Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Fintech và tác động của nó tới ngành ngân hàng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.46 KB, 14 trang )

Tác động của Fintech tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng tại Việt Nam
Tập thể tác giả:
PGS.TS. Lê Thanh Tâm, Viện Ngân hàng Tài chính, Đại học KTQD
TS. Lê Nhật Hạnh, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Th.S. Nguyễn Việt Cường, Vietcombank Ba Đình
Th.S. Lê Phong Châu, Viện Ngân hàng Tài chính, Đại học KTQD
Tóm tắt
Sự phát triển của lĩnh vực cơng nghệ tài chính (Fintech) là kết quả của ứng dụng cách mạng
công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới mọi công tác quản trị và nghiệp vụ ngân hàng.
Fintech gồm năm lĩnh vực: e-KYC; Blockchain; thanh toán; Open APIs; và peer-to-peer lending.
Fintechs tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái tài chính – ngân hàng, trong đó, hệ thống ngân hàng
truyền thống chịu tác động nhiều nhất, cả về nghiệp vụ và quản trị. Fintech tạo ra cả tác động
tích cực như: tăng mức độ phổ cập tài chính, tăng tự động hóa, Giảm chi phí giao dịch, giúp
nâng cấp và cải tiến dịch vụ ngân hàng, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của
khách hàng, giảm rủi ro. Tuy vậy, các tác động tiêu cực là: đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân
hàng ở một số lĩnh vực, sự liên kết và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng bị suy
giảm; rủi ro do tội phạm công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao.
Tại Việt Nam, khung pháp lý về fintech đã bắt đầu được xây dựng và đang có những bước hồn
thiện nhất định. Tiềm năng thị trường khách hàng sử dụng fintech rất tốt với cơ cấu dân số vàng,
tỷ lệ người dùng internet và smart phone cao, trong khi giao dịch đầu tư cho start-up fintechs
tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy vậy, các công ty fintechs tại Việt Nam hiện vẫn tập trung vào lĩnh vực
thanh toán, các lĩnh vực khác cịn khá ít, hoạt động fintech cịn kém phát triển, các tác động tích
cực đang ở mức tiềm năng và nhỏ lẻ, trong khi một số tác động tiêu cực đã xuất hiện. Để tận
dụng được tiềm năng phát triển của fintech Việt nam, cần có sự tham gia của nhiều bên có liên
quan trong hệ sinh thái fintech, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, các NHTM và cơng ty fintechs.
Các từ khóa chính: Blockchain, e-KYC, fintech, ngân hàng, open API, peer-to-peer lending,
thanh toán.
Giới thiệu
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (industrie 4.0) trong thời đại internet kết nối vạn vật (internet
of things) và trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) có tốc độ đột phá cơng nghệ chưa có
tiền lệ trong lịch sử, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu và đang phá vỡ cấu trúc của hầu


hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Sự phát triển của lĩnh vực cơng nghệ tài chính
(Fintech) là kết quả của ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới mọi
công tác quản trị và nghiệp vụ ngân hàng và người dùng cuối cùng. Một số giao dịch fintech
1


đang thay đổi ngành ngân hàng một cách căn bản. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào ngày
14/5/2018, HSBC đã dùng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong giao dịch tài trợ thương mại
quốc tế với Ngân hàng ING của Hà Lan để hỗ trợ Công ty Nông nghiệp và Thực phẩm Cargill,
giảm thời gian giao dịch xuống 24 giờ, so với mức thông thường 10 ngày theo phương pháp
truyền thống (Browne, 2018). Tại Trung Quốc, 900 triệu/tổng số 1,4 tỷ người hiện đang dùng QR
code để thanh toán hàng ngày, kể cả lái xe taxi, trong khi từ chối nhận tiền mặt hoặc thẻ tín dụng
(Banjo, 2018).
Fintech đã có các tác động rất lớn, cả tích cực và tiêu cực đến nghiệp vụ và quản trị ngân hàng.
Bài viết này có mục tiêu: Thứ nhất, tổng hợp các vấn đề cơ bản về fintechs và tác động của
fintechs đến nghiệp vụ - quản trị ngân hàng. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng fintech và
tác động của sự phát triển fintech tới ngành ngân hàng Việt nam trên các khía cạnh: khung pháp
lý và các hoạt động xây dựng hệ sinh thái cho Fintech tại Việt Nam; thực trạng hoạt động
fintechs tại Việt Nam và các tác động. Thứ ba, đề xuất ba nhóm khuyến nghị với các cơ quan
quản lý, các ngân hàng thương mại, và các công ty fintechs, góp phần tối ưu hóa các tác động
tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cự của fintechs tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng Việt
Nam trong thời gian tới.
1. Các vấn đề cơ bản về fintech và tác động của fintech đến nghiệp vụ và quản trị ngân

