Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SỐNG CHUNG VỚI BỆNH PHÙ BẠCH HUYẾT SAU UNG THƯ VÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.94 KB, 23 trang )

SỐNG CHUNG VỚI BỆNH
PHÙ BẠCH HUYẾT SAU UNG THƯ VÚ

Người dịch: Lã Thanh Thủy, Hồng Thu Hà
Người hiệu đính:
1


Giới thiệu
Nếu gần đây bạn bị phù bạch huyết hoặc có vấn đề với phù bạch huyết thì quyển sách này
sẽ cho bạn tổng quan chung về tình trạng, ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống của bạn và
cách thức quản lý bệnh.
Để có thơng tin về rủi ro phát triển bệnh phù bạch huyết và tư vấn giảm rủi ro, đề nghị
xem quyển sách Giảm rủi ro phù bạch huyết.
Lần đầu tiên tôi nhận thấy rằng vú phải của tôi lớn hơn bên kia chừng
ba tháng sau khi tôi hồn thành xạ trị. Tơi đi thử áo ngực và thấy rõ sự
khác nhau về cỡ. Ban đầu tôi nghĩ rằng đó là chứng sưng do xạ trị
nhưng sau đó tơi tham dự một khóa học về chứng phù bạch huyết và
các triệu chứng của bệnh đã được mô tả. Tơi hỏi cơ điều dưỡng rằng cơ
nghĩ gì và cơ ấy quan sát và nói đó thực sự là chứng phù bạch huyết.
Ruth

2


Phù bạch huyết là gì?
Phù bạch huyết là chứng sưng lên do tích tụ dịch bạch huyết trên các mơ bề mặt của
cơ thể. Chứng sưng có thể xảy ra sau điều trị ung thư vú do tổn thương hệ thống
bạch huyết do phẫu thuật và/hoặc xạ trị gây ra cho các hạch bạch huyết dưới cánh
tay (trong hố nách) và khu vực xung quanh.
Mặc dầu bệnh ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau nhưng triệu chúng


phổ biến nhất của phù bạch huyết là cánh tay sưng lên, đơi khi cả ngón tay và ở phía bị
ảnh hưởng cũng sưng. Tình trạng sưng có thể ảnh hưởng lên vú, ngực, vai và khu vực
phía sau hốc nách. Thi thoảng có thể là do các tế bào ung thư chặn hệ thống bạch huyết
lại.
Một hoặc một vài hoặc tất cả hạch bạch huyết dưới cánh tay thường bị lấy đi trong phẫu
thuật vú để kiểm tra liệu có bất kỳ tế bào ung thư nào trong các hạch hay không. Các
hạch bạch huyết và mạch đã bị tổn thương hoặc bị lấy đi không thể được thay thế nên
đường thoát dịch bạch huyết bị giảm đi hoặc bị thay đổi, làm dịch bạch huyết tích tụ lại
trong các mô xung quanh. Người ta chưa hiểu hết tại sao chứng phù bạch huyết phát triển
ở một số người chứ không phải ở những người khác.
Ung thư vú của tôi có cấp độ thấp và giai đoạn và phẫu thuật của tôi
tương đối sớm nên việc bị phù tay bạch huyết thật sự là cú sốc. Nó
cho thấy rằng phù bạch huyết có thể là ngẫu nhiên. Hiện giờ tơi chấp
nhận bệnh hơn ban đầu. Nó chỉ là một phần của tơi sau ung thư,
nhưng nó vẫn làm tơi cảm thấy bực tức thường xun về bản thân
mình. Tơi lo lắng việc bẹnh có thể di chuyển xuống cánh tay nên tơi
rất cẩn thận trong chăm sóc da.
Ruth
Phù bạch huyết có thể phát triển ngay sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị, hoặc nó có thể xuất
hiện nhiều năm sau đó và có thể bị kích hoạt bởi một nhiễm trùng hoặc tổn thương ở cánh
tay. Có rủi ro cả đời phát triển phù bạch huyết sau điều trị ung thư vú khi mà các hạch
bạch huyết bị lấy đi hoặc bị tổn thương.

3


Phù bạch huyết là trạng thái kéo dài, nghĩa là một khi nó đã phát triển thì có thể kiểm sốt
bệnh nhưng gần như khơng thể chữa hồn tồn. Điều trị nhắm tới khuyến khích các bộ
phận khỏe mạnh khác của hệ thống bạch huyết làm việc có hiệu quả hơn và để ngăn ngừa
thêm nhiều vấn đề hoặc biến chứng. Các triệu chúng của phù bạch huyết thường đáp ứng

tốt với điều trị và điều đó có nghĩa rằng trong hầu hết các trường hợp có thể kiểm sốt
được bệnh. Làm việc với các chun gia thì bạn có thể làm nhiều việc để quản lý tình
trạng của bạn.

Hệ thống bạch huyết là gì?
4


Phần này mô tả ngắn gọn về hệ thống bạch huyết sau đây có thể giúp bạn hiểu phù
bạch huyết có thể xảy ra như thế nào.
Hệ thống bạch huyết được hình thành từ một mạng lưới các mạch nhỏ (tương tự mạch
máu), một hệ thống sâu hơn các tuyến bạch huyết mở rộng khắp cơ thể, và các mô bạch
huyết khác như là amidan, gan và lách. Hệ thống bạch huyết làm việc để duy trì và bảo
vệ sự cân bằng của chất dịch trong mô bề mặt của cơ thể bằng cách thoát, lọc và vận
chuyển dịch bạch huyết đi khắp cơ thể.
Các mạch bạch huyết vận chuyển chất lỏng có màu vàng rơm gọi là bạch huyết, chảy rất
chậm nhưng liên tục đi qua các bạch mạch tới các hạch bạch huyết tại đó chất dịch được
lọc. Bạch huyết được tạo thành từ nước, và protein và cũng chứa các tế bào bạch cầu
được gọi là lymphocyte, giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết
giúp chiến đấu chống lại sự nhiễm trùng bằng cách lọc các chất thải như là vi khuẩn.
Chúng cũng có thể lọc các tế bào ung thư đã lan từ ung thư vú, phá hủy một số tế bào ung
thư vú trong q trình.
Tơi khơng nhận ra bạn có thể bị phù bạch huyết trong vú. Tôi luôn
được khuyên về cách thức tránh phù bạch huyết ở cánh tay nên tơi
khơng có manh mối rằng nó sẽ là chứng phù bạch huyết.
Amanda

