Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dân tộc H’mông dưới 5 tuổi tại một số xã huyện Mù Cang Chải, Yên Bái năm 20212022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HÀ THANH MINH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA TRẺ EM DÂN TỘC H’MÔNG DƯỚI 5 TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, YÊN BÁI NĂM 2021-2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƯỠNG

Hà Nội- 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HÀ THANH MINH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA TRẺ EM DÂN TỘC H’MÔNG DƯỚI 5 TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, YÊN BÁI NĂM 2021-2022

Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 8720401
LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƯỠNG


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Huỳnh Nam Phương
2. TS. Trần Thơ Nhị

Hà Nội – 2022


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu,
Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo
Y học dự phòng và Y tế Cơng cộng cùng tồn thể các thầy cơ của Bộ mơn
Dinh dưỡng và an tồn thực phẩm đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Huỳnh Nam
Phương, TS Trần Thơ Nhị, Bộ môn Y đức và Tâm lý y học, Viện Đào tạo
YHDP&YTCC đã ln tận tình chỉ dạy, định hướng, tạo cơ hội cho tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm tạ và lời chúc sức khỏe đến những người
dân đã khơng ngại mệt mỏi và tình hình dịch bệnh Covid-19 để giúp đỡ tơi
hồn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ và những người thân
trong gia đình cùng tồn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2022
Học viên

Hà Thanh Minh



LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phịng đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phịng và Y tế Cơng cộng.
- Bộ mơn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và
một số yếu tố liên quan của trẻ em dân tộc H’mông dưới 5 tuổi tại một số
xã huyện Mù Cang Chải, Yên Bái năm 2021-2022” này là do tôi thực hiện.
Các kết quả, số liệu trong luận văn đều có thật và chưa được đăng tải trên tài
liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2022
Học viên

Hà Thanh Minh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS
CC/ T
CN/CC
CNSS

:
:
:
:

Ăn bổ sung
Chiều cao theo tuổi

Cân nặng theo chiều cao
Cân nặng sơ sinh

CI

:

Confident Interval - Khoảng tin cậy

CN/T

:

Cân nặng theo tuổi

CSYT

:

Cơ sở Y tế

KTHGĐ

:

Kinh tế hộ gia đình

NCBSM

:


Ni con bằng sữa mẹ

NST

:

Nhiễm sắc thể

OR

:

Odds Ratio - Tỷ suất chênh

SDD

:

Suy dinh dưỡng

TTDD

:

Tình trạng dinh dưỡng

TTSDD

:


Tình trạng suy dinh dưỡng

TYT

:

Trạm Y tế

VDD

:

Viện Dinh dưỡng

GTLN

:

Giá trị lớn nhất

GTNN

:

Giá trị nhỏ nhất

GSO

:


General Statistics Office (Tổng cục Thống kê)

UNFPA

:

UNICEF

:

United Nations Fund Population Agency – Quỹ
Dân số Liên hiệp quốc
Uniter Nations Children’s Fund - Quỹ Nhi đồng
liên hợp quốc

WB

:

World Bank - Ngân hàng Thế giới

WHO

:

World Health Organization -Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em............................................................................3
1.1.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng.................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng.................................................4
1.1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng...............................................................5
1.1.4. Phòng chống suy dinh dưỡng..............................................................6
1.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.....................................9
1.2.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng nhân trắc học................9
1.2.2. Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.............................................9
1.2.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng khám lâm sàng. 11
1.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em....................................................12
1.4. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam...............14
1.4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới.............................14
1.4.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam...................................16
1.5. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.............................21
1.5.1. Nuôi con bằng sữa mẹ.......................................................................22
1.5.2. Ni con ăn bổ sung..........................................................................24
1.5.3. Cách chăm sóc trẻ.............................................................................25
1.5.4. Tảo hôn và kết hôn cận huyết............................................................26
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.............................................................27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........29
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................29
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................30
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.........................................................................30
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................30
2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu....................................30
2.3. Nội dung, biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá..................31

2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu cho nghiên cứu định lượng..........31
2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá...........................................................................33