hàng
1.1. Fintech và các cấu phần của fintech
Hiện nay, có khoảng hơn 200 khái niệm khác nhau về cơng nghệ tài chính - Fintech (viết tắt của
cụm từ financial technology), nhưng khái niệm được tổng hợp lại và thống nhất nhiều nhất là:
Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm
mang tới cho khách hàng các giải pháp/dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với

chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống (Mackenzie, 2015, Partrick, 2017).
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Fintech chỉ tập trung vào việc ứng dụng công nghệ phát
triển từ các công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, không kể đến việc các công ty công nghệ lớn
như Apple phát triển Apple Pay, hoặc các tổ chức tài chính lớn tự phát triển các dịch vụ ứng dụng
cơng nghệ cao (WEF, 2017).
Có nhiều cách phân loại các lĩnh vực hoạt động chính của fintech. Theo Dorfleitner và các cộng
sự (2017), Fintech bao gồm bốn mảng lớn: tài chính (gồm huy động vốn từ cộng đồng
crowdfunding, tín dụng và bao thanh tốn), quản lý tài sản (giao dịch xã hội, sử dụng robot, quản
lý tài chính cá nhân, dịch vụ ngân hàng và đầu tư), thanh tốn (các hình thức thanh tốn phi
truyền thống, blockchain và tiền điện tử Cryptocurrencies); và các nội dung fintechs khác (bảo
hiểm, cơng cụ tìm kiếm và so sánh, nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin). Theo Diễn đàn
kinh tế thế giới WEF, những lĩnh vực hoạt động chính của Fintech gồm: (i) Thanh tốn; (ii) Huy
động vốn; (iii) Cho vay; (iv) Đầu tư và quản lý tài sản; (v) Bảo hiểm; (vi) Blockchain và các ứng
dụng; (vii) Các công nghệ hỗ trợ hoạt động tài chính - ngân hàng (Nhận biết khách hàng điện tử
(e-KYC), thơng tin/xếp hạng tín dụng...) (WEF, 2017). Theo DBS &EY (2016), fintech gồm (i)
dữ liệu tài chính và phân tích; (ii) phần mềm tài chính; (iii) các q trình được số hóa: (iv) nền
2


tảng cho thanh toán. Theo ADB (2017), Fintech gồm năm lĩnh vực ưu tiên là: (i) định danh khách
hàng điện tử e-KYC; (ii) Blockchain; (iii) thanh tốn (Payment); (iv) cơng nghệ mã nguồn mở
Open APIs; và (v) cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending).
Hình 1: Các cấu phần cơ bản của Fintech

Open APIs

Thanh toán

e-KYC


Fintech

Đầu tư, quản lý tài sản

Cho vay ngang hàng
(P2P lending)

Số hóa các q trình

Các cơng cụ tìm kiếm thông tin

Blockchain
Nguồn: Tổng hợp từ ADB (2017), Dorfleitner và các cộng sự (2017), WEF (2017)
Fintech chính là các cách thức mà các doanh nghiệp start-up tập trung vào công nghệ có thể phát
triển các sản phẩm tài chính ngân hàng mới, hoặc cung cấp cách thức mới để tiếp cận khách hàng
khi cung cấp các sản phẩm tài chính ngân hàng. Fintech đã trở thành một phần trong ngành tài
chính, tập trung vào các ứng dụng, quy trình, sản phẩm hoặc mơ hình kinh doanh mới với một số
hoặc nhiều dịch vụ tài chính bổ sung, dưới dạng quy trình trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ
và khách hàng thông qua Internet.
Fintechs tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái tài chính – ngân hàng, bao gồm cung, cầu, hệ thống
hỗ trợ và khung pháp lý. Trong đó, hệ thống ngân hàng truyền thống chịu tác động nhiều nhất,
cả về nghiệp vụ và quản trị.
Hình 2: Tác động của Fintech tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng

3


Nguồn: Tổng hợp từ ADB (2017), WEF (2017)
1.2. Tác động của fintech tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng


Có nhiều nghiên cứu về tác động của fintechs tới hệ sinh thái tài chính ngân hàng. Theo WEF
(2017) và ADB (2017), fintech có các tác động tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng như sau:


E-KYC (Electronic Identity Authentication) Định danh khách hàng điện tử.

