Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

BỆNH KÝ SINH TRÙNG MÁU DO Ehrlichia và Anaplasma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 78 trang )


BỆNH KÝ SINH TRÙNG MÁU DO

Ehrlichia và Anaplasma


Các Rickettsiae mà gây bệnh nhiễm Ehrlichia (ehrlichiosis) và bệnh nhiễm Anaplasma
(anaplasmosis) được xếp vào nhóm vi khuẩn α-proteobacteria. Các vi khuẩn này làm
trung gian cho các virus dạng ký sinh nội bào bắt buộc, và vi khuẩn này sử dụng
oxygen, có các enzyme trao đổi chất, có mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh, và có
thành tế bào. Các thành viên của α-proteobacteria, trong họ Rickettsiaceae và
Anaplasmataceae thuộc bộ Rickettsiales, theo phân loại lài vào năm 2001. Phân loại lại
này đã được thực hiện sau khi đã phân tích rõ kết chuỗi phân tử của gen 16S rRNA và
gen groESL. Giống Ehrlichia và Wolbachia đã được chuyển từ họ Rickettsiaceae đến
họ Anaplasmataceae. Giống Rickettsia và Orientia vẫn còn trong họ Rickettsiaceae.
Ngoài ra, các loài trước kia được bao gồm trong giống Ehrlichia (Ehrlichia
phagocytophilum, Ehrlichia equi, và Ehrlichia platys) đã được chuyển đến giống
Anaplasma, và Ehrlichia risticii và Ehrlichia sennetsu đã được chuyển đến giống
Neorickettsia. Một giống mới được đề xuất, là Neoehrlichia, có chứa vi sinh
Candidatus Neoehrlichia mikurensis, mà đã phân lập được từ loài gặm nhấm và người
bị bại huyết. Các vi sinh có liên quan gần khác, phát hiện thấy trong ve và lồi hoang
dã, thì vẫn chưa được xếp loại.
Giống Ehrlichia gồm vi khuẩn gram âm truyền lây qua ve và ký sinh nội bào bắt
buộc, nhiễm chủ yếu đến các bạch cầu – leukocytes (bạch cầu đơn nhân – monocytes,
đại thực bào – macrophages, bạch cầu hạt – granulocytes). Dạng cầu trực khuẩn nhạy
với độ acid này có đường kính khoảng 0,5 μm và hiếu khí, khơng phân giải glycogen
(non-glycolytic pathway). Ehrlichia canis, Ehrlichia chaffeensis, Ehrlichia ewingii, và
Ehrlichia muris vẫn còn thuộc giống Ehrlichia. Ehrlichia ruminantium (trước kia có tên
là Cowdria ruminantium), tác nhân gây bệnh tim nước (heartwater disease) ở bò tại
Châu Phi, đã được thêm vào giống này.
Họ Anaplasmataceae gồm các vi sinh gram âm nội bào bắt buộc, ký sinh trong bạch


cầu, hồng cầu, các tế bào nội mạc hay tiểu cầu. Các tác nhân gây bệnh này truyền lây tự
nhiên đến người và nhiều lồi gia súc bao gồm chó và mèo, qua trung gian ve bị nhiễm
từ khi hút máu của thú có vú hoang dã là nguồn tàng trữ mầm bệnh. Anaplasma
phagocytophilum được phân bổ vào nhóm gồm: tất cả các dòng Ehrlichia hướng ký
sinh trong bạch cầu hạt của người (human granulocytotropic Ehrlichia – HGE) phát
hiện thấy trên khắp thế giới, Ehrlichia equi ở miền tây của nước Mỹ, và mầm bệnh ở
Châu Âu nhiễm đến thú nhai lại và gây bệnh sốt do ve là Ehrlichia phagocytophila/um.
Các vi sinh này thể hiện giống nhau về sinh học, ngoại trừ vị trí địa lý, ký chủ và khả
năng gây bệnh. Các khác biệt nhỏ về gen di truyền, được mơ tả sau trong phần nói về
A. phagocytophilum, giúp giải thích các biến thiên về khả năng gây bệnh và phân bố
cua visinh. Anaplasma bovis, Anaplasma platys, và A. phagocytophilum đã được xếp
vào giống Anaplasma do chúng có liên quan gần về gen di truyền với Anaplasma
marginale. Dữ liệu phân tử về gen di truyền cho thấy chó ở Nhật Bản có thể bị nhiễm
A. bovis.


Về lịch sử, các vi sinh này đã được đặt tên theo giống của tác nhân gây bệnh, tế bào
mục tiêu ký sinh và thú vật là ký chủ (như canine monocytotropic ehrlichiosis [vi sinh
chủ yếu cư ngụ trong các bạch cầu đơn nhân và các đại thực bào], canine/feline
granulocytotropic anaplasmosis [vi sinh chủ yếu nhiễm vào bạch cầu trung tính –
neutrophils và bạch cầu ưa acid – eosinophils], và canine thrombocytotropic
anaplasmosis [vi sinh ký sinh trong tiểu cầu]) (Bảng 26-1). Với tiến bộ của xét nghiệm
di truyền phân tử để xác nhận giống và loài của vi sinh gây bệnh, và để tránh nhầm lẫn,
chương này có thể sử dụng các tên gọi theo chuyên môn cho vi sinh.

BỆNH NHIỄM EHRLICHIA Ở CHÓ (EHRLICHIA CANIS INFECTION)
Shimon Harrus, Trevor Waner, và T. Mark Neer
I-

Tác nhân gây bệnh và Dịch tễ học


Bệnh nhiễm Ehrlichia hướng bạch cầu đơn nhân ở chó (canine
monocytotropic ehrlichiosis – CME) là do vi sinh nội bào bắt buộc có tên là
E. canis (xem Bảng 26-1). Đây là vi khuẩn gram âm đa hình thái, cỡ nhỏ,
thấy trong bào tương của các bạch cầu đơn nhân và các đại thực bào là các
cụm tập trung của vi sinh gọi là bọc mầm (morulae, Hình 26-1). Vi sinh này
ban đầu phát hiện thấy ở chó bởi Donetein và Lestoquard tại Algeria năm
1935.223 Tuy nhiên, bệnh không được chú ý nhiều cho đến khi có số lượng
lớn quân khuyển của Mỹ, trong đó phần lớn là giống chó German shepherds,
bị chết do bệnh này trong Chiến tranh tại Việt Nam. E. canis có được tầm
quan trọng thêm vào cuối những năm 1980 khi có nghi ngờ sai về nhiễm
rickettsia ở người. Tuy nhiên, đến năm 1991, một loài thuộc giống Ehrlichia,
là E. chaffeensis, đã cho thấy gây bệnh nhiễm Ehrlichia nhiễm bạch cầu đơn
nhân ở người (human monocytotropic ehrlichiosis).

BẢNG 26-1


Các loài Ehrlichia và Anaplasma hướng bạch cầu đơn nhân (monocytotropic Ehrlichia and Anaplasma Species) nhiễm
đến gia súc
Ký chủ loài thú
Dạng tế bào Trung gian
Nguồn tàng
Hoang dã,
Thực
Loài (bệnh)
Phân bố địa lý
bị nhiễm
truyền lây
trữ

Thuần dưỡng
nghiệma
EHRLICHIA HƯỚNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN (EHRLICHIA MONOCYTOTROPIC)
Ehrlichia canis
Khắp thế giới,
Mono,
Rhipicephalus
Các lồi chó
Họ chó
Chỉ ở chó
(Canine
vùng ơn đới và
macro
sanguineus,
hoang dã và
(Canids)
monocytotropic
nhiệt đới,
Dermacentor
thuần dưỡng
ehrlichiosis)
ngoại trừ
variabilisb
Australia
(E. canis)
Venezuela
Mono,
R. sanguineus
?
Người, chó

Chuột nhắt
(Venezuelan
macro
(mice)
ehrlichiosis
agent)
Ehrlichia
Mỹ (chủ yếu
Mono,
Amblyomma
Hươu đi
Người, chó, dê, Chuột chân
chaffeensis
phía nam),
macro, neut, americanum,
trắng, chó sói
vượn cáo
trắng (white(Human
Missouri,
lymph
Amblyomma
đồng cỏ, thú có (lemurs)
footed mice),
monocytotropic
Cameroon
testudinarium, D. túi opossums,
cáo đỏ (red
ehrlichiosis)
variabilis, Ixodes chồn raccoons,
foxes)

ovatus,
chuột đồng
Haemaphysalis
(voles)
yeni,
Haemophysalis
flava, Ixodes
persulcatus
Ehrlichia
Vùng Cận
Amblyomma
Lồi móng
Bị, cừu, dê, chó Chó
ruminantium
Sahara, Châu Phi Endothel,
hebraeum
guốc hoang dã?
(Bệnh tim nước –
mono,
heartwater)
macro, neut
Ehrlichia spp.
Mỹ, Pháp, Tây
Mono
?
?
Mèo
?
Ấn Độ, Brazil,
Kenya, Thái Lan

EHRLICHIA HƯỚNG BẠCH CẦU HẠT (GRANULOCYTOTROPIC EHRLICHIA)
Ehrlichia ewingii Miền tây và nam Granulocyte A. americanum
Chó, các lồi
Chó, người
?
nước Mỹc
s
chó hoang?
ANAPLASMA HƯỚNG BẠCH CẦU HẠT (GRANULOCYTOTROPIC ANAPLASMA)
Anaplasma
Khắp thế giới,
Granulocyte Ixodes spp.
Hươu đi
Chó, mèo,
Giống như ký
phagocytophilum Bắc Bán Cầu ở
s
trắng, chuột
người, ngựa, bị, chủ tự nhiên
vùng ơn đới
cống (wild
cừu, dê, lạc đà
và các lồi
mice), sóc
linh trưởng
chuột
khơng phải
(chipmunk),
người
chuột đồng

(vole), các lồi
chim di trú
ANAPLASMA HƯỚNG TIỂU CẦU (THROMBOCYTOTROPIC ANAPLASMA)
Anaplasma
Khắp thế giới
Tiểu cầu
Ve, các trung gian Các lồi chó?
Chó, cừu của Chỉ ở chó
platys
(platelets)
truyền lây hút
Thú nhai lại
Nam Phi?
máu khác
nhỏ?
Dê của Thổ Nhĩ
Kỳ?

Endothel, Endothelial cells – tế bào nội mạc; lymphocytes – tế bào lâm ba;
macrophages – đại thực bào; monocytes – bạch cầu đơn nhân; neutrophils – bạch cầu
trung tính; ? – khơng rõ
Các ký chủ bị nhiễm tự nhiên cũng bị nhiễm thực nghiệm; tuy nhiên không thể hiện
trong cột. Một số bệnh nhiễm thực nghiệm là cận lâm sàng hay tạm thời.


