đó.
Doanh nghiệp khơng vay nợ sẽ tránh được rủi ro tài chính.

- Tác động:
Rủi ro tài chính làm thay đổi dịng thu nhập của các cổ phiếu thường. Từ đó tác động mạnh mẽ đến những người nắm giữ cổ phiếu
thường, làm biến động thu nhập, sai lệch về kỳ vọng và gia tăng rủi ro của họ.
- Ví dụ:
Cơng ty A
Nguồn vốn: 1000000 cổ phiếu thường, bán với giá 20
USD/1 cổ phiếu

Công ty B
Nguồn vốn:
500000 cổ phiếu thường, bán với giá 10 USD/cổ phiếu
Vay nợ 500000 USD với lãi suất 5%


+Tài sản mỗi công ty là 20000000 USD, dự kiến có lợi nhuận 1000000 USD, bằng 5% tổng tài sản. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của
cả 2 công ty là 1 USD ( Trường hợp k có thuế thu nhập)
+ Nếu năm tiếp theo, lợi nhuận cả 2 công ty tăng thêm 50%, cổ đông được hưởng thêm 1 USD/1 cổ phiếu, vì lúc đó lợi nhuận là 1,5
triệu USD nhưng chỉ phải trả 5% lãi suất. Nhiều hơn công ty A 0,5 USD
+ Nếu lợi nhuận giảm 50%, sẽ làm cho lợi nhuận trên 1 cổ phiếu của công ty C giảm xuống 50% từ 1 đô la xuống 0.5 đô la nhưng lợi
nhuận trên một cổ phiếu của Công ty D sẽ giảm từ 1 xuống 0.
Qua đó chúng ta thấy được những hậu quả trực tiếp mà rủi ro tài chính gây ra cho thu nhập của nhà đầu tư chứng khoán.
-

Giải pháp:
+
Xây dựng và tuân thủ quy trình quản lý rủi ro


+
Các doanh nghiệp chủ động quản lý nguồn vốn và xây dựng các phòng ban quản trị khắc phục rủi ro .

c. Rủi ro quản lý
- Định nghĩa:
Là rủi ro đến từ các quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp
- Tác động
+ Khả năng lãnh đạo : nhà quản trị cần tìm ra phương pháp cải thiện giúp doanh nghiệp phát triển và lợi nhuận ròng cao hơn.
+ Khả năng phân phối các nguồn lực: Nhà quản trị cần tiến hành phân phối các nguồn lực một cách tối ưu và năng suất, đặc biệt là các
nguồn lực về tài chính, cơ sở sản xuất, thơng tin và cả con người.
+ Khả năng thương thuyết. Nhà quản trị là người trực tiếp đàm phán, giao dịch với các cá nhân, tổ chức khác. Do đó, họ phải là những
người biết đưa ra những deal hấp dẫn và có lợi cho cơng ty mình,....
=> Tóm lại, năng lực quản lý kém, ắt sẽ dẫn tới kết quả sản xuất và kinh doanh của DN bị giảm sút, giá trị công ty giảm. Do đó, giá cổ phiếu của
cơng ty lao dốc là điều không thể tránh khỏi.
Giải pháp:
Biện pháp duy nhất để hạn chế rủi ro quản lý là nâng cao năng lực chuyên môn của nhà quản trị hoặc thay nhà quản trị mới có tiềm năng và kinh
nghiệm hơn.
Ví dụ:
Theo Kiểm tốn Nhà nước, năm 2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN trực thuộc tập đồn, tổng cơng ty nhà nước khơng hiệu quả
dẫn đến thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể. Chẳng hạn, lỗ lũy kế đến hết năm 2017 của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí lên tới 3.377 tỷ
đồng, Vietsovpetro 581 tỷ đồng; CTCP Nghe nhìn Tồn cầu (AVG) thuộc MobiFone lỗ 73 tỷ đồng...
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc quản trị kém: sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, hệ số bảo tồn vốn thấp, quản lý vốn đầu tư lỏng lẻo,...
d. Rủi ro thông tin
- Định nghĩa:
Rủi ro thông tin trên TTCK phần nhiều liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin không chỉ đối với tổ chức niêm yết (TCNY), trung
gian tài chính mà cả các định chế cũng như tổ chức quản lý đang dần thiếu đi lòng tin của nhà đầu tư đối với chất lượng công bố thông tin
(CBTT).
Rủi ro trong việc truyền tin và bảo vệ tin (khỏi bị sai lệch, đánh cắp…), chủ yếu là thông tin từ bên trong một tổ chức tạo điều kiện thực
hiện giao dịch gây tổn thất cho những đối tượng không được tiếp cận hoặc tiếp cận chậm.
Rủi ro trong việc tiếp nhận thơng tin chủ yếu từ bên ngồi


- Đặc điểm:

+ Thông tin bất đối xứng (asymmetric information): tức là có người biết được nhiều thơng tin hơn người khác, và trục lợi được từ việc
biết các thông tin đó. Những nhà đầu tư khơng biết hoặc biết ít thông tin hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ, hay bị thiệt thịi. Khi thơng tin đến
được nhà đầu tư nhỏ, thì thường nó đã q muộn màng, nên khơng thể xử lý kịp vì giá cả thị trường đã thay đổi.
+ Loạn thông tin (information overload): trong khi nhà đầu tư khơng có được các thơng tin thực sự quan trọng và khách quan để có thể
dựa vào đó để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, thì lại ln nhận được một đống “thơng tin” có thể gọi là rác, vơ giá trị, thậm chí giá trị âm
vì phản ánh sai sự thật, khiến cho nhà đầu tư lại càng bị mất thời giờ hơn và khó khăn hơn trong việc xử lý thơng tin.
+
+
+
+

Giải pháp:
Tự mình sản xuất và bán thơng tin.
Tăng cường sự điều hành của chính phủ để tăng thơng tin.
Tăng cường vai trị của các trung gian tài chính để tăng chất lượng thông tin.
Thực hiện cơ chế tự sàng lọc thơng tin.

- Ví dụ:
Vào những năm cuối thế kỉ 19, một số công ty lớn thuộc Fortune 500, như Enron và WorldCom, đã bị phát hiện sử dụng các thủ thuật kế
tốn tinh vi để phóng đại lợi nhuận của họ. Enron Corporation là một Tập đoàn năng lượng của Mỹ thành lập năm 1985 từ sự hợp nhất của
Houston Natural Gas và InterNorth, Các quản lý cấp cao của Enron Corporation đã thành lập hàng loạt các Công ty trách nhiệm hữu hạn (một
trong những thông lệ của các Doanh nghiệp năng lượng thời bấy giờ). Tuy nhiên ngồi mục đích là thơng lệ kinh doanh, Enron cịn sử dụng các
Cơng ty con này với mục đích giấu các khoản nợ phải trả để tăng điểm tín dụng từ đó lấy được lịng tin của các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư.
Tài sản và lợi nhuận của Enron cũng bị thổi phồng bằng các gian lận kế toán nhằm che mắt nhà đầu tư. Vụ gian lận này được phát hiện bởi một
người trong nội bộ doanh nghiệp tên là Sherron Watkins vì nghi ngờ Enron Corporation có gian lận khi giá cổ phiếu tăng quá cao (90 USD vào
giữa năm 2000).
e. Rủi ro lỗi thời:
- Định nghĩa:
Rủi ro này có thể xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các sản phẩm đã rơi vào tình trạng lỗi thời, khơng có giá trị đổi mới, không tăng
trưởng lợi nhuận của nhiều năm khiến doanh nghiệp trở nên hoạt động trì trệ, giá cổ phiếu giảm sút.

- Đặc điểm:
+ Tác động đến mọi doanh nghiệp trên các mức độ khác nhau
+ Ảnh hưởng mạnh đến các công ty liên quan đến công nghệ hoặc sản phẩm, dịch vụ liên quan đến công nghệ


+
+
+
+

Các doanh nghiệp cần sẵn sàng bỏ ra chi phí vốn lớn đề phòng sản phẩm trở nên lỗi thời
Là một hệ quả tất yếu của một nền kinh tế phát triển
Tác động:
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : giảm khả năng cạnh tranh, giảm lợi nhuận
Rủi ro lỗi thời ngày càng cao do cạnh tranh tồn cầu, cơng nghệ mới, kiến thức trở nên sâu sắc hơn

- Ví dụ:
Đầu những năm 90, Nokia là một biểu tượng trong ngành công nghiệp di động. Công ty Phần Lan này đã tạo ra và chi phối cả ngành
cơng nghiệp di động tồn cầu với 40% thị phần ở thời kỳ đỉnh cao. Vị thế dẫn đầu của Nokia bắt đầu lung lay khi Apple bất ngờ tung iPhone với
hệ điều hành iOS và Google tung hệ điều hành Android vào năm 2007. Điện thoại iPhone của Apple là thiết bị giống máy tính cá nhân với màn
hình cảm ứng và nhiều ứng dụng hấp dẫn – điều khơng thể tìm thấy ở điện thoại Nokia. Điều Nokia làm khi đó chỉ đơn giản là thêm tính năng
cảm biến vào hệ điều hành Symbian.
+ Thời điểm đó, dù vẫn là hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới nhưng giá trị vốn hóa của Nokia đã sụt tới 75% trong khi đối thủ
Apple liên tục tăng trưởng vùn vụt.
+ Năm 2008, lợi nhuận quý III của Nokia giảm 30% cịn doanh thu giảm 3,1%. Trong khi đó, doanh số iPhone tăng vọt 330% cùng kỳ.
+ Năm 2011-2012, khi Apple ra mắt những mẫu Iphone, Ipad mới hiện đại thì Nokia cho ra đời những dịng Lumia chạy Window Phone
8 khó dùng, thậm chí được nhận xét là “xúc phạm người dùng”. Cùng năm Nokia ghi nhận khoản lỗ hơn 1 tỷ Euro và tiếp tục báo lỗ trong các
quý năm 2012, tổng lỗ năm 2012 lên tới 3 tỷ Euro. Giá cổ phiếu xuống thấp kỷ lục, có thời điểm chỉ đạt 1.33 USD/ cổ phiếu
+ Nokia ngày càng bị thụt lùi trong thế giới smartphone không ngừng tiến bộ. Mọi chuyện kết thúc vào tháng 9/2013, Nokia đã quyết
định bán mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft với giá 6,77 tỷ USD.

- Biện pháp:
Các doanh nghiệp cần không ngừng :
+ Tăng cường đầu tư công nghệ, đẩy mạnh R&D
+ Liên tục thay đổi, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ
+ Tích cực nghiên cứu thị trường, đón đầu xu thế, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
f. Rủi ro xếp hạng:
- Định nghĩa:


Rủi ro xếp hạng là các đánh giá, xếp hạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm, chủ yếu là vào dịp cuối năm hoặc đầu năm
sau
- Đặc điểm:
+ Xếp hạng các mối nguy hiểm là một cách giúp xác định rủi ro nào là nghiêm trọng nhất và do đó cần kiểm sốt trước.
+ Ưu tiên thường được thiết lập bằng cách tính đến sự tiếp xúc của nhân viên và khả năng xảy ra sự cố, thương tích hoặc bệnh tật.
+ Khơng có một cách đơn giản hay duy nhất nào để xác định mức độ rủi ro. Cũng không một kỹ thuật duy nhất sẽ áp dụng trong tất cả
các tình huống.
+ Nguy cơ xếp hạng đòi hỏi kiến thức về các hoạt động tại nơi làm việc, tính cấp bách của các tình huống và quan trọng nhất là đánh giá
khách quan.
- Tác động:
Trường hợp nếu rủi ro xếp hạng như doanh nghiệp giảm hạng so với năm trước sẽ làm giá trị của doanh nghiệp giảm, dẫn đến làm cổ
phiếu xuống giá
- Ví dụ:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (VNM) xếp hạng 3 theo đánh giá của VNR500/2018. Tuy nhiên, sau 2 năm Vinamilk đã tụt
xuống còn hạng 7 khiến giá trị của doanh nghiệp giảm, cổ phiếu xuống giá ( 2018 – 2020 )
g. Rủi ro kiểm toán:
- Định nghĩa:
Xảy ra khi kiểm toán viên đưa ra những ý kiến kiểm tốn khơng phù hợp khi báo cáo tài chính vẫn cịn những sai phạm trọng yếu. Hoạt
động kiểm tốn đánh giá nguồn vốn và tài sản không được sử dụng hiệu quả, sản xuất kinh doanh không mang lại lợi nhuận gây thiệt hại cho
doanh nghiệp, đồng thời làm giá cổ phiếu giảm.
- Đặc điểm:

+ Rủi ro kiểm toán ln ln tồn tại.
+ Ngun nhân có thể bắt nguồn từ các sai sót của kiểm tốn viên hoặc doanh nghiệp.


