Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT (văn 12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.48 KB, 7 trang )

HUY YÊN

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
- Lưu Quang VũI. Tác giả Lưu Quang Vũ
- Lưu Quang Vũ là một tài năng xuất sắc của nền văn học nghệ thuật Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX
với những thành công ở nhiều lĩnh vực đa dạng: làm thơ, viết văn và soạn kịch.
- Về kịch, Lưu Quang Vũ là một kịch tác giả nổi tiếng với sức sáng tác dồi dào, là người tiên phong về những
vấn đề nóng hổi của thời đại. Nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ vẫn cịn vương bóng những giá trị nhân sinh
đến tận ngày hôm nay.
II. Vở kịch “Hồn trương ba, da hàng thịt”.
- Vở kịch được viết năm 1981 và được công diễn lần đầu năm 1984. Được đánh giá là vở kịch đặc sắc và đắt
giá nhất của Lưu Quang Vũ. Đoạn trích nằm ở chương VII (đoạn kết) khi bi kịch cao trào đã được đẩy đến
cực điểm, địi hỏi phải có sự giải quyết xung đột.
- Tác phẩm đã dựng nên một tình huống bi kịch đau khổ của nhân vật Trương Ba ngay sau kết thúc có hậu của
cổ tích dân gian. Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành cơng một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới
mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc.

So sánh vở kịch với cốt truyện dân gian:
Cốt truyện dân gian
Vở kịch của Lưu Quang Vũ
- Chủ yếu khai thác những xung đột bên - Nhìn theo một góc độ thời đại. Nối liền với kết thúc dân gian.
ngoài, giữa con người với con người.
- Lưu Quang Vũ đã khắc họa bi kịch đau đớn của Trương Ba
=> Từ đó nêu lên khao khát ĐƯỢC với cuộc sống trong thân xác không phải của mình. Từ đó ơng
SỐNG
lựa chọn cái chết để vượt thoát nỗi thống khổ.
=> Dù được sống nhưng Trương Ba cũng khơng thể chấp nhận
những thứ tha hóa, dung tục, tầm thường. Từ đó truyền bổ
sung thêm một thơng điệp đắt giá: SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Đặc trưng của thể loại kịch: Hiện thực và xúc cảm được thể hiện qua những kịch tính và


xung đột.
- Ngơn ngữ kịch: Đối thoại, độc thoại của nhân vật.
- Kết cấu kịch: Xuất hiện - biến mất của các nhân vật kịch
III. Phân tích đoạn kịch
A. BI KỊCH ĐAU KHỔ TRONG CUỘC SỐNG KHƠNG PHẢI CỦA MÌNH.
- Tình huống kịch của Lưu Quang Vũ bắt đầu từ chỗ kết thúc tích truyện dân gian: Sau khi hồn Trương Ba
sống hợp pháp với xác hàng thịt, cuộc sống vay mượn trái tự nhiên bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo đã
làm phát sinh những mâu thuẫn gay gắt giữa hồn và xác. Mâu thuẫn càng phát triển khi linh hồn thanh cao
dần bị tha hóa trước sự địi hỏi, lấn át của thân xác thô phàm. Trương Ba dần trở nên xa lạ với người thân
trong gia đình, bạn bè, tự chán ghét bản thân và mong muốn được thoát ra khỏi thân xác của hàng thịt và chấp
nhận cái chết vĩnh viễn.
- Được sống là một khao khát cao quý và chánh đáng, nhưng nếu như cố gắng sống vì bất cứ giá nào, liệu con
người có thể tìm được hạnh phúc hay khơng? Hồn Trương Ba bị ăn mịn bởi thân xác thô kệch của anh Hàng
thịt, dần đánh mất nhân cách, bản ngã của chính mình. Đó cũng là vấn đề nhân sinh mà Lưu Quang Vũ đặc
biệt thể hiện qua vở kịch: Con người liệu có thể giữ cho mình những giá trị tinh thần cao quý khi phải chấp
nhận sống chung với sự dung tục, có tránh được những sự tha hóa và cám dỗ của những ham muốn vật chất
tầm thường?
1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác Hàng Thịt.
 Màn tranh cãi giữa xác và hồn


HUY N

Hồn có
thể tách
ra khỏi
xác
khơng?

