Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN CỦA TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH Y KHOA TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.29 KB, 15 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NINH
SỞ Y TẾ QUẢNG NINH
----------

ĐỀ ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
CỦA “ TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH Y KHOA TỈNH
QUẢNG NINH”
CƠ QUAN CHỦ ĐỀ ÁN

CƠ QUAN TƯ VẤN

Quảng Ninh, ngày 29 tháng 7 năm 2016


MỞ ĐẦU
Ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển với tốc độ chưa từng có trong
lịch sử loài người và ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi quốc gia. Mọi lĩnh vực hoạt động của
con người đều có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Trước tình hình đó Đảng
và Nhà nước ta đã vạch ra phương hướng phát triển kinh tế nói chung, tiến hành công
nghiệp hóa hiện đại hóa teo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng
cao đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc
làm cho người lao động. Bên cạnh đó việc chăm sóc cho sức khỏe nhân dân là công việc
tất yếu của ngành y tế nói riêng và xã hội nói chung.
Hiện nay nhu cầu khám, chữa trị, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng
được quan tâm và đòi hỏi cao. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của người dân là một trong
những nội dung của sự nghiệp phát triển kinh tế. Với mục tiêu đề ra là cấp cứu, khám
chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân cũng như nghiên cứu y học. Đó
là việc làm thiêt thực phù hợp với toàn xu hướng chung của xã hội cũng như đáp ứng
được mong muốn và nguyện vọng của người dân trong toàn khu vực.


Cấu trúc Đề án bảo vệ môi trường đon giản của Trung tâm giám định y khoa tỉnh
Quảng Ninh được lập theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26
tháng 11 năm 2003 và Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12 tháng 4
năm 2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở
địa phương. Đề án là công cụ khoa học kĩ thuật nhằm phân tích, đánh giá, các tác động
tích cực và tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp, hiện tại và lâu dài tới môi trường tự nhiên và
kinh tế xã hội. Trên cơ sở những đánh giá này, chủ đầu tư đã và sẽ đưa ra những biện
pháp quản lý cụ thể, khả thi nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực trên. Các tác động đến
môi trường được giảm thiểu đến mức thấp chấp nhận được mang lại những lợi ích thiết
thực cho xã hợi.

CHƯƠNG 1
MƠ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ
1.
2.
3.

Tên cơ sơ
Trung tâm giám định y khoa tỉnh Quảng Ninh
Chủ cơ
- Người đại diện: Lê Thị Lan Ngọc
- Địa chỉ: Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Vị trí trung tâm


- Địa chỉ trung tâm: Phường Trần Hưng Đao, thành phớ Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh.
- Vị trí giáp ranh giới:
• Phía Đơng và phía Nam giáp đường khu dân cư

• Phía Tây và phía Bắc giáp khu đất Trung tâm Chỉnh hình phục hồi chức năng và
Trung tâm Giám định y khoa tỉnh
4. Quy mô, thời gian hoạt động của trung tâm
1.4.1. Quy mô của trung tâm
- Tổng diện tích phòng khám: 519,48 m 2 (chưa kể diện tích làm cầu thang và công
trình phụ). Tổng diện tích sử dụng của cả gia đình theo bản vẽ giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất là 519,6 m2.
- Số lượt bệnh nhân trung bình trong 1 ngày: 50 lượt.
- Năm đơn vị đi vào hoạt động: 2010.
- Số lượng Bác sĩ, cán bộ làm việc tại trung tâm: 13 người bao gồm 06 Bác sĩ, 04 Y
tá, 02 y tá và 1 kĩ thuật viên.
1.4.2. Tổ chức hoạt động tại trung tâm
- Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định thương tật, khám giám định tai
nạn lao động, khám giám định bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Khám phúc quyết khi có khiếu nại hoặ yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử
dụng lao động, người lao động theo phân cấp.
- Khám tuyển, khám sức khỏe định kì và hướng dẫn người lao động chọn ngành nghề
phù hợp với khả năng lao động của các đối tượng (nếu có đủ điều kiện theo quy định);
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật về
lĩnh vực giám định y khoa.
- Tham gia đào tạo và đào tại lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
giám định y khoa.
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với
công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
1.4.3. Máy móc, thiết bi
Bảng 1: Trang thiết bị chính phục vụ khám chữa bệnh
STT