-

Chỉ bệnh nhiễm thực nghiệm được ghi nhận với trung gian truyền lây này.
Nhận diện ban đầu của E. ewingii ở Brazil và Cameroon bằng phân tích phân tử gen di
truyền, cần có nghiên cứu thêm để xác định mức độ phân bố và tầm quan trọng của

mầm bệnh trong những vùng này.
-

E. canis hiện diện khắp nơi và gây tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cho chó. Vi sinh
này phân bố khắp thế giới bao gồm Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ. Úc được
cho là khơng có bệnh nhiễm E. canis. Bệnh được báo cáo ở Nhật Bản. Các ký chủ có
xương sống của E. canis bao gồm các thành viên thuộc họ chó (family Canidae). Chó
sói đồng cỏ (coyote), cáo (fox), và chó rừng (jackal), ngồi chó nhà, được cho là các ký
chủ tàng trữ (xem Bảng 26-1). Một nghiên cứu đã thấy là E. canis hay một vi sinh có
liên quan gần cũng nhiễm đến mèo (xem phần dưới về Bệnh nhiễm Ehrlichia hướng
bạch cầu đơn nhân ở mèo – Feline Monocytotropic Ehrlichiosis). Loài chân đốt làm
trung gian truyền lây cho E. canis là ve chó nâu (brown dog tick: Rhipicephalus
sanguineus, Hình 26-2). Lồi ve một ký chủ này ưa thích hút máu chó ở tất cả các giai
đoạn của chu kỳ sống và có thể sống trong mơi trường trong nhà có ni chó. Trong
thực nghiệm, bệnh cũng truyền lây được bằng ve chó Mỹ (Dermacentor variabilis).
Kiểu truyền lây là qua giai đoạn sống (transstadial), trong đó mầm bệnh truyền đến giai
đoạn tiếp theo trong chu kỳ sống của ve, nhưng không truyền đến trứng qua thế hệ sau.
Ve nhiễm E. canis ở cả gia đoạn ấu trùng lẫn thiếu trùng, do hút máu chó bị nhiễm
rickettsia và truyền mầm bệnh trong thời gian ít nhất 155 sau đó đến chó có mẫn cảm.
Khả năng này cho phép mầm bệnh tồn tại qua mùa đơng trong ve và sau đó đến mùa
xuân nhiễm đến chó có mẫn cảm. Hầu hết các trường hợp CME xảy ra vào mùa ấm
nóng, khi có nhiều ve trung gian truyền lây; tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra quanh năm do
giai đoạn cận lâm sàng kéo dài ở thú bệnh nhiễm mãn tính. Thời gian tối thiểu cần thiết
cho ve tấn công để truyền E. canis đã được xác định. Chó sống trong vùng hay đi đến
vùng dịch bệnh thường bị nhiễm.
II- Sinh bệnh học
Việc phân tích kết chuỗi tồn bộ gen di truyền của E. canis đã giúp nhận diện các gen
liên quan đến tiến trình của bệnh, cho phép hiểu rõ hơn sinh bệnh học của CME. Gen di
truyền này gồm một nhiễm sắc thể vịng đơn (single circular chromosome) có
1.315.030 nucleotides. Đáng chú ý là phần gen có kích thước nhỏ (984 genes) liên quan

đến ehrlichia khác. Theo thể hiện ký sinh nội bào bắt buộc, gen di truyền của vi sinh
này mất đi nhiều mã hóa cho các enzyme trao đổi chất.
Do có gen di truyền gần gũi giữa E. canis và E. chaffeensis, có thể cho là các phát
hiện ở vi sinh này cũng là phát hiện ở vi sinh kia. E. chaffeensis được nghiên cứu nhiều
hơn do có tầm quan trọng đối với người. Các protein gây phản ứng miễn dịch ở bề mặt
được cho là các yếu tố kết bám, đã nhận diện được ở E. chaffeensis và E. ruminantium
mà có các đơn vị lặp lại chứa nhiều serine và threonine. Người ta cho rằng các yếu tố
bám dính này giúp cho ehrlichial kết bám và xâm nhập vào trong tế bào ký chủ.
Do thiếu nhiều gen liên quan đến trao đổi chất, vi sinh này phải thu thập nhiều dưỡng


chất khác nhau từ môi trường xung quanh qua các lỗ hay kênh ở màng bao của nó. Các
protein màng ngồi là P28 và OMP-1F của E. chaffeensis có các hoạt tính hở lỗ giúp vi
sinh điều chỉnh dưỡng chất thu nạp trong quá trình phát triển ở nội bào. Phân tích gen
của 16S rDNA và các gen mã hóa kháng nguyên cho thấy có nhiều nhánh (clades) của
E. canis exist. Thơng tin này có thể giúp ích cho các mục đích phân loại về dịch tễ.

HÌNH. 26-1 A, Bọc mầm (morula) của Ehrlichia canis trong bào tương của một bạch cầu đơn nhân trong mẫu máu (X
1000). B, Bọc mầm trong tế bào ni DH82 hiển thị bằng kính hiễn vi quang học (X 400). C, Bọc mầm trong tế bào ni
DH82 soi bằng kính hiển vi điện tử (X 20,000). Lưu ý thấy nhiều vi sinh trong bọc mầm. Có thể thấy hai vi sinh đang trong
giai đoạn phân chia nhị phân. (Tài liệu của Dr. Itamar Aroch, Koret School of Veterinary Medicine, The Hebrew University
of Jerusalem, Israel.)

Thời gian nung bệnh của CME từ 8 đến 20 ngày. Vi sinh sinh sôi trong đại thực bào
của hệ thống thực bào đơn nhân bằng phân chia nhị phân (xem Hình 26-1, C) và phát
tán khắp cơ thể (Hình 26-3). Vi sinh lan truyền giữa các tế bào bằng cách thoát ra và
chui vào tế bào kế cận bằng các mấu lồi của bào tương. Quá trình nhân sao của vi sinh
diễn ra trong các không bào (vacuole) nối đến màng tế bào, bảo vệ cho vi sinh khỏi
kiểm soát của hệ thống miễn dịch, các thể dung giải và các trung gian phản ứng
oxygen. Một cơ chế thích nghi cho phép ehrlichiae cư ngụ trong các không bào và liên

hệ với tế bào ký chủ qua mạng lưới nội bào đã được phát hiện ở một nhóm gen ankyrin
mã hóa cho các protein được cho là làm trung gian cho các tương tác đặc trưng về
protein-protein. Các protein dạng ankyrin cũng ảnh hưởng đến thể hiện của chất tiết
tiền viêm của tế bào (proinflammatory cytokine) và điều chỉnh giảm chu kỳ phát triển
của tế bào. Ehrlichiae có thể được phóng thích đến các tế bào mới, theo đường vỡ bể
của màng tế bào ở cuối giai đoạn hình thành bọc mầm.
Giống như các ehrlichiae khác, E. chaffeensis thiếu các enzyme sinh tổng hợp các
peptidoglycans và lipopolysaccharide (LPS) để củng cố màng ngoài của vi sinh. Việc
thiếu LPS và peptidoglycans cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng gây nhiễm và sống
sót của các vi sinh ehrlichia trong cả ký chủ thú vật cũng như ve. Hệ thống miễn dịch
của ve có khả năng đáp ứng với hiện diện của LPS, do đó tình trạng thiếu LPS trong vi
sinh ehrlichia là có lợi cho chúng. Ở ký chủ là thú có vú, các đại thực bào hay các bạch
cầu trung tính sử dụng các thụ thể dạng ghi nhớ (pattern-recognition receptors), như các
thụ thể dạng Toll (Toll-like receptors), để kết nối đến các phân tử riêng biệt của mầm
bệnh, như LPS hay peptidoglycan.


Phản ứng này tạo ra một đáp ứng miễn dịch hướng đến tiêu diệt mầm bệnh; do đó,
tình trạng thiếu LPS và peptidoglycan tạo cho E. chaffeensis, và các vi sinh tương tự
rickettsia có thêm lợi thế sống sót trong bạch cầu.

HÌNH. 26-2 Ve chó nâu (brown dog tick: Rhipicephalus).
Ve đực (bên trái) và ve cái đã hút no máu (bên phải). (Tài
liệu của Prof Israel Yeruham, Koret School of Veterinary
Medicine, The Hebrew University of Jerusalem, Israel.)

HÌNH. 26-3 Chu kỳ phát triển của Ehrlichia canis trong tế
bào của chó. (Tài liệu của Kip Carter © 2004 University of
Georgia Research Foundation Inc.)


Thời gian nung bệnh gồm ba giai đoạn liên tiếp: cấp tính, cận lâm sàng và mãn tính.
Giai đoạn cấp tính kéo dài từ 1 đến 4 tuần. Hầu hết chó hồi phục từ bệnh cấp tính khi
được điều trị đầy đủ. Chó khơng được điều trị và khơng điều trị đầy đủ có thê khỏi bệnh
về lâm sàng nhưng sau đó chuyển sang giai đoạn cận lâm sàng, trong đó chỉ thấy bất
thường về tổng số tiểu cầu máu (platelet counts). Những chó trong giai đoạn này có thể
thể hiện “lâm sàng khỏe mạnh” nhưng mang trùng cho E. canis đến hàng tháng và có
khi hàng năm, như đã nêu ở một nghiên cứu là trên 3 năm. Các kết quả của gây nhiễm
thực nghiệm cho thấy lách có khả năng nhất về chứa chấp E. canis trong gian đoạn cận
lâm sàng của CME và có thể là cơ quan cuối cùng còn chứa rickettsia trước khi chúng
bị tiêu diệt hoàn toàn. Hơn nữa, trong các bệnh nhiễm tự nhiên, thường phát hiện thấy
bọc mầm ở các mẫu dịch hút lách nhiều hơn so với các mẫu máu ngoại biên phết kính.
Lách được cho là có vai trị quan trọng trong sinh bệnh học và dẫn đến thể hiện lâm
sàng của bệnh. Những chó được phẫu thuật cắt bỏ lách (splenectomized dogs) được
thực nghiệm gây nhiễm bằng E. canis thì thể hiện bệnh lâm sàng nhẹ hơn so với chó
khơng bị phẫu thuật cắt bỏ lách.


