Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giáo trình Mỹ thuật cơ bản (Nghề: Thiết kế đồ họa - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 70 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH

Mơn học: MỸ THUẬT CĂN BẢN
NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Trình độ : trung cấp
(Ban hành theo Quyết định số:
/QĐ-CĐN ngày tháng năm 20
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang)

An Giang, Năm ban hành : 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun/ môn học thuộc hệ thống mơ
đun/mơn học của một chương trình để đào tạo hoàn chỉnh nghề Thiết kế đồ họa và
được dùng làm giáo trình cho học sinh trong các khóa đào tạo, cũng có thể được sử
dụng cho đào tạo ngắn hạn.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu và
giáo trình khác nhưng tác giả khơng khỏi tránh được những thiếu sót và hạn chế.
Tác giả chân thành mong đợi những nhận xét, đánh giá và góp ý để giáo trình ngày
một hồn thiện hơn.
Nội dung chính của mơn học:


Chương 1: Giới thiệu về mỹ thuật
Chương 2: Hình
Chương 3: Đường
Chương 4: Hình dạng
Chương 5: Mức độ
Chương 6: Chất liệu
Chương 7: Màu sắc
Chương 8: Không gian
Chương 9: Nghệ thuật 3 chiều
Chương 10: Nội dung và phong cách
An Giang, ngày tháng năm 2021
Tham gia biên soạn

Vương Thị Minh Nguyệt
1


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU.....................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................2
CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC ...............................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MỸ THUẬT .........................................................6
1. Các yêu cầu mỹ thuật ...................................................................................6
2. Các đối tượng mỹ thuật................................................................................7
CHƯƠNG 2: HÌNH .................................................................................................9
1. Hình và thể hiện hình ...................................................................................9

2. Các nguyên tắc tổ chức hình ......................................................................10
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG...........................................................................................18
1. Đặc tính của đường ....................................................................................18
2. Đường và các thành phần mỹ thuật thể hiện đường ..................................18
CHƯƠNG 4: HÌNH DẠNG...................................................................................22
1. Xác định dạng ............................................................................................22
2. Nguyên tắc thiết kế dạng ...........................................................................23
3. Dạng và nội dung .......................................................................................24
CHƯƠNG 5: MỨC ĐỘ .........................................................................................26
1. Mối quan hệ về mức độ .............................................................................26
2. Thể hiện mức độ ........................................................................................28
3. Giá trị của mức độ......................................................................................33
CHƯƠNG 6: CHẤT LIỆU ....................................................................................36
1. Các mẫu chất liệu .......................................................................................36
2. Chất liệu và không gian .............................................................................40
CHƯƠNG 7: MÀU SẮC .......................................................................................42
1. Đặc tính của màu và cân đối màu ..............................................................42
2


2. Ánh sáng ....................................................................................................47
CHƯƠNG 8: KHÔNG GIAN ................................................................................48
1. Nhận thức khơng gian ................................................................................48
2. Dạng chính của khơng gian .......................................................................49
3. Thuộc tính của khơng gian.........................................................................50
4. Khơng gian và các yếu tố mỹ thuật ...........................................................51
CHƯƠNG 9: NGHỆ THUẬT 3 CHIỀU ...............................................................55
1. Điêu khắc ...................................................................................................55
2. Thành phần của tác phẩm 3 chiều..............................................................60
CHƯƠNG 10: NỘI DUNG VÀ PHONG CÁCH..................................................61

1. Một số mốc lịch sử mỹ thuật .....................................................................61
2. Sáng tác nghệ thuật ....................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................69

3


CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: MỸ THUẬT CƠ BẢN
Mã số môn học: MH11
Thời gian môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 36 giờ; Kiểm tra:
4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MƠN HỌC:
- Vị trí của mơn học: Mơn học được bố trí sau các mơn học chung và các
mơn học cơ sở về đồ hoạ.
- Tính chất của môn học: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
- Trang bị cho người học kiến thức về tạo hình mỹ thuật, kiến thức về
đường, hình, khối và một số vấn đề mỹ thuật liên quan.
- Rèn luyện kĩ năng thể hiện các yếu tố mỹ thuật.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

TT

I.

II.

III.


IV.

Tên chương, mục
Chương 1:Giới thiệu về mỹ thuật
1. Các yêu cầu mỹ thuật
2. Các đối tượng mỹ thuật
Chương 2: Hình
1. Hình và thể hiện hình
2. Các ngun tắc tổ chức hình
Chương 3: Đường
Đặc tính của đường
Đường và các thành phần mỹ thuật
Thể hiện đường
Chương 4: Hình dạng
1. Xác định dạng
2. Nguyên tắc thiết kế dạng
3. Dạng và nội dung

Tổng
số
6
2
4
6
2
4
6
2
2
2

6
2
2
2

Thời gian (giờ)
Thực hành,

thí nghiệm, Kiểm
thuyết thảo luận,
tra
bài tập
2
4
1
1
1
3
2
3
1
1
1
1
2
2
4
0.5
1.5
0.5

1.5
1
1
2
3
0.5
1
1
0.5
1
1
1
4


V.