- Tác động:
+ Tạo ra các thông tin bị sai lệch, ảnh hưởng đến nhà đầu tư và doanh nghiệp.
+ Các sai sót khi bị phát hiện gây ra hậu quả xấu đến lợi ích chung của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp
+
+
+

Biện pháp:
Cải thiện chất lượng kiểm toán viên, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Kiểm tra định kì chất lượng các cơng ty kiểm tốn
Xử lí nghiêm các hành vi cố ý làm sai thông tin kiểm tốn

- Ví dụ:
+Đại dịch COVID-19 khiến cho phần lớn công việc phải làm online tại nhà dẫn tới những rủi ro liên quan đến việc chuyển đổi các quy
trình báo cáo tài chính từ trực tiếp sang ảo và nguy cơ đổ vỡ trong kiểm soát nội bộ.
+ Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020, HAGL chuyển từ số lãi sau thuế chưa phân phối gần 291 tỷ đồng tính đến 31/12/2019 từng
được cơng bố, sửa thành lỗ 4.916 tỷ đồng. Dẫn đến vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2019 rơi xuống còn xấp xỉ 11.751 tỷ đồng, tức giảm
1/3 so với số liệu từng cơng bố trong báo cáo tài chính của năm. Với việc sử dụng kỹ thuật hồi tố trong kế tốn, chỉnh sửa và coi đó là sai sót trên
báo cáo tài chính của năm trước, HAGL đã đẩy khoản lỗ 5.057 tỷ đồng về báo cáo tài chính của năm 2019, giúp tình hình kinh doanh của năm
2020 có phần "sáng sủa" hơn về mặt con số. Tuy nhiên sự sửa đổi này có ảnh hưởng ít nhiều tới nhà đầu tư và doanh nghiệp.
h. Rủi ro pháp lý:
- Định nghĩa:
Rủi ro pháp lý là điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều có thể mắc phải khi đầu tư chứng khốn và rủi ro nếu khơng nắm vững pháp luật
chứng khốn, nhà đầu tư có thể đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. Thêm nữa, đối với các doanh nghiệp phát hành chứng khoán, những thay đổi của
pháp luật, thắt chặt chính sách thuế, quy định vốn,… cũng có thể gây rủi ro cho các doanh nghiệp.
+

+
+

Đặc điểm:
Rủi ro pháp lý thường có phạm vi rất rộng.
Mức độ thiệt hại do rủi ro pháp lý gây ra khó xác định.
Thời gian tồn tại của nó khơng chỉ được tính từ thời điểm xảy ra mà cịn bao gồm cả khoảng thời gian từ trước đó.


+
+
+
+

Tác động:
Ảnh hưởng đến các hoạt động hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Sụt giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Ảnh hưởng đến chứng khoán của doanh nghiệp, gây tổn thất lớn và làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Có thể gây ra những bất ổn cho thị trường chứng khoán.

+
+
+

Biện pháp:
Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp lý.
Cần phải xây dựng quy trình kiểm sốt rủi ro pháp lý.
Đối với từng cơng ty có quy mơ và nhu cầu khác nhau có thể thành lập phịng ban pháp chế riêng cho mình.

- Ví dụ:

Doanh nghiệp nhỏ phải làm nhiều thủ tục để tham gia vào chương trình trợ cấp hỗ trợ kích thích kinh tế. Tuy nhiên những chương trình
này có các điều kiện và quy định khắt khe dẫn tới nhiều doanh nghiệp cố tình lách luật để có thể hưởng hỗ trợ gây nên những sai sót trọng yếu
trên báo cáo tài chính.
i. Rủi ro truyền thơng
- Định nghĩa:
Xảy ra khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán phải đối mặt với sự kiện xấu, truyền thông sai sự thật => ảnh hưởng tiêu cực đến
thương hiệu khiến giá cổ phiếu bị giảm nhanh. Đây có thể coi là rủi ro của đầu tư chứng khốn có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh
nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Có sức ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp vì tác động của nó là nhanh chóng, tức thời.


+ Các hình thức lan truyền: livestream, video clip, văn bản, hình ảnh, …
+ Nguồn phát sinh và nguồn thảo luận: facebook, báo chí,...
- Tác động:
Ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu, có thể gây tổn thất về lợi nhuận, khó khăn trong hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng, tức thời.
- Biện pháp:
+ Đối với những vấn đề nhỏ, không quá nghiêm trọng: nhiều doanh nghiệp thường chọn cách giữ im lặng, để những thông tin tiêu cực
tự lắng xuống
+ Đối với những vấn đề lớn mang tính chất nghiêm trọng hơn: doanh nghiệp thường phải tìm cách phản hồi trên các phương tiện thông
tin đại chúng hoặc trực tiếp giải quyết.
- Ví dụ:
Tin đồn ơng Trần Bắc Hà (Chủ tịch HĐQT BIDV) bị bắt đã khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Đầu năm 2013, tin đồn ông Trần
Bắc Hà bị bắt cùng lúc với tin đồn Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá USD đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc, giá vàng, USD đồng loạt tăng.
TTCK cùng ngày đã giảm chung khoảng 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. Đỉnh điểm là vào ngày
9/8/2017, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa" sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Chỉ trong một ngày, 1,8 tỷ USD
vốn hoá “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán.
3. Biện pháp chung để phòng ngừa, hạn chế rủi ro phi hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam
a, Ba chiến lược quản lý rủi ro phi hệ thống nói chung
- Tập trung đầu tư dài hạn: thay vì tập trung vào các thay đổi thị trường trong ngắn hạn, nên tập trung vào kết quả dài hạn, chấp nhận

các biến động nhỏ thị trường. Tuy nhiên điều này khá khó khăn trong trường hợp thị trường giảm mạnh bởi luồng thông tin xấu.
VD: khủng hoảng tài chính năm 2008
- Đa dạng hóa khoản đầu tư: là việc bỏ vốn đầu tư vào các chứng khốn, tài sản có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ đầu tư
không giống nhau trên thị trường. => Xây dựng một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro đầu tư. Dựa trên
nguyên tắc: “ không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ”
- Đầu tư định kỳ (trung bình giá mua): nhằm đối phó với thị trường giảm giá - chiếm lợi thế khi thị trường tăng giá.
+ Ưu điểm: Nhà đầu tư không cần lo lắng để xác định thời điểm tốt nhất để đầu tư vì họ sẽ bỏ ra số tiền giống nhau đầu tư mỗi tháng.
Giảm bớt sự lo lắng khi danh mục đầu tư giảm giá: khi thị trường giảm giá, nhà đầu tư có thể mua vào chứng khốn với giá thấp.
+ Nhược điểm:Khơng đảm bảo hồn tồn lợi nhuận và vẫn có thiệt hại xảy ra. Đòi hỏi nhà đầu tư cần tiếp tục đầu tư dù thị trường tăng
hay giảm giá.=> Nhà đầu tư cần tự cân nhắc khả năng của mình.


b, Quản lý rủi ro thông tin
- Thiết lập hệ thống văn bản pháp luật kiểm soát hoạt động của bên tham gia TTCK: thông qua bộ phận giám sát của cơ quan quản lý
nhà nước, SGDCK và các hiệp hội ngành nghề.
- Kiểm tra, thanh tra các thông tin/báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cơng bố đã tn thủ đúng quy định được ban hành hay chưa. Đưa
ra những cảnh báo, chế tài kịp thời, hợp lý đối với các hành vi không tuân thủ quy định để răn đe, tạo sự công bằng trong môi trường hoạt động
của thị trường chứng khoán
- Quản lý theo chuỗi khép kín có mối quan hệ phụ thuộc gồm: nhận dạng rủi ro thơng tin → phân tích rủi ro
thơng tích → xây dựng kế hoạch QLRR thông tin → thực hiện kế hoạch → giám sát q trình QLRR thơng tin → Kiểm
sốt rủi ro thơng tin.
c, Theo dõi các biến động trên thị trường và thu thập thông tin
Một nhà đầu tư chứng khoán thường quan tâm đến:
+ Các thông tin liên quan đến những công ty mà họ đang sở hữu cổ phiếu/ có ý định đầu tư.
+ Các chính sách, sự thay đổi trong ban lãnh đạo.
+ Các báo cáo hoạt động thường niên, báo cáo doanh thu, lợi nhuận.
+ Thông tin liên quan đến các đối tác, đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp của cơng ty
+Tình hình kinh tế - chính trị thế giới và tại nước sở tại; các tác nhân bên ngồi như dịch bệnh, khoa học - cơng nghệ, quy định, chính
sách của quốc gia,..
d, Nhờ đến các cơng ty mơi giới chứng khốn: Mơi giới chứng khốn là những người đại diện tư vấn, thực hiện các giao dịch và bảo

vệ quyền lợi của khách hàng. Những người làm nghề mơi giới chứng khốn cần có chun mơn cao, dày dặn kinh nghiệm, có khả năng phân tích
tài chính và thị trường nhanh nhạy, có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác.
Tính thanh khoản (Liquidity)
Tính thanh khoản của chứng khốn (cịn được gọi là tính hốn tệ, tính lỏng, tính lưu thơng) là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành
tiền của người nắm giữ chứng khốn. Các chứng khốn khác nhau thì có tính thanh khoản khác nhau. Một chứng khốn được coi là có tính thanh
khoản cao nếu nó có thể chuyển đổi thành tiền một cách dễ dàng trong thời gian ngắn và khơng có rủi ro sụt giảm giá trị tiền tệ của chứng khốn
đó. Tính thanh khoản của mỗi chứng khốn cao hay thấp phụ thuộc vào: o Thời gian và chi phí cho việc chuyển đổi chứng khốn thành tiền, o
Việc đảm bảo, duy trì giá trị ban đầu của chứng khoán. Một số yếu tố cơ bản tác động đến thời gian, chi phí và giá trị chứng khốn khi chuyển
đổi là: loại chứng khoán, thị trường giao dịch (niêm yết hay không niêm yết), kết quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp phát hành, tình
hình cung cầu thị trường... Ba đặc trưng: tính sinh lợi, tính rủi ro, tính thanh khoản nói trên của chứng khốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Thơng thường, các chứng khốn có rủi ro tiềm ẩn cao thì khả năng sinh lợi cao. Đó chính là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nắm giữ các chứng khốn
có mức rủi ro dự kiến cao. Giữa khả năng sinh lợi và tính hốn tệ cũng có mối liên hệ mật thiết. Các chứng khốn có tính hốn tệ cao khi mức
sinh lời cao đồng thời ít rủi ro. Vì vậy, các nhà đầu tư thường chọn các chứng khốn có tính hốn tệ cao, bởi những chứng khốn này thường có
lợi thế trong giao dịch. Bất cứ lúc nào người nắm giữ chứng khốn cũng có thể bán nó với thời gian ngắn nhất, ở mức giá hợp lý nhất. Tính sinh
lợi của chứng khốn đã thu hút một số lượng nhất định nhà đầu tư nắm giữ chúng. Tuy nhiên, tính rủi ro lại là yếu tố tác động buộc họ phải cân
nhắc xem lúc nào thì nên đầu tư nắm giữ chứng khoán và lúc nào nên rút vốn đầu tư. Cịn tính thanh khoản của chứng khốn, sẽ chuyển hố hình
thức đầu tư trung và dài hạn thành ngắn hạn, làm linh hoạt hố các cơng cụ đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chứng khốn có thể thu hồi
vốn đầu tư hoặc di chuyển vốn đầu tư một cách dễ dàng.
3. So sánh thị trường tập trung và thị trường phi tập trung OTC