Chó bị nhiễm kéo dài có thể tự động khỏi bệnh, hay có thể phát triển bệnh mãn tính
nặng nề. Khơng phải tất cả chó đều tiến triển đến giai đoạn mãn tính của CME, và các
điều kiện dẫn đến phát triển bệnh mãn tính là chưa rõ. So sánh 16S rRNA từ ehrlichiae
phân lập được ở chó trong các giai đoạn cấp tính và mãn tính của bệnh thì khơng thấy
có khác biệt, cho thấy là các khác biệt theo dịng của ehrlichiae khơng dẫn đến khác biệt
về các triệu chứng lâm sàng thấy ở chó. Tuy nhiên, do 16S rRNA là gen riêng của vi
sinh, phải thực hiện so sánh giữa các vi sinh này.
Giảm nặng nề ở tế bào máu (severe pancytopenia), là hậu quả của thoái triển tủy
xương, là phát hiện điển hình của bệnh mãn tính. Tương tự, tổng số bạch cầu và tiểu
cầu giảm thấp và giảm thể tích tế bào máu (hematocrit) trở thành nguy cơ cao dẫn đến
tử vong. Giảm nặng nề bạch cầu máu, thiếu máu, kéo dài thời gian kích hoạt
thromboplastin tạo đông máu (activated partial thromboplastin time – aPTT) và tăng
hàm lượng K+ trong máu là tiên lượng chính xác cho tỷ lệ tử vong với xác suất đến

100%. Chết có thể là hậu quả của xuất huyết hoặc phụ nhiễm.
Các biến đổi về huyết học trong CME có liên quan đến các quá trình viêm và miễn
dịch được khởi phát bởi bệnh nhiễm. Giảm tiểu cầu máu (thrombocytopenia), là bất
thường phổ biến nhất về huyết học ở chó bị nhiễm E. canis, thấy ở tất cả các giai đoạn
của bệnh. Thể hiện nặng của giảm tiểu cầu máu càng nặng nề, thì khả năng phát hiện
16S rRNA của E. canis trong máu càng cao, ở chó trong các vùng dịch. Có nhiều cơ
chế khác nhau tham gia trong sinh bệnh học của tình trạng giảm tiểu cầu máu, mà bao
gồm gia tăng tiêu thụ tiểu cầu và giảm thời gian tồn tại của tiểu cầu, có thể là hậu quả
của vấn đề của lách và hủy hoại qua trung gian miễn dịch. Các kháng thể kháng tiểu cầu
trong tuần hoàn máu kết nối đến tiểu cầu đã phát hiện thấy trong máu nguyên và huyết
thanh của chó trong giai đoạn cấp tính ở bệnh nhiễm tự nhiên và thực nghiệm bằng E.
canis. Ngoài ra, một chất tiết tế bào trong huyết thanh (serum cytokine), là yếu tố ức
chế xâm nhập của tiểu cầu (platelet migration-inhibition factor – PMIF), đã thấy có ở
chó bệnh nhiễm Ehrlichia, và hàm lượng chất tiết này tỷ lệ nghịch với tổng số tiểu cầu.
Các hàm lượng cao hơn của PMIF có liên quan đến dòng độc lực cao hơn của E. canis.
PMIF ức chế xâm nhập của tiểu cầu và được tạo ra bởi các tế bào lâm ba, khi các tế bào
này tiếp xúc với các bạch cầu đơn nhân đã bị nhiễm. Giảm sản sinh tiểu cầu là hậu quả
của thoái triển tủy xương, là tình trạng được cho là cơ chế chịu trách nhiệm gây giảm
tiểu cầu máu trong giai đoạn mãn tính. Mặc dù có rối loạn ở tủy xương và giảm tế bào
máu ở chó bệnh nhiễm mãn tính, nhưng khơng thấy có tình trạng thối hóa dạng sợi ở
tủy xương (myelofibrosis). Tình trạng giảm tiểu cầu máu cũng kèm theo rối loạn chức
năng của tiểu cầu ở chó bệnh. Rối loạn chức năng tiểu cầu, trong tình trạng giảm số
lượng tiểu cầu, góp phần cho xuất huyết thấy ở CME. Các kháng thể kháng tiểu cầu
(anti-platelet antibodies) có thể tham gia trong bệnh của tiểu cầu ở CME bằng cách
cạnh tranh kết nối đến các thụ thể của tiểu cầu.
Hầu hết chó bị nhiễm E. canis đều phát triển tăng protein máu (hyperproteinemia) do
tăng gammaglobulin trong máu (hypergammaglobulinemia), globulin này thường là đa
giá, nhưng có thể là đơn giá ở một số chó. Vai trị của kháng thể kháng E. canis trong
tuần hoàn máu đối với việc triệt tiêu ehrlichial nhiễm ở nội bào là rất thấp. Các hiệu giá



cao của kháng thể kháng E. canis không tạo được bảo hộ khi thử thách gây nhiễm. Hơn
nữa, các kháng thể này có thể gây ảnh hưởng phá hủy trong tiến trình của bệnh, do các
hậu quả của tương tác miễn dịch – mầm bệnh. Những chó mà có bệnh tích đơn giá
(monoclonal gammopathy) có thể phát triển tăng độ nhớt máu (hyperviscosity) liên
quan đến các dấu hiệu và bệnh tích (như xuất huyết dưới võng mạc – subretinal
hemorrhage và tróc võng mạc dẫn đến mù lịa cấp tính).
Có bằng chứng cho thấy các cơ chế siêu miễn dịch có thể liên quan đến sinh bệnh học
của CME. Một số cơ chế này đã được làm sáng tỏ. Các cơ chế này bao gồm gia tăng
thấm nhập tế bào huyết tương vào tủy xương và các nhu mô cơ quan; gia tăng
gammaglobulin đa giá trong máu (polyclonal hypergammaglobulinemia) mà không liên
quan đến hiệu giá của các kháng thể tương ứng kháng E. canis; các kết quả dương tính
trong xét nghiệm Coombs và ngưng kết tự động (autoagglutination test); giảm sản sinh
kháng thể kháng tiểu cầu sau khi bị nhiễm tự nhiên hay thực nghiệm; và sự hiện diện
của các phức hợp miễn dịch trong tuần hồn máu của chó trong bệnh nhiễm tự nhiên
hay thực nghiệm do E. canis. Mặc dù một số thể hiện bệnh tích và lâm sàng của CME
được cho là qua trung gian phức hợp miễn dịch, nhưng các kháng thể kháng nhân
(antinuclear antibodies) không thấy ở chó bị nhiễm tự nhiên hay thực nghiệm bởi E.
canis.
Các kháng thể IgG kháng E. canis xuất hiện khoảng 15 ngày sau khi gây nhiễm thực
nghiệm. Kháng thể IgG2 phản ứng với E. canis là phản ứng chính thấy ở tất cả các giai
đoạn của CME. Người ta cho là chuyển đổi theo chủng của các phân nhóm kháng thể
IgG2 ở chó có liên quan đến đáp ứng của tế bào lâm ba T trợ giúp type 1 (T-helper type
1) và có sản sinh tương ứng của chất cản nhiễm γ (interferon [IFN]-γ). Giả thiết này đã
được củng cố bằng phát hiện tồn tại dai dẳng của IFN-γ và và RNA thông tin
(messenger RNA – mRNA) cho yếu tố gây sưng hoại tử α (tumor necrosis factor
[TNF]-α), phát hiện thấy từ ngày 2 đến 8 sau khi gây nhiễm cho chó bằng dịng
Oklahoma của E. canis và thấy tồn tại đến ngày thứ 56 sau khi gây nhiễm. Hơn nữa,
IFN-γ và TNF-α thể hiện tác động kháng rickettsia qua kích thích sinh tổng hợp nitric
acid. Rõ ràng là miễn dịch do kích thích tế bào lâm ba T và xuất tiết IFN-γ đóng vai trị

chính trong hồi phục bệnh nhiễm ehrlichia. Kháng thể IgM có vai trị thực chất trong
CME và có thể khơng phát hiện thấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Chó giống
German shepherd thấy có mẫn cảm hơn với CME, so với các giống chó khác, thể hiện
bệnh nặng nề hơn với tỷ lệ tử vong cao hơn. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
của chó giống German shepherd thấy kém hơn so với chó giống beagle, dù khơng thấy
khác biệt về đáp ứng miễn dịch dịch thể giữa hai giống chó này. Phát hiện này chứng
minh vai trị chính của miễn dịhc qua trung gian tế bào trong bệnh nhiễm E. canis.
E. canis tồn tại lâu do vượt qua được hệ thống miễn dịch. Khả năng này có được do
vi sinh thường xuyên thay đổi các kháng nguyên bề mặt và thể hiện các dạng khác nhau
của protein. Theo hướng này, các protein có các bộ phận lắp ghép đóng vai trị quan
trọng trong khả năng gây bệnh và tương tác giữa mầm bệnh – ký chủ.


Có 12 protein chứa các bộ phận lắp ghép được phát hiện thấy trong mã hóa di truyền
của E. canis, với ngoại trừ 3 protein thể hiện đặc trưng của E. canis, tất cả các protein
khác là tương tự như ở các Rickettsiales khác.
Tồn tại dai dẳng của vi sinh cũng liên quan đến điều chỉnh giảm của các thụ thể phức
hợp tương thích mơ chính cấp II (major histocompatibility complex class II receptors).
Trong các nghiên cứu ở nội môi trường thấy có điều chỉnh giảm các bạch cầu đơn nhân.
Điều này có thể làm giảm chuyển giao tín hiệu bệnh nhiễm, rối loạn thông tin giữa các
tế bào, rối loạn sản sinh chất tiết tế bào, ảnh hưởng các phản ứng thể dịch, rối loạn
chuyển đổi đáp ứng theo chủng vi sinh và rối loạn đáp ứng kháng rickettsia.
Tình trạng sống sót và sinh sơi của ehrlichia trong các tế bào bị nhiễm làm tăng thêm
khả năng của vi sinh trong ức chế thể dung giải của thực bào, như thấy ở Neorickettsia
risticii. Oxytetracycline thể hiện khôi phục được khả năng thực bào của ký chủ, có thể
do gây ức chế sinh tổng hợp protein chống tan chảy của vi khuẩn.
III- Các phát hiện lâm sàng và các dấu hiệu đa hệ thống
CME là một tình trạng rối loạn đa hệ thống. Bệnh nhiễm E. canis có thể là cấp tính, cận
lâm sàng hay mãn tính ở chó. Các dấu hiệu lâm sàng thường thấy bao gồm ủ rũ, lờ đờ,
kém ăn, giảm cân và có khuynh hướng xuất huyết. Xuất huyết thường thể hiện là lấm

tấm hay thành đốm, hay cả hai (Hình 26-4 và 26-5). Chảy máu cam (epistaxis) thường
thấy ở chó bị CME (Hình 26-6). Khám lâm sàng cũng có thể phát hiện thấy sưng hạch
lâm ba (lymphadenomegaly) 20% và sưng lách (splenomegaly) 25% ở chó bệnh. Do vi
sinh truyền lây bởi ve R. sanguineus, bệnh có thể biến chứng do nhiễm cùng lúc với các
mầm bệnh khác như Babesia canis vogeli và Hepatozoon canis cũng truyền từ ve này.
Các dấu hiệu ở mắt
Chó có thể có các biến đổi về màu mắt hay có thể bị mù do gia tăng paraprotein trong
máu (paraproteinemia), tăng huyết áp, xuất huyết giác mạc (hyphema), xuất huyết dưới
võng mạc (subretinal bleeding), và tróc võng mạc (retinal detachment) (các Hình 26-7
đến 26-9). Viêm trước đồng tử (anterior uveitis) và bệnh ở võng mạc, như viêm củng
mạc võng mạc (chorioretinitis), phù đáy cầu mắt (papilledema), xuất huyết võng mạc
(retinal hemorrhage), thấm mạch máu quanh võng mạc (retinal perivascular infiltrates),
và mụn tróc võng mạc (bullous retinal detachment), là các phát hiện thường thấy trong
CME.


HÌNH. 26-4 Xuất huyết lấm tấm vùng bụng do giảm tiểu
cầu máu ở chó cái bị nhiễm Ehrlichia canis. (Tài liệu của
Dr. Pedro Paulo Diniz, Western University of Health
Sciences, Pomona, CA.)

