HUY YÊN
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
ĐỀ
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn chuyên viết về đề tài cách mạng với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng
mạn: “Mảnh trăng cuối rừng”,… Ơng cịn là một cây bút tiên phong trong thời kì văn học đổi mới với các
tác phẩm như “Bến quê”, “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”. Phong cách
sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang đậm chất triết lí - tự sự, lối viết dung dị, đời thường, ông luôn tâm
niệm “Sáng tác nghệ thuật là hành trình đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” , “Nghệ
thuật và cuộc đời là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”.
- “Chiếc thuyền ngồi xa” được in trong tập “Bến quê” (1985), sau đó được đưa vào tập “Chiếc thuyền
ngoài xa” (1987), được sáng tác vào năm 1983 - nằm trong giai đoạn Văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
Khi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ vừa mới kết thúc, những vấn đề thuộc về nhân sinh trước đây chưa
được nhắc đến, một vài quan điểm về đạo đức cần phải được nhìn nhận lại.
- Đại ý: Tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” thể hiện sâu sắc phong cách “tự sự - triết lí” của Nguyễn Minh
Châu, phản ánh sâu sắc số phận con người và mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
II. TÌNH HUỐNG TRUYỆN “CHIẾC THUYỀN NGỒI XA”
1. Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Dựa theo cốt truyện, “chiếc thuyền” là nơi cư ngụ của một gia đình hàng chài, là biểu tượng cho bức tranh
sinh hoạt hiện thực sống động. Đó cịn là một tuyệt mỹ nghệ thuật “cảnh đắt trời cho” mà người nghệ sĩ
Phùng nhiều đêm mai phục chụp được, khiến cho anh cảm nhận như có cái gì “bóp thắt vào”.
- “Ngồi xa” là khoảng cách giữa nghệ sĩ Phùng và con thuyền khi chụp bức ảnh, là khoảng cách muôn đời
giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.
=> Nhan đề là phép ẩn dụ cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
2. HAI PHÁT HIỆN CỦA PHÙNG TRÊN HÀNH TRÌNH ĐI TÌM KIẾM CÁI ĐẸP
TỔNG
- Sự nghịch lý giữa hai phát hiện của nhiếp ảnh Phùng đã thể hiện sâu sắc những khám phá và nhận thức
của con người, cuộc sống và nghệ thuật. Đó là mối quan hệ bền chặt giữa cái đẹp và cuộc sống. Từ hai phát
hiện ấy đã giúp người nghệ sĩ ngộ nhận ra nhiều chân lý của sáng tác nghệ thuật: Cái đẹp chỉ có thể tồn tại
khi nó gắn liền với bản chất của cuộc đời.
PHÂN
- Phùng được giao nhiệm vụ chụp một bức ảnh lịch nghệ thuật về thuyền và biển trong một buổi sáng có
sương mù. Anh đã đến một vùng biển là chiến trường cũ ngày xưa để thực hiện, vừa hay thăm cả người bạn
thời chiến của mình. Sau nhiều ngày mai phục, Phùng đã bắt gặp được hình ảnh một chiếc thuyền ở ngồi
xa đang tiến dần vào bờ.
Một
Sau khi mai phục nhiều ngày, người nghệ sĩ đam mê nghệ thuật ấy đã chộp được khoảnh
cảnh
khắc con thuyền mà anh gọi đó là “cảnh đắt trời cho”. Đó là hình ảnh đậm chất nghệ
tượng
thuật:
diệu kì + “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đơi chút
của
màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”
thiên
+ “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,
nhiên
đang hướng mặt vào bờ.”
+ “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn
giản và tồn bích”
-> Cảnh tượng ấy được người nghệ sĩ ví như “một bức tranh mực tàu của một danh họa
thời cổ”. Có sự huyền ảo của ánh nắng xuyên qua những đám sương cịn dày đặc mỗi sáng
sớm. Có sự tinh khơi, thiết tha của bình minh ánh nắng chiếu vào. Có sự tĩnh lặng của
những bóng người và trẻ con ngồi im phăng phắc (con người trở thành chủ thể bức tranh
dù chỉ là cái bóng). Đó là nét đẹp của sự hài hòa “ từ đường nét đến ánh sáng”, hay nói
rộng ra hơn là một vẻ đẹp “tồn bích”.
=> Đó là một bức họa diệu kì của thiên nhiên và cuộc sống.
I. ĐẶT VẤN
HUY YÊN
Cảm nhận của người nghệ sĩ trước cảnh “đắt” trời cho:
+ Hành động: “Bấm máy liên thanh hết một phần tư cuốn phim” -> Thâu tóm trọn vẹn vẻ đẹp
tồn bích ấy.
+ Cảm xúc: “bối rối, trong tim như có cái gì đó bóp thắt vào”
+ Nhận thức: Trong giây phút cảm nhận những khoảnh khắc trong gần của tâm hồn, khám phá
ra chân lý của sự toàn thiện, Phùng nhận ra “Bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
Đó là sự xúc động sâu sắc của trái tim người nghệ sĩ trước những ngân rung của cái đẹp
thẩm mỹ, những giai điệp tâm hồn anh như được thanh lọc và trở nên trong sáng, thanh
cao. Như vậy cái gọi là “cảnh đắt trời cho” sự thật nằm ở sức hút của cái đẹp tác động đến
trái tim con người.