Đây là việc số hóa vấn đề KYC, một chính sách RegTech (cơng nghệ áp dụng trong quy định
và pháp luật) được áp dụng trên toàn cầu trong lĩnh vực tài chính. Các tổ chức tài chính cần
biết và hiểu khách hàng cũng như các giao dịch tài chính của họ để quản lý rủi ro. Các ngân
hàng hoặc cơng ty tài chính nhà ở phải hiểu rõ khách hàng bằng cách sử dụng chương trình
nhận diện khách hàng (Customer Identification Program - CIP) sử dụng nguồn văn bản, dữ
liệu hoặc thông tin đáng tin cậy và độc lập để xác minh danh tính của khách hàng, địa chỉ
tạm trú và thường trú, bản chất của cá thể kinh doanh, tình hình tài chính và các thông tin
tương tự khác. Thông thường, các giấy tờ yêu cầu cho quy trình tuân thủ KYC bao gồm giấy
chứng minh, hộ chiếu và giấy phép lái xe. Ngoài ra, việc theo dõi các giao dịch liên tục được
gọi là “Customer Due Diligence” (CDD) theo dõi các giao dịch bất thường, các giao dịch tiền
mặt và các giao dịch đáng ngờ (Menon, 2017).
Thông qua định danh khách hàng điện tử bằng các hình thức phi giấy tờ truyền thống như:
sinh trắc học (mắt, khuôn mặt, vân tay) khách hàng, ảnh chụp bản mềm, e-KYC có thể giải
quyết các vấn đề của khu vực tài chính truyền thống như sau (ADB, 2017; WEF, 2017):
4


(i)

(ii)
(iii)
(iv)




Giảm thời gian và chi phí nhân lực của việc nhận dạng khách hàng khi tới giao dịch,
hoặc khi khách hàng chuyển sang một tổ chức tín dụng mới, khách hàng không phải
khai lại nhiều lần một loại thông tin;
Giảm chi phí và thời gian điền các mẫu đơn, giấy tờ giao dịch thơng qua điện tử hóa
chứng từ của khách hàng;
Giảm chi phí cơng chứng, th luật sư đánh giá mức độ chính xác của các giấy tờ gốc
và lưu trữ tại ngân hàng khi vay vốn, hoặc thực hiện các giao dịch; và
Giúp giảm nguy cơ rửa tiền khi cơ sở hạ tầng về định danh khách hàng được các tổ
chức tín dụng cùng chia sẻ.
Cơng nghệ chuỗi khối - Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống
mã hố vơ cùng phức tạp, là cuốn sổ cái kế tốn, trong đó tiền mặt được giám sát chặt chẽ.
Blockchain sở hữu tính năng vơ cùng đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu khơng địi hỏi một
trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống Blockchain tồn tại rất nhiều nút độc lập có khả
năng xác thực thơng tin mà khơng địi hỏi “dấu hiệu của niềm tin”. Thông tin trong
Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả
các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp
dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút
khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động (The Economist,
2015).
Blockchain có thể giải quyết các vấn đề sau của khu vực tài chính truyền thống (ADB, 2017;
WEF, 2017)
Giảm thời gian và chi phí thực hiện các cơng đoạn của cơng tác nghiệp vụ và quản trị
tài trợ thương mại, với rất nhiều yêu cầu xác thực và chứng từ phức tạp đang làm thủ
công liên quan tới nhiều bên khác nhau trong các hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng
tài trợ thương mại quốc tế.
(ii)
Tập trung hóa quản lý dữ liệu trong ngân hàng, từ đó giảm thiểu các rủi ro do nhầm

lẫn của con người do thao tác, khống và hack dữ liệu.
(iii)
Giúp cập nhật dữ liệu liên tục, chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức tài chính tín dụng tồn
cầu với chi phí thấp và đồng nhất nhằm định danh khách hàng và chống rửa tiền.
(iv)
Giảm chi phí giao dịch thơng qua các trung gian và các quy trình giải quyết giấy tờ
kéo dài, tăng mức độ tin tưởng giữa các bên giao dịch.
• Thanh tốn kỹ thuật số (Digital Payment)
(i)

Là giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt được xử lý thông qua các kênh kỹ thuật số.
Việc số hóa các dịch vụ tài chính liên quan đến sự thay đổi đột phá trong hoạt động thanh
tốn thơng qua quy trình mua sắm trực tuyến và quy trình thanh tốn tại các POS, là bước
tiến hóa giúp thay đổi cách thức thanh toán truyền thống, từ tiền mặt sang thẻ tín dụng/thẻ
5


ghi nợ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động, ví kỹ thuật số (Janowitz, A & L. Biagi,
2018).
Thanh tốn có các tác động như sau tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng (ADB, 2017; WEF,
2017):
(i)

(ii)
(iii)

(iv)
(v)

(vi)


Giúp ngân hàng thu thập thông tin đầy đủ hơn với các khách hàng khi mở tài khoản
mới, đáp ứng các yêu cầu ngày càng nhiều về phòng chống rửa tiền và định danh
khách hàng;
Giảm chi phí thực hiện và lỗi thủ cơng đối với các giao dịch thanh tốn các khoản vay
trả góp, xử lý trực tiếp giữa khách hàng và tổ chức cho vay.
Tăng mức độ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản, trong đó có các dịch vụ thanh
toán đối với khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, vùng nơng thơn, nơi khơng có sự hiện
diện của các phịng giao dịch, chi nhánh ngân hàng.
Giảm chi phí mở các điểm giao dịch/chi nhánh của các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân
hàng ở khu vực nông thôn, nơi khối lượng giao dịch thấp.
Giảm rủi ro, tăng mức độ tiếp cận và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ chuyển tiền, ví dụ,
từ lao động nước ngồi gửi tiền cho gia đình họ sống ở nơng thơn, hoặc từ cha mẹ ở
nông thôn hỗ trợ con em học tập trong thành phố
Tăng mức độ hiểu biết về nhận thức và kiến thức sử dụng dịch vụ tài chính thông qua
các công cụ kỹ thuật số (internet, điện thoại di động thông minh) của dân cư

