Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

SỰ CHẾT VÀ SAU KHI CHẾT (Death and After) Tô Hiệp và nhóm dịch thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.58 KB, 57 trang )

1


2

Annie Besant

SỰ CHẾT VÀ SAU KHI CHẾT

(Death and After)

Tô Hiệp và nhóm dịch thuật Krotona
2012


3

MỤC LỤC
***
DẪN KHỞI
CHƯƠNG 1
CON NGƯỜI TRƯỜNG TỒN VÀ CON NGƯỜI HOẠI DIỆT
CHƯƠNG 2
SỐ PHẬN CỦA THỂ XÁC
CHƯƠNG 3
SỐ PHẬN CỦA THỂ PHÁCH
CHƯƠNG 4
SỐ PHẬN CỦA HAM MUỐN VÀ ĐAM MÊ
CHƯƠNG 5
NHỮNG MA HÌNH (The Shells)
CHƯƠNG 6


CẢM DỤC GIỚI NHỮNG ÂM MA (Elementaries)
CHƯƠNG 7
CÕI TRỜI CHÂN PHÚC (Devachan)
CHƯƠNG 8
CƯ DÂN Ở CÕI TRỜI CHÂN PHÚC (The Devachani)
CHƯƠNG 9
TRỞ LẠI CÕI TRẦN
CHƯƠNG 10
NIẾT BÀN
CHƯƠNG 11
SỰ LIÊN LẠC GIỮA CÕI TRẦN VÀ NHỮNG CÕI KHÁC
PHỤ LỤC
SỐ PHẬN NGƯỜI TỰ TỬ


4

DẪN KHỞI
***
Chắc mọi người đều nhớ câu chuyện một người truyền giáo Cơ Đốc ở
nước Anh đi rao giảng phúc âm. Một buổi chiều, vị giáo sĩ này vào thăm vua
Saxon trong một căn phịng rộng lớn, có vua và các quần thần vây quanh. Khi
nhà truyền giáo đang nói về sự sống, sự chết và sự trường tồn, một con chim
bay xuyên qua cửa sổ đang mở vào căn phịng, nó bay một vịng quanh căn
phịng, xong bay trở ra ngồi trời tối. Vị giáo sĩ nói với đức vua về sự tượng
tự giữa vòng bay quanh căn phòng của con chim và đời sống tạm bợ của con
người. Từ bóng tối, xuyên qua cửa sổ của sự sinh, con người vào thế gian, cư
ngụ một thời gian ngắn ở thế gian, rồi xuyên qua cửa sổ của sự chết, nó biến
mất vào bóng tối.
Từ xưa, con người đã từng thắc mắc về sự chết, nhưng mỗi tôn giáo,

mỗi niềm tin đều có câu trả lời khác nhau. Trong văn chương cũng như trong
nghệ thuật, đều có diễn tả sự u buồn, ảm đạm của cái chết, nó được vẽ như
một bộ xương tay cầm lưỡi hái, với đầu lâu có cái miệng nhe răng cười đầy
vẻ hăm dọa,
Ngày nay, số người xem sự chết như một điều đáng kinh sợ đã giảm
bớt. Khơng cịn những kiểu xe tang kỳ quặc thấy dễ sợ và những người khóc
mướn một cách thảm thiết cạnh quan tài. Trái lại, người ta trang trí quan tài,
đặt chung quanh nó các loại hoa với nhiều màu sắc.
Mỗi tôn giáo, mỗi chủng tộc, mỗi nền văn hóa đều có những tập quán
khác nhau khi đối diện với cái chết, và có niềm tin khác nhau về tình trạng
sau khi chết. Tuy nhiên tất cả đều chấp nhận có “một cái gì đó” trường tồn sau
khi con người đã từ bỏ thể xác. Mục đích quyển sách này để nghiên cứu một
cách tổng quát về sự chết và tình trạng con người sau khi chết, dựa theo giáo
lý Minh Triết Thiêng Liêng ẩn tàng trong các triết lý cũng như trong các tơn
giáo chính thống trên thế giới.
***


5

CHƯƠNG 1
CON NGƯỜI TRƯỜNG TỒN

CON NGƯỜI HOẠI DIỆT
Trước khi xem xét tình trạng con người sau khi chết, chúng ta cần biết
sơ lược thành phần của con người theo quan điểm Triết Lý Bí Truyền. Vì phải
nắm vững cơ cấu của con người, chúng ta mới hiểu sự phân hủy của chúng.
Thành phần con người gồm có:
Tam nguyên trường tồn: tức Chân Ngã.
Atma, hay Tinh Thần biểu lộ như Ý Chí.

Buddhi, hay Tinh Thần biểu lộ như Trực Giác.
Manas, hay Tinh Thần biểu lộ như Trí Tuệ.
Tứ nguyên hoại diệt: tức Phàm Ngã.
Manas thấp, hay cái Trí.
Kama, hay Cảm Dục.
Prana, như Sinh Lực Năng Lượng.
Prana, như Sinh Lực Tự Động.
Trên phương diện các thể của con người, thể đậm đặc là thể hữu hình,
có thể xúc chạm được, cấu tạo bởi nhiều tế bào khác nhau. Thể phách là thể
tương ứng với thể xác đậm đặc, nó được cấu tạo bởi những chất dĩ thái cõi
trần. Prana là sinh lực, cũng là năng lượng hợp nhất, nó kết dính những phân
tử vật chất và giữ chúng lại cùng nhau trong một cơ quan xác định. Prana là
hơi thở của sự sống ở bên trong cơ quan, thành phần của Hơi Thở Sự Sống vũ
trụ, nó được dành riêng cho cơ quan trong suốt khoảng thời gian hiện tồn của
cái mà chúng ta gọi là “một đời sống”. Nó xuất hiện dưới 2 hình thức, ở trong
phần đậm đặc và phần dĩ thái của thể xác. Cảm Dục là tập hợp của sự thèm
khát, đam mê và cảm xúc, thường có ở con người và vài loại thú vật. Cảm xúc
phát triển đến cao điểm trong con người dưới tác động của cái trí thấp. Manas
là chủ thể suy tư trong chúng ta, hay Trí Tuệ. Buddhi là phương diện của phần
Tinh Thần, nó biểu lộ bên trên Trí Tuệ.
Như thế, Trí Tuệ là đường nối kết giữa Tam Nguyên Trường Tồn và
Tứ Nguyên Hoại Diệt. Trong suốt đời sống hồng trần, cũng như những kiếp
tái sinh, Trí Tuệ mang đặc tính nhị nguyên: Trí Tuệ (Intellect) và cái Trí
(Mind). Trí tuệ gởi ra một tia của nó, tức cái Trí, để làm việc xuyên qua bộ óc
xác thân, nó vận hành như tâm thức não bộ, đó chính là trí suy luận. Cái trí
suy luận này trộn lẫn với dục vọng và bản chất đam mê, vì thế mơn tâm lý học
tây phương xác định những đam mê và cảm xúc là một thành phần của cái trí.
Do đó, đường nối kết được thành lập giữa bản chất thấp và bản chất cao trong



6

con người, Trí Cảm Dục (Desire-Mind) thuộc về phần cao do sự thơng minh
của nó, và thuộc về phần thấp do những yếu tố cảm xúc của nó. Điều này tạo
nên “chiến trường” trong suốt cuộc sống con người, và nó đóng vai trị quan
trọng trong tình trạng sau khi chết. Nhận thấy có sự trộn lẫn trong cái Trí Cảm
Dục của những phần tử hoại diệt và không hoại diệt, chúng ta có thể phân loại
7 nguyên lý thuộc con người một cách hơi khác hơn như sau:
Trường tồn:
Ý Chí (Will)
Trực Giác (Intuition)
Trí Tuệ (Intellect)
Trường tồn có điều kiện: Trí Cảm Dục (Desire-Mind)
Hoại diệt:
Cảm Dục (Desire)
Sinh Lực Năng Lượng (Energizing Vitality)
Sinh Lực Tự Động (Automatic Vitality)
Vài tác giả Thiên Chúa Giáo chấp nhận sự phân chia tương tự như thế,
họ cho rằng Tinh Thần (Spirit) là phần thừa kế bất tử từ Thiêng Liêng; Linh
Hồn (Soul) là phần trường cửu có điều kiện, nó có thể đạt được sự bất tử do
kết hợp với Tinh Thần; Xác Thân là phần hoại diệt. Cịn đối với đa số tín đồ
Thiên Chúa Giáo bình thường, con người được chia làm hai thành phần: Xác
Thân sẽ mất đi sau khi chết và một cái gì đó, đơi khi được gọi là Linh Hồn,
đôi khi được gọi là Tinh Thần, là phần vẫn tồn tại sau khi chết. Sự phân chia
con người làm hai thành phần này hồn tồn khơng thích hợp, cũng như khơng
hợp lý để giải thích rõ những hiện tượng sau khi chết. Cách chia bản chất con
người thành ba phần cho thấy một tầm nhìn hợp lý hơn về sự cấu tạo con
người, nhưng vẫn chưa đủ để giải thích nhiều hiện tượng. Chỉ có sự phân chia
“thất ngun” mới đưa ra một lý thuyết hợp lý, phù hợp với những sự kiện mà
chúng ta nghiên cứu, tuy nó có vẻ phức tạp, nhưng người học đạo khơn ngoan