VI.

VII.

VIII.

IX.

X.

Chương 5: Mức độ
1. Mối quan hệ về mức độ
2.Thể hiện mức độ

3. Giá trị của mức độ
Chương 6: Chất liệu
1. Các mẫu chất liệu
2. Chất liệu và không gian
Chương 7: Màu sắc
1. Đặc tính của màu và cân đối màu
2. ánh sáng
Chương 8: Không gian
1. Nhận thức không gian
2. Dạng chính của khơng gian
3. Thuộc tính của khơng gian
4. Không gian và các yếu tố mỹ
thuật
Chương 9: Nghệ thuật 3 chiều
1. Điêu khắc
2. Thành phần của tác phẩm 3 chiều
Chương 10: Nội dung và phong
cách
1. Một số mốc lịch sử mỹ thuật
2. Sáng tác nghệ thuật
Ôn tập
Tổng cộng

6
2
2
2
6
2
4

6
3
3

2
0.5
0.5
1
2
1
1
2
1
1

4
1.5
1.5
1
3
1
2
4
2
2

6
1
1
2

2

2
1
0
1
0

3
0
1
1
1

5
2
3

1
1
1

4
1
2

5
2
3


1
1
1

3
1
1

2
60

1
20

1
36

1

1

1

4

5


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MỸ THUẬT
Giới thiệu

Mỹ thuật cũng là thuật ngữ được sử dụng chung cho nghệ thuật tạo hình.
Mỹ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ tự
nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được. Vì thế mà người ta cịn gọi mơn này là
“nghệ thuật thị giác”
Mục tiêu
Trang bị kiến thức cơ sở về mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật và các đối tượng của
mỹ thuật
Nội dung chính
1. Các u cầu mỹ thuật
Mỹ thuật được hiểu nơm na là “nghệ thuật của cái đẹp”. Đây là một từ Hán
Việt, với “mỹ” nghĩa là đẹp, còn “thuật” nằm trong từ “nghệ thuật”. Hiểu một cách
đơn giản, mỹ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ
tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được. Vì thế mà người ta cịn gọi mơn này là
“nghệ thuật thị giác” – hay cịn có tên tiếng anh là “visual art”.

Theo nghĩa hàn lâm, có rất nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào
sự hiểu biết, khiếu thẩm mỹ cũng như thích của riêng từng người. Chính vì vậy,
quan niệm về mỹ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào.
Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít
nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm.
6


Đơi khi ta cịn gặp thuật ngữ “mỹ thuật” trên sân khấu và trong cuộc sống
hằng ngày.
Hiểu theo nghĩa rộng, từ “mỹ thuật” còn được sử dụng để phân biệt những
ngành lớn của hội họa: mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật cơng nghiệp, mỹ thuật trang
trí…; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những người hoạt động trong ngành
thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ

rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng.
Đơn giản hơn, mỹ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với
nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua một
chất liệu nào đó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp .
2. Một số loại hình mỹ thuật cơ bản
Mỹ thuật cũng là thuật ngữ được sử dụng chung cho nghệ thuật tạo hình.
Dưới đây là một số loại hình mỹ thuật cơ bản:
2.1 Hội họa
Hội họa được xem là phần quân trọng của mỹ thuật. Đây cũng là loại hình
nghệ thuật phổ biến nhất.
Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách trực tiếp, hay
giải thích nơm na là người vẽ sử dụng màu và bút chì để tơ lên một bề mặt láng
(giấy, vải,…) để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật. Người làm việc này còn được
gọi là họa sĩ.
Kết quả của hoạt động này là những tác phẩm hội họa được ra đời, hay người
ta cịn gọi là tranh vẽ. Nói cách khác, hội họa là một hình thức để thể hiện ý tưởng
của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương
pháp (thuật) của họa sỹ.
2.2 Điêu khắc
Điêu khắc được hiểu là nghệ thuật tạo hình trong khơng gian ba chiều (tượng
trịn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi). Vật liệu sử dụng trong điêu khắc
thường là đá, đất sét, gỗ….
Yếu tố quan trọng nhất trong điêu khắc là phải làm sao để “Lột tả được hình
dáng chung nhất và giữ được cái hồn của tác phẩm”.
2.3 Đồ Họa
Đồ họa là hình thức nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách gián
tiếp thơng qua kỹ thuật in ấn. Chính vì thế, tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản
sao.
Đồ họa thường được sử dụng cho những mục đích về truyền thơng, quảng
cáo, kinh doanh,…

Do đó, đây là ngành đang nổi và thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia học hỏi.
Khơng chỉ có óc sáng tạo và tính thẩm mỹ, ngành thiết kế đồ họa đòi hỏi người làm
cần sử dụng được những công cụ, thiết bị hiện đại và những phần mềm chuyên
7


dụng. Có rất nhiều loại đồ họa khác nhau như: đồ họa độc lập, đồ họa in ấn, đồ họa
máy tính,…
Bên cạnh những loại hình chính trên, mỹ thuật cịn bao gồm một số loại hình
khác như:
 Nghệ thuật Sắp đặt


