Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GIẢM THIỂU NGUY CƠ MẮC CHỨNG PHÙ BẠCH HUYẾT GIẢM THIỂU NGUY CƠ MẮC CHỨNG PHÙ BẠCH MẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.41 KB, 7 trang )

GIẢM THIỂU NGUY CƠ MẮC CHỨNG PHÙ BẠCH MẠCH
Tài liệu này nhằm mô tả thế nào là chứng phù bạch mạch và làm thế nào bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc
chứng bệnh này. Chúng tôi hy vọng tài liệu này giúp bạn thêm hiểu biết về chứng phù bạch mạch và trao đổi
với các bác sĩ của bạn về những điều bạn quan tâm.
Nếu bạn đã mắc chứng phù bạch mạch thì bạn có thể muốn đọc quyển sách Sống chung với phù bạch
mạch sau ung thư vú.

Người dịch: Lã Thanh Thủy + Hồng Thu Hà
Người hiệu đính:
1


Phù bạch mạch là gì?
Phù bạch mạch là hiện tượng sưng ở tay, bàn tay hoặc khu vực vú/ngực do tích tụ dịch bạch huyết trong các mơ bề
mặt của cơ thể. Bệnh có thể xảy ra do tổn thương hệ bạch huyết, ví dụ do phẫu thuật hoặc xạ trị vào các hạch bạch
huyết dưới cánh tay (trong hố nách) và khu vực xung quanh.
Mặc dù bệnh ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau, nhưng triệu chứng phổ biến nhất của phù bạch
mạch là sưng ở tay, có thể gồm cả cánh tay và các ngón tay ở phía bị ảnh hưởng. Sưng có thể ảnh hưởng tới vú,
ngực, vai hoặc khu vực ở lưng phía sau hố nách.
Một, một số hoặc tất cả hạch bạch huyết dưới cánh tay có thể bị lấy ra trong phẫu thuật vú để kiểm tra liệu có bất kỳ
tế bào ung thư ở trong đó khơng. Các hạch bạch huyết và mạch đã bị tổn thương hoặc lấy ra khơng thể thay thế được,
nên đường thốt chất bạch huyết bị giảm đi hoặc bị thay đổi, có thể làm cho dịch tích tụ ở các mơ xung quanh.
Người ta vẫn chưa hiểu hết tại sao phù bạch mạch phát triển ở một số người chứ không phải ở những người khác.
Phù bạch mạch có thể phát triển ngay sau khi mổ, xạ trị hoặc hóa trị, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều năm sau đó và
có thể là do nhiễm trùng hoặc bị thương. Có nguy cơ cả đời phát triển chứng phù bạch mạch sau điều trị ung thư vú
khi mà các hạch bạch huyết bị lấy ra hoặc bị tổn thương. Đôi khi phù bạch mạch có thể là do tế bào ung thư chặn hệ
thống bạch huyết.
Phù bạch mạch là trạng thái lâu dài, nghĩa là một khi đã phát chứng này thì có thể kiểm sốt được nhưng ít khả năng
bệnh khỏi hồn tồn. Các triệu chứng có thể là nhẹ, trung bình và nghiêm trọng. Điều trị nhắm tới khuyến khích các
bộ phận khỏe mạnh khác của hệ bạch huyết làm việc có hiệu quả hơn để ngăn ngừa thêm các vấn đề hoặc biến
chứng. Các triệu chứng của phù bạch mạch thường đáp ứng tốt với điều trị và điều đó nghĩa là trong hầu hết các


trường hợp có thể kiểm sốt bệnh.
Hệ bạch huyết là gì?
Hệ thống thốt và lọc của cơ thể được hình thành bởi các hạch bạch huyết, các mạch và chất dịch. Nó giúp loại bỏ
các chất thải và chống lại nhiễm trùng.
Các bạch mạch vận chuyển chất dịch màu vàng rơm được gọi là dịch bạch huyết chảy chậm nhưng liên tục qua các
bạch mạch tới các hạch bạch huyết tại đó chất dịch được lọc. Dịch bạch huyết được hình thành bởi nước và protein
và cũng chứa tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Các hạch bạch huyết giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách lọc hết các chất thải như là vi khuẩn. Chúng cũng có thể
lọc các tế bào ung thư đã lan từ ung thư vú, phá hủy một số tế bào ung thư trong quá trình.