cần làm quen với cách phân chia này. Đối với một người nghiên cứu, muốn
tìm hiểu những hoạt động của thể xác, họ phải xếp loại những tế bào, những
mô, kỹ lưỡng và nhiều chi tiết hơn những gì mà chúng ta đề cập nơi đây. Họ
phải học về sự khác biệt giữa những mô cơ, mô thần kinh, mô xương, mô liên
kết v.v… và nhiều dạng khác nhau của chúng. Nếu họ không chịu làm thế,
chắc chắn họ sẽ không thể hiểu được sự khác nhau của những thành phần cấu
tạo nên thể xác, cũng như những hiện tượng phức tạp trong cơ chế sinh hoạt
của nó. Một loại mơ dùng để nâng đỡ, một loại dùng để vận động, loại khác
dùng để bài tiết, loại khác dùng để hấp thu v.v… nếu mỗi loại khơng có tên
riêng, khi đề cập đến nó, ta sẽ gặp nhiều rắc rối và nhầm lẫn, do đó khơng thể
hiểu được nhiệm vụ của các thành phần trong cơ thể. Đối với hiện tượng sau
khi chết cũng thế, để bắt đầu nghiên cứu, chúng ta buộc phải sử dụng một số
danh từ kỹ thuật. Vì trong Anh ngữ chưa có đủ từ ngữ để diễn tả những sự


7

việc vơ hình, cho nên có nhiều chỗ chúng ta buộc phải diễn tả bằng những câu
dài dòng, khá rắc rối và bất tiện.
Tôi tin rằng sự đối nghịch giữa Triết Lý Nội Môn và Thần Linh Học
phần lớn do sự nhầm lẫn về những danh từ, từ đó đưa đến sự hiểu lầm ý nghĩa
của nhau. Gần đây, một nhà Thần Linh Học nổi tiếng nói rằng ơng thấy khơng
cần thiết định nghĩa chính xác, chỉ cần biết rằng Tinh Thần khơng phải là xác
thân, nó là phần cịn lại của con người sau khi chết. Vậy thì, một người khác
cũng có thể nói cơ thể con người gồm xương và máu, khi người này được hỏi
cái gì là máu, người này trả lời: “À! Tơi muốn nói tất cả những gì khơng phải
là xương”, như thế, thật q đại khái! Sau khi chúng ta cùng chấp nhận định
nghĩa những danh từ, và sử dụng chúng một cách thích hợp, chúng ta sẽ thơng
hiểu lẫn nhau hơn, đó là bước đầu tiên đưa đến sự so sánh một cách hợp lý
kinh nghiệm của người này với kinh nghiệm của người kia trong việc nghiên

cứu.


8

CHƯƠNG 2
SỐ PHẬN CỦA THỂ XÁC
Cơ thể con người liên tục ở trong tiến trình phân hủy và tái tạo. Đầu
tiên, trong tử cung người mẹ, nó được tạo ra theo khuôn mẫu dĩ thái, liên tục
được bổ xung bằng những chất liệu tươi mới. Ở mỗi lúc, có những phân tử rất
nhỏ rời khỏi thể xác, tràn ra ngoài, đồng thời có những phân tử rất nhỏ khác
tn đổ vào nó. Những phân tử tn tràn ra khỏi thể xác được phân tán vào
môi trường, để giúp vào việc tái tạo mọi loài, từ kim thạch, thảo mộc, thú cầm
đến con người, vì nền tảng vật chất cấu tạo mọi loài đều giống nhau.
Ý tưởng con người là “điện thờ” được truyền lại từ nhiều đời. Đích thật,
theo quan niệm huyền bí, xác thân con người cũng tương đồng với lớp đá sỏi
trên quả địa cầu… Khoa học cho biết, cơ quan sống cũng như cơ quan chết
của con người và thú vật chứa đầy dẫy những vi trùng thuộc nhiều loại khác
nhau. Với mỗi hơi thở, con người bị đe dọa vì sự xâm nhập của vi trùng từ
bên ngoài vào cơ thể, và bên trong cơ thể cũng có vơ số những độc chất,
những vi trùng hiếu khí và những vi trùng kỵ khí. Nhưng khoa học chưa tiến
xa hơn trong việc xác định cùng giáo lý huyền môn rằng cơ thể con người
cũng như cơ thể thú vật, cây cỏ, đất đá, đều được cấu tạo bởi những thực thể
cực nhỏ mà kính hiển vi khơng thấy được. Cho đến nay, khoa học đang trên
đường khám phá để xác nhận lý thuyết này, đối với thành phần thuần vật chất
của con người và của thú vật. Hóa học và sinh lý học là hai mơn học rất kỳ
diệu của tương lai, chúng sẽ đem lại cho nhân loại sự hiểu biết quan trọng
đích thật về vật chất. Sự tương đồng giữa xác thân con người với thú vật, giữa
con người với thảo mộc, ngay với loài bị sát và cái tổ của nó, và tảng đá…
càng ngày càng được chứng tỏ. Con người sẽ khám phá sự giống nhau về cơ

cấu vật lý và hóa học của mọi lồi. Ngành hóa học sẽ cho biết khơng có sự
khác nhau giữa chất liệu cấu tạo nên con bị và con người. Nhưng Giáo Lý
Huyền Bí cịn đi xa hơn, cho biết không những chúng được cấu tạo cùng
những hợp chất hóa học, mà cịn cùng những sự sống vi tế, vơ hình, tạo nên
những ngun tử của quả núi cũng như của đóa hoa dại, của con nguời và
con kiến, của con voi và cội cây che bóng cho nó. Mỗi phần tử, dù bạn có gọi
nó là hữu cơ hay vô cơ, đều là một sự sống.(Trích trong Giáo Lý Bí Truyền,
quyển I, trang 281, in lần thứ 3.)
Những “sự sống” riêng rẽ và độc lập này là những dẫn thể nhỏ bé của
Sinh Lực Tự Động, kết hợp nhau tạo thành những phân tử và tế bào của xác
thân, chúng tuôn vào và tuôn ra trong suốt những năm của sự sống xác thân,


9

tạo nên một cầu nối liên tục giữa con người và môi trường chung quanh.
Những sự sống này được kiểm soát bởi “Lửa Của Sự Sống”, Sinh Lực Năng
Lượng, buộc chúng làm công việc cấu tạo nên những tế bào của cơ thể, vì thế
chúng làm việc có trật tự và hòa điệu nhau, lệ thuộc vào sự biểu lộ của một sự
sống cao hơn, trong hệ thống phức tạp, được gọi là Con Người. Trên phương
diện tác động kiểm soát và tổ chức ở cõi trần, Lửa Của Sự Sống tương ứng
với Sự Sống Duy Nhất của Vũ Trụ (Giáo Lý Bí Truyền quyển I, trang 283, in
lần thứ 3). Khi khơng cịn đóng vai trị này trong cơ thể con người, những sự
sống thấp sẽ phát tán ra ngoài và cơ cấu xác thân sẽ bị phân hủy. Trong suốt
cuộc sống của xác thân, những sự sống nhỏ nhít được tổ chức như một quân
đội; bước đều theo mệnh lệnh của vị chỉ huy, cùng tiến hành, cùng di động
như một cơ cấu duy nhất. Khi xác thân “chết”, chúng trở thành một đám hỗn
tạp vô tổ chức, chạy tán loạn nơi này nơi khác, chen lấn, xô ngã nhau mà
khơng có chủ đích chung, khơng có quyền lực để kết hợp chúng nữa. Khi
“chết”, cơ thể sống động hơn lúc sống, nhưng đó là sự sống động trong những