-> Những cảm xúc ngỡ ngàng, bối rối cho thấy Phùng là một người nghệ sĩ có tâm hồn
nhạy cảm, say mê sự lý tưởng của cái đẹp. Sự hạnh phúc và sung sướng của anh khi bắt
gặp cảnh tượng “chiếc thuyền ngồi xa” phải chăng chính là hạnh phúc của khám phá và
sáng tạo của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Từ đó Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sâu sắc
góc nhìn của mình trước cái đẹp: Rung động trước cái đẹp là bản chất của người nghệ sĩ,
cái đẹp làm cho người ta không nghĩ đến cái xấu, mang sức mạnh cảm hóa, thanh lọc tâm
hồn con người, khiến cho chúng ta đúc kết được chân lý: “Cái đẹp chính là đạo đức”.
=> Như vậy, ở phát hiện thứ nhất đã diễn ra trong khoảnh khắc gặp gỡ kì diệu giữa một
tâm hồn nghệ sĩ say mê tự tận thiện, tận mĩ với bức tranh thiên nhiên tồn bích khi chiếc
thuyền được nhìn từ ngồi xa, qua làn sương mù huyền ảo mà đã giúp cho Phùng có được
một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ, “Mãi mãi về sau vẫn được treo ở nhiều nơi”.
Hiện
- Khi con thuyền dần dần tiến lại gần bờ, một cảnh tượng tàn bạo của đời sống được lột trần
thực
ngay trước mắt Phùng, khiến anh phải ngỡ ngàng, suy ngẫm về cái đẹp mà mình đã từng cho là
qi đản “đạo đức”.
được
Đó là cảnh người đàn ơng đánh vợ, “Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay,
phanh
lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa,….,chẳng nói chẳng
phui
rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng
dưới lớp
người đàn bà”. Khơng chỉ có vậy, hắn cịn dùng những lời lẽ nguyền rủa người vợ: “Mày
vỏ của
chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Một trận đánh khơng có
cái đẹp.
ngun nhân rõ ràng, bộc phát khơng, rượu cũng càng khơng vì hắn vẫn cịn tỉnh táo mà
chờ khi thuyền cập bến, ra khỏi một đoạn xa rồi mới hành hung người vợ.
Là hình ảnh của một người đàn bà cam chịu, nhẫn nhịn đến mức khó hiểu, “Người
đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng
khơng tìm cách trốn chạy.” Sự chịu đựng hiếm thấy của một người phụ nữ trước cảnh bạo
lực gia đình. Không trống trả, không kêu la, không bỏ chạy, chỉ ngồi một chỗ và hứng chịu
những đòn roi của gã chồng vũ phu.
Xen vào trong tình thế hỗn độn ấy là cảnh tượng đứa con thương mẹ mà chống trả
lại bố. Thằng Phác nó xơng đến giật chiếc thắt lưng trong tay gã đàn ông, “dướn thẳng
người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khn ngực trần vạm vỡ cháy nắng”. Hành động
ấy đã khiến cho người đàn ông càng thêm căm phẫn, khơng thương tình “dang thẳng
cánh tay cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát”.
Trận đánh ấy được kết thúc bằng cảnh tượng người đàn bà lạy con, “ ôm chầm lấy nó
rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ơm chầm lấy.”
=> Đó là bức tranh của một gia đình hàng chài với bao nhiêu nghịch lý với lẽ sống ở đời:
đứa con đánh cha, người mẹ lạy con. Người ta vẫn hay nói gia đình là bến bờ bình yên,
nhưng ở gia đình hàng chài ấy, chúng ta không cảm nhận được sự hạnh phúc. Đó là hồi
chng mà Nguyễn Minh Châu dấy lên cho chúng ta những khoảng lặng mà suy ngẫm:
Không phải chỉ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập là có thể đem đến hạnh phúc cho
con người.
- Cảnh tượng tàn khốc ấy được nhiếp ảnh Phùng nhìn thấy không phải ở xa, mà lại là cự li rất
HUY YÊN
gần. Điều ấy khiến anh vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên:
+ Thái độ: “Tất cả mọi việc xẩy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tơi cứ
đứng há mồm ra mà nhìn. ” -> Ngạc nhiên dường như đã chết lặn đi.
+ Hành động: “Vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.
=> Dường như anh đã nhận ra đằng sau vẻ đẹp của “cảnh đắt trời cho” ấy lại là những bi
kịch phũ phàng, trớ trêu của hiện thực. Cái ác, cái xấu vẫn còn đang tồn tại dưới lớp vỏ
của cái đẹp.
