Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

LUẬN VĂN: Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 85 trang )







LUẬN VĂN:

Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh
tế Dung Quất – Chu Lai











Lời nói đầu

Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu
chiến lược 10 năm 2001-2010 của đất nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, tập trung xây dựng có chon lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với
công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị lại kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng
đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để tiến đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Với mục tiêu đó, trong định
hướng phát triển vùng, nghị quyết đại hội IX của Đảng cũng đã khẳng định “ Đẩy


nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai”.
Hướng theo xu hướng chung vào mục tiêu của Đảng và Nhà Nước, là một sinh
viên sắp ra trường, đang trong thời kì thực tập tốt nghiệp em cũng muốn đóng góp một
phần nhỏ của mình vào mục tiêu đó. Trong bài em thể hiện quy hoạch phát triển công
nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Dung Quất.













Phần I
Lý luận chung về phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu
công nghiệp

Chương I: Khái luận chung về khu công nghiệp và phát triển
khu công nghiệp.


I-Khái niệm khu công nghiệp:

Khu công nghiệp là không gian kinh tế trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp giữ
chức năng chủ yếu của phần lớn dân cư. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay thì

việc hình thành các khu công nghiệp là tất yếu và mục đích của các khu công nghiệp có thể
chuyên môn hoá sản xuất theo các hướng sau: sản xuất nguyên nhiên liệu, năng lượng; sản
xuất công nghiệp hàng loạt; sản xuất phụ tùng và bán thành phẩm; sản xuất các sản phẩm
công nghiệp cuối cùng.
Hiện nay tên gọi khu công nghiệp cần phân biệt: khu nghiệp được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và khu công ngiệp do các địa phương phê duyệt. Để có điều kiện phát triển,
một không gian kinh tế cần xem xét đến các yếu tố quy hoạch, các động thái phát triển.
Trong hơn 10 năm đổi mới, trên lãnh thổ Viêt Nam đã hình thành các không gian kinh
tế theo hướng mở, phát huy các lợi thế trong nước, hướng xuất khẩu. Đến thời điểm hiện
nay, các không gian kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: theo cấp hành chính
hiện đã phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dến 2010 của 15 tỉnh, thành phố. Về
quy hoạch vùng với 61 tỉnh, thành phố chia làm 8 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọnh điểm
ở 3 miền, trên 70 khu công nghiệp hoạt động theo Nghị định 36/CP (trong đó có 6 khu chế
xuất, một khu công nghiệp cao Hoà Lạc, một công viên phần mềm Quang Trung), một khu
kinh tế mở Chu Lai, từ năm 1994 đến nay hình thành 18 khu kinh tế cửa khẩu ở 15 tỉnh
biên giới đất liền, 15 khu kinh tế quốc phòng, bước đầu hình thành các khu kinh tế biển và
hải đảo trên thềm lục địa Việt Nam.




II- Khái niệm phát triển khu công nghiệp:

1- Khái niệm phát triển khu công nghiệp:
Phát triển khu công nghiệp là phát huy những lợi thế về vị trí địa lý và cảng biển, cùng
với nguồn tài nguyên về vật liệu xây dựng, khoáng sản, nông hải sản và nguồn lao động
tương đối dồi dào là điều kiện hình thành và phát triển khu công nghiệp.
Tập trung các nguồn lực cho phát triển công nghiệp của vùng, hướng vào các ngành
công nghiệp chế biến, nông lâm hải sản như chế biến mía đường, công nghiệp thực phẩm,
công nghiệp chế biến tổng gỗ chế biến hải sản xuất khẩu… gắn sản xuất với tìm kiếm và

mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
công nghiệp khai khoáng, công nghiệp cơ khí,luyện kim… cần được phát triển mạnh để
phục vụ tiêu dùng và phục vụ phát triển các khu công nghiệp.
Phát triển một số ngành công nghiệp mới như lọc hoá dầu, luyện thép, đóng tầu, điện
tử, hình thành các khu công nghiệp tập trung.
Chọn một số sản phẩm mũi nhọn thuộc ngành công nghiệp khai khoáng chế biến thực
phẩm, để tập trung đầu tư bằng công nghệ tiên tiến tạo ra hàng hoá chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước và tham gia xuất khẩu.
Coi trọng đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến
hiện đại. Đồng thời xây dựng mới nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, liên kết
liên doanh với nước ngoài để phát triển công nghiệp. Coi công nghiệp là trọnh tâm đột phá
trong phát triển kinh tế của địa bàn đến năm 2010.