HÌNH. 26-5 Xuất huyết lấm tấm ở màng nhày do bệnh
nhiễm Ehrlichia canis. (Tài liệu của Dr. Pedro Paulo Diniz,
Western University of Health Sciences, Pomona, CA.)

Các dấu hiệu thần kinh cơ bắp
Các thể hiện thần kinh của bệnh nhiễm Ehrlichia chủ yếu là hậu quả của viêm màng
não (meningitis) hay xuất huyết màng não, hay cả hai, dẫn đến tổn thương hệ thống
thần kinh kế cận hay các mô của hệ thống thần kinh ngoại biên. Lơ mơ, đần độn, mất
điều hòa vận động với rối loạn chức năng thần kinh vận động phần trên hay dưới thân,

rối loạn tiền đình vùng trung tâm hay ngoại biên, đồng tử hai bên không đều
(anisocoria), rối loạn hành tủy, run rẩy không kiểm sốt được, và tăng cảm giác cục bộ
hay tồn thân, là những quan sát thấy được ở hệ thần kinh trung ương. Trong các trường
hợp hiếm, bọc mầm cũng thấy trong các tế bào của dịch não tủy (cerebrospinal fluid –
CSF).

HÌNH. 26-6 Chảy máu cam (epistaxis) ở chó do Ehrlichia
canis. (Tài liệu của Dr. Pedro Paulo Diniz, Western
University of Health Sciences, Pomona, CA.)

HÌNH. 26-7 Xuất huyết giác mạc (hyphema) ở chó do
E.canis. (Prof. Gad Baneth, Koret School of Veterinary
Medicine, The Hebrew University of Jerusalem, Israel.)


HÌNH. 26-8 Lịng trắng xuất huyết (scleral bleeding) ở chó
do Ehrlichia canis. (Tài liệu của Dr. Pedro Paulo Diniz,
Western University of Health Sciences, Pomona, CA.)

HÌNH. 26-9 Xuất huyết võng mạc dẫn đến bong tróc do
bệnh nhiễm Ehrlichia hướng bạch cầu đơn nhân ở chó
(canine monocytotropic ehrlichiosis) dẫn đến mù lịa cấp
tính và đồng tử bị bất động, giãn ra. Các mạch máu ở võng
mạc xung huyết và xuất huyết thấy rõ qua soi mắt. (Tài liệu
của Prof. Ron Ofri, Koret School of Veterinary Medicine,
The Hebrew University of Jerusalem, Israel.)

Bệnh nhiễm cùng lúc hay bệnh phụ nhiễm
Ve có thể chứa nhiều mầm bệnh, dẫn đến gây nhiễm cùng lúc cho chó. Do đó, các kết
quả dương tính về phản ứng kháng thể hay các kết quả của các phương pháp phát hiện

nucleic acid phải được diễn giải cần thận khi xác định E. canis là nguyên nhân duy nhất
của bệnh, nếu không loại trừ được khả năng các mầm bệnh khác truyền lây qua ve.
Ngồi ra, chó với các kết quả xét nghiệm miễn dịch khơng đạt đối với ehrlichiosis có
thể đã bị nhiễm vi khuẩn cơ hội khác, nhiểm nấm hay nguyên sinh động vật khác.
Các dấu hiệu ở tim
Có bằng chứng cho thấy là bệnh nhiễm Ehrlichia có thể là một yếu tố nguy cơ gây tổn
thương cơ tim, như đã thấy là gia tăng các hàm lượng tropinin trong cơ tim ở một chó
bị nhiễm E. canis cấp tính. Trong một trường hợp, các biến đổi về điện tâm đồ có liên
quan đến nhiễm E. canis.

IV- Chẩn đốn:
Việc chẩn đoán bệnh nhiễm Ehrlichia thường dựa vào kết hợp của tiền sử bệnh (như


sống trong vùng dịch, lịch sử du lịch, nhiễm ve), các dấu hiệu lâm sàng, các bất thường
về huyết học, và các phát hiện về huyết thanh học. Phản ứng chuỗi phân tử (polymerase
chain reaction – PCR) hiện nay được áp dụng trong điều kiện lâm sàng để cho ra một
chẩn đoán (xem phần Phát hiện về Phân tử của Di truyền – Molecular Genetic
Detection trong chương này). Do E. canis truyền lây qua trung gian ve R. sanguineus,
phải luôn kiểm tra tình trạng nhiễm chung với các mầm bệnh khác truyền qua cùng một
trung gian truyền lây.
Các phát hiện về lâm sàng trong phịng thí nghiệm
Trong giai đoạn cấp tính, các bất thường điển hình về xuất huyết bao gồm đặc điểm
giảm tiểu cầu máu mức độ trung bình đến nặng nề, thiếu máu nhẹ và giảm bạch cầu
máu. Giảm tiểu cầu máu là dấu hiệu của giai đoạn cấp tính và có đặc tính là trương to
tiểu cầu (megathrombocytosis). Thiếu máu thấy trong giai đoạn cấp tính của CME được
cho là “thiếu máu ở bệnh viêm” và có đặc điểm là số lượng tế bào và sắc tố máu ở mức
bình thường hay giảm nhẹ, và khơng thể hiện tái sinh. Ở chó bị nhiễm mãn tính, thấy
giảm tích tụ của hemosiderin trong tủy xương, cho thấy rối loạn về chuyển hóa sắt (iron
deficiency) có liên quan đến mất máu kéo dài có thể làm cho thiếu máu, chứ khơng phải

hồn tồn là do hậu quả của viêm hay suy thối tủy xương.
Những chó đã qua bệnh cấp tính, là những chó mà khơng nhận được điều trị hay điều
trị khơng đầy đủ, có thể chuyển sang giai đoạn bệnh mãn tính. Phát hiện về huyết học
rõ nhất trong so sánh chó bị nhiễm trước đó với chó bệnh CME cận lâm sàng, là thể
hiện giảm tiểu cầu huyết ở chó bệnh CME cận lâm sàng. Trong một nghiên cứu, 8/9 chó
được kiểm tra có tình trạng giảm nhẹ tiểu cầu máu (dưới 200.000 tiểu cầu/μL). Sự gia
tăng cùng lúc thể tích của tiểu cầu so với trung bình cũng thấy ở tất cả chó bị giảm tiểu
cầu máu. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, 8 chó bị nhiễm E. canis cũng bị nhiễm
cùng lúc với E. platys đã phát triển tình trạng giảm tổng số tiểu cầu thấp hơn, so với chó
chỉ bị nhiễm một mầm bệnh. Các thông số huyết học quan trọng khác bao gồm giảm
cạn số lượng bạch cầu (leukocyte count) ở 7/9 chó, giảm cạn số lượng bạch cầu trung
tính (neutrophil count) ở 5/9 chó, suy giảm khối lượng tế bào trong máu (hematocrit) và
giảm hàm lượng huyết sắc tố máu ở 3/9 chó, giảm thể tích trung bình của tế bào thể ở
5/9 chó, và gia tăng hàm lượng trung bình của huyết sắc tố trong tế bào thể ở 4/9 chó,
trong một thử nghiệm.
Dạng mãn tính nặng nề của CME có đặc điểm là thối hóa tủy xương và mất đi các tế
bào của tủy xương, do đó dẫn đến giảm tế bào trong máu. Tiên lượng của những chó bị
dạng bệnh mãn tính nặng nề là rất xấu. Các biến đổi về huyết học và lâm sàng trong
những chó này không cải thiện được bằng điều trị với doxycycline. Giai đoạn mãn tính
nặng nề thường xảy ra nhiều hơn ở giống chó German shepherd, và có thể xảy ra với
giống chó spitz hound.

Bệnh ở bạch cầu hạt cũng đã được ghi nhận là một đặc điểm của bệnh nhiễm E.
canis. Chó bệnh có số lượng tế bào lâm ba từ 5.200 đến 17.200 tế bào/μL với bào tương


dạng hạt điển hình của tình trạng bệnh ở tế bào lâm ba. Một số chó này cũng có các
bệnh tích bất thường về protein miễn dịch đơn giá trong máu (monoclonal
gammopathies), mà dẫn đến nhầm lẫn thêm về chẩn đoán là thiếu máu với thiếu tế bào
lâm ba (lymphocytic leukemia). Do đó, việc xét nghiệm bệnh nhiễm Ehrlichia phải

được thực hiện ở những chó mà có các tình trạng bệnh ở tế bào lâm ba với các kết quả
khác thường về tổng số tế bào máu.
Các bất thường về hóa sinh thường thấy nhất bao gồm tăng protein trong máu
(hyperproteinemia), tăng globulin trong máu (hyperglobulinemia), giảm albumin trong
máu (hypoalbuminemia), và gia tăng hoạt tính của alanine aminotransferase và alkaline
phosphatase. Tình trạng gia tăng protein trong máu là do gia tăng các hàm lượng
globulin, nhưng khơng có mối liên quan trực tiếp giữa các hàm lượng của globulin với
các kháng thể kháng E. canis trong huyết thanh. Kết quả điện di huyết thanh thường thể
hiện gia tăng glubulin đa giá trong máu (polyclonal hyperglobulinemia), mặc dù tình
trạng gia tăng protein miễn dịch đơn giá (monoclonal gammopathies) cũng có thể xảy
ra. Do đó phải đo lường hiệu giá kháng thể kháng E. canis ở tất cả chó có tình trạng gia
tăng protein miễn dịch đơn giá. Chó bị nhiễm E. canis thường có bệnh ở tế bào gốc
(plasmacytosis) của tủy xương hay trong các mô khác, điều này dễ gây nhầm lẫn với
ung thư tế bào gốc tủy xương (plasma cell myeloma). Những chó bị giảm tế bào máu
thường có các hàm lượng thấp của γ-globulin trong huyết tương, so với chó khơng bị
giảm tế bào máu.
Các phát hiện bệnh tích khác trong lâm sàng bao gồm kéo dài thời gian chảy máu,
hình chụp X quang phổi thấy rõ kẽ phổi trương giãn với các khoảng mờ quanh phế
nang, niệu huyết (hematuria), và protein niệu (proteinuria). Trong thực nghiệm, đỉnh
điểm của thất thoát protein qua nước tiểu, chủ yếu là albumin, quan sát thấy lúc 2,5 đến
3,5 tuần sau khi gây nhiễm, và có thể có thời gian kéo dài khác nhau trong bệnh nhiễm.
Trong đỉnh điểm thất thoát protein qua nước tiểu, các tỷ lệ protein/creatinine trong nước
tiểu là từ 4,5 đến 23,2 (tỷ lệ bình thường là dưới 1,0). Tình trạng giảm tương ứng của
các hàm lượng albumin trong huyết thanh cũng đã được ghi nhận (trung bình là 2,1
g/dL). Phân tích dịhc não tủy ở chó có các dấu hiệu thần kinh cho thấy có gia tăng các
hàm lượng protein và chủ yếu là có bệnh đa dạng ở tế bào lâm ba, tương tự như ở
những bệnh nhiễm virus. Các phát hiện ở dịch não tủy đã được ghi nhận tương tự như
trong bệnh nhiễm Ehrlichia hướng bạch cầu đơn nhân ở người (human monocytotropic
ehrlichiosis).
Các chỉ số cho tiên lượng về sống sót và các yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong ở chó

bệnh CME đã được xem xét. Bệnh nặng nề ở bạch cầu, thiếu máu nặng nề, tăng K +
trong máu, và kéo dài thời gian đông máu, là các tiên lượng về tử vong với xác suất
100%. Mặt khác, tổng số bạch cầu trong máu trên 5,8 X 10 3/μL, tổng số tiểu cầu trên
89,5 X 103 μL, tỷ lệ tế bào máu (hematocrit) trên 33,5%, thời gian cầm máu (aPTT)
dưới 14,5 giây, và các hàm lượng potassium (K+) trên 4,75 mmol/L sẽ cho ra tiên lượng
về khả năng sống sót với xác suất 100%.
Chẩn đoán tế bào học (cytology)