2.4. Phương pháp thu thập thông tin...............................................................36
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin................................................................36
2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu...................................................................36
2.4.3. Các bước thu thập số liệu..................................................................37
2.5. Phân tích và xử lý số liệu.........................................................................38
2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số.......................................................38
2.6.1. Các loại sai số....................................................................................38
2.6.2. Các biện pháp khống chế sai số........................................................38
2.7. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................40
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...............................................40
3.1.1. Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu.........................40
3.1.2. Thông tin của trẻ dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu...........................42
3.2. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi............................................43
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ......................57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................63
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...............................................63
4.1.1. Thông tin chung về mẹ......................................................................63
4.1.2. Thơng tin chung về trẻ.......................................................................64
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi...............................................65
4.2.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi theo 3 thể CN/T, CC/T,
CN/CC.........................................................................................................65
4.2.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi.................67
4.2.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi theo giới...........................68
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ......................69
4.3.1. Các yếu tố về thông tin chung của mẹ và trẻ....................................69

4.3.2. Thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ...................................................71
KẾT LUẬN....................................................................................................76
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân loại thiếu dinh dưỡng cộng đồng trẻ dưới 5 tuổi................3

Bảng 1.2.

Một số dấu hiệu lâm sàng có thể do thiếu hụt dinh dưỡng.........11

Bảng 1.3.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi theo Z-Score. . .13

Bảng 1.4.

Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở các vùng năm 2019..................17

Bảng 3.1.

Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu...................40

Bảng 3.2.


Đặc điểm chung của trẻ em dưới 5 tuổi tham gia vào nghiên cứu. .42

Bảng 3.3:

Chiều cao trung bình của trẻ theo giới tính và nhóm tuổi...........43

Bảng 3.4:

Cân nặng trung bình của trẻ theo giới tính và nhóm tuổi............44

Bảng 3.5:

Tỷ lệ Suy dinh dưỡng các thể theo giới tính trẻ..........................44

Bảng 3.6:

Tỷ lệ Suy dinh dưỡng các thể theo nhóm tuổi của trẻ................46

Bảng 3.7:

Tỷ lệ Suy dinh dưỡng các thể của trẻ nam theo nhóm tuổi.........47

Bảng 3.8:

Tỷ lệ Suy dinh dưỡng các thể của trẻ nữ theo nhóm tuổi...........48

Bảng 3.9:

Tỷ lệ Suy dinh dưỡng các thể theo xã.........................................49


Bảng 3.10: Sự tiếp cận thông tin của bà mẹ về cách ni con, phịng chống
suy dinh dưỡng............................................................................49
Bảng 3.11: Thực hành nuôi trẻ......................................................................51
Bảng 3.12: Thực hành ăn dặm và cai sữa của trẻ..........................................52
Bảng 3.13: Các nhóm loại thực phẩm khi ăn dặm.........................................53
Bảng 3.14: An ninh lương thực hộ gia đình theo xã......................................55
Bảng 3.15: Điểm trung bình của an ninh lương thực hộ gia đình theo xã.....55
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng thấp cịi của trẻ với
các đặc điểm nhân khẩu học của mẹ...........................................57
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ với
đặc điểm nhân khẩu học của trẻ..................................................58


Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ với thực
hành dinh dưỡng.........................................................................60
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ với tình
hình an ninh lương thực của gia đình..........................................61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên tồn quốc (2008-2018)..................18
Biểu đồ 3.1. Nguồn thơng tin về cách nuôi con, kiến thức dinh dưỡng..........50
Biểu đồ 3.2. Mức độ mất an ninh lương thực hộ gia đình theo xã..................56


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng dinh dưỡng của một cá thể là sự kết hợp tác động liên tục
qua lại và có tính chất phức tạp của các yếu tố: dinh dưỡng, văn hóa, kinh tế,