đơn vị riêng rẽ của nó, và chết trong cái tồn thể của nó.
Khoa học xem con người như một tập hợp những nguyên tử, những
nguyên tử này được kết hợp tạm thời bởi một lực bí ẩn gọi là nguyên lý sống.
Đối với người duy vật, sự khác biệt duy nhất giữa sống và chết là trong trường
hợp thứ nhất, lực bí ẩn ở trạng thái hoạt động, còn trong trường hợp thứ hai,
lực này ở trạng thái tiềm ẩn. Khi lực này không tồn tại hay ở trạng thái tiềm
ẩn, những phân tử bị sức thu hút khác, phân tán chúng vào không gian. Sự
phân tán này được gọi là sự “Chết”, nếu ta quan niệm đó là sự chết, trong
khi chính những phân tử của xác chết biểu lộ một năng lượng sống rất mạnh
mẽ. Eliphas nói: “Sự thay đổi chứng tỏ có chuyển động, và chính sự chuyển
động cho thấy có sự sống. Xác chết sẽ khơng phân hủy nếu nó đã chết; tất cả
những phân tử cấu tạo nên nó đang sống và tranh đấu để tách rời.” (Trích
trong Isis Unveiled, quyển I, trang 480)
Những ai đã đọc “Bảy Nguyên Lý của Con Người” (Theosophical
Manuals, no.1) đều biết rằng thể phách hay thể dĩ thái kép (etheric double) là
dẫn thể của Prana, tức nguyên lý sống, hay sinh lực. Xuyên qua thể phách,
Prana tác động như một lực kiểm soát và phối hợp như được nói ở trên. Sự
“Chết” xảy ra đối với thể xác khi thể phách tách rời hoàn toàn khỏi thể xác,
và sợi dây mảnh mai nối kết nó với thể xác bị đứt. Người có nhãn thơng có
thể quan sát một cách rõ ràng tiến trình rút lui của thể vía ra khỏi thể xác.
Andrew Jackson Davis tả lại những gì ơng đã quan sát thể phách thốt ra khỏi
thể xác như thế nào, và ông cho biết sợi dây từ điện chỉ bị đứt 36 giờ sau khi
xác thân coi như đã chết. Những người khác diễn tả tương tự và cho biết họ


10

thấy thể phách giống như một đám sương mù thoát ra khỏi cái xác đang chết,
từ từ đậm đặc hơn và có hình dạng giống như thể xác, nó được nối liền với
thể xác bằng một sợi chỉ chiếu lấp lánh. Sợi chỉ này đứt có nghĩa là chấm dứt

sự nối kết từ điển cuối cùng giữa thể xác đậm đặc và những nguyên lý còn lại
của cơ cấu con người, nói khác đi, con người đã bỏ lại thể xác. Như thế, ngay
sau khi chết, trong cơ cấu con người chỉ còn 6 nguyên lý, thể xác đậm đặc tức
nguyên lý thứ bảy bị bỏ lại như một lớp áo bị vất đi.
Sự chết là một tiến trình lặp đi lặp lại của sự cởi bỏ những lớp áo, hay
những lớp vỏ. Thành phần bất tử của con người giũ bỏ khỏi nó những lớp vỏ
bên ngồi, từ lớp này đến lớp kia, như con rắn lột bỏ lớp da, như con bướm
bỏ lớp nhộng. Con người thâm nhập vào những trạng thái tâm thức càng lúc
càng cao hơn. Như thế, sau khi thoát khỏi thể xác, tâm thức con ngưịi trú ngụ
trong dẫn thể khác có tên là thể cảm dục, hay thể vía, và khi lên cao hơn nữa
là thể của tư tưởng thanh cao. Sự hiểu biết về vấn đề này có ảnh hưởng đối
với cuộc sống thế gian, làm cho con người trở nên quen thuộc với trạng thái
xuất ra khỏi thể xác, và không cịn sợ hãi, do khơng biết những gì sẽ xảy ra
khi “chết”. Con người biết chính họ là một thực thể ý thức, họ có thể ở trong
dẫn thể này hoặc dẫn thể kia, và họ chấp nhận rằng “sự sống” không chỉ tùy
thuộc vào sự hoạt động của họ xuyên qua thể xác. Khi nhận thức được tiến
trình giũ bỏ dần những thể thấp, cái Ngã Bất Tử tự do thoát khỏi ngục tù xác
thân, và sự sống trở nên sinh động hơn, con người sẽ không sợ hãi khi rời bỏ
những chướng ngại tạm bợ nơi cõi thấp.
Sự sống con người theo quan điểm này là một phần thiết yếu của Triết
Lý Bí Truyền. Bản chất con người là thiêng liêng, một tia sáng của Sự Sống
Thiêng Liêng. Ngọn lửa sống động phát ra từ Lửa Trung Tâm, tự nó đan lại
nhau để che phủ nó ở bên trong, và trở thành Tam Nguyên: Atma-BuddhiManas, hay phần Tinh Thần, là phản ảnh của cái Ngã Bất Tử. Từ đây nó phát
ra tia sáng, tia sáng này bị bao bọc trong vật chất thơ kệch hơn, tức thể vía,
hay nguyên tố cảm dục có bản chất đam mê, kế đó trong thể phách và thể xác.
Từ đây, bản thể thông tuệ tự do và bất tử bị vướng mắc, bị bao phủ, bị xiềng
xích, phải làm việc một cách nặng nhọc, vất vả xuyên qua những lớp vỏ bọc
bên ngồi. Trong bản chất, nó vẫn là con chim tự do trên trời cao, nhưng đơi
cánh của nó bị trói buộc bởi vật chất mà nó đã thâm nhập vào. Khi nào nhận
ra bản chất cố hữu của chính mình, con người sẽ học cách mở cửa ngục tù để

trốn thốt khỏi nơi lao lý đã giam cầm mình. Họ tập đồng hóa mình với Tam
Ngun Trường Tồn, vượt thốt khỏi xác thân và những đam mê, để sống một
đời đạo đức và tinh thần thuần khiết. Xác thân không thể cầm giữ họ như một
tù nhân nữa, họ mở khóa cánh cửa để thốt ra ngồi, từ đây họ bước vào vùng


11

ánh sáng của sự sống thật sự. Như thế, sự Chết mở cửa ngục tù và phóng thích
con người, họ biết được nơi nào họ sẽ đến, và họ sẽ đi theo con đường mà họ
muốn. Theo dòng tăng trưởng, con người nhận thức ra một sự kiện tối quan
trọng: sự “Sống” khơng liên hệ gì đến xác thân và cõi vật chất này. Sự Sống
là sự hiện tồn của tâm thức, liên tục, không gián đoạn, và trong sự Sống liên
tục ấy có những giai đoạn ngắn ngủi làm cho con người kém sinh động hơn,
vì phải mang nặng những lớp vỏ trì kéo họ xuống. Chỉ trong những giai đoạn
ngắn ngủi này (ngoại trừ trường hợp đặc biệt), con người bị mất hoàn toàn ý
thức về sự sống liên tục vì bị bao vây bởi những lớp vỏ. Trong những giai
đoạn này, con người bị phỉnh lừa và trở nên mù lòa đối với chân lý nằm trong
mọi sự vật, do đó họ thấy ảo ảnh trở thành sự thật, cái tạm bợ trở thành cái
vững bền. Ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp vũ trụ, khi luân hồi, con người
bước ra khỏi ánh sáng ấy để đi vào xác thân mờ tối, và trong giai đoạn bị giam
cầm trong xác thân, con người chỉ thấy một cách lờ mờ. Khi “Chết”, con người
bước ra khỏi ngục tù xác thân để trở lại với ánh sáng mặt trời tỏ rạng, và được
gần gũi hơn với thực tại. Những giai đoạn phải trú ngụ trong xác thân mờ tối
rất ngắn ngủi, những thời kỳ con người hưởng ánh sáng tỏ rạng rất lâu dài,
nhưng do mù lòa mà chúng ta gọi giai đoạn trong xác thân mờ tối là sự sống,
đối với chúng ta nó hiện tồn thật sự, trong khi chúng ta gọi giai đoạn ánh sáng
tỏ rạng là sự Chết, và có ý nghĩ sợ sệt phải bước qua đó. Giordano Bruno, một
trong những triết gia vĩ đại thời trung cổ có nói về thế nào là con người thật
như sau:

Người khôn ngoan chỉ hiện diện một phần trong xác thân, phần tốt nhất
còn lại sẽ nối kết vững chắc bằng nghi thức với thiêng liêng, theo cách thức
mà họ không cảm thấy thương hay ghét những sự vật tạm bợ. Họ tự coi mình
như ơng chủ, và như thế họ không thể là đầy tớ hay nô lệ cho xác thân. Họ
chỉ xem xác thân là ngục tù giam hãm làm cho họ mất tự do, là chất keo dính
vào đơi cánh, xiềng xích trói đơi tay, gơng cùm bó chặt đơi chân, bức màn che
khuất tầm nhìn. Con người khơng nên để cho mình trở thành đầy tớ, bị xập
bẫy, bị xiềng xích, vơ cảm và mù quáng, bị chế ngự bởi xác thân.
Như vậy, nếu xác định được vai trò của xác thân và chinh phục nó,
chúng ta được tự do, sự chết khơng còn làm chúng ta sợ hãi. Khi tử thần chạm
vào thể xác mà chúng ta bỏ lại như một lớp y phục, chúng ta vẫn đứng vững
tự do bên ngoài.
Trong lúc sống, thể xác được duy trì bởi Prana, tác động xuyên qua thể
phách, khi chết, nó bị bỏ lại trong sự hỗn loạn của vô số sự sống nhỏ nhít,


12

riêng rẽ. Nó bắt đầu tan rã, hư thối, những tế bào và phân tử của nó phân tán,
rời bỏ dần xác chết để dự phần vào sự cấu tạo những tổng hợp khác.
Khi trở lại thế gian, chúng ta có thể có lại một số trong vơ số sự sống
đã tạo nên thể xác chúng ta ở kiếp trước. Nhưng điều chúng ta quan tâm hiện
nay là sự phân hủy của thể xác đã hết hạn kỳ của kiếp sống. Đối với thể xác
đậm đặc, “Chết” có nghĩa là sự tan rã của một cơ quan, tức mất đi sự ràng
buộc, mất đi sự kết hợp nhiều sự sống trong một sự sống.