Chuẩn giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs - Open application programming
interfaces).
API là một "giao diện" giữa phần mềm với phần mềm, là cách để các phần mềm (hệ điều hành,
ứng dụng, các module trong hệ thống doanh nghiệp v…v…) giao tiếp với nhau và tận dụng năng
lực của nhau. Open APIs hoặc public APIs, là mã nguồn mở công cộng, cung cấp cho nhà phát
triển quyền truy cập có lập trình vào ứng dụng phần mềm sở hữu độc quyền hoặc dịch vụ web
(Proffitt, 2013). Open APIs tác động tới hoạt động và nghiệp vụ ngân hàng như sau:
(i)
API tiêu chuẩn cho phép các công ty chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng thông
qua chức năng ghi nợ trực tiếp.
(ii) Hợp lý hóa / giảm thiểu số lượng giao diện và các yêu cầu tác động đến các nền
tảng core banking của ngân hàng.
• Cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending), là việc kết nối trực tiếp người đi vay và cho

vay với nhau qua một nền tảng trực tiếp. Người vay và người cho vay tự đăng ký trên nền
tảng đó. Đối với người đi vay, các thông tin cần cung cấp gồm: điểm tín dụng, mục đích
sử dụng vốn, quy mô vốn cần vay, mức thu nhập hàng năm, một số thông tin cá nhân
khác. Trước khi cho phép các bên tham gia vào bất kỳ hoạt động cho vay hoặc vay nào ,
đơn vị quản lý nền tảng sẽ phải thẩm định cả hai bên (Briggman, S., 2015; The
Economist, 2017).


6


P2P là cách thức cạnh tranh trực tiếp với hoạt động cho vay truyền thống của ngân hàng,
do các điểm mạnh nổi trội như sau:
(i) Thời gian xử lý khoản vay nhanh chóng, cách thức đi vay và cho vay dễ dàng (online),
lãi suất cố định.
(ii) Bổ sung thêm kênh tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong điều
kiện các doanh nghiệp này thường khó đáp ứng được các yêu cầu về tài sản bảo đảm,
cũng như các tài liệu, minh chứng.
(iii) Cho phép các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, giấy chuyển hàng, giấy nhập hàng để đi
vay trên thị trường trực tiệp
(iv) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng các sản phẩm “phần mềm doanh nghiệp”
trực tuyến để giúp quản lý đơn đặt hàng, hóa đơn, kế tốn và quản lý tiền mặt.
(v) Tăng cường ứng dụng và phát triển các mơ hình và / hoặc các thuật tốn chấm điểm tín
dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như cá nhân, tận dụng các nguồn thơng tin
định tính và định lượng mới để thu thập và phân tích khách hàng.
Như vậy, Fintech có các lợi thế do cơng nghệ mang lại so với ngân hàng, từ đó việc tạo ra các
sản phẩm khác biệt, hướng tới khách hàng dễ dàng hơn so với ngân hàng truyền thống. Fintech
tạo ra cả tác động tích cực như sau:
-


-

-

Tăng mức độ phổ cập tài chính thơng qua tăng quy mơ và số lượng giao dịch, giảm chi
phí giao dịch, tăng mức độ tiếp cận của khách hàng đến dịch vụ ngân hàng mọi lúc mọi
nơi, tăng mức độ tự động hóa.
Giảm chi phí giao dịch, giúp nâng cấp và cải tiến dịch vụ ngân hàng, phù hợp với nhu cầu
ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng.
Công nghệ điều chỉnh giúp nâng cao chất lượng, tính tuân thủ và quản lý rủi ro của các
quy trình tuân thủ, quy trình báo cáo, bảo vệ khách hàng, chống rửa tiền và tội phạm tài
chính.
Giảm rủi ro ở mức nhất định cho ngân hàng, tạo sự khác biệt về sản phẩm và trải nghiệm
của khách hàng.

Tuy vậy, fintech cũng có những tác động tiêu cực tới ngân hàng như (i) là đối thủ cạnh tranh trực
tiếp của ngân hàng ở một số lĩnh vực như thanh toán, blockchain, cho vay; (ii) khi ngân hàng
ứng dụng quá nhiều công nghệ, các giao dịch trực tiếp (face – to – face) giảm xuống, sự liên kết
và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng bị suy giảm; (iii) rủi ro do tội phạm công
nghệ trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao.
Do vậy, xu hướng thay vì cạnh tranh, chuyển sang hợp tác giữa ngân hàng và fintech đang dần
trở nên phổ biến. Để tồn tại và phát triển, các công tin fintech cần được tiếp cận nguồn vốn, quy
mô mạng lưới, các nguồn thông tin của khách hàng, cũng như sự hỗ trợ, tư vấn về pháp lý của
các ngân hàng (Nghiêm Thanh Sơn, 2018).