Nghệ thuật Trình diễn



Nghệ thuật Hình thể



Nghệ thuật Đại chúng

8


CHƯƠNG 2: HÌNH

Giới thiệu
Nghệ thuật tạo hình là tên gọi chung của nhiều loại hình nghệ thuật như hội

họa, điêu khắc, đồ họa, kiến trúc, trang trí.
Hội họa là nghệ thuật dùng màu sắc, hình mảng, đường nét để diễn đạt cảm
xúc của người vẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, xã hội.
Mục tiêu
Trang bị kiến thức cơ sở về hình trong các tác phẩm mỹ thuật
Nội dung chính
1. Hình và thể hiện hình
Nghệ thuật tạo hình là tên gọi chung của nhiều loại hình nghệ thuật như hội
họa, điêu khắc, đồ họa, kiến trúc, trang trí.
Hội họa là nghệ thuật dùng màu sắc, hình mảng, đường nét để diễn đạt cảm
xúc của người vẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, xã hội.
Nói một cách khác hội họa là một loại hình nghệ thuật tạo hình sử dụng
đường nét, hình mảng, màu sắc sắp xếp trên một mặt phẳng khơng gian hai chiều
để xây dựng hình tượng nghệ thuật, biểu hiện hiện thực cuộc sống phong phú và đa
dạng.
Như vậy, ta thấy rằng hội họa là một loại hình nghệ thuật tạo hình đặc trưng
bởi sự biểu hiện không gian trên mặt phẳng bằng các yếu tố nghệ thuật tạo hình.
Khơng gian trong một bức tranh có thể là khơng gian thực được biểu hiện
bằng quy luật của mắt nhìn xa và gần, hay cịn gọi là luật xa gần.
Do đặc điểm của mắt nhìn do đó hình ảnh trong khơng gian ba chiều có
những sự thay đổi, ví dụ như trong thực tế thì hai đường thẳng song song không
bao giờ gặp nhau tại một điểm.
Nhưng theo mắt nhìn thì tất cả các đường thẳng song song lại có độ hụt và sẽ
tụ vào một điểm trên đường chân trời. Với sự nghiên cứu về các quy luật diễn tả xa
gần bằng đường nét, tương quan màu sắc, đậm nhạt các họa sĩ Phục Hưng đã thành
công trong việc diễn tả chiều sâu của không gian.
Ngồi ra trong hội họa các họa sĩ cịn có thể dùng các thủ pháp ước lệ để gợi
cảm xa gần, gợi không gian mà vẫn thuận mắt và tạo cảm xúc thẩm mỹ. Cách tạo
không gian ước lệ được thấy rõ trong Hội họa Ai C ập và một số nền nghệ thuật
khác.

Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, nhiều họa sĩ đã sử dụng không gian ước
lệ để biểu đạt hiện thực có hiệu quả. Tranh “Tre” của họa sĩ Trần Đình Thọ là một
ví dụ. Trên nền tranh với màu đỏ lộng lẫy, bằng cách sắp xếp các hình tượng khóm
tre, bóng nước vạt đất… tác giả gợi cho người xem cảm nhận về chiều sâu không
gian trời và nước khác nhau.

9


Qua một số tác phẩm hội họa như trên đã phân tích ta thấy một trong những
đặc trưng của ngơn ngữ hội họa đó là tính khơng gian. Bởi vậy theo giáo sư Phạm
Cơng Thành: nghệ thuật tạo hình cịn được gọi là nghệ thuật khơng gian.
Những hình tượng được xây dựng trong tranh bằng các yếu tố ngôn ngữ tạo
hình đưa lại cho người xem những hình ảnh cụ thể chân thực của thực tế khách
quan.
Hội họa là một nghệ thuật tạo hình trực tiếp với hai đặc trưng là tính khơng
gian và tính tạo hình trực tiếp bằng các yếu tố đường nét, hình khối, màu sắc. Đây
cũng là đặc trưng nghệ thuật của tạo hình nói chung.
2. Các nguyên tắc tổ chức hình
- Đường nét (Line): Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thơng thì đường nét
(line) là đường hiện lên ở trong tranh rõ ràng, đứt đoạn hoặc liên tục dùng để phác
hình, viền hình, xác định hình. Theo từ điển tiếng Anh thì line là vệt hẹp, dài,
thẳng, hoặc cong trên mặt phẳng đường – vạch – đường nét trong nghệ thuật – biên
giới…).
Nếu tách rời đường và nét ta thấy đây là hai khái niệm khác nhau. Ta vẫn
thường quan niệm đường là lối đi được tạo lập, khoảng không gian phải đi qua, là
cách thức, biện pháp (đường lối), là phương tiện, mặt của vấn đề (đường cơng
danh, đường tình u). Trong hội họa cũng sẽ gặp các khái niệm đường chân trời,
đường diềm, đường trục, đường uốn lượn, đường viền…
Như vậy ta thấy các thuật ngữ “đường” trong mỹ thuật gắn với phương