Tên thiết bị


Số lượng

Tình trạng thiết bị
Tớt

1

Máy xét nghiệm hút học Abbott

1

2

Máy xét nghiệm huyết học Microes
60 (HORIBA ABX)

1

Tốt


3

Máy sinh hóa SA 20

1

Tốt


4

Máy li tâm plc 012E

1

Tốt

5

Máy phân tích nước tiểu clinitek
status

1

6

Tủ sấy tự động UN 55

1

7

Máy in của máy xét nghiệm Huyết
Học Abbott

1

8


Máy chụp Xquang

1

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

1.4.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
1.4.4.1. Hóa chất sử dụng
Bảng 1: Hóa chất/thuốc sử dụng tại phòng khám
Tên thuốc

Khối lượng

Mục đích sử dụng

Dung dịch Developper

150/tháng

Tráng phim X-Quang

Ghi chú: Dung dịch Developper là hỗn hợp của Methol (C 10H19OH), Natri sunfit
(Na2SO3), Natri cacbonat (Na2CO3) và Kali bromur (KBr).
Hoạt động khám chữa bệnh cần các loại thuốc men, bơm kim tiêm, bông băng,
găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động,…được mua từ các cửa hàng bán thiết bị y
tế hoặc Bệnh viện Tỉnh Quảng Ninh.
1.4.4.2. Nhu cầu cung cấp điện – nước phục vụ cho phịng khám:

 Nhu cầu cấp nước:
Ng̀n nước phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và sinh hoạt được cung cấp từ
Công ty Cổ phần nước sạch Hạ Long. Nhu cầu sử dụng nước của trung tâm là 100
m3/tháng (1).
 Nhu cầu cấp điện:
Nguồn điện phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và sinh hoạt gia đình được cung cấp
từ Công ty CP Điện lực Quảng Ninh. Nhu cầu sử dụng điện của trung tâm trung bình là
2502 kW/tháng.

1


CHƯƠNG 2
NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ

2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường
 Nguồn phát sinh
Chất thải rắn thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ…
- Rác thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như: chai lọ thuỷ tinh, các
vật liệu nhựa, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim,… khối lượng
phát sinh khoảng 0.5 kg/ngày.
 Biện pháp xử lý:
Trong quá trình trung tâm hoạt động, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh được chứa
đựng riêng trong túi nilon màu vàng hoặc trong các hộp đảm bảo an toàn, sau đó, trung
tâm đóng lệ phí để Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ninh nhận tiêu hủy rác thải y tế đã
qua sử dụng do trung tâm hàng ngày theo quy định của Bộ Y tế.

2.2. Nguồn chất thải lỏng
 Nguồn phát sinh

Trung tâm giám định y khoa Quảng Ninh có lượng nước thải phát sinh được tính từ
nhu cầu vệ sinh của phòng khám và nhu cầu sinh hoạt của các bác sĩ, cán bộ trong trung
tâm.
Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 365:2007 về hướng dẫn thiết kế
Trung tâm Giám định y khoa, thì tiêu chuẩn cấp nước cho trung tâm giám định y khoa
được lấy theo Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong là 15 lít/bệnh
nhân/ngày, nước sinh hoạt cho bác sĩ, nhân viên phòng khám là 100 – 150 lít/người/ngày.
Lượng nước thải phát sinh được lấy bằng 100% lượng nước cấp sử dụng và được tính
toán như sau:
Nước thải phòng khám = Nước cấp = 15 lít/bệnh nhân/ngày x 50 lượt bệnh
nhân/ngày = 750 lít/ngày.
Lượng nước thải phát sinh từ nhu cầu sử dụng nước của bác sĩ, công nhân viên làm
việc trong phòng khám:
Lượng nước sử dụng của 13 bác sĩ, công nhân viên làm việc tại phòng khám là: 100
lít/ngày x 13 người = 1.300 lít/ngày.
Tổng lượng nước thải phát sinh từ phòng khám là: 750 + 1.300 = 2.050 lít/ngày.