7


2. Thực trạng fintech và tác động của sự phát triển fintech tới ngành ngân hàng Việt


nam
2.1. Về khung pháp lý và các hoạt động xây dựng hệ sinh thái cho Fintech tại Việt Nam
Các quy định pháp lý cơ bản cho sự phát triển Fintech tại Việt nam đã bắt đầu manh nha từ 2010,
tập trung vào nội dung về thanh toán, thể hiện trong Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Nghị định
101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt và Thông tư 39/2014/TTNHNN ngày 11/12/2014 quy định về trung gian thanh toán. Cụ thể, Các dịch vụ trung gian thanh
tốn chính gồm:
-

Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm: (i) Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
(ii) Dịch vụ bù trừ điện tử; (iii) Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm: (i) Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; (ii) Dịch vụ hỗ
trợ chuyển tiền điện tử; (iii) Dịch vụ Ví điện tử.

Đến năm 2016, Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, trong đó có
fintech được ban hành. Mục tiêu của đề án này là (i) Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy,
hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh
dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới; (ii) Khẩn trương hồn
thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong
đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và
sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng (Chính phủ, 2016).
Tháng 3/2017, Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech của NHNN được thành lập. Cho đến nay, Ban
chỉ đạo đã và đang thực hiện các hoạt động cơ bản như sau: (i) Tập trung nghiên cứu năm lĩnh
vực trong fintech (gồm công nghệ chuỗi khối - Blokchain, cho vay ngang hàng - P2P Lending,
định danh khách hàng điện tử - e-KYC, giao diện chương trình ứng dụng mở - Open API)... làm
cơ sở xây dựng khuôn khổ pháp lý theo hướng thử nghiệm cho fintech (regulatory sandbox); và
(ii) thực hiện phối hợp với MBI (ADB) tổ chức sự kiện Thử thách sáng tạo cùng cơng nghệ tài
chính Việt Nam lần thứ nhất (Fintech Challenge Vietnam) cho các công ty Fintech trên toàn cầu.
2.2. Thực trạng fintech tại Việt Nam và tác động của fintech tới nghiệp vụ và quản trị ngân


hàng
Việt nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng cho phát triển fintech tốt nhất
trên thế giới. Theo Vietnam Digital Landscape (2018), trong tổng số 96 triệu dân, có tới 67%
người đang dùng internet, 57% đang sử dụng mạng xã hội một cách thường xuyên, và 73% sử
dụng điện thoại thông minh trong số 146,5 triệu thuê bao toàn quốc. Mức độ sử dụng internet và
mạng xã hội tăng trưởng ấn tượng (28% với internet và 20% với mạng xã hội so với năm 2017).
Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dân số vàng, với độ tuổi trung bình 31 và 69.3% đang ở tuổi
15-60 (Dân số, 2018).
8


Các startups Việt nam trong những năm qua đã có những bước tiến nhảy vọt trong đầu tư nói
chung, đầu tư vào fintech nói riêng. Theo Topica (2017), tổng giao dịch đầu tư cho các startups
Việt Nam đã tăng trưởng hết sức mạnh mẽ, từ 137 triệu USD năm 2015, lên tới 205 triệu USD
năm 2016, và đạt mức 291 triệu USD năm 2017, với số giao dịch tăng gần gấp đơi (92 giao
dịch). Trong đó, ngành fintech đứng thứ ba với 8 giao dịch và tổng số tiền đầu tư là 57 triệu
USD. Tính đến hết 2017, giá trị giao dịch thị trường Fintech Việt Nam đã đạt mức 4,4 tỷ USD.
Theo đánh giá của ADB năm 2017, trong 48 cơng ty fintechs được điều tra phỏng vấn, có tới 22
cơng ty trong lĩnh vực thanh tốn (chiếm 46%), trong khi các loại hình khác đều chiếm tỷ trọng
nhỏ (cho vay: 3, tài chính cá nhân: 4, quản lý dữ liệu: 2, blockchain: 4).
Hình 3: Các loại hình fintechs tại Việt Nam đến 2017

Nguồn: ADB (2017).
Tính tới 30/5/2018, con số công ty fintechs tại Việt nam đã tăng lên 80 công ty. Các công ty
fintechs và ngân hàng đều có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt, do vậy, xu hướng hợp tác bổ
trợ cho nhau để cung cấp dịch vụ ngân hàng tài chính có chất lượng trở nên vô cùng quan trọng.
Theo nghiên cứu nhanh của NHNN (2018), 72% công ty fintechs đang lựa chọn việc hợp tác với
các ngân hàng, trong khi 14% quyết định chọn cạnh tranh với ngân hàng, và 14% còn lại chọn
phát triển sản phẩm hoàn toàn mới.