Hệ thống bạch huyết

5



Tơi có thể có các triệu chứng nào?
Các triệu chứng phù bạch huyết có thể thay đổi, và nhiều người phát triển chứng
phù chỉ có các triệu chứng nhẹ nhàng có thể được kiểm sốt tốt. Có được tư vấn

6


càng sớm ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ sự sưng tay nào là quan trọng. Thấy căng
tức, nặng nề hoặc đau nhức ở tay bên mổ, vú hoặc khu vực ngực cũng có thể là dấu
hiệu sớm của chứng phù bạch huyết.
Chứng sưng
Sưng thường phát triển ở tay hoặc vùng ngực ngay lập tức sau phẫu thuật ung thư vú.
Đây là một phần của quá trình lành vết mổ và thường mất đi trong thời gian ngắn mà
không cần bất kỳ điều trị nào, nhưng được đánh giá bởi nhóm bac sĩ điều trị ngay lập tức
là quan trọng. Nếu sưng ở tay, cánh tay, vú hoặc ngực phát triển sau đó hoặc sau kết thúc
điều trị thì bạn cần được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt. Nếu bạn được đánh giá là bị
phù bạch mạch thì bạn có thể được điều dưỡng chăm sóc hoặc được gửi tới dịch vụ
chuyên nghiệp điều trị chứng phù tay.
Sưng ở vú hoặc ở thành ngực sau điều trị ung thư vú có thể làm bạn khơng thấy dễ chịu
và đơi khi gây đau. Dùng áo ngực có độ vừa vặn tót với quai áo to bản và hai bên khoét
sâu có thể giúp hỗ trợ vú và làm dịu một vài điều khó chịu Nếu bạn bị sưng ở vú thú hãy
yêu cầu được chuyển tới chuyên gia trị liệu chứng phù bạch mạch.
Tay phải của tôi sưng lên và trở nên nặng nề không thể tin được, làm
cho khó vận động. Khi tơi gặp điều dưỡng chun về chứng phù
bạch mạch, tay phải của tơi có đường kính to hơn tay trái 5 cm.
Clare

Đôi khi tôi bị hạn chế chỉ mặc được những gì tơi có thể mặc do ống

tay áo quá chật hoặc phải cắt ống tay áo. Tôi không thể đeo đồng hồ
hoặc đồ trang sức khi nó cứa vào chỗ sưng trên tay và sau đó trở nên
quá chật
Sarah
Căng tức
Tay và vú cảm thấy căng tức khi có q nhiều dịch trong các mơ. Một số người cảm thấy
căng tức ở tay mà tay không thấy bị to lên. Các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp giảm bất kỳ
cảm giác căng tức nào. Để có thơng tin đề nghị xem phần “Cứng tay” ở dưới.

7


Khô da
Khi chỗ phù ở da được kéo căng và có thể trở nên khơ và có vảy và đơi khi cảm thấy
ngứa. Da khô, rạn làm tăng rủi ro nhiễm trùng nên quan trọng là giữ cho da mềm và được
làm ẩm tốt. Làm ẩm cánh tay bạn bằng kem làm ẩm khơng có mùi thơm vào cuối ngày để
kem thấm qua đêm.
Cứng cánh tay
Nếu cánh tay bạn bị to lên, thì có thể hạn chế cử động ở các khớp. Tập tay và vai đều đặn
để giảm sự cứng và để cho thoát dịch bạch huyết. Nếu bạn được cho các bài tập cụ thể
sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị thì tiếp tục tập lâu như được khuyến nghị (xem quyển sách
Tập sau phẫu thuật ung thư vú). Hãy cố gắng giữ mức độ hoạt động bình thường càng
nhiều càng tốt, nhưng tránh các cử động làm căng cánh tay hoặc để cánh tay ở cùng tư
thế trong thời gian dài. Đề nghị xem phần “Tập luyện” để có thêm chi tiết.
Cảm giác khó chịu
Một số người trải qua cảm giác khó chịu với chứng phù bạch huyết, có thể là cảm giác
nặng và căng tức ở cánh tay hoặc vú và cảm giác khó chịu có vẻ âm ỉ và khó nhận ra.
Hãy cố gắng tập bài tập nhẹ nhàng để giảm bớt cảm giác khó chịu Khi bạn ngồi, tì tay
vào một cái gối hoặc gối tưak nhưng đừng để cao qáu vai.
Mặc dầu chứng phfu do tắc bạch mạch thường không đau, đôikhi thuosoc giảm đau như

là paracetamol có thể giúp giảm chứng khó chịu, nếu bạn tiếp tục thấy khó chịu hoặc bạn
trải qua sự đau nhói hoặc đâu đột ngột , thì hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc các bác sĩ
chuyên về bệnhphuf do tắc bạch mạch là những người có thể tìm ra nguyên nhân cuaer
chứng đau này và tư vấn giảm đau.
Vào lúc cuối ngày cánh tay tôi đau từ bả vai, đau hơn nếu tôi không
đeo tay áo và găng tay nén. Tơi khơng làm việc gì để giảm đau cho
đến khi tôi ngồi xuống và để tay nghỉ ngơi.
Lucy

