Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.92 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MƠN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

MÃ ĐỀ: 13

TIỂU LUẬN MÔN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Tên đề tài: Nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay

Họ và tên: Trần Ngọc Hưng
Mã sinh viên: 20810820122
Lớp: Lớp D15TCDN2

Hà Nội, 10/2021


MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước từ thời Vua Hùng đến tay, hình
ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây dựng với truyền thống thông minh, sáng tạo, lao
động cần cù, chiến đấu dũng cảm và lưu truyền trong nền văn học dân gian như: Hai Bà
Trưng, bà Triệu và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô, Đinh, Lê,
Trần, Lý, Lê. Tây Sơn như Thái hậu Vương Vân Nga, Ỷ Lan nguyên phi, đô đốc Bùi Thị
Xuân... đã được ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc. Bên cạnh đó, trong mỗi gia đình
vai trị, vị trí của người phụ nữ cũng rất quan trọng. Nếu gia đình được coi là tế bào của
xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào.
Trong thời kỳ hịa bình và xây dựng đất nước, ngồi nam giới thì người phụ nữ
cũng giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.... Vai trị
của phụ nữ hồn tồn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành


tặng. Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt
qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực xã hội
như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; … Có thể nói, vai trị
của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng
trong thành tựu của cách mạng Việt Nam.
Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập
kinh tế quốc tế với khu vực và toàn thế giới, thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa,
bên cạnh vai trị quan trọng trong gia đình, người phụ nữ cịn tích cực tham gia vào các
hoạt động xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.
Việc nghiên cứu và làm rõ vai trò, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay đang
được coi là một vấn đề mới mẻ, phong phú và rất cần thiết, để từ đó đề ra các giải pháp
nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Bởi các lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ Việt
Nam trong xã hội hiện nay” để tiến hành nghiên cứu.

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm và đặc điểm của phụ nữ Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam hình ảnh người phụ nữ ln gắn liền với hình ảnh người

3


Mẹ, người tạo nên hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố
quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và luôn minh
chứng sự hiện diện của phu nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Quá trình xây
dựng, lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, tề gia... Được khẳng định
qua năng lực và phẩm hạnh trong các hoạt động xã hội, bao gồm cả trong lĩnh vực phi
truyền thống nhất, góp một phần to lớn cơng sức và trí tuệ cho nền hồ bình và văn

minh nhân loại.
Chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam, ngoài xã hội phụ nữ đóng vai trị quan trọng
trong hoạt động sản xuất, cải biến xã hội. Trong gia đình, Phụ nữ vẫn đóng vai trị chính
trong cơng việc gia đình và ni dạy con cái.
Phụ nữ Việt nam thời phong kiến phần lớn khơng được coi trọng, khơng có được
những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư
tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Người phụ nữ
khơng có được cơ hội phát triển ngang tầm với phát triển của xã hội, họ chỉ là hình bóng
sau lưng người chồng trong các gia đình nhưng vẫn được xem là tác nhân trong sự thành
công của người chồng. Ngồi ra, hình ảnh nổi bật về người phụ nự này còn là người nữ sĩ
đấu tranh chống giặc ngoại xâm góp phần khơng nhỏ vào việc dựng nước và giữ nước
như: Hai Bà Trưng, bà Triệu và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô,
Đinh, Lê, Trần, Lý, Lê. Tây Sơn như Thái hậu Vương Vân Nga, Ỷ Lan nguyên phi, đô
đốc Bùi Thị Xuân... đã được ghi vào lịch sử của dân tộc, đồng thời phụ nữ còn là những
nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…
Từ giữa thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn phản động đã đầu hàng nhục nhã để
thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nước ta đã trở thành một nước thuộc địa và nửa phong
kiến. Hình ảnh người phụ nữ càng trở nên khổ cực hơn, từ đó đã sản sinh ra những phụ
nữ anh hùng, bất khuât, để lại danh tiếng cho các đời sau như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ
Thị Sáu, Hoàng Ngân, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Thị Lét, Tạ Thị Kiều,
Kan Lịch, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình… Các cuộc chiến
tranh sau này xuất hiện nhiều phụ nữ tiêu biểu vượt khó khăn gian khổ, dù có trong hồn
cảnh khó khăn đến đâu thì tinh thần yêu nước và ý chí trách nhiệm đấu tranh giành độc
lập tự do cho dân tộc của họ vẫn luôn rực cháy. Bên cạnh những người phụ nữ trực tiếp
xung phong tham gia chiến đầu cịn có những người phụ nữ thầm lặng là hậu phương
vững chắc cho chồng, cho con tham gia chiến đấu. Hình ảnh người phụ nữ thời kỳ này
được thể hiện rõ nét qua 4 đặc điểm: “anh hùng, bất khuât, trung hậu, đảm đang”.
Đặc điểm của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá đất nước được thể hiện qua bốn phẩm chất đạo đức là “Tự trọng, Tự tin, Đảm
đang, Trung hậu”.