2- Các yếu tố tác động đến sự phát triển khu công nghiệp
2.1. Vị trí địa lý và địa hình:
Vị trí địa lý và địa hình là những nhân tố ảnh hưởng lớn tới bố trí sản xuất, xây dựng các
công trình, ảnh hưởng trực tiếp tới sử dụng các loại tàI nguyên lao động, vật tư, tiền vốn.
Địa hình ảnh hưởng lớn tới việc bố trí các công trình công nghiệp, ảnh hưởng tới thiết kế,
thi công các công trình xây dựng. ở những vùng có địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, chi



phí cho thăm dò khảo sát và đầu tư phát triển rất lớn. Địa hình còn là nguyên nhân tạo nên
sự chênh lệch về các chi phí trong xây dựng đường xá, cầu cống và vận tải.
2.2. Khí hậu,thuỷ văn:
Khí hậu, thuỷ văn có sự phân li theo vùng là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố
và phát triển các ngành Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản chịu tác động của yếu tố khí hậu ở nước ta tuy đặc điểm chung khí hậu nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm mưa nhiều xong sự phân hoá của khí hậu khá rõ theo lãnh thổ là nguyên
nhân hình thành mhiều tiểu vùng khí hậu, tạo điều kiện để phát triển chuyên canh cây

trồng, vật nuôi một cách đa dạng với năng xuất khác nhau và tốn kém chi phí khác nhau.
2.3. Sự khác biệt giữa tài nguyên đất:
Sự khác biệt giữa tài nguyên đất tạo nên sự phát triển nông nghiệp đa dạng và trình độ
phát triển rất khác nhau theo vùng. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng chậm phát
triển, nhu cầu lâm sản lớn hơn ở các vùng đồng bằng, đô thị. Đất cao, địa chất công trình
tốt tập trung ở dải Trung Du nhưng lao động kĩ thuật lại tập trung ở vùng đồng bằng nên sự
hấp dẫn các nhà đầu tư tới hai vùng này ở mức độ khác nhau.
2.4. Sự khác biệt về các đặc điểm dân số, lao động và các vấn đề xã hội trên từng địa bàn
lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành cơ cấu kinh tế.
Do điều kiện về tự nhiên và lịch sử phát triển kinh tế và sự phân bố dân cư trên các vùng
khác nhau: đó là sự khác nhau về mật độ dân số, về cơ cấu dân số, về trình độ lao động, về
đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất xã hội. Do đó, việc sử dụng và
phát huy vai trò của người lao động là rất khác nhau. Tỷ lệ lao động nam và nữ, cơ cấu lao
động theo lứa tuổi khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều tới chi phí lao động. Tất cả những
điều đó đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới có sự chênh lệch năng suất lao động giữa các
vùng. Đối với những vùng đô thị hoặc vùng đồng bằng có lịch sử phát triển kinh tế văn
hoá từ lâu, nơi tập trung nhiều người có tay nghề cao là điều kiện để phân bố những ngành
đòi hỏi lao động có kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo và ở đó tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh
tế cao và đóng góp nhiều cho Quốc gia. Ngược lại, ở trung du miền núi chậm phát triển là
nơi khó khăn, tập trung ít lực lượng lao động kĩ thuật nên năng suất lao động, hiệu quả
kinh tế trong nhiều trường hợp thường thấp hơn so với các vùng phát triển và đô thị.



2.5. Sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng của mỗi lãnh thổ:
Mức độ phát triển sản xuất thường gắn liền với kết cấu hạ tầng. Mức độ tập trung các
cơ sở sản xuất, tập trung các cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là điều kiện thuận lợi hấp
dẫn các nhà đầu tư, lại còn làm cho các nhà đầu tư tập trung ở mức độ cao hơn
ở cá vùng phát triển tập trung nhiều đầu mối giao thông, có sẵn các điều kiện phát triển
sản xuất, do đó các hoạt động kinh tế sống động hơn, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật

cũng ở trình độ cao hơn so với vùng chậm phát triển.

































Chương II: Khái niệm chung quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng
phục vụ phát triển khu công nghiệp


I- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng

1- Khái niệm quy hoạch vùng:
Quy hoạch là một hoạt động nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
vùng về mặt không gian của quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra trên lãnh thổ thông qua
việc xác định các cơ sở sản xuất, phục vụ đời sống của dân cư trên lãnh thổ một cách hợp
lý để đạt hiệu quả cao.

2- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng
Quy hoạch phát triển vùng là một khâu quan trọng trong quy trình kế hoạch hoá lãnh
thổ, bắt đầu từ đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng đến quy hoạch phát
triển và được cụ thể hoá bằng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn thực hiện trên địa
bàn lãnh thổ. Phạm vi quy hoạch phát triển vùng bao gồm nhiều loại: trên phạm vi cả
nước, từ ngành kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính (tỉnh, huyện), vùng kinh tế ngành
chuyên môn hoá hay vùng kinh tế đặc thù hoặc vùng kinh tế trọng điểm.