mơi trường và y tế. Suy dinh dưỡng làm giảm khả năng phát triển cả về trí tuệ
và thể chất của trẻ em, vì vậy sẽ có ảnh hưởng dài hạn đến sự phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia1.
Nhờ triển khai chương trình quốc gia phịng chống suy dinh dưỡng mà
tình trạng suy dinh dưỡng chung ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm đáng kể. Cụ thể, tỷ
lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 33,8% năm 2000
xuống còn 11,5% năm 20202. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta hiện
nay, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn ở mức khá cao và mức độ
giảm không nhiều như suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Cụ thể, tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể thấp còi năm 2000 là 36,5% giảm xuống còn 19,6% năm 20202.
Trong đó sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương và dân tộc là rất đáng kể.
Dữ liệu từ Khảo sát đa cụm chỉ số (MICS) năm 2020 cho thấy tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng thấp còi ở khu vực miền núi phía bắc là 37,4% và Tây Nguyên là
28,8% vẫn đang ở mức đáng báo động. Trên thực tế, chúng ta vẫn chưa thể
thu hẹp tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc, đặc biệt trong những
vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Theo số liệu Tổng điều tra dinh dưỡng
2020, chênh lệch về tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa nhóm dân tộc Kinh và nhóm
các dân tộc khác rất cách biệt. Cụ thể tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp cịi ở
nhóm trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Kinh chỉ chiếm 17,1% thì trong nhóm trẻ em
dưới 5 tuổi dân tộc khác, tỷ lệ này chiếm tới 32%2.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình
trạng suy dinh dưỡng của trẻ như việc thực hành cho trẻ bú mẹ, cho trẻ ăn bổ
sung đúng cách. Ngoài ra các yếu tố nguy cơ như việc bố mẹ trẻ có kết hôn


2

cận huyết, tảo hơn, tập qn chăm sóc và nấu ăn tại địa phương cũng tác động
không nhỏ tới vấn đề dinh dưỡng3. Theo Tổng cục thống kê, nhóm người
dân tộc H’Mơng có tỷ lệ tảo hơn và quy mơ hộ bình quân cao nhất (51,5% và

5,3 người/hộ), tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế của người H’Mông cũng thấp nhất
(49,6%)4. Tuy nhiên, những sự khác biệt về văn hóa, kinh tế và xã hội cần
được xem xét một cách kỹ lưỡng tại mỗi địa phương để có cái nhìn chính xác
nhất về tình hình tại địa điểm đó.
Huyện Mù Cang Chải là một huyện nghèo vùng cao của tỉnh Yên Bái,
huyện nằm trong nhóm 61 huyện nghèo nhất cả nước 5. Tồn huyện có diện
tích tự nhiên 119.773,36 ha. Dân số tồn huyện có 64.340 người, gồm chủ yếu
người H’Mông, Kinh, Thái và một số dân tộc khác (khoảng 12 dân tộc cùng
chung sống) trong đó chủ yếu là người H’Mông chiếm gần 91%6. Với phần lớn
các hộ dân sinh sống trên các đồi, núi cách xa trung tâm huyện, trình độ dân trí
hạn chế.
Hiện nay, mặc dù tình trạng kinh tế tại huyện Mù Cang Chải đã có sự
cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, tuy nhiên hiện vẫn cịn thiếu các
chương trình dinh dưỡng tập trung vào đối tượng dân tộc thiểu số và các
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Để có một bức tranh
tổng thể về thực trạng dinh dưỡng trẻ em tại Mù Cang Chải, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của
trẻ em dân tộc H’mông dưới 5 tuổi tại một số xã huyện Mù Cang Chải,
Yên Bái năm 2021-2022” với hai mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi người H’mông tại
hai xã thuộc huyện Mù Cang Chải, Yên Bái năm 2022.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5
tuổi người H’mông tại tại hai xã thuộc huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
năm 2022.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.1.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt, dư thừa hoặc mất cân bằng trong lượng
năng lượng và/hoặc chất dinh dưỡng của một người. Thuật ngữ suy dinh
dưỡng bao gồm 3 nhóm tình trạng lớn7.
 Thiếu dinh dưỡng, bao gồm gầy còm (cân nặng so với chiều cao), thấp
còi (chiều cao so với tuổi) và nhẹ cân (cân nặng so với tuổi).
 Suy dinh dưỡng liên quan đến vi chất dinh dưỡng, bao gồm thiếu vi
chất dinh dưỡng (thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng) hoặc thừa vi
chất dinh dưỡng.
 Thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ
ăn uống (bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số bệnh ung thư).
WHO đã đưa ra bảng phân loại ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của thiếu
dinh dưỡng như sau:
Bảng 1.1. Phân loại thiếu dinh dưỡng cộng đồng trẻ dưới 5 tuổi8
Chỉ tiêu
Thấp còi
(Stunning)
Nhẹ cân
(Underweight)
Gầy còm

Đánh giá mức độ theo tỷ lệ %
Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao


<20

20 – 29

30 – 39

≥ 40

<10

10 – 19

20 – 29

≥ 30

10 - 15

≥ 15

<5
5-9
(Wasting)
1.1.2. Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng


4

 Thiếu dinh dưỡng

Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em xuất phát từ sự thiếu cơ hội tiếp
cận với các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là trong bối
cảnh giá lương thực tăng cao như hiện nay là nguyên nhân phổ biến của thiếu
dinh dưỡng. Ngồi ra, việc thực hành ni dưỡng kém, chẳng hạn như cho trẻ
bú không đủ, cho ăn sai thức ăn và không đảm bảo rằng trẻ được ăn đủ chất
dinh dưỡng cũng góp phần làm trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Các bệnh nhiễm
trùng, đặc biệt là tiêu chảy thường xuyên hoặc dai dẳng, viêm phổi, sởi và sốt
rét - cũng làm suy yếu tình trạng dinh dưỡng của trẻ9.
 Thừa cân/béo phì
Nguyên nhân cơ bản của béo phì và thừa cân là sự mất cân bằng năng
lượng giữa lượng calo hấp thụ và lượng calo tiêu thụ mà do việc sử dụng quá
mức các loại thực phẩm giàu năng lượng có nhiều chất béo, đường và sự gia
tăng tình trạng hạn chế vận động do tính chất cơng việc văn phòng, sự thay
đổi phương thức vận tải và tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng cũng tác động
vào vấn đề lười vận động của rất nhiều người10.
Thừa cân/ béo phì phân thành hai dạng: béo phì đơn thuần và béo phì
bệnh lý:
Thừa cân béo phì ở trẻ đa số thuộc loại béo phì đơn thuần. Cơ thể của
những đứa trẻ này vốn khỏe mạnh nhưng do trong bữa ăn hấp thụ năng lượng
quá nhiều hoặc tiêu hao năng lượng q ít khiến cho sự chuyển hóa năng
lượng trong cơ thể mất cân bằng; năng lượng dư thừa nhiều chuyển hóa thành
mỡ tích trữ trong cơ thể. Nếu mỡ tích tụ càng nhiều, vượt q hạn độ bình
thường thì sẽ dẫn đến béo phì.
Trẻ bị béo phì bệnh lý thường là do các bệnh về chuyển hóa và nội tiết
như chức năng tuyến yên, tuyến sinh dục hoặc tuyến giáp trạng suy giảm,
cường chức năng tuyến thượng thận,… Béo phì bệnh lý chủ yếu là do rối loạn


5


chuyển hóa mỡ trong cơ thể dẫn đến11.
1.1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng
 Thiếu dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến người dân ở mọi quốc gia. Ước tính
có khoảng 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì, trong khi
khoảng 159 triệu trẻ thấp còi và 50 triệu trẻ gầy còm7.
Trẻ em thiếu dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về
đường hô hấp và đường ruột. Đáng quan tâm nhất là việc trẻ bị phát triển
chậm cả về thể chất lẫn tinh thần. Suy dinh dưỡng khiến tất cả các cơ quan
giảm phát triển. Điển hình là hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao
và tầm vóc của trẻ. Sau đó là giảm phát triển trí não, chậm chạp, giảm học
hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng
thành12.
 Thừa cân/béo phì
Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ
phận trong cơ thể như13:
- Thối hóa khớp, đau thắt lưng: Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng
đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm
cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn
và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Hệ nội tiết, chuyển hóa: Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng
insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng
acid uric gây bệnh gút,
- Rối loạn tiêu hóa: Dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm do tiêu thụ
lượng lớn đường fructose và chất tạo ngọt High fructose corn syrup (HFCS)
có trong nước có ga và các loại thực phẩm đóng hộp. Đường fructose và chất