Thứ nhất, phẩm chất tự trọng
Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Hiểu một cách đầy
đủ, tự trọng chính là có ý thức về giá trị của bản thân mình, tự mình tơn trọng mình, coi
trọng danh dự của mình. Theo nghĩa này, tự trọng đồng nghĩa với tự tôn. Đây là một

4


trong những yếu tố nền tảng quan trọng nhất để làm nên giá trị của một con người chân
chính, là giá trị đảm bảo cho tất cả các giá trị của nhân cách mỗi con người.
Thứ hai, phẩm chất tự tin
Tự tin là tin vào bản thân mình, sẵn sàng vượt lên trên định kiến giới, dám nghĩ,
dám làm, dám tin vào khả năng thành cơng của mình. Người tự tin trước hết là người tin
tưởng vào năng lực bản thân, tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình, điểm nào là lợi
thế, điểm nào là hạn chế; tức là có sự tự tin đúng mức dựa nên thực tế cũng như năng lực
của bản thân. Từ đó, đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu vươn lên, vượt mọi hồn cảnh
khó khăn, khắc phục tâm lí tự ti, rụt rè; rèn luyện bản lĩnh, nghị lực để đạt mục tiêu được
xác định trong cuộc đời.
Thứ ba, phẩm chất đảm đang
Đảm đang (tương tự đảm đương) là khái niệm chỉ (người phụ nữ) đảm đang việc
nhà; người đàn bà gánh vác giỏi cơng việc trong gia đình. Theo quan niệm cũ, đảm đang
là khái niệm chỉ phẩm chất người phụ nữ giỏi giang trong công việc, thường là lo toan
việc gia đình. Ngày nay, khái niệm đảm đang đã có những phát triển, mở rộng về nghĩa.
Đó là khả năng quán xuyến việc nước, việc nhà. Người phụ nữ đảm đang là người biết
sắp xếp hài hịa cơng việc gia đình và cơng việc xã hội.
Thứ tư, phẩm chất trung hậu
Trung hậu là trung thực và nhân hậu với mọi người, có những tình cảm tốt đẹp và
chân thành, trước sau như một trong quan hệ đối xử với mọi người. Như vậy, phẩm chất
trung hậu được hiểu là trung thực, thẳng thắn, nhân ái, giàu lòng thương người, chỉ muốn
đem lại những điều tốt lành cho người khác. Trong khái niệm trung hậu cịn có thể hiểu

bao gồm cả nghĩa tình, thủy chung, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Trái với trung hậu là sự dối trá, lừa lọc, là tâm địa phản trắc xấu xa.
2. Vai trò, vị thế của phụ nữa Việt Nam trong gia đình và xã hội
Với tryền thống phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Phụ nữ Việt
Nam đã vượt qua mọi thử thách và định kiến xã hội, vươn lên đóng góp tích cực vào hoạt
động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trị của mình trên nhiều lĩnh vực đời sống xã
hội như: Tham gia quản lý nhà nước, sản xuất kinh tế giỏi… có thể nói phụ nữ Việt Nam
có vai trò, vị thế quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cách mạng Việt
Nam đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, trong mối quan hệ gia đình và ngồi xã hội.
2.1. Phụ nữ Việt Nam trong việc xây dựng gia đình
Phụ nữ Việt nam ln có vị thế, vai trị quan trọng đối với gia đình. Trước hết phải
thừa nhận rằng người phụ nữ có một vị thế hết sức quan trọng trong mỗi gia đình. Vai trị
của người phụ nữ gắn với chức năng, vị thế của người phụ nữ trong gia đình.

Thứ nhất, vai trò của phụ nữ với vị thế là người vợ
Với vị thế là người vợ họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia
đình, hay nói cách khác họ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn đầy ấm áp,
yêu thương; họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ công việc và những vui buồn cùng
chồng trong cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên trong những lúc khó

5


khăn, hoạn nạn của cuộc sống, người vợ cịn đóng góp vào thành cơng trong sự nghiệp
của chồng. Vai trị to lớn đó của người phụ nữ đối với chồng đã được khẳng định “đằng
sau sự thành công của người đàn ơng là hình bóng của người phụ nữ”.
Thứ hai, vai trò của phụ nữ với vị thế là người mẹ
Với vị thế là người mẹ họ có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức
năng sinh sản duy trì nịi giống và ni dạy con cái. Phụ nữ là người chăm sóc và giáo
dục con cái chủ yếu, là người nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần to lớn đối với con.

