Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.61 KB, 3 trang )
Chết vì không có điểm chết
- Cái chết thực ra rất có ích, vì nhờ nó mà ta thấy yêu
quý và trân trọng từng phút giây của cuộc sống. Hãy
sống như ngày mai ta sẽ chết và yêu cuộc sống như mới
yêu lần đầu.
“Nếu chỉ còn một ngày để sống, muộn màng không lờ i hối lỗi
chân thành.
Buồn vì ai, ta làm ai buồn. Xin bao dung tha thứ vì nhau.
Nếu chỉ còn một ngày để sống, chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta có lúc vội vàng, nên ra đi chưa được bình an …”
(Đoạn điệp khúc trong “Nếu chỉ còn một ngày để sống”)
"To be to not to be", lời độc thoại trong vở bi kịch Hamlet của
William Shakespeare (1564 -1616) vẫn đang khiến nhiều người
trăn trở. Sống hay đang tồn tại?
Có rất nhiều người đã chết từ tuổi 18, 24. Dù 80 tuổi họ mới bị
chôn. Vì cuộc sống của họ đã ngừng phát triển từ những tuổi
thanh xuân đó. Họ chỉ tồn tại vật vờ, vô nghĩa, thậm chí còn là
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ta sợ chết. Vậy sống để làm gì? Cái chết thực ra rất có ích, vì
nhờ nó mà ta thấy yêu quý và trân trọng từng phút giây của
cuộc sống. Khi nhìn thấy mầm cây ta trồng ngừng phát triển,
biết rằng đó là dấu hiệu của cái chết, ta sẽ chăm sóc cho cây
nhiều hơn.
Với chính mình cũng vậy. Khi nào ta thấy mình chững lại là khi
ta cần cố gắng vươn lên hơn nữa, tìm kiếm niềm vui mới, động
lực mới cho cuộc sống của chính mình.
Trong tiếng Anh có từ “deadline – Vạch chết, ranh giới chết,
hay hạn cuối”. Người ta dùng nó nói về hạn hoàn thành của
một công việc. Bởi áp lực tạo thực tài.
Ta cũng cần tự đặt ra cho mình
những deadline. Deadline càng rõ