Một chẩn đốn về CME có thể lập ra bằng cách chứng minh có bọc mầm (morulae)
trong các bạch cầu đơn nhân của mẫu máu hay trong các đại thực bào của các mẫu dịch
hút mô khác, như dịch hút mô lách, phổi và hạch lâm ba. Việc phát hiện bọc mầm là
khó khăn và tốn thời gian, nhưng có thể tối ưu được bằng thực hiện các mẫu dịch lắng
(buffy coat smears) hay kiểm tra các mẫu máu phết kính lấy từ mao mạch ngoại biên
của vành tai. Bọc mầm có thể nhìn thấy được trong các bạch cầu đơn nhân ở mẫu máu
ngoại biên, trong dịch xoang, hay ít thấy hơn ở dịch não tủy. Tuy nhiên các mẫu dịch
lắng cho thấy có độ nhạy cao hơn trong phát hiện bọc mầm. Các tiểu cầu, các thể dạng
hạt bắt màu nhuộm tím của tế bào lâm ba (lymphocytic azurophilic granules), các tế
bào thể dạng hạt, và các chất liệu nhân được thực bào vùi nuốt vào đều có thể gây nhầm
lẫn với các thể vùi của Ehrlichia.
Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang (Fluorescent Antibody Testing). Xét nghiệm kháng
thể huỳnh quang gián tiếp này được áp dụng rộng rãi và được cho là xét nghiệm tiêu
chuẩn vàng trong huyết thanh học (serologic gold standard test), áp dụng được cho phát
hiện phơi nhiễm đến E. canis. Các protein có phản ứng miễn dịch có tính kháng ngun
riêng của vi sinh đã được chứng minh trong một số nghiên cứu, cho thấy có phản ứng
miễn dịch mạnh và thực chất của các protein gây phản ứng miễn dịch ở chó bệnh nhiễm
E. canis, trong chẩn đoán bằng xét nghiệm FA gián tiếp. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm với
các thành viên khác của giống Ehrlichia, và đơi khi là Anaplasma, có thể cho ra các kết
quả xét nghiệm dương tính. Hơn nữa, xét nghiệm FA gián tiếp trong phát hiện E. canis
chưa được chuẩn hóa giữa các phịng xét nghiệm thú y. Do đó, các biến thiên trong

phương pháp xét nghiệm FA gián tiếp, cũng như các biên thiên trong chất lượng và số
lượng kháng nguyên của E. canis được sử dụng để sửa soạn các phiến ngưng kết, đã
dẫn đến các biến thiên đáng kể về kết quả giữa các phòng xét nghiệm.
Chẩn đoán sớm bệnh nhiễm E. canis trong giai đoạn cấp tính, tiếp theo là mức độ triệt
tiêu vi sinh gây bệnh do được điều trị đầy đủ hay do hàng rào phòng vệ tự nhiên của ký
chủ sẽ cho ra khỏi bệnh hoàn toàn. Việc nghi ngờ phơi nhiễm hiện tại hay trước kia ở
chó với E. canis là dựa vào phát hiện IgG trong huyết thanh kháng với E. canis, theo kết
quả của xét nghiệm FA gián tiếp đối với IgG, mà có các hiệu giá từ ≥ 40 hay ≥ 80, là tùy
thuộc vào tham chiếu của các phòng xét nghiệm. Việc diễn giải các kết quả FA gián tiếp
phải liên quan đến các phát hiện về lịch sử bệnh, các dấu hiệu lâm sàng và các phát hiện
trong phòng xét nghiệm (Bảng 26-2 ). Dựa vào các nghiên cứu xác định giai đoạn cận
lâm sàng của CME, ở đây thấy là sự hiện diện của các kháng thể IgG có thể chỉ làm một
chỉ thị về phơi nhiễm trước kia đến E. canis. Có khả năng mà chó có thể hiện các dấu
hiệu lâm sàng của bệnh khác (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm) và vẫn bị nhiễm
với có hiệu giá kháng thể kháng E. canis. Thí dụ, một chó trong giai đoạn cận lâm sàng
của CME bị nhiễm cùng lúc với một bệnh hay tình trạng khác khơng liên quan có thể có
hàm lượng kháng thể cao kháng E. canis nhưng không thể hiện các dấu hiệu rõ rệt của
CME. Khả năng này được củng cố bởi các kết quả của các khảo sát trước kia cho thấy
có tỷ lệ cao chó lâm sàng khỏe mạnh có phản ứng huyết thanh đối với E. canis.

Ở đây cũng có khả năng là chó có thể bị nhiễm cùng lúc một bệnh khác không liên


quan sau khi điều trị đầy đủ cho bệnh nhiễm E. canis, nhưng vẫn còn các kháng thể
trong huyết thanh kháng E. canis. Trong cả hai hồn cảnh này, khơng có khả năng phân
biệt được nhiễm E. canis là nguyên nhân gây bệnh lâm sàng hay các dấu hiệu lâm sàng
này là do bệnh khác, nếu chỉ áp dụng xét nghiệm hiệu giá kháng thể kháng E. canis.
Một xét nghiệm FA gián tiếp lặp lại hay xét nghiệm PCR, lúc 1 đến 2 tuần sau có thể
giúp ích cho diễn giải các kết quả xét nghiệm huyết thanh trong các hoàn cảnh này; tuy
nhiên, các thay đổi về hiệu giá không thường phát hiện thấy trong khoảng cách thời

gian ngắn.
Sau khi điều trị về CME, các hiệu giá kháng thể thường cạn kiệt và sau đó biến mất.
Tuy nhiên, các bất thường lâu dài về lâm sàng và/hoặc huyết học cùng với tồn tại của
các kháng thể trong huyết thanh có phản ứng với kháng nguyên của E. canis có thể còn
thấy được. Các hiệu giá kháng thể trong huyết thanh cũng cho thấy vẫn còn cao trong
thời gian từ 15 đến 31 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Trong một nghiên cứu, có đến 40%
chó được báo cáo có các hiệu giá kháng thể cao kéo dài đến 1 năm sau khi chẩn đoán và
điều trị CME.
Chưa rõ lý do tại sao các kháng thể có phản ứng huyết thanh này tồn tại trong thời
gian lâu dài, sau khi đã tiêu diệt hết vi sinh gây bệnh theo kết quả xét nghiệm PCR.
Phản ứng chéo về huyết thanh học giữa nhiều tác nhân gây bệnh liên quan đến E.
canis làm phức tạp thêm cho chẩn đoán về CME, khi chỉ dựa vào các kết quả xét
nghiệm FA gián tiếp (xem Bảng 26-2, và Bảng Trang mạng 26-1).
Có rất ít, hoặc khơng có, phản ứng chéo giữa E. canis với Rickettsia rickettsii, là
mầm bệnh của bệnh sốt phát ban vùng núi Rocky (Rocky Mountain spotted fever). Do
giống nhau về thể hiện lâm sàng giữa hai bệnh, những chó có các dấu hiệu lâm sàng của
bệnh nhiễm Ehrlichia mà có huyết thanh âm tính với E. canis phải được xét nghiệm
bệnh sốt phát ban vùng núi Rocky hay bệnh sốt phát ban khác thuộc nhóm bệnh sốt do
Rickettsia (spotted fevergroup rickettsial infection).

BẢNG 26-2
Đánh giá các lỗi xét nghiệm huyết thanh học và giải pháp đối với bệnh nhiễm Ehrlichia canis ở chóa

Xét nghiệm
Ehrlichia canis

Các hàm lượng thấp
nhất cho ra phản
ứng huyết thanh học


Lý do Dương tính
sai

Lý do Âm tính sai

Các lựa chọn xét nghiệm
thêm về huyết thanh học
và gen di truyền để giải
quyết khả năng kết quả xét
nghiệm sai


Xét nghiệm ELISA tại >160
chỗ (4-Dx point-ofcare serum antibodies
dot ELISA SNAP 4Dx Plus Test) (xét
nghiệm khảo sát)

Xét nghiệm vi kháng
Thường >64 (khác
thể huỳnh quang
nhau theo phòng xét
(microscopic FA) phát nghiệm)
hiện kháng thể trong
huyết thanh kháng với
kháng nguyên của vi
sinh (xét nghiệm khảo
sát)

Thấm thấu miễn dịch
trong huyết thanh

(immunoblot serum
antibodies) (xét
nghiệm cho xác nhận)

Xét nghiệm PCR cho
máu nguyên (whole
blood PCR) (xét
nghiệm cho xác nhận)

Giúp phân biệt được
E. canis với E.
ewingii bằng phản ứng
đối với các protein
kháng nguyên khác
nhau cũng như các
kháng nguyên từ
nhiễm các rickettsia
khác
Xác định về gen di
truyền của loài đang
nhiễm. PCR định
lượng (real-time PCR)
có thể cho phép theo
dõi hiệu quả điều trị

Phơi nhiễm hay
bệnh nhiễm với
Ehrlichia
chaffeensis hay
Ehrlichia ewingiib

Đã quét sạch E.
canis trước đó
(phơi nhiễm trước
kia)
Đang nhiễm hay
phơi nhiễm trước
kia với
Neorickettsia
helminthoeca, E.
ewingii, E.
chaffeensis,
Anaplasma
phagocytophilum

Các kháng ngun
protein có chung
trong các vi sinh
khác lồi

Mẫu bị vấy nhiễm,
khuyếch đại không
đặc hiệu

Hàm lượng kháng thể
dưới ngưỡng 160

Thực hiện xét nghiệm hiệu
giá FA gián tiếp để xác định
hàm lượng kháng thể và để
theo dõi hiệu giá sau khi

điều trị.
Thực hiện PCR đặc hiệu
theo loài, hay thực hiện thấm
thấu miễn dịch
(immunoblot)
Lấy mẫu quá sớm
Các hiệu giá >2048 thường
Hàm lượng kháng thể
do nhiễm E. canis371
còn lại dưới ngưỡng 64 Thực hiện xét nghiệm 4-Dx
để giúp phân biệt được tất
cả, trừ E. chaffeensis
Thực hiện PCR đặc hiệu
theo giống, nếu dương tính
thì xét nghiệm đặc hiệu theo
lồi.
Thực hiện PCR nếu các hiệu
giá kháng thể còn cao sau
khi điều trị, nhưng cần đủ
khoảng cách thời gian, hoặc
thực hiện thấm thấu miễn
dịch (immunoblot)
Lấy mẫu quá sớm, cần Thực hiện PCR để làm rõ có
lấy mẫu ít nhất 21 ngày hay khơng các hiệu giá
sau khi bị nhiễm
kháng thể là của bệnh nhiễm
hiện tại hay trước kia và
giúp loài trừ bệnh nhiễm
cùng lúc


Chiết xuất mẫu khơng tốt;
vấn đề kỹ thuật của phịng
xét nghiệm; chọn lựa mẫu
không phù hợp; nhiễm ở
mức độ thấp; vấn đề độ
nhạy xét nghiệm, mà
thường thấy hơn ở bệnh
nhiễm tự nhiên so với
bệnh nhiễm thực nghiệm;
điều trị trước đó bằng các
thuốc kháng sinh

Thực hiện PCR với mẫu
dịch hút của lách.
Thực hiện PCR thời gian
thực (định lượng) để xác
định các mức độ nhiễm vi
sinh hay theo dõi hiệu quả
của điều trị?