Ngồi ra trí lực, phẩm chất đạo đức, nhân cách của người mẹ cũng tác động ảnh hưởng to
lớn đến sự hình thành trí lực, phẩm chất, nhân cách của những đứa con. Châm ngơn ta đã
có câu “Con nhà tơng khơng giống lông giống cánh”, hay là “con hư tại mẹ, cháu hư tại
bà”… điều đó cho thấy vai trị và ảnh hưởng to lớn của người mẹ đối với con.
Thứ ba, vai trò của phụ nữ với vị thế là người nội trợ
Là người nội trợ, người phụ nữ đã thể hiện vai trị đảm đang trong qn xuyến
cơng việc gia đình, từ việc đi chợ, lo cơm nước đảm bảo sức khỏe cho các thành viên
trong gia đình, đến việc sắp xếp công việc chung và công việc cho các thành viên trong
gia đình hợp lý, hằng ngày thu xếp, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để giữ ổn định
trong gia đình. Khi nói đến vai trị người phụ nữ Ơng bà ta đã có câu “nam ngoại nữ nội”,
“vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp” thực tế từ xưa đến nay dù ở giai đoạn
lịch sử nào thì vai trị nội trợ của người phụ nữ cũng được coi trọng và khẳng định.
Ngày nay mặc dù khoa học phát triển, đời đống vật chất tinh thần ngày càng cao
đã tạo điều kiện giải phóng phụ nữ khỏi cơng việc nội trợ gia đình để tham gia hoạt động
xã hội, tuy nhiên vai trò nội trợ của người phụ nữ khơng vì thế mà mất đi, ngược lại nó
được quan tâm nhiều hơn nữa, yêu cầu cao hơn nữa, đặc biệt người phụ nữ cần có kế
hoạch sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình thật vui vẻ, đầm ấm phù hợp với sở thích của
các thành viên trong gia đình với những bữa cơm ngon, thân mật để các thành viên trong
gia đình có đủ sức khỏe để học tập và công tác tốt.
Thứ tư, vai trò tham gia sản xuất tạo thu nhập cho gia đình
Là người người lao động tham gia lao động, sản xuất tạo thu nhập cho gia đình.
Hãy chỉ thử nhìn gia đình ở phương diện là một đơn vị kinh tế dù trong nền nông nghiệp
hay công nghiệp phát triển, từ gia đình truyền thống hay hiện đại thì người phụ nữ cũng
là một thành phần lao động chính, tham gia vào mọi khâu trong q trình sản xuất, cũng
như hoạt động bn bán trong xã hội. đóng vai trị tay hịm chìa khóa, có tác dụng quyết
định đến việc chi tiêu trong gia đình. Người xưa có câu: “ Đàn ông xây nhà, Đàn bà xây
tổ ấm” điều đó càng khẳng định vai trị của người phụ nữ hiện đại trong việc xây dựng
gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là hết sức nặng nề. Để tạo dựng một gia đình no ấm,
hịa thuận thì mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm đóng góp cơng sức,
nhưng người phụ nữ phải là người khéo léo sắp xếp để làm sao tất cả mọi người trong gia

đình đều thấy được trách nhiệm của mình tham gia lao động tạo thu nhập đối với gia
đình; Đồng thời chi tiêu một cách hợp lý phù hợp với điều kiện hồn cảnh kinh tế của gia
đình và xã hội.
Thứ năm, vai trò với vị thế là con (con dâu)

6


Nàng dâu khơng chỉ có đối xử tốt với bố mẹ mà phải biết đặc điểm tâm lý của bố
mẹ chồng. Có thể nói một gia đình êm ấm, hạnh phúc thể hiện tài năng của người phụ nữ.
Vậy đòi hỏi ở phụ nữ phải: Biết phân công lao động trong gia đình phù hợp; Quản lý điều
tiết mọi chi tiêu trong gia đình có kế hoạch; Biết được sở thích của từng thành viên trong
gia đình để động viên kịp thời; Am hiểu được những cơ bản về nữ cơng gia chánh; Phải
là tấm gương tốt trong gia đình và ngồi xã hội.
Ngồi ra người phụ nữ cịn có vai trị là người giữ gìn, phát huy những gia trị
truyền thống của gia đình, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc mà trước hết đó là xây dựng gia đình văn hóa.
Trong q trình phát triển của xã hội, nếu vị trí, vai trị của phụ nữ trong đời sống
kinh tế, chính trị thể hiện có lúc rất mờ nhạt, cịn vị trí, vai trị của phụ nữ trong gia đình
ln thể hiện đậm nét, xuyên suốt qua hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, tuy từng giai đoạn
phát triển của xã hội mà vai trị phụ nữ đối với gia đình được thể hiện ở mức độ khác
nhau.
2.2. Phụ nữ Việt Nam ngồi xã hội
Thứ nhất, vai trị của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó
phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. Phụ nữ là nhân tố quyết định thắng lợi trong
sự nghiệp đấu tranh của cả dân tộc. Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai bà Trưng phất cờ khởi
nghĩa đánh giặc cứu dân, cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta
điều hăng hái đứng lên góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc, dưới

sự lãnh đạo của Đảng do nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, phụ nữ Việt
Nam đã tích cực tham gia sản xuất cũng như tham gia trên khắp các mặt trận ở tiền tuyến
phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Trong kháng chiến
chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã hăng hái tham gia phong trào “ba đảm đang’’ vừa giết
giặc nơi tiền tuyến, vừa bảo vệ hậu phương, tích cực thi đua sản xuất bảo đảm lương thực
để đánh thắng quân xâm lược. Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang’’ ở miền Bắc được phát
huy cao độ, người phụ nữ vừa là cô du kích đánh trả máy bay Mỹ, vừa là người lao động
chính trên ruộng đồng, cũng lại là người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình để chồng
con ra chiến trường chiến đấu. Nhiều bà mẹ với tinh thần yêu nước cao cả đã động viên
chồng con đi đánh giặc không sợ gian khổ, nguy hiểm. Miền Nam anh hùng có đội qn
đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ tồn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm,
làm cho địch phải khiếp sợ và gọi họ là “Đội quân tóc dài’’, Phó tổng tư lệnh giải phóng
là cơ Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ có nước ta có vị tướng quân gái như vậy, thật là
vẻ vang cho miền Nam cho tất cả dân tộc ta, phụ nữ Việt Nam thật xứng với danh hiệu
cao quý mà Đảng và Bác Hồ trao tặng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang’’.
Thứ hai, phụ nữ Việt Nam tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội, là lực lượng
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang’’ trong công
cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phụ nữ Việt Nam

