Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật nuôi ong năng suất cao potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.69 KB, 5 trang )



Kỹ thuật nuôi ong năng suất cao

Nước ta, ong nội (Apis cerana) đã được nuôi
từ lâu với nhiều hình thức như : nuôi ong trong hốc
cây, hốc đá tự nhiên ; nuôi trong thùng. Song, mọi
phương thức nuôi ong đều mang tính thô sơ, năng
suất thấp.Ngày nay, việc áp dụng kỹ thuật nuôi
trong thùng cải tiến có khung cầu di động đưa năng
suất mật tăng gấp 5 - 10 lần.Để nuôi ong thành
công và thu được nhiều sản phẩm, cần phải nắm
vững, kết hợp nhiều yếu tố như kỹ thuật tạo chúa
chất lượng cao, kỹ thuật nuôi và sử lý đàn ong, các bước đi hoa, phương pháp phòng
và trị bệnh
1. Sinh học ong mật :
Ong mật: sống thành đàn, trong đàn gồm có Ong chúa, Ong đực và Ong thợ.
Ong chúa: Bình thường mỗi đàn ong chỉ có một con ong chúa. Ong chúa của
giống ong nội đẻ trung bình 400 - 600 trứng/ngày đêm.Ong chúa có hình dạng lớn
nhất trong đàn: dáng cân đối, bụng thon dài, chúa mới đẻ có lớp lông tơ nhiều, mịn,
bò nhanh nhẹn.Ong chúa có khả năng sinh sản để duy trì bầy đàn và điều tiết của hoạt
động của đàn ong.
Ong đực: Có màu đen, nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa. Ong đực
có thể sống trong 50 - 60 ngày. Sau khi giao phối, ong đực bị chết. Khi thiếu ăn
chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và bị chết đói.
Ong thợ: Có số lượng đông nhất trong đàn,có bộ
phận sinh sản phát triển không đầy đủ. Ong thợ có
cấu tạo cơ thể thích hợp với việc nuôi ấu trùng, thu
mật và phấn hoa Tuổi thọ của ong thợ chỉ kéo dài
từ 5 - 8 tuần. Khi phải nuôi nhiều ấu trùng, lấy mật
nhiều thì tuổi thọ giảm và ngược lại. Một số ong thợ


làm nhiệm vụ trinh sát, bay đi tìm nguồn mật, phấn
hoa và thông báo cho các ong thu hoạch biết đến hút
mật chuyển cho ong tiếp nhận. Ong tiếp nhận tiết
thêm men vào mật, quạt gió và chuyển dần mật từ các lỗ tổ ở phía dưới lên trên của
bánh tổ.
2.Chọn điểm đặt ong
a. Chọn điểm nuôi ong:


 Gần nguồn mật phấn hoa
 Nơi không phun thuốc sâu hóa chất.
 Không có dịch bệnh, ít hoặc không có ong rừng, chim thú hại.
 Địa hình thoáng mát, yên tĩnh, không gần đường giao thông, nhà máy đường,
nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến hoa qủa và không có hồ lớn bao quanh
b. Cách đặt thùng đàn ong:
Thùng ong nên kê cao 25 - 30cm so với mặt đất, thùng nọ cách thùng kia ít
nhất là 1m, cửa ra vào đặt các hướng khác nhau, chọn nơi khô ráo, thoáng mát như
dưới hiên nhà, cạnh gốc cây Không nên đặt trên sân gạch, nền xi măng, nơi qúa ẩm
ướt hoặc gần chuồng gia súc.
3. Chia đàn tự nhiên
Một bộ phận ong thợ cùng với ong chúa tách ra, bay đi để thành lập một tổ ong
mới. Chia đàn ong tự nhiên thường làm giảm năng suất mật.
a. Khi nào đàn ong chia đàn tự nhiên:
 Điều kiện bên ngoài:
 Nguồn thức ăn (mật, phấn) nhiều.
 Khí hậu thời tiết tốt (không nắng, nóng, lạnh qúa)
 Điều kiện bên trong :Mật độ ong đông, ong chúa đẻ mạnh, cầu con nhiều, thức
ăn dự trữ thừa và ong sống trong thùng qúa chật trội.
b. Hiện tượng của đàn ong trước khi chia đàn tự nhiên:
Trước khi chia đàn vài tuần, ong xây nhiều lỗ tổ ong đực và xây từ 3 - 10 mũ chúa