ELISA, Enzyme-linked immunosorbent assay – xét nghiệm hấp phụ miễn dịch kết hợp enzyme; FA,
fluorescent antibody – xét nghiệm kháng thể huỳnh quang; PCR, polymerase chain reaction – xét
nghiệm phản ứng chuỗi phân tử.
a
Tham khảo Phụ lục Trang mạng 5 về thực hiện các xét nghiệm đã nêu trên đây và tham khảo Phụ lục
Trang mạng 6 để biết thêm về xét nghiệm hiện có trong thương mại.
b
Ngồi phát hiện các kháng thể kháng E. canis, xét nghiệm này cũng phát hiện các kháng thể kháng E.
ewingii và nhiều dòng của E. chaffeensis.


Các kháng thể của chó kháng E. canis trong xét nghiệm FA gián tiếp sẽ cho phản ứng
chéo với các kháng nguyên của N. helminthoeca và N. risticii, và ngược lại, các kháng
thể của chó kháng với N. helminthoeca sẽ phản ứng chéo với các kháng nguyên của E.


canis, làm phức tạp thêm việc xác đính một chẩn đốn trong những vùng mà có những
vi sinh này cùng gây dịch (xem Chương 25, Bệnh nhiễm Neorickettsia và Wolbachia,
và xem Bảng Trang mạng 26-1). Các hiệu giá kháng thể kháng với Ehrlichia spp. khác
phải được kiểm tra tùy theo vùng địa lý và lịch sử du lịch của chó, nếu thấy có các dấu
hiệu lâm sàng tương tự. Các kháng nguyên của E. ewingii sẽ phản ứng chéo với kháng
thể của kháng E. canis và kháng E. chaffeensis; do đó xét nghiệm FA gián tiếp cho bất
kỳ lồi nào trong ba vi sinh ehrlichial này đều sẽ cho kết quả dương tính. Hơn nữa,
huyết thanh với hiệu giá kháng thể cao kháng E. canis có thể cho phản ứng chéo với
kháng nguyên của A. phagocytophilum. Mặc dù kháng nguyên của E. ewingii sẽ phản
ứng chéo với kháng thể của các lồi ehrlichia khác, nhưng vi sinh này khơng thể ni
cấy được ở ngoại mơi trường; do đó, khơng có được xét nghiệm huyết thanh học đặc
hiệu nào. Các kháng nguyên cho phản ứng chéo cũng có ở E. chaffeensis và A.
phagocytophilum trong xét nghiệm sử dụng huyết thanh của người, nhưng không xảy ra
phản ứng chéo ở huyết thanh chó.
Xét nghiệm nhanh về hấp phụ miễn dịch kết hợp enzyme (Point-of-Care Enzyme-Linked
Immunosorbent Assay Testing). Ngoài xét nghiệm FA gián tiếp, các bộ kit ELISA dạng
“chấm” (“dot” enzyme-linked immunosorbent assay [ELISA] kits) có chứa các kháng
nguyên đơn giá hay đa giá, đã trở thành phổ biến với tên gọi “xét nghiệm tại chỗ –
point-of-care tests” để phát hiện các kháng thể kháng E. canis. Các kết quả thu được từ
các bộ kit này là định lượng và bán định lượng; tuy nhiên, các kết quả này có được
nhanh chóng trong điều kiện phịng mạch. Các xét nghiệm này có độ nhạy và tính đặc
hiệu, nhất là khi có các hiệu giá kháng thể cao theo kết quả của FA gián tiếp, lớn hơn
320. Các bộ kit này có ưu điểm là chi phí tương đối rẻ và cho ra bằng chứng về phơi
nhiễm với E. canis, giúp chẩn đoán sớm được bệnh với trang thiết bị và nhân sự tối
thiểu (xem Bảng 26-2). Để biết thêm thông tin về các bộ kit sẵn có, xem Phụ lục Trang

mạng 6.
Với tiến bộ của một xét nghiệm đa giá sẵn có cho khảo sát, các con thú có lâm sàng
khỏe mạnh đã được xét nghiệm và phát hiện thấy có các hiệu giá kháng thể trong huyết
thanh kháng Ehrlichia hay Anaplasma. Người sử dụng các xét nghiệm này phải biết là
các kết quả xét nghiệm dương tính có thể xảy ra co kết quả của phản ứng chéo, với
Riskettsia có độc lực thấp hơn. Các xét nghiệm FA gián tiếp, thấm thấu miễn dịch hay
PCR và phân tích kết chuỗi gen di truyền có thể cần thiết cho xác nhận phơi nhiễm hay
bệnh nhiễm (xem Bảng 26-2, và Bảng Trang mạng 26-1). Việc điều trị cho chó có huyết
thanh dương tính là vấn đề còn đang tranh cãi. Khi phương pháp ELISA dạng chấm
(dot ELISA) được áp dụng làm phương pháp khảo sát đối với chó có lâm sàng khỏe
mạnh, việc điều trị chỉ dựa vào các kết quả xét nghiệm dương tính là khơng nên. Thú
khỏe mạnh về lâm sàng có thể đóng vai trị là nguồn tàng trữ cho E. canis, mặc dù nguy
cơ này có thể giải quyết bằng kiểm sốt tốt hơn đối với trung gian truyền lây.
Có hay không tất cả thú vật bị nhiễm cận lâm sàng sẽ tiến triển đến giai đoạn mãn
tính của bệnh là chưa chắc chắn và có thể khơng có khả năng. Một số con thú có thể
khơng bao giờ phát triển miễn dịch vĩnh viễn, và bệnh nhiễm có thể tái phát khi bị tái
phơi nhiễm. Việc điều trị không phân biệt đối với các con thú có huyết thanh dương


tính có thể dẫn đến kháng thuốc về sau của các vi sinh gây bệnh đối với các
tetracyclines; tuy nhiên, tình trạng kháng thuốc này chưa có báo cáo.
Xét nghiệm thấm thấu miễn dịch (immunoblotting). Như đã nêu trên, phản ứng kháng
nguyên chéo trong xét nghiệm FA gián tiếp đã xảy ra giữa E. canis và các vi sinh khác.
Một số phản ứng chéo cũng xảy ra giữa các loài ehrlichia, mà có thể gây ra vấn đề cho
diễn giải kết quả xét nghiệm FA gián tiếp ở một số vùng địa lý. Sự chuyển đổi về phản
ứng đối với nhiều kháng nguyên xác định của E. canis đã phát hiện thấy ở chó trong
tiến trình bệnh nhiễm. Xét nghiệm thấm thấu miễn dịch cầu tây (western
immunoblotting) và PCR đã được áp dụng để phân loại và phân biệt bệnh nhiễm của
các vi sinh khác nhau gây bệnh nhiễm Ehrlichia, bệnh nhiễm Anaplasma hay bệnh
nhiễm Neorickettsia, và có khả năng giải quyết được các vấn đề về phản ứng chéo

Trong một nghiên cứu có hướng nhận diện tất cả các kháng nguyên có phản ứng miễn
dịch của E. canis và để xác định động thái của đáp ứng kháng thể kháng E. canis, chó
được gây nhiễm thực nghiệm bằng các đường thuận tiện cho truyền lây của ve, và đáp
ứng kháng thể sớm nhất đã phát hiện thấy lúc 21 ngày sau gây nhiễm. Ở giai đoạn này,
đáp ứng kháng thể là hướng đến các protein 37- và 19-kDa. Từ ngày 21 đến ngày 28
sau gây nhiễm, các kháng nguyên chính có phản ứng miễn dịch đã ghi nhận được là các
protein 19-, 37-, 75-, và 140-kDa. Các kháng nguyên thứ yếu là các protein 72- và 79kDa. Các protein ghi nhận được từ ngày 28 đến 42 là các protein 28-, 42-, 72-, 95-, và
200-kDa proteins.
Tóm lại, trên thực tế, xét nghiệm FA gián tiếp hay xét nghiệm ELISA dạng chấm cho
phòng mạch (in-clinic dot-ELISA) là các xét nghiệm tốt nhất cho khảo sát ban đầu . Xét
nghiệm thấm thấu miễn dịch cầu tây đã chứng minh có tác dụng trong phân biệt giữa
bệnh nhiễm E. canis với bệnh nhiễm E. ewingii. Đặc điểm này là hữu ích do hầu hết
chó bị nhiễm E. ewingii sẽ có các hiệu giá kháng thể dương tính với E. canis trong xét
nghiệm FA gián tiếp. Khơng có xét nghiệm FA gián tiếp nào áp dụng cho E. ewingii.
Các tranh luận giữa xét nghiệm FA gián tiếp và xét nghiệm thấm thấu miễn dịch cầu tây
đã xảy ra ở các mẫu huyết thanh có hiệu giá thấp. PCR là một phương pháp khác thay
thế cho thấm thấu miễn dịch (xem phần Phát hiện Phân tử Di truyền, phần dưới) có thể
giúp giải quyết vấn đề liên quan đến phản ứng chéo về huyết thanh đã nêu trên.
Nuôi cấy vi sinh (Organism Cultivation). Cấy mẫu máu có thể mất đến 8 tuần để đạt
được phát triển của vi sinh và không thực tế trong điều kiện lâm sàng. Ngoài ra, phương
pháp này tốn kém và khơng sẵn có. Phương pháp này đặc trưng hơn cho vi sinh gây
bệnh và do đó được cho là công cụ nghiên cứu quan trọng. E. canis đã nuôi cấy được
trong tế bào ni DH82 của chó cũng như tế bào nuôi J774.A1 của chuột.