7


tiếp tục đóng vai trị quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai
trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.
Ở nước ta, phụ nữ là lực lượng lao động đông đảo nhất trong các lực lượng lao
động (gần 51%), tham gia hầu hết các mặt của đười sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn
hóa – xã hội, an ninh quốc phòng. Họ là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội.
Hơn 30 năm đổi mới toàn diện, đất nước ta thu được nhiều thành tựu quan trọng

nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Thành cơng này có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và sự
giúp sức của tồn dân, trong đó hơn một nửa số dân là giới nữ. Phụ nữ ngày nay năng
động hơn, tham gia vào những lĩnh vực quan trọng trong xã hội. Nhiều tài năng giỏi việc
nước, đảm việc nhà, phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhất là phụ nữ sản xuất giỏi trong nông
nghiệp. Họ đã cùng chồng con nuôi dưỡng các thế hệ cơng dân có chất lượng cao về trí
tuệ, thể lực và nhân cách, chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam trở thành tế bào lành
mạnh của xã hội.
2.3. Phụ nữ trong xu thế hội nhập hiện nay
Khi đất nước bước vào kỉ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng
đất nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục
đóng vai trị quan trọng, động lực thúc đẩy cho sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này
càng được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trước hết chúng ta phải thừa
nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội đã
nói. Hiện nay, phụ nữ góp phần rất lớn vào q trình phất triển của đất nước, thể hiện ở
nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động với hơn 50% dân số và gần 51% lực lượng
lao động xã hội.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt
qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội,
duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trị của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà
nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân…
Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý
năng động, phụ nữ Việt Nam thật xứng đáng với danh hiệu “giỏi việc nước, đảm việc
nhà” .
Để phụ nữ đảm đương được vai trị của mình, đồng thời được phát huy được hết
khả năng của bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi người phụ
nữ là rất quan trọng. Chỉ khi nào tính cực, chủ động của người phụ nữ khơi dậy, phụ nữ
mới có thể đảm đương tốt cơng việc ngồi xã hội, duy trì được mối quan hệ bền chặt, một
tổ ấm hạnh phúc.


II. Vận dụng
1. Quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trị
quan trọng của phụ nữ trong khối đại đoàn kết toàn dân nhằm mục tiêu giải phóng dân

8


tộc. Cùng với q trình trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức, quan điểm của
Đảng về vai trị, vị trí phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng ngày càng hoàn thiện
hơn.
Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra
Nghị quyết về vận động phụ nữ nêu rõ: Phụ nữ Đông Dương chiếm một phần lớn trong
giai cấp vô sản và đóng vai trị quan trọng trong q trình đấu tranh cách mạng. Nghị
quyết chỉ rõ: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu
quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì
cách mạng không thắng lợi được”. Quan hơn 90 năm, quan điểm đó ln được qn triệt
trong các văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ tiêu biểu như: Nghị
quyết số 152-NQ/TW Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 10/01/1967 về một số
vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận; Chỉ thị số 44- CT/TW ngày 7/6/1984 của Ban
Bí thư về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ; Nghị quyết số 04-NQ/TW Bộ
Chính trị ban hành ngày 12/7/1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ
trong tình hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư TW về một số
vấn đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới… hay những Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc của Đảng đều nhấn mạnh, quan tâm phát triển công tác phụ nữ.
Điển hình là Nghị quyết số 11-NQ/T.Ư về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Nghị quyết đã nêu lên những quan điểm
cơ bản của Đảng ta trong công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cụ thể:
(1) Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng

giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và
mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
(2) Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng miền, phát huy được
tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng
lớp PN, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, để phát triển đất nước;
đồng thời chăm lo cho PN tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp
pháp chính đáng để PN có điều kiện thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người lao động,
người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
(3) Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to
lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác
cán bộ của Ðảng.
(4)Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và
từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và
chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các
cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã thực hiện nhiều bước đột phá về nhận thức
và hành động, từ đó đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới, tăng quyền
cho phụ nữ và tạo điều kiện cho nữ giới. Với những nỗ lực khơng ngừng và những thành
tích đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực công tác, phụ nữ Việt Nam đang dần khẳng định
vị thế của mình trên chặng đường hội nhập quốc tế.