Trên đây là kết quả ước tính cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế là nhu cầu sử dụng
nước của phòng khám là 2.1 m3/ngày.
Ngoài ra nước thải sinh hoạt còn có nước tráng phim X-Quang với lượng dùng 10
lít/tháng.
Các ống nghiệm, dụng cụ dùng cho công tác xét nghiệm dùng xong được lau bằng
bông cồn và chuyển đến Bệnh viện Tỉnh để thực hiện hấp tiệt trùng nên không có nước
thải phát sinh từ hoạt động này.
 Biện pháp xử lý
 Nước thải sinh hoạt:
Phòng khám đa khoa sử dụng một phần diện tích đất xây dựng trung tâm nên có
đường ống dẫn nước thải từ hoạt động của phòng khám (chủ yếu là nước thải từ khâu vệ
sinh của bệnh nhân và bác sĩ, công nhân viên) đến hệ thống bể tự hoại chung của trung

tâm.
Nước thải được dẫn qua hệ thống bể tự hoại bao gồm:
Nước thải

Bể chứa

Bể lắng

Bể lọc

Bể rút

Hình 1: Sơ đồ xử lý nước thải bằng bề tự hoại


Hình 2:Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại

Thuyết minh:
Nước thải từ nhà vệ sinh phục vụ trungtaam được dẫn theo đường đường ống đến
bể chứa, từ bể chứa nước chuyển qua bể lắng. Bể lắng có chức năng lắng và phân hủy cặn
lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 đến 12 tháng, dưới ảnh hưởng của sinh vật kỵ
khí các chất hữu cơ bị phân hủy một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành
các hợp chất vô cơ hòa tan với thời gian lắng từ 2 đến 3 ngày. Sau đó nước thải được dẫn
qua bể lọc, nước thải được lọc qua các lớp vật liệu lọc là: than củi, than xỉ, gạch vỡ với
kích cỡ 30 cm x 30 cm và 60 cm x 60 cm. Tiếp theo, nước được chuyển qua bể rút, tại
đây nước tự thấm xuống đất. Bùn lắng khi đầy được thuê đơn vị có chức năng đến hút và
đổ đúng nơi quy định.
Đánh giá chất lượng nước thải:
Nguồn nước thải này chủ yếu phát sinh từ hoạt động vệ sinh cá nhân của bác sỹ, y
tá, nhân viên và người bệnh đến khám. Vì trung tâm hầu như không có phẫu thuật, băng

bó, hay rửa vết thương nên thành phần gây ô nhiễm không phức tạp và việc gây ô nhiễm
cũng không đáng kể.
Hiệu quả xử lý của bể tự hoại có thể xử lý được khoảng 50 - 60% các chất ô nhiễm.
Bảng 2: Nồng độ nước thải sinh hoạt trước và sau khi qua bể tự hoại
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ
trước xử lý

Nồng độ
sau xử lý

QCVN
14:2008/BTNMT, cột B

1

pH

-

6,8 -7,8

6,9

5-9


2

TSS

mg/l

100 – 220

50-70

100

3

COD

mg O2/l

250 – 500

47

-

4

BOD

mg O2/l


110 – 250

25-45

50


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ
trước xử lý

Nồng độ
sau xử lý

QCVN
14:2008/BTNMT, cột B

5

Tổng N

mg/l

20 - 40


12,1

-

6

Tổng P

mg/l

4–8

2,3

Nguồn: CENTEMA, 2005.

Từ bảng trên ta thấy nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại đạt quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B). Vì vậy, nước sau khi
qua bể tự hoại sẽ không gây ô nhiễm môi trường.
 Đối với nước thải tráng rủa phim X-quang sẽ được đặt trong 2 ngăn nhỏ
dùng khép kín và có thuê đơn vị xử lý nên không thải xuống hầm tự hoại
hiện có của gia đình.

2.3. Nguồn chất thải khí:
 Nguồn phát sinh
- Mùi và các dung môi hữu cơ (cồn, ête) bay hơi trong quá trình khám và điều trị
bệnh.
- Khí thở từ đường hô hấp của bệnh nhân.
- Khí thải phát sinh chủ yếu từ phương tiện xe máy của cán bộ làm việc tại phòng

khám và bệnh nhân. Thành phần khí thải của phương tiện xe máy chứa các chất khí: CO x,
SOx, NOx, Bụi…
- Khí thải phát ra từ quá trình hoạt động của máy lạnh.
Để đánh giá chất lượng không khí xung quanh, Phòng khám đã phối hợp cùng với
Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang lấy 02
mẫu không khí. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3: Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh
Nồng đợ chất ơ nhiễm