Nhiễm khuẩn
Nếu cánh tay bạn hoặc ngực bỗng nhiên trở nên đỏ, mềm và nóng với sưng to hơn
hoặc rát, bạn có thể đã bị nhiễm khuẩn. Bạn cũng có thể có các triệu chứng giống
như cúm, đơi khi là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm khuẩn. Các triệu chứng nhiễm

8


khuẩn này cần được bác sĩ đa khoa khám khẩn cấp và bạn chắc chắn cần uống
kháng sinh ngay lập tức.
Nếu bạn bị nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại thì bạn có thể cần được kê kháng sinh liều thấp để
uống liên tục. Nếu bạn đang đi xa nhà, nhất là bạn đang đi nước ngồi thì khuyến nghị
rằng bạn mang kháng sinh đi theo phòng trường hợp bạn bị nhiễm khuẩn trong khi đang
đi xa. Bạn có thể nói chuyện này với bác sĩ đa khoa hay chuyên gia chuyên về phù bạch
huyết là người sẽ kê kháng sinh cho bạn.
Cho đến gần đây tôi làm việc cùng trẻ em bé. Tởi dụng nhiều găng tay
dùng một lần để bảo vệ da tôi khỏi vi trùng nếu tôi giúp vệ sinhcas nhân
cho trẻ do tôi không thể gặt găng tay của mơi mỗi lần tơi chạm vào thứ gì
đó dơ bẩn.
Alison M


Điều trị phù bạch huyết
Tơi có thể điều trị ở đâu?

9


Trong nhiều trường hợp điều dưỡng tại bệnh viện bạn điều trị ung thư vú có thể giúp và
tư vấn cho bạn về phù bạch mạch. Nếu bạn bị sưng trong thời gian dài, hoặc sưng gắn
liền với các triệu chứng khác thì bạn có thể cần được gửi tới chuyên gia vwf phù bạch
huyết để được tư vấn và điều trị.
Hiện có những điều trị gì?
Hầu hết những người bị phù bạch huyết có triệu chứng nhẹ tới vừa phải. Tuy nhiên đối
với một số người thì phù bạch huyết có thể nghiêm trọng hơn. Điều dưỡng hoặc chuyên
gia về phù bạch huyết sẽ đánh giá tình trạng sưng và thảo luận cách tốt nhất để quản lý
các triệu chứng. Mục tiêu của điều trị bệnh phù bạch huyết là khuyến khích dịch bạch
huyết đi ra khỏi khu vực sưng, và cố gắng cải thiện các triệu chứng và để làm cho bệnh
không xấu đi.
Cách thức chữa trị sẽ thay đổi phụ thuộc vào bệnh phù bạch huyết của bạn nghiêm trọng
đến mức độ nào nhưng điều trị của bạn có thể gồm một số, hoặc tất cả các phương thức
sau tại các thời điểm khác nhau.
 Chăm sóc da
 Tập luyện
 Đeo găng nén
 Băng tay nén
 Hút dịch bạch huyết bằng tay
 Hút dịch bạch huyết đơn giản
Bạn có thể tự thực hiện các cơng việc này cùng với bất kỳ điều trị chuyên nghiệp nào bạn
đang có.
Chăm sóc da
Chăm sóc da là quan trọng do việc có dịch bạch huyết ở cánh tay hoặc khu vực ngực

cùng với việc giảm các hạch bạch huyết chống lại sự nhiễm khuẩn làm gia tăng khả năng
bị nhiễm khuẩn. Các vết đứt nhỏ trên da hoặc chấn thương da, hoặc một số bệnh da làm
cho da trở nên đỏ và đau, có thể trở thành vị trí bị nhiễm khuẩn. Da khơ, bị rạn hoặc có
vảy cũng có thể dẫn tới nhiễm khuẩn.
Nếu bị nhiễm khuẩn có thể dẫn tới tổn thương thêm ở các kênh bạch huyết do sẹo và thể
làm cho bệnh tồi tệ hơn.
Dưới đây là một số cách giữ da bạn ở tình trạng tốt nhất có thể.

10




Rửa da bằng nước ấm mỗi ngày. Nếu các ngón tay bị sưng thì cẩn thận rửa và
lau khơ ngón tay để tránh nhiễm khuẩn do nấm là bệnh có thể phát triển ở các
khu vực ấm và ẩm.

 Làm ẩm cánh tay vào lúc cuối mỗi ngày bằng kem dưỡng ẩm khơng có hương
thơm để giúp giữ da mềm và làm da khơng bị khơ và nứt nẻ.
 Bóp nhẹ nhàng kem theo cách thức dễ chịu nhất đối với bạn. Ln kết thúc lần
bóp kem cuối cùng theo hướng của lông, đảm bảo rằng lông nằm dẹp xuống, dể
giúp làm giảm các đóm hình thành tại nang lơng.
 Nhanh chóng điều trị bất kỳ vết cắt, vết xước hoặc côn trùng cắn tại khu vực sưng
bằng cách rửa sạchbằng nước ấm và bôi kem kháng sinh hoặc thuốc xịt để giảm
rủi ro nhiễm trùng. Nếu đó là vết đứt sâu, sử dụng băng khô với việc quấn băng
lỏng hoặc băng dính nếu da bạn ở tình trạng tốt. Nếu bạn nhận thấy vết rát hoặc đỏ
trên tay bạn, đau hoặc không đau, hoặc vết côn trùng cắn mà khơng khỏi, thì đi
khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể cần một đợt kháng sinh.
Cố gắng tránh các tình huống/điều có thể dẫn bạn tới việc mắc nhiễm khuẩn bằng:
 Đeo găng tay khi rửa bát và khi sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, làm vườn hoặc