9


Đối với phụ nữ và công tác phụ nữ, Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã
nêu rõ: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng
vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc
tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ
có hồn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực

hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Kiên quyết
xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ
nữ, trẻ em”. Đây chính là sự tiếp nối, phát triển quan điểm của Đảng về phụ nữ và công
tác phụ nữ trong các kỳ đại hội trước, thể hiện rõ sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước đối
với lực lượng đã từng được Bác Hồ khen ngợi: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ
ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”; đồng thời, cũng khẳng định
sự quan tâm, trách nhiệm cũng như những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đặt ra để giải
quyết các vấn đề về công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng phong trào phụ nữ ở Việt Nam
2.1. Thành tựu
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp phụ nữ với những nỗ lực
phấn đấu không ngừng nghỉ, phụ nữ Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong
các phong trào thi đua, họ đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực xã hội.
Các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong các lĩnh vực cũng có những tiến bộ rõ nét.
Những điều đó đã góp phần tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ Việt Nam khẳng định những
phẩm chất tốt đẹp, tiềm năng to lớn và vai trị quan trọng trong gia đình cũng như ngồi
xã hội.
Thực hiện nội dung “tích cực học tập”, các tầng lớp phụ nữ đã chủ động, nỗ lực
học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng để áp dụng trong công việc và đời sống. Tỷ lệ biết
chữ của nữ trong độ tuổi 15  - 60 đạt 97,33%; tỷ lệ nữ là người dân tộc thiểu số biết chữ
trong độ tuổi 15 - 60 đạt 92,58%(4). Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào
tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 17,38%. Đội ngũ nữ trí thức ngày càng đơng đảo, tỷ
lệ nữ có học vị thạc sĩ đạt 44,2%, có học vị tiến sĩ đạt 28%; có 753 người được phong
chức danh giáo sư, phó giáo sư. Phụ nữ làm chủ nhiệm 334 đề tài khoa học cấp quốc gia
trong tổng số 1.361 đề tài, chiếm 24,5% (tăng 8,23% so với năm 2015). Điển hình như
GS, TS. Nguyễn Thị Lang, Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao đồng bằng sông
Cửu Long, trong 5 năm đã cùng đồng nghiệp tạo ra 30 giống lúa mới đạt chuẩn xuất
khẩu, từ 55 đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước, với 69 cơng trình khoa học; chuyển
giao các cây ăn trái, cây màu cho các tỉnh, giảng dạy tại 7 trường đại học, hướng dẫn 10
nghiên cứu sinh và 25 học viên cao học. GS, TS. Nguyễn Thị Lang cũng vinh dự được

nhận Giải thưởng Trần Đại Nghĩa do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
trao tặng. Đại úy Đinh Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Khối cơ quan
Học viện Quân y, Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y là chủ nhiệm,
thư ký khoa học, thành viên nghiên cứu chủ chốt thực hiện 4 đề tài cấp quốc gia, 2 đề tài
cấp bộ, 1 đề tài cấp cơ sở, công bố hơn 30 bài báo khoa học (trong đó có 5 bài báo cơng
bố trên tạp chí quốc tế); tham gia xây dựng thuyết minh và thực hiện chính đề tài độc lập

10


cấp quốc gia “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và Real-time RT-PCR phát hiện
chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)”, sau hơn 1 tháng đã có sản phẩm phục vụ
phòng, chống dịch - đây là bộ sinh phẩm phát hiện SARS-CoV-2 đầu tiên được Bộ Y tế
cấp phép lưu hành (ngày 4-3-2020). Bộ sinh phẩm không chỉ củng cố niềm tin của xã hội
vào sự chỉ đạo của Chính phủ và các nhà khoa học Việt Nam trong phịng, chống dịch
bệnh COVID- 19, mà cịn góp phần xây dựng thương hiệu Việt Nam trên bản đồ khoa
học - cơng nghệ quốc tế.
Đã có rất nhiều phụ nữ, nữ sinh viên xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đất nước được
tôn vinh, ghi nhận qua các giải thưởng trong nước và quốc tế. Trong đó, riêng Giải
thưởng Kovalevskaya, một giải thưởng do vợ chồng GS, TS. Ann Koblitz (người Mỹ)
sáng lập mang tên nhà nữ toán học Nga, tại nước ta do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ
chức, đã tôn vinh 20 tập thể nữ và 49 cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc
trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Giải thưởng cũng trao học bổng cho 8 sinh viên nữ để
khuyến khích các em nghiên cứu khoa học. Đã có 80 tập thể và 144 cá nhân được nhận
Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam - một giải thưởng quốc gia danh giá, tôn vinh những tập
thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Những người phụ nữ
ấy chính là những nhân tố tích cực của phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục là tấm
gương, nguồn cảm hứng cho cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ
quốc phấn đấu.

Thực tế cho thấy, phụ nữ ngày càng tham gia và phát huy vai trò trong nhiều lĩnh
vực, ngành nghề mới mà trước đây chỉ dành cho nam giới: tham gia quản lý nhà nước,
tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống
tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại… Ngày càng có nhiều người trở thành chính
trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động.
Bên cạnh thành tích trong các phong trào thi đua, việc thực hiện Chỉ thị số 05CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, được phụ nữ cả nước nhiệt tình hưởng ứng, nhất là
học tập, làm theo Bác trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong 3 năm gần đây, đã
có 11 triệu phụ nữ tham gia thực hiện tiết kiệm, huy động được 8,6 nghìn tỷ đồng, cho
trên 1,2 triệu lượt phụ nữ vay vốn sản xuất, kinh doanh hoặc mua bảo hiểm y tế, xây
dựng công trình vệ sinh, cải thiện nhà ở. Nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm
theo Bác đã có trên 19 nghìn cá nhân, tập thể phụ nữ điển hình tiên tiến được biểu dương
trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và rèn luyện phẩm
chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Hay trong phong
trào “quốc gia khởi nghiệp” những nữ doanh nhân Việt Nam đã góp phần đưa Việt Nam
xếp thứ 6 trong số các quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất và là đại diện châu Á duy
nhất có mặt trong Nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo.
Trong văn hoá, thể thao và du lịch, phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào “Tồn
dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố”; đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là
du lịch cộng đồng, gắn với bản sắc văn hoá địa phương và các loại hình di sản văn hóa