hướng, sự vận động của các mảng hình, màu sắc, đậm nhạt.
Trong hình học, nét là quỹ đạo của một điểm trong khơng gian. Về cơ bản có
hai loại nét đó là nét thẳng và nét cong. Nét thẳng cho thấy sự chuyển động của
điểm theo một hướng nhất định.
Ví dụ như quỹ đạo của điểm chuyển động theo chiều thẳng đứng, tạo ra nét
thẳng đứng. Cũng như thể nếu điểm chuyển động theo chiều nằm ngang hoặc chéo
tạo ra nét thẳng ngang, hoặc nét thẳng chéo. Mặt khác quỹ đạo vận động của một
điểm nếu đổi hướng sẽ tạo ra nét cong, gãy, zích zắc, uốn lượn…
Đường nét có thể tồn tại một cách cụ thể trên tranh mà cũng có thể chỉ được
cảm nhận thơng qua sự vận động, nhịp điệu của mảng màu, hình hoặc ranh giới
của các mảng màu…

10


Bầu trời đầy sao – Tranh sơn dầu – Van Gogh

Với sự sắp xếp của các nét đậm nhạt… còn có thể gợi khối của các nhân vật,
hình tượng trong tranh. Sự thay đổi nét trước, sau cũng góp phần tạo dựng lên
khơng gian cho một hình tượng, một tác phẩm.

Ghé thăm nhà – Lụa – Nguyễn Trọng Kiệm

Mọi sự vật, hình tượng nhân vật đều tồn tại nhờ có hình, khối và màu sắc.
Dưới sự tác động của ánh sáng, mắt ta cảm nhận và nhìn thấy các sự vật, con
11


người, thú, chim mng… ở những hình dạng những màu sắc vốn có. Muốn thể
hiện thiên nhiên, vạn vật vào trong tranh người họa sĩ phải sử dụng tất cả các yếu

tố tạo hình như đường nét, màu sắc, hình khối…
Trong đó đường nét có vai trị quan trọng. Ở mỗi tác giả, trong mỗi tác phẩm
cụ thể, yếu tố đường nét lại được sử dụng khác nhau để tạo nên những hiệu quả
biểu cảm thẩm mỹ phù hợp với nội dung, chủ đề của tác phẩm.
Nếu sử dụng nhiều đường thẳng dễ gây cảm giác nghiêm trang, mực thước….
Nếu tất cả đều là đường nét cong mềm mại thì lại dễ sa vào yếu ớt…
Vì vậy khi xây dựng tác phẩm các họa sĩ luôn cân nhắc sự hài hòa của các yếu
tố tương phản của đường nét như mềm – cứng, gai góc – mượt mà…
Tác phẩm “Cơ gái trên quả cầu” của Picasso là một minh chứng. Hình tượng
nhân vật đàn ơng trong tranh được tác giả dựng lên bằng những đường nét thẳng,
khỏe, dứt khốt thì hình tượng Cơ gái trên quả cầu được tạo dựng bằng những
đường cong dài mảnh. Sự khác biệt đó đã tạo được sự tương phản giữa sự khỏe
khoắn, chắc chắn, vững chãi với sự mềm mại, thanh mảnh

Cô gái trên quả cầu – Tranh sơn dầu - Picasso

- Hình khối: Hình là tổng thể các đường nét để cho ta thấy được đặc điểm của
một vật này so với vật khác. Ví như chiếc khăn hình chữ nhật, mảnh trăng hình
12


lưỡi liềm, hồ hình bản nguyệt. Điều kiện để thấy những hình bao gồm: vật thể, ánh
sáng và con mắt của chúng ta.
Như vậy hình là hiệu quả thụ cảm của thụi giác đối với vật thể trong không
gian do tác động của ánh sáng. Người họa sĩ sử dụng các yếu tố đường, nét, mảng
để tạo nên các hình ảnh con người, đồ vật trong thiên nhiên… trên mặt phẳng
tranh. Mỗi vật thể tồn tại có hình dáng nhất định và chiếm một chỗ, một khoảng
nào đó trong khơng gian.
Điều này cũng bộc lộ hai đặc điểm nhận dạng hình và khối của vật thể. Khi có
ánh sáng chiếu vào, các diện của vật thể sẽ tiếp nhận ánh sáng khác nhau, diện nào