Ý NGHĨA CỦA SỰ ĐỐI LẬP
- “Cảnh đắt trời cho” ở ngoài xa >< Hiện thực cuộc sống lại hiện ra rất gần
- “Cảnh đắt trời cho” mang vẻ đẹp tận thiện, tận mỹ >< Hiện thực cuộc đời, hiện diện của cái xấu, cái ác
- “Cảnh đắt trời cho” khiến cho người nghệ sĩ hạnh phúc, vui sướng >< Hiện thực cuộc đời lại khiến cho
người nghệ sĩ đớn đau tột độ.
=> Chân lý nghệ thuật nhiều khi không đúng với chân lý của cuộc đời. Giữa cuộc đời và nghệ thuật, đơi
khi vẫn cịn khoảng cách rất xa. Trong cuộc đời, đơi khi cái đẹp bề ngồi lại che lấp đi cái xấu ở bên
trong.
=> Khi đến với cuộc sống, nếu chỉ đứng từ xa, anh chỉ thấy bề nổi của tảng băng chìm, thấy hiện tượng
chứ khơng thấy được bản chất. Nghệ thuật mà chỉ bằng lòng với chụp ảnh, bề ngoài là thứ nghệ thuật
giả dối, mà cái đẹp giả dối là cái đẹp phi đạo đức.
3. NGHỊCH
LÝ TRONG CÁCH GIẢI QUYẾT HÔN NHÂN CỦA ĐẨU, PHÙNG VÀ CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI.
TỔNG
- Vài ngày sau khi nhiếp ảnh Phùng chụp bức ảnh và nhận ra hiện thực cuộc sống quái đản ở gia đình hàng
chài, cảnh tượng ấy tiếp tục diễn ra. Lần này Phùng đã ra tay can ngăn nhưng đã bị đánh và bị thương.
Phùng và chánh án Đẩu đã mời người đàn bà hàng chài đến để bàn việc gia đình
PHÂN
- Với tấm lịng nhân hậu và sự bất bình trước cái ác của bạo lực gia đình, chánh án Đẩu và Phùng đều đã ra
tay để cứu giúp người đàn bà khốn khổ kia: “ Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước
khơng có một người chồng nào như hắn…Chị không sống nổi với gã chồng vũ phu ấy đâu”.
Đẩu đã nhắc lại tất cả những tội ác mà gã chồng gây ra cho người đàn bà ấy, “Ba ngày một
trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Trực tiếp phê phán thói vũ phu của gã chồng và có dụng ý sẽ đưa ra
những giải pháp để giúp chị thoát khỏi bi kịch.
=> Cả Đầu và Phùng đều mong chờ chị ta bằng lòng li dị, từ bỏ gã chồng để giải thốt cho bản thân
mình. Cũng có lẽ là giải pháp được cho là hợp lí nhất, ổn thỏa nhất và nhân đạo nhất trong lúc này.
- Đứng trước những giải pháp ấy, cả Phùng, Đẩu, và cả những người đọc đến đây đều mong muốn người
đàn bà đồng ý, thậm chí biết ơn hai anh. Nhưng thái độ của chị đã khiến cho nghịch lý câu chuyện càng
được đẩy lên cao:
Phản ứng với lời đề nghị ấy, người đàn bà “chắp tay vái lia lịa…” cùng với lời khẩn cầu:
“Con lạy quý tòa. Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Chị
khước từ lời đề nghị ấy, sẵn sàng chịu mọi hình phạt thay cho gã chồng chứ nhất quyết không chịu từ bỏ
hắn. Cách từ chối của người đàn bà cũng cho thấy rằng đó khơng phải là sự khách sáo, mà là mong muốn từ
sâu trong tận đáy lòng chị.
Thái độ của người đàn bà hoàn toàn nằm ngoài chủ ý mong muốn của Đẩu và Phùng, điều
đó khiến cho cả hai anh vơ cùng ngạc nhiên. Đẩu thì ln đặt ra những câu hỏi “Sao, sao?”. Cịn Phùng thì
“cảm thấy gian phịng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết khơng khí, trở nên ngột ngạt” =>
Dường như cả hai anh đều nghĩ rằng người đàn bà ấy chịu đựng một cách yếu đuối, tăm tối khó hiểu.
Người phụ nữ đau khổ ấy lại không chịu từ bỏ gã chồng vũ phu, con người bị cầm tù bởi đói nghèo,
tăm tối và bạo lực lại khơng muốn được giải thoát.
HUY YÊN
- Tuy nhiên, từ trong chính những câu chuyện nghịch lý, vô lý ấy lại bắt đầu hé mở những hạt nhân hợp lý.
Người đàn bà đã đưa ra những nguyên nhân để giải thích cho hành động và lời nói của mình:
Gã chồng vũ phu kia lại là người chị phải chịu ơn: Trong một lần tâm sự, chị đã kể lại
“Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”. Nếu hắn ta khơng lấy chị,
thì chị cũng chẳng bao giờ có thể tận hưởng lấy niềm hạnh phúc khi làm vợ, làm mẹ. Dường như người đàn
bà không được ăn học một cách đều đặn ấy cũng khắc ghi trong tâm khảm chân lí giản dị: “Qua cầu không
nên rút ván”.