Bảng 1: Mối quan hệ cộng sinh giữa ngân hàng và fintech
9


Ngân hàng
(-) Chậm thay đổi, phát triển và thiếu tính linh
hoạt trong ứng dụng cơng nghệ, dẫn tới chi
phí giao dịch thường cao và chưa kịp đáp ứng
được nhu cầu từ khách hàng
(+) Có thế mạnh về mạng lưới khách hàng,
nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, hạ tầng
công nghệ thông tin và thanh toán được đầu
tư lớn, cơ chế quản lý rủi ro tốt

Fintech
(+) Có ưu thế về mặt đổi mới sáng tạo và khả
năng ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt
và hiệu quả, giúp tiết giảm chi phí giao dịch
và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
(-) Ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng, thiếu nền tảng khách hàng, hệ
thống kiểm soát tuân thủ nội bộ, quản lý rủi
ro còn yếu
Nguồn: Phạm Tiến Dũng (2018).

Do hoạt động của fintechs tại Việt Nam đang còn trong giai đoạn ban đầu, nên các tác động cụ
thể chưa thực sự rõ nét, mà mới chỉ tập trung ở hoạt động thanh tốn. Hầu hết các cơng ty fintech
ở Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán, do khung pháp lý về hoạt động này đã khá rõ
ràng. Có 27 công ty đã đăng ký với NHNN để thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán. Thanh
toán di động trở thành xu hướng với các công nghệ như mã QR/tiếp xúc trường gần NFC/số hóa

thơng tin thẻ (tokenization)/Ví điện tử. Số lượng dịch vụ ví điện tử hiện đã tăng lên 24. Có 12
ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán QR Code với hơn 5.000 điểm chấp nhận thanh toán.
Số tổ chức triển khai dịch vụ thanh tốn qua Internet tăng lên 78, trong khi có 41 tổ chức triển
khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. (Phạm Tiến Dũng, 2018).
Bảng 2: Thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua các kênh hiện đại tại Việt Nam
Số lượng
dịch 2017

giao

So với
2016

(triệu giao dịch)
Thông qua
Internet

Giá trị giao dịch
2017

So với 2016

(nghìn tỷ đồng)

kênh

191

+52%


13,000

+88%

Thơng qua kênh điện
thoại di động

131

+34%

390

+127%

Nguồn: Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước (2018)
Như vậy, trong năm 2017, quy mơ và giá trị giao dịch của các hình thức thanh toán qua internet
và điện thoại di động đã tăng lên hết sức đáng kể, với sự đóng góp rất lớn của các công ty fintech
và sự nỗ lực của các NHTM trong việc ứng dụng fintechs.
Ngoài hoạt động thanh tốn đã có những bước khởi sắc và tác động nhất định, các lĩnh vực khác
của fintechs tại Việt nam còn khá kém phát triển. Cụ thể, việc áp dụng e-KYC trong nghiệp vụ và
quản trị ngân hàng Việt nam chỉ mới ở mức thử nghiệm, như kết hợp nhận diện khách hàng trực
tiếp với nhận diện qua điện thoại hoặc camera. Các hoạt động P2P lending, blockchain và Open
APIs chưa có khung pháp lý thử nghiệm. Các dịch vụ ứng dụng như thẩm định và chấm điểm
10


khách hàng hay cung cấp dữ liệu lớn của khách hàng cho ngân hàng cịn mang tính chất lẻ tẻ, do
ngân hàng tự quyết định khi làm việc với Fintech. Một số ví dụ điển hình trong hợp tác của
fintech với ngân hàng thời gian qua tại Việt Nam là:

-

-

-

Các chương trình thử nghiệm (đã hồn tất) về hợp tác giữa ngân hàng và công ty fintech
strong phát triển các ví điện tử (Vietcombank – MOMO, MB – Viettel, PGBank –
Petrolimex), sản phẩm Ví Việt của Liên Việt Post Bank.
Vietinbank hợp tác với công ty Opportunity Network (ON) để cung cấp nền tảng số cho
kết nối doanh nghiệp khách hàng của Vietinbank với trên 15000 doanh nghiệp ở 113 quốc
gia là thành viên của ON.
VIB kết hợp với công ty Weezi ra mắt sản phẩm MyVIB Keyboard, một ứng dụng
chuyển tiền qua mạng xã hội.
Techcombank cùng với Fastacahs giới thiệu tính năng F@st Mobile, phương thức chuyển
tiền nhanh chóng quan Facebook và Google+.
(Nguồn: ADB (2016), Nghiêm Thanh Sơn (2018), Nguyễn Thùy Dương (2018))