4. Vai trị của thị trường chứng khốn đối với nền kinh tế
Thị trường chứng khốn đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có thể phân loại cụ thể vai trị của thị trường chứng
khốn đối với 3 chủ thể tác động trực tiếp lên nền kinh tế là: chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
TTCK là kênh huy động, tập trung và luân chuyển vốn linh hoạt của nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, TTCK được xem như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư, các
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và từ nước ngoài... tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền
kinh tế, mà các kênh tài chính khác khơng làm được. Qua phát hành chứng khốn, các doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà
nước có được những nguồn vốn lớn để xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn...
Thị trường chứng khốn góp phần kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Thông qua TTCK, các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi để đầu tư chứng khoán như là một tài sản kinh doanh
và ngược lại, các chứng khốn đó sẽ được chuyển thành tiền khi cần thiết. Hơn nữa, TTCK cịn giúp các doanh nghiệp xâm nhập lẫn nhau thơng
qua việc mua bán cổ phiếu. Thậm chí khi một doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, có nguy cơ đi đến bờ vực phá sản, nó cũng có thể khơng mất đi,
mà được bán cho những nhà đầu tư khác và các cổ đơng mới này sẽ tiếp tục duy trì, phát triển sự hoạt động của doanh nghiệp. Quy định của
TTCK bắt buộc các doanh nghiệp tham gia thị trường phải cơng bố cơng khai, minh bạch tình hình tài chính, kết quả kinh doanh hàng q, hàng
năm trước cơng chúng, để cơng chúng có thể nhận định, đánh giá được cơng ty. Bên cạnh đó, việc mua bán cổ phiếu của cơng ty một cách tự do,
khiến người có cổ phiếu trở thành chủ sở hữu của công ty. Nhờ đó, họ có thể kiểm sốt cơng ty và nhận biết được khả năng hoạt động của công ty
qua sự chấp nhận của TTCK. Chính những điều này buộc các doanh nghiệp phải tính tốn kỹ lưỡng trong việc huy động và sử dụng vốn, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường chứng khốn góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư và huy động vốn trong nền kinh tế
TTCK đưa đến cho công chúng những công cụ đầu tư mới, đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng có tâm lý và chiến lược
riêng. Với một hệ thống các loại chứng khoán khác nhau của nhiều ngành kinh tế và các chủ thể khác nhau, người tiết kiệm có thể tự mình lựa
chọn, hoặc thơng qua những nhà tài chính chun mơn lựa chọn những hình thức đầu tư thích hợp nhất. Nhờ vậy, vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ
được thu hút vào công cuộc đầu tư. Vốn đầu tư sinh lời, càng kích thích ý thức tiết kiệm và đầu tư trong dân chúng. Nếu khơng có TTCK thì
nguồn tiết kiệm trong dân chúng có thể vẫn tiếp tục nằm dưới dạng cất trữ, không sinh lời cho bản thân người tiết kiệm và cũng chẳng đóng góp
gì cho q trình phát triển kinh tế. Như vậy, TTCK là nơi cung cấp các cơ hội đầu tư có lựa chọn cho cơng chúng, từ đó nâng cao tiết kiệm quốc
gia, tạo điều kiện về vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Đồng thời, nhờ sự phát triển của TTCK, các chủ thể thiếu vốn có thêm một sự lựa chọn
kênh huy động vốn: hoặc là phát hành chứng khoán qua TTCK, hoặc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng - một kênh huy động vốn truyền
thống và tương đối phổ biến. Về mặt lý thuyết, huy động vốn qua phát hành chứng khốn là một phương pháp hiệu quả vì người cầu vốn sẽ nhận
được vốn trực tiếp từ người cung vốn, nên có thể giảm được chi phí huy động. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này còn tùy thuộc vào tính hiệu quả,
sự phát triển của TTCK và điều kiện thực tế của tổ chức phát hành...
Thị trường chứng khoán là tấm gương phản ánh thực trạng và tương lai phát triển của doanh nghiệp
Thị giá chứng khoán của một doanh nghiệp đang giao dịch trên TTCK được coi là cơ sở quan trọng đánh giá thực trạng hoạt động của
doanh nghiệp đó trong hiện tại cũng như trong tương lai. Thị giá cổ phiếu cao hay thấp biểu hiện trạng thái kinh tế của doanh nghiệp. Đặc biệt,
mức độ cổ tức và giá thặng dư của cổ phiếu (chênh lệch giữa giá thị trường và mệnh giá) thể hiện khả năng mang lại lợi tức và thu nhập cho các
cổ đông. Triển vọng tương lai của mỗi doanh nghiệp cũng được thể hiện một cách trực tiếp trên thị giá cổ phiếu và sự diễn biến quá trình biến
động thị giá cổ phiếu của công ty. Như vậy thơng qua sự biến động về giá cả chứng khốn và các chỉ số trên TTCK, người ta có thể đánh giá
được tình trạng "sức khoẻ" của một doanh nghiệp nói riêng cũng như của nền kinh tế nói chung cả trong hiện tại và tương lai.
Thị trường chứng khoán là công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu

tư đang mở rộng, nền kinh tế đang tăng trưởng và ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu suy thối của nền kinh tế. Vì thế,
TTCK được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một cơng cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ. Thơng qua
TTCK, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thiếu hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngồi ra, chính phủ
cũng có thể sử dụng một số biện pháp, chính sách tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư, đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế…
Thị trường chứng khốn là cơng cụ góp phần thúc đẩy q trình hội nhập kinh tế quốc tế
Thị trường chứng khốn là công cụ cho phép vừa thu hút, vừa kiểm sốt vốn đầu tư nước ngồi một cách hữu hiệu, vì nó hoạt động theo
ngun tắc cơng khai. Nghĩa là mọi đối tượng tham gia mua bán chứng khoán phải cơng khai và cập nhật tồn bộ những thơng tin liên quan đến
giá trị chứng khốn, cơng khai khả năng tài chính trong các giao dịch mua bán chứng khốn. Tính chun nghiệp của các nhà đầu tư nước ngồi
sẽ góp phần từng bước làm thay đổi tư duy trong đầu tư kinh doanh, đổi mới cơ chế quản lý theo xu thế quản lý hiện đại, từng bước góp phần
khắc phục tình trạng đầu tư thiếu thơng tin hoặc thơng tin khơng trung thực, thiếu chính xác, đầu tư theo tâm lý, theo trào lưu đám đông của các
nhà đầu tư trong nước. Hoạt động mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngồi làm tăng tính sơi động của thị trường, qua đó góp phần
quan trọng vào sự phát triển của TTCK của các quốc gia, đặc biệt là ở các TTCK mới nổi. Như vậy TTCK không chỉ là công cụ cho phép thu hút
và kiểm sốt vốn đầu tư nước ngồi; mà cịn góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Ngồi ra, TTCK cịn có các
vai trị tích cực khác như: đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán, làm giảm áp lực lạm phát, thúc đẩy q trình cổ phần hố doanh nghiệp
nhà nước…
2.3 Vai trị của thị trường chứng khốn đối với nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn đầu tư đa dạng và tối thiểu hóa các rủi ro trong đầu tư. Qua đó, các nhà
đầu tư có thể dễ dàng tìm được cho mình một doanh nghiệp phù hợp nhất để góp vốn đầu tư.
TTCK không phải là một công cụ vạn năng, nó khơng thể giải quyết được tất cả các nhu cầu của nền kinh tế đặt ra. Bên cạnh
những tác động tích cực, do đặc điểm của các giao dịch chứng khoán mà rất dễ nảy sinh các hành vi vi phạm các nguyên tắc, các quy chế
trong hoạt động mua bán
Thao túng thị trường "Thao túng thị trường" có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tựu chung lại đều là những
hành vi cố ý gây tác động đến thị trường bằng cách vận dụng quy luật cung - cầu hoặc các hành vi nhân tạo khác, để tác động đến giá cả chứng
khoán, nhằm đạt được mục tiêu có lợi cho riêng mình. Thao túng thị trường thường được thể hiện dưới các hình thức cụ thể sau:
o Một là, kết hợp với nhau cùng liên tục mua, hoặc bán một loại chứng khoán, gây nên sự khan hiếm hay thừa thãi một cách giả tạo, dẫn
đến giá chứng khoán gia tăng hoặc giảm sút một cách đột ngột.


o Hai là, hiện tượng chèn ép, cá lớn nuốt cá bé. Đó là hành vi những thương gia lớn thường đẩy giá lên hoặc gìm giá xuống để thu lợi,
gây nên những thiệt hại cho những người có số lượng chứng khốn ít ỏi, vì trên TTCK giá cả hoàn toàn do cung cầu quyết định.

o Ba là, lan truyền tin đồn khơng chính xác hay thơng tin lệch lạc về hiện trạng và triển vọng của một đơn vị kinh tế. Điều này có thể gây
nên những hậu quả xấu cho đơn vị phát hành, cho thị trường và cho các nhà đầu tư chân chính. Hiện tượng “các tin đồn thất thiệt” có thể đem đến
tình trạng cổ phiếu được đưa ra bán ồ ạt làm giá cổ phiếu giảm đột ngột, hoặc tình trạng đầu tư gia tăng làm giá cổ phiếu tăng nhanh vượt quá giá
trị thực của chúng. Những người có ý đồ xấu có thể đứng ra mua (hoặc bán) cổ phiếu đó để khống chế công ty và hưởng một số lãi đáng kể sau
khi tin đồn đã được kiểm chứng.
o Bốn là, cố ý gây sai lệch hay hiểu lầm về hoạt động giao dịch của một loại chứng khoán.
o Năm là, tìm mọi biện pháp để duy trì, ổn định mức giá chứng khoán nhằm tạo ra những lợi thế cho việc chào bán hoặc phát hành
chứng khoán mới.
o Sáu là, thực hiện các giao dịch được sắp đặt trước, giao dịch giả tạo...
Giao dịch nội gián “Giao dịch nội gián” là những trường hợp người trong nội bộ tổ chức phát hành, hoặc những người do trong quá
trình thực hiện những nhiệm vụ nào đó mà có được những thông tin chưa công bố ra công chúng, đã sử dụng hoặc trao cho người khác sử dụng
những thông tin này để đầu tư, tham gia giao dịch có lợi cho mình. “Thơng tin nội bộ” là những thơng tin quan trọng, chưa được công bố, liên
quan đến một hoặc nhiều người phát hành, một hoặc nhiều người mua, bán chứng khốn có kỳ hạn, một hoặc nhiều sản phẩm tài chính đã được
niêm yết, mà nếu thơng tin đó được cơng bố sẽ có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khốn. Thơng tin nội bộ bao gồm: những thay đổi lớn trong
chính sách đầu tư, quản lý của công ty niêm yết, giao dịch của công ty với ngân hàng bị đình chỉ, cơng ty gặp tổn thất do hiểm họa thiên nhiên,
các vụ kiện tụng lớn, tình trạng phá sản hay thâu tóm của cơng ty, những khó khăn trong việc trả nợ của cơng ty, những thay đổi trong ban quản
trị, các kế hoạch sáp nhập, giải thể công ty... Mua bán nội gián được xem như là một hành vi phi đạo đức về mặt thương mại và đi ngược lại
nguyên tắc: mọi nhà đầu tư phải có cơ hội như nhau.
Các hành vi khác Mua bán chứng khốn trên TTCK tự do cũng có thể gây nên những hậu quả khó lường, vì bộ phận quản lý không thể
biết được việc chuyển nhượng quyền sở hữu của một đơn vị nào đó. Mọi sự mua bán bên ngồi có khả năng tạo áp lực cho các nhà đầu tư khác,
thậm chí đưa đến việc khống chế hay thay thế cả lãnh đạo của công ty. Do đó hầu hết các thị trường đều quy định mọi giao dịch mua bán cổ
phiếu đã niêm yết tại SGDCK phải được thực hiện thông qua SGDCK. Trên đây là một số biểu hiện cụ thể về các hành vi vi phạm pháp luật
chứng khoán. Các hành vi nêu trên và những biến tướng tinh vi của nó có thể hạn chế và khắc phục được bằng việc ban hành một hệ thống pháp
luật hồn chỉnh và có sự quản lý, giám sát thường xuyên, chặt chẽ của các cơ quan quản lý thị trường.
5. Chức năng của thị trường chứng khốn
Sau khi hiểu được vai trị của thị trường chứng khốn thì chúng ta cùng tìm hiểu về các chức năng của thị trường chứng khoán như sau:
Chức năng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế là rất to lớn vì thị trường chứng khoán nắm giữ rất nhiều chức năng quan
trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể như sau:
– Thị trường chứng khốn có chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Qua đó, cả chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành
cổ phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế.