nhận được nhiều ánh sáng sẽ sáng nhất.
Cứ như thế sẽ tồn tại diện trung gian, diện tối. Tối, sáng, trung gian và các độ
khác nhau tùy thuộc vào sự tiếp nhận nhiều hay ít ánh sáng chiếu vào vật thể. Khi
diễn tả các độ, diện sáng tối đó, người họa sĩ đã tạo nên hình khối trên mặt phẳng
cho các hình tượng trong tranh. Sự thay đổi, biến dạng của hình, khối sẽ tạo nên
hiệu quả vận động cho các hình tượng.
Xem xét trong thực tế ta thấy có những khối cơ bản như khối lập phương,
khối chữ nhật, khối cầu và khối tam giác đều. Khối lập phương là khối gây cảm
giác bền vững, ổn định và tĩnh vì nó được tạo bởi các hình vng góc đều đặn.
Khối chữ nhật là biến dạng của khối lập phương, các góc vẫn là vng, nhưng các
mặt của khối lại là hình chữ nhật.
Khối cầu gợi cảm giác đầy đủ, khép kín, cân bằng và động (dễ lăn). Vì vậy
trong nghệ thuật hội họa, sử dụng bố cục hình trịn ln gợi hiệu quả về sự “no”,
đầy, tròn trặn và vận động. Khối tam giác đều cho cảm giác vững vàng hơn cả khối
lập phương và khối chữ nhật. Các khối kể trên được tạo lập bởi hai loại hình cơ
bản như khối trụ, khói chóp, khối nón, khối cụt.
Vì vậy bên cạnh hình, yếu tố khối cũng là môt trong những yếu tố của các
ngôn ngữ tạo hình. Bằng cách diễn tả đậm, nhạt, màu sắc các họa sĩ đã biểu hiện
được khối đầy đặn, căng tròn khi diễn tả con người, vạn vật đem lại cho người xem
những cảm xúc thẩm mỹ về chất da thịt sống động, trái quả chín mọng, cây cối
xanh tươi… tất cả những điều đó thổi hồn, thổi khí cho bức tranh, làm bức tranh
sống động, tràn đầy khí lực.
Như vậy, bên cạnh các yếu tố đường nét thì hình, khối cũng góp phần tạo nên
chân dụng và sức sống cho bức tranh. Tuy nhiên, khối trong hội họa là khối ảo,
được tạo nên bởi các mảng đậm nhạt trung gian… trên mặt phẳng hai chiều. Nó
chính là một yếu tố của ngơn ngữ tạo hình nói chung và của nghệ thuật hội họa nói
riêng.
- Màu sắc: Khi ta quan sát trong tự nhiên, con mắt không những nhận biết
được các hình, khối, đường nét mà cịn nhận biết được màu sắc của các sự vật, hiện
tượng. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm, cấu tạo của con mắt. Hàng trăm triệu tế bào

trong mắt giúp chúng ta cảm nhận được ánh sáng. Không những thể các tế bào còn
13


phân biệt được các màu cơ bản như: màu lục, màu lam và màu đỏ. Ngồi ra mắt ta
cịn nhận biết màu trắng, màu đen.
Mặc dù vậy trên dải màu cầu vồng ta còn thấy xuất hiện nhiều màu như vàng,
da cam, lam, chàm, tím, phân tích những màu này ta thấy do hai màu pha trộn tạo
nên như màu da cam (vàng + đỏ), màu tím (đỏ + lam), màu lục (vàng + lam). Ba
màu đỏ, vàng, lam được coi là ba màu cơ bản hay còn được gọi là ba màu gốc. Và
cứ như vậy hai màu bất kỳ trộn với nhau sẽ tạo màu thứ ba. Sự thay đổi, biến hóa
của màu sắc là vơ tận.
Theo nghiên cứu vật lý con mắt của chúng ta nhận biết được 10 triệu màu
riêng biệt. Với những nghiên cứu khoa học về màu sắc trong tự nhiên, các họa sĩ
đã khai thác và đưa vào trong tranh những bảng màu vơ cùng phong phú.
Bên cạnh tính chất vật lý, màu sắc cịn có tính chất tâm lý và mang ý nghĩa xã
hội. Trong quá trình sống sử dụng màu sắc, con người ở từng vùng, miền, quốc
gia, dân tộc khác nhau, thường “gán” cho màu sắc các ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ màu đỏ hay được dùng trong đám tang của nhiều dân tộc trên thế giới
với quan niệm màu đỏ đồng nghĩa với sự tái sinh, tái hiện cuộc sống nhưng với
người Trung Quốc, màu đỏ lại là màu được dùng tuyệt đối trong đám cưới.

Thiếu nữ bên hoa huệ - Tranh sơn dầu – Tơ Ngọc Vân

Trong vịng trịn, các màu vẽ phía đỏ gây cảm giác nóng và ngược lại. Như
thể là trong lý thuyết về màu sắc có thêm khái niệm màu nóng và màu lạnh.
14