6


tạo ngọt HFCS đến gan sẽ chuyển hóa một phần thành acid béo gây tình trạng
gan nhiễm mỡ.
- Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Khi trẻ em bắt đầu đi học, bé sẽ dễ bị tự
ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học.
Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cơ đơn vì khơng có bạn.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm.
- Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi.
- Hệ hơ hấp: Giảm thơng khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất
nguy hiểm.
- Mắc bệnh mạn tính khi tuổi trưởng thành: Trẻ TC-BP có thể khơng có
biểu hiện bệnh ở thời điểm hiện tại nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc
các bệnh mạn tính không lây như các bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan
nhiễm mỡ...
Trên thực tế, nhiều gia đình khơng có đủ khả năng hoặc không thể tiếp
cận đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng như trái cây tươi và rau quả, các loại đậu,
thịt và sữa. Trong khi thực phẩm và đồ uống giàu chất béo, đường và muối lại
rẻ hơn và sẵn có hơn, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng trẻ em và
người lớn thừa cân và béo phì, ở các nước nghèo cũng như giàu. Việc phát
hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng và thừa cân trong cùng một cộng đồng, hộ
gia đình hoặc thậm chí cá nhân là khá phổ biến - ví dụ có thể vừa thừa cân
vừa thiếu vi chất dinh dưỡng14.
1.1.4. Phòng chống suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là vấn đề dinh dưỡng cộng đồng quan trọng nhất trên
thế giới hiện nay. Trẻ em là đối tượng chính của SDD, nếu khơng can thiệp kịp
thời thì quãng thời gian phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất (thời kỳ bào
thai và 5 năm đầu tiên) sẽ trôi qua và hậu quả do SDD khơng có cơ hội phục


7


hồi được. Do nguyên nhân phức tạp nên chiến lược phòng chống SDD phải là
một chiến lược lồng ghép trong đó vai trị của phụ nữ hộ gia đình rất quan
trọng. Tổ chức UNICEF đã đề ra chiến lược GOBI-FFF (Theo dõi tăng trưởng,
tiêm chủng theo lịch, nuôi con bằng sữa mẹ, bù nước và điện giải, kế hoạch hoá
gia đình và tạo nguồn thực phẩm), Một trong những điểm mạnh của phương
pháp này là tất cả các yêu cầu và kỹ thuật thực hiện đều có chi phí thấp15.
Tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ có liên quan chặt chẽ tới
thai nhi và con của họ, cho nên cần theo dõi cả tình trạng dinh dưỡng của
người mẹ. Đối với trẻ phải theo dõi cân nặng hàng tháng ghi vào biểu đồ tăng
trưởng để phát hiện sớm SDD, tìm ngun nhân và có biện pháp can thiệp kịp
thời có hiệu quả. Hầu hết trẻ em có nguy cơ thiếu dinh dưỡng cao nhất từ
khoảng 6 tháng tuổi (khi trẻ lớn nhanh và chỉ sữa mẹ không thể đáp ứng đủ
nhu cầu dinh dưỡng) cho đến khi trẻ được 2-3 tuổi. Ngồi ra các chương trình
và can thiệp về dinh dưỡng cũng góp phần giải quyết các nguyên nhân ảnh
hưởng tới dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Trong đó bao gồm việc thực
hành ăn đúng và đủ các chất dinh dưỡng, cách cho ăn, cách chăm sóc và ni
dạy con cái, giảm gánh nặng từ các bệnh truyền nhiễm. Do đó, một khung
hành đồng đã được Lancet lập ra nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các chương
trình và hoạch định chính sách cho sự phát triển tối ưu của thai nhi và trẻ
em16.


8


9

Hình 1.1: Khung hành động nhằm đạt được sự phát triển dinh dưỡng
tối ưu cho thai nhi và trẻ em16

1.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là một nội dung kỹ thuật quan trọng
hàng đầu của dinh dưỡng học. Tình trạng dinh dưỡng có thể đánh giá thơng
qua các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa hay các số đo nhân
trắc dinh dưỡng. Đến nay, số đo nhân trắc dinh dưỡng vẫn được xem là nhạy,
khách quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của một cá thể hay một cộng đồng17.
1.2.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng nhân trắc học
Là việc đo những biến đổi của các kích thước cơ thể và các mơ cấu trúc
của cơ thể ở các lứa tuổi và mức độ dinh dưỡng khác nhau. Các chỉ số nhân
trắc học có thể thu thập trực tiếp từ các số đo hoặc từ một sự kết hợp của các
kích thước thơ như cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo
chiều cao. Quá trình tăng trưởng là kết quả tổng hợp các yếu tố di truyền và
ngoại cảnh, trong đó các yếu tố dinh dưỡng có vai trị quan trọng. Vì vậy, thu
thập các kích thước về nhân trắc là bộ phận quan trọng trong điều tra dinh
dưỡng và là các chỉ số trực tiếp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở cộng đồng, người ta
thường sử dụng các số đo cân nặng và chiều cao cùng với việc xác định tháng
tuổi để tính ra các chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng
theo chiều cao.
1.2.2. Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống
 Điều tra khẩu phần
Phương pháp xác định lương thực thực phẩm theo trọng lượng (cân
đong): Phương pháp này chính xác, chất lượng cao, cho phép đánh giá lượng
thức ăn và chất dinh dưỡng ăn vào thường ngày của đối tượng. Có thể áp