bưng bê đĩa nóng ra khỏi lị để ngăn tổn thương cho da
 Sử dụng chất chống côn trùng để không bị cắn
 Tránh bị thú cưng hoặc các động vật khác cào hoặc cắn
 Tráng lấy máu hoặc tiêm vào tay bên bị ảnh hưởng – rủi ro của bất kỳ quy trình y
tế nào làm cho tình trạnh của tay phù trở nên xấu hơn là nhỏ, nhưng khi có thể thì
nên tránh. Nếu cả hai cánh tay bị phù, có thể lấy máu ở chân hoặc bàn chân. Tuy
nhiên ở trường hợp cấp cứu có thể cần dùng đến tay bị phù. Nếu bạn châm cứu thì
có thể nói nhân viên trị liệu tránh khu vực bị ảnh hưởng.
 Thật cẩn thận khi nhổ lông nách (hoặc lông trên tay) – dao cạo điện hoặc kem làm
rụng lơng là an tồn nhất do chúng ít khả năng gây tổn thương da (nếu sử dụng
kem làm rụng lông thì hãy dùng cẩn thận sau khi bơi thử một chút lên da).


Cản thận khi cắt móng tay chân và tránh cắt vào biểu bì hoặc đẩy chúng ngược lại

quá mạnh.
Những thay đổi cực đoan về nhiệt độ có thể làm tăng sưng. Cố gắng tránh điều này bằng:

11


 Khơng tắm q lâu trong bồn tắm nước nóng, phịng xơng hơi hoặc tắm hơi tại đó
cơ thể bị rất nóng sau đó lạnh nhanh
 Bảo vệ da khỏi bị bỏng kể cả cháy nắng – thường xuyên bôi kem có hệ số chóng
nắng cao (SPF ít nhất 30)
Việc hút dịch bạch huyết có thể thị ảnh hưởng nếu cánh tay to bị căng tức. Cố gắng tránh:
 Dây áo ngực chặt hoặc hẹp bản và tay áo chật, dây đeo đồng hồ hoặc nhẫn chặt –
những thứ này có thể làm dịch bạch huyết khơng đi ra khỏi khu vực sưng được
 Đeo túi nặng trên bên vai bị ảnh hưởng
 Đo huyết áp tại tay sưng bất cứ k i nào có thể (bạn có thể yêu cầu đo huyết áp từ

chân nếu cả hai tay bị ảnh hưởng).
Tập luyện
Nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện là một cách tốt để quản lý hiện tượng sưng vì chuyển
động của các cơ kích khích dịch bạch huyết di chuyển ra khỏi khu vực bị sưng. Mặc dù
bạn có thể đã tích cực dùng tay trong cuộc sống hàng ngày và có thêm nhiều bài tập theo
cách này rồi nhưng việc tập luyện thêm có thể giúp giảm bớt sự khó chịu, đau đớn và giữ
cho khớp thêm dẻo dai .
Nếu bạn đã được trang bị găng/băng nén (xem phần “găngtay nén” bạn nên ln ln
mặc/đeo nó khi bạn tập luyện hoặc khi bạn đang phải hoạt động nếu bạn cảm thấy thoải
mái. Nếu găng nén của bạn không thoải mái, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và đổi lại
cho phù hợp.
Bơi rất tốt và giúp làm cánh tay tơi nhẹ đi, điều đó lại làm cho dịch bạch
huyết đi ra khỏi tay. Bài tập thể dục Pilate giúp làm khỏe mạnh ngực và
vai, và như vậy lại giúp ngăn ngừa việc giữ lại dịch ở phần trên cánh tay
và khu vực ngực
Flona
Trước kia tôi là vận động viên lặn có bình khí nén trước khi bị chuẩn
đốn bệnh và chừng 6 tháng sau điều trị, tôi bắt đầu lặn trở lại. Được làm
lại điều trước kia làm thật là thú vị, như là chút gì đó trở về bình thường.

12


Tôi hiểu rằng tôi không thể lặn nhiều với chứng phù bạch huyết, nhưng
một khi tơi ở dưới nước thì không thành vấn đề. Sức ép của nước cũng tốt
cho chứng phù bạch huyết.
Mary
Bất kỳ bài tập luyện nào bạn nên cũng thực hiện một cách nhẹ nhàng và có kiểm sốt.
Nếu bạn cịn nghi ngờ, hãy hỏi chun gia phù bạch huyết hoặc y tá điều dưỡng để được
tư vấn. Nếu bạn thấy đau hoặc khó chịu ở cánh tay của bạn hoặc ở vai khi chuyển động

hoặc tập thể dục hãy báo cho bác sỹ hoặc y tá phụ trách.
Bài tập cho cánh tay và vai
Giữ cho cánh tay và vai di chuyển sẽ giúp tránh được việc hình thành và phát triển cứng
khớp. Các bài tập tay và vai được hướng dẫn trong quyển “Tập luyện sau phẫu thuật
ung thư vú”. Nếu bạn thấy không thể thực hiện được toàn bộ động tác hoặc các bài tập
làm bạn đau đớn, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia hoặc y tá điều dưỡng chuyên
khoa.
Bạn có thể tập thể dục cánh tay của bạn chút ít khi bạn đang đi bộ bằng cách co lại và
duỗi ra. Để giảm bớt áp lực và sưng ở tay, hãy thử mở và nắm bàn tay lại như đang ép
một quả bóng cao su . Hãy cố gắng tránh để cánh tay của bạn thõng xuống trong thời gian
dài vì như thế có thể khuyến khích dịch bạch huyết tụ lại. Chuyên gia phù bạch huyết
hoặc y tá điều dưỡng có thể cung cấp cho bạn một số bài tập tay và vai riêng để tăng
cường các cử động và giúp cải thiện hệ thống lưu thoát dịch bạch huyết. Nếu bạn đã được
trang bị găng/gạc nén, bạn nên đeo chúng khi thực hành các bài tập.
Thể thao và thể dục hình thể
Thể thao và các hoạt động mà bạn đã làm trước khi bạn bị mắc chứng phù bạch huyết thì
bây giờ bạn vẫn có thể tiếp tục thực hiện miễn là bạn bắt đầu thực hiện từ từ và dừng lại
nếu bạn thấy có bất kỳ sự khó chịu nào hoặc bạn nhận thấy bị sưng thêm. Lưu ý, nếu bạn
đã có găng nén, ln đeo nó khi bạn tập.
Nếu bạn muốn tăng mức độ hoạt động của bạn hoặc chơi một môn thể thao mới, bạn nhất
định phải thực hiện dần dầ . Nếu bạn sử dụng thiết bị tập, hãy nói chuyện với người
hướng dẫn về bệnh của bạn và tránh sử dụng trọng lượng nặng. Tốt nhất bạn nên tăng dần
các hoạt động .