Tuy vậy, hoạt động fintech tại Việt Nam cịn kém phát triển, các tác động tích cực đang ở mức
tiềm năng và nhỏ lẻ, trong khi một số tác động tiêu cực đã xuất hiện. Một số ngân hàng còn ngại
ngùng chưa mở rộng cửa hợp tác với fintech. Các quy trình thủ tục, đặc biệt là quy trình đấu
thầu, hạn chế sự tham gia của fintechs do các yêu cầu về báo cáo tài chính. Một vài công ty
fintech strong lĩnh vực blockchain và P2P lending đang tạo ra một số vụ việc xấu. Cụ thể, công
ty Modern Tech lừa đảo hơn 15.000 tỷ thông qua bán tiền ảo iFan và Pincoin cho 32.000 nhà đầu
tư đầu năm 2018 (Thái Phương & Thy Thơ, 2018). Các lo ngại về việc bảo mật thông tin khách
hàng và bảo vệ khách hàng tăng lên khi các vụ tội phạm công nghệ ngày càng nhiều ( Lê Thanh
Tâm & Phạm Thị Thu Thảo, 2018).
3. Một số khuyến nghị

Để tận dụng được tiềm năng phát triển của fintech Việt nam, tăng các tác động tích cực, giảm

các tác động tiêu cực đến ngân hàng, cần có sự tham gia của nhiều bên có liên quan trong hệ
sinh thái fintech.

-

Đối với các cơ quan quản lý:
Ngân hàng Nhà nước cần (i) Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trong
khu vực và trên thế giới để xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý đối với một số vấn
đề như mơ hình ngân hàng đại lý (agent banking), e-KYC, tiền điện tử (e-money), bảo vệ
khách hàng và quản lý dữ liệu khách hàng, quản trị rủi ro, phòng chống rửa tiền trong
điều kiện áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0; (ii) Xây dựng khuôn khổ pháp lý thử
nghiệm (Regulatory Sandbox Framework) cho Fintech. Một số quốc gia như Thái Lan,
Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc đã phát triển các hình thức fintechs này. Việt Nam hồn
tồn có thể học tập các mơ hình đó.
11


-





Bên cạnh đó, NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan để thống nhất việc ứng
dụng fintechs trong các hoạt động quản trị ngân hàng như: Bộ Công An và Bộ Tư Pháp
về vấn đề chấp nhận e-KYC và chia sẻ dữ liệu thông tin quốc gia về nhận dạng khách
hàng, giảm thiểu tội phạm công nghệ cao; Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề đấu thầu
chọn công ty start-up fintechs khi thực hiện các dự án với các ngân hàng có vốn chủ sở
hữu chính do Nhà nước nắm giữ; Bộ Tài chính về vấn đề chứng từ điện tử và thuế khóa
liên quan tới fintechs; Bộ Giáo dục về Giáo dục tài chính trên phạm vi tồn quốc; Bộ

Khoa học Cơng nghệ về đảm bảo an ninh mạng và ứng dụng các công nghệ mới trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Đối với các ngân hàng thương mại: (i) lựa chọn các cách thức hợp tác phù hợp với
fintechs, tận dụng lợi thế của fintechs để phát triển hoạt động và quản trị ngân hàng tồn
diện hơn. Ngân hàng có thể lựa chọn mua giải pháp của fintechs, liên doanh liên kết hoặc
mở công ty con riêng về fintech. Cá thể hóa các thỏa thuận tiềm năng, tối ưu hóa sự đổi
mới, sáng tạo của các công ty fintechs nhằm bổ sung cho các điểm chưa hồn thiện của
mình. Lựa chọn các cơng ty fintechs phù hợp để không ảnh hưởng tới vị thế và niềm tin
của khách hàng, ln đảm bảo an tồn của ngân hàng và cả hệ thống; (ii) Trước mắt, sử
dụng fintechs để tập trung vào thị trường khách hàng bán lẻ, và thử nghiệm dần với các
lĩnh vực khó hơn như tài trợ thương mại quốc tế; (iii) hiểu rõ thế mạnh và điểm yếu cũng
như sự khác biệt của các công ty fintechs và của ngân hàng, đặc biệt là sự khác biệt về
văn hóa (fintechs là mơ hình nhanh gọn, chấp nhận rủi ro, trong khi ngân hàng là mơ hình
thể chế chắc chắn, thận trọng, đặt mục tiêu an tồn lên hàng đầu), từ đó có các giải pháp
dung hòa sự khác biệt để tối ưu hóa các điểm mạnh của fintechs; (iv) học tập bài học kinh
nghiệm tốt và cả các bài học thất bại của các ngân hàng trên thế giới trong công tác phối
hợp làm việc với fintechs, đặc biệt ở các nước ASEAN.
Đối với các công ty fintechs: (i) Sử dụng công nghệ phù hợp, từ đó mở rộng mạng lưới
để tăng mức độ tiếp cận tốt hơn với khách hàng tiềm năng trong cung cấp các dịch vụ tài
chính ngân hàng điện tử; (ii) Đảm bảo chất lượng dịch vụ cao, an tồn với chi phí hợp lý
để thỏa mãn nhu cầu và xây dựng niềm tin với khách hàng; (iii) am hiểu định hướng,
chiến lược, khẩu vị rủi ro, vị thế, thị phần của ngân hàng đối tác để phát triển sản phẩm
phù hợp với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của ngân hàng; (iv) Sử dụng nhiều phương pháp
PR hơn, đặc biệt là thông qua các chiến dịch quảng bá truyền miệng (word of mouth)
hoặc các câu chuyện (Story telling) để cho phép khách hàng biết về các sản phẩm tài
chính ngân hàng; (v) Đào tạo các đại lý kỹ lưỡng hơn và lựa chọn các đại lý cẩn thận để
tránh các rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch có thể xảy ra; và (vi) cạnh tranh, nhưng
đồng thời, hợp tác với ngành ngân hàng để tận dụng cơ sở khách hàng tiềm năng và thị
trường của họ theo cơ chế hai bên cùng có lợi.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12