10

dụng cho cả nhà ăn tập thể, gia đình và cá nhân. Phương pháp này đòi hỏi

người điều tra cân đong tất cả các loại thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ
cho một người hay một nhóm đối tượng trong một thời gian nhất định. Công
việc này được coi là khó khăn, tiêu tốn nhiều thời gian và kinh phí.
Phương pháp hỏi ghi 24 giờ: Trong phương pháp này, đối tượng kể lại
tỉ mỉ những gì đã ăn ngày hôm trước hoặc 24 giờ trước khi phỏng vấn. Người
phỏng vấn cần được huấn luyện kỹ để có thể thu được các thơng tin chính xác
về số lượng các thực phẩm được đối tượng đã tiêu thụ. Đây là một phương
pháp rất thơng dụng, nhanh, chi phí ít, đơn giản, nhẹ nhàng, có giá trị khi áp
dụng cho số đơng đối tượng và áp dụng cả với đối tượng trình độ văn hóa
thấp hoặc mù chữ. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trí nhớ,
thái độ cộng tác của đối tượng và cách gợi vấn đề của điều tra viên nên khơng
thể áp dụng cho người có trí nhớ kém và khó ước tính chính xác trọng lượng
một số thực phẩm.
 Điều tra tập quán ăn uống
Là các phương pháp nhằm thu thập các thông tin như các quan niệm,
niềm tin sở thích đối với thức ăn cũng như cách chế biến, phân bố các thức ăn
trong ngày, cách ăn uống trong các dịp lễ hội... Tìm hiểu tập quán ăn uống và
xác định nguyên nhân của chúng là cần thiết, vừa để tiến hành giáo dục dinh
dưỡng có hiệu quả, vừa đề ra phương hướng sản xuất thích hợp. Sự hình
thành và phát triển tập qn ăn uống chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí,
kinh tế, xã hội, tơn giáo, lịch sử và địa lí. Để đạt được các yêu cầu trên, người
ta thường sử dụng các phương pháp định tính như: phương pháp phỏng vấn
và trị chuyện, phương pháp quan sát, tìm hiểu thực hành nuôi con bằng sữa
mẹ và thức ăn bổ sung.
 Điều tra an ninh lương thực (FIES)
Bộ tám câu hỏi bao gồm một thang điểm bao gồm một loạt các mức độ


11


nghiêm trọng của tình trạng mất an tồn vệ sinh thực phẩm. Thang điểm tham
chiếu toàn cầu của FIES dựa trên kết quả từ việc áp dụng mô-đun khảo sát
FIES ở các quốc gia được điều tra bởi Gallup World Poll vào năm 2014, 2015
và 2016. Có thể so sánh tỷ lệ mất an toàn thực phẩm từ các quốc gia khác
nhau bằng cách hiệu chỉnh chúng theo tham chiếu toàn cầu này61.
FIES là một thang đo thống kê tương tự như các thang đo được chấp
nhận rộng rãi khác được thiết kế để đo lường các đặc điểm khó quan sát như
năng khiếu / trí thơng minh, tính cách và một loạt các điều kiện liên quan đến
tâm lý xã hội và sức khỏe.
1.2.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng khám lâm sàng
Việc khám thực thể tập trung vào dinh dưỡng trên từng bệnh nhân có
nguy cơ về các vấn đề dinh dưỡng. Khám nhấn mạnh vào sự mỏi cơ, dự trữ
mỡ, kích thước cơ thể, và các dấu hiệu của sự thiếu hụt vi chất18.
Bảng 1.2. Một số dấu hiệu lâm sàng có thể do thiếu hụt dinh dưỡng18
Bộ phận
Dấu hiệu lâm sàng
Thiếu hụt dinh dưỡng

Tóc:

Da

Mất sắc tố theo đường ngang

Protein, đồng

Dễ nhổ
Thưa

Protein

Protein, kẽm, biolin

Khơ, có vẩy

Kẽm, vitamin A, các aid béo

Viêm da bong vẩy phấn
Dày sừng nang lông
Đốm xuất huyết quanh nang

cần thiết
Protein, niacin, riboflavin
Vitamin A và C
Vitamin C

lông
Đốm và ban xuất huyết
Tăng sắc tố, bong vẩy
Tăng tiết bã nhờn mũi - môi

Vitamin C và K
Niacin
Niacin, riboflavin

Xanh xao
Bệnh da vàng bìu âm hộ

Vitamin B12, đồng, sắt
folat



12

Bộ phận

Móng

Mắt

Miệng

Dấu hiệu lâm sàng

Thiếu hụt dinh dưỡng

Mất lớp mỡ dưới da
Riboflavin
Khum
Sắt
Đường khía nằm ngang, móng Protein - năng lượng
cứng
Qng gà
Tưới máu giác mạc
Khô, vệt Bitot và nhuyễn giác

Vitamin A, kẽm
Riboflavin
Vitamin A

mạc

Viêm kết mạc
Viêm lưỡi (đỏ, chảy máu)

Riboflavin
Niacin, pyridoxin, Riboflavin,

Chảy máu lợi

Vitamin B12, Folat
Vitamin C, Riboflavin

Viêm mơi
Viêm góc miệng
Teo gai lưỡi

Riboflavin
Riboflavin, sắt
Niacin, sắt, riboflavin, folat,

1.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em
Theo WHO (2006), để đánh giá dinh dưỡng tồn diện cần có ít nhất 3 chỉ
số:
 Cân nặng theo tuổi (CN/T)
 Chiều cao theo tuổi (CC/T)
 Cân nặng theo chiều cao (CN/CC)
Các chỉ số này sẽ được so sánh với quần thể tham khảo được Tổ chức Y
tế thế giới khuyến cáo áp dụng năm 2006 (trẻ em dưới 5 tuổi). Trước đây,
SDD được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (<
-2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS (Nation Center For Health Statistics)



13

của Hoa Kỳ. Đây là cách phân loại đơn giản cho phép đánh giá nhanh các
mức độ SDD và có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay
việc sử dụng quần thể tham chiếu NCHS để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em khơng phù hợp với thực tế vì vậy để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em từ năm 2006 WHO đưa ra “chuẩn tăng trưởng mới ở trẻ
em” và đề nghị áp dụng trên toàn thế giới19.
Dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc: tuổi, giới, cân nặng, chiều cao đo được
và số trung bình của quần thể tham chiếu để tính toán các chỉ số Z-score cân
nặng theo tuổi (WAZ), Z-score chiều cao theo tuổi (HAZ), Z-score cân nặng
theo chiều cao (WHZ), WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn
(<-2SD) so với quần thể tham chiếu WHO 2005 để đánh giá trẻ bị suy dinh
dưỡng17.
Cơng thức tính độ lệch chuẩn Z-score (SD score):
Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham
chiếu
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Z-Score hay SD score =

Bảng 1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi
Chỉ số Z-Score
<-3

<-2 và ≥-3

-2 ≤Z Score ≤+2


theo Z-Score 17
Cân nặng/tuổi Chiều cao/tuổi

Cân nặng/chiều

Trẻ SDD thể

Trẻ SDD thể

cao
Trẻ SDD thể gầy

nhẹ cân, mức

thấp còi, mức

còm, mức độ

độ nặng
Trẻ SDD thể

độ nặng
Trẻ SDD thể

nặng
Trẻ SDD thể gầy

nhẹ cân, mức

thấp còi, mức


còm, mức độ vừa

độ vừa
Trẻ bình

độ vừa
Trẻ bình

Trẻ bình thường


14

thường

thường

>+2
>+3

Trẻ thừa cân
Trẻ béo phì

1.4. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới
 Tình hình thiếu dinh dưỡng trẻ em trên thế giới
Theo số liệu trong Báo cáo dinh dưỡng toàn cầu của UNICEF năm
2020 cho thấy. Trên tồn cầu hiện có 20,5 triệu trẻ sơ sinh (14,6%) có cân
nặng khi sinh thấp và cứ 9 người trên thế giới thì có một người bị đói. SDD