Trong thực tế các màu nóng, lạnh cịn tạo hiệu quả xa gần rất rõ. Màu đậm,

nóng gợi cảm giác gần lại. Các màu lạnh, nhạt gợi cảm giác xa ra. Do đó trong hội
họa muốn biểu hiện khơng gian xa gần cần lưu ý tương quan nóng, lạnh, tương
quan đậm, nhạt của màu sắc.
Trong nghệ thuật tôn giáo các họa sĩ hay dùng màu đỏ để tạo sự chú ý về thị
giác: Chúa, Đức mẹ hay mặc áo đỏ trong hầu hết các tranh thờ. Về điểm này họa sĩ
Tô Ngọc Vân đã rất thành công khi vẽ tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” trên gam màu
trắng xanh, ghi lạnh, ông đưa vào mấy mảng màu đỏ trên môi, màu hồng trên má
cô thiếu nữ, dù chỉ là mảng mù đỏ song cũng đủ làm bức tranh đạt sự hài hịa, ấm
áp, gần gũi.
Ngồi ra khi dùng màu sắc trong tranh cần chú ý tới sắc và độ của màu. Độ là
sự thay đổi đậm nhạt của một hay nhiều màu: độ đậm, độ trung gian, độ sáng…
Như vậy độ chỉ đậm nhạt của màu, còn sắc là sắc thí của màu như sắc xanh, sắc đỏ,
sắc vàng…
Nếu lấy màu trắng cộng với một màu nào đó thì tùy theo lượng màu trắng
nhiều hay ít sẽ tạo ra các độ đậm nhạt của màu đó. Nhưng nếu đem các màu đỏ
cộng với các màu khác sẽ cho chúng ta những sắc thái của màu: ví dụ như màu tím
đỏ, tím sẫm, tím hoa sim, tím hồng, tím huế… Sắc và độ là hai yếu tố của màu
trong tác phẩm hội họa.
Trong một bức tranh nếu dùng màu sắc có độ gần nhau sẽ gợi cảm giác hài
hòa, êm ả. Tuy vậy hài hòa cùng gam màu dễ gây cảm giác buồn lạnh lẽo, cô đơn.
Những bức tranh trong thời kỳ màu lam của Picasso cho ta thấy rõ điều này.
Toàn bộ tranh được họa sĩ sử dụng gam màu lam, vàng nhợt nhạt đã tạo nên
các hình tượng những con người yếu ớt, bệnh tật, buồn bã, cô độc, khốn khó, bế
tắc. Nhưng sang thời kỳ màu hồng tranh ông bớt màu lam, thêm vào đó là những
màu hồng, vàng, nhẹ nhàng, ấm áp.
Các tác phẩm thời kỳ này đã tạo nên sự hy vọng, lạc quan hơn. Hiệu quả này
chính do màu sắc tạo nên. Thậm chí trong nhiều tác phẩm các họa sĩ còn dùng
những tương phản màu mạnh như: đỏ - lục; vàng – tím; lam – da cam.. Các cặp
màu này bổ túc cho nhau, màu này làm màu kia nổi bật hơn. Khi đặt màu vàng
cạnh màu tím ta cảm giác dường như màu vàng sáng hơn, màu tím sẫm hơn, sâu

hơn.

15


Ông già mù chơi đàn - Tranh sơn dầu – Picasso

Màu sắc tạo nên sự hài hòa, đẹp mắt cho bức tranh. Màu sắc còn gây hiệu quả
về tương quan xa, gần, mạnh yếu, nặng nhẹ, nóng lạnh. Khả năng biểu đạt của màu
sắc rất phong phú và đa dạng, có thể nói là vơ tận.
Điều này cịn tùy thuộc vào khả năng cảm nhận tinh tế của mỗi cá thể. Song
mỗi tác phẩm lại có một gam màu khác nhau, không tác phẩm nào trùng lặp. Màu
sắc trong các tác phẩm tạo ra còn tùy thuộc vào tâm lý thị hiếu và khả năng cảm
nhận của từng họa sĩ.
Hội họa hiện đại ngày nay bên cạnh các yếu tố đó cịn có sự gia nhập của các
yếu tố lý trí, khoa học. Nhưng dù truyền thống hay cổ đại thì những hình thức biểu
hiện của màu sắc ln ln và mãi mãi là điểm thu hút, khám phá của các họa sĩ.
16


Như vậy ta thấy rằng các yếu tố tạo nên một bức tranh gồm có đường nét,
hình khối, màu sắc. Trong đó đường nét tạo nên hình; mảng đậm nhạt tạo nên khối.
Màu sắc có tiếng nói mạnh mẽ, giúp họa sĩ bộc lộ rõ ý đồ, tư tưởng chủ đề
muốn thể hiện. Cùng một bố cục hình khối giống nhau nhưng nếu ta vẽ bằng nhiều
gam màu khác nhau sẽ cho ta nhiều hiệu quả thẩm mỹ khác nhau nhưng chỉ có một
gam màu phù hợp mới có thể biểu hiện được tư tưởng, chủ đề.
Do đó màu sắc cũng giữ một vai trò quan trọng trong hội họa. Nó cùng với
các yếu tố đường nét, hình khối tạo nên tiếng nói riêng cho hội họa.
Khi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ kể trên để tạo dựng tác phẩm, các họa sĩ sẽ
phải sắp xếp chúng sao cho có một hình thức phù hợp với nội dung để tác phẩm có

một “tiếng nói” mạnh mẽ và rung động lịng người.
Vì vậy khi bàn về ngơn ngữ nghệ thuật tạo hình nói chung và ngơn ngữ hội
họa nói riêng ta cũng không thể bỏ qua hai yếu tố: bố cục và nhịp điệu. Hai yếu tố
này ẩn sau các yếu tố nét – màu – khối – hình.