Hồn Trương Ba

- Mạnh mẽ, quả quyết, chủ động
mong muốn tách ra khỏi xác hàng
thịt: “Nếu cái hồn của ta có hình
thù riêng nhỉ, để nó được tách ra
khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát”
-> Thể hiện thái độ thượng bậc
khinh bỉ thân xác.
- Đuối lí, chối bỏ, khơng dám thừa
nhận ảnh hưởng của xác Hàng Thịt:
“Mày chỉ là cái vỏ bên ngồi,
khơng có ý nghĩa gì hết, khơng có
tư tưởng, khơng có cảm xúc”. ->
Xưng hô “mày”, “ta” như đang đặt
bản thân ở vị trí cao hơn, danh giá
hơn xác của hàng thịt.

Xác thịt - Dứt khốc phủ nhận tiếng nói của
có tiếng xác thịt: “Vơ lí, mày khơng thể biết
nói?
nói! Mà chỉ là xác thịt âm u đui
mù…”
- Xếp tiếng nói của xác thịt vào
hàng những thứ thấp kém: “Hoặc
nếu có thì cũng chỉ là thứ thấp
kém, mà bất cứ con thú nào cũng
có được”.

Xác Hàng Thịt
- Tự tin, khẳng định dõng dạc: “ Vơ ích, cái linh hồn
mờ nhạt của ơng Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông

không tách ra khỏi tôi được đâu” -> Đối lập lại khi
xưng hô “tôi”, “ông” thể hiện sự ngang hàng giữa xác
và thịt.
- Lý lẽ vô cùng thuyết phục: Linh hồn không thể
nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn khi phải tồn tại
nhờ cái xác -> Khẳng định ảnh hưởng mạnh mẽ của
xác thịt đối với linh hồn Trương Ba. Cũng chính xác
thịt là thước đo cho sự thuần khiết, cao thượng của
linh hồn. Vì thế làm sao có thể tự nhận bản thân trong
sạch, cao quý khi còn phải phục tùng những ham
muốn tầm thường của chủ nghĩa vật chất?

- Ngược lại khẳng định: Xác thịt có tiếng nói.
+ Xác thịt có khả năng sai khiến linh hồn
+ Âm u, đui mù nên có sức mạnh ghê gớm, “lắm khi
lấn át cả linh hồn cao khiết” của Trương Ba.
- Đáp lại bằng một giọng điệu mỉa mai “Sao ông
không kể tiếp?”, không phủ nhận cái thấp kém,
thậm chí cịn liệt kê thêm những sức mạnh mà cái thấp
kém có thể làm được với linh hồn:
+ “Khi ơng đứng bên cạnh vợ tơi…Đêm hơm đó st
nữa thì…”
+ Nhờ tơi mà ơng được tát thằng con ông tóe máu
mồm máu mũi
+ Cảm xúc lâng lâng khi thấy “Cái món tiết canh, cổ
hủ, khấu đi…”
+ “Để thỏa mãn tơi, chẳng lẽ ơng khơng tham dự chút
đỉnh gì?” -> Giọng điệu vô cùng dõng dạc, đắc thắng
=> Lý lẽ của xác Hàng Thịt vô cùng đanh thép,
không bạo biện mà thẳng thừng nêu lên nỗi khổ của

linh hồn Trương Ba khi chịu sự cám dỗ của thân
- Đau khổ, tuyệt vọng nêu lên xác, đánh miếng đòn tâm lý nặng nề khiến cho linh
những lý lẽ cuối cùng: “Ta cần gì hồn Trương Ba rơi vào tình thế đuối lý.
đến cái sức mạnh làm ta trở nên - Đắc ý: “Chẳng có cách nào chối bỏ được tơi đâu
tàn bạo”
=> Chính những lý lẽ sắc bén, đanh thép có phần ti tiện của xác Hàng Thịt đã đẩy linh hồn đau khổ của
Trương Ba vào thể bị động, đuối lý dẫn đến bế tắc, đau khổ. Lưu Quang Vũ đã tạo dựng thành công
một màn đối đáp phân chính diện rạch rịi nhưng vẫn tranh luận bằng những lập luận vô cùng chắc
chắn, thuyết phục người xem. Dù cho có đồng cảm với Trương Ba nhưng vẫn khơng thể chối bỏ vai trò
của xác Hàng thịt. Mâu thuẫn khắc họa càng có chiều sâu vì nó nằm ở bên trong nội tại, bản ngã của
một chỉnh thể con người.
 Nắm bắt cơ hội linh hồn suy giảm lý lẽ, xác hàng thịt liền nêu ra những vai trò của bản thân.