11


phi vật thể đã được UNESCO cơng nhận; góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến văn
hoá, di sản hàng đầu châu Á và thế giới. Phong trào văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao
đã thu hút đông đảo chị em tham gia. Cuộc vận động “Mỗi phụ nữ chọn một hình thức
văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao phù hợp”, “Áo dài - Di sản văn hoá Việt Nam” đã
làm phong phú đời sống tinh thần, tơn vinh văn hố và nâng cao sức khỏe của chị em.

Các nữ vận động viên nỗ lực luyện tập, thi đấu xuất sắc đạt nhiều thành tích đỉnh cao ở
cấp độ quốc gia và quốc tế. Nữ nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo... sáng tạo nhiều tác phẩm được
nhận giải thưởng, huy chương trong nước và quốc tế.
Có thể nói rằng, phụ nữ Việt Nam đã rất hội nhập, rất chủ động, sáng tạo, tự tin, trí
tuệ. Tất cả những hình ảnh đó có trong cơng việc, trong cuộc sống. Bên cạnh đó, phụ nữ
Việt Nam cũng tiếp thu những cái văn minh, tiến bộ của nhân loại để đưa vào trong lối
sống, trong tư duy, trong ứng xử gia đình và ứng xử trong xã hội. Tất cả những điều đó
cũng góp phần để khẳng định sự hiện đại, sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam ngày nay.
2.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả to lớn, thực trạng phong trào phụ nữ ở Việt Nam còn bộc
lộ một số hạn chế:
Thứ nhất, các phong trào, công tác tuyên truyền, xây dựng người phụ nữ phát triển
toàn diện chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của xã hội và nhu cầu thực tiễn của phụ nữ,
công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đời sống và việc làm của phụ nữ có nơi, có lúc
chưa kịp thời, sâu sát. Chậm đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục
pháp luật, đạo đức lối sống. Việc cụ thể hóa một số chủ trương của Đảng, Nhà nước trong
một số lĩnh vực, đối tượng phụ nữ còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản trong
nhận thức và hành động bảo vệ an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Thứ hai, nhận thức về giới và bình đẳng giới chưa đầy đủ và sâu sắc, sự quan tâm
của các cấp ủy đảng chưa thường xuyên, liên tục. Định kiến giới cũng là một rào cản đối
với sự phấn đấu của phụ nữ nói chung và nữ cán bộ nói riêng. Điều này được thể hiện rõ
nét ở các tỉnh miền núi - nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp, trình độ tri thức chưa
cao. Tuy được các cấp ủy đảng và chính quyền tạo mọi điều kiện tuyên truyền nâng cao
nhận thức về giới và bình đẳng giới song vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ nhân dân chưa
thực sự ủng hộ cho phụ nữ và cán bộ nữ. Chính yếu tố này cũng đã kìm hãm sự phát triển
của phụ nữ ở tỉnh.
Thứ ba, các phong trào thi đua, các cuộc vận động phụ nữ còn thiếu hấp dẫn, thiếu
thiết thực, chưa phát triển đồng đều, còn nhiều biểu hiện hình thức nên chưa khơi dậy
được tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ. Hoạt động của tổ chức hội chưa
thực sự có chiều sâu, một số hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ hiệu quả chưa cao, chưa

sâu sát với từng nhóm đối tượng đặc thù, chưa phát huy tính chủ động của phụ nữ.
Thứ tư, Hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội còn chưa được như mong
muốn. Một số mơ hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, nhất là kinh tế hợp
tác chưa thực sự bền vững, thiếu đồng bộ giữa miền xuôi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ năm, tình trạng tự ti hoặc níu kéo lẫn nhau trong giới nữ cũng tác động tiêu
cực đến tỷ lệ và chất lượng đội ngũ nữ cán bộ. Một bộ phận phụ nữ vẫn cịn biểu hiện tự
ti, an phận, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, chấp nhận hồn cảnh và khơng sẵn sàng

12


nhận vị trí cơng tác khi được phân cơng. Phụ nữ nhiều khi cịn tự níu áo nhau trong q
trình phấn đấu, bản thân phụ nữ đôi lúc cũng không giành cho nhau sự ưu ái, tự kìm hãm
lẫn nhau trong q trình cơng tác.
Ngun nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế nêu trên là: Một số cán bộ chưa bắt
kịp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của phụ nữ, chậm thích ứng với những thay
đổi về tổ chức bộ máy; năng lực phát hiện vấn đề, kỹ năng giám sát, phản biện xã hội của
đại bộ phận cán bộ, phụ nữ còn lúng túng; cơng tác nghiên cứu cịn thiếu tính dự báo.
Về ngun nhân khách quan dẫn đến hạn chế là: Một số văn bản chính sách, pháp
luật liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới cịn thiếu đồng bộ; nhận thức xã hội về bình
đẳng giới chưa đầy đủ; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt trái của kinh tế thị trường,
thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống, chất lượng cuộc sống
của phụ nữ, mối quan hệ gia đình; nguồn lực hoạt động của Hội phụ nữ, đặc biệt ở cấp cơ
sở còn hạn chế.
2.3. Bài học kinh nghiệm
Từ những hạn chế đã đề cập và thực tiễn các phong trào phụ nữ ở Việt Nam hiện
nay, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, bám sát và cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, kiên trì sứ mệnh “Đồn kết, tập hợp các tầng lớp phụ nữ Việt Nam vì
hạnh phúc của phụ nữ và sự thịnh vượng của đất nước” là nền tảng quan trọng định