ST
T

Chỉ tiêu

Đơn vị

01

NO2

02
03

QCVN
05:2009/BTNM
T

K1

K2


mg/m3

0,065

0,059

0,2

SO2

mg/m3

0,088

0,081

0,35

CO

mg/m3

4,83

5,28

30



04

mg/m3

Bụi

0,36

0,24

0,3

Ghi chú
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
- Vị trí thu mẫu:
K1 là Khu vực trước cửa phòng khám tầng trệt (là tầng 1 trong bản vẽ giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất)
K2 là Khu vực hành lang tầng 2 (là tầng 2 trong bản vẽ giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất)
Nhận xét:
Kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy nồng độ các chất có khả năng gây ô nhiễm
đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, hoạt động của phòng khám không gây ảnh
hưởng đến chất lượng không khí xung quanh.

2.4. Chất thải rắn nguy hại
Đối với chất thải rắn nguy hại của phòng khám chia làm hai loại chính: chất thải
nguy hại và chất thải y tế.
Chất thải rắn


Rác thải y tế

Chất thải nguy hại

Thu gom, phân loại

Lưu trữ tại khu vực riêng biệt

Thùng chứa quy định riêng

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh xử lý

Hình3: Quy trình chung quản lý chất thải rắn tại trung tâm
Thuyết minh: Chất thải rắn nguy hại được phân loại tách riêng rác thải y tế với
rác thải nguy hại. Đối với rác thải y tế với lượng phát sinh 0.5 kg/ngày được thu gom,
phân loại cho vào thùng chứa quy định riêng. Trong khoảng thời gian không quá 48 giờ


được vận chuyển đến cơ sở y tế (bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh) xử lý. Rác thải
nguy hại gồm bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin,..với lượng phát sinh khoảng 0,2 kg/tháng
được cơ sở thu gom lưu trữ tại khu vực riêng biệt theo đúng quy định Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 14/4/2011 về việc quản lý
chất thải nguy hại. Vì số lượng rác thải nguy hại tương đối ít và không đáng kể nên cơ sở
chưa thực hiện lập hồ sơ đang ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Chất thải y tế được phân thành 5 loại sau:
 Chất thải thông thường
 Chất thải lây nhiễm:
Bao gồm chất thải sắc nhọn, chất thải không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây
nhiễm cao, chất thải giải phẫu.
Với đặc thù trung tâm là chuẩn đoán hình ảnh, rất ít khi tiêm, giải phẫu nên lượng

chất thải này chỉ khoảng 1 kg/tháng được thu gom cùng rác thải y tế.
 Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ: bao gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Trung tâm được trang bị đầy đủ các vật dụng chắn tia X như: vách phòng và cánh
cửa làm vật dụng bằng chì, đóng khép kín, trần nhà nhẵn, nền nhà chống thấm và cách tia
tốt, quần áo khẩu trang, kính đeo mắt, bao tay được trang bị đầy đủ cho người chụp. Diện
tích phòng chụp đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 12 m 2). Nên không gây hại cho người
tiếp xúc cũng như khu vực lân cận, đạt mức cho phép TCVN 6561- 1999 về tiêu chuẩn an
toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X-Quang y tế.
 Chất thải từ bình chứa áp suất:
Phòng khám chỉ có túi Oxy nhỏ để cấp cứu cho bệnh nhân khi cần thiết nên nguy
cơ xảy ra các sự cố trên hầu như không có.
 Chất thải hoá học nguy hại:
Bao gồm dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất gây độc tế bào bao gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị
vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì
hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).


Hiện trung tâm chỉ có chất thải hóa học là nước rửa phim và đã được thu gom xử
lý tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị
vỡ hay chì từ tấm gỗ bọc chì là những chất thải vì những lý do đặc biệt mới phát sinh nên
lượng thải rất ít, không đáng kể.

2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
2.5.1. Đối với tiếng ồn:
- Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông của bác sĩ, công nhân viên và bệnh nhân.

- Tiếng ồn phát sinh từ tiếng nói chuyện, trao đổi của bác sĩ, công nhân viên và bệnh
nhân.
Để đánh giá mức độ ồn, Phòng khám đã phối hợp cùng với Trung tâm phân tích
FPD lấy 02 mẫu không khí. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4: Kết quả phân tích tiếng ồn tại phịng khám
ST
T

Chỉ tiêu

Đơn vị

01

Tiếng ồn

dBA

Nồng độ chất ô nhiễm
K1

K2

68,7 – 83,2

63,2 – 74,5

QCVN
26:2010/BTNM
T


QĐ 3733/2002/QĐBYT
85 dBA

70 dBA (6 – 21h)
Ghi chú:
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QĐ 3733/2002/QĐ-BYT Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu
chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động.
- Thời gian thu mẫu: ngày 09/06/2012.
- Vị trí thu mẫu:
K1 là Khu vực trước cửa trung tâm tầng trệt (là tầng 1 trong bản vẽ giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất).
K2 là Khu vực hành lang tầng 2 (là tầng 2 trong bản vẽ giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất).