HUY N

 “Tơi là cái hồn cảnh mà anh phải quy phục”: Xác Hàng Thịt phân giải cho linh hồn Trương Ba: “Tơi
là cái bình để chứa đựng linh hồn”, bởi vì thế mà “Tơi xứng đáng được q trọng”. Đó cũng là một cách
nói thuyết phục, bởi lẽ khơng có thể xác, linh hồn sẽ khơng thể tồn tại, khơng có thể xác, linh hồn sẽ chẳng
là gì cả. Cũng nhờ có xác hàng thịt mà linh hồn được “làm lụng, cuối xới”, được “nhìn ngắm trời đất, cây
cối, những người thân…”, “nhớ có đơi mắt của tơi, ơng cảm nhận thế giới này qua những giác quan của
tôi”. Có thể thấy rằng những gì xác thịt phân trần đều rất có lý, bộc lộ rõ nét vai trị của bản thân với linh
hồn đau khổ của Trương Ba, vì thế nên linh hồn khơng thể khinh thường, bỏ bê thân xác.
 Khơng chỉ có vậy mà xác thịt còn “rất biết cách chiều chuộng linh hồn”: Xác Hàng Thịt đã dùng một
mánh khóe tâm lý khi cho rằng linh hồn khi làm việc xấu thì cứ việc đổ hết tội lên cái xác để được thanh
thản. Miễn là linh hồn phải làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát của xác thịt.
=> Thể xác, bề ngoài là một thứ mà linh hồn có dùng mọi cách cũng không thể chối bỏ. Dù cho linh
hồn của Trương Ba vẫn cố gắng phản kháng nhưng cũng chỉ là sự uất ức, bất hạnh “bịt tai lại”, trốn
tránh những lời lẽ ti tiện của xác hàng thịt. Nhưng cuối cùng, hồn Trương Ba vẫn chấp nhận thỏa hiệp
với xác hàng thịt, xưng hô bằng “anh”, các câu thoại ngắn dần cùng với biểu cảm tuyệt vọng và “bần

thần nhập vào xác hàng thịt”.
 Hàm ý của tác giả
- Ý nghĩa của tiếng nói xác thịt cũng có thể hiểu theo nhiều cách. Nếu xem đó là tiếng nói của hiện thực
đắng cay, là sự thắng thế của chủ nghĩa vật chất đẩy đưa con người vào hoàn cảnh nghiệt ngã cũng có lí. Mà
nếu nói đó là sự mâu thuẫn ở bên trong bản thể, là tiếng nói của sâu thẳm những ham muốn ti tiện, bản năng
của con người mà chúng ta khơng dám đối diện cũng hồn tồn đúng như dụng ý của tác giả. Chúng thường
bị coi là thấp kém nhưng cũng là một phần không thể chối bỏ của con người.
-> Lưu Quang Vũ đã thành công tạo nên một vở kịch tồn tại được cả hai mâu thuẫn
- Cơ chế tha hóa của đoạn kịch:
+ Hồn trương Ba tha hóa vì khơng dám đối diện với mặt xấu của bản thân (chối bỏ xác hàng thịt)
+ Tha hóa vì chỉ đổ lỗi cho hồn cảnh, đổ lỗi cho thân xác, khơng nhìn thấy được những thiếu xót và chịu
trách nhiệm với bản thân.
+ Tha hóa bởi vì chà đạp thân xác, coi thường thân xác, bởi vì điều đó chỉ khiến cho những lí lẽ ti tiện của
thân xác lấn át mình.
=> Tư tưởng của văn học thời hậu chiến được bộc lộ rất rõ khi đã phản chiếu hình ảnh con người với
những vận động nội tâm hết sức phức tạp. Những mâu thuẫn khơng chỉ bộc lộ ở bên ngồi mà cịn âm ỉ
ở bên trong. Từ đó Lưu Quang Vũ truyền tải thành cơng góc nhìn phê phán đối với chủ nghĩa siêu
thực, coi thường vật chất, thân xác. Nếu chỉ lắng nghe linh hồn mà chối bỏ xác thịt hay chỉ mải mê
chạy theo chủ nghĩa vật chất tầm thường đều là những cách để đánh mất chính mình.
2. Nhận xét xung đột kịch trong cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hành thịt

Xung đột kịch: Là sự đối lập, mâu thuẫn được nhà soạn kịch chủ đích xây dựng trong vở
kịch. Là cơ sở và lực thúc đẩy của hành động kịch.

Biểu hiện của xung đột kịch: Đó là sự đối lập giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt về các
vấn đề: Hồn có thể tồn tại đối lập được với xác khơng? Xác thịt có tiếng nói khơng? Xác thịt có vai trị như
thế nào?