17


CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG
Giới thiệu
Đường là một hình ảnh được tạo ra từ cơng cụ điểm là cọ, bút chì, que, bút,…
và thường được định nghĩa như một điểm chuyển động. Đường được tạo ra nhờ
chuyển động của một công cụ và điểm màu, và thường gợi ra chuyển động trong
sơn hoặc vẽ.
Mục tiêu
Trang bị kiến thức cơ sở về đường, nét và phương pháp xác định đường trong
tác phẩm mỹ thuật
Nội dung chính
1. Đặc tính của đường
Đường là một hình ảnh được tạo ra từ công cụ điểm là cọ, bút chì, que, bút,…
và thường được định nghĩa như một điểm chuyển động.
Nó có chiều dài và chiều rộng, nhưng chiều rộng thì rất mỏng so với chiều
dài.
Đường được tạo ra nhờ chuyển động của một công cụ và điểm màu, và
thường gợi ra chuyển động trong sơn hoặc vẽ.
1.1 Các thuộc tính của đường
- Ngắn (short) – dài (long)
- Dầy (thick) – mảnh (thin)
- Đậm (bold) – nhạt (delicate)
- Thẳng (straight) – cong (curved)

- Gấp khúc (zigzag) – uốn lượn (wavy, curly)
- Liền lạc (smooth) – đứt khúc (broken, Dotted line)
- Nét đều (regular) – nét vuốt (changing)
- Có hướng – vơ hướng
1.2 Tính chất biểu cảm của đường nét
Đường nét mạnh hay nhẹ; mềm hay gắt; nhạt hay đậm đều có thể hiện
- Cá tính người vẽ: Là nữ hay nam; trầm tính hay nóng nảy
- Cảm xúc hay trạng thái của người vẽ: vui, buồn, nóng giận..
Sự khác biệt của đường nét cịn do cơng cụ tạo ra chúng: Nét chì – Nét mực – Nét
cọ – Nét phấn
2. Đường và các thành phần mỹ thuật thể hiện đường
2.1 Đường trong thiết kế thị giác
Những bức họa của Tobey đều tạo nên từ đường. Ông thật sự vẽ bằng cọ, sau
đó lặp lại các đường để tạo nên những hoa văn phức tạp. Đường của Tobey chính
là đối tượng trong tác phẩm và chúng không phải được dùng để tạo đường viền cho
hình dạng hoặc vật thể.

18


Nét ngang (horizontal lines)
Đường nằm ngang cho cảm giác TĨNH: trạng thái cân bằng, bình yên. Ở trạng
thái cân bằng tuyệt đối, 1 giọt nước cũng không lăn.
Thể hiện rõ nhất trong tranh phong cảnh là đường chân trời

Nét đứng (vertical lines)
Đường thẳng đứng cho cảm giác TRỤ hoặc VƯƠN: vững vàng, cứng cáp, có
sức mạnh, tỉnh táo, .. như hình ảnh của 1 người lính đứng nghiêm.

19



Nét xiên (diagonal lines)
Đường chéo cho cảm giác ĐỘNG: chuyển động (movement) và áp lực
(tension). Tư thế người đang di chuyển thường nghiêng về phía trước. Hịn đá lăn
trên một bờ dốc nghiêng.

Đường tròn (curved lines)
Nét tròn cho cảm giác TẬP TRUNG: chúng luôn hút ánh mắt người xem về
tâm

20


Đường díc zắc (zigzac lines)
Đường uốn lượn cho cảm giác UYỂN CHUYỂN: Là đường di chuyển của
chất lỏng, kiểu chuyển động mềm mại, duyên dáng. Kiểu đường này là chuỗi liên
tiếp các đường chéo nên nó có tính linh động rất cao, tạo cảm giác phấn khích.
Ở khía cạnh tiêu cực, kiểu đường này cũng cho thấy sự bất ổn, lo lắng, thay
đổi hướng liên tục.. thậm chí nó cịn có ý nguy hiểm và đổ vỡ.

2.2 Đường trong thiết kế đồ họa
Poster này cho thấy chỉ sử dụng vài đường là có thể mơ tả một chú chim thiên
nga một cách xuất sắc. Mặc dù các đường này không hồn tồn tn theo dáng
hình của một con thiên nga, hình ảnh tạo ra là khơng thể nhầm lẫn với gì khác, sự
đơn giản và nét uyển chuyển của các đường này truyền tải một cảm giác yên tĩnh.