13


Hoạt động hàng ngày
Cố gắng không sử dụng tay để hoạt động gắng sức như nâng tạ, xách nặng, hoặc đẩy thiết
bị nặng như máy cắt cỏ trong thời gian dài. Nếu bạn cần phải làm những công việc này,

hãy cố gắng làm những việc khác xen vào để chia nhỏ thời gian làm cơng việc nặng nhọc
đó.
Găng nén
Nếu bị phù ở cánh tay hoặc bàn tay của bạn, bạn có thể được trang bị với loại vải bó đặc
biệt có hình thức như ống tay áo (găng dài) hoặc găng tay ngắn để giúp kiểm soát bạch
huyết của bạn. Nếu sưng ở vùng vú hoặc thành ngực của bạn, chuyên gia bạch huyết sẽ
chọn kích cỡ và chủng loại găng dài nén tốt nhất cho bạn và thường sẽ ghi vào đơn
thuốc.
Găng tay nén được thiết kế để hạn chế việc gia tăng mức độ phù hơn nữa bằng cách lưu
thoát dịch ra khỏi cánh tay bị phù. Các găng nén này giúp tạo ra tấm vách vững chắc
ngăn không cho mạch bạch huyết bị chèn ép bởi các cơ bắp trong quá trình hoạt động.
Điều này cho phép dịch bạch huyết dễ dàng lưu thông lên tay và ra khỏi vú hiệu quả hơn.
Trừ khi chuyên gia của bạn có yêu cầu đặc biệt khác, bạn cần đeo găng nén cả ngày, chỉ
tháo ra vào ban đêm. Việc đeo găng nén lúc đầu có cảm giác khá lạ nhưng nó lại làm cho
bạn khơng bị đau và khó chịu vì một khi đã đeo nó bạn cảm thấy được hỗ trợ và dễ chịu
hơn.
Tôi cũng được cho găng tay dài nén kết hợp (nó dài q tay nhưng
khơng có ngón tay) và găng tay, và bác sĩ cũng vui khi kê đơn cho tôi
mua đồ thay thế mỗi 3-4 tháng. Tôi đeo găng dài hầu như cả ngày và
găng tay ngắn chỉ khi nào cần. Tôi đeo găng dài và găng ngắn khi tơi đi
máy bay.
Mary
Bạn cần có hai bộ găng nén để thay đổi, khi bạn giặt thì vẫn có cái để dùng. Thường
xun giặt găng nén theo chỉ dẫn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chúng nhưng bạn sẽ cần
phải thay thế chúng sau sáu tháng sử dụng để đảm bảo mức độ nén vẫn còn đúng với mức
độ sưng phù của bạn.

14



Cần đeo và tháo găng nén một cách cẩn thận. Bạn có thể thấy là việc đeo găng nén bằng
cao su rất dễ dàng. Bạn cũng sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nếu găng nén được giữa trên một
giá đỡ cố định, như là giá treo khăn mặt. Nó giúp bạn có điểm tựa để kéo găng lên đều
nhau. Bạn sẽ dễ dàng làm nếu bạn lộn trái 2/3 găng nén để bắt đầu đeo găng và kéo nốt
phần cuối của găng và nên kéo chậm từng chút một. Bạn phải chắc chắn là găng được
đeo đúng cách và độ nén phải được trải đều dọc theo cánh tay để đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn gặp khó khăn khi đeo nó hay tháo nó, hãy báo cho chuyên gia bạch huyết về
việc dùng dụng cụ hỗ trợ.
Điều quan trọng là găng không được nhăn và chất liệu vải phải phù hợp để nén tốt nhất.
Không bao giờ được lật đầu của găng ra nếu nó q dài vì nó sẽ tạo ra áp lực tại một
điểm. Trường hợp đó bạn nên tìm loại găng ngắn hơn và hãy một lần nữa trao đổi với
chuyên gia bạch huyết của bạn.
Đeo găng nén vào buổi sáng lúc ít bị sưng nhất. Nếu bạn cảm thấy phải đeo cả ngày là
quá nhiều, hãy bắt đầu bằng cách chỉ đeo một vài giờ mỗi ngày, dần dần tăng tăng thời
gian đeo lên và cuối cùng hãy đeo nó cả ngày. Nếu bạn cảm thấy vẫn khó chịu khi đeo
mặc dù bác sỹ đã chọn Găng phù hợp rồi thì bạn cũng nên đeo nó khi hoạt động ví dụ
như chơi thể thao, làm vườn, làm việc nhà hay các việc tay chân và tháo nó ra khi bạn ít
hoạt động. Đeo Găng nén cả ngày giúp bạn kiểm soát được mực độ sưng phù.
Găng nén rất hữu ích khi các cơ của bạn phải vận động liên tục và cũng bớt công hiệu
trong lúc bạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu bạn được khuyên phải đeo găng nén, thì ln đeo
nó khi bạn di chuyển bằng máy bay bởi việc thay đổi áp suất cũng dẫn đến sưng phù. Hãy
đeo nó trong suốt chuyến bay và thêm ít nhất hai tiếng sau khi hạ cánh.
Liên hệ với chuyên gia bạch huyết của bạn trong các tình huống sau:
• Nếu cân nặng của bạn thay đổi, bạn có thể nhận thấy găng nén của bạn trở nên quá chặt
hoặc quá lỏng. Nếu bạn sợ nó không chuẩn, bạn hãy liên hệ với bác sỹ để đo cái mới.
• Nếu bạn cảm thấy đau khi đeo gănghoặc bạn nhận thấy cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay
hoặc có thể là sự thay đổi màu sắc ở đầu ngón tay của bạn, hãy tháogăng ra và liên hệ với
bác sỹ ngay lập tức vì có thể găng nén q chật.
• Đơi khi các chất liệu của găng có thể làm cho làn da của bạn bị đau, đặc biệt là ở các
nếp gấp khuỷu tay hoặc các vùng xương trên bàn tay của bạn. Bạn có thể thử găng khác,