Tồn tại cả 2 xung đột: Xung đột bên ngoài: Giữa hồn và xác (tính cách >< hồn cảnh),
xung đột bên trong: Hai giá trị trong cùng một bản thể, đối tượng.

3. Màn đối thoại giữa Trương Ba và gia đình
- Nỗi đau tâm trí chưa ngi ngoai thì Trương Ba lại phải nhận lấy sự cự tuyệt đầy đau đớn của
gia đình ơng, chỉ vì ơng khơng thể sống như là chính mình. Màn đối thoại thuộc cao trào của
đoạn kịch.
 Vợ Trương Ba: đau khổ, muốn bỏ đi vì: “Ơng đâu cịn là ơng nữa?”, đâu cịn là một Trương Ba hiền
lành, chất phác ngày nào nữa. Chị không thể chịu đựng cái cảnh Trương Ba ngày càng quấn quýt bên cơ vợ
hàng thịt, có lẽ nó cịn đau đớn hơn cái ngày mà Trương Ba chết đi, nhưng chị không trách cớ ông, chị cũng
không dỗi hờn ông, mà bằng bản tính lương thiện, chị lựa chọn ra đi. Nhưng trong cái đi ấy lại thấm thía


HUY YÊN

nỗi đau của một người vợ: “Ông bây giờ cịn biết đến ai nữa?”, “Tơi phải đi”, “Tơi đi để ông thảnh thơi với
cô vợ hàng thịt”, “Thôi tùy ông”. Hàng loạt những câu thoại như xoáy vào tâm can của người đọc, người
nghe, càng khiến cho lòng của Trương Ba thêm phần rạng nứt. Một người vợ hiểu mình như thế, u mình
như thế, từng lên trời địi mạng cho mình bây giờ lại khơng thể nhận ra mình nữa, điều đó làm cho linh hồn
Trương Ba càng trở nên bế tắc. Ông chỉ đáp lại những câu thoại ngắn, đầy ấp úng: “Sao bà lại nói thế?”,
“Thật sao, không được!” cho đến khi bất lực “ngồi xuống, tay ôm đầu”. Để tồn tại, ông đã tự hủy hoại đi
những phâm chất tốt đẹp của bản thân và tự tay phá nát gia đình.
 Với Cái Gái (cháu nội Trương Ba): Cái Gái với Trương Ba trước đây có mối quan hệ thân thiết hơn
bao giờ hết, nó u ơng nó, mến ơng nó, cịn nói rằng “Cháu với ông hợp nhau nhất ông nhỉ”. Nhưng Lưu
Quang Vũ lại để cho Cái Gái được xuất hiện trong màn đối thoại đầy nghiệt ngã với Trương Ba. Bởi lẽ chỉ
có mình nó là khơng cơng nhận sự tồn tại của ơng sau khi nhập vào xác hàng thịt, nó cũng chẳng biết nói
dối để mà phải nói ra những lời lẽ thật nhất thậm chí có phần phũ phàng. Khơng có một sức mạnh thời gian
nào có thể giúp Cái Gái hiểu: “Tơi khơng phải là cháu ơng”, “Ơng nội tôi chết rồi”. Chỉ nghe Trương Ba
phân giải rằng rất yêu cây, nó cũng thẳng thừng đáp: “Quý cây? Ông mà quý cây à?…” rồi liệt kê ra những
hành động thơ bạo mà chính Trương Ba cũng khơng thể ngờ tới đối với những loài cây trong vườn :“bẻ tiệt
cái chồi non”, “giẫm lên cây sâm quý mới ươm”. Cái Gái thẳng thừng cự tuyệt Trương Ba: “Ông nội tơi đời
nào thơ lỗ, phũ phàng như vậy?”, “Ơng xấu lắm, ác lắm, Cút đi! Lão đồ tể, cú đi!”. Những câu thoại dồn
dập liên tiếp nhau như cứa thẳng những nhát dao đau đớn vào tâm hồn Trương Ba. Ơng chỉ biết giải thích