21



CHƯƠNG 4: HÌNH DẠNG
Giới thiệu
Hình dạng là một diện tích bao phủ bên trong một đường ngầm hiểu, hoặc nó
được thấy và xác định bởi màu sắc hoặc thay đổi giá trị (độ sáng tối).
Hình dạng có hai kích thước, chiều dài và chiều rộng, có thể là dạng hình học
hoặc dạng tự do (bất định).
Mục tiêu
Trang bị các kiến thức cơ sở về hình dạng và cách xác định hình dạng của các
đối tượng đồ họa.
Nội dung chính
1. Xác định dạng
Hình dạng là một diện tích bao phủ bên trong một đường ngầm hiểu, hoặc nó
được thấy và xác định bởi màu sắc hoặc thay đổi giá trị (độ sáng tối).
Hình dạng có hai kích thước, chiều dài và chiều rộng, có thể là dạng hình học
hoặc dạng tự do (bất định).
Cấu trúc hình khối cơ bản là yếu tố thiết yếu trong tất cả các phương diện của
bản thiết kế. Để tạo ra một thiết kế phù hợp với ngành hàng và nhóm đối tượng
khách hàng, các Designer cần phải xem xét ý nghĩa của từng hình khối cơ bản đó
và sức ảnh hưởng của nó đến tâm lý người dùng.
Nếu hình dạng được lựa chọn phù hợp chúng sẽ giúp truyền đạt đúng ý nghĩa
mà không cần thêm một từ ngữ miêu tả nào.
Ví dụ, trong trường hợp logo của một cơng ty tài chính, một trong những cách
truyền đạt cảm giác tin tưởng và cân bằng là có thể sử dụng hình vng hoặc hình
chữ nhật để áp dụng cho logo.
Cũng như vai trò quan trọng của màu sắc trong thiết kế, các hình khối cơ bản
cũng có tầm ảnh hưởng tương tự như thế. Hình dáng của hình khối khơng đơn giản
chỉ để trang trí, tạo điểm nhấn cho bản thiết kế, mà nó cịn truyền tải được nhiều
thơng điệp đằng sau đó nếu biết cách đặt đúng chỗ.
Chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu 3 hình khối cơ bản nhất đó là hình vng, hình trịn
và hình tam giác để xem chúng có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới của đồ họa.

Sự thành cơng của bất kỳ hình ảnh nào đều liên quan rất nhiều đến cách mọi
người nhìn nhận nó. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của con người và
phần quan trọng thuộc về tâm lý học.
Tất cả các đối tượng trực quan đều có thể được phân tích về hình dạng. Ví dụ,
một ngơi nhà thường được nghĩ đến như một hình chữ nhật với một hình tam giác
trên đỉnh và mặt trời cũng được hình dung như một vòng tròn với các đường như là
tia nắng bao quanh nó.
Chúng ta có thể khơng phải lúc nào cũng nhận thấy rằng những hình dáng bao
quanh vẫn có ảnh hưởng lớn đến ý thức và hành vi của chúng ta. Khoa học nghiên
cứu ảnh hưởng của hình dạng đến con người được gọi là tâm lý của hình dạng.
22


Liên tưởng hình khối cơ bản cho một ngơi nhà

Liên tưởng hình khối cơ bản cho mặt trời

2. Ý nghĩa của hình dạng trong thiết kế
2.1. Hình trịn
Hình trịn là một hình học sáng tạo hồn hảo nhất, khơng có điểm bắt đầu hay
điểm kết thúc, khơng có cạnh cũng khơng có góc. Các vịng trịn biểu thị, đại diện
cho sự thống nhất, trọn vẹn và vĩnh cửu.
Trong thiết kế, vịng trịn có rất nhiều cách sử dụng khác nhau. Tại sao chúng
ta rất hay thấy các hình trịn trong thiết kế Logo, thiết kế Website hay Infographic?
Bởi vì vịng trịn rất nổi bật, trọn vẹn nhưng vơ cùng tự nhiên. Hình trịn có
thể đại diện cho những chuyển động quay, lăn liên tục.
Những thứ mà bạn có thể liên tưởng tới hình trịn:
 Sự u thương, vĩnh cửu



Trí thức
23




Sự chuyển động (bánh xe)



Bí mật, những ma thuật huyền bí



Nữ giới, nữ tính.

2.2 Hình vng, hình chữ nhật
Hình vng, hình chữ nhật xuất hiện rất nhiều trong đời sống và gần như ngày
nào chúng ta cũng trông thấy chúng. Bảng hiệu, banner truyền thông, danh thiếp,
tờ giấy, các bức tường và đồ nội thất, màn hình máy tính, điện thoại di động và
máy ảnh cũng như nhiều vật dụng hàng ngày khác có hình vng hoặc hình chữ
nhật.
Các đường thẳng và các góc của hai hình dạng này mang lại cảm giác đáng tin
cậy và an toàn. Mọi người thường có sự liên tưởng mạnh tới hình vng và hình
chữ nhật với các tịa nhà do đó tại sao chúng mang lại cảm giác tin tưởng và uy
quyền.
Những thứ mà bạn có thể liên tưởng tới hình vng:
 Lịng tin, sự tin cậy



Kỷ luật



Sự ổn định



Hịa bình, bình đẳng
24


×