Theo kết quả phân tích, ta thấy chỉ tiêu tiếng ồn tại vị trí trước cửa trung tâm vượt
mức giới hạn cho phép. Do hai nguyên nhân chính, thứ nhất: trung tâm nằm gần đường
giao thông (đường Lê Thánh Tông) – là tuyến đường có lưu lượng xe qua lại rất đông,
thứ hai: vị trí K1 lấy mẫu ngay trước cửa phòng chờ trung tâm nên người đông, nói
chuyện ồn ào.
Còn vị trí lấy mẫu K2 các chỉ tiêu đo được cũng bị ảnh hưởng giống vị trí K1
nhưng do có tường che bớt nên ảnh hưởng từ hoạt động giao thông và tiếng nói chuyện
cũng được giảm bớt so với vị trí K1.
2.5.2. Độ rung:
Các máy móc đang được sử dụng tại trung tâm và hoạt động khám chữa bệnh thực
hiện tại trung tâm không gây rung.

2.6. Các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải

- Các sự cố cháy nổ, chập điện gây nên: thiệt hại về tài sản và có thể thiệt hại về
con người.
- Tuy nhiên, khả năng xảy ra sự cố tại khu vực phòng khám là rất thấp vì phòng
khám hạ tầng thông thoáng, vòi nước nhằm phục vụ kịp thời cho sự cố cháy nổ. Ngoài ra,
trung tâm có trang bị 03 bình chữa cháy có gắn các tiêu lệnh PCCC bên cạnh nhằm ứng
phó kịp thời khi có sự cố. Mặt khác, trung tâm luôn có những chương trình giáo dục
nhằm nâng cao trình độ bác sĩ, công nhân viên để ứng phó kịp thời các sự cố.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1.Kết luận
Trung tâm giám định y khoa tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu
để các nguồn gây ô nhiễm liên quan đến chất thải (nước thải, khí thải) cũng như các vấn
đề không liên quan đến chất thải (như: tiếng ồn, các rủi ro và sự cố) nằm trong giới hạn
cho phép để trong quá trình hoạt động của phòng khám không gây ảnh hưởng đến môi
trường và khu vực xung quanh.
Trong thời gian tới phòng khám sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp bảo vệ môi trường
để không gây ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

2.Kiến nghị
Để tạo điều kiện thận lợi cho cở sở tiếp tục hoạt động khám chữa bệnh, chủ trung
tâm giám định y khoa tỉnh Quảng ninh Lê Thị Lan Ngọc kính đề nghị Ủy ban nhân dân


thành phố Hạ Long, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long xem xét, xác
nhận “ Đề án bảo vệ môi trường đơn giản Trung tâm giám định y khoa” để trung tâm sớm
hoàn tất các thủ tục liên quan đến môi trường.
3. Cam kết
Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi
trường trong bản đề án đưa trình.
Chúng tôi cam kết tuân thủ các qui định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt

Nam:
+ QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B, k=1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt
+ TCVN 6561:1999: An toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X-Quang y tế của Bộ Y
tế.
+ QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.
+ QCVN 26:2010/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ Chất thải rắn sinh hoạt: đảm bảo chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng
yêu cầu an toàn vệ sinh và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ
Về quản lý chất thải rắn.
+ Chất thải rắn nguy hại được thu gom, lưu giữ trong thùng chứa riêng biệt và hợp
đồng với bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thu gom và xử lý, đạt tiêu chuẩn môi
trường. Chất thải nguy hại xử lý theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
v/v hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý chất thải nguy hại.
Chúng tôi cam kết phối hợp chặt chẽ với địa phương khi xảy ra sự cố môi trường,
đồng thời chịu trách nhiệm chi trả các chi phí trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường.
Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt
động nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Hạ Long, ngày

tháng

năm 2016

Giám Đốc Trung Tâm





×