Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tài liệu ôn tiếng Việt cho kì thi đánh giá năng lực ĐHQG-TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.51 KB, 31 trang )

Tài liệu ơn tiếng Việt cho kì thi đánh giá năng lực ĐHQG-TP.HCM
PHẦN NGỮ PHÁP
1.Cấu tạo từ: gồm từ đơn và từ phức
*Từ đơn:
-Từ đơn đa âm tiết: từ mượn, thường là tên gọi.
VD: ra-đa, ti-vi,…
-Từ đơn âm tiết:
*Từ phức: gồm từ ghép và từ láy
-Từ ghép: ghép những từ có nghĩa với nhau
+Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng
chính.Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
VD:Sân bay, đỏ hoe, hoa hồng…
+Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp(khơng phân ra
tiếng chính, tiếng phụ)
VD:Ơng bà, hoa lá ,anh chị, nhà cửa,…
Bổ sung nghĩa của từ ghép :
Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp
hơn nghĩa của tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát
hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
-Từ láy :
+Từ láy bộ phận : giữa các tiếng có sư giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần
vần Từ láy nguyên âm(phần đầu lặp lại)
VD:mong manh ,long lanh, lấp lánh,…
+Từ láy phụ âm ( phần sau lặp lại)
VD: tím lịm, tào lao, liêu xiêu, bứt rứt,…
+Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường
hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối( để tạo ra sự hài
hòa về âm thanh)
VD: mơn mởn , lanh lảnh ,thoang thoảng,…



2. Từ Hán Việt

Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để
tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả,… có lúc dùng để tạo từ
ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
VD: tham vọng, hoa mĩ,…
3.

Chỉ từ
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong
khơng gian hoặc thời gian.
VD: nó, ấy, kia,…

4.

Phó từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động
từ, tính từ.
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến
đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động - tính từ như thời gian, sự
tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.
+ Phó từ quan hệ thời gian.
VD: đã, sắp, từng,…
+ Phó từ chỉ mức độ.
VD: quá, khá, rất, lắm,…
+ Phó từ chỉ sự tiếp diễn.
VD: vẫn, cũng,…
+ Phó từ chỉ sự phủ định.
VD: Khơng, chẳng, chưa,...

+ Phó từ cầu khiến
VD: hãy, thơi, đừng, chớ,…
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thơng thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung
nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
+ Bổ nghĩa về mức độ.


VD: rất, lắm, quá,…
+ Về khả năng.
VD: có thể, có lẽ, được,…
+ Kết quả.
VD: ra, đi, mất,…
5.

Đại từ
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong
một ngữ cảnh nhất của lời nói hoặc dùng để hỏi.
-Đại từ để trỏ dùng để:
Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô).
VD: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày,…
Trỏ số lượng.
VD: bấy, bấy nhiều,…
Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
VD: vậy, thế,…
Đại từ để hỏi dùng để:
Hỏi người, sự vật.
VD: ai, gì,…
Hỏi số lượng.
VD: bao nhiêu, mấy,…
Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc.

VD: sao, thế nào,…

6.

Quan hệ từ
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân
quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
VD: của, bằng, về, ở,…
Có một số quan hệ từ dùng thành cặp.
VD: Tuy… nhưng… (quan hệ tương phản), nếu… thì…( quan hệ nhân quả),…


7.

Từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,
không liên quan gì với nhau.
VD: mùa thu- thu tiền,…

8.

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
VD: Từ ‘’chân’’
 Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng ( đau

chân, gãy chân,…)
 Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các vật khác( chân

bàn, chân ghế, chân đèn,…)

 Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền

( chân tường, chân răng,…)
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Trong từ nhiều nghĩa có :
-Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
-Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
VD:

Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
( Hồ Chí Minh)
Xuân (1): Nghĩa gốc
Xuân (2): Nghĩa chuyển
9.