thể thấp cịi vẫn ảnh hưởng đến 149,0 triệu (21,9%) trẻ em dưới 5 tuổi và gầy
còm ảnh hưởng đến 49,5 triệu (7,3%) trẻ em dưới 5 tuổi. Những tiến độ là
quá chậm để đạt được bất kỳ mục tiêu nào của kế hoạch dinh dưỡng 2025 của
UNICEF. Đáng chú ý, châu Á là nơi sinh sống của hơn một nửa số trẻ em
thấp còi trên thế giới (81,7 triệu, 54,8%)20.
Để đáp ứng với các vấn đề này, các chương trình dinh dưỡng (can thiệp
dinh dưỡng, chiến dịch truyền thơng, giáo dục cho người chăm sóc,…) được
thực hiện trên quy mơ tồn cầu nhằm giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở
trẻ. Theo báo cáo của UNICEF năm 2020, suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ
em trên toàn cầu đã giảm từ 165,8 triệu trẻ năm 2012 xuống còn 149 triệu trẻ
năm 2018, giảm tương đối 10%20. Phân tích của UNICEF năm 2018, Châu Á
có mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi lớn nhất trong khu vực khi tỷ
lệ giảm từ 38% năm 2000 xuống 23% năm 2017. Cùng kỳ, Nepal đã giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng từ 57,1% xuống 36%21.
Theo báo cáo của UNICEF cho biết gần một nửa số ca tử vong ở trẻ em
dưới 5 tuổi là do SDD (~ 3 triệu trẻ em tử vong mỗi năm). SDD khiến trẻ em
có nguy cơ tử vong do nhiễm trùng, làm tăng tần suất và mức độ nghiêm
trọng của các bệnh nhiễm trùng này, và góp phần vào việc phục hồi chậm. Sự


15

tương tác này giữa suy dinh dưỡng và nhiễm trùng có thể tạo ra một chu kỳ
gây chết người có khả năng gây bệnh nặng hơn và tình trạng dinh dưỡng xấu
đi. Dinh dưỡng kém trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ cũng có thể dẫn đến sự
gia tăng thấp cịi, có liên quan đến khả năng nhận thức kém và giảm hiệu suất
học tập và công việc22.
Các nhà lãnh đạo tồn cầu khẳng định tầm nhìn về một thế giới 'khơng
để ai bị bỏ lại phía sau” bằng cách cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển
bền vững (SDGs). Tầm nhìn này bao gồm một thế giới khơng bị suy dinh

dưỡng ở tất các các thể. Ngay sau các mục tiêu phát triển bền vững, Thập kỷ
Hành động về Dinh dưỡng của Liên hợp quốc (LHQ) 2016–2025 đã nêu rõ
mục tiêu xóa bỏ tất cả các thể suy dinh dưỡng vào năm 2025, một mục tiêu
được củng cố bởi nguyên tắc phổ cập và đạt được an ninh lương thực và dinh
dưỡng cho tất cả mọi người20.
 Tình hình thừa cân/béo phì ở trẻ em trên thế giới
Cũng theo báo cáo của UNCEF, trong số 40,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
bị thừa cân trên tồn cầu, có lần lượt là 5,4 triệu và 4,8 triệu trẻ em hiện sống
ở khu vực phía Nam và Đơng Á (chiếm 26,6% tổng số trẻ). Tỷ lệ béo phì ở
người trưởng thành ở Hồng Kông tăng từ 10,4% năm 2015 lên 10,6% năm
2016 (tỷ lệ thừa cân từ 40,5% lên 40,9%). Đặc biệt, tồn khu vực đang có sự
tăng lên đáng kể trong việc tiêu thụ thực phẩm đóng gói20.
Ở cấp độ toàn cầu, hơn một phần ba dân số trưởng thành trên thế giới
bị thừa cân hoặc béo phì, với xu hướng ngày càng tăng trong hai thập kỷ qua,
mức độ thừa cân ở người trưởng thành ít phổ biến nhất ở châu Á (30%) so với
phần còn lại của thế giới. Khơng có quốc gia nào trên tồn thế giới có thể đảo
ngược xu hướng thừa cân và béo phì đang gia tăng. Mặc dù có một số cải
thiện trong các chỉ số dinh dưỡng chọn lọc, nhưng tiến độ vẫn chưa đủ để đáp
ứng các mục tiêu dinh dưỡng tồn cầu năm 202523. Tình trạng thừa cân, béo
phì đang gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia và khơng có dấu hiệu


×