ở hai góc và phía dưới bánh tổ.
Bình thường khi mũ chúa già thì ong chia đàn nhưng có khi mới có nền chúa hoặc
ong chúa mới đẻ vào đã chia đàn.
Ong chia đàn từ 8 - 11 giờ sáng và 14 - 16 giờ chiều vào những ngày đẹp trời. Khi
chia đàn, ong chúa cũ cùng với qúa nửa số ong thợ và một số ong đực ăn no mật rồi
bay ra khỏi tổ, sau đó tụ lại ở hiên nhà, cành cây gần đó và quên tổ cũ, khi bắt đàn
ong trở lại, nên cho ong vào thùng khác và đặt bất cứ nơi nào.
Khi chia đàn tự nhiên, ong không ồn ào và náo động như khi bốc bay.
. Thời gian chia đàn tự nhiên:
 Ở miền Bắc: ong thường chia đàn vào tháng 3 - 4, một số ít chia vào tháng 10
- 11.
 Ở miền Nam: ong thường chia đàn vào tháng 10 - 11 và tháng 2 - 4(đầu và
giữa vụ mật).


d. Xử lý ong chia đàn tự nhiên:
Trong trường hợp đàn ong ít quân : khắc phục việc chia đàn bằng cách thay
ong chúa cũ bằng ong chúa mới vào lúc nguồn hoa phong phú, cho thêm tầng chân,
quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật
chống rét ra ngoài, vặt các mũ chúa và cắt bỏ lỗ tổ ong đực.
Trong trường hợp đàn ong mạnh thì chủ động chia đàn : cần cho ăn đủ, chọn
những mũ chúa thẳng dài ở vị trí trống như ở 2 góc và dưới bánh tổ để sử dụng sau
khi ong chia đàn mới.
Đàn ong chia đàn tự nhiên thường ăn no mật và phần, đông ong thợ trẻ đang độ
tuổi tiết sáp, xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây
tầng chân. Đàn ong gốc chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất để thay chúa còn lại cắt bỏ
tất cả các mũ chúa đi.
Ong bốc bay
a. Nguyên nhân và biểu hiện ong bốc bay:
Nguyên nhân bên ngoài: ong rừng, kiến hoặc dịch hại khác quấy phá, trời

nắng, nóng, khô hanh; thùng ong bị đổ, bị chấn động mạnh sau khi di chuyền,
Nguyên nhân bên trong: do đàn ong thiếu thức ăn, ong chúa ngừng đẻ không
có cầu con. Đặc biệt khi đàn ong bị bệnh và bị sâu phá bánh tổ.
Hoặc do chuyển nơi ở theo mùa vì ong còn mang tính dã sinh.
Trước khi bốc bay, ong chúa giảm đẻ sau đó ngừng hẳn, đàn ong đi làm uể oải.
Khi sắp bốc bay cả đàn đàn ong ồn ào, náo động, chúng ăn no mật và ùn ùn kéo ra
khỏi tổ.
b. Thời vụ và thời gian ong bốc bay:
Ở miền Bắc, ong thường bốc bay vào tháng 7 - 9 do thiếu ăn và nắng nóng, ong
di chuyển chỗ ở từ vùng thấp lên vùng cao mát mẻ hơn. Tháng 10 - 11 ong lại bốc
bay di cư về vùng thấp và tháng 1 - 2 bốc bay do đói rét.
Ở miền Nam, ong bốc bay sau vụ mật vào tháng 7 - 9.
c. Biện pháp hạn chế ong bốc bay:
 Tạo đàn ong có chúa trẻ dưới 8 tháng tuổi, đẻ tốt.
 Thức ăn đủ (cả mật vít nắp và 1 - 2 cầu phấn).
 Duy trì đàn ong lúc nào cũng có cầu con, nhất là cầu ấu trùng.
 Phòng bệnh tốt, trị bệnh kịp thời và triệt để.
 Chống nóng, nắng, hanh khô.