trong vơ ích, cố gắng an ủi bản thân “Dù sao cũng là cháu mình”, Ngày nào ông cũng ra vườn cuốc xới, rồi
“Lớn lên cháu sẽ hiểu…” Các câu thoại của Trương Ba đi kèm với rất nhiều dấu ba chấm, như những cái
nấc nghẹn ngào, những khoảng lặng tuyệt vọng, bế tắc. Trương Ba “run rẩy”, không ngờ rằng sự chắp vá
của bản thân lại làm tổn thương đến tâm hồn con trẻ.
 Với con dâu: Có lẽ đối với Trương Ba, chị con dâu dành một tình cảm hồn tồn khách quan, nên chỉ
có chị là có thể đồng cảm, xót xa và thấu hiểu cho số phận của cha chồng mình. Nhưng đối diện với những
thay đổi của cha chồng, chị vẫn không thể dấu đi nỗi lo sợ: “Con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy…
mỗi ngày thầy mỗi đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, mờ nhịa dần đi, đến nỗi chính con cũng
khơng nhận ra thầy nữa…”, chị không chối bỏ Trương Ba, nhưng đối với chị, người đang đứng trước mắt
chị đây hoàn toàn xa lạ: “Thầy ơi, làm sao, làm sao con giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như
thầy của chúng con xưa kia?” Nghe con dâu hỏi, Trương Ba “mặt lặng ngắt như tảng đá”, đau đớn tột
cùng khi thấy mình đã đánh mất bản thân, bị mất tình thân. Ơng thoại rất nhiều câu, câu thoại nào cũng
đong đầy cảm xúc lẫn đau khổ: “Đến lúc này, cả nhà chỉ cịn mình cịn vẫn thương thầy như xưa”, “Giờ thì
con cũng…”, “Khơng ta khơng giận, cảm ơn con đã nói thật”. Trương Ba đã thật sự bế tắc trước ánh mắt
lạnh lùng, sắt đá của gia đình.
=> Cịn gì đau đớn hơn sự cự tuyệt đến từ chính những người trong gia đình mà đã từng
yêu thương và thấu hiểu mình. Đến cuối cùng, Trương Ba mới chịu khuất phục: “Mày
thắng thế rồi đấy cái thân xác không phải của tao ạ”.
* Ý nghĩa của cuộc đối thoại:
- Chủ đề tư tưởng: Cuộc đối thoại với gia đình buộc hồn Trương Ba phải nhìn thẳng vào sự
thật: khơng một ai trong gia đình chấp nhận sự tồn tại phi lí, qi gở của ơng. Mọi lí do để tồn
tại dường như đã hồn tồn bị bác bỏ. Trương Ba chẳng cịn lý lẽ gì để lưu luyến sự sống giả
tạo, chẳng còn lý nào để tiếp tục dày vò với bi kịch mang tên: “Hồng Trương Ba Da Hàng
Thịt”.
- Nghệ thuật kịch: Đã đẩy xung đột lên cao trào, đòi hỏi nhân vật phải có hành động để giải
quyết -> Con đường duy nhất để có thể gỡ nút thắt, đó là lựa chọn khước từ sự sống và được
chết vĩnh viễn, Trương Ba dứt khốc “khơng cần” đến thần xác để tồn tại một cách vơ nghĩa,
bần hèn.
B. Q TRÌNH CHỐI BỎ SỰ SỐNG SỰ SỐNG GIẢ TẠO ĐỂ ĐƯỢC CHẾT LÀ CHÍNH MÌNH
(Vẻ đẹp của nhân vật Trương Ba)

1, Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích


HUY YÊN

- Sự chối bỏ của người thân và sức mạnh cám dỗ của thân xác đã đẩy linh hồn Trương Ba vào
con đường tuyệt vọng, bế tắc, buộc phải có sự lựa chọn quyết liệt, dứt khốt. Chính nhu cầu
giải quyết mâu thuẫn đã đặt nhân vật vào sự lựa chọn đầy mâu thuẫn và nghiệt ngã: Một là
chẳng còn cách nào khác, linh hồn chịu thua, khuất phục trước thân xác. Hai là từ bỏ đời sống
đó, chấp nhận cái chết vĩnh viễn để được làm chính mình. Và Trương Ba đã tìm đến Đế Thích
để tìm kiếm câu trả lời cho mình.
- Trương Ba đã thắp một nén nhang thỉnh Đế Thích xuống, và gửi đến một tối hậu thư “Tơi
muốn là tơi tồn vẹn” đặt ra ba vấn đề gây tranh luận quyết liệt: Hồn trương ba, xác hàng thịt,
Cu Tị.