do vậy nên báo với bác sỹ gia đình hoặc y tá điều dưỡng.

15


 Nếu bạn nhận thấy các khu vực không đeo găng cũng bị sưng như ngón tay hay
bàn tay thì cũng nên đổi găng khác.
 Nếu bạn bị nhiễm trùng ở cánh tay hoặc ngực của bạn, việc đeo găng sẽ gây đau
đớn. Tốt nhất là không đeo cho đến khi nhiễm trùng đã được xử lý và đeo lại khi
ngực/ tay đã bớt đau. Vùng da của bạn có thể đau do bị tồn thương vì nhiễm trùng,
việc đeo găng dễ làm cho da tổn thương thêm.
 Sau khi đeo Găng nén từ 4-6 tháng, bạn cần đánh giá xem găng đó cịn phù hợp
khơng, liên hệ với bác sỹ, y tá diều dưỡng để thay cái mới.
Nếu bạn bị sưng ở vú hoặc thành ngực bạn có thể mặc áo nén như kiểu áo lót thể thao.
Bạn nên mặc trong suốt thời gian ban ngày và nếu cảm thấy thoải mái thì mặc cả vào ban
đêm.
Băng nén
Băng nén được sử dụng khi chỗ sưng ở tay có hình dạng và kích thước mà Găng nén
khơng vừa. Nó cũng được dùng khi khu vực da bị hủy hoại và bị đau vì nếu sử dụng găng
nén thì khả năng da sẽ bị hủy hại thêm.
Các bác sỹ chuyên khoa/ y tá điều dưỡng những người đã qua lớp đào tạo chuyên môn sẽ
quấn các lớp băng lên cánh tay. Thoạt nhìn sẽ thấy cánh tay to hơn bình thường và trơng
cồng kềnh và nặng nề. Có thể tháo băng và quấn lại đều đặn tùy theo mức độ nghiêm
trọng của bệnh. Sau hai đến 3 tuần quấn băng kiểu này, hình dạng và kích thước cánh tay
sẽ thay đổi và có thể dùng được loại Găng nén để kiểm soát hiện tượng sưng phù.
Bác sỹ sẽ trao đổi với bạn nếu thấy việc sử dụng băng nén là phù hợp. Bạn cần có áo rộng
để mặc phù hợp với cánh tay bị quấn băng và thuận tiện cho các đợt khám định kỳ và
thay băng. Quan trọng là bạn nên cử động cánh tay càng nhiều càng tốt khi sử dụng băng.
Nó sẽ giúp tăng hiệu quả.
Phương pháp Dẫn lưu bạch huyết bằng tay ( MLD )

MLD là một Phương pháp dẫn lưu bạch huyết đặc biệt do bác sĩ chuyên khoa đã được
đào tạo thực hiện cho bệnh nhân. Phương pháp này có thể được sử dụng cho bất kỳ mức

16


độ nặng nhẹ của bệnh phù bạch huyết nhưng thường được sử dụng khi mức độ bệnh nặng
hoặc khó kiểm sốt. Thơng thường bác sĩ dùng MLD cho các vị trí mà băng nén ép khơng
dùng được ví dụ như là vùng ngực.
Các chuyên gia trị liệu MLD sẽ sử dụng tay xoa bóp đặc biệt để kích thích bạch huyết lưu
thoát và di chuyển dịch bạch huyết ra khỏi nơi nó tích tụ. Đây là một trị liệu được thực
hiện chậm rãi, theo nhịp điệu và cần có thời gian để hoàn thành và phải do điều dưỡng đã
qua đào tạo thực hiện. MLD thường không được sử dụng để điều trị phù bạch huyết đơn
lẻ mà thường được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị khác để đạt được một kết
quả tốt hơn.
Phương pháp Dẫn lưu bạch huyết đơn giản ( SLD )
Chuyên gia phù bạch huyết của bạn có thể dạy cho bạn một kiểu mát xa da đơn giản tại
khu vực gần với chỗ bị sưng phù dựa trên các nguyên tắc của MLD nhằm cải thiện việc
lưu thốt dịch bạch huyết. Khơng thực hiện xoa bóp trên vùng bị sưng mà chỉ xoa ở xung
quanh chỗ sưng để giúp dịch bạch huyết lưu thốt. Nếu bạn thấy khó khi tự mát xa da cho
mình, bạn nhờ ai đó học để làm giúp bạn.
Nếu bạn đã được dạy phương pháp SLD bạn nên thực hiện đều đặn hàng ngày để kích
thích hệ thống bạch huyết hoạt động thường xuyên. Bạn cần thực hiện phương pháp SLD
cẩn thận và không thay đổi trật tự di chuyển của mát xa vì điều này sẽ ảnh hưởng không
tốt đến kết quả chữa bệnh. Kỹ thuật này được thực hiện tốt nhất khi không sử dụng các
loại dầu hoặc kem bôi lên da để giữa tay và da được tiếp xúc trực tiếp tốt nhất.
Một số phương pháp điều trị khác cho bệnh phù bạch huyết
Các phương pháp điều trị dưới đây đôi khi được sử dụng cùng với các phương pháp trên
để quản lý bệnh phù bạch huyết, nhưng lợi ích của các phương pháp này chưa rõ ràng.
Máy bơm nén