Phát hiện phân tử di truyền (Molecular Genetic Detection). PCR đã cho thấy là phương
pháp nhạy để phát hiện bệnh nhiễm cấp tính do E. canis ở chó, thường trong vịng 4 đến
10 ngày sau gây nhiễm và trước khi xuất hiện chuyển hóa huyết thanh. Độ nhạy của
PCR trong xét nghiệm mẫu máu để kiểm tra chó bị nhiễm tự nhiên là chưa biết rõ. Các



kết quả âm tính sai là do khó khăn trong chiết xuất DNA của vi sinh, là vấn đề cơ bản
của kỹ thuật này, và việc chọn lựa không đúng mẫu là tất cả các lý do cho khác biệt của
các kết quả xét nghiệm (xem Bảng 26-2). Lý do chính cho các kết quả dương tính sai là
khuyếch đại không đặc hiệu hay mẫu bị vấy nhiễm trong quá trình xử lý. Có ít báo cáo
về áp dụng PCR xét nghiệm máu trong chẩn đoán ban đầu bệnh nhiễm tự nhiên do
Ehrlichia, khi so sánh các kết quả xét nghiệm mẫu máu bằng PCR với các kết quả xét
nghiệm FA gián tiếp. Trong một nghiên cứu, đã ghi nhận thấy kém liên quan giữa các
hiệu giá kháng thể trong xét nghiệm FA gián tiếp với các kết quả của PCR. Trong
nghiên cứu này, chỉ 13/49 chó (27%) có các kết quả PCR dương tính đối với mẫu máu,
trong khi các kết quả xét nghiệm FA gián tiếp để phát hiện kháng thể kháng E. canis là
dương tính với tất cả 49 chó. Mối liên quan kém giữa các kết quả PCR xét nghiệm máu
với các kết quả xét nghiệm FA gián tiếp đã được ghi nhận trong một nghiên cứu chó
giống Tennessee, trong đó 10/90 chó có các kết quả FA gián tiếp là dương tính và khơng
có chó nào phát hiện dương tính trong xét nghiệm mẫu máu bằng PCR. Tình trạng kém
liên quan trong điều kiện lâm sàng có thể cho thấy hoặc là do độ nhạy của phương pháp
PCR xét nghiệm máu, hoặc là do phơi nhiễm với vi sinh mà sau đó đã xóa sạch vi sinh
gây bệnh. Điều này cũng đã được báo cáo ở người bệnh HGE. Trong nghiên cứu này ở
người, các hiệu giá kháng thể lúc khỏi bệnh theo xét nghiệm FA gián tiếp là nhạy hơn
so với xét nghiệm máu bằng PCR để chẩn đoán xác nhận HGE. Độ nhạy kém của xét
nghiệm máu bằng PCR được giải thích là DNA của Ehrlichia có thể khuyếch đại được
từ mẫu lách, trong khi không thể khuyếch đại được từ mẫu máu tương ứng. Do đó, việc
chọn lựa mơ hay dịch cơ thể phù hợp cho xác nhận bệnh nhiễm Ehrlichia là quan trọng
trong chẩn đoán. Độ nhạy của xét nghiệm mẫu máu bằng PCR trong xác nhận ban đầu
về bệnh nhiễm Ehrlichia là không đủ thực chất để được khuyên làm xét nghiệm đuy
nhất cho chẩn đoán bệnh nhiễm Ehrlichia. Xét nghiệm PCR này phải được kết hợp với
các phương pháp phát hiện kháng thể, để phát hiện chính xác các con thú bị nhiễm
trước khi có chuyển hóa huyết thanh. PCR xét nghiệm mẫu dịch hút từ lách có thể được
cho là phương cách nhạy hơn thay thế cho PCR xét nghiệm mẫu máu. Theo thời gian,
xét nghiệm PCR đã trở nên đơn giản và sẵn có hơn. Xét nghiệm này chứng minh khả
năng phân biệt được thú vật đã được điều trị mà nhiễm E. canis dai dẳng, với thú vật

vẫn còn các hiệu giá kháng thể cao theo xét nghiệm FA gián tiếp sau khi con thú đã điều
trị khỏi bệnh. Xét nghiệm PCR và phân tích kết chuỗi là các phương cách rất đặc trưng
cho xác định xác loài Rickettsia đang nhiễm ở con thú. Hơn nữa, các đoạn mồi có thể
được cấu trúc cho khảo sát đặc hiệu theo giống, để giảm thiểu số lượng các phản ứng
đặc trưng cần được thực hiện. Xét nghiệm PCR thời gian thực (real-time PCR) là nhạy
hơn và ít có khuynh hướng vấy nhiễm so với các phương pháp thông thường, do đó
nhanh chóng trở thành phương pháp thích hợp cho chẩn đoán bệnh nhiễm E. canis. Hơn
nữa, xét nghiệm PCR thời gian thực cho ra các kết quả định tính và định lượng, cho
phép truy dấu động thái của bệnh nhiễm Ehrlichia.

V- Các phát hiện bệnh tích
Các phát hiện bệnh tích đại thể của chó bị nhiễm E. canis bao gồm xuất huyết lấm tấm


và thành đốm ở các bề mặt tương mạc và màng nhày của hầu hết các cơ quan, bao gồm
xoang mũi, phổi, thận, bàng quang, đường dạ dày ruột và mơ dưới da. Sưng hạch lâm
ba tồn thân, sưng lách và sưng gan thường thấy nhiều ở giai đoạn bệnh cấp tính. Tất cả
các hạch lâm ba có thể sưng lên và biến màu nâu. Phù nề với mất thể trọng thường thấy
trong các trường hợp bệnh mãn tính. Tủy xương có tăng sinh tế bào (hypercellular) và
ửng đỏ trong giai đoạn bệnh cấp tính, nhưng đến giai đoạn bệnh mãn tính thì trở nên
thối triển tế bào (hypoplastic) và có màu nhạt, do bị thấm nhập mỡ.
Một trong các phát hiện đặc trưng hơn về mô bào học là thấm nhập của tế bào huyết
tương quanh thành mạch máu ở nhiều cơ quan, bao gồm phổi, não, màng não, thận, các
hạch lâm ba, tủy xương, lách và đôi khi ở da hay màng nhày. Mức độ thấm nhập tế bào
lâm ba và tế bào huyết tương thể hiện gia tăng ở chó bệnh mãn tính. Các vi sinh thuộc
Ehrlichia spp. khó phát hiện thấy trong mẫu mơ bào học được cố định bằng hoặc là
formalin hay bằng dung dịch của Bouin. Bọc mầm ít quan sát thấy trong các thực bào
đơn nhân ở các mẫu mô nhuộm hematoxylin và eosin.
Ở hệ thần kinh trung ương, viêm não màng não khơng sinh mủ (nonsuppurative
meningoencephalitis) có thể ghi nhận ảnh hưởng đến hành não (brainstem), não giữa

(midbrain), và vùng vỏ của bán cầu não. Hầu hết các bệnh tích khu trú ở mặt dưới của
hành não và quanh vùng chất xám và chất trắng của tiền não thất (periventricular). Thể
hiện viêm não rất nhẹ ở tiểu não (cerebellum). Sưng dày quanh mao mạch ở nhu mô
não và viêm ở tế bào hình rễ cây (gliosis) thường kèm theo viêm màng não trong bệnh
CME. Tế bào thấm nhập trong viêm màng não có thể là bạch cầu đơn nhân (monocytic)
hay tế bào lâm ba của huyết tương (lymphoplasmacytic), hay cả hai. Các bệnh tích vi
thể ở màng não thấy ở hầu hết chó lúc khám tử, nhưng ít thấy chó có các dấu hiệu lâm
sàng của viêm màng não.
Các dấu hiệu ở mắt đã được báo cáo là ảnh hưởng đến hầu hết các cấu trúc của mắt.
Các dấu hiệu này bao gồm viêm màng tiếp hợp (conjunctivitis), xuất huyết lấm tấm hay
xuất huyết thành vết ở màng tiếp hợp hay mống mắt (iris), phù nề giác mạc (corneal
edema), viêm tròng mắt (uveitis), và xuất huyết giác mạc (hyphema). Xuất huyết dưới
võng mạc và bong tróc võng mạc cũng có thể xảy ra. Trong một nghiên cứu với mắt của
chó được gây nhiễm thực nghiệm bằng E. canis. Viêm tròng mắt xảy ra ở tất cả chó
trong gây nhiễm. Tế bào thấm nhập trong phản ứng viêm chủ yếu là các tế bào lâm ba,
bạch cầu đơn nhân và tế bào huyết tương. Viêm ở mắt thấy nhiều nhất ở đồng tử (ciliary
body), ít thấy hơn ở trịng trắng (choroid), mống mắt (iris), và võng mạc (retina).
Các biến đổi ở phổi trong bệnh nhiễm Ehrlichia chủ yếu là viêm phổi kẽ (interstitial
pneumonia). Ban đầu thấy tích tụ các bạch cầu đơn nhân dưới lớp nội mạc, sau đó có
thể thấy xuất huyết kẽ phổi và phế nang. Vi sinh E. canis có thể thấy trong các bạch cầu
đơn nhân ở vách ngăn và các đại thực bào ở nội mạc mạch máu phổi.
Viêm cầu thận là hiếm thấy ở chó bị CME. Bệnh ở tế bào gốc tạo máu trong kẽ thận
có thể thấy ở một số trường hợp chó bị nhiễm Ehrlichia và có thể gây ra protein niệu
(proteinuria). Các biến đổi mô bào học tối thiểu đã ghi nhận được ở thận chó gây nhiễm


thực nghiệm bằng E. canis. Tuy nhiên, kiểm tra siêu cấu trúc thấy vỡ bể nang lọc máu
(podocyte) vào thời điểm phát triển của protein niệu.
VI- Điều trị
Điều trị bệnh nhiễm E. canis chủ yếu bằng các thuốc kháng sinh và chăm sóc hỗ trợ.

Thuốc có hiệu quả bao gồm các dạng tetracyclines và chloramphenicol (Bảng 26-3).
Thông thường, việc điều trị bắt đầu từ khi chó bệnh cấp tính sẽ cho tiên lượng tốt hơn.
Những chó trong giai đoạn mãn tính thường khơng đáp ứng với điều trị do các biến đổi
đa hệ thống và bị ức chế nặng nề ở tủy xương (severe myelosupression).
BẢNG 26-3
Điều trị kháng sinh đối với Bệnh nhiễm Ehrlichia hướng bạch cầu đơn nhân ở chó (Canine Monocytotropic
Ehrlichiosis)
a

Thuốc

Liều lượngb
(mg/kg)

Đường cấp thuốc
(đường cấp khác)

Khoảng cách
(giờ)

Liệu trình
(ngày)

10
PO (IV)
24
21-28c
Doxycycline
5
PO, IV

12
21-28
Minocycline
10
PO
12
21-28
Tetracycline
22
PO
8
21-28
Oxytetracycline
7.5-10
IV
8
21-28
Chloramphenicol
25-50
PO (IV, SC)
8
21-28
IV, Intravenously – tiêm mạch máu; PO, by mouth – cấp đường miệng; SC, subcutaneously – tiêm dưới da.
a
Xem phần Công thực Thuốc trong Phụ lục để biết thêm thông tin.
b
Liều lượng mỗi lần cấp thuốc theo khoảng cách thời gian chỉ định.
c
Với hiệu quả không ổn định, rifampin (15 mg/kg, cách nhau 12 giờ trong vòng 7 ngày) đã được thử nghiệm sau khi điều
trị bằng doxycycline để cố gắng loại trừ mầm bệnh trong chó bệnh mãn tính. Thuốc này khơng có hiệu quả khi chỉ được

cấp riêng lẻ, và các thử nghiệm với các mầm bệnh nội bào khác cho thấy thuốc luôn phải được kết hợp với các kháng sinh
khác để cải thiệu hiệu quả và để tránh kháng thuốc. Các lưu ý khi sử dụng thuốc này bao gồm độc tính với gan. Xem thêm
phần Công thức Thuốc trong Phụ lục để biết thêm thông tin.