Bản chất của người đàn ông kia không phải tàn bạo hay ác độc: Người đàn bà đã
khẳng định rất rõ gã chống ấy là một người “cục tính”, nhưng lại “hiền lành”. Hắn chưa đánh đập chị bao
giờ. Chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính” cho nên hắn mới nảy sinh thói bạo lực => Như vậy
nguyên nhân chính dẫn đến sự tha hóa của gã chồng lại xuất phát từ hồn cảnh sống nghèo khổ, khó
khăn, của trách nhiệm nặng nề khi phải là người trụ cột và chèo lái cho con thuyền. Cách chị chịu
đựng chính là để san sẻ cho người chồng ấy.
Một phần nguyên nhân cũng bắt nguồn từ bản chất của nghề chài lưới: Đối với người
khác, gã đàn ông ấy là cái “của nợ đời”, nhưng với chị, cuộc sống nghề chài lưới không thể thiếu lấy bờ vai
người đàn ơng. Nếu khơng có hắn, cuộc sống lênh đên trên biển của chị sẽ đi về đâu? Chị tâm sự một cách
chân thành: “ đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tơi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong
ba” => Sự áp lực vơ hình của nghề chài lưới cũng chính là một trong số những nguyên nhân tác động
vào tính cách người đàn ông. Là một người vợ, chị vẫn hiểu đấy chứ.
=> Sau những lí lẽ phân trần đầy thuyết phục, người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục đến mức kì lạ, khó
hiểu dần chuyển hóa thành một người phụ nữ sắc sảo, từng trải. Lời nói của chị phát ra như một chân
lý : “Các chú không phải người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm
ăn lam lũ, khó nhọc…”, “Các chú không phải là đàn bà, nên các chú không thể hiểu nỗi vất vả của
những người đàn bà trên chiếc thuyền khơng có đàn ơng”. Họ rất cần những bờ vai của người đàn ông
để chèo lái và nâng đỡ cho đời sống trên con thuyền.
Chị cam chịu vì cuộc sống gia đình đơng con: Bởi vì đơng con, chị rất cần hắn sẻ chia,
cùng chị nuôi nấng chúng. Chị nghĩ rằng: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể
sống cho mình như ở trên đất được”. Một suy nghĩ rất đẹp, rất thiêng liêng của một người mẹ. Nếu như chị
bỏ hắn, đàn con của chị sẽ phải tan đàn xẻ nghé và tận sâu trong thâm tâm chị không muốn điều đó xảy ra.
Bởi vì cuộc sống của chị khơng hẳn là không hạnh phúc: Niềm vui lớn lao nhất của
cuộc đời chị là “khi được nhìn các con ăn no”. Cũng có lúc gia đình sống hịa thuận, vui vẻ, dù ít dù nhiều,
chị vẫn cố gắng chắt chiu và xem đó như một lý do để khơng từ bỏ hắn.
=> Vẻ đẹp của đức hi sinh của một người mẹ, một người vợ, là nét đẹp trong tâm hồn người phụ nữ Việt
Nam
- Cãi “vỡ ra” của Đẩu và Phùng sau khi nghe chị giải thích
Trong cuộc sống, bao nhiêu chuyện ngỡ như vô lý nhưng xem ra lại có cái lí riêng
Nhiều chuyện ngỡ như đơn giản, nhưng kì thực hết sức phức tạp.
Với Đẩu: Anh nhận ra lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ, pháp luật và tình thương nên đi
vào thực tế chứ khơng thể biểu hiện và đánh giá qua sách vở. Cũng không thể thực hiện quy tắc pháp luật
theo sách vở hay nguyên tắc đạo đức phổ biến đơn thuần => Sự rập khn biến cách ứng xử của anh có
phần giản đơn với người đàn bà
Với Phùng: Là một người nghệ sĩ chân chính, nếu chỉ đứng ở bên ngồi “chụp ảnh” hiện
thực thì sẽ khơng bao giờ hiểu thấu cuộc đời. Chỉ khi nào biết nhìn hiện thực một cách sâu sắc, mới với đến
được sự thật và cái đẹp mới làm trịn trách nhiệm của mình => Như vậy, cái vỡ ra của Phùng là sự nhận
thức về con người, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời
+ Nhận thức về con người: Gã chồng vũ phu ấy kia vừa là phạm nhân, nhưng cũng vừa là nạn nhân.
Người đàn bà cam chịu khó hiểu ấy dường như cũng có cái lí riêng cho mình, chị thật sâu sắc và thấu hiểu
lẽ đời. Thằng Phác làm trái đạo lí khi đánh cha, nhưng nhìn kĩ hơn, nó vẫn đáng thương hơn đáng trách.
+ Nhận thức về cuộc sống:
-> Trong đời sống, cái xấu bề nổi đôi khi lại che lấp đi các đẹp, cái đáng thông cảm bề sâu.
HUY N
-> Khơng nên nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người một cách đơn giản, cần có cái nhìn đa diện, nhiều
chiều.