Cấu tạo câu
a. Câu đơn
Câu đơn là câu có một cụm C-V là nịng cốt.
VD: Ta( CN) hát bài ca tuổi xanh( VN).
b. Câu đặc biệt
Câu đặc biệt là câu khơng có cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ - vị ngữ, câu đặc
biệt có cấu tạo là một từ hoặc cụm từ làm trung tâm cú pháp của câu.
VD: Gió. Mưa. Não nùng.


c. Câu ghép
a. Đặc điểm của câu ghép
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau

tạo thành. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.
VD: Gió( CN1) càng thổi mạnh( VN1) thì biển( CN2) càng nổi sóng( VN2).
*Cách nối các vế câu ghép.
Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng các từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, nhưng, cịn, vì, bởi vì, do, bởi, tại ….
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) …., nếu … thì …; tuy ...
nhưng …
+ Nối bằng một cặp phó từ (vừa … vừa ..; càng … càng …; không những …
mà còn …; chưa … đã …; vừa mới … đã …), đại từ hay chỉ từ thường đi đơi
với nhau (cặp từ hơ ứng) ( ai …nấy, gì … ấy, đâu … đấy, nào…. ấy, sao … vậy,
bao nhiêu ….bấy nhiêu)
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy,
dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
*Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
- Những quan hệ thường gặp: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả
thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ
sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ
hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý
nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc
hoàn cảnh giao tiếp.
10.

Biến đổi câu.
a. Rút gọn câu.
- Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút
gọn.



- Câu rút gọn còn được dùng để ngụ ý rằng hành động, tính chất được nêu
trong câu là của chung mọi người.
- VD: Học, học nữa, học mãi. (Lê-nin)
b. Tách câu.
- Khi sử dụng câu, để nhấn mạnh người ta có thể tách một thành phần nào đó
của câu (hoặc một vế câu) thành một câu riêng.
- VD: Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt
đêm.
(Lê Minh Kh – Những ngơi sao xa xơi)
c. Câu bị động.
- Là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng bị hành động nêu ở vị ngữ hướng tới.
- VD: Thầy giáo khen Nam. (Câu chủ động)
Nam được thầy giáo khen. (Câu bị động)
Câu đặc biệt không thể xác định rõ chủ ngữ, vị ngữ, hay nói cách khác là khơng
thể phục hồi chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Mặt khác, nếu có thể phục hồi được chủ - vị thì các câu trên sẽ là câu rút gọn.
11.

Chữa lỗi cho câu
a. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ:
*Câu thiếu chủ ngữ
VD: Qua truyện ‘’ Dế Mèn phiêu lưu kí’’ cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Chữa: Truyện ‘’ Dế Mèn phiêu lưu kí’’ cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
*Câu thiếu vị ngữ
VD: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
Chữa: Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
*Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
VD: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.



Chữa: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tâm trang tôi lại bồi hồi.
*Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
VD: Vừa đi học về, mẹ đã bảo Thúy sang đón em. Thúy cất vội cặp sách rồi đi
ngay.
Chữa: Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo Thúy sang đón em. Thúy cất vội cặp
sách rồi đi ngay.
b. Chữa lỗi dùng từ
*Lặp từ
VD: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất
thích đọc truyện dân gian.
Chữa: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất
thích đọc chúng.
*Lẫn lộn các từ gần âm
VD: Ơng họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
Chữa: Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc.
*Dùng từ không đúng nghĩa
VD: Trong cuộc họp lớp, Lan được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
Chữa: Trong cuộc họp lớp, Lan được các bạn đề cử làm lớp trưởng.
*Lỗi diễn đạt( lỗi logic)
VD: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày
dép và nhiều đồ dùng học tập khác.
Chữa: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt sách vở, bút
thước và nhiều đồ dùng học tập khác.
12.

Trường từ vựng
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng ‘’ mắt ‘’
*Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi,…



*Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, toét, mù, lòa,…
13.

Từ tượng hình, từ tượng thanh
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
VD: vật vã, rũ rượi,…
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
VD: hu hu, ư ử,…

14.

Trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạng hoặc
biểu thị tháo độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
VD: những, có, đích, chính, ngay, …

15.

Thán từ
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng
để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một
câu đặc biệt
Thán từ gồm 2 loại chính:
*Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
VD: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, …
*Thán từ gọi đáp
VD: này, ơi, vâng, dạ, ừ, …

16.


Tình thái từ
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,
câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
*Tình thái từ nghi vấn
VD: à , ư, hả, hử, chứ, chăng, …
*Tình thái từ cầu khiến


VD: đi, nào, với, …
*Tình thái từ cảm thán
VD: thay, sao, …
*Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
VD: ạ, nhé, cơ, mà, …
17.

