Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác dụng phụ của thuốc ngủ thế hệ mới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.47 KB, 3 trang )

Tác dụng phụ của thuốc ngủ thế hệ mới
Các thuốc ngủ thế hệ cũ thường có nhược điểm gây quen thuốc như
phenobarbital, gây hội chứng lệ thuộc thuốc như loại benzodiazepin… vì vậy
không thể dùng lâu dài cho các trường hợp mất ngủ mạn. Để khắc phục tình trạng
trên, thuốc ngủ thế hệ mới đã ra đời đưa vào thị trường từ năm 2007 và đã có mặt
ở nước ta. Thế nhưng dùng thuốc ngủ thế hệ mới có thật sự yên tâm như chúng ta
nghĩ?
Ưu điểm của thuốc ngủ thế hệ mới
Thế hệ thuốc ngủ mới không có cấu trúc benzodiazepin gọi chung là nhóm
nonbenzodiazepin bao gồm: zolpidem (ambien, ivedal), eszopiclon (lunesta),
zalepon (sonatra, starnoc).
Các thuốc ngủ thế hệ cũ benzodiazepin tác dụng lên thụ thể GABA-A ở type
alpha-1 (chịu trách nhiệm về giấc ngủ), đồng thời ở type alpha 2-3-5 (chịu trách
nhiệm về lo âu, quên, giãn cơ) nên có hiệu ứng gây ngủ, giải lo âu, giãn cơ song
lại gây trạng thái “quá thoải mái” (phởn phơ) nếu sử dụng kéo dài hoặc bị lạm
dụng như ma túy sẽ gây “hội chứng lệ thuộc thuốc”.
Các thuốc ngủ thế hệ mới, tuy không có cấu trúc benzodiazepin nhưng cũng có tác
dụng trên thụ thể GABA-A chủ yếu ở type alpha-1 nên có hiệu ứng gây ngủ,
nhưng ít tác dụng phụ hơn các benzodiazepin. Do vậy, có thể dùng trong 2-6 tuần
(Theo FDA) hay 4 tuần (Theo Australia). Trong thực tế cũng có nghiên cứu dùng
trong 6 tháng (đối với zolpidem) không ghi nhận tai biến, nhưng chưa được ứng
dụng trong lâm sàng.
Những nhược điểm cần lưu ý
Zolpidem cũng có tác dụng GABA-A yếu hơn ở type alpha 2-3, không tác dụng
với type alpha 4-6 và omega-5. Do tác dụng phức tạp này trên não mà zolpidem có
hiệu ứng phức tạp trên giấc ngủ: xuất hiện rất nhanh giấc ngủ ở giai đoạn 1, song
kém hiệu quả ở giấc ngủ giai đoạn 2. Chất lượng giấc ngủ chưa tốt như giấc ngủ
sinh lý. Hơn nữa do chu kỳ bán hủy ngắn (2 giờ) nên tổng thời gian ngủ không
nhiều. Eszopiclon cũng có cơ chế tác dụng và tạo ra giấc ngủ tương tự zolpidem.
Chỉ riêng zaleplon có cơ chế tác dụng khác hơn tạo ra giấc ngủ giống giấc ngủ tự
nhiên.


Tuy mức độ gây ra thấp hơn, không bằng benzodiazepin, song các thuốc ngủ mới
nonbezodiazepin cũng gây ra trạng thái “quá thoải mái” và bị lạm dụng như ma
túy, gây ra “hội chứng lệ thuộc thuốc”. Một số nghiên cứu cho biết, dùng
zolpidem chỉ trong vài tuần đã tăng tính “làm dịu” phát triển thành sự lệ thuộc
thuốc ở một số người. Nếu dùng lâu dài mà đột ngột ngừng thuốc thì bị các phản
ứng nghịch thường như mê sảng, co giật hay các triệu chứng nghiêm trọng khác.
Eszopiclon cũng gây ra hội chứng lệ thuộc thuốc như zolpidem. Zaleplon có gây
ra hội chứng này nhưng ở mức thấp hơn hai chất trên.
Cả ba thuốc trong nhóm đều có thể gây ra một số trạng thái tâm thần phức tạp
như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng phân tích lý luận, thay đổi kiểu suy nghĩ, ảo
giác (về thính giác, thị giác) ở các mức khác nhau, hoảng sợ, mất điều hòa (suy
giảm vận động và phối hợp vận động, dễ té ngã), tăng tính bốc đồng, thoải mái
quá mức hay khó chịu, thèm ăn, tăng tính dục, nhức đầu (ở một số người), có hành
vi bất thường, xa lánh thoát ly xã hội, xung khắc đối lập với người khác, mất nhân
cách. Riêng eszopiclon còn gây ra trầm cảm, có ý nghĩ tự sát.
Tuy cả ba thuốc đều được chỉ định cho người già khó vào giấc ngủ hay bị thức
giấc rối loạn giấc ngủ mạn, nhưng vì cả ba đều gây ra các trạng thái tâm thần nói
trên, đặc biệt là làm suy giảm trí nhớ, dẫn đến trạng thái thiếu tỉnh táo, lú lẫn, bị té
ngã gây nguy hiểm cho người già nên phải thận trọng dùng cho đối tượng này.
Trong thực tế, việc nghiên cứu tính an toàn dài hạn chưa đầy đủ, cần phải có
những nghiên cứu thêm sau này. Ở nước ta, các thuốc này được thầy thuốc khuyên
dùng không nên quá 2 tuần.

×