Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CMT8 có phải là một cuộc cách mạng bạo lực hay không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.24 KB, 3 trang )

Câu hỏi: Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam có phải là
một cuộc cách mạng bạo lực khơng? Tại sao? Phân tích bài
học kinh nghiệm bạo lực cách mạng?
Trả lời:
-

Bạo lực cách mạng: dùng sức mạnh của quần chúng cách
mạng để đánh đổ chính quyền của bọn thống trị, giành lấy
chính quyền về tay nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng.
Bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp (chính trị, qn sự…)
rất to lớn. Đó là cơng cụ để đập tan một chế độ xã hội đã lỗi
thời, thúc đẩy dự phát triển, chuyển biến cách mạng. Dùng bạo
lực cách mạng để chống bạo lực phản cách mạng.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng
bạo lực. Sở dĩ nói như vậy, là vì:
-

-

-

Thứ nhất, trong điều kiện một nước thuộc địa, kẻ thù luôn dùng
bạo lực để thống trị nhân dân thì con đường cùng nhất để
giành độc lập dân tộc là con đường cách mạng bạo lực.
Thứ hai, Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc vùng
dậy của cả dân tộc Việt Nam, được tiến hành bằng khởi nghĩa
vũ trang, đập tan chính quyền đế quốc và tay sai, thiết lập
chính quyền cách mạng. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đi từ
khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khời nghĩa (được xác định
và chuẩn bị từ Hội nghị ban Chấp hành Trung ương Đảng lần


thứ 8 tháng 5/1941).
Thứ ba, Cách mạng tháng Tám năm 1945 dựa vào sức mạnh
của cả dân tộc Việt Nam (trừ bọn tay sai) khơng phân biệt tầng
lớp, giai cấp, đảng phải chính trị. Lực lượng tham gia của Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền được tổ chức thành hai lực lượng
cơ bản, có quá trình chuẩn bị chu đáo và lâu dài là lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang.
+ Chính cương, Sách lược vắn tắt (đầu năm 1930): Chủ
trương tổ chức quân đội cơng nơng.
+ Luận cương 10/1930: Tình thế xuất hiện thì phát động
quần chúng võ trang bạo động đánh đổ chính quyền của giai
cấp thống trị.
+ Cao trào 1930 – 1931: Tổng bãi công của công nhân
Vinh – Bến Thủy (01/08/1930); nơng dân Nghệ Tĩnh biểu tình
vũ trang có tự vệ, lần đầu tiên nhân dân thực sự nắm chính
quyền ở địa phương (Xô Viết Nghệ Tĩnh).


+ Năm 1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, du
kích Bắc Sơn…
+ Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương VIII, thành lập Mặt
trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc đấu tranh chính trị…
+ Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích từ tháng
7/1941 đến 2/1942.
+ Ngày 22/12/1944, Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân, Phay Khắt, Nà Ngần…
+ Từ 3/1945 đến giữa tháng 8/1945: Khởi nghĩa từng
phần ở các địa phương.
+ Ngày 15/04/1945: Hội nghị quân sự Bắc Kì, ủy ban
quân sự Bắc Kì…

+ Tháng 6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời, căn cứ
địa cách mạng, hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
+ Phá kho thóc giải quyết nạn đói.
+ Chớp thời cơ, Tổng khởi nghĩa: Dự đoán khả năng Nhật
sẽ đầu hàng, Đảng quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trước
khi Nhật chính thức đầu hàng.
+ Từ 14 đến 18/08/1945: Một số địa phương khởi nghĩa
giành chính quyền sớm (Quảng Ngãi, Bắc Giang, Hải Dương, Hà
Tĩnh,…)
+ 19/08: Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.
+23/08: Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế.
+ 25/08: Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài
Gịn.
 Trong CMT8 1945 có sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ trang. Đó là sức mạnh áp đảo của tồn dân
tộc đã đưa cách mạng đến thắng lợi.
Phân tích bài học kinh nghiệm bạo lực cách mạng
-

-

Kiên quyết đi theo con đường bạo lực cách mạng của quần
chúng bằng cách kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ
trang, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với một số cuộc tấn
công quân sự của lực lượng vũ trang, tạo thành sức mạnh tổng
hợp, đè bẹp bộ máy chính quyền địch, giảnh thắng lợi cho cách
mạng.
Kết hợp xây dựng cơ sở cách mạng ở cả nông thôn và đô thị với
việc xây dựng lực lượng vũ trang, lập căn cứ địa cách mạng.
Kết hợp phong trào cách mạng ở nông thôn với phong trào

quần chúng ở đô thị.
Tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nơng thơn giành chính quyền
bộ phận, tiến lên khởi nghĩa ở cả nông thôn và đô thị trong đó


-

địn quyết định là khởi nghĩa ở đơ thị đập tan các cơ quan đầu
não của địch, kết thúc thắng lợi dứt khốt cuộc khởi nghĩa.
Tích cực chuẩn bị chu đáo về lực lượng, nắm vững và chớp
đúng thời cơ, tập trung lực lượng kiên quyết và dũng cảm, kịp
thời phát động khởi nghĩa.

Kết luận
-

-

CMT8 là một điển hình sáng tạo về khoa học và nghệ thuật
khởi nghĩa vũ trang, góp phần làm phong phú lý luận chủ nghĩa
Marx Lenin.
Những bài học kinh nghiệm của CMT8 1945 được tiếp tục kế
thừa và phát triển trên mơ hình độ mới trong điều kiện của
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ về sau.



×