Các biện pháp tu từ
*Đảo ngữ:
- Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của
câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ,
câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hịa về âm thanh,…
Ví dụ:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”
(Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan)
=> Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...
*Lặp cấu trúc
- Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng
một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản

Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” (Hồ Chí Minh)
=> khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đồn kết, thống nhất ý chí của nhân
dân ta.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
=> Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,….
*Chêm xen
- Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ
pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thơng tin cần thiết hay bộc
lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
VD:

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)


Cũng vào du kích!
Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích
Mắt đen trịn (thương thương q đi thơi)”
(Q hương – Giang Nam)
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín
đáo.
*Câu hỏi tu từ
- Là đặt câu hỏi nhưng khơng địi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý
nghĩa khác.
VD:

“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đơi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong
chiến tranh.
*Phép đối
- Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân
đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi
hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.
- Có 2 kiểu: đối tương phản (ý trái ngược nhau); đối tương hỗ (bổ sung ý cho
nhau)
“Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ
Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng”
“Son phấn/ có/ thần/ chơn vẫn hận
Văn chương/ khơng/ mệnh/ đốt còn vương”
*Ẩn dụ:
Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện
tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.


-Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lịe đơm bơng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
=> hoa lựu màu đỏ như lửa
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

(ca dao)
=> ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động
“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
(Nguyễn Đức Mậu)
=> thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
(ca dao)
=> thuyền – người con trai; bến – người con gái
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác,
cảm nhận bằng giác quan khác.
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thơng)
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi


Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
(Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng)
Lưu ý:
- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ Ẩn dụ tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể
để khám phá ý nghĩa.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
(Thương vợ - Tú Xương)
+ Ẩn dụ từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, khơng có/ ít có giá trị tu từ: cổ
chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...
*Hốn dụ
Khái niệm: Hốn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm
này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ tồn thể:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến q nửa thì chưa thơi”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Bài ca vỡ đất – Hồng Trung Thơng)
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
(Tố Hữu)
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
“Áo chàm đưa buổi phân li


Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hịn núi cao”
Lưu ý: Ẩn dụ và hốn dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
+Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)
So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả
tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó
+ Hốn dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn
*Điệp từ:
Điệp từ (hay điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp
lại một từ hoặc một cụm từ nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,… để làm nổi
bật vấn đề muốn được nhắc đến.
-Có 3 loại điệp ngữ:
+Điệp ngữ cách quãng: Là hình thức lặp lại một cụm từ mà trong đó các từ,
cụm từ được cách quãng với nhau, khơng có sự liên tiếp.
Ví dụ 1 :
“…Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
=> Trong 6 câu thơ trên, từ “nhớ sao” được lặp lại 3 lần, ẩn ý của tác giả đó
chính là muốn nhấn mạnh nỗi nhớ của mình với các kỷ niệm, ký ức của người
lính về những ngày đã qua.
Ví dụ 2:


“Ta là con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
=> Trong khổ thơ trên, từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ, thể hiện
được khát khao của nhân vật “ta” khi được hòa mình vào mọi điều trong cuộc
sống.

dụ
3:
“Tre xung
phong
vào
xe
tăng,
đại
bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà xanh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh
để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu.
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
=> Điệp từ “tre” lặp lại nhiều lần ở đầu câu văn và “giữ” được lặp lại 4 lần
trong cùng một câu. Phép điều từ ngắn quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ
thể, hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.
+Điệp ngữ nối tiếp: Là kiểu điệp mà các từ, cụm từ được lặp lại đối xứng với
nhau trong câu để tạo sự mới mẻ, tăng tiến và liền mạch.
Ví dụ 1:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Thương em, thương em, thương em biết mấy”
(Phạm Tiến Duật)
=> Hai câu thơ trên có phép điệp ngữ nối tiếp:“rất lâu” lặp lại 2 lần trong câu 1
và “thương em” lặp 3 lần trong câu 2. Việc sử dụng phép điệp từ này tạo sự da
diết như tăng gấp bội nỗi nhớ của nhà thơ đối với nhân vật “em”
Ví dụ 2:

“Hồ Chí Minh mn năm!
Hồ Chí Minh mn năm!
Hồ Chí Minh mn năm!