13

CHƯƠNG 3

SỐ PHẬN CỦA THỂ PHÁCH
Thể phách (hay thể dĩ thái kép, còn đuợc gọi là nhị xác thân: Etheric
Double) là đối phần bằng chất dĩ thái của thể xác đậm đặc. Nó được xem là
“kép” hay “đơi” với thể xác, vì nó ln ln ở cùng với thể xác trong suốt
kiếp sống, và nếu vắng mặt nó, thể xác sẽ trở nên nặng nề, khơng cịn sức
sống, và gần như hơn mê. Nó tác động như một bể chứa, hay dẫn thể của
“nguyên lý sống” trong suốt kiếp trần gian. Khi thể phách rút ra khỏi thể xác,
mọi chức năng sinh động của thể xác sẽ bị trì trệ, mặc dù sợi dây nối kết giữa
2 thể chưa bị đứt. Như đã nói ở đoạn trước, khi sợi dây nối kết này bị đứt,
đánh dấu sự chết của xác thân.
Cuối cùng, khi thoát ra khỏi xác thân, thể phách khơng đi xa, nó thường
bay lơ lửng bên trên thể xác. Lúc đó tâm thức con người ở trong trạng thái mơ
màng, bình n, nếu khơng bị quấy rầy bởi những xúc động mãnh liệt, hỗn
độn của những người hiện diện chung quanh thân xác. Cần nhắc lại trong suốt
tiến trình chậm chạp lúc chết, khi thể phách rút lui khỏi thể xác và mang theo
những nguyên lý cao, cũng như khoảng thời gian sau khi sự rút lui của thể
phách đã hoàn tất, thân nhân cần phải tự kiểm sốt và giữ hồn tồn n lặng
trong phịng người chết. Vì trong suốt thời gian này, tồn thể kiếp sống trải
qua nhanh chóng trước mắt của linh hồn, hay chân ngã. Một vị Chân Sư nói
về sự kiện này như sau:
Trong lúc ngắn ngủi cuối cùng, toàn thể kiếp sống được phản ảnh trong
trí nhớ chúng ta, với tất cả những ngõ ngách và góc cạnh từ lâu đã bị quên
lãng. Hình ảnh này nối tiếp hình ảnh kia, sự kiện này theo sau sự kiện kia liên
tiếp xuất hiện… Con người có vẻ như chết, nhưng từ nhịp cuối cùng, từ lúc
trái tim co bóp lần chót đến giây phút ngắn ngủi khi một chút hơi nóng cịn
lại rời bỏ thể xác, não bộ vẫn hoạt động, và Linh Hồn vẫn còn hiện diện trong
những giây phút ngắn ngủi của toàn thể kiếp sống con người. Người ra đi thì
thầm tự hỏi: “Ai nằm trên giường người chết?”, và nhận thấy chính mình
đang ở trong giờ phút nghiêm trọng của sự chết. Bạn phải đặc biệt giữ cho
người chết được yên tĩnh, hãy để yên cho bàn tay lạnh lẽo của người ấy trên

cơ thể. Tơi nói nhỏ cho bạn biết vì sợ bạn làm náo động gợn sóng yên lặng
của tư tưởng, ngăn trở tiến trình bận rộn của sự trở về với quá khứ, và làm
mất đi phản ảnh của nó lên bức màn của tương lai. (trích trong “Con Người:
Những Mảnh Vụn của Lịch Sử bị Quên Lãng, pp. 119-120).


14

Trong suốt thời gian này, những hình tư tưởng của cuộc sống trần gian
vừa chấm dứt tụ họp chung quanh người tạo ra chúng, phân nhóm và kết họp
nhau thành hình ảnh đầy đủ của kiếp sống vừa qua, và toàn thể được ghi đậm
trong Ánh Sáng Trung Giới. Tất cả những khuynh hướng quan trọng, những
thói quen mạnh mẽ của tư tưởng, những tính khí nổi bật đều ghi dấu ấn và sẽ
xuất hiện như những đức tính bẩm sinh trong kiếp sắp tới. Sự quân bình những
vấn đề của kiếp sống, và sự đọc lại những gì được ghi chép thuộc nhân quả là
một phần rất nghiêm chỉnh và tối quan trọng không thể bị quấy rầy bởi tiếng
khóc than, kêu gào của thân nhân và bạn bè. Bà H.P. Blavatsky có viết về điều
này trong quyển “Chìa Khóa Thơng Thiên” Học như sau:
Trong khoảnh khắc ngắn ngủi của sự chết, ngay đối với cái chết đột
ngột, người chết thấy toàn thể kiếp sống vừa qua sắp xếp theo thứ tự trước
mặt, với những chi tiết rất nhỏ nhặt. Khi ấy, cá nhân trở thành một với chân
nhân và Linh Hồn ý thức. Thời khắc ngắn ngủi này chỉ đủ cho người chết thấy
tồn thể chuỗi mắt xích của những nguyên nhân mà họ đã tạo ra trong suốt
kiếp sống của họ. Bây giờ, người ấy thấy và hiểu chính họ một cách đúng như
thật, khơng trang trí bởi sự tự tơn, hoặc tự đánh lừa mình. Họ đọc cuộc đời
họ với tư cách như một khán giả từ khán đài nhìn xuống vận động trường nơi
họ sắp rời bỏ.
Ở người bình thuờng, sau khi nhìn thấy cảnh tượng sống động diễn đạt
cuộc đời đã qua, tâm thức họ rơi vào tình trạng mơ màng, bình yên như đã nói
ở trên. Thể phách bay lơ lửng bên trên, hồn tồn tách lìa khỏi thể xác.

Đơi khi những người trong gia đình hay hàng xóm thấy được thể phách, đó là
lúc người chết có tư tưởng mạnh mẽ hướng về một người nào cịn sống, có
khi do sự lo lắng trong trí lúc lâm chung, hoặc một cơng việc dở dang cần phải
hồn tất, cũng có khi do sự quấy rầy làm người quá cố mất yên tĩnh. Trong
những điều kiện như thế, hoặc những sự việc khác có đặc tính tương tự, người
ta có thể thấy được thể phách hoặc nghe được nó. Thể phách thường xuất hiện
như một đám sương mù, lờ mờ, hình dạng khơng rõ ràng, tâm thức mơ màng
và không đáp ứng.
Vài ngày sau, 5 nguyên lý cao dần dần tự tách rời khỏi thể phách, và
giũ bỏ nó như đã giũ bỏ thể xác đậm đặc lúc trước. Như một thực thể “năm
cấp”, chúng đi vào một trạng thái khác sẽ được đề cập sau, chúng bỏ thể phách
lại với đối phần của nó, tức thể xác đậm đặc. Như thế, thể phách trở thành một
xác chết dĩ thái, cũng như thể xác đã trở thành xác chết vật chất. Xác chết dĩ
thái này vẫn ở gần gũi với xác chết vật chất, và dần dần tan rã cùng với xác
chết vật chất. Người có thơng nhãn nhìn thấy những bóng ma dĩ thái ở nghĩa


15

địa, đôi khi giống như thể xác đã chết, đôi khi như những đám sương mù hay
ánh sáng màu tím. Một người có thơng nhãn diễn tả lại hình ảnh gớm ghiếc
đáng sợ của thể phách đang ở giai đoạn phân hủy. Cùng với thể xác, tiến trình
phân hủy của thể phách tiếp tục cho đến khi những mảnh xương của xác chết
hoàn toàn tan rã, và những phân tử thốt ra ngồi để tạo thành những tổng hợp
khác.
Ngồi những lợi điểm về vệ sinh môi trường, một điểm lợi lớn khác của
việc hỏa thiêu xác chết là sự hồi phục nhanh chóng cho thiên nhiên, thu lại
những phần tử vật chất cấu tạo nên thể xác đậm đặc và thể dĩ thái. Thay vì để
cho xác chết phân hủy một cách chậm chạp, lửa sẽ làm cho nó tan rã nhanh
chóng, khơng để lại nhiều phiền phức.



