Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguy cơ do hẹp van động mạch chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.43 KB, 5 trang )

Nguy cơ do hẹp van động mạch chủ


Van động mạch chủ bình thường (trên), tổn thương hẹp van động mạch chủ (dưới).
Hẹp van động mạch chủ có thể xảy ra trong các trường hợp: sau khi
mắc bệnh thấp tim, sự calci hoá van dần dần ở người có bệnh van động mạch
chủ bẩm sinh hoặc ở người già. Trên 80% bệnh nhân là nam giới.

Dấu hiệu bị hẹp van động mạch chủ
Khi các lá van hẹp nhẹ dày hoặc thô ráp (xơ hoá van động mạch chủ) hoặc
giãn động mạch chủ có thể gây ra tiếng thổi và rung điển hình mà không gây ra rối
loạn huyết động rõ rệt. Ở những trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, dấu hiệu
đặc trưng là tiếng thổi tâm thu ở vùng van động mạch chủ lan lên cổ và xuống
mỏm. Trong những ca bệnh nặng, sự phập phồng của thất trái hoặc rung miu có
thể sờ thấy rõ rệt, tiếng thứ hai của van động mạch chủ yếu hoặc mất hay có sự
tách đôi đảo ngược của tiếng thứ hai. Bình thường diện tích van là 3-4cm2, khi
diện tích van dưới 0,8-1 cm2, thời kỳ tâm thu của tâm thất dài hơn và kiểu nảy
chậm và yếu điển hình ở động mạch cảnh, tuy nhiên dấu hiệu này không đáng tin
cậy ở những người già bị xơ cứng động mạch nặng. Phì đại thất trái tăng dần, dẫn
tới tăng áp lực tâm trương. Cung lượng tim vẫn được duy trì cho tới khi van bị hẹp
nặng, với diện tích lỗ van dưới 0,8cm2. Bệnh nhân có thể có suy thất trái, đau
ngực hoặc ngất. Triệu chứng suy thất trái có thể tiến triển dần dần.
Nếu khám bệnh bình thường, thì việc đánh giá bệnh hẹp van động mạch
chủ có thể là khó, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi. Vì vậy cần làm các xét
nghiệm để xác định bệnh. Điện tâm đồ có thể thấy dày thất trái hoặc những thay
đổi tái cực ở hầu hết các bệnh nhân, nhưng cũng có thể bình thường ở trên 10% số
ca bệnh. Chụp Xquang ngực có thể cho thấy bóng tim bình thường hoặc to, song
dễ phát hiện sự cacli hoá van động mạch chủ. Siêu âm cũng cho thấy những dấu
hiệu calci hoá van động mạch chủ, sự mở cửa van và độ dày của thành cũng như
chức năng thất trái. Siêu âm Doppler có thể ước lượng sự chênh áp qua van động
mạch chủ. Những kết quả xét nghiệm này có thể loại trừ hoặc chẩn đoán khá chính


xác các trường hợp hẹp nặng. Tuy nhiên đối với bệnh nhân có tắc nghẽn vừa phải,
nhất là có cung lượng tim thấp hoặc đồng thời bị hở van thì những đánh giá này có
thể không chính xác. Phương pháp thông tim là thăm dò chẩn đoán xác định chính
xác, vì có thể đo độ chệnh áp qua van và tính toán được diện tích lỗ van. Khi diện
tích lỗ van dưới 0,8cm2 là bệnh nhân đã bị hẹp nặng. Chụp gốc động mạch chủ có
thể xác định mức độ hở van động mạch chủ. Một xét nghiệm cần thiết cho chẩn
đoán và điều trị là chụp động mạch vành cho tất cả các bệnh nhân người lớn bị hẹp
van động mạch chủ.
Bệnh nhân bị hẹp van động mạch
chủ thường thấy triệu chứng đau thắt ngực.
Khoảng 50% số bệnh nhân hẹp van động mạch
chủ do calci hoá và đau thắt ngực có sự kết
hợp rõ rệt với bệnh mạch vành. Tuy nhiên bệnh
mạch vành chỉ thấy ở một nửa tần số này khi
không có đau thắt ngực. Nhiều bệnh nhân còn
bị ngất khi gắng sức rất điển hình và có thể do
rối loạn nhịp tim (thường là nhịp nhanh thất
hoặc nhịp nhanh xoang), hạ huyết áp hoặc tưới
máu não giảm do tăng dòng máu tới cơ khi
gắng sức mà không có sự tăng cung lượng tim
bù lại. Bệnh nguy hiểm là bệnh nhân có thể bị
Chữa trị và phòng bệnh
Một bệnh nhân bị hẹp van động
mạch chủ, nếu đã xảy ra suy tim, đau thắt ngực hoặc ngất mà không được phẫu
thuật thì tiên lượng bệnh sẽ xấu, với tỷ lệ tử vong sau 3 năm là 50%. Tuy điều trị
bằng thuốc có thể làm ổn định suy tim, nhưng tất cả những bệnh nhân có triệu
chứng, kể cả những bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái phải được phẫu thuật
để điều trị triệt để. Các bệnh nhân không có triệu chứng phải cảnh giác với nguy
cơ tử vong đột ngột. Những trường hợp có chênh áp qua van nặng, trên 60-
80mmHg, hoặc phì đại thất trái nặng cần phải thay van. Một nghiên cứu cho thấy

tỷ lệ tử vong phẫu thuật đối với thay van là 2-5% và tăng lên tới 10% ở những
bệnh nhân trên 70 tuổi. Cần dùng thuốc warfarin chống đông máu là cần thiết đối
với van cơ học nhưng không nhất thiết phải dùng với van giả sinh học. Van giả
sinh học thường bị thoái hoá và cần phải phẫu thuật lại sau 7-10 năm. Sau phẫu
thuật nhiều bệnh nhân tiếp tục có rối loạn dẫn truyền hoặc rối loạn nhịp thất. Gần
đây, nhiều cơ sở y tế đã dùng phương pháp nong van bằng bóng cho bệnh nhân
hẹp van động mạch chủ. Kết quả hẹp có thể giảm bớt trong hầu hết các trường hợp
nhưng tỷ lệ tử vong của thủ thuật này gần bằng với tỷ lệ tử vong của phẫu thuật.
Hẹp lại xảy ra vào khoảng 50% các trường hợp trong 6-12 tháng đầu. Phương
pháp này nên được cân nhắc chỉ hạn chế sử dụng cho những người khó có khả
năng phẫu thuật hoặc đó là biện pháp trung gian nhằm ổn định cho những bệnh
nhân có nguy cơ cao trước khi phẫu thuật.
tử vong đột ngột ngay cả ở những người không
có triệu chứng gì trước đó.
Phòng bệnh tốt nhất là điều trị triệt để bệnh thấp tim. Phòng và chữa các
bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, vữa xơ mạch máu, đái tháo đường, bỏ rượu,
thuốc lá, thuốc lào.

×