Vấn đề về Hồn Trương Ba: Lưu Quang Vũ đã xây dựng cuộc đối thoại theo những cặp
thoại đối đáp song song đầy kịch tích với những lí lẽ đanh thép mà cả hai bên đều đưa ra. Để giải quyết cho
bài toán về hồn Trương Ba, Trương Ba khẳng định: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được
nữa”. Điều ấy khiến cho Đế Thích vơ cùng ngạc nhiên “Có gì khơng ổn đâu!”. Phải, một linh hồn cao khiết,
thông tuệ như Trương Ba lại ở trong một thân xác khỏe mạnh, cường tráng của xác hàng thịt thì cịn gì là
thuận lợi bằng? Chẳng phải theo cách nghĩ của Đế Thích, chúng ta nhận ra đó là một sự kết hợp vơ cùng
hoàn hảo. Nhưng Trương Ba lại thẳng thừng phản bác “Khơng thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo
được”. Đế Thích nghe xong lại đáp bằng một giọng điệu tưởng chừng như bình thản: “Thế ơng ngỡ tất cả
mọi người đều được là mình tồn vẹn cả ư?”. Đó là thực tế, là tư duy của số đông, ngay cả những vị tiên
trên trời hay Ngọc Hoàng đều phải có lúc uốn nắn cho vừa với cái địa thế mà mình đang ngồi đấy. Trương
Ba đưa ra một lí lẽ hết sức nực cười trước tư duy của xã hội, thiện thực bấy giờ, chẳng ai hoàn hảo cả, nên
khơng thể địi hỏi một cơ thể hồn tồn khơng có khuyết điểm. Tuy nhiên, cuộc đối thoại giữa hồn và xác,
giữa Trương Ba và gia đình đã giúp cho ông đủ dũng cảm để đi ngược lại với định kiến quy chụp ấy: “Ông
chỉ nghĩ đơn giản là cho tơi sống, nhưng sống như thế nào thì ơng chẳng cần biết”. Lý lẽ của Trương Ba
khiến cho Đế Thích cũng phải suy xét, bị thuyết phục, chỉ đáp: “Nhưng mà ơng muốn gì?”, rồi lại an ủi,

động viên linh hồn khốn khổ: “Ông phải sống, dù bất cứ giá nào…” Sự sống là điều quý giá, là ao ước của
bất cứ ai, nhưng đơi lúc bám víu sự sống mà đánh mất chính mình cũng khiến con người ta chán ghét,
Trương Ba từ chối: “Không thể sống với bất cứ giá nào. Có những cái giá đắt q, khơng thể trả được”. Vấn
đề nhân sinh đặt ra không nằm ở việc ta được sống, mà ta sống như thế nào, và trong suốt thời gian được
sống, ta có hạnh phúc hay khơng? Đó là suy nghĩ của một cá nhân đã từng rất đau khổ vì chịu những mâu
thuẫn và tha hóa của xác thịt, để rồi lời giải duy nhất cho vấn đề chính là “Tơi đã chết rồi, hãy cho tôi chết
hẳn”.

Vấn đề về xác hàng thịt: Trương Ba đã nhận ra, đúc kết được rằng con người chỉ có thể
sống đúng với chính mình khi có sự thống nhất tuyệt đối giữa bên ngoài và bên trong, một linh hồn cao
khiết không thể sống trong thân xác thô kệch, xa lạ, Trương Ba bày tỏ: “Thân thể anh hàng thịt cịn lành lặn,
ngun xi đây, tơi trả lại cho anh ta”. Điều đấy một lần nữa đã khiến Đế Thích phải trầm trồ, ngạc nhiên,
ơng cho rằng “Sao có thể đối tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cái phần hồn tầm thường của anh hàng
thịt?” Đó có lẽ là một lời đề cao khiến cho bất cứ ai nghe lấy cũng phải xúc động. Lý lẽ của Đế Thích vừa
có hiệu quả về mặt ln lý, vừa có hiệu quả về mặt tình cảm, khi đặt Trương Ba vào thế cao quý hơn thân
xác của hàng thịt. Nhưng bấy giờ Trương Ba đã có một cách suy nghĩ khác, ông cho rằng “Tầm thường,
nhưng đúng là của anh ta…, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn…còn chị vợ…chị ấy rất đáng
thương”. Trương Ba đã khẳng định một chân lý: Dù linh hồn có méo mó hay cao thượng thì nó cũng chỉ đi
được với một thân xác duy nhất. Không một phiên bản nào hồn hảo hơn chính những giá trị sẵn có của bản
thân mình. Và ở vấn đề này, Trương Ba mong muốn được giải quyết bằng cách trao trả thân xác lại cho anh
hàng thịt.
=> Người đọc có thể nhận ra đó khơng phải là quyết định bộc phát cá nhân mà còn xuất phát từ cơ sở
quan tâm đến sinh mệnh của người khác. Trương Ba đã vượt lên trên mọi ảnh hưởng của những lí lẽ
tầm thường để mà nêu bật những quan niệm triết lý sống cao đẹp về sự thống nhất toàn vẹn giữa bên
ngồi và bên trong. Khơng ai có thể được là chính mình trong cuộc sống đang vay mượn của người
khác, thậm chí dù được điều khiển bởi một linh hồn toàn năng, cao thượng.