16

CHƯƠNG 4
CẢM DỤC GIỚI
SỐ PHẬN CỦA HAM MUỐN VÀ ĐAM MÊ
Trong Phạn ngữ, Loka có thể được dịch là chỗ, thế giới, hay vùng đất,
và từ ngữ Kamaloka (Cảm Dục Giới) dùng để chỉ nơi, hay thế giới của dục
vọng. Kama là thành phần trong cơ cấu con người bao gồm mọi thứ đam mê,
ham muốn và cảm xúc của con người, giống như bản tính của các lồi thú vật.
Như thế, cảm dục giới là một vùng trong vũ trụ, là nơi trú ngụ của tất cả mọi
người sau khi đã giũ bỏ thể xác đậm đặc và thể phách, nhưng còn vướng mắc
với bản chất đam mê và cảm xúc. Có nhiều thực thể khác nhau ở cảm dục giới,
nhưng trong sách này chúng ta chỉ chú trọng việc nghiên cứu về con người
vừa mới đến đây xuyên qua cánh cửa của sự tử vong.
Chúng ta có thể tạm thời ra ngoài đề tài một lúc để giải thích câu hỏi:
ngồi cõi vật chất này, phải chăng cịn có sự hiện tồn của những vùng, hay cõi
trong vũ trụ, nơi đó có những thực thể thơng minh trú ngụ? Triết Lý Bí Truyền
mặc nhiên cơng nhận sự hiện hữu của những nơi như thế, đã có những vị Chân
Sư cao cả, cũng như nhiều người tiến hóa ở những cấp bậc thấp hơn, biết rõ
và có kinh nghiệm trực tiếp. Để khảo sát những vùng này, con người cần phải
phát triển những khả năng tiềm ẩn bên trong. Theo cách nói thơng thường,
người “sống” có thể rời bỏ thể xác và thể phách, để khảo sát những cõi này
mà không cần đi qua ngưỡng cửa của sự chết. Như chúng ta đọc được trong
tạp chí “Người Thơng Thiên Học” như sau:
Sự hiểu biết đích thực có thể đạt được bởi Tinh Thần trong người cịn
sống, khi có sự liên hệ tâm thức của họ với thế giới của Tinh Thần. Như trong
trường hợp một vị đã điểm đạo, đem về thế gian những sự kiện họ đã thấy và
góp nhặt được một cách rõ ràng, với những chi tiết đúng đắn từ vùng vơ hình

của Thực Tại. (Theosophist, March 1882)
Bằng cách thức này,kiến thức về những cõi vô hình đối với vị ấy là sự
việc xác thực, chắc chắn, và quen thuộc như một cuộc du lịch bình thường
qua Phi Châu để khảo sát những sa mạc, rồi trở lại mang theo những kiến thức
và kinh nghiệm phong phú đã thu lượm được. Người đã đi đến Phi Châu để
khảo sát tại chỗ và tường trình lại cho mọi người, sẽ khơng cần để ý đến lời
phê bình của những ai chưa bao giờ đi đến đó. Người ấy có thể nói lại những
điều họ đã thấy, kể lại những thói quen của các thú vật mà họ đã nghiên cứu,
và diễn tả những sản phẩm và đặc tính của vùng đó v.v… Những lời đối nghịch,


17

nhạo báng, chê bai, và phê bình của những ai chưa bao giờ tới vùng đó, sẽ
khơng làm người ấy rối trí, phiền phức, và thái độ tốt nhất để đáp lại là cứ mặc
kệ những lời chỉ trích. Sự dốt nát không thể thuyết phục sự hiểu biết bằng cách
lặp đi lặp lại một cách xác quyết điều thiếu kiến thức. Ý kiến của một trăm
người về một vấn đề mà họ hồn tồn khơng biết, khơng có giá trị bằng ý kiến
của một người biết rõ vấn đề. Thật kỳ lạ nếu khoảng không gian chung quanh
chúng ta trống rỗng, như một khoảng không rộng lớn, và những cư dân trên
địa cầu là hình thể duy nhất có trí tuệ. Bác Sĩ Huxley nói: “Thật ra cũng dễ
hiểu vũ trụ với những thực thể theo cấp bậc từ thấp lên cao, đến khi con người
đạt mức độ không thể phân biệt được với năng lực vô tận, trụ xứ vô biên,
thông suốt vô cùng.”
Nếu những thực thể này khơng có những cơ quan cảm giác như của
chúng ta, nếu những giác quan của họ đáp ứng với những rung động khác với
rung động ảnh hưởng đến giác quan của chúng ta, thì họ và chúng ta có thể đi
bên cạnh nhau, qua mặt nhau, gặp nhau, đi xuyên qua nhau mà không hề biết
sự hiện diện của đối phương. Ông Crookes, một khoa học gia nổi tiếng, đã nói
sơ lược về việc có thể có sự hiện tồn đồng thời của những thực thể có trí khơn;

với một chút trí tưởng tượng, chúng ta có thể hiểu được khái niệm mà ông đưa
ra:
Chắc hẳn những thực thể tri giác khác, có những cơ quan cảm giác
khơng đáp ứng với một số tia sáng mà mắt chúng ta nhạy cảm, nhưng có thể
đáp ứng với những rung động khác mà mắt chúng ta không thấy được. Dĩ
nhiên những thực thể ấy đang sống trong một thế giới khác với thế giới của
chúng ta. Chẳng hạn, ta sẽ nghĩ thế nào nếu những vật thể chung quanh ta
khơng cịn nhạy cảm với những tia sáng bình thường, mà nhạy cảm với những
rung động liên hệ đến hiện tượng điện năng và từ tính. Khi ấy, kính và thủy
tinh sẽ là những vật thể mờ đục nhất. Kim loại trở thành trong sáng, và một
dây điện tín trong khơng khí sẽ giống như một cái lỗ hẹp và dài, xoi thấu xuyên
qua một thể đặc cứng. Một máy phát điện đang hoạt động trông giống như
một đám cháy lớn, trong khi một thanh nam châm thiên nhiên có thể ghi lại
giấc mơ của những thần bí gia thời trung cổ, và trở thành một ngọn đèn sáng
mãi không bao giờ tắt, mà không cần dầu, không cần tiêu thụ năng lượng.
Cảm dục giới là nơi cư trú của những thực thể có trí khơn và những
thực thể có một phần trí khôn, cũng như những dân cư ở cõi trần. Giống như
cõi trần, cảm dục giới rất đông đúc, bao gồm nhiều loại và nhiều hình thức
sinh vật, chúng khác nhau rất xa, như ngọn cỏ với con cọp, con cọp với con
người. Nó thẩm thấu vào trong thế giới chúng ta, nhưng có sự khác biệt giữa


18

trạng thái vật chất của hai thế giới, cho nên tuy cùng đồng thời hiện tồn mà
những thực thể có trí khơn khơng nhận thấy lẫn nhau. Những cư dân ở hai thế
giới chỉ có thể nhận thấy lẫn nhau trong vài tình huống bất thường. Khi được
đặc biệt huấn luyện, một người ở thế gian có thể tiếp xúc một cách có ý thức,
và kiểm sốt nhiều sinh vật có trình độ yếu kém hơn con người ở cảm dục
giới. Con người sau khi rời bỏ thế gian, mà những ngun tố cảm dục vẫn cịn

mạnh mẽ, có thể dễ bị thu hút bởi những nguyên tố cảm dục trong những
người còn sống, và do sự trợ giúp của những người này, người đã chết có thể
ý thức lại được sự hiện diện những cảnh tượng mà họ đã rời bỏ. Người cịn
sống có thể sử dụng những phương pháp đặc biệt để liên lạc với người chết,
họ có thể rời bỏ thể xác trong một thời gian ngắn, và trở nên có ý thức trong
cảm dục giới. Vấn đề chính mà chúng ta cần biết rõ là sự hiện tồn của cảm
dục giới, đó là một vùng xác định, cư dân trong cõi này gồm nhiều thực thể
khác nhau, trong số đó có những người đã chết.
Đến đây chúng ta khảo sát lại tình trạng con người, số phận của họ trong
khoảnh khắc ngắn ngủi sau khi giũ bỏ hai lớp vỏ, thể xác đậm đặc và thể phách.
Prana, phần sinh lực dành riêng cho sự sống con người, bị mất đi dẫn thể của
nó, tức thể phách và đối phần của nó là thể xác đậm đặc, sẽ trượt ra khỏi hai
thể này và nhập vào kho chứa sự sống to lớn của vũ trụ. Như nước đựng trong
một chai nhỏ bằng thủy tinh được dìm vào một thùng chứa nước, khi chai bị
bể, nước trong chai sẽ trộn lẫn với nước trong thùng chứa, cũng thế, khi Prana
rời bỏ hai thể, nó trở về trộn lẫn với Sự Sống Vũ Trụ. Như thế, lúc còn sống,
con người là một thất nguyên (7 thành phần), ngay sau khi chết, con người
mất đi 2 thành phần (thể xác đậm đặc và thể phách) chỉ còn ngũ-nguyên (tức
trong cơ cấu có 5 lớp), đến đây nó mất thêm Prana, một nguyên lý đặc biệt
của con người, ra đi khi dẫn thể của nó bị phân hủy.
Bây giờ con người ở bên trong cảm dục thể (Kama Rupa), hay thể của
dục vọng, của cảm xúc, cấu tạo bằng chất liệu trung giới, nó cịn được gọi là
“thể lỏng” vì trong suốt cuộc sống ở thế gian, nó có thể lấy bất cứ hình thể
nào tùy theo ấn tượng từ bên ngồi, hoặc bị khn đúc từ bên trong. Tam
ngun trường tồn vẫn còn bị bao phủ bởi lớp áo trần thế cuối cùng, có cảm
giác và đáp ứng thanh nhẹ hơn thể xác. Khi con người còn xác thân, lớp áo
này là năng lực cho cảm giác, ham muốn, vui thú, đau khổ, suy nghĩ trong thế
giới vật chất.
Khi chết, 3 nguyên lý thấp của con người rời bỏ họ vĩnh viễn: xác thân,
sự sống và dẫn thể của sự sống, tức thể dĩ thái kép (hay nhị xác thân), 4 nguyên