Người ta thiết kế loại máy bơm đặc biệt để điều trị phù bạch huyết cùng với các phương
pháp điều trị khác, nhưng chúng chỉ được sử dụng khi có tư vấn và giám sát chặt chẽ của
bác sĩ chuyên khoa phù bạch huyết. Loại máy bơm nén khí này bắt chước hoạt động của
phương pháp MLD bằng cách cho cánh tay sưng vào trong một ống tay áo nhựa sau đó
bơm khí phồng lên và xẹp xuống với những khoảng thời gian cách đều nhau.

17


Hút mỡ
Đây là một thủ tục phẫu thuật trong đó chất béo được loại bỏ khỏi khu vực bị ảnh hưởng.
Phương pháp này không được chấp nhận là một phương pháp điều trị chung cho bệnh
phù bạch huyết ở Anh và được coi là chỉ dành cho những trường hợp nghiêm trọng nhất.
Phương pháp này chỉ dùng khi các phương pháp khác như luyện tập, găng nén, SLD đã
được thử nghiệm. Mục đích là để cải thiện các hoạt động của tay và làm giảm đau đớn và
khó chịu cho bệnh nhân. Những bệnh nhận sử dụng phương pháp này vẫn được khuyên
đeo găng nén mạnh liên tục 24 giờ một ngày để duy trì việc giảm trọng lượng của cánh
tay.
Phương pháp băng Kinesio
Băng Kinesio dùng để điều trị cho bệnh phù bạch huyết được sử dụng đặc biệt bằng cách
dán lên da bởi chuyên gia trị liệu đã qua đào tạo. Băng sẽ nâng da lên trong khi vận động
và kích thích dịch bạch huyết di chuyển hướng tới các khu vực và các hạch bạch huyết
khác. Phương pháp băng Kinesio thường được sử dụng cùng với các hình thức điều trị
khác. Tuy nhiên, nó thường chỉ được sử dụng để quản lý phù bạch huyết nếu bệnh phát
triển trong khu vực vú và thành ngực. Nó cũng có thể được sử dụng để làm mềm và giảm
cứng mô (Xơ hóa).
Phương pháp điều trị bằng laser bậc thấp
Phương pháp điều trị này sử dụng laser năng lượng thấp chiếu vào các tuyến bạch huyết
để thúc đẩy dịch bạch huyết lưu thoát. Hiện phương pháp này vẫn đang được tiếp tục
nghiên cứu song những kết quả cho thấy phương pháp này giúp giảm lượng sưng, xơ hóa

và đau đớn.

Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân có thể ảnh hưởng đến mức đội sưng phù ở cánh tay của bạn và làm thế nào bạn
có thể đáp ứng điều trị bệnh phù bạch huyết tốt, bạn cần cố gắng giữ trọng lượng cơ thể
của bạn trong giới hạn bình thường. Khơng có chế độ ăn uống kiêm khem cụ thể nào
nhưng nếu bạn đang thừa cân, hãy thử thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng tốt cho sức
khỏe và tập luyện thường xuyên. Nếu bạn là lo ngại về cân nặng của bạn, chuyên gia

18


bạch huyết hoặc bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bắt đầu kế hoặc giảm cân, hoặc họ có thể giới
thiệu bạn đến một chun khoa dinh dưỡng.
Tơi khơng thích bị phù bạch huyết vì nó liên tục nhắc tơi nhớ bị
ung thư vú. Tôi biết bệnh sẽ không bao giờ khỏi. Tôi đã từng phải
thay đổi lối sống và ngừng làm những việc tơi ưa thích như là làm
vườn và tắm hơi. Tơi khơng thích phải giải thích rằng tơi khơng
thể mang vác được vật gì đó và tại sao.
Elaine
‘I don’t like

Tơi có hy vọng thay đổi gì khơng?
Để quản lý bệnh phù bạch huyết thành công cần thực hiện điều trị thường xuyên,
liên tục và xin tư vấn từ chuyên gia phù bạch huyết của bạn. Y tá và bác sỹ gia đình
của bạn cũng có thể giúp bạn quản lý hiện tượng sưng phù.

19



Bất cứ lúc nào bạn lo ngại đến khu vực cánh tay hoặc ngực của bạn, bạn nên liên hệ với
bác sĩ của bạn hoặc chuyên gia bạch huyết, y tá điều dưỡng, đặc biệt phải liên hệ ngay
khi bạn thấy các triệu chứng sau đây:
• đau cánh tay, ngực và / hoặc vú bị đỏ hay mẩn đỏ, sờ vào thấy nóng và kèm theo các
triệu chứng giống như cúm.
• đau cánh tay, ngực và / hoặc vú có thể dày lên, mức độ sưng tăng dần hoặc các dấu hiệu
về tuần hồn máu như sự thay đổi có hể nhìn thấy về màu sắc và mức độ giãn của tĩnh
mạch.
• Mức độ sưng cả cánh tay tăng lên hoặc các khu vực bị cơ lập như ngón tay, ngực hoặc

• Những thay đổi trong cảm giác hay khả năng di chuyển cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay.
which has been the

Tơi có cần phải thay đổi lối sống của tơi?
Bệnh phù bạch huyết có thể làm thay đổi lối sống của bạn, bạn có thể thấy nó ảnh
hưởng đến bạn trên phương diện tình cảm cũng như sự vận động của cơ thể.