4. Phương pháp nhập đàn ong, cầu ong:Nhập ong thợ từ đàn này sang đàn
khác nhằm :
 Điều chỉnh thế ong cho đồng đều.
 Xử lý các trường hợp: bốc bay, mất chúa, tăng lực lượng xây bánh tổ.
 Thao tác cần nhẹ nhàng để tránh ong đánh nhau gây tình trạng mất ổn định
trong đàn ong và những đàn xung quanh.
a. Các nguyên tắc nhập đàn ong, cầu ong:
 Nhập vào buổi tối.
 Nhập đàn ong không có chúa vào đàn ong có chúa.
 Nhập đàn ong yếu vào đàn ong mạnh.

b. Các cách nhập ong:
 Nhập gián tiếp (ngoài ván ngăn)
 Khử hoặc tách chúa ở đàn bị nhập trước 6 giờ.
 Đến tối nhấc các cầu định nhập đặt ngoài ván ngăn của đàn ong được nhập.
 Sáng hôm sau nhấc ván ngăn ra ngoài và ổn định cầu mới nhập vào.
 Nhập trực tiếp (trong ván ngăn):Buổi chiều, tách ván ngăn ra xa, đến tối đặt
nhẹ cầu nhập vào hoặc thổi nhẹ cho ong già bay khỏi tổ, còn lại toàn ong non.
5. Phương pháp chia đàn ong: Chia đàn nhân tạo nhằm giảm sự chia đàn tự
nhiên và tăng số đàn. Có mấy phương pháp chia như sau:
a. Chia đàn song song:
 Sau khi chuẩn bị được ong chúa, mũ chúa, dùng một thùng mới có mầu sơn
giống với mầu thùng cũ của đàn ong định chia.
 Chia đều số cầu, quân nhộng, ấu trùng và thức ăn ra làm đôi, đặt 2 đàn liền
nhau.
Để 2 đàn cách đều vị trí đàn cũ 20 - 30cm. Nếu đàn ong vào nhiều hơn thì nhích
xa vị trí cũ, đàn nào vào ít thì nhích gần lại. Dần dần tách 2 đàn ra xa nhau, quay cửa
tổ ra 2 hướng.
Cách chia này có ưu điểm là 2 đàn được chia đều, phát triển nhanh, không phải
mang ong đi, tiện kiểm tra, chăm sóc.
b. Chia dời chỗ:
Mang thùng mới đến gần đàn cơ bản, tách ra 2 - 3 cầu, chèn lại, rồi chuyển đi cách
đó 1km, thường mang ong chúa đã đẻ đi. Nên tiến hành trước vụ mật 40 ngày.
c. Tách cầu ghép thành đàn mới :


Khi sắp tới vụ mật, có một số đàn ong mạnh muốn chia đàn tự nhiên, nếu không
chia ong sẽ tự chia đàn hoặc đi làm kém. Cần lấy từ các đàn mạnh, mỗi đàn một cầu
nhộng và quân để tách ra hình thành đàn mới. Vừa chống chia đàn, vừa tăng sản
lượng mật, tăng được số lượng đàn. Ngày đầu chỉ nên lấy 1 cầu, ngày sau lấy 1 cầu
của đàn khác và hôm sau lấy thêm 1 cầu của đàn thứ 3. Nếu ong chúa đẻ, đàn ghép sẽ

phát triển nhanh.
6. Phương pháp chống nóng, chống rét cho ong: Yêu cầu nhiệt độ trong đàn
ong từ 33 - 35
O
C, độ ẩm từ 60 - 80%. Cao hơn hoặc thấp hơn ong thợ sẽ làm
những công việc sau :
 Quạt gió cho mát (nếu nóng qúa)
 Tụ lại rung cánh tạo nhiệt (rét qúa)
 Đi lấy nước về tổ (hanh, thiếu ẩm độ)
Chống nóng cho ong:
 Không để đàn ong ở ngoài nắng, không đặt cửa về hướng tây, không để đàn
ong chật chội.
 Để máng có nước trong thùng ong vào những ngày nóng bức.
Chống rét, khô hanh cho ong:
 Điều chỉnh đàn ong trước mùa rét để có thế đàn đông đều, nên kết thúc nhân
giống trước 30/11 để có thời gian nâng thế đàn tốt qua mùa đông.
 Cho ăn đầy đủ đến khi có mật vít nắp, nếu thiếu phấn kéo dài phải cho ăn bổ
sung.
 Dùng rơm, lá chuối khô làm vật chống rét để ở ngoài ván ngăn hoặc bên trên
xà cầu.
 Bịt kín các khe hở của thùng ong, không để cửa tổ quay về hướng bắc.
 Nếu khô hanh qúa cho uống nước pha ít muối với tỷ lệ 9/1000.
Đơn vị thực hiện: NXBNN Hà Nội

×