-> Người nghệ sĩ cần phải đặt cái tâm của mình vào cuộc đời mới có thể khám phá ra những sự thật và vẻ
đẹp khuất lấp của cuộc sống.
HỢP
Tình huống ở tịa án huyện mang tính chất “gỡ nút thắt” cho những trăn trở về nghệ thuật toàn mỹ và hiện
thực cái ác phi đạo đức. Phương thức kể chuyện của Nguyễn Minh Châu lôi cuốn, kéo người đọc vào những
nghịch lý rồi sau đó lại chìm đắm trong niềm xúc cảm của sự hợp lý. Ngôn ngữ dung dị, đời thường mà
sống động, vừa lột tả được số phận của con người, vừa nêu lên được tinh thần nhân văn của tác phẩm.
4. ĐOẠN KẾT TÁC PHẨM
- Đoạn kết của truyện ngắn thể hiện sâu sắc nghịch lý giữa yêu cầu của trưởng phòng với bức tranh hoàn
toàn là tĩnh vật và cảm nhận của người nghệ sĩ Phùng .Nguyễn Minh Châu thật có lý khi tạo nên sự tương
quan đối lập giữa đầu và kết thúc tác phẩm- một cái kết bị bỏ lửng, mở ra cho người đọc biết bao nhiêu
những chiêm nghiệm về con người và nghệ thuật.
Yêu cầu của trưởng phòng ở đầu truyện ngắn
+ Trưởng phòng đã giao nhiệm vụ cho Phùng chụp một bức ảnh con thuyền và biển nhưng “hoàn toàn là
tĩnh vật”. Sau nhiều ngày mai phục Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp “chiếc thuyền ngoài xa”
như mong muốn của sếp.
+ Đặt trong chủ đề tư tưởng của tác phẩm, tình huống ấy là một ám chỉ nghệ thuật, một thứ nghệ thuật bề
ngoài, vị nghệ thuật, khơng có bóng dáng của sự sống, có phần xa rơi thực tại.
Bức ảnh đen trắng và cảm nhận của người nghệ sĩ
+ Phùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và ở đoạn kết cho thấy, bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa
trắng đen ấy đã được chọn làm bộ ảnh lịch và được treo ở nhiều gia đình sành nghệ thuật.
+ Nhưng là một người nghệ sĩ chân chính, khơng tránh khỏi việc nhìn vào bức ảnh đầy nghệ thuật ấy, một
bức ảnh đen trắng nhưng anh làm cảm nhận thấy “màu hồng của sương mai” và hình ảnh “người đàn bà
bước ra”. “Màu hồng của sương mai” kia chính là chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp của nghệ thuật. Cịn
hình ảnh “Người đàn bà bước từng bước chậm rãi trong đám đông” lại lột trần sâu sắc hiện thực cuộc sống
cơ cực, lam lũ của những con người lao động. Từ “đám đông” được vận dụng rất khéo nhằm thể hiện sự
rộng lớn, không chỉ một người đàn bà hàng chài mà hàng trăm, hàng vạn người phụ nữ khác đồng cảnh ngộ
cũng lam lũ, vất vả như chị.
=> Đó là những chi tiết khơng ai có thể cảm nhận được ngoại trừ Phùng .Là một nhân viên, Phùng vẫn
phải giao nộp sản phẩm cho trưởng phòng, nhưng tự trong cõi lòng của Phùng, anh đã sớm từ bỏ thứ
nghệ thuật vị nghệ thuật để đến với nghệ thuật vị nhân sinh
=> Cái hay của Nguyễn Minh Châu ở chỗ bằng việc khắc họa một đối tượng - Phùng mà đã nêu ra
được tồn bộ vấn đề cần phải nhìn nhận của những người nghệ sĩ trẻ. Từ một gia đình hàng chài mà
lột trần được một tệ nạn xã hội mang tính báo động. Từ những nghịch lý chủ quan thể hiện sâu sắc
những quan điểm đạo đức cần phải nhìn nhận lại. Và từ một khoảng cách “ngoài xa” ấy đã nêu bật lên
được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Nghệ thuật khơng phải là một khí giới sinh ra để bài
trừ, thoát ly khỏi cuộc sống, mà hơn bao giờ hết, nó ln phải gắn bó chặt chẽ với hiện thực, đó mới là
thứ nghệ thuật vị nhân sinh, một thứ nghệ thuật đạo đức.
5. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm giàu giá trị nhân đạo. Viết truyện ngắn này,
Nguyễn Minh Châu muốn bày tỏ sự thông cảm đối với cuộc sống của con người nơi vùng biển vắng. Tư
tường nhân đạo của truyện ngắn thể hiện ở thái độ quan tâm đến con người đến con người bất hạnh của nhà
văn. Phê phán hành động vũ phu của người chồng, đồng thời Nguyễn Minh Châu muốn cho người đọc thấy
rõ tình trạng bạo lực trong gia đình, một mảng tối của xã hội đương đại. Nhà văn còn mạnh dạn nêu lên
phản ứng dữ dội của đứa con để nhấn mạnh hậu quả trầm trọng của tệ nạn này. Chính người vợ đã gửi đứa
con lên ở với ông ngoại để khỏi chứng kiến cái ác hoành hành ngay trong gia đình. Người vợ hy sinh cũng
để bảo vệ cho hạnh phúc gia đình. Dẫu viết về bạo lực gia đình, nhưng Nguyễn Minh Châu đã báo động
những vấn đề xã hội nhức nhối. Gióng lên một tiếng chng báo hiệu điều ác, Nguyễn Minh Châu đã đấu
HUY N
tranh
cho
cái
thiện.