– Thị trường chứng khốn tạo nên một mơi trường đầu tư phong phú và đa dạng, qua đó các nhà đầu tư có nhiều sự chọn lựa các loại cổ
phiếu (chứng khoán) phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình
– Thị trường chứng khốn góp phần tạo nên khả năng thanh khoản cho các chứng khốn. Có nghĩa là các nhà đầu tư ngồi việc mua
chứng khốn cịn có thể bán chứng khoán để lấy tiền, hoặc đổi thành các loại chứng khốn khác mà theo họ là có khả năng sinh lời cao hơn.
Chức năng này giúp đảm bảo tính hoạt động liên tục và hiệu quả cho thị trường chứng khốn.
– Thị trường chứng khốn có chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế đất nước. Theo đó, các chỉ số chứng
khốn cao hay thấp sẽ thể hiện được giá trị của doanh nghiệp và nền kinh tế.
– Thị trường chứng khoán giúp chính phủ thi hành dễ dàng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tránh thâm hụt ngân sách, điều chỉnh lạm
phát, định hướng đầu tư kinh tế hiệu quả.
6.. Vị trí của thị trường OTC
Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành thị trường chứng khốn, ln tồn tại và phát triển song song với thị trường chứng khoán tập
trung (các Sở giao dịch chứng khoán). Tuy nhiên, do đặc điểm khác biệt với thị trường tập trung ở cơ chế xác lập giá thương lượng và thỏa thuận
là chủ yếu, hàng hóa trên thị trường đa dạng. Vì vậy, thị trường OTC có vị trí quan trọng trong cấu trúc thị trường chứng khoán, là thị trường bộ
phận hỗ trợ cho thị trường tập trung.
7. Vai trò của thị trường OTC
Hỗ trợ và thúc đẩy thị trường chứng khoán tập trung phát triển;
Hạn chế, thu hẹp thị trường tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán;
Tạo thị trường cho các chứng khốn của các cơng ty vừa và nhỏ, các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết;
Tạo môi trường đầu tư linh hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Thị trường sơ cấp (Primary Market)
Là thị trường phát hành chứng khốn mới. TTCK sơ cấp có vai trò tạo vốn cho tổ chức phát hành và chuyển hố các nguồn vốn nhàn rỗi
trong cơng chúng vào công cuộc đầu tư.


Đặc điểm của thị trường sơ cấp:
o Trên thị trường sơ cấp, chứng khoán là phương tiện huy động vốn của tổ chức phát hành, là công cụ đầu tư các nguồn tiền nhàn rỗi của
nhà đầu tư.
o Chủ thể giao dịch: trên thị trường sơ cấp, người bán chứng khoán là các tổ chức phát hành, người mua là các nhà đầu tư . o Kết quả
giao dịch trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư cho tổ chức phát hành
. o Tính chất hoạt động của thị trường: thị trường sơ cấp là thị trường không liên tục.

Thị trường thứ cấp (Secondary Market) Là thị trường diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán đã được phát hành trên thị trường
sơ cấp.
Vai trò của TTCK thứ cấp là thực hiện việc chuyển đổi quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư chứng khoán. Xét trên góc độ
kinh tế vĩ mơ, TTCK thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính thực hiện chức năng điều tiết vốn đầu tư giữa các ngành, các lĩnh
vực, tạo ra một sự cân đối mới cho nền kinh tế.
Đặc điểm của TTCK thứ cấp:
o Trên thị trường thứ cấp, chứng khoán chỉ thuần túy là công cụ đầu tư mà không tồn tại với tư cách là phương tiện huy động vốn cho tổ
chức phát hành.
o Chủ thể giao dịch trên thị trường thứ cấp chủ yếu là các nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
o Kết quả hoạt động của thị trường thứ cấp không làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế mà chỉ làm thay đổi quyền sở hữu chứng khốn
giữa các nhà đầu tư.
o Tính chất hoạt động của thị trường: thị trường thứ cấp là thị trường liên tục. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ
hữu cơ, gắn bó với nhau, làm tiền đề cho sự phát triển của TTCK. Thị trường sơ cấp có vai trị tạo hàng hóa cho TTCK, thị trường thứ cấp làm
gia tăng tính thanh khoản của chứng khoán, đảm bảo cho sự phát triển của thị trường sơ cấp.
Sự giống và khác nhau giữa vay ngân hàng với phát hành trái phiếu
o Giống nhau: cùng là quan hệ tín dụng, do đó:
Có 2 chủ thể chính tham gia (người cho vay và người đi vay).
Có thời hạn (ngắn, trung hoặc dài hạn), đến ngày đáo hạn, người đi vay có nghĩa vụ thanh tốn nợ cho người cho vay. Trong phát hành
trái phiếu, tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh tốn cho người sở hữu trái phiếu số tiền theo mệnh giá.
Giá cả (lãi suất): có thể là cố định hoặc thay đổi theo lãi suất thị trường.
o Khác nhau: Tín dụng ngân hàng: hai chủ thể tham gia quan hệ tín dụng thường thương lượng đàm phán về các điều khoản trước khi
ký kết hợp đồng tín dụng, hoặc người cho vay (NHTM) chủ động đưa ra điều kiện cho vay.
Phát hành trái phiếu: về cơ bản khơng có sự thương lượng trước giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư. Người đi vay (tổ chức phát hành)
thăm dò nhu cầu thị trường và chủ động quyết định các điều kiện vay.
Phân loại cổ phiếu
Theo quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông
Cổ phiếu thường


 Khái niệm Là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, cổ tức biến động tuỳ theo sự biến động của công ty. Tuy nhiên, giá trị cổ phiếu

lại rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận cơng ty mà cịn rất nhiều nhân tố khác như môi trường kinh tế, thay đổi lãi
suất.
 Quyền lợi của cổ phiếu phổ thông Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được hưởng những quyền sau đây:
o Quyền hưởng cổ tức
 Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu. Cổ tức có thể trả bằng tiền hoặc trả bằng cổ phiếu mới.
 Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đơng nhận được. Việc có trả hay khơng, tỷ lệ và hình thức
chi trả cổ tức cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả hoạt động và váo chính sách cảu cơng ty. Vì thế thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho
cổ đông là thu nhập không cố định
.  Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông phổ thông là những người cuối cùng nhận được những gì cịn lại sau khi công ty trang trải
xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi.
o Quyền mua cổ phiếu mới
 Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thơng có quyền được mua
trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ phiếu được phép mua theo
quyền náy tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ. Như vậy quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duuy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong cơng
ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.
 Mỗi cổ phiếu mang lại cho cổ đông một quyền mua trước. Số lượng quyền cần có đeer mua một cổ phiếu mới sẽ được quuy định cụ
thể tring từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phàt hành cổ phiếu mới.  Cổ phiếu bán theo quyền thường có
mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành. Khi cổ đông thực hiện quyền công ty sẽ huy động được thêm vốn. Nếu cổ đơng khơng muốn
thực hiện quyềnthì họ cỏ thể bán quyền trên thị trường.
o Quyền bỏ phiếu
 Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vồ các chưcs vụ quản lý trong cơng ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông
và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng cảu công ty. Nếu không tham dự được các cổ đơng thường có thể uỷ quyền cho người khác thay
mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của hộ hoặc tuỳ ý người được uỷ quyềnCổ phiếu lưu hành: số cổ phiếu đang nằm trong tay cổ đông của công ty.
 Cổ phiếu ngân quỹ: là cổ phiếu công ty đã phát hành và mua lại từ cổ đông trên thị trường thứ cấp. Cổ phiếu ngân quỹ khơng có
quyền bầu cử và khơng được nhận cổ tức. Cơng ty có thể giữ cổ phiếu vơ hạn,huỷ hay bán ra.
. Cổ phiếu ưu đãi
 Khái niệm Là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ phiếu thường
 Quyền lợi của cổ phiếu ưu đãi Cổ đơng nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau:
o Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đơng thường, mặc dù người có cổ phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn
nhưng họ được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác

định trước và thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.
o Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty, nhưng sau người có trái phiếu.
o Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị
và quyết định những vấn đề quan trọng của cơng ty.
o Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc khơng có mệnh giá và mệnh giá của nó cũng khơng ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu
ưu đãi. Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu phổ thơng, vì nó là căn cứ để trả cổ tức và là căn cứ để hoàn
vốn khi thanh lý hay giải thể công ty.
o Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định,và cổ đông ưu đãi cũng vẫn được nhận cổ tức khi công ty làm ăn khơng có lợi nhuận (thua lỗ)
.  Các loại cổ phiếu ưu đãi


o Ưu đãi cổ tức: Ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá hay một mức cổ tức tuyệt đối tối đa. Trong điều kiện cơng ty hoạt động
bình thường, cổ đơng ưu đãi sẽ được hưởng mức cổ tức này vì thế thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cao hơn và ổn định. Đổi lại điều đó,
cổ đơng ưư đãi khơng được có quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị, ban kiểm sốt. Trong trường hợp
cơng ty khơng có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó, cơng ty sẽ trả theo khả năng có thể. Đặc biệt khi thua lỗ cơng ty có thể khơng trả cổ tức ưu đãi
nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đơng phổ thơng cũng chưa được trả.
o Ưu đãi hoàn vốn: Được hoàn trả vốn góp khi u cầu nhưng khơng có quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào hội
đồng quản trị, ban kiểm soát.
o Ưu đãi về tích lũy: Đây là một loại cổ phiếu ưu đãi trong đó có điều khoản quy định rằng nếu bất kì khoản cổ tức nào khơng được
thanh tốn trong q khứ, thì khi thanh tốn cổ tức, các cổ đơng sở hữu cổ phiếu ưu đãi tích lũy sẽ được thanh tốn đầu tiên, sau đó mới tính đến
các cổ đơng phổ thơng.
o Thơng thường cổ phiếu ưu đãi có mức lãi suất cố định, dựa trên mệnh giá của cổ phiếu đó. Tiền lãi (hay cổ tức cổ phiếu ưu đãi) sẽ
được thanh tốn theo kì, được xác định từ trước, thường tính theo quý hoặc theo năm. Nếu một cơng ty gặp khó khăn về tài chính và khơng có
khả năng thanh tốn tồn bộ các nghĩa vụ nợ, cơng ty đó thường sẽ hỗn việc trả cổ tức và tập trung chi trả cho các khoản chi phí kinh doanh cần
thiết khác. Nếu cơng ty vượt qua giai đoạn khó khăn này, làm ăn có lãi và tiến hành trả cổ tức, khi đó nó phải tính tốn tồn bộ các khoản cổ tức
đã nợ cổ đơng ưu đãi trong các kì trước, và thanh tốn cho họ trước khi trả cổ tức cho cổ đông thông thường.
2.1.5. Ưu nhược điểm của cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
 Cổ phiếu thường
o Ưu điểm:
 Một người giữ cổ phiếu thường có thể tham gia bầu ban giám đốc công ty tại cuộc họp các cổ đông hàng năm và có quyền phát biểu

về những vấn đề khác, như đạo đức công ty, việc sát nhập, việc mua lại và nắm quyền kiểm sốt cơng ty khác (tiếp quản một công ty bằng cách
mua đa số cổ phần của nó).
 Những người chủ cổ phiếu thường có thể kiếm đươc nhiều tiền, nếu như giá cổ phiếu tăng lên và có thu nhập từ cổ tức.  Có quyền
ủy quyền cho người khác đại diện cho mình khi họp Đại hội đồng cổ đơng.
 Có quyền ưu tiên mua cổ phiếu phát hành thêm để tránh bị lỗng quyền sở hữu.
o Nhược điểm:
 Các cổ đơng giữ cổ phiếu thường nhận cổ tức sau các cổ đông giữ cổ phần ưu đãi, những người giữ phiếu nợ hoặc trái phiếu. Khi
công ty bị thanh lý, những người giữ cổ phiếu thường nhận tài sản cuối cùng so với các thành phần khác.
 Cổ phiếu thường không ổn định nên có tính rủi ro cao.
 Cổ phiếu ưu đãi
o Ưu điểm:
 Chúng được ưu đãi về lợi tức cổ phần. Lợi tức cổ phần của những cổ phiếu ưu đãi phải được trả trước bất kì cổ tức nào được trả cho
các cổ phiếu thường.
 Chúng được ưu đãi về tài sản. Nếu một công ty thất bại, các cổ đơng có cổ phiếu ưu đãi được quyền nhận phần của họ về bất cứ tài
sản gì cịn lại (sau khi nợ của cơng ty đã thanh tốn), trước khi các cổ đông giữ cổ phiếu thường nhận được phần bồi thường nào đó.
 Một số cơng ty phát hành những cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi được, nó cho cổ đơng quyền chọn để chuyển cổ phiếu ưu đãi thành cổ
phiếu thường. Theo quan điểm của cổ đơng thì việc chuyển đổi đó sẽ là mong muốn nếu như giá trị của cổ phiếu thường đã tăng vượt lên giá trị
của cổ phiếu ưu đãi. Do đó bao gồm cả một điều khoản về có thể chuyển đổi được, làm cho việc phát hành cổ phiếu ưu đãi hấp dẫn hơn đối với
những người mua trong tương lai.
 Phần lớn cổ phiếu ưu đãi tích lũy cổ tức nếu công ty không trả chúng trong một giai đoạn xác định. Cơng ty phải trả số tiền tích lũy
này trước khi họ trả bất kì lợi tức cổ phần nào cho cổ phiếu thường.
 Cổ phiếu ưu đãi có tính tin cậy và ổn định. Chủ sở hữu có thể tính được lợi tức cổ phần của mình.
o Nhược điểm:


 Các cổ đông cổ phiếu ưu đãi giữ một vai trị nhỏ hơn trong các vấn đề của cơng ty so với các cổ đơng cổ phiếu thường.
 Hồn tồn khơng có quyền bỏ phiếu và quyền ưu tiên mua. Họ chỉ nhận được đặc quyền bỏ phiếu hạn chế, thường là những vấn đề
có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ như bán đi một phần lớn công ty hoặc thay đổi một điều khoản trong bản điều lệ có liên quan đến cổ
phiếu ưu đãi. Tuy cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định, nhưng cổ đông ưu đãi cũng chỉ được nhận cổ tức khi cơng ty làm ăn có lợi nhuận. Cổ
phiếu quỹ Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoá.

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stocks)
o Khái niệm cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ nó được hưởng một số quyền lợi ưu đãi so với cổ
đơng thường. Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi như cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, ưu đãi về quyền biểu quyết… trong đó cổ phiếu ưu đãi về cổ tức là
loại phổ biến hơn cả.
o Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi cổ tức
Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty. Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cổ tức mang lại cho người nắm
giữ nó được hưởng một khoản lợi tức cổ phần cố định, được xác định trước mà không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Mặt khác, cổ
đông ưu đãi cũng được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Khi giải thể hay thanh lý công ty, cổ đơng ưu đãi được thanh tốn giá trị cổ phiếu của
họ trước các cổ đơng thường.
Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ưu đãi của các công ty phát hành đều là cổ phiếu ưu đãi tích lũy. Điều đó có nghĩa là, nếu một năm
nào đó cơng ty gặp khó khăn trong kinh doanh thì có thể tuyên bố hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi. Số cổ tức đó được tích lũy lại, chuyển sang kỳ
kế tiếp và được trả trước khi công ty công bố trả cổ tức cho cổ đông thường. Các quy định này được coi là một biện pháp bảo vệ cổ đông ưu đãi.
Không được hưởng quyền bỏ phiếu: không giống với các cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu
ra Hội đồng quản trị và biểu quyết quyết định các vấn đề về quản lý cơng ty. Ngồi ra, một số công ty cổ phần ở các nước, khi phát hành cổ phiếu
ưu đãi có điều khoản quy định cổ đơng ưu đãi có quyền biểu quyết nếu cơng ty không trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi trong một thời kỳ nhất
định, ví dụ: ở Pháp thường quy định nếu 3 năm tài khóa liên tiếp liền mà công ty không chi trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi thì cổ đơng ưu đãi
được quyền biểu quyết về vấn đề, và quyền này sẽ hết hiệu lực khi lợi tức cổ phần nợ những năm trước đã được thanh tốn đủ.
Trên cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá.
o Các loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức
Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ (Cumulative Preferred Stocks) Là loại cổ phiếu mà nếu một năm nào đó cơng ty khơng có lãi để chi trả cổ tức
và cổ tức đó được nợ lại trong năm tới và sẽ được trả gộp luôn cùng với cổ tức năm tới hay sẽ được trả vảo một năm nào đó mà cơng ty có đủ tiền
để trả.
Cổ phiếu ưu đãi khơng tích luỹ (Non-Cumulative Preferred Stocks) Là loại cổ phiếu mà trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ, công ty
khơng có tiền để trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi loại này thì khoản cổ tức đó sẽ bị mất luôn. Kỳ hoạt động tiếp theo, dù công ty làm ăn rất hiệu
quả, khoản cổ tức chưa chi trả của kỳ trước cũng không được truy lĩnh mà chỉ chi trả khoản cổ tức của kỳ hiện hành. Cổ phiếu ưu đãi tham dự
(Participating Preferred Stocks) Là loại cổ phiếu ưu đãi mà ngoài việc nhận cổ tức theo mức đã công bố trước người chủ sở hữu nó cịn được
nhận thêm khoản cổ tức đặc biệt nếu năm đó cơng ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao vượt ngưỡng theo quy định.
Cổ phiếu ưu đãi không tham dự (Non-Participating Preferred Stocks) Là loại cổ phiếu ưu đãi mà người chủ sở hữu chỉ được nhận cổ tức
theo mức đã cơng bố trước, ngồi ra khơng được nhận thêm khoản cổ tức nào vào những năm cơng ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Cổ
phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi (Convertible Preferred Stocks) Là loại cổ phiếu mà khi phát hành có ghi kèm điều khoản cho phép người chủ sở

hữu chuyển đổi nó thành một số lượng nhất định cổ phiếu thường. Giá cả loại cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi dao động nhiều hơn các loại cổ
phiếu ưu đãi khác vì nó gắn liền với cổ phiếu thường. Nếu cơng ty thành đạt, giá trị cổ phiếu thường trên thị trường tăng lên thì giá cổ phiếu ưu
đãi được chuyển đổi cũng gia tăng tương ứng.
Cổ phiếu ưu đãi có thể thu hồi (Redeemable Preferred Stocks) Là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi phát hành có ghi kèm điều khoản là cơng
ty có thể thu hồi bằng cách bồi hoàn một số tiền, cộng thêm một khoản thưởng nhất định cho người chủ sở hữu. Thường thì các cơng ty sử dụng
quyền thu hồi này để thu hồi các cổ phiếu có lãi suất cổ phần cao và thay thế bằng những cổ phiếu có lãi suất thấp hơn nhằm cải thiện tình hình
tài chính của cơng ty.
. Theo khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành
Cổ phiếu thượng hạng (blue-chip stocks) Cổ phiếu thượng hạng còn gọi là cổ phiếu lớn là cổ phiếu do các cơng ty lớn, có tình hình sản
xuất kinh doanh ổn định, có uy tín tên tuổi trên thị trường phát hành và giao dịch. Đây là loại cổ phiếu có mức vốn hóa lớn, có ảnh hưởng dẫn dắt
chỉ số chứng khoán chung trên thị trường. Cổ phiếu “blue-chip” có tính thanh khoản cao, được sự quan tâm của nhà đầu tư và là tâm điểm phân
tích của thị trường. Giá loại cổ phiếu này thường ổn định và sẽ có xu hướng gia tăng khi lãi suất vay vốn trên thị trường giảm. Một khái niệm
tương đương với blue-chip là cổ phiếu dẫn dắt (bellwether). Trên thực tế, đó là cổ phiếu của một cơng ty được cơng nhận là công ty hàng đầu
trong lĩnh vực hoạt động của mình. Microsoft có thể được coi là cổ phiếu dẫn dắt trong ngành cơng nghiệp phần mềm. Thường thì hoạt động kinh
doanh của các công ty này được coi như dự báo ngành cơng nghiệp đó sẽ phát triển như thế nào.
Cổ phiếu nhỏ (penny stocks) Là cổ phiếu của các doanh nghiệp nhỏ, có giá trị thấp, khơng ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán chung
trên thị trường. Cổ phiếu này thường khơng có sức chống cự khi thị trường đi xuống và do đó có mức biến động giá lớn, rủi ro cao, tính thanh
khoản thấp. Bên cạnh thuật ngữ “penny stocks” đơi khi người ta cịn sử dụng một số tên gọi khác mang nghĩa tương đương như “microcap
stock”, “small cap” hay “nano cap”. Ở thị trường tài chính Mỹ, thuật ngữ "penny stocks" được hiểu là những loại chứng khốn có giá thấp hơn
5$/cổ phiếu, và không đủ tiêu chuẩn để được mua bán trên những thị trường lớn như NYSE, NASDAQ hay AMEX và thường được đánh giá là
kém hấp dẫn.
Cổ phiếu tăng trưởng (growth stocks) Cổ phiếu tăng trưởng do các công ty cổ phần đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh phát hành.
Đây là những cơng ty cổ phần có tốc độ tăng thị phần và thu nhập công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại với cổ
phiếu thượng hạng, cổ phiếu tăng trưởng có tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại thấp. Lý do của đặc trưng này bắt nguồn từ quan điểm tái đầu tư của công
ty phát hành muốn giành phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho chiến lược phát triển kinh doanh. Do kỳ vọng tăng trưởng cao nên các cổ phiếu này
cũng được định giá cao thông qua chỉ số P/E (PER). Chiến lược đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng thường được áp dụng trong chu kỳ đi lên của
nền kinh tế.


ổ phiếu giá trị (value stocks) Cổ phiếu giá trị là loại cổ phiếu của doanh nghiệp không kỳ vọng tăng trưởng cao. Do đó mức giá cổ phiếu