1. ADB (2016), Moving towards greater financial inclusion: An assessment of the Vietnam case,
Internal Report of ADB TA 8587-VIE on Supporting Microfinance Development Program.
2. ADB (2017), Fintech Vietnam Ecosystem Report, Internal Report of Mekong Business Initiative
project.
3. Banjo, S. (2018), “It’s Becoming Harder to Use Cash in China”, Bloomberg, February 13, 2018.
/>4. Briggman, S. (2015), Oc 28, 2015, Crowdfunding vs Peer to Peer Lending,
/>5. Browne, R (2018), HSBC says it’s made the world's first trade finance transaction using
blockchain, Published 6:16 AM ET Mon, 14 May 2018.
6. Chính phủ (2012), Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn khơng dùng tiền
mặt.
7. Chính Phủ (2016), Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
8. Dân số (2018), />9. DBS & EY (2016), “The Rise of Fintech in China: Redefining Financial Services”, A
Collaborative Report by DBS & EY.
10. Dorfleitner, G., L. Hornuf, M. Schmitt & M. Weber (2017), FinTech in Germany, Chapter 1,
Springer.
11. Janowitz, A & L. Biagi (2018), “Fintech Report 2018 – Digital Payment”, Statista Digital Market
Outlook - Segment Report, />12. Mackenzie, A. (2015), “The Fintech Revolution”, London Business School Review, 28 September
2015, />13. Menon, P (2017), E-KYC Explained, July 14, 2017, />14. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 quy định về trung
gian thanh toán.
15. Ngân hàng Nhà nước (2017), Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017 về việc thành lập
Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính của NHNN.
16. Ngân hàng Nhà nước (2018), Điều tra khảo sát của NHNN về vấn đề hợp tác và cạnh tranh của
Fintechs với Ngân hàng thương mại, Vụ Thanh Toán, 2018
17. Nghiêm Thanh Sơn (2018), “Ngân hàng – Fintech: Sự bổ trợ hoàn hảo”, Đặc san Toàn cảnh

Ngân hàng Việt Nam của Báo Đầu tư, số tháng 5/2018, trang 230-231.
18. Nguyễn Thùy Dương (2018), “Ngân hàng và Fintech: Những mảnh ghép trong hệ sinh thái ngân
hàng số”, Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam của Báo Đầu tư, số tháng 5/2018, trang 216217.
19. Patrick, S. (2017), "Taming the Beast: A Scientific Definition of Fintech", Journal of Innovation
Management, 4 (4): 32–54. ISSN 2183-0606
20. Phạm Tiến Dũng (2018), “Phát triển Fintech hướng tới thúc đẩy phổ cập tài chính tại Việt Nam”,
Bài trình bày tại Diễn đàn Fintech Việt Nam, 30/5/2018.
21. Proffitt,B. (2013), "What APIs Are And Why They're Important", Readwrite, September 19, 2013,
/>22. Quốc Hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước 2010.

13


23. Thái Phương & Thy Thơ (2018), “Vỡ đường dây đa cấp 15.000 tỉ: Ham lời tiền ảo, mất trắng tiền
thật”, Báo Người Lao Động ngày 10/4/2018, />24. The Economist (2015), "Blockchains: The great chain of being sure about things", The
Economist. 31 October 2015. />25. The Economist (2017), “What is peer-to-peer lending”, The Economist, October 02, 2017,
/>26. Topica (2017), “Vietnam Startup Investment Insight: 2017 in Snapshot”, Topica Founder
Institute, />27. Vietnam Digital Landscape (2018), “Vietnam Digital in 2018 in Vietnam”,
/>28. WEF (2017), “Beyond Fintech: How the Successes and Failures of New Entrants Are Reshaping
the Financial System”, Part of the Future of Financial Services Series – Prepared in
collaboration with Deloitte, August 2017.

14



×