2


Các triệu chứng của phù bạch mạch

3


Các triệu chứng của phù bạch mạch có thể thay đổi, và nhiều người phát triển phù bạch mạch chỉ có các triệu chứng
nhẹ có thể kiểm sốt được tốt. Quan trọng là có tư vấn từ bác sĩ càng sớm càng tốt khi bạn nhận thấy bất kỳ sự sưng
nào ảnh hưởng đến cánh tay/ngón tay, tay hoặc khu vực vú/ngực.
Sưng
Sưng thường là ở tay hoặc khu vực ngực ngay lập tức sau khi phẫu thuật vú. Đây là một phần của quá trình lành vết
mổ và thường khỏi trong thời gian ngắn mà không cần điều trị, nhưng quan trọng là cần được đánh giá bởi bác sĩ
càng sớm càng tốt. Sưng ở bàn tay, cánh tay, vú hoặc ngực sau này, hoặc sau điều trị đã hoàn thành có thể là dấu hiệu
của phù bạch mạch. Sưng có thể ban đầu xuất hiện rồi hết và sẽ thường là cuối ngày thấy sưng hơn, hoặc sau khi có
hoạt động địi hỏi cố gắng lớn, bạn có thể nhận thấy áo (đặc biệt là áo ngực) và đồ trang sức (đặc biệt là nhẫn và
xuyến) thấy chật hơn bình thường.
Cảm giác căng tức
Tay hoặc vú có thể có cảm giác căng tức khi có thêm dịch trong các mô. Một số người cảm thấy căng tức ở tay mà

khơng thấy tay sưng lên. Tập nhẹ nhàng có thể giúp giảm nhẹ bất kỳ cảm giác căng tức nào.
Khô da
Khi có sưng thì da bị căng ra và có thể trở nên khơ và có vảy và đơi khi cảm thấy ngứa. Da khơ và có vết rạn làm
tăng nguy cơ viêm mô tế bào (nhiễm trùng đột ngột da và mô dưới da).
Cảm giác không dễ chịu
Một số người trải qua cảm giác không dễ chịu do phù bạch mạch. Đau tức hoặc nặng nề ở cánh tay, vú hoặc khu vực
ngực (ở cùng phía với vú ung thư) cũng có thể là dấu hiệu sớm của phù bạch mạch.
Ai có thể có nguy cơ mắc bệnh này?
Tất cả mọi người, những ai đã từng bị phẫu thuật và/hoặc xạ trị vùng nách trong điều trị ung thư vú đều có thể bị
chứng phù bạch mạch vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nguy cơ lớn hơn nếu bạn được điều trị cả hai
phương pháp vào các hạch bạch huyết dưới cánh tay. Cánh tay, bàn tay, ngón tay, vú và khu vực thành ngực chỉ ở
cùng bên với vú ung thư là có nguy cơ phát triển chứng phù bạch mạch.
Có bằng chứng rõ ràng gợi ý rằng thừa cân có thể làm tăng rủi ro phát triển phù bạch mạch do bổ sung thêm trạng
thái căng thẳng vào hệ bạch huyết đã bị yếu đi (xem phần duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh ở dưới đây).
Những người sinh thiết hạch gác (để xác định liệu hạch bạch huyết đầu tiên có chứa tế bào ung thư hay khơng) có
nguy cơ giảm phát triển chứng phù bạch mạch so với những người được phẫu thuật lấy ra nhiều hạch bạch huyết.
Hầu hết mọi người được lấy hạch bạch huyết dưới cánh tay ra không phát triển chứng phù bạch mạch. Tuy nhiên
quan trọng là nhận tức nguy cơ và nhanh chóng giải quyết bất kỳ chứng sưng nào đã xuất hiện.

Làm cách nào tơi có thể hạn chế nguy cơ mắc phù bạch mạch?

4


Trong khi chưa lý giải chính xác nguyên nhân gây phù bạch mạch thì hiện tượng nhiễm trùng hay bị thương ở cánh
tay ‘có nguy cơ’ có thể dẫn tới chứng viêm tế bào mô làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này. Một số trong những điều
sau đây có thể giúp giảm nguy cơ:
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Ăn uống lành mạnh và khi thích hợp thì giảm cân để giảm sức nặng lên cơ thể nói chung và nhất là trạng thái căng
thẳng lên hệ bạch huyết. Đề nghị xem quyển sách Chế độ ăn và ung thư vú để có thêm thơng tin. Tập luyện đều

