Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.36 KB, 3 trang )

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
Một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm thường bị hiểu sai và ấn tượng
xấu. Để đánh giá đúng, tránh những hiểu lầm đáng tiếc, những hoang mang tiêu
cực trong điều trị bệnh trầm cảm là việc làm hết sức cần thiết.
Một tác dụng phụ khá nặng nề gán cho thuốc chống trầm cảm là gây ra suy giảm
chức năng tình dục hay gây bất lực. Trong thực tế, điều này hoàn toàn không đúng
bởi vì suy giảm chức năng tình dục là một trong các triệu chứng thường gặp của
chứng trầm cảm, điều này thường bị né tránh khi hỏi bệnh đối với cả bác sĩ cũng
như bệnh nhân, đặc biệt là các nước phương Đông và các nước Đạo hồi khi đây
được coi là một vấn đề hết sức tế nhị. Nhưng trong thực tế khi các chứng trầm cảm
được cải thiện do tác dụng của thuốc chống trầm cảm thì các chức năng tình dục
cũng sẽ trở lại bình thường.
Một tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm được cho là khá quan trọng đối với
các nước phương Tây đó là tác dụng phụ gây tăng cân, béo phì. Nhưng thực tế thì
khi bị trầm cảm, đa số bệnh nhân mất hết các thích thú, đặc biệt là gây hiện tượng
chán ăn, sợ ăn kèm theo bệnh nhân thường bị mất ngủ kéo dài nên dẫn đến gầy
sút, có bệnh nhân mất hàng chục cân. Chỉ khi thuốc chống trầm cảm có tác dụng
thì bệnh nhân mới có hiện tượng ăn ngon miệng và ngủ ngon trở lại nên bệnh nhân
tăng cân là điều tất nhiên.
Người ta còn cho rằng, thuốc chống trầm cảm gây ngủ nhiều và lú lẫn tâm thần,
điều này cũng không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ tác dụng gây ngủ của thuốc
chống trầm cảm cũng là một trong các tác dụng có lợi cho bệnh nhân, nhất là các
bệnh nhân bị trầm cảm với triệu chứng mất ngủ. Điều cần chú ý, khi kê đơn thuốc
chống trầm cảm cho người già cần có sự điều chỉnh liều thích hợp vì khả năng
chịu thuốc của người già thường kém nên dễ gây ngủ nhiều hoặc lú lẫn.
Ở các bệnh nhân cao tuổi là các đối tượng sẵn có nguy cơ bệnh tim mạch. Một số
thuốc chống trầm cảm có tác dụng gây hạ huyết áp và nhịp tim nhanh. Với các đối
tượng có nguy cơ cao về bệnh tim mạch, các thầy thuốc cần điện tim trước khi cho
thuốc hoặc chọn các loại thuốc chống trầm cảm có ít tác động lên hệ thống tim
mạch.
Một tác dụng phụ cũng thường thấy ở thuốc chống trầm cảm là tác dụng gây khô


miệng, táo bón, tiểu khó cũng hay gặp, nhất là khi dùng thuốc chống trầm cảm cổ
điển ở người cao tuổi vốn là đối tượng có sự giảm tiết nước bọt cũng như giảm
nhu động ruột hay có phì đại tuyến tiền liệt… Chỉ cần khắc phục bằng thay đổi
chế độ ăn phù hợp, uống đủ nước, tăng cường xoa bóp kích thích ruột, bàng
quang… Nếu cần có thể thay bằng thuốc chống trầm cảm mới ít có tác dụng kháng
cholinergic.
Một tác dụng quan trọng nhưng không nhiều của thuốc chống trầm cảm là gây rối
loạn điều tiết mắt hoặc gây tăng nhãn áp ở bệnh nhân bị glôcôm góc đóng… Điều
này có thể phát hiện qua khám chuyên khoa mắt cũng như qua thăm khám kỹ lâm
sàng hàng ngày hoặc thông báo cho bệnh nhân các dấu hiệu về mắt cần lưu ý khi
đang dùng thuốc chống trầm cảm. Với các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới, các
tác dụng phụ này rất ít gặp.
Tuy nhiên, người ta cũng đặc biệt khuyến cáo các bác sĩ điều trị phải luôn luôn là
những người cẩn trọng, khách quan, tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt trong chẩn đoán và
điều trị, nhất là trong khi dùng các thuốc mới nói chung và các thuốc chống trầm
cảm nói riêng… Người ta cũng thường nói đến sức mạnh quảng cáo cũng như
tiềm năng kinh tế của ngành công nghiệp dược có những ảnh hưởng rất lớn đến
các thầy thuốc và nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay có rất nhiều
thuận lợi nhưng cũng có nhiều mặt trái của nó nếu ta không xử lý và kiểm chứng
tốt thông tin.

×