thể hiện qua chỉ số P/E (PER) thấp, tạo biên độ an toàn cho nhà đầu tư. Chỉ số PEG (PER/tốc độ tăng trưởng thu nhập - g) thường <1 thể hiện cổ
phiếu bị đánh giá thấp. Hệ số đòn bẩy tài chính của loại cổ phiếu này cũng khơng q cao, tỉ lệ nợ/vốn chủ <1, tạo sự an toàn cho doanh nghiệp.
Đầu tư vào cổ phiếu giá trị thường áp dụng trong chu kỳ suy giảm của nền kinh tế.
Cổ phiếu thu nhập (income stocks) Cổ phiếu thu nhập có mức cổ tức cao hơn mức trung bình. Đây là các lọai cổ phiếu do các công ty
thuộc lĩnh vực cơng ích phát hành và thường dành cho những người già và người về hưu. Cổ phiếu chu kỳ (cyclical stocks) Cổ phiếu chu kỳ là
cổ phiếu của những công ty có lợi nhuận khơng ổn định mà phụ thuộc vào chu kỳ sống sản phẩm của công ty trên thị trường. Điển hình là cổ
phiếu của các cơng ty thuộc lĩnh vực kinh doanh sắt thép, xi măng, ô tô, máy công cụ,...
Cổ phiếu thời vụ (seasonal stocks) Cổ phiếu thời vụ là cổ phiếu của các công ty cổ phần có tính mùa vụ trong họat động sản xuất kinh
doanh. Tính thời vụ đã làm cho thu nhập của công ty không ổn định mà biến động theo thời vụ kinh doanh.
Cổ phiếu phòng vệ Cổ phiếu phòng vệ là cổ phiếu của những công ty mà sự ổn định của chúng hầu như không phụ thuộc vào sự suy
thối của nền kinh tế. Đó là những cơng ty sản xuất kinh doanh các hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt như thực phẩm, bánh kẹo, nước giải
khát… Trong khi các loại cổ phiếu khác bị giảm giá mạnh khi nền kinh tế suy thối, thì cổ phiếu phịng vệ thường vẫn giữ giá vì có mức cổ tức
ổn định. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, cổ phiếu phịng vệ cũng khó có cơ hội tăng giá như các loại cổ phiếu thông thường khác. Vì vậy, cổ
phiếu phịng vệ khơng được ưa thích trong thời kỳ tăng trưởng của TTCK nhưng sẽ được chú ý nhiều trong giai đoạn khó khăn do tốc độ giảm
giá chậm hơn và khả năng trụ giá cũng tốt hơn.
Theo quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong đại hội đồng cổ đông
Cổ phiếu đơn phiếu Cổ phiếu đơn phiếu là loại cổ phiếu được phân bổ một phiếu biểu quyết cho mỗi cổ phiếu. Loại cổ phiếu này thường
dùng cho doanh nghiệp ít cổ đơng (cơng ty cổ phần tư nhân), bởi vì tất cả các cổ đơng đều có thể và có điều kiện tham dự đại hội đồng cổ đông
đầy đủ.
Cổ phiếu đa phiếu Cổ phiếu đa phiếu là loại cổ phiếu mà số phiếu bầu được phân bổ ít hơn số cổ phiếu (nhiều cổ phiếu trên một phiếu
biểu quyết) đang lưu hành. Loại cổ phiếu này thường dùng cho doanh nghiệp nhiều cổ đông (công ty cổ phần đại chúng). Tất cả các cổ đông
không thể tham dự đại hội đồng để bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty.
Cổ phiếu lưỡng phiếu Cổ phiếu lưỡng phiếu là loại cổ phiếu mà cổ đông của cổ phiếu này được phân bổ hai loại phiếu biểu quyết.
Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu này thường có ít cổ đơng. Quyền lưỡng phiếu này thường dành cho các cổ đơng có uy tín, có danh phận trong
xã hội hoặc trong ngành chun mơn mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh. → Các hình thức bỏ phiếu biểu quyết Có hai hình thức bỏ phiếu biểu
quyết: bỏ phiếu biểu quyết pháp định - biểu quyết đa số (Statutory Voting Right) và bỏ phiếu biểu quyết tích lũy (Cumulative Voting Right).
Quyền bỏ phiếu biểu quyết pháp định là quyền dành cho cổ đông dùng lá phiếu của mình bầu cho các thành viên hội đồng quản trị mà không
được dồn phiếu cho một người, hoặc biểu quyết một số vấn đề trong đại hội cổ đông mà không được dồn phiếu một vấn đề nào đó.
. Theo khả năng chuyển nhượng
Cổ phiếu ghi danh: Là loại cổ phiếu có ghi tên người nắm giữ. Tên và thông tin cá nhân của chủ sở hữu được đăng ký và quản lý tại

công ty phát hành. Cổ phiếu ghi danh không được chuyển nhượng tự do và thường được phát hành cho các sáng lập viên và các thành viên chủ
chốt của HĐQT.
Cổ phiếu vô danh: Là loại cổ phiếu không ghi tên người nắm giữ. Tên và thông tin cá nhân của chủ sở hữu được không được lưu giữ và
quản lý tại công ty phát hành. Cổ phiếu vô danh được chuyển nhượng tự do trên TTCK và phát hành rộng rãi ra công chúng.

Đặc điểm của quyền mua cổ phiếu
o Được phát hành theo từng đợt với thời hạn hiệu lực thường rất ngắn khi các công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ để thực hiện các
dự án mở rộng sản xuất kinh doanh .
o Thông thường mỗi cổ phần đang lưu hành được cấp 1 quyền mua trước. Số lượng quyền cần thiết để được mua một cổ phiếu mới (tỉ lệ
quyền mua/ 1 cổ phiếu mới) phụ thuộc vào tổng số lượng quyền và số lượng cổ phiếu mới dự kiến phát hành theo kế hoạch của công ty.
o Giá bán cổ phiếu mới theo quyền mua thường thấp hơn giá thị trường


o Đối với các cổ đông hiện hữu, nếu không có nhu cầu đầu tư thêm vốn vào cơng ty của mình (khơng thực hiện quyền) thì có thể chuyển
nhượng quyền cho nhà đầu tư khác trong thời gian quyền chưa hết hạn hiệu lực. Quyền mua trước có thể được giao dịch, chuyển nhượng nhiều
lần trên TTCK giữa các nhà đầu tư.
o Giá quyền mua được giao dịch trên thị trường luôn biến động, phụ thuộc vào: Mức chênh lệch giữa giá theo quyền và thị giá cổ phiếu.
Số quyền cần có để mua được một cổ phiếu mới. Xu hướng biến động giá hiện hành của cổ phiếu trên thị trường. Thời hạn hiệu lực còn lại của
quyền mua.
Đặc điểm của chứng quyền
o Chứng quyền do các công ty phát hành chứng khoán gốc phát hành.
o Chứng quyền có thời hạn hiệu lực dài hơn quyền mua cổ phần, thơng thường từ 5 đến 10 năm, thậm chí có thể là vĩnh viễn.
o Giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm phát hành. Giá này thường cố
định hoặc cũng có thể được tăng lên theo một định kỳ nào đó.
o Người nắm giữ chứng quyền được quyền mua cổ phiếu thường, hoặc có thể giao dịch, mua bán trên TTCK. Giá cả của chứng quyền
được quyết định bởi: Thứ nhất, giá trị nội tại của chứng quyền. Giá trị nội tại của chứng quyền là tổng mức chênh lệch giá giữa giá theo chứng
quyền và dự báo giá thị trường của cổ phiếu vào thời điểm được phép mua hoặc chuyển đổi. Thứ hai, độ dài thời hạn hiệu lực còn lại của chứng
quyền. Thời hạn hiệu lực còn lại của chứng quyền càng ngắn thì giá chứng quyền càng thấp và ngược lại.
o Người nắm giữ chứng quyền khơng có những quyền của một cổ đơng trong cơng ty (khơng có quyền biểu quyết, nhận cổ tức…)
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn

o Hợp đồng quyền chọn được ký kết ở hiện tại và tại thời điểm này người mua quyền phải trả cho người bán quyền phí quyền chọn.
o Hợp đồng quyền chọn khơng có tính bắt buộc, do đó trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, người nắm giữ quyền có thể thực hiện,
hoặc khơng thực hiện quyền chọn, hoặc có thể bán quyền cho người khác.
o Người bán quyền có trách nhiệm chuyển giao chứng khốn (đối với quyền chọn mua) hoặc thanh toán tiền (đối với quyền chọn bán)
cho người mua quyền nếu người mua quyền thực hiện hợp đồng.
o Hợp đồng quyền chọn được các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ trong đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Quyền chọn mua là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có quyền nhưng khơng bắt buộc mua một khối lượng chứng khoán nhất
định với một mức giá và trong một thời hạn xác định.
Quyền chọn bán là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có quyền nhưng khơng bắt buộc bán một khối lượng chứng khoán nhất
định với một mức giá và trong một thời hạn xác định.
Giá trị nội tại của quyền chọn Là giá trị mà người nắm giữ quyền sẽ nhận được bằng cách thực hiện ngay lập tức. Gọi E là giá chứng
khoán theo quyền, S là giá chứng khoán mua bán giao ngay ở hiện tại. E < S Quyền chọn mua có lãi (in the money) E = S Quyền chọn mua hòa
vốn (at the money) E > S Quyền chọn mua lỗ (out of money) Đối với quyền chọn bán thì ngược lại.
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn
o Hợp đồng kỳ hạn có tính bắt buộc. Đến ngày thực hiện hợp đồng, nếu bên nào vi phạm hợp đồng sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho bên bị vi phạm theo các điều khoản của hợp đồng đã ký.
o Ngày thực hiện hợp đồng tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên và phải phù hợp với cơ chế của thị trường.
o Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá mua bán chứng khốn, điều này có nghĩa là khơng có chi phí khi ký hợp đồng mua bán như trong
hợp đồng quyền chọn.
o Hiệu quả cũng như rủi ro đối với mỗi bên phụ thuộc vào mức độ biến động giá chứng khoán trên thị trường, vào thiện chí và khả năng
của bên kia trong q trình thực hiện hợp đồng đã ký... Ngoài hợp đồng kỳ hạn có chuyển giao, ngày nay các hợp đồng kỳ hạn khơng chuyển
giao (NDF) cũng đã hình thành và ngày một phát triển. Đến ngày đáo hạn theo hợp đồng, nhà đầu tư nhận lãi (hoặc trả lỗ) căn cứ vào quy mô hợp
đồng và chênh lệch giá giữa giá trong hợp đồng kỳ hạn với giá giao ngay trên thị trường.
Đặc điểm của hợp đồng tương lai
o Hoạt động mua bán được thực hiện theo các tiêu chuẩn mà sở giao dịch quy định. Ví dụ: loại chứng khốn được mua bán trên thị
trường, thời gian đáo hạn, quy mô hợp đồng, mức ký quỹ...
o Giá chứng khốn được hình thành theo nguyên tắc đấu giá, hoặc khớp lệnh. Giá này không cố định như hợp đồng kỳ hạn mà thay đổi
hàng ngày theo giá thị trường.
o Việc thanh toán lỗ, lãi với nhà đầu tư được thực hiện hàng ngày căn cứ vào quy mô hợp đồng và mức chênh lệch giá giữa giá đóng cửa
ngày thanh tốn với giá khớp lệnh (nếu là ngày thanh toán lãi, lỗ đầu tiên), với giá đóng cửa ngày hơm trước (nếu là các ngày thanh toán lãi, lỗ

tiếp theo).
o Phần lớn các hợp đồng tương lai không giao hàng vào ngày đáo hạn mà thực hiện bằng một hợp đồng đảo.
 Giá trị sổ sách: là giá trị của một tài sản ghi trong bảng cân đối kế tốn của cơng ty, thể hiện chi phí lịch sử của một tài sản. Khi nói
đến giá trị sổ sách người ta có thể đề cập đến giá trị ghi trong sổ sách của một tài sản. Trong đó, giá trị sổ sách của tài sản là giá trị kế toán của tài
sản đó, tức là giá trị được thể hiện trên bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp, nó bằng chi phí mua sắm trừ đi phần khấu hao tích lũy. Nói cách
khác, giá trị sổ sách của một tài sản sẽ thể hiện chi phí lịch sử của tài sản đó, chứ khơng thể hiện giá trị hiện tại của nó. Như vậy, giá trị sổ sách
của trái phiếu là số tiền mà các nhà đầu tư trả cho nó lần đầu tiên, hay là số tiền mà tổ chức phát hành nhận được khi trái phiếu đó được phát
hành.