lý còn lại: nguyên lý ở giữa, hay trung tâm (tức linh hồn thú vật, hay thể cảm


19

dục, với những gì nó đồng hóa từ hạ trí, lower Manas), và Tam Nguyên bậc
cao, tất cả 4 nguyên lý này đều ở trong Cảm Dục Giới. (trích trong Chìa Khóa
Thơng Thiên Học, H.P. Blavatsky).
Chỉ một thời gian ngắn sau khi chết, có sự thay đổi lớn trong thể cảm
dục. Những chất liệu trung giới với mật độ (hay tỉ trọng) khác nhau trong
thành phần của thể vía, tự sắp xếp thành một chuỗi những lớp vỏ bao bọc
chung quanh, lớp vỏ đậm đặc nhất ở bên ngoài. Sự việc này làm khép kín tâm
thức đối với mơi trường bên ngoài, làm giới hạn đến mức tối thiểu sự tiếp xúc
và diễn đạt của con người bên trong. Nếu không bị quấy rầy, tâm thức quay
về bên trong với chính nó, và tự chuẩn bị cho bước đi lên kế tiếp, trong khi
thể vía dần dần tan rã, từ lớp vỏ này đến lớp vỏ khác.
Cho đến lúc có sự tái sắp xếp chất liệu của thể vía, kinh nghiệm sau khi
chết của mọi người phần lớn đều giống nhau, như đã nói ở trên, đó là một
trạng thái mơ màng, bình n, chỉ có ý thức một phần. Trong những trường
hợp tốt nhất, con người không thức giấc, và bước vào trạng thái vô thức “tiền
phúc lạc cảnh” (pre-devachanic unconsciousness), từ đây đưa đến sự thức tỉnh
trong Cõi Trời Chân Phúc (Devachan) hay Thiên Đàng, để bắt đầu giai đoạn
nghỉ ngơi giữa 2 kiếp tái sinh. Nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều
diễn tiến một cách sng sẻ như vậy, mà nhiều hồn cảnh khác nhau có thể
xảy ra. Trước hết, chúng ta hãy theo dõi một tiến trình bình thường, khơng
gián đoạn từ cảm dục giới đến ngưỡng cửa Cõi Trời Chân Phúc, sau đó sẽ xét
đến những trường hợp khác nhau.
Đối với một người đã sống cuộc đời trong sạch, phấn đấu bền bỉ để tiến
lên, và tự đồng hóa mình với bản chất cao cả trong con người, thay vì chạy
theo phần thấp hèn, sau khi rời bỏ thể xác và thể phách, và sau khi sinh lực

Prana đã trở về hòa hợp trong đại dương của Sự Sống, họ chỉ còn bị bao phủ
bởi lớp áo Cảm Dục Thể. Những nguyên tố đam mê trong họ đã bị yếu và
tương đối không quen hoạt động, sẽ không thể tác động mạnh mẽ trong Cảm
Dục Giới. Trong suốt kiếp sống trần gian, Cảm Dục (Kama) và Hạ Trí (Lower
Manas) đã liên hợp chặt chẽ và kết dính vào nhau, trong trường hợp người tốt
lành này, chúng ta có thể xem như Cảm Dục bị suy yếu, và Hạ Trí đã thanh
lọc một phần lớn Cảm Dục. Do kết dính với những đam mê, cảm xúc và ham
muốn, cái trí đã thanh lọc hóa chúng, và đã đồng hóa phần trong sạch của
chúng, cũng như hấp thu chúng vào chính nó, vì thế tất cả những gì cịn lại
của Cảm Dục chỉ là lớp cặn, loại bỏ nó khơng khó khăn, từ đó Tam Nguyên
Trường Tồn dễ dàng thoát khỏi ràng buộc và được tự do. Một cách chậm chạp,
Tam Nguyên Trường Tồn, tức Con Người Thật, rút lại tất cả năng lực của nó,


20

và cũng thu vào ký ức trong kiếp sống trần gian vừa chấm dứt, những tình
thương yêu, hy vọng, cùng khát vọng; nó chuẩn bị ra khỏi Cảm Dục Giới để
ngơi nghỉ yên lành trong Cõi Trời Chân Phúc (Devachan), “Trụ Xứ của Những
Vị Thần Minh”, hay “Vùng Đất Hạnh Phúc”
Cảm Dục Giới là một nơi trong cõi trung giới, chữ “nơi” ở đây chỉ
được dùng theo ý nghĩa tương đối. Nó khơng có khu vực xác định, và khơng
có ranh giới, nhưng nó hiện tồn trong “vùng chủ quan” (subjective space), và
ở bên ngoài nhận thức giác quan của chúng ta. Dù sao, nó vẫn hiện tồn, và
nơi đó những ảnh tượng trung giới của mọi thực thể đã sống, (gồm cả thú vật),
chờ đợi cho sự “chết lần thứ hai”. Đối với thú vật, cõi này tồn tại cho đến khi
những phần tử trung giới tan rã hoàn tồn. Đối với con người, nó tồn tại cho
đến khi Tam Nguyên “Atma-Buddhi-Manas” tự tách rời khỏi những nguyên
lý thấp để vào trạng thái Devachan. (theo Chìa Khóa Thơng Thiên Học, H. P.
Blavatsky)

Như thế, sự chết lần thứ hai ám chỉ lúc Tam Nguyên Trường Tồn từ
Cảm Dục Giới, là vùng rất gần gũi với cõi trần, đi qua trạng thái cao hơn,
trong vùng “Trời Chân Phúc”, mà chúng ta sẽ đề cập sau. Hạng người mà
chúng ta vừa đề cập, đi xuyên qua Cảm Dục Giới trong trạng thái mơ màng,
n bình, nếu khơng bị quấy rầy, sẽ chỉ hồn tồn có ý thức trở lại khi đã đi
xun qua hết những giai đoạn này, (tức từ lúc chết đến lúc vượt qua khỏi
Cảm Dục Giới), và đạt được sự bình yên, phúc lạc trong Cõi Trời Chân Phúc.
Nhưng trong suốt giai đoạn mà 5 nguyên lý (Tam Nguyên Trường Tồn,
Hạ Trí và Cảm Dục Thể) vẫn cịn ngụ trong Cảm Dục Giới, dù thời gian này
ngắn hay dài, có thể chỉ vài ngày, cũng có thể hàng thế kỷ, con người vẫn còn
ở trong vòng ảnh hưởng của thế gian. Trong trường hợp này, người ấy có thể
bị đánh thức bởi tình cảm mạnh mẽ, cũng như sự buồn rầu, bi thương của
những người thân còn ở lại thế gian. Làn rung động mãnh liệt của những yếu
tố cảm dục trong thể vía người sống, có thể kích động và gây ra những rung
động tương tự trong thể vía của người chết, từ đó truyền đến và đánh thức Hạ
Trí, vì trong giai đoạn này, Hạ Trí chưa rút về để tái hợp với “cha mẹ” của nó,
tức “Trí Tuệ Tinh Thần” (Spiritual Intellect). Như thế, từ trạng thái mơ màng,
nó có thể bị đánh thức để nhớ lại rõ ràng sự sống trần gian mà nó vừa rời bỏ.
Qua trung gian một người nhạy cảm hoặc một đồng tử, người chết có thể liên
lạc trực tiếp hoặc gián tiếp với một trong những người thân, họ sử dụng thể dĩ
thái và thể xác của đồng tử để viết hay nói với người cịn sống. Sự đánh thức
như vậy thường đưa đến những thống khổ nghiêm trọng; dù tránh được thống
khổ, tình cảm bi thương của người thân cũng làm rối loạn tiến trình giải thốt