Giây phút thiêng liêng Anh gọi Bác 3 lần”
(Hãy nhớ lấy lời của tôi – Tố Hữu).
+Điệp từ chuyển tiếp: Là hình thức lặp lại một từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên,
chuyển xuống đầu câu tiếp theo giúp câu thơ, câu văn liền mạch với nhau về
ngữ nghĩa. Hình thức này thường được sử dụng trong các thể thơ lục bát, thất
ngơn lục bát,…
Ví dụ 1:
“ Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Dương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Cơn, Đồn Thị Điểm)
=> Đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau, tạo
sự chuyển tiếp, gợi cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của ngàn dâu.
Đây còn là cách nói ẩn dụ về nỗi nhớ chồng da diết của người chinh phụ.
*Dấu chấm lửng (dấu ba chấm)
Dấu chấm lửng hay còn gọi là dấu ba chấm dùng để biểu thị rằng người viết đã
không diễn đạt hết ý.
*Chơi chữ
Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ.
Ví dụ: “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.
*Liệt kê
Khái niệm: Là sắp xếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ,

sâu sắc hơn nêu nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ: Khu vườn nhà em có rất nhiều lồi hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc,
hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.


*Tương phản
Khái niệm: là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau
Ví dụ: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”
*Nói quá
Khái niệm: là cách nói phóng đại quy mơ, mức độ, tính chất của sự vật, sự
việc hay hiện tượng có thật trong thực tế
Ví dụ:
“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
(Nguyễn Du)
*Nói giảm, nói tránh
Khái niệm: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt ý nghĩa tế nhị hơn và uyển
chuyển
Ví dụ: Bà nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình
thương của ơng thì vẫn cịn đâu đây rất gần.

18.

Khởi ngữ
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến
trong câu.
Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, ….
VD: Giàu, tôi cùng giàu rồi.

19.


Thành ngữ
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hồn chỉnh.
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trức tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên
nó nhưng thường thơng qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …
VD: Lên thác xuống ghềnh.


20.

Các thành phần biệt lập
*Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với
sự việc được nói đến trong câu.
VD: chắc, có lẽ,…
*Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn,
mừng, giận,…)
VD: ồ, trời ơi,…
*Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
VD: - Này, bác có biết mấy hơm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thể không?
*Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung
chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang,
hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu
phẩy, dấu hai chấm.
VD: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

21.

Các phương châm hội thoại
*Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của
lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

*Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình khơng tin
là đúng hay khơng có bằng chứng xác thực.
*Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh
nói lạc đề.
*Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch;
trách cách nói mơ hồ.
*Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tơn trọng người khác.

22.

Các hình thức đoạn văn
* Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề): Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó
câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai
cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai
được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,
có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.


*Đoạn văn qui nạp (Có câu chủ đề): Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày
đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể
đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối
đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển
khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các
câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút
ra nhận xét đánh giá chung.
* Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng
– phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu
ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết
đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển
khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình

luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ…để từ đó đề xuất nhận định đối với
chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề.
*Đoạn văn song hành (Khơng có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển
khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào.
Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội
dung đọan văn.
* Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối
đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở
câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc khơng có câu chủ đề.
* Đoạn văn so sánh: Đoạn văn so sánh có sự đối chiếu để thấy cái giống nhau
hoặc khác nhau giữa các đối tượng, các vấn đề,…để từ đó thấy được chân lí
của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn. Có hai kiểu so sánh
khi viết đoạn văn là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
* Đoạn văn có kết cấu địn bẩy, bắc cầu: Đoạn văn kết cấu đòn bẩy, bắc cầu là
đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyện hoặc một đoạn thơ
văn, những dẫn chứng gần giống hoặc trái với ý tưởng (Chủ đề của đoạn) tạo
thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra.
23.

Các thao tác lập luận
*Thao tác lập luận giải thích:
-Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu
đúng vấn đề.
-Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo
lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi
dưỡng tâm hồn, tình cảm.


Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống
câu hỏi để trả lời.

* Thao tác lập luận phân tích:
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một
cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những
tiêu chí, quan hệ nhất định.
*Thao tác lập luận chứng minh:
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù
hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần
chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

* Thao tác lập luận so sánh:
Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng
khác.
Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một
tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
*Thao tác lập luận bình luận:
Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất
và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến
của mình.
* Thao tác lập luận bác bỏ:
Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến
đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
-Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.


-Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vịng trịn thì ý lớn và mỗi
ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vịng trịn lồng vào nhau, khơng được ở ngồi

nhau, cũng khơng được trùng nhau hoặc cắt nhau.
-Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý
niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta
tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.
-Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang
hàng nhau, không trùng lặp nhau.