 Giá trị thị trường (thị giá): giá của tài sản khi nó được mua bán, giao dịch trên thị trường, và nó được xác định dựa trên cung cầu thị
trường
 Giá trị phá sản (giá trị thanh lý): là lượng tiền thu được nếu bán 1 tài sản một cách riêng lẻ chứ không xem như là một phần tài sản
của cơng ty đang hoạt động bình thường. Cần phân biệt giá trị thanh lý với giá trị hoạt động, là số tiền thu được khi bán doanh nghiệp hoặc tài
sản vẫn đang hoạt động. Theo đó thì khi một doanh nghiệp chuyển sang hình thức cổ phần cần phải xác định giá trị hoạt động của doanh nghiệp
đó. Tuy nhiên, trong thực tế cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trước đây, lại là xác định giá trị thanh lý chứ không phải là giá trị hoạt động.
Điều này sẽ làm sai lệch giá trị doanh nghiệp, dẫn đến việc định giá thiếu chính xác, và nhiều hậu quả tiềm ẩn khác ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển của thị trường chứng khoán nước ta.
 Giá trị thực (giá trị kinh tế): giá trị hiện tại của những luồng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài sản đó, được chiết khấu về
thời điểm hiện tại với tỷ lệ lợi tức yêu cầu thích hợp của nhà đầu tư. Đây là số tiền mà nhà đầu tư xem là hợp lý đối với tài sản đó, trong những
điều kiện cụ thể về mức độ rủi ro cũng như quan điểm của nhà đầu tư. Trên cơ sở đó nhà đầu tư sẽ tiến hành so sánh với giá thị trường để đưa ra
các nhận định và các quyết định đầu tư thích hợp. Nếu giá trị thực lớn hơn giá trị thị trường, thì nghĩa là dưới con mắt của nhà đầu tư, tài sản này
đã bị định giá thấp, và nhà đầu tư có thể sẽ quyết định mua vào. Cịn nếu giá trị thực nhỏ hơn giá trị thị trường, tài sản đã được định giá cao, và
nên bán đi. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoạt động mua vào sẽ đẩy giá thị trường lên cao, và tiến đến bằng giá trị thực, lúc đó nhà đầu
tư khơng cịn cơ hội thu thêm lợi nhuận từ chênh lệch giá, và dừng việc mua lại. Tương tự, hoạt động bán sẽ làm giảm giá thị trường, và tiến dần
về giá trị thực. Như vậy, trong điều kiện thị trường hiệu quả, giá thị trường và giá trị thực sẽ bằng nhau, vì giá cả sẽ phản ứng rất nhanh chóng với
thơng tin mới cập nhật.  Định giá là xác định giá trị kinh tế hay giá trị thực của tài sản.
Vai trò của định giá cổ phiếu
Đối với bản thân doanh nghiệp định giá:
o Khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cần phải định giá nó giống như việc định giá các tài sản khác. Nếu định giá quá cao sẽ khơng có

khách hàng nhưng nếu định giá q thấp doanh nghiệp sẽ bị thiệt. Vì vậy mức giá mà doanh nghiệp đưa ra phải đảm bảo hợp lý và công bằng cho
cả bên mua và bán. Đối với doanh nghiệp cổ phần thì đây chính là một sự thành cơng cho việc phát hành cổ phiếu, nó đảm bảo cho giao dịch
chứng khốn sau này.
o Mặt khác, thơng qua định giá cổ phiếu sẽ khiến công ty nắm rõ hơn về tình hình tài chính của mình để từ đó có những điều chỉnh
trong hoạt động quản lý cũng như kinh doanh. Các nhà tư vấn phát hành sẽ giúp cơng ty có thể bán được cổ phiếu với chi phí thấp và nhanh
chóng, giúp cho việc tái cơ cấu lại doanh nghiệp, từ đó có những định hướng đầu tư dự án mới.
Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán:
o Các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khốn gồm: Cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, các tổ chức xếp
hạng tín dụng và các tổ chức tài chính khác. Đối với các tổ chức này, định giá chứng khoán là một hoạt động nghề nghiệp, được thực hiện với
tính chuyên nghiệp cao, đội ngũ nhân viên đơng đảo có trình độ cao và nguồn thơng tin phong phú. Do có nhiều lợi thế như vậy nên việc định giá
cổ phiếu được sử dụng cho nhiều mục đích như: hoạt động tư vấn tài chính, hoạt động tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh
mục đầu tư. Trên cơ sở đó tăng năng lực và uy tín của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Đối với các nhà đầu tư:
o Các nhà đầu tư là một thành phần quan trọng của thị trường. Đối với họ, đầu tư vào cổ phiếu là việc cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro.
Rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng của họ càng lớn, vì vậy muốn để họ chấp nhận rủi ro thì giá cổ phiếu phải chính xác. Do vậy, việc định giá
cổ phiếu đối với các nhà đầu tư càng trở lên quan trọng, nó là yếu tố quyết định khiến họ mua bán cổ phiếu, từ đó tạo ra các cơ hội thu được lợi
nhuận mong đợi.
o Có hai loại nhà đầu tư, đó là nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Đối với các tổ chức họ quan tâm đến việc sát nhập và thâu
tóm. Trong việc định giá sát nhập và thâu tóm thì giá trị của cơng ty mới không phải là phép cộng giản đơn của các cơng ty sáp nhập và thâu tóm,
mà nó được tạo bởi hiệu ứng tác động qua lại của hai công ty, quy mô, thị phần, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu của công ty mới cũng khác so
với hai công ty ban đầu. Các cơng ty bị thâu tóm có thể sẽ lạc quan trong việc xác định giá trị, đặc biệt khi vụ thâu tóm là cưỡng bức và họ cố
gắng thuyết phục cổ đông của họ rằng giá chào mua là quá thấp. Tương tự như vậy các cơng ty thực hiện thâu tóm có thể sẽ có những áp lực
mạnh mẽ đối với những nhà phân tích để bảo vệ việc xác định giá trị phục vụ cho việc thâu tóm.
Đối với cơ quan quản lý:
o Đối với cơ quan quản lý, việc nắm bắt các thông tin về doanh nghiệp trong đó có định giá doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan này có
cách thức điều chỉnh và hoạt động tốt hơn. Với các công ty cổ phần mà giá của nó biến động có tác dụng lớn đối với thị trường thì việc điều tiết
này là hết sức quan trọng. Việc cấp phép cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường cũng đòi hỏi phải định giá doanh nghiệp. Dựa trên cơ
sở định giá sẽ giúp cho các cơ quan dễ dàng quản lý thị trường và ngăn ngừa những biến động xấu.
o Tóm lại, mỗi đối tượng khi tham gia thị trường chứng khốn hoặc có liên quan đều quan tâm đến việc định giá cổ phiếu. Giá trị của
doanh nghiệp có thể liên quan trực tiếp đến các quyết định mà nó đưa ra, trên những dự án mà nó thực hiện. Tuy nhiên phải nói rằng, việc định

giá khơng phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác tuyệt đối. Chỉ khi nào thị trường thật sự hoàn hảo và thơng tin ln cân xứng giữa các bên thì
việc định giá mới có thể coi là chính xác. Ngay cả khi đó cũng cịn rất nhiều khác nhau do bất đồng về phương pháp kế toán và khả năng dự dốn
của các nhà đầu tư.
Hình thức sở hữu Sở giao dịch chứng khốn là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Lịch sử
phát triển SGDCK các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau:
 Hình thức sở hữu thành viên: SGDCK do các thành viên là các cơng ty chứng khốn sở hữu, được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách
nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản trị do các cơng ty chứng khốn thành viên bầu ra theo từng nhiệm kỳ. Mơ hình này có ưu điểm thành viên vừa
là người tham gia giao dịch, vừa là người quản lý sở nên chi phí thấp và dễ ứng phó với tình hình thay đổi trên thị trường. SGDCK Hàn Quốc,
NewYork, Tokyo, Thái Lan và nhiều nước khác được tổ chức theo hình thức sở hữu thành viên.
 Hình thức cơng ty cổ phần: SGDCK được tổ chức dưới hình thức một cơng ty cổ phần đặc biệt do các cơng ty chứng khốn thành viên,
ngân hàng, cơng ty tài chính, bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là cổ đông. Tổ chức, hoạt động của SGDCK theo Luật công ty và hoạt động
hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Mơ hình này được áp dụng ở Đức, Anh và Hồng Kông.


 Hình thức sở hữu Nhà nước: Thực chất trong mơ hình này, Chính phủ hoặc một cơ quan của Chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và
sở hữu một phần hay tồn bộ vốn của SGDCK. Hình thức sở hữu này có ưu điểm là khơng chạy theo mục tiêu lợi nhuận, nên bảo vệ được quyền
lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể can thiệp kịp thời để giữ cho thị trường được hoạt động ổn định,
lành mạnh. Tuy nhiên, mơ hình này cũng có những hạn chế nhất định, đó là thiếu tính độc lập, cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả. Trong các
hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép SGDCK có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao
được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý so với hình thức sở hữu của Chính phủ. Tuy nhiên, trong những hồn cảnh lịch sử nhất
định, việc Chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý SGDCK sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên
chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng
Chức năng của SGDCK Việc thiết lập một thị trường giao dịch chứng khốn có tổ chức, vận hành liên tục với các chứng khoán được
chọn lựa là một trong những chức năng quan trọng nhất của SGDCK. Mặc dù hoạt động của SGDCK không mang lại vốn trực tiếp cho tổ chức
phát hành, nhưng thơng qua SGDCK các chứng khốn phát hành được giao dịch liên tục, làm tăng tính thanh khoản và khả mại cho các chứng
khoán. Các tổ chức phát hành có thể phát hành để tăng vốn qua thị trường chứng khốn, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua hoặc bán chứng
khoán niêm yết một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chức năng xác định giá cả công bằng là cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một thị trường
liên tục. Giá cả không do SGDCK hay thành viên SGDCK áp đặt mà được SGDCK xác định dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng
khoán. Giá cả chỉ được xác định bởi cung - cầu trên thị trường. Qua đó, SGDCK mới có thể tạo ra được một thị trường tự do, công khai và công
bằng. Hơn nữa, SGDCK mới có thể đưa ra được các báo cáo một cách chính xác và liên tục về các chứng khốn, tình hình hoạt động của các tổ

chức niêm yết, các cơng ty chứng khốn.
Vai trị của việc niêm yết chứng khốn đối với tổ chức phát hành
Thuận lợi:
 Công ty dễ dàng trong huy động vốn: Niêm yết nhằm mục đích huy động vốn thơng qua phát hành chứng khốn. Cơng ty được niêm
yết có thể thu hút vốn dài hạn thơng qua phát hành chứng khốn với chi phí thấp. Thơng thường, cơng ty niêm yết được cơng chúng tín nhiệm
hơn công ty không được niêm yết, bởi vậy, khi trở thành một cơng ty được niêm yết thì họ có thể dễ dàng trong việc huy động vốn và với chi phí
huy động thấp hơn.
 Tác động đến cơng chúng: Niêm yết góp phần "tơ đẹp" thêm hình ảnh của công ty trong các nhà đầu tư, các chủ nợ, người cung ứng,
các khách hàng và những người làm cơng, nhờ vậy cơng ty được niêm yết có "sức hút" đầu tư hơn đối với các nhà đầu tư.
 Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khốn: Khi các chứng khốn được niêm yết, chúng có thể được nâng cao tính thanh khoản,
mở rộng phạm vi chấp nhận làm vật thế chấp và dễ dàng được sử dụng phục vụ cho các mục đích về tài chính, thừa kế và các mục đích khác.
Hơn nữa, các chứng khốn được niêm yết có thể được mua với một số lượng rất nhỏ, do đó các nhà đầu tư có vốn nhỏ vẫn có thể dễ dàng trở
thành cổ đơng của công ty.
 Ưu đãi về thuế: o Thông thường ở các thị trường chứng khốn mới nổi cơng ty tham gia niêm yết được hưởng chính những chính sách
ưu đãi về thuế trong hoạt động kinh doanh như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm nhất định. o Đối với nhà đầu tư mua
chứng khoán niêm yết sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập (miễn, giảm) đối với cổ tức, lãi hoặc chênh lệch mua bán chứng
khoán (lãi vốn) từ các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Hạn chế:
 Nghĩa vụ báo cáo như là một công ty đại chúng: Cơng ty niêm yết phải có nghĩa vụ cơng bố thơng tin một cách đầy đủ, chính xác và
kịp thời liên quan đến các mặt hoạt động của công ty cũng như các biến động có ảnh hưởng đến giá cả chứng khốn niêm yết. Nghĩa vụ cơng bố
thơng tin đại chúng trong một số trường hợp làm ảnh hưởng đến bí quyết, bí mật kinh doanh và gây phiền hà cho công ty.
 Những cản trở trong việc thâu tóm và sáp nhập: Niêm yết bộc lộ nguồn vốn và phân chia quyền biểu quyết của công ty cho những
người mua là những người có thể gây bất tiện cho những cổ đông chủ chốt và công việc quản lý điều hành hiện tại của công ty. Công ty có thể
gặp nhiều cản trở trong việc thực hiện mục tiêu thâu tóm hay sáp nhập của mình.
Tiêu chuẩn thuyên chuyển Một công ty niêm yết sẽ bị thuyên chuyển từ thị trường niêm yết có tiêu chuẩn cao sang thị trường giao
dịch có tiêu chuẩn thấp (đối với mơ hình thị trường tổ chức thành 2 khu vực: tiêu chuẩn niêm yết cao và tiêu chuẩn niêm yết thấp) hoặc khu vực
giao dịch Bảng II (Second Board) nếu công ty không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện niêm yết, như:  Việc chi trả cổ tức thấp hơn tiêu chuẩn
quy định.  Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao hơn mức tiêu chuẩn quy định.
Phân bổ cổ đông không hợp lý, khi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông sáng lập, hoặc cổ đơng ngồi cơng chúng thấp hơn mức quy
định.  Khi công ty niêm yết không nộp đầy đủ các báo cáo theo hạn định.  Khi ý kiến của kiểm tốn viên đối với các báo cáo tài chính là "phản