hướng, là chỉ báo đổi mới nội dung, phương thức thực hiện chức năng đại diện; lựa chọn
những vấn đề thiết thân của phụ nữ, gia đình, bình đẳng giới… làm trọng tâm ưu tiên
trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Hai là, phát huy vai trò chủ thể, năng lực tiềm tàng của phụ nữ. Một mặt, phải
khơi dậy ý chí tự lập khát vọng vươn lên, tinh thần chủ động giải quyết các vấn đề của
bản thân, của gia đình để thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội. Mặt
khác, phải lấy quyền lợi chính đáng, sự tiến bộ của các tầng lớp phụ nữ làm mục tiêu
phấn đấu và lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo kết quả hoạt động.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác phụ nữ có phẩm chất đạo đức, có bản
lĩnh, năng lực, trách nhiệm, có phương pháp công tác dân vận khéo là nhân tố chủ chốt,
quyết định hiệu quả phong trào, các cuộc vận động. Phát huy vai trị đồn kết, dẫn dắt,
khơi dậy sức sáng tạo, cống hiến của các cán bộ làm công tác phụ nữ, người đứng đầu
các cấp Hội; khuyến khích động viên đội ngũ cán bộ, người có uy tín, ảnh hưởng trong
cộng đồng tham gia các phong trào.
Bốn là, nâng cao hiệu quả thực chất công tác tham mưu, đề xuất chính sách, giám
sát và phản biện xã hội của tổ chức Hội phụ nữ. Coi trọng tổng kết thực tiễn nghiên cứu
lý luận, sử dụng đội ngũ chuyên gia trong q trình hồn thiện và thực hiện tốt luật pháp,
chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
Năm là, huy động nguồn lực tổng hợp từ các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước để thực hiện các phong trào. Tập trung tham mưu, đề xuất các nhiệm
vụ công tác Hội và các vấn đề của phụ nữ, gia đình, trẻ em vào các chương trình, đề án
phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức. Khai

13


thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu công tác phụ nữ, các mục
tiêu bình đẳng giới.
3. Giải pháp phát huy vai trị, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện
nay

Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện này. Chúng ta
cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cụ thể:
Nhóm giải pháp về chủ trương, đường lối, chính sách
Cần xây dựng một hệ thống hồn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách để
bảo đảm bình đẳng giới sát với yêu cầu thực tiễn. Trong đó, cần chú trọng đến các chủ
trương, chính sách về tạo nguồn nữ cán bộ. Việc tạo nguồn cán bộ là khâu quan trọng,
cần phải có tính chiến lược, khoa học và có bước đi phù hợp.
Đồng thời cần quan tâm đến việc sắp xếp, bố trí cơng việc phù hợp, việc sắp xếp,
bố trí cơng việc dựa trên tiêu chuẩn đối với từng chức danh và kết quả đánh giá cán bộ để
bổ nhiệm đúng chỗ, đúng người tạo môi trường thuận lợi để cán bộ nữ thể hiện hết năng
lực, sở trường.
Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền
của phụ nữ: luật hóa đầy đủ, kịp thời các chuẩn mực quốc tế về quyền của phụ nữ trong
các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên
quan đến bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Nhóm giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức
Để xóa bỏ được rào cản định kiến giới, địi hỏi phải tăng cường giáo dục, tuyên
truyền nhằm nâng cao trình độ nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận vai trò, vị
thế người phụ nữ. Cần đổi mới hoạt động truyền thơng, trọng tâm là đa dạng hóa các sản
phẩm và phương thức truyền thông như: phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng
trung ương và địa phương; phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, mở rộng
kết nối với một số trang/nhóm trên mạng xã hội, dịch vụ tin nhắn... Kết hợp hài hịa giữa
tổ chức các chiến dịch truyền thơng quy mơ lớn diện rộng với các hình thức tun truyền,
vận động trực tiếp tại các địa bàn. Đặc biệt đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
vùng các dân tộc thiểu số là những nơi kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, tư tưởng
phong kiến cịn nặng nề, cần tăng cường các hoạt động tập huấn để đưa các vấn đề để các
tài liệu tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giới và bình đẳng giới đến được với tất cả phụ
nữ và cộng đồng. Cần có nhiều chương trình, dự án lồng ghép với phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương, tạo điều kiện để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ, tạo điều kiện cho
bình đẳng giới được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh các giải pháp thuộc yếu tố khách quan, quan trọng hơn cả vẫn là sự tự
phấn đấu của bản thân phụ nữ, bản thân người phụ nữ phải nỗ lực vươn lên, vượt qua rào
cản để phát triển. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, phụ nữ Việt Nam có nhiều
cơ hội và cũng gặp nhiều thách thức để có thể khẳng định và phát huy vai trị của mình.
Do đó, bản thân phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trị về giới của mình mới
có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng
giới.
Nhóm giải pháp nâng cao công tác quản lý, điều hành, công tác tổng kết thực tiễn