Tư
tưởng
nhân
đạo
của
truyện
chính
là
ở
điểm
ấy. Ngồi ra, giá trị nhân đạo cịn được thể hiện qua việc xây dựng nhân vật người đàn bà. Hình ảnh người
đàn bà vùng biển xấu xí, nhẫn nhục vẫn tốt lên vẻ đẹp của tình mẫu tử, một vẻ đẹp đầy nữ tính, vị tha của
người phụ nữ ở một miền biển cịn nghèo đói, lạc hậu. Như vậy ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Minh Châu
đã thể hiện nhưng khát khao hạnh phúc bình dị của người lao động. Dẫu nghiệt ngã những phận đời, dẫu
còn nhiều nghịch lý, nhưng ẩn chìm trong những trang văn của Nguyễn Minh Châu vẫn là chất nhân văn
lấp lánh.
III. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
A. NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI (trọng tâm)
TỔNG
- Nhân vật người đàn bà hàng chài được miêu tả bằng bút pháp hiện thực, là hình tượng tiêu biểu cho số
phận con người lam lũ, vất vả sau chiến tranh. Qua nhân vật ấy, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm sâu sắc
những thông điệp mang tính nhân văn, những bài học quý báu về cách nhìn nhận cuộc đời của mỗi người.
PHÂN:
Xuất
Người đàn bà hàng chài là một nhân vật khơng có tên. Nguyễn Minh Châu thừa tài năng để
thân
đặt tên cho nhân vật của mình, nhưng ơng đã khơng làm như thế. Nhà văn chỉ gọi bằng những
nhân vật
tên phiếm chỉ: “chị”, “Mụ”, “Người đàn bà” => Đó là ám chỉ đầu tiên cho người đọc thấy
được số phận bi kịch của chị. Cũng nhờ khơng có tên mà chị trở thành một hình tượng
điển hình cho biết bao nhiêu người phụ nữ có cuộc đời, số phận, phẩm chất tương tự
Số phận của chị còn được thể hiện rất rõ qua những đường nét ngoại hình thơ kệch. Chính chị
đã từng thừa nhận “Hồi nhỏ đã là đứa con gái xấu” lại “rỗ mặt”, xấu đến mức không ai muốn
lấy. Và cái ngồi hình ấy theo năm tháng càng được hiện rõ ra hơn với cách miêu tả chân thực
của nhà văn: “Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng
biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm
thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ.”.
-> Sự thua thiệt về nhan sắc cũng đã hé mở ra số phận lam lũ, cơ cực, vất vả của người đàn bà
làm nghề chài lưới
Cuộc
Nghèo khó về mặt vật chất: Điều đó thể hiện rõ nét qua nơi ở của chị: chiếc thuyền chật
sống
chội vì đơng con. Trong lời tâm sự, chị đã từng ước “Giá như sắm được một chiếc thuyền
Lam lũ
rộng hơn…”. Cũng có lúc biển động, suốt cả tháng ấy “cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây
của
xương rồng luộc chấm muối”. Cuộc sống của người đàn bà khó khăn, lam lũ khi phải bương
người
chải trên một chiếc thuyền đông con. Dường như đến những thứ thiết yếu của mỗi người đều
đàn bà
trở thành vấn đề cực kì lớn với người đàn bà ấy.
hàng
Đau đớn về mặt thể xác lẫn tinh thần: Có lẽ cái lo vật chất không thể lớn bằng nỗi đau tinh
chài
thần. Cuộc sống bi kịch của chị gắn liền với những trận đòn của gã chồng vũ phi “ba ngày
một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Mà đâu chỉ riêng những đòn roi tra tấn ấy, gã chồng
con dùng những lời lẽ nguyền rủa, cay nghiệt: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết
đi cho ơng nhờ”.
=> Đó là chân dung cuộc sống lam lũ, cực nhọc, bất hạnh của người đàn bà hàng chài, khi cái
ăn cái mặc trở thành vấn đề lớn lao với chị, khi gã chồng xem chị như một kẻ thù trong gia
đình.
Phẩm
Một người mẹ thương con:
chất và + Chị sẵn sàng chịu đựng, nhẫn nhịn những địn roi của gã chồng để ni con khơn lớn. Xưa
tính cách nay chuyện chồng đánh vợ chẳng phải là chuyện xa lạ, nhưng người đàn bà ấy lại có thể cam chịu
những địn roi, những lời nguyền rủa của gã chồng mà “không kêu la, chống trả hay bỏ trốn”, đó
là điều xưa này chưa từng có. Người đọc sẽ lóe lên những suy nghĩ: “Vì sao?”, vì những đứa con
của chị. Chị cam chịu bởi vì muốn chắt chiu những hạnh phúc ngắn ngủi, nhỏ nhoi ngày trước.