đặn cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Sử dụng tay ‘có nguy cơ’ và tập luyện đều đặn
Bạn nhiều khả năng làm tăng nguy cơ bằng cách bảo vệ quá mức tay của bạn và không sử dụng tay đủ mức. Hãy cố
gắng sử dụng tay của bạn một cách bình thường nhưng đừng quá mức tới điểm mà làm tay đau nhức và cảm thấy
nặng nề.
• Nếu bạn gần đây đã phẫu thuật vú thì bạn nên tuân theo các bài tập do bác sĩ cung cấp để giúp phục hồi, và
dần dần trở lại hoạt động bình thường. Quyển sách Bài tập sau phẫu thuật ung thư vú có các bài tập tay và
vai để làm tăng khả năng cử động sau phẫu thuật, và giúp giảm nguy cơ phù bạch mạch.
• Tập luyện cánh tay đều đặn có thể giúp bạn, và bạn nên tập lại bất kỳ hoạt động thể thao nào mà bạn tập trước
khi phẫu thuật. Tuy nhiên nếu bạn chưa thực hiện những hoạt động này đều đặn bạn sẽ cần tích lũy dần sức
mạnh của tay bạn. Trừ khi bạn quen với việc nâng các tải nặng một cách đều đặn, hãy đề nghị được giúp đỡ
khi mang vác hành lý nặng hoặc hàng hóa nặng, hoặc khi di chuyển đồ gỗ.
• Tốt nhất là có các lần nghỉ giải lao đều đặn trong khi làm việc nhà, nhất là các hành động lặp lại như là là ủi
quần áo hoặc lau cửa sổ bằng tay ‘có nguy cơ’, do các hoạt động này sẽ đặt nhiều sức nặng lên tay bạn.
• Các bài tập thở sâu có thể cải thiện việc thải bạch huyết.
Bảo vệ da
Nhiễm trùng bên tay ‘có nguy cơ’, bàn tay và vú có thể gây sưng và có thể làm tổn thương hệ bạch huyết, dẫn tới
chứng phù bạch mạch. Các điều mách nước sau đây có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển chứng nhiễm trùng.
• Làm ẩm da khu vực bị ảnh hưởng hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa khô và nẻ da, giúp da bạn bảo vệ bạn tránh
nhiễm trùng và có thể giảm bất kỳ tổn thương nào tới da. Sử dụng kem làm ẩm phù hợp với da của bạn.
• Khi nào có thể, hãy bảo vệ chống lại việc da bị tổn thương. Sử dụng kem chống nắng để tránh cháy nắng cho
da, sử dụng găng tay dùng bê vật nóng trong khi nấu ăn, bơi chất chống côn trùng, đeo găng tay bảo vệ khi
làm vườn (nhất là khi gần với các cây hoa hồng) và cẩn thận khi cắt móng tay.
• nếu bạn cắt tóc hoặc bị xước da, hãy giữ sạch và dùng kem khử trùng.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng (đỏ da, nóng da, mềm hoặc sưng) thì hãy liên lạc với bác sĩ
do có thể bạn cần dùng kháng sinh.
Trong khi khơng có bằng chứng hỗ trợ rõ ràng nhưng các biện pháp phòng ngừa dưới đây có thể giúp làm giảm nguy
cơ phát triển chứng phù bạch mạch.