đối" hoặc "từ chối cho ý kiến".  Khi giá trị thực (tài sản thuần) của công ty là con số âm.  Khi SGDCK nhận ra rằng công ty niêm yết đã bị đình
chỉ các hoạt động kinh doanh theo giấy phép chính. Khi một cơng ty niêm yết bị thuyên chuyển sang thị trường giao dịch cổ phiếu hoặc sang khu
vực bảng II, các giao dịch cổ phiếu của công ty cần phải ngừng lại trong một thời gian nhất định để thông báo cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời
gian ngừng giao dịch càng ngắn càng tốt cho việc tạo ra tính thanh khoản cho các cổ phiếu.
Chứng khoán bị kiểm soát: Khi các chứng khốn khơng duy trì được các tiêu chuẩn niêm yết song chưa đến mức độ phải hủy bỏ niêm
yết, thì sẽ được đưa vào nhóm chứng khốn bị kiểm sốt. Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát được tách riêng và quản lý chặt chẽ theo các quy
định riêng của SGDCK về: biên độ giao động giá, giao dịch ký quỹ, tỷ lệ nắm giữ... SGDCK phải đưa ra lời cảnh báo (chứng khoán thuộc diện bị
cảnh báo) trước cho cơng ty niêm yết là chứng khốn của họ có thể bị trục xuất khỏi thị trường giao dịch, trừ khi các nguyên nhân chứng khoán
bị liệt vào dạng chứng khoán kiểm soát này được khắc phục trước thời hạn trục xuất. Trong thời gian đó, SGDCK thơng báo các vấn đề liên quan
đến thời hạn trục xuất và lý do quyết định coi chứng khoán này là chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát.
Hủy bỏ niêm yết Tiêu chuẩn hủy bỏ niêm yết thường được áp dụng cho các công ty phát hành là công ty không thể tiếp tục đáp ứng nổi
các quy định về niêm yết. Do đó, tiêu chuẩn hủy bỏ niêm yết chỉ rõ các trường hợp chứng khoán của các đợt phát hành giao dịch trên thị trường
niêm yết bị hủy bỏ niêm yết.


Niêm yết cổ phiếu của các công ty sáp nhập Công ty sáp nhập xuất hiện khi một công ty hợp nhất với một công ty khác nhằm củng cố
hoạt động kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh. Thông thường, việc sáp nhập sẽ cải thiện được tình hình tài chính, tăng lợi nhuận và tiềm lực
của cơng ty. Đặc biệt, do sáp nhập của công ty niêm yết có thể gây ảnh hưởng tới lợi ích cho các nhà đầu tư nên cơng ty sáp nhập phải có những
giải pháp nhằm đảm bảo sự cân đối về quyền lợi cho các bên liên quan. Trong trường hợp một công ty niêm yết và một công ty không được niêm
yết thực hiện sáp nhập thành một công ty niêm yết khác, các điều kiện sáp nhập phải được quyết định thật chuẩn xác sao cho không gây ảnh
hưởng đến nhà đầu tư. Trường hợp một công ty niêm yết sáp nhập vào một công ty không được niêm yết rất ít xảy ra. Kiểu sáp nhập này có thể
gây ra một số tác hại đến việc bảo hộ các nhà đầu tư do công ty niêm yết phải thực hiện hủy bỏ niêm yết. Khi một công ty không niêm yết tiếp
tục tồn tại sau khi sáp nhập và vẫn sử dụng tên của cơng ty niêm yết thì việc niêm yết của công ty được gọi là "niêm yết cửa sau" (back door
listing).
2.4.7.4. Ngừng giao dịch Mục đích của ngừng giao dịch là dành thời gian cho các nhà đầu tư có đầy đủ thơng tin để đánh giá về thực
trạng của chứng khốn và cơng ty niêm yết giải trình các lý do dẫn dến phải ngừng giao dịch. Giao dịch chứng khốn có thể bị ngừng trong các
trường hợp sau: (1) Công ty niêm yết chứng khoán thuộc diện bị thuyên chuyển hay bị hủy bỏ niêm yết; (2) Khi công ty phát hiện ra các chứng
chỉ giả mạo hay có sửa chữa; (3) Cơng ty u cầu các cổ đơng phải đệ trình các chứng chỉ cổ phần nhằm mục đích chia nhỏ hay gộp cổ phiếu; (4)
SGDCK thấy rằng cần phải bảo vệ quyền lợi cho công chúng các nhà đầu tư. Về nguyên tắc, thời gian ngừng giao dịch càng ngắn càng tốt. Tuy
nhiên, trong trường hợp chia nhỏ hay gộp cổ phiếu, thời gian ngừng giao dịch kéo dài từ khi thu hồi xong các chứng chỉ cổ phiếu cũ đến khi các

cổ phiếu mới thay thế được niêm yết. Ngoài ra, việc ngừng giao dịch chỉ kéo dài cho đến khi các nguyên nhân ngừng giao dịch được giải quyết.
2.4.7.5. Phí niêm yết Là các khoản phí liên quan đến niêm yết và duy trì các tiêu chuẩn niêm yết mà các công ty niêm yết phải trả cho
SGDCK để được niêm yết và giao dịch chứng khốn của mình trên SGDCK. Phí này là một trong những nguồn thu chủ yếu của SGDCK và được
chia làm 2 loại: Phí đăng ký niêm yết lần đầu là mức thu phí tiếp nhận hồ sơ, thẩm định quá trình niêm yết lần đầu của tổ chức phát hành khi
tham gia vào SGDCK và được thu một lần khi tham gia niêm yết; phí quản lý niêm yết hàng năm nhằm duy trì các tiêu chuẩn về quản lý niêm yết
trong suốt quá trình tồn tại của cổ phiếu được niêm yết trên SGDCK và được thu hàng năm. Mức thu phí cũng phụ thuộc vào từng thị trường
hoặc nhóm ngành nghề ưu tiên hay khơng ưu tiên và tính trên tổng giá trị cổ phiếu niêm yết. Hiện nay, mức thu phí về niêm yết trên các SGDCK
quốc tế chiếm khoảng 22% trên tổng thu nhập của SGDCK. Trong đó mức thu phí niêm yết của SGDCK NewYork chiếm khoảng 38%; SGDCK
Tokyo khoảng 16%; SGDCK Hàn Quốc khoảng 4%; SGDCK Thái Lan khoảng 21%; SGDCK Ln Đơn 15%.
2.4.7.6. Mã chứng khốn Để nhận biết các chứng khoán một cách dễ dàng và quản lý chúng có hiệu quả, cần phải dùng loại chứng
khốn có mã số. Ngồi ra, việc dùng các mã số chứng khoán cũng tạo điều kiện thuận tiện cho việc điện tốn hóa các giao dịch và quản lý các
chứng khoán niêm yết.
Quản lý niêm yết chứng khoán của các cơng ty nước ngồi Các SGDCK thường quy định các cơng ty nước ngồi có thể phát hành và
niêm yết chứng khốn trên SGDCK của mình và thường đề ra các tiêu chuẩn quy định cho việc niêm yết này. Thông thường, các tiêu chuẩn niêm
yết đối với các cơng ty nước ngồi ít chặt chẽ hơn so với các cơng ty trong nước, phí niêm yết thường ở mức thấp hơn so với công ty trong nước.
Các chứng khốn của cơng ty niêm yết nước ngồi được giao dịch trên một khu vực riêng. Phương thức giao dịch, ngày thanh toán, giờ giao dịch,
đơn vị giao dịch và giới hạn thay đổi giá trong ngày tương tự như đối với các công ty trong nước. Tuy nhiên, thông thường chứng khốn nước
ngồi niêm yết trên SGDCK trong nước phải có ít nhất một người trong nước đại diện cho cơng ty phát hành nước ngồi giải quyết các vấn đề
phát sinh giữa tổ chức niêm yết và SGDCK. Ngồi ra, tiêu chuẩn kế tốn, kiểm tốn của nước nguyên xứ phải được chấp nhận, nếu có sự khác
biệt thì cần được làm rõ.
Khớp lệnh định kỳ (Cal auction) Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khốn
tại một thời điểm xác định. Các lệnh được tích tụ lại một thời điểm mới được khớp với nhau.
 Ưu điểm của hình thức khớp lệnh định kỳ Trong trường hợp có nhiều mức giá cho khối lượng giao dịch là lớn nhất và bằng nhau thì sẽ
lựa chọn mức giá gần với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước làm giá giao dịch. Trường hợp đặc biệt, khi có 2 mức giá cho
khối lượng giao dịch là lớn nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước ở giữa 2 mức giá thì tuỳ theo từng SGDCK sẽ lựa chọn mức giá cao
hơn hoặc mức giá có chênh lệch khối lượng mua bán thấp nhất làm giá giao dịch. Việc lựa chọn mức giá giao dịch như trên nhằm đảm bảo tính
ổn định và liên tục theo đúng nguyên tắc, mục đích tổ chức và vận hành của thị trường chứng khoán. Khớp lệnh định kỳ là phương thức phù hợp
nhằm xác lập mức giá cân bằng trên thị trường. Do lệnh giao dịch của nhà đầu tư được tập hợp trong một khoảng thời gian nhất định nên khớp
lệnh định kỳ có thể ngăn chặn được những đột biến về giá thường xuất hiện dưới ảnh hưởng của lệnh giao dịch có khối lượng lớn hoặc thưa thớt.
Phương thức này cũng rất hữu hiệu trong việc giảm thiểu những biến động về giá nảy sinh từ tình trạng giao dịch bất thường, tạo sự ổn định giá

cần thiết trên thị trường.
 Nhược điểm của hình thức khớp lệnh định kỳ Tuy nhiên, giá chứng khoán được xác lập theo phương thức khớp lệnh định kỳ không
phản ánh tức thời thông tin thị trường và hạn chế cơ hội tham gia giao dịch của nhà đầu tư. Khớp lệnh định kỳ thường được các Sở giao dịch
chứng khoán sử dụng để xác định giá mở cửa, đóng cửa hoặc giá chứng khốn được phép giao dịch lại sau một thời gian tạm ngưng giao dịch.
5.3.2.2.
Khớp lệnh liên tục (continuous auction) Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng
khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
 Ưu điểm của hình thức khớp lệnh liên tục o Giá cả phản ánh tức thời các thông tin trên thị trường. Hệ thống cung cấp mức giá liên tục
của chứng khoán, từ đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia thị trường một cách năng động và thường xuyên vì nhà đầu tư có thể ngay lập tức
thực hiện được lệnh hoặc nếu không cũng sẽ nhận được phản hồi từ thị trường một cách nhanh nhất để kịp thời điều chỉnh các quyết định đầu tư
tiếp sau.
o Khối lượng giao dịch lớn, tốc độ giao dịch nhanh, vì vậy, hình thức khớp lệnh này phù hợp với các thị trường có khối lượng giao dịch
lớn và sơi động. o Hạn chế được chênh lệch giữa giá lệnh mua và lệnh bán, từ đó thúc đẩy các giao dịch xảy ra thường xuyên và liên tục.
 Nhược điểm của hình thức khớp lệnh liên tục o Hình thức khớp lệnh liên tục chỉ tạo ra mức giá cho một giao dịch điển hình chứ khơng
phải là tổng hợp các giao dịch. o Trong thực tế, các Sở giao dịch chứng khoán áp dụng hệ thống giao dịch ghép lệnh thường kết hợp cả 2 hình
thức: khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục. Khớp lệnh định kỳ được áp dụng để xác định giá mở cửa, giá giữa các phiên (quy định thời điểm
nhất định) và giá đóng cửa. Trong khoảng thời gian từ mở cửa đến đóng cửa sẽ áp dụng hình thức khớp lệnh liên tục. o Trong khớp lệnh định kỳ,
mỗi lần khớp lệnh sẽ hình thành một mức giá thực hiện duy nhất – là mức giá thoả mãn điều kiện thực hiện được một khối lượng giao dịch lớn
nhất.



×