21

tự nhiên của Tam Nguyên Trường Tồn, làm chậm trễ sự rút về cõi cao hơn.
Như thế, chúng ta thấy, trong suốt thời gian sau khi chết và trước khi tự do
vào cõi Trời Chân Phúc, con người có thể liên lạc với cõi trần, sự kiện này

được bà Blavatsky nói như sau trong “Chìa Khóa Thơng Thiên Học”:
Trong một vài trường hợp ngoại lệ, khi người đã chết có lòng ham muốn
mãnh liệt trở về cõi trần với mục đích nào đó, thúc đẩy tâm thức cao thức tỉnh,
và chính nó, “Linh Hồn” liên lạc với thế gian; cịn sự trở về cõi vật chất có
lợi hay khơng là một vấn đề khác. Cũng nên nhắc lại là sau khi chết “Linh
Hồn” bị choáng váng, và sớm rơi vào trạng thái vô thức “tiền phúc lạc cảnh”.
Sự ham muốn mãnh liệt có thể đưa người chết trở về với những người
thân còn lại, nhưng sự trở về tự ý này rất hiếm trong trường hợp những người
tốt mà chúng ta đang đề cập đến. Nếu họ đuợc để yên tĩnh, thường họ sẽ có
được giấc ngủ an lành trước khi vào Cõi Trời Chân Phúc, và cũng tránh được
sự phấn đấu, thống khổ liên hệ đến sự chết lần thứ hai. Cuối cùng, khi Tam
Nguyên Trường Tồn thoát ra để vào cõi cao hơn, bỏ lại thể cảm dục, tức cái
“vỏ” (shell), là bóng ma trống rỗng, sẽ tan rã dần trong Cảm Dục Giới. Chúng
ta sẽ nói nhiều đến cái “vỏ” này khi đề cập đến sự chết của hạng người kế tiếp,
tức người bình thường, khơng có khuynh hướng tinh thần cao cả, mà cũng
không phải là người quá xấu ác.
Khi một người trung bình vào Cảm Dục Giới, Trí Tuệ Tinh Thần bị bao
bọc trong cảm dục thể, thể này vẫn còn mạnh mẽ và sống động. Trong suốt
kiếp sống vừa qua, Hạ Trí kết dính chặt chẽ với Cảm Dục, sống chiều theo sự
thích thú với những đối tượng của giác quan để vui hưởng những cảm xúc.
Bây giờ nó khơng thể nhanh chóng tách rời khỏi mạng lưới mà nó đã đan, để
tự do trở về với “Trí Tuệ Phụ Mẫu” (Parent Mind), nguồn cội của nó, vì thế
thời gian chuyển tiếp ở Cảm Dục Giới bị kéo dài đáng kể. Phải chờ đến lúc
những ham muốn bị hao mòn, phai tàn, và những bàn tay bám víu của chúng
khơng cịn cầm giữ được “Linh Hồn”.
Như đã nói ở trên, trong suốt thời gian 5 nguyên lý: Tam Nguyên
Trường Tồn, Trí Tuệ và Cảm Dục cùng duy trì trong Cảm Dục Giới, sự liên
lạc giữa người chết và những thực thể còn sống ở cõi trần có thể xảy ra. Người
bình thường sau khi chết thường muốn có sự liên lạc này, do sự ham muốn và
xúc cảm làm cho họ vẫn bám víu vào cõi trần mà họ đã bỏ lại, và cái trí chưa

sẵn sàng rút lui để sống trên cõi riêng của nó. Hạ Trí vẫn cịn khao khát những
thú vui dục lạc, và cảm giác nhuộm màu sắc sống động của cuộc đời thế tục,


22

do sự khao khát này nó bị kéo trở lại những cảnh mà nó đã bỏ lại một cách
nuối tiếc. Bà Blavatsky cho biết:
Sự liên lạc này có thể xảy ra trong giai đoạn bắt đầu sau sự chết của
thể xác, và sự sáp nhập của Linh Hồn Tinh Thần vào trạng thái mà trong giáo
lý bí truyền gọi là “Bar-do”, chúng ta tạm dịch là thời kỳ ấp ủ, hay thai nghén
(gestation period), tức “tiền phúc lạc cảnh”. (Tập san “Người Phụng Sự”
tháng sáu, 1882)
Trong vài trường hợp, sự liên lạc được thực hiện xuyên qua đồng tử.
Như thế, lòng tốt “tàn nhẫn” của người sống đã làm chậm trễ sự tiến triển của
Linh Hồn, và đưa yếu tố “lạc điệu” vào tiến trình, lẽ ra là một sự tiến triển có
thứ tự. Điều này chỉ làm kéo dài thời gian người chết ở lại Cảm Dục Giới, thể
cảm dục được ni dưỡng, nó cầm giữ Chân Nhân ở lại, và sự tự do của Linh
Hồn bị trì hỗn, con chim nhạn trường tồn vẫn bị chất nhựa bẫy giữ chặt vào
trần thế.
Đối với người đã sống một cuộc đời xấu ác, thường xuyên tìm thỏa mãn
những đam mê thú tính, họ ni dưỡng và làm tăng trưởng thể cảm dục, trong
khi bỏ đói những thành phần cao, ngay cả với hạ trí, những người này sẽ là cư
dân lâu dài của Cảm Dục Giới. Trong lòng họ tràn đầy sự khao khát đời sống
thế tục mà họ đã buộc phải rời bỏ, vì khơng cịn xác thân nên họ không thể
trực tiếp hưởng thụ những dục vọng thú tính nữa. Những người này tụ tập
chung quanh đồng cốt và người nhạy cảm, cố gắng tìm dịp sử dụng xác thân
của đồng cốt hay người nhạy cảm để thỏa mãn phần nào dục lạc của mình.
Một hạng khác bao gồm những người mà kiếp sống trần thế của họ bị
cắt ngắn quá sớm, do tự chính họ, do người khác, hoặc do tai nạn. Số phận

những người này tùy thuộc vào những điều kiện xảy ra chung quanh cái chết
của họ ở thế gian. Không phải tất cả những người tự tử đều phạm “tội tự tử”,
và sự đo lường trách nhiệm có thể thay đổi trong một giới hạn rất rộng rãi.
Những người tự tử không tách rời hoàn toàn khỏi nguyên lý thứ 6 và
thứ 7, họ có hiệu năng rất lớn trong các buổi cầu hồn. Khoảng thời gian từ lúc
tự tử đến lúc mà số phần người ấy được ấn định cho sự chết tự nhiên, có một
hố ngăn cách với những nguyên lý cao của họ, khi đó nguyên lý thứ sáu và
thứ bảy trong trình trạng thụ động và tiêu cực. Nhưng trong trường hợp chết
do tai nạn, thì nhóm ngun lý cao và nhóm nguyên lý thấp trên thực tế có sự
thu hút lẫn nhau. Trong trường hợp Linh Hồn tốt, vô tội, những nguyên lý cao
bị thu hút không cưỡng lại được về phía nguyên lý thứ sáu và thứ bảy, khi ấy


23

họ rơi vào giấc ngủ say với nhiều mộng đẹp, hoặc ngủ sâu không mộng chờ
đến lúc thời giờ điểm. Suy nghĩ sâu xa về sự công bằng vĩnh cửu, và sức sống
đang sung mãn của người ấy, bạn sẽ biết tại sao.
Trong trường hợp tai nạn, dù nạn nhân tốt hay xấu, đều không gánh lấy
trách nhiệm về cái chết của họ. Ngay như nếu cái chết của họ là kết quả của
những hành động mà họ đã gây ra trong kiếp trước, đó là do tác động của Luật
Bù Trừ (Law of Retribution), nó vẫn khơng phải là kết quả trực tiếp của hành
động cố ý thực hiện bởi Linh Hồn cá thể trong kiếp sống hiện tại mà họ bị
chết do tai nạn. Nếu được sống lâu hơn, có thể họ sẽ làm những việc chuộc lại
lầm lỗi của kiếp trước một cách có hiệu quả. Nếu cuộc sống họ bị cắt đứt ngay
bây giờ, thì Linh Hồn trả được món nợ mà họ đã vay, Linh Hồn cá thể cũng
phải được thoát khỏi sự trừng phạt của cơng lý. Tuy khơng đóng vai trị trong
việc hướng dẫn Linh Hồn khi con người còn sống, các vị Thiền Định Đế Quân
(Dhyan Chohans) cũng giúp đỡ khi những nạn nhân này bị đẩy một cách thô
bạo ra khỏi thể cũ vào một thể mới chưa quen thuộc, bảo vệ cho đến khi họ