Bởi vì bỏ hắn, các con của chị sẽ lâm vào cảnh “hoặc có cha, hoặc có mẹ”. Là một người phụ nữ,
HUY N
chị khơng chấp nhận điều đó
+ Trong cái bi kịch của bản thân, chị vẫn muốn tránh cho các con những vết thương về mặt
tinh thần. Bằng chứng ở việc khi các con lớn lên, chị xin gã chồng rời xa bờ rồi hãy đánh, rời xa
tầm mắt các con rồi mới ra tay với chị. Chị còn gửi thằng Phác - đứa con chị yêu thương nhất lên
nhà ngoại để tránh nó làm điều gì dại dột.
+ Nhưng tất cả trường hợp đều không tránh khỏi những rạn nứt trong tâm hồn trẻ con. Người đàn
bà đau khổ khi không thể chở che cho đời sống tinh thần của những đứa con mình. Điều đó
thể hiện qua chi tiết chúng bị gã chồng quát: “Ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết ln cả mày
bây giờ.” Rồi chị cịn xót xa khi chứng kiến đứa con vì thương mẹ mà lỗi đạo với cha. Thằng Phác
vì giật chiếc thắt lưng phang vào ngực gã đàn ông mà bị hắn dang tay cho hai cái tát. Nhìn thấy
cảnh tượng ấy, chị đau xót, nhục nhã vơ cùng. Chị chạy đến, miệng “mếu máo”, ôm chầm lấy rồi
lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để rồi lại ôm chầm”. Giọt nước mắt chị rơi xuống là minh chứng
cho tình mẫu tử thiêng liêng. Người đàn bà bất hạnh ấy sẵn sàng hi sinh, cam chịu nỗi đau thể xác
và tinh thần để cho các con được hạnh phúc.
+ Nhưng vượt lên trên những đau khổ ấy, chị đã cố gắng chắt chiu những niềm vui bình dị với
con. Khi Đẩu hỏi: “Cả đời chị có bao giờ vui khơng”, người đàn bà khơng nhân nhượng mà đáp:
“Có chứ. Vui nhất là khi thấy đàn con của tôi được ăn no”. => Chính những niềm vui nhỏ bé ấy
cũng tiếp thêm ý chí, động lực cho chị vượt qua khỏi mọi muộn phiền, nỗi đau thể xác và tâm
hồn.
+ Nguyễn Minh Châu còn cho người đàn bà ấy ý thức rất rõ về thiên chức làm mẹ của mình. Chị
từng thổ lộ với Đẩu và Phùng: “Đàn bà trên thuyền chúng tơi chỉ sống cho con, chứ khơng sống
cho mình như ở trên đất được”. Đó là chân dung một người phụ nữ giàu đức hi sinh, là người phụ
nữ ý thức rất rõ về thiên chức của một người mẹ: “Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi
con khôn lớn, để rồi gánh lấy cái khổ”.
=> Thẳm sâu bên trong một vẻ ngoài thua thiệt, một hoàn cảnh đau khổ lại là một người đàn
bà mang vẻ đẹp lấp lánh tình mẫu tử. Có ai đó nói rằng: “Vũ trụ này có rất nhiều kì quan.
Nhưng kì quan đẹp đẽ nhất là trái tim của người mẹ”. Trái tim của người đàn bà hàng chài
trong truyện ngắn này là một kì quan tuyệt vời trong cuộc sống
Một người vợ yêu chồng, thấu hiểu chồng và giàu lòng vị tha.
+ Chị xem gã chồng là người chị phải chịu ơn. Chị tâm sự “Hồi nhỏ vốn đã là một đứa con gái
xấu, lại rỗ mặt, không ai lấy”. Nếu hắn khơng lấy chị, thì làm sao chị có thể có niềm hạnh phúc
khi làm vợ, làm mẹ.
+ Chị yêu hắn. Điều ấy không được thể hiện trực tiếp mà được nhà văn khắc họa qua chi tiết:
“Chị yêu nhất thằng Phác: cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ lão đàn ơng
đã hành hạ mụ”.
+ Chị cịn là người vợ thấu hiểu chồng. Chị biết bản chất hắn vốn là người “cục tính” nhưng
“lương thiện”. Cái xấu khơng phải bản chất của hắn, mà là do cái nghèo, cái đói, lại cịn túng quẫn
vì trốn lính. Vì những áp lực mà một người đàn ông phải gồng gánh khi ngày đêm chèo lái con
thuyền. Chị xem cách chị chịu đòn chính là để san sẻ cho hắn “lúc nào thấy khổ là lão xách tôi ra
đánh” => Chị thấu hiểu, cảm thơng cho người chồng vì hồn cảnh mà bị tha hóa.