HUY YÊN



Về vấn đề Cu Tị: Cái chết đột ngột của Cu Tị cũng đã được Đế Thích tận dụng, gợi ý, đặt
ra một thách thức cho linh hồn của Trương Ba: “Ông hãy nhập vào thân xác của Cu Tị”. Nếu như xác hàng
thịt có phần kềnh càng, thơ lỗ, thì Cu Tị lại rất dễ thương, nếu như nhập vào thân thể thằng bé chắc sẽ ổn.
Ngỡ như đây chính là cách để giải quyết cho mâu thuẫn gay gắt của Trương Ba, là điều mà bất kể người
đọc, người xem nào cũng phải thừa nhận là có lý. Rằng thân xác của một đứa bé thì cao khiết, trong sáng
hơn bao giờ hết, vả lại Đế Thích còn đưa ra những lý lẽ hết sức thuyết phục Trương Ba “Trong thân xác đứa
bé, ơng sẽ có cả một cuộc đời trước mắt”. Nhưng Trương Ba đã không dễ dàng gì nghe theo những lời lẽ
thuyết phục của Đế Thích, ơng thẳng thắng đưa ra những quan điểm của mình: “ Sợ chỉ càng ối oăm, rắc
rối hơn. Trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”. Trương Ba cũng đã thử tưởng tượng ra cái
viễn cảnh mà bản thân phải sống bên trong thân xác của một đứa bé thơ dại: Phải giải thích cho chị Lụa,
chịm xóm, lí trưởng, trưởng tuần, vợ của ông và cả Cái Gái. Tất thẩy trước mắt Trương Ba đều là những
bất lợi đầy tai hại chứ không phải là lí thuyết hào nhống, viễn vơng về việc được làm lại cuộc đời như bao
người khác vẫn nghĩ. Lưu Quang Vũ ở tình tiết này đã tạo dựng nên những câu thoại bộc lộ rõ nét sự từng
trãi, tinh tế, sâu sắc trong cách suy nghĩ: “Mình tơi giữa đám người hậu sinh. Những gì chúng thích thì tơi
ghét, những gì tơi thích chúng cũng chẳng ưa. Tơi sẽ như ong khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi khách
khứa đã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại”. Bác bỏ hồn tồn lại những lí lẽ hết sức quyến rũ của Đế
Thích về lợi ích khi có trong tay thân xác của một đứa trẻ. Đối với Trương Ba, thứ cịn đau khổ hơn cái chết
đó là phải sống trong thân xác không phải là của mình, kể cả thằng Cu Tị, thân xác của nó có khi cịn thuần
khiết, cao q hơn linh hồn của ông, nhưng đó cũng là một độ chênh tai hại giữa hồn và xác, khiến cho con
người ta lầm tưởng mà sống một cuộc đời đạo đức giả. Vì thế để giải quyết cho vấn đề này, Trương Ba đã
khẩn thiết Đế Thích sửa sai bằng cách: “Ơng hãy cứu nó, ơng phải cứu nó”.
=> Giải quyết cả ba vấn đề cũng đồng nghĩa với việc linh hồn Trương Ba chấp nhận đoạn tuyệt với sự
sống. Nhưng đối với ông, đó lại là một sự giải thốt, một giải pháp cuối cùng để bảo vệ cho những đức
tính tốt đẹp chưa bị hủy hoại: “Tơi bỗng cảm thấy mình là Trương Ba thật, tâm hồn tôi trở nên thanh
thản, trong sáng như xưa”. Trương Ba ý thức sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống và là một con người nhân
hậu, vị tha.
* Ý nghĩa của cuộc đối thoại
- Quan niệm về lẽ tồn tại: Bản năng của mọi loại vật là trân trọng sự sống, con người không ngoại lệ điều
đó. Ai cũng khao khát được tồn tại, dù phải trả mọi cái giá đắt nhất. Nhưng nếu như chúng ta vì sự sống mà

