Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.12 KB, 1 trang )

I. MỞ BÀI
“Chiếc thuyền ngoài xa” là sáng tác tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới sau 1975.
Tác phẩm rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ
hai. Có thể nói, đây là một trong những tác phẩm chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.
II. THÂN BÀI
1. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Tác phẩm kể về tình huống của nghệ sĩ Phùng khi anh về chụp bức tranh cảnh biển tại một bãi biển miền
Trung. Tại đây anh phát hiện bức tranh thiên nhiên đẹp mà trong cuộc đời cầm máy ảnh anh chưa bao giờ
được thấy. Nhưng đằng sau bức tranh đẹp ấy là cả một sự thật nghiệt ngã về cuộc sống của một gia đình
hàng chài. Cảnh người chồng vì đói nghèo thất học đã xem việc đánh vợ là phương thức giải tỏa những
khổ đau cho mình. Rồi ở tòa án huyện anh đã chứng kiến câu chuyện đầy cảm động của người đàn bà
hàng chài khiến anh ngộ ra biết bao điều về cách tiếp cận cuộc sống. Tất cả được đều nhìn qua cái nhìn
đầy nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm
thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả
năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
a. Biểu hiện thứ nhất của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là sự đồng cảm của
nhà văn đối với cuộc đời người lao động sau chiến tranh. Qua đó nhà văn lên án thói bạo hành trong cuộc
sống gia đình đang diễn ra trong xã hội: nhà văn đã miêu tả cuộc sống ấy với bao nỗi nhọc nhằn của con
người lao động thông qua hình tượng người đàn bà hàng chài. Nhà văn cảm thương cho số phận bất hạnh
của chị (các em phân tích nỗi khổ của người đàn bà: xấu xí, nghèo khổ, nạn nhân của bạo hành gia đình).
b. Biểu hiện thứ hai của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là sự phê phán, lên
án hành động vũ phu thô bạo của người chồng trong đối xử với vợ, con (các em miêu tả cảnh người
chồng đánh vợ) . Không những vậy, nhà văn còn thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực,
tối tăm của con người (cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn, bất trắc trong cuộc sống …là nguyên
nhân sâu xa của sự bạo hành và sự nhịn nhục chịu đựng); đồng thời, Nguyễn Minh Châu cũng bày tỏ
niềm trắc trở trước cuộc sống của thế hệ tương lai (qua cách nhìn của nhà văn đối với cậu bé Phác).
c. Biểu hiện thứ ba của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là ở sự khẳng định,
ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mà tiêu biểu là người đàn bà hàng chài và đặt niềm tin vào phẩm


chất tốt đẹp của họ: Đó là vẻ đẹp của lòng vị tha, sự thấu hiểu lẽ đời và tình mẫu tử sâu nặng (các em
phân tích câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện). Trong hoàn cảnh đau khổ, nghèo khó, tăm tối vẫn
ngời lên vẻ đẹp của tình yêu thương, của đức hi sinh thầm lặng.
d. Biểu hiện thứ tư của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là tư tưởng nhân đạo
mang tính triết lí của tác phẩm, còn được thể hiện ở việc nhà văn đặt ra vấn đề : làm thế nào để giải phóng
con người khỏi những bi kịch gia đình, bi kịch cuộc sống con người muốn thoát khỏi đau khổ, tăm tối,
man rợ cần những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa
rời thực tiễn, cần rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và hiện thực đời sống. (các em đưa thông điệp
của nhà văn vào)
III. KẾT BÀI
Tóm lại, tinh thần nhân đạo trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là tấm lòng yêu thương, thông cảm, băn
khoăn , trăn trở của Nguyễn Minh Châu trong việc phát hiện đời sống và con người ở bình diện đạo đức
thế sự. Qua đó tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn ở giai đọan sáng tác thứ hai : Văn học
nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống, phải vì con người…Quan niệm ấy đã khiến tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu ở giai đọan này giàu nhân bản.Đọc tác phẩm của ông, người ta đau đớn, day dứt về thân phận
con người và cùang tràn đầy khát vọng làm người cao đẹp

×