Doxycycline, và minocycline ở một số quốc gia khác, được cho là thuốc có hiệu quả
tốt, mặc dù tetracycline và oxytetracycline đã được sử dụng từ lâu và vẫn cịn có hiệu
quả. Doxycycline là dạng tetracycline bán tổng hợp, hòa tan trong lipid và dễ dàng hấp
thụ đạt được các hàm lượng cao trong máu, mô và nội bào. Do Ehrlichia có thể tồn tại
dai dẳng ở nội bào, thuốc này chủ yếu sử dụng để thấm vào nội bào và tiêu diệt mầm
bệnh. Doxycycline có thêm ưu điểm là thời gian tồn tại lâu dài và thấm nhập vào thần
kinh nhiều hơn so với tetracycline và oxytetracycline. Một nghiên cứu đã thấy là
doxycycline (10 mg/kg mỗi ngày) trong 7 ngày là không hiệu quả trong điều trị bệnh
nhiễm thực nghiệm bằng E. canis, ở 3/5 chó. Trong một nghiên cứu khác, doxycycline
(5 mg/kg hai lần mỗi ngày) sử dụng trong 10 hay 14 ngày đã có hiệu quả tốt trong điều
trị bệnh nhiễm thực nghiệm bằng E. canis, theo xét nghiệm PCR, ở 8 và 13 chó gây
nhiễm thực nghiệm bệnh cấp tính. Có hay khơng liệu trình điều trị ngắn ngày là đủ
trong các trường hợp bệnh xảy ra trong tự nhiên là vấn đề chưa được rõ. Thí dụ, người
ta đã thấy là liệu trình 6 tuần của doxycycline (10 mg/kg, cấp đường uống, hàng ngày)
là khơng đủ để xóa sạch E. canis ra khỏi chó bệnh cận lâm sàng trong nhiễm tự nhiên.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khác liên quan đến gây nhiễm thực nghiệm, các liệu
trình từ 16 đến 23 ngày, hoặc 28 ngày, bằng doxycycline là đủ để quét sạch được vi sinh
này ra khỏi tất cả chó bị nhiễm. Hơn nữa, các thực nghiệm gây nhiễm cùng lúc với E.


platys cũng cho ra đáp ứng tốt với cùng liệu trình doxycycline đã áp dụng cho bệnh
nhiễm E. canis. Vấn đề tranh luận thường là hiệu quả điều trị có thể liên quan đến thời
gian bệnh nhiễm trước khi điều trị. Trong khi chó bệnh nhiễm cấp tính và cận lâm sàng
do E. canis có thể điều trị thành cơng bằng doxycycline với liệu trình 28 ngày, thì
những chó bị bệnh mãn tính điều trị khơng thành cơng. Sau khi điều trị cho chó bệnh
mãn tính, kết quả xét nghiệm PCR vẫn cịn dương tính ở máu chó, và ở ve hút máu chó

này. Điều trị tiếp theo bằng rifampin cấp đường miệng làm giảm được tỷ lệ nhiễm ở ve,
tuy nhiên chỉ sử dụng rifampin thì khơng có hiệu quả; do đó các khuyến cáo về sử dụng
bổ sung rifampin là không chắc chắn. Thời gian tác dụng chuẩn của doxycycline trong
điều trị bệnh nhiễm tự nhiên là từ 21 đến 28 ngày, và Kết luận điều trị bệnh nhiễm
Ehrlichia (Ehrlichial Consensus Statement) của Đại học Dược Thú y Mỹ (American
College of Veterinary Internal Medicine) năm 2002 đã khuyên điều trị với liều lượng tối
thiểu 10 mg/kg mỗi ngày trong 28. Chế độ liều lượng đối với tetracyclines và các thuốc
khác được tóm tắt trong Bảng 26-3.
Đáng chú ý là cải thiện về lâm sàng thường có được trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi
bắt đầu điều trị bằng tetracycline ở những chó trong giai đoạn cấp tính hay giữa giai
đoạn mãn tính của bệnh. Số lượng tiểu cầu bắt đầu gia tăng trong thời gian này và
thường ở giới hạn bình thường lúc 10 đến 14 ngày sau khi điều trị. Hồi phục bệnh
không liên quan đến miễn dịch vĩnh viễn, chó có thể tái nhiễm E. canis sau khi đã được
điều trị khỏi bệnh. Hơn nữa, thực nghiệm gây nhiễm bằng các dòng dị hợp
(heterologous strain) đã gây bệnh nặng nề hơn so với gây bệnh bằng dòng tương đồng
(homologous strains). Việc tiêm bắp thịt bằng oxytetracycline có khả năng tích tụ cho
tác dụng lâu dài (long-acting repositol oxytetracycline) có thể được xem xét đến khi khó
cấp đường miệng các loại thuốc, nếu chó bị các dấu hiệu đường dạ dày ruột hay thần
kinh, hoặc khi có tiên lượng về biến chứng do thuốc.
Chloramphenicol được khuyên sử dụng cho chó con dưới 5 tháng tuổi để tránh biến
màu răng do các tetracyclines. Tuy nhiên, do là dạng tetracycline tan trong lipid, nên
doxycycline ít có khả năng gây biến màu răng so với các ionic tetracyclines (xem phần
Công thức Thuốc trong Phụ lục). Chloramphenicol sẽ được sử dụng cho chó bị nhiễm
dai dẳng dù đã được điều trị bằng các tetracyclines. Tuy nhiên, do nguy cơ đối với sức
khỏe con người liên quan đến chloramphenicol và do thuốc này trực tiếp cản trở sinh
tổng hợp máu (heme) và tủy xương, tránh sử dụng chloramphenicol cho chó bị thiếu
máu hay thiếu tế bào máu.
Các thuốc kháng sinh mà không hiệu quả đối với Ehrlichia spp. hướng bạch cầu đơn
nhân của người (human monocytotropic Ehrlichia spp.) là erythromycin, các
macrolides thế hệ mới (azithromycin, clarithromycin, và telithromycin), penicillins, và

aminoglycosides. Hiệu quả của các quinolones là khác nhau theo dạng thuốc sử dụng và
vi sinh liên quan. Enrofloxacin đã được thử nghiệm điều trị cho chó thực nghiệm gây
nhiễm E. canis và thấy là khơng có hiệu quả.
Hơn nữa, hiệu quả của enrofloxacin đối với E. canis đã được đánh giá bằng một
nghiên cứu ở ngoại môi trường, cho thấy là E. canis có một đề kháng tự nhiên qua trung


gian gyrase đối với các thuốc quinolones.
Imidocarb dipropionate, mộ loại thuốc kháng nguyên sinh động vật, đã được sử dụng
trước kia trong điều trị bệnh nhiễm E. canis. Phát triển của E. canis ở ngoại môi trường
đã cho thấy không bị ảnh hưởng bởi các hàm lượng thấp trong thời gian ngắn (3 ngày)
của imidocarb.116 Thực nghiệm 10 chó gây nhiễm E. canis đã khơng xóa sạch được
mầm bệnh bằng điều trị với imidocarb dipropionate (6,6 mg/kg, tiêm bắp thịt [IM], mỗi
lần tiêm cách nhau 2 tuần).
Do có thể bị nhiễm cùng lúc với B. canis và/hoặc Hepatozoon canis (là các vi sinh
truyền lây theo cùng trung gian truyền lây của E. canis), imidocarb dipropionate có thể
sử dụng kết hợp với các tetracyclines trong các trường hợp này.
Ngoài điều trị bằng kháng sinh, chăm sóc hỗ trợ bằng các dịch chất đối với mất nước
hay truyền máu có thể được cân nhắc nếu chó bị thiếu máu nặng nề. Truyền máu sẽ
không làm gia tăng rõ rệt số lượng tiểu cầu; do đó có thể cần đến huyết tương chứa
nhiều tiểu cầu trong tình trạng khẩn cấp. Desmopressin acetate (DDAVP) đã được sử
dụng cho người và chó để điều trị các rối loạn đông máu khác nhau do suy giảm chức
năng của tiểu cầu. Tiêm dưới da DDAVP (1 μg/kg mỗi lần cách nhau 24 giờ, với 12 giờ
nhịn uống, liệu trình ba liều liên tiếp) cho 3 chó bị nhiễm E. canis thể hiện lâm sàng là
chảy máu, cho thấy hiệu quả: ngưng chảy máu trong vòng 1 giờ, rút ngắn thời gian
chảy máu cam trong vòng 2 giờ; và gia tăng số lượng tiểu cầu, gia tăng hàm lượng sợi
huyết, rút ngắn thời gian đơng máu trong vịng 48 giờ; sau lần cấp thuốc đầu tiên. Cần
có nghiên cứu thêm về phương pháp điều trị này, đối với chó bệnh xuất huyết. Khơng
có dữ liệu chứng minh việc sử dụng các yếu tố tăng trưởng, như kết hợp của
erythropoietin ở người (recombinant human erythropoietin [rHuEPO]) với yếu tố kích

thích bạch cầu hạt trú đóng (granulocyte colony-stimulating factor) (như filgrastim, GCSF). Tuy nhiên, các kết quả của một trường hợp báo cáo cho thấy điều trị lâu dài bằng
các tác nhân này là giúp ích cho điều trị bệnh nhiễm Ehrlichia mãn tính. Xem thêm
phần Cơng thức Thuốc trong Phụ lục để biết thêm thông tin về các thuốc này.
Điều trị ngắn hạn (2 đến 7 ngày) bằng các liều lượng gây ức chế miễn dịch của các
glucocorticoids (1 đến 2 mg/kg prednisolone, cấp đường miệng) có thể giúp ích trong
điều trị sớm, đối với thể hiện của giảm tiểu cầu máu nặng nề. Các glucocorticoids sẽ
được sử dụng trong các trường hợp mà xuất huyết có thể gây tử vong, do giúp giảm khả
năng xuất huyết từ nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm tiểu cầu máu, mà thường là qua
trung gian miễn dịch. Việc theo dõi đáp ứng đối với điều trị của bệnh nhiễm Ehrlichia
là quan trọng, do E. canis có thể nhiễm dai dẳng hàng tháng đến hàng năm, và một số
chó có thể phát triển dạng bệnh mãn tính nặng nề. Hóa giải tình trạng giảm tiểu cầu
máu có thể thấy trong vịng 10 đến 14 ngày sau khi điều trị. Do bệnh có thể tái phát sau
khi ngưng điều trị, phải kiểm tra số lượng tiểu cầu ít nhất 1 đến 3 tháng sau điều trị.
Các biến đổi về protein huyết thanh do tăng globulin máu có thể kéo dài đến 12 tháng.
Một số chó sẽ hóa giải tất cả các bất thường về lâm sàng và xét nghiệm, nhưng vẫn
còn hiệu giá kháng thể cao. Trong các hoàn cảnh này, cần xét nghiệm PCR đối với mẫu


×