+ Chị cũng rất cần chồng để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống chài lưới. Chị đã
nêu lên cái lý do mà ngỡ như nếu không nói thì cũng chẳng ai ngờ được: “Các chú khơng phải là
đàn bà, nên không thể hiểu được cuộc sống cực khổ của người đàn bà trên con thuyền không có
đàn ơng”. Chị cần gã chồng để cùng nhau chèo chống con thuyền những lúc phong ba. Chị cần
hắn để cùng làm ăn nuôi nấng các con. Chị cần hắn để cùng gánh vác gia đình trong cuộc sống
mưu sinh
+ Chị còn là người vợ bao dung với chồng. Chị xem chuyện bị đánh, bị hành hạ là lẽ đương
nhiên. Cũng có lúc chị mong hắn biết uống rượu, vì nếu hắn biết uống rượu, chắc chị cũng không
hứng chịu những đòn roi về mặt thể xác lẫn tinh thần như thế. Cho nên mặc nhiên chị chấp nhận
nó như một phần tất yếu trong cuộc sống. Chị tự nhận lỗi về mình, “cái lỗi chính là do đám đàn bà
HUY YÊN
ở thuyền đẻ nhiều quá”. Chị biết chắt chiu những lúc vợ chồng sống hòa thuận vui vẻ.
=> Sự bao dung của người đàn bà không phải là cách Nguyễn Minh Châu dung túng cho gã
chồng bạo lực. Mà thơng qua đó bộc lộ nên được tình thương, sự đồng cảm, thấu hiệu của
người vợ dành cho chồng. Người đàn bà hàng chài ấy ít nhiều cũng mang những phẩm chất
tốt đẹp của người Việt Nam.
Người từng trải, sống sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời
+ Điều đó trước hết được thể hiện thông qua tư thế, thái độ của chị ở tòa án huyện. Khi nghe
những lời đầu tiên của Đẩu và Phùng, người đàn bà “ngồi cúi gục xuống” rồi đến “ngẩng đầu nhìn
thẳng” vào Đẩu và Phùng. Từ một người “khúm núm, sợ sệt” cho đến khi trở nên “sắc sảo”. Chỉ
bằng những câu nói phân trần đầu tiên mà người đọc khơng cịn thấy được cái vẻ ngoài sợ sệt, nhỏ
bé của chị nữa.
+ Tiếp đến được thể hiện qua lời nói và giọng điệu. Lúc đầu chị xưng hơ “con - q tịa” giọng
điệu bề dưới, đến sau đó là “chị - các chú” giọng điệu từng trải, bề trên. Chị đưa ra những lí lẽ,
thuyết phục để từ chối lịng tốt của hai người đàn ông xa lạ. Và cũng nhờ chị mà Đẩu và Phùng
mới vỡ ra những điều tưởng chừng như đơn giản mà hết sức phức tạp, tưởng chừng như vơ lý
nhưng cũng có cái lý riêng: “Các chú không phải người làm ăn….”, “Các chú không phải là đàn
bà….”
=> Những chi tiết ấy đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp trong nhân cách của người đàn bà, tưởng
như u tối, thất học mà lại sống rất sâu sắc, từng trải. Là người đàn bà hạn chế về ngoại hình
nhưng đẹp trong nhân cách và bản chất.
HỢP: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI
- Đặt nhân vật trong nghịch lý để bộc lộ phẩm chất, tính cách
- Khắc họa số phận, tính cách nhân vật qua ngơn ngữ, ngoại hình, dáng vẻ, điệu bộ
- Xây dựng nhân vật qua điểm nhìn trần thuật trong truyện (Phùng) tạo nên sự chân thực, sống động cho
nhân vật và tính đa chiều trong cảm nhận, đánh giá về nhân vật
B, NHÂN VẬT TRẦN THUẬT: NGHỆ SĨ PHÙNG (Hướng dẫn làm bài)
Luận điểm 1: Người nghệ sĩ đích thực, có tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp
Luận điểm 2: Một người có lịng tốt, khơng chấp nhận bất cơng nhưng cái nhìn cịn đơn giản, một chiều
Luận điểm 3: Là “điểm nhìn nghệ thuật” của nhà văn, hình tượng nhân vật kể chuyện
Luận điểm 4: Là nhân vật tư tưởng, thể hiện thông điệp của tác phẩm
IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
“Chiếc thuyền ngồi xa”, khơng chỉ mang cho chúng ta những câu hỏi, mà còn là những xúc cảm đan xen
về cuộc đời, về số phận con người. có vô số chi tiết đặc biệt đã làm nên một áng văn kì lạ, một áng văn
mang trong mình sự giao thoa giữa văn học và nhiếp ảnh, giữa nghệ thuật và đời sống thực của mỗi con
người. Và chính sự đan cài đặc biệt ấy đã làm cho truyện ngắn này trở thành "tuyên ngôn nghệ thuật" của
nhà văn Nguyễn Minh Châu, và cũng chính là của riêng mỗi người cầm máy và cầm bút.
HẾT