14


Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của các cơ quan
trong hệ thống chính trị về bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, tạo sự vận
hành đồng bộ của các thiết chế từ Trung ương đến cơ sở, trong đó có Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam. Triệt để phân cấp, phân quyền, thống nhất và đồng bộ trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị của tổ chức theo hướng “Trung ương định hướng chiến lược, Tỉnh vận
dụng sáng tạo, Huyện đồng hành cơ sở, Xã nắm chắc hội viên, Chi thấu hiểu phụ nữ”.
Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý luận, góp phần bổ sung lý luận về
phụ nữ, cơng tác phụ nữ và bình đẳng giới, tập trung nghiên cứu những vấn đề mới, khó
như: phụ nữ với hội nhập quốc tế; tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh mới,
cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư; nội dung, phương thức hoạt động của Hội trong tình
hình mới... Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu của cán
bộ làm công tác phụ nữ. Tăng cường triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo,
trao đổi học thuật về phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các bộ, ban,
ngành, tổ chức; Mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước, tăng
cường hoạt động liên kết, phối hợp, vận động nguồn lực như: Rà soát, nâng cao hiệu quả
thực chất của công tác phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức; phối hợp với các tổ chức
chính trị - xã hội trên nguyên tắc “3 chung” (chung hoạt động, chung đối tượng và chung

nguồn lực); Chủ động ký kết các chương trình phối hợp đa ngành theo cơ chế đặt hàng
để giải quyết các vấn đề việc làm; Vận động, kết nối các cá nhân, tổ chức hoạt động thiện
nguyện, doanh nghiệp xã hội trong hỗ trợ phụ nữ yếu thế, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi thiên
tai, dịch bệnh đột xuất, Quỹ “Tiếp bước cho trẻ em đến trường”, “Đồng hành cùng phụ
nữ biên cương”, mái ấm tình thương...; vận động xã hội hóa nguồn quỹ cho các giải
thưởng dành cho phụ nữ…

C. KẾT LUẬN
Hình ảnh người phụ nữ ln gắn liền với hình ảnh người Mẹ, người tạo nên hạnh
phúc cho gia đình và xã hội. Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự
phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam,
ngồi xã hội phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất, cải biến xã hội.

15


Trong gia đình, Phụ nữ vẫn đóng vai trị chính trong cơng việc gia đình và ni dạy con
cái.
Để người phụ nữ đảm đương được vai trị của mình, đồng thời phát huy được hết
khả năng bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự quyết của mỗi phụ nữ là rất
quan trọng, chỉ khi bản thân tích cực, chủ động thì người phụ nữ mới có thể khơi dậy
được tiềm lực bên trong của mình, giúp họ vừa có thể đảm đương tốt cơng việc ngồi xã
hội, vừa duy trì được mối quan hệ gia đình bền chặt, mộ tổ ấm hạnh phúc. Và phụ nữ - dù
trong thời đại nào cũng ln có những vị thế khơng thể thay thế trong gia đình và ngồi
xã hội.
Trong thời đại của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bất
cứ đâu trong lĩnh vực nào vai trị và hình ảnh của người phụ nữ cũng không thể thiếu. Họ
đang ngày cảng khẳng định mình với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố…. Chúng ta có quyền tin
tưởng và hi vọng rằng người phụ nữ sẽ có một cuộc sống, một cơng việc, một vị thế ngày

càng xứng đáng hơn với những gì mà chị em phụ nữ luôn cần mẫn, chắt chiu và cống
hiến cho gia đình và xã hội này.
Gắn liền với những phẩm chất tốt đẹp, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước,
vai trò, vị thế của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định trong thực tế
khơng chỉ trong gia đình mà cịn trong đời sống xã hội. Cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước là cơ hội chia đều cho tất cả các giới. trong đó, cần phát triển bình đẳng
giới, loại bỏ những rào cản tâm lý xã hội để người phụ nữ ngày càng có điều iện phấn
đấu vươn lên, toả sáng làm rạng danh truyền thống vẻ vang của phụ nữ, đặc biệt là phụ
nữ Việt Nam trong thời kỳ mới.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học về phụ nữ, năng lực thực tế để phân
công trao nhiệm vụ phù hợp với mối người, mỗi tổ chức, khai thác triệt để nguồn nội lực
dồi dào của lực lượng phụ nữ góp phần xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội trên đất
nước ta là mục tiêu vươn tới của toàn dân tộc trong thế kỉ 21.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

16


2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
4. Hà Thị Nga - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đồn, Chủ tịch Trung ương Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2021), Phụ nữ Việt Nam khơi dậy khát vọng phát triển,
quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tạp chí Cộng Sản,
Đăng ngày 11/07/2021.
5. Diệp Linh (2020), Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong hội nhập quốc tế, Trang

thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương, ngày phát hành 06/03/2020.
6. GS. Hoàng Phê (tái bản 2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức.

17



×