20


Hiểu biết về điều kiện hình thành và phát triển bệnh cũng có thể giúp bạn có những điều
chỉnh cần thiết. Nhận thức được điều gì làm cho tình trạng sưng phù trở nên tồi tệ hơn sẽ
giúp bạn tránh hoặc thay đổi lối sống để giúp bạn quản lý bệnh được tốt hơn. Tập luyện
thường xuyên và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp bạn
quản lý bệnh. Đối với mọt số người, việc sưng phù làm hạn chế hoạt động dẫn đến khi
làm việc nhà, các hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, giặt giũ trở nên khó khăn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần thêm sự giúp đỡ, hãy đề nghị chuyên gia phù bạch huyết hoặc
bác sỹ gia đình giới thiệu bạn đến bác sỹ trị liệu chuyên nghiệp - người có thể biết nhu
cầu cụ thể của bạn.
Tơi không thể nâng con trai tôi dậy, là điều tiếc lớn nhất – Tơi vẫn

có thể nâng cháu dậy nhưng vai/tay tơi vẫn cịn đau, khơng phải vào
lúc đó nhưng tôi cảm thấy vào ban đêm. Cộng với việc tôi sợ rằng
cánh tay tôi sẽ rơi xuống và tôi sẽ đánh rơi cháu – may mắn là hiện
cháu hơi lớn không bế được nhưng thực sự là vấn đề khi cháu cịn
bé.
Lucy

Tơi vẫn có thể đi du lịch?
Chẳng có lý do gì để bạn khơng tham gia các kỳ nghỉ mà chỉ cần lưu ý một số điều cần
thiết sau:
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái đảm bảo khi bạn hoạt động không cảm thấy vai,
cánh tay, cổ tay quá chật.
- Sử dụng va ly có bánh xe thay vì hành lý phải xách, đeo nên nhờ người giúp đỡ
khi phải khuân vác hành lý. Hành lý xách tay nên nhẹ và nên dùng ba lô đeo đằng
sau hơn là đeo trên vai.
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ, nếu đi bằng ô tô, thỉnh thoảng nên dừng lại để
nghỉ, nếu đi bằng máy bay thì thỉnh thoảng đứng lên đi lại. Trong lúc ngồi, nên tập
nhẹ nhàng để dịch bạch huyết lưu thông.
- Nếu bác sỹ yêu cầu phải đeo găng/gạc nén, bạn phải dùng nó khi đi du lịch.
- Nếu bạn đi đến khu vực thời tiết nóng, bạn cần thường xun bơi kem có độ chống
nắng cao (SPF 30+). Mặc áo có tay dài, rộng bằng chất liệu bông sẽ bảo vệ chỗ
sưng phù của bạn. Bôi kem chống muỗi thường xuyên, đặc biệt vào buổi tối và
đêm vì muỗi đốt cũng có khả năng ảnh hưởng xấu đến bệnh.

21


-

Nói với bác sỹ về điều kiện thời tiết nơi bạn đến, mang theo kháng sinh (đề phòng

chỗ sưng phù bị nhiễm trùng).
Tránh việc thay đổi thời tiết đột ngột, từ quá nóng sang quá lạnh hoặc ngược lại.

Thỏa hiệp với bệnh phù bạch huyết
Đối với một số người học cách sống và chấp nhận sống chung với bệnh phù bạch
huyết có thể cịn khó khăn hơn với sống chung với bệnh ung thư. Bạn có thể gặp
một mớ hỗn độn về cảm xúc tùy thuộc vào mức độ sưng phù và mức độ ảnh hưởng
của nó đến cuộc sống hàng ngày của bạn, nhưng đó thường là cảm giác tức giận,
bực bội hoặc chán nản.
Nếu có những lúc bạn cảm thấy rằng bạn khơng thể đối phó được, đừng ngại yêu cầu
giúp đỡ từ chuyên gia phù bạch huyết hoặc từ y tá điều dưỡng. Bạn có thể thấy hữu ích
khi nói chuyện với người khác, những người cũng đang sống chung với tình trạng này.
Bệnh phù bạch huyết có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn bởi vì bạn có thể phải cân
nhắc đến các thói quen u thích của mình. Nói chuyện với chun gia phù bạch huyết
của bạn về làm thế nào bạn có thể thay đổi các hoạt động của bạn hơn là phải ngừng hoàn

22


tồn. Bệnh phù bạch huyết có thể có tác động vào hình ảnh cơ thể và lịng tự trọng của
bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến bạn trong một số tình huống bao gồm cả cách bạn
cảm nhận về sự gần gũi và quan hệ tình dục. Bạn có thể tìm thấy cuốn sách của chúng tơi
“Cơ thể bạn, sự gần gũi và quan hệ tình dục” rất hữu ích. Đôi khi chỗ sưng phù không
thể che đi một cách dễ dàng (đặc biệt là trong những tháng mùa hè) và nó như một lời
nhắc nhở liên tục về kết quả chẩn đoán ung thư vú của bạn. Bạn có thể thấy rằng một số
người thân của bạn thấy khó để hiểu rằng một triệu chứng như sưng phù lại có thể gây ra
nhiều đau khổ đến vậy. Nó có thể hữu ích cho những người thân của bạn đọc tập sách này
để có được một sự hiểu biết tốt hơn về những gì bạn đang trải qua. Quản lý bệnh phù
bạch huyết của bạn có nghĩa là bạn cần phải thực hiện một số điều chỉnh về lối sống của
bạn, nhưng với việc điều trị các triệu chứng đúng cách có thể giúp giảm thiểu các tác

động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

23



×