24. Các thể loại văn học dân gian

*Thần thoại: Nhằm kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn
hóa, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới
và đời sống con người
VD: Lạc Long Quân – Âu Cơ,…
*Truyền thuyết: là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật
lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của
nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại,
đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
VD: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Thánh Gióng,…
*Sử thi: chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức
tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những
anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó,.
VD: Đẻ đất đẻ nước, Đăm Săn, Xinh Nhã –Ê đê,…
*Truyện cổ tích: là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu
thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích
lồi vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu,
như tiên, yêu tinh, thần tiên… và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
VD: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau,…
*Truyện ngụ ngơn: là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn
chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để
nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

VD: Con hổ, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ,…


*Truyện cười: là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp
bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau có tác dụng
gây cười, lấy tiếng cười để khen chê và mua vui,giải trí
*Tục ngữ: là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của
nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ
nhớ, dễ truyền. ...
*Câu đố: là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói
chệch. Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật
cá biệt và sau đó phản ánh thơng qua sự so sánh, hình tượng hóa.
* Ca dao: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những
câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát
cho dễ nhớ, dễ thuộc.
*Vè: Vè là thể loại tự sự dân gian, có hình thức văn vần, giàu tính thời sự, phản
ánh kịp thời các sự kiện xảy ra trong làng, trong nước, qua đó thể hiện thái độ
khen chê của dân gian đối với các sự kiện đó.
*Truyện thơ: được sáng tác bằng chữ Nơm và phần lớn được viết theo thể lục
bát- thể thơ quen thuộc nhất với quần chúng.
*Chèo: là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát
triển mạnh ở phía bắc Việt Nam.
Các phép liên kết

25.

*Phép lặp
-Khái niệm: Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những
bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm
liên kết chúng lại với nhau.

- Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với
nhau, cịn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây
ấn tượng...
- Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
+ Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
+ Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp


Lặp ngữ âm


- Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản.
Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại
chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, khơng có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in
thẳng)
Ví dụ:
Ðịn gánh / có mấu
Củ ấu / có sừng
Bánh chưng / có lá
Con cá / có vây
Ơng thầy / có sách
Ðào ngạch / có dao
Thợ rào / có búa...
(Ngồi lặp vần nhịp, ở đây cũng cịn có hiện tượng lặp cú pháp "a có b". Sự
liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc
bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể
thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện
liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua
những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).



Lặp từ ngữ

- Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau
trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.
Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng
dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.


Lặp cú pháp

- Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể
nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn
bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu
quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao
trên kia)


Ví dụ 1: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:
"Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm thán)
Ví dụ 2: Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân
ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]

(Hồ Chí Minh)
Trong ví dụ 2, cách lặp cú pháp không chỉ 2 câu (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ), mà
còn cả cách tổ chức văn bản gồm 4 đoạn văn kèm theo ở mỗi câu để giải thích
ý đưa ra trong mỗi câu ấy.
* Phép thế
- Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa
tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, cịn gọi là có tính chất đồng chiếu)
nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương
tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
- Dùng phép thế khơng chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà cịn có tác dụng
tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
 Thế đồng nghĩa

- Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vịng (nói khác
đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tơi tưởng tượng đến một trang
nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn cịn thơ sơ giản dị, như tâm hồn
tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha
ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người
trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm...
(Nguyễn
Thi)


Thế đại từ

Ðình


- Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay

cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên
kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
Ví dụ 1: Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ
ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.
(Hải Hồ)
Ví dụ 2: Dân tộc ta có một lịng u nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống
q báu của ta.
(Hồ Chí Minh)
* Phép liên tưởng
- Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ
đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo
ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
- Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác
nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ
những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến
cái kia (liên tưởng).
- Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa
những sự vật khác chất.


Liên tưởng cùng chất

Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lơng tím, mỏ
hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lơng sặc sỡ.
Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.
Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận (cây: lá,
cành, quả, rễ...) hoặc trong quan hệ tập hợp - thành viên của tập hợp (quân đội:
sĩ quan, binh lính......)
Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại):

Cóc chết bỏ nhái mồ cơi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!


Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):
Năm hôm, mười hôm... Rồi nửa tháng, lại một tháng.
(Nguyễn Cơng Hoan)
 Liên tưởng khác chất:

Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)
Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật):
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
(Trần Ðăng Khoa)
Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ơng về đến con đường nhỏ rẽ về làng.
Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng
mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhơ lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần
càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa.
(Nguyễn Ðịch Dũng)
-> Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ
Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân - quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo
theo như tuy... nhưng (nghịch nhân quả), nếu... thì (điều kiện/giả thiết - hệ quả).

Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa
nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động


×