5



• Mặc quần áo bạn thấy dễ chịu và tránh đeo đồ trang sức chặt.
• Cẩn thận khi nhổ lơng ở dưới cánh tay . Tẩy lông và cạo lông bằng dao lam có thể làm tổn thương da và làm
tăng rủi ro nhiễm trùng. Dao cạo điện nhẹ nhàng hơn trên da. Có thể dùng kem tẩy lơng nhưng trước tiên
kiểm tra xem bạn có nhạy cảm hoặc dị ứng với kem hay khơng.
• Cẩn thận khi đeo các túi nặng trên vai.
• Tắm nóng, xơng hơi và tắm hơi có thể đặt trạng thái căng thẳng lên hệ bạch huyết, nên bạn có thể khơng nên
sử dụng chúng đều đặn hoặc tránh dùng tất cả các tiện ích này cùng nhau.
• Mat xa mơ sâu và liệu pháp nhiệt sẽ làm thêm nhiều chất dịch chảy tới khu vực bị ảnh hưởng nên bạn nên
tránh việc này ở phía ‘có nguy cơ’.
Tơi có thể tiêm, lấy máu hoặc đo huyết áp ở tay ‘có nguy cơ’ được khơng?
Có nhiều ý kiến khác nhau trong số các nhân viên chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp về sử dụng tay ‘có nguy cơ’ cho
những việc trên.
Khơng có bằng chứng rõ ràng để gợi ý rằng lấy máu hoăc đo huyết áp ở tay ‘có nguy cơ’ sẽ gây ra chứng phù bạch
mạch, nhưng các khuyến nghị hiện hành là không nên sử dụng bên tay bị ảnh hưởng khi có thể.
• Tiêm vào ven (ví dụ hóa trị) sẽ thường được thực hiện bên tay không bị ảnh hưởng. Khi khơng thể, thì điều
dưỡng có thể xem xét đặt dây truyền ven trung tâm để dùng nhiều lần, hoặc ở tay ‘có nguy cơ’ nếu chỉ hạn
chế số lần tiêm truyền bên đó.
• Tiêm vào cơ chắc chắn sẽ được thực hiện bên tay không bị ảnh hưởng hoặc một bộ phận thích hợp khác của
cơ thể.
• Các xét nghiệm máu thường sẽ được lấy từ tay không bị ảnh hưởng.
• Nếu có thể dùng tay khơng bị ảnh hưởng để đo huyết áp. Các chỉ số huyết áp có thể được lấy tại chân nếu cả
hai tay bị ảnh hưởng.
Đi xa
Khi đi xa bạn có thể cân nhắc những điều sau
• Trong các chuyến bay hoặc chuyến đi dài trên ô tô, hãy tập nhẹ nhàng như là nắm chặt bàn tay lại và thả ra và
nâng vai của bạn.
• Đừng để cơn trùng cắn bằng cách dùng kem chống cơn trùng (ít nhất 50% DEET) và khi thích hợp hãy dùng
màn chống muỗi.

• Mang theo kem kháng sinh dùng khi bị đứt tay chân hoặc xước da.
• Nếu bạn đang đi du lịch tới một đất nước khó tiếp cận tới dịch vụ y tế tốt thì hãy yêu cầu bác sĩ cho thuốc
kháng sinh để mang theo trong trường hợp có nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng bên tay ‘có nguy cơ’
hãy điều trị nhiễm trùng càng sớm càng tốt.

6


Khơng có bằng chứng rằng đi lại bằng máy bay hoặc áp lực trong khoang máy bay có thể gây ra chứng phù bạch
mạch, hoặc đeo ống tay nén (thường được người mắc chứng phù bạch mạch sử dụng) sẽ giúp ngăn ngừa sự sưng.
Trong thực tế, ống tay nén khơng vừa có thể gây thêm vấn đề.
Tơi phải làm gì khi tơi phát hiện chứng sưng?
Nếu bạn phát hiện bất kỳ chỗ phù nề nào ở cánh tay, bàn tay, vú, thành ngực hãy liên hệ ngay với các y tá, bác sỹ.
Hãy nói với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự đau, khó chịu chịu hoặc đỏ da nào. Bác sĩ có thể đánh giá các triệu
chứng và trong nhiều trường hợp điều dưỡng có thể đưa ra lời khuyên về chứng phù bạch mạch nhẹ. Nếu đơi khi bạn
thấy sưng, hoặc bạn có các triệu chứng khác, bạn có thể được chuyển đến bác sỹ chuyên ngành phù bạch mạch.
Chuẩn đoán sớm chứng phù bạch mạch thì dễ điều trị. Có thể kiểm sốt và giảm nhẹ chứng phù bạch mạch. Mục
đích của điều trị là làm cho dòng bạch huyết di chuyển ra khỏi khu vực sưng, cố gắng và cải thiện các triệu chứng
trên cơ thể và không làm triệu chứng xấu đi. Để có thêm thơng tin về điều trị, hãy xem cuốn Sống với bệnh phù
bạch mạch sau ung thư vú
Tôi nên làm gì nếu nhận thấy có dấu hiệu nhiễm trùng?
Nhiễm trùng gây đỏ da, nóng da hoặc sưng hoặc đau, và gây tổn thương hệ bạch huyết. Hãy liên lạc với bác sĩ càng
sớm càng tốt nếu bạn có các triệu chứng này do bạn cần điều trị kháng sinh.
Nếu bạn nhận thấy có vết cắt, xước da hoặc vết cắn của cơn trùng, hãy giữ khu vực đó sạch sẽ và bơi kem sát trùng,
che khu vực đó khi thích hợp. Hãy liên lạc với bác sĩ nếu bạn nghĩ khu vực đã đị nhiễm trùng.

7




×