sẵn sàng thích ứng với hồn cảnh mới.
Dù chết vì tự tử hay tai nạn, những nguời này có thể liên lạc với người
cịn sống ở thế gian, nhưng việc này làm tổn hại cho chính họ. Như đã nói ở
trên, người tốt và vơ tội sẽ ngủ một cách hạnh phúc cho đến hết thời gian mà
đáng lẽ họ được sống, tuy số phận của họ tại nơi hiện trường xảy ra tai nạn
thật buồn thảm.
Người tội lỗi và còn nhiều dục vọng, như những U Hồn bất hạnh
(unhappy “shades”, khơng phải Ma Hình hay cái vỏ “Shells”, vì sự nối kết với
hai nguyên lý cao chưa hoàn toàn cắt đứt), họ đi lang thang cho tới khi giờ
chết thực sự đến. Vì những đam mê tràn đầy sức sống bị cắt đứt thình lình, họ
vẫn cịn bị trói buộc vào những cảnh tượng dục lạc quen thuộc, và bị lôi cuốn
bởi những cơ hội đưa đến sự thoả mãn gián tiếp qua trung gian các đồng tử.
Chúng được tả như những yêu quỷ, hồ ly tinh trong thời trung cổ, những ngạ
quỷ lang thang, tham lam, khao khát nhục dục, những âm ma xảo quyệt, đồi
trụy và tàn nhẫn. Chúng cảm thấy hoan lạc trong việc xui khiến nạn nhân gây
ra những tội ác khủng khiếp. Không những chúng tác hại nạn nhân, mà những
thực thể ký sinh tâm linh này còn tạo địa ngục cho chính họ, làm đóng kín giai
đoạn sống tự nhiên của họ. Chúng có thể bị đào thải khỏi hào quang trái đất,
trải qua nhiều thời đại chịu thống khổ thấm thía, và sau cùng bị hủy diệt…
Nguyên nhân tạo nên “thực thể mới”, và xác định bản chất của nhân
quả là Ái Dục (Trishna hay Tanha), tức lòng khao khát, ham muốn có những


24

cảm giác, và Thủ (Upadana), là sự thực hiện hay hưởng thụ Ái Dục, hay lòng
ham muốn ấy. Cả hai (Ái & Thủ) là nguyên nhân giúp cho sự phát triển cao
độ trong Âm Ma, ở người tự tử hay nạn nhân. Theo định luật thông thường,
một người chết theo tiến trình tự nhiên (già, bệnh) chỉ ở một thời gian ngắn,
từ vài giờ tới vài năm trong vòng bị sự thu hút của trái đất, đó là vùng Cảm

Dục Giới. Trừ những trường hợp đặc biệt, như người tự tử hoặc người chết
một cách dữ dội, bất thần, thời gian Linh Hồn họ phải ở Cảm Dục Giới vào
khoảng 80 hay 90 năm. Giả thử một người tự giết mình hay bị người khác giết
ở tuổi 20, người này phải qua ở Cảm Dục Giới không phải vài năm, mà là 60
hay 70 năm. Họ sống ở đây như một Âm Ma (elementary hay earth-walker);
thật không may mắn cho họ, vì đó khơng phải chỉ là cái vỏ “Shell”. Nếu so
sánh, ta thấy những người sau khi rời bỏ xác thân, chìm trong giấc ngủ dài mơ
màng giữa lịng không gian, rất hạnh phúc, hạnh phúc gấp 3 lần. Đau khổ thay
cho những người sau khi chết còn bị Ái Dục lôi kéo đến những đồng tử, và
cũng đau khổ thay cho những đồng tử xúi giục và “nối giáo” họ để thực hiện
sự hưởng thụ ái dục. Vì khi bám lấy họ và thỏa mãn sự khao khát cho họ, đồng
tử giúp thêm cho sự phát triển trong họ một tập hợp những “Uẩn” mới (Có 5
Uẩn “Skandhas”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, LDG), đó là nguyên nhân sẽ
tạo nên một thể xác mới trong kiếp tương lai, với những khuynh hướng xấu tệ
và nhiều đam mê hơn thể xác họ đã mất. Trọn tương lai của xác thân mới,
không những được định đoạt bởi Nhân Quả được tạo nên bởi những khuyết
điểm của tập hợp hay nhóm Uẩn của kiếp đã qua, mà còn bởi tập hợp hay
nhóm Uẩn của thực thể tương lai. Như tơi đã nói, những đồng tử và những
nhà tâm linh thuật cần biết, mỗi khi họ vui sướng mời gọi được một “linh hồn
hướng dẫn” (angel-guide) mới, họ lôi cuốn Linh Hồn vào sự thụ hưởng dục
lạc, từ đó những mầm xấu được gieo vào Linh Hồn mới, và con người sẽ tái
sinh dưới cái bóng tội lỗi của nó. Với mỗi buổi chiêu hồn thuật, đặc biệt là có
sự hiện hình của vong linh, họ đã làm tăng thêm nguyên nhân gây thống khổ,
làm cho vong linh bất hạnh mất cơ hội sinh trên cõi tinh thần, và cũng đặt sự
tái sinh tương lai vào hoàn cảnh xấu xa.
Sự chết sớm do tai nạn, hoặc tình nguyện hy sinh cho đại nghĩa đều làm
con người phải chậm trễ trong Cảm Dục Giới, nhưng trạng thái của họ rất
khác nhau, tùy theo động lực đã cắt ngắn cuộc sống họ.
Có một số rất ít người trong khi nng chiều theo những thói xấu, họ
cảm thấy chắc chắn hành động của họ sẽ làm cho cuộc đời họ bị cắt ngắn,

nhưng họ vẫn làm thế. Đó là hình phạt của Ảo Ảnh. Những “thói xấu” khơng
thể trốn khỏi sự trừng phạt; nhưng nó là nguyên nhân sẽ bị trừng phạt, chớ
không phải hiệu quả. Động lực là tất cả, và con người bị trừng phạt khi họ có


25

trách nhiệm trực tiếp. Trường hợp tai nạn, đưa đến cái chết ngồi dự tính,
trong khi sự tự tử, cái chết đến một cách tự nguyện có chủ ý về những hậu quả
tức thời. Một người gây nên cái chết cho chính mình do sự mất trí tạm thời,
có thể không là con mồi bị cám dỗ của Cảm Dục Giới, mà thường rơi vào giấc
ngủ như những nạn nhân khác, không giống với người cố ý tự tử để gây đau
buồn cho kẻ khác và thường làm rắc rối cho những công ty bảo hiểm nhân thọ.
Hạng cư dân ở Cảm Dục Giới đến từ những thành phần đặc biệt nguy
hiểm, do những hành động hung bạo, hợp pháp hay không hợp pháp, làm giật
mạnh linh hồn khỏi thể xác, đưa linh hồn vào Cảm Dục Giới và bị bao bọc
trong thể cảm dục. Rung động của họ chứa đầy sự ghen ghét, đam mê, sơi sục,
kích động với lịng ham muốn báo thù, với dục vọng khơng được thỏa mãn.
Một kẻ sát nhân còn ở trong thể xác không phải là một thành viên tốt cho xã
hội, nhưng một kẻ sát nhân thình lình bị tống xuất ra khỏi thể xác sẽ trở thành
một thực thể nguy hiểm hơn nhiều. Xã hội có thể tự bảo vệ chống lại kẻ sát
nhân, nhưng trong tình trạng khơng hiểu biết hiện tại, xã hội vô phương tự vệ
đối với vong linh kẻ sát nhân.
Cuối cùng, Tam Nguyên Trường Tồn tự thốt khỏi cảm dục thể, vượt
ra ngồi Cảm Dục Giới. Thượng Trí rút Tia Sáng của nó trở về, Tia Sáng này
nhuộm màu sắc của những cảnh đời mà nó đã trải qua, và mang về với nó
những kinh nghiệm đạt được xuyên qua phàm ngã mà nó đã thấm nhuần.
Người lao động được gọi trở về từ cánh đồng, khi về, họ mang theo những bó
lúa, nhiều hoặc ít tùy theo kết quả của kiếp sống. Khi Tam Nguyên với tia
sáng của nó đã rời bỏ Cảm Dục Giới, nó hồn tồn thốt khỏi vùng thu hút

của trái đất.
Khi vừa bước ra bên ngoài Cảm Dục Giới, xuyên qua “Cầu Vàng”
(Golden Bridge) dẫn đến “Bảy Ngọn Núi Vàng”, Linh Hồn khơng cịn liên hệ
được với những “đồng tử dễ tính” nữa. Trừ vài trường hợp ngoại lệ sẽ được
giải thích sau, những đồng tử bình thường khơng thể tiếp xúc được với Linh
Hồn, và nó khơng thể bị gọi trở lại vùng địa cầu.
Trước khi theo dõi sâu xa hơn bước tiến của Tam Nguyên Trường Tồn,
chúng ta nên xét đến số phận của cảm dục thể bị bỏ lại như một di hài trong
Cảm Dục Giới.


×