bằng mọi giá phải đạt được nó kể cả đánh mất chính mình, thì điều ấy có cịn xứng đáng hay khơng? Lưu
Quang Vũ khơng đi ngược lại với những hệ tư tưởng đã có từ trước đó, thậm chí Trương Ba cịn khẳng định
“Khơng sợ chết, không phải là con người”. Nhưng nếu sống trong cuộc sống khơng phải của mình, thì điều
đó cịn đau đớn hơn cái chết. Quyết định từ bỏ sự sống của Trương Ba để được vươn đến “Tôi muốn là tơi
tồn vẹn” vừa xót xa, thống khổ nhưng đã thể hiện được một năng lực của chất người, tính người và tình
người => Quan niệm về lẽ tồn tại tuy mang màu sắc bi kịch, nhưng cũng có khả năng thanh lọc tâm hồn con
người.
- Sự trân trọng thể xác: Mong muốn trao trả lại thân xác cho anh hàng thịt của Trương Ba chứng tỏ mọi
giá trị dù là linh hồn hay thể xác, đều có ý nghĩa trong cuộc đời. Chúng ta không thể nhân danh giá trị này
mà hạ thấp giá trị khác. Con người bằng mọi cách khơng thể chối bỏ tiếng nói của vật chất, bề ngoài mà
hơn hết phải phấn đấu cho cuộc sống có đủ sự hài hịa giữa vật chất và tinh thần. Đây là một quan niệm về
con người hoàn toàn mới mẻ của văn học giai đoạn hậu chiến.
- Nhầm lẫn, sai và sửa sai: Cuộc sống mà chúng ta đang tồn tại không đơn giản, xuôi chiều. Giữa những
chân lý luôn sẽ tồn tại một vài nghịch lý, những người tưởng chừng như toàn năng như thần tiên, cao quý
như Trương Ba đôi lúc cũng mắc phải những sai lầm. Trương Ba đã sai lầm khi đồng ý thỏa hiệp với xác
hàng thịt, sống cuộc đời không phải của mình để rồi phải sửa chữa bằng cách cứu sống Cu Tị và chấp nhận
chết hẳn .Có những cái sai không thể sửa được, chấp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chí có cách khơng
bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Để làm được điều đó, hơn ai hết, chúng ta phải
hiểu bản thân, thấu hiểu lẽ đời, dũng cảm và đôi lúc cũng phải đánh đổi cả sự sống như Trương Ba => Đoạn
kịch lấp lánh giá trị nhân văn sâu sắc.
4. Đoạn kết vở kịch:


HUY YÊN

- Hồn Trương Ba đã chọn cái chết thật sự để được sống đúng là mình.
Ơng đã hóa thân vào các sự vật gần gũi và cây cối trong vườn để được tồn tại vĩnh viễn bên cạnh người
thân yêu của mình:
Qua lời của hồn Trương Ba: Trương Ba đã “chết hẳn” nhưng ơng vẫn hiện diện trong tình yêu của mọi
người, “trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng

niu”. Khi biết gìn giữ những giá trị tốt đẹp của bản thân, biết yêu thương những người xung quanh, ta sẽ có
một cuộc sống đẹp, tràn đầy ý nghĩa. “Tuổi thọ” của con người được tính bằng thời gian ta sống và thời
gian những người xung quanh cịn nhớ đến ta, dù ta khơng cịn tồn tại trên cõi đời này.
Lời của cái Gái: cô bé tự hào khoe với bạn quả ngọt mà Trương Ba đã gieo trồng, vun xới “Cây na này, ông
nội tớ trồng đấy! Quả to mà ngon lắm”. Hạt giống thiện lành Trương Ba gieo đã kết tinh thành quả ngọt
hạnh phúc cho thế hệ cháu con thụ hưởng. Đến lượt mình, thế hệ cháu con tiếp tục công việc của cha ông,
trồng thêm nhiều hạt giống yêu thương “những cây sẽ nối nhau mà lớn khơn. Mãi mãi…” Hình ảnh đầy
chất thơ sâu lắng, mang lại khơng khí ấm áp, tốt lên niềm vui của sự đoàn tụ, tiếp nối.
=> Hành động của hồn Trương Ba thể hiện một quan điểm sống đúng đắn, tích cực. Cái hay của Lưu
Quang Vũ chính là nằm ở chỗ đã tạo dựng thành cơng một vở bi kịch đầy mâu thuẫn nhưng cái kết lại
viên mãn, có hậu .Qua màn kết, Lưu Quang Vũ đã khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng của cái
Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực mà con người luôn khát khao vươn tới.
IV. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung:
- Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn
những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được
sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con
người khơng cịn giá trị gì nữa
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục
để hồn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
- Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể
xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung
hòa hai điều ấy.
2. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic,
hợp lí, thỏa đáng.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình
mà cịn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm về những triết lí được gửi gắm trong mỗi câu thoại của
các nhân vật.
- Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại,

giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả.…
-----HẾT-----



×