3-ý nghĩa quy hoạch phát triển vùng đến xây dựng khu công nghiệp để phát triển kinh tế
xã hội



Quy hoạch phát triển vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của
các vùng và của cả nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấyquy hoạch phát triển vùng là

căn cứ không thể thiếu để quy hoạch phát triển các ngành ,phát triển đô thị, nông thôn, các
đơn vị kinh tế cơ sở, để tổ chức phân bố và sử dụng mọi nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội
trên lãnh thổ.
Quy hoạch phát triển vùng là căn cứ quan trọng để vạch các kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội trên lãnh thổ, và là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý Nhà nước về việc thực hiện
chính sách, pháp luật, hạn chế tình trạng tự phát không theo quy hoạch, gây lãng phí nguồn
lực xã hội và giảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh
tế.
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, quy hoạch phát triển vùng đúng
đắn với những chính sách thích hợp cho phát triển sẽ cho phép thực hiện sự chuyển đổi
nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của mỗi vùng theo hướng sử dụng nguồn lực có hiệu
quả hơn. Chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, dịch vụ.Không
ngừng nâng cao, năng suất lao động, thu nhập cho người dân.Từng bước đưa nền kinh tế
thoát khỏi tình trạng thuần nông, tạo điều kiện mở rộng thị trường để phát triển sản xuất
trong cả nước.

4-Mục đích và tính chất của quy hoạch phát triển vùng
4.1. Mục đích chủ yếu của quy hoạch:

Phát triển kinh tế-xã hội là phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo vĩ mô về phát
triển kinh tế và cung cấp những căn cứ cần thiết cho hoạt động kinh tế-xã hội của dân cư
trong vùng, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong vùng.Giúp các cơ quan lãnh đạo
và quản lý các cấp có căn cứ khoa học để đưa ra các chủ trương chính sách, các kế hoạch
phát triển cũng như các giải pháp chỉ đậo điều hành, phát triển kinh tế- xã hội, giúp dân cư
trong vùng, các nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng kinh tế-xã hội trong vùng đó.
4.2. Yêu cầu quy hoạch:
Yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng phải đáp ứng được yêu cầu tăng
cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ, đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường,




sử dụng nguồn lực có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ công nghiệp kỹ thuật, tạo ra môi trường
phát triển vùng ổn định, bền vững.
4.3. Tính chất của quy hoạch:
Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng là một quá trình biến động có trọng điểm cho
từng thời kỳ. Do đó quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án, phải thường xuyên cập
nhật, bổ xung thông tin tư liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp
với thực tế, quy hoạch vùng không chỉ xây dựng một lần là xong.
Quy hoạch phát triển vùng là kết quả của quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn khác
nhau cho các giải pháp khác nhau.

II- Khái niệm quy hoạch phát triển công nghiệp:

Quy hoạch phát triển công nghiệp là tổng kết, đánh giá về cơ cấu phân ngành công
nghiệp, sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường của nó.
Tổng kết, đánh giá về phân bố không gian công nghiệp, bao gồm cả các khu, cụm công
nghiệp, (có bao nhiêu khu công nghiệp, thực hiện được thế nào, sắp tới có phát triển thêm
nữa không?).
Tổng kết, đánh giá về phát triển công nghiệp nông thôn (đánh giá các chủ trương, chính
sách về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn gắn với việc giải
quyết việc làm và thu hút lao động, phát triển ngành nghề và tạo nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, ).
Tổng kết, đánh giá về các chương trình và dự án ưu tiên.
Tổng kết,đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện để phát triển công nghiệp.

III-Khái niệm quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng

1- Khái niệm kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng là toàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần, cơ chế và tổ chức gắn liền
với sản xuất xã hội làm thành môi trường thuận lợi để nền kinh tế vận động và tăng trưởng




bình thường.Trong một Quốc gia, kết cấu hạ tầng có thể bao gồm cả hệ thống hành chính
và quản lý Nhà nước, hệ thống quy tắc thể chế và pháp chế, hệ thống tài chính tiền tệ và dự
trữ Quốc gia, tổ chức bộ máy và cơ chế kinh tế-xã hội, trình độ quản lý, trình độ dân trí
của người dân…
Nhóm kết cấu hạ tầng: Là nhóm ngành mà kết quả hoạt động của nó không phải là sản
phẩm vật chất cụ thể mà là dịch vụ đảm bảo điều kiện cho sự phát triển của vùng và các
ngành trong cơ cấu vùng.Vì thế nhóm kết cấu hạ tầng được ví như hệ thống tuần hoàn của
lãnh thổ tiếp nối giữa các cơ sở sản xuất –dân cư để làm cho cơ thể vùng được hoạt động
bình bình thường. Không chỉ với những bộ phận trong vùng mà còn là cầu nối giữa vùng
với thị trường ngoài vùng. Những vùng có kết cấu hạ tầng phát triển thì có sức thu hút đầu
tư hơn hẳn các vùng khác, do tiét kiệm được chi phí xây dựng, các công trình phục vụ
công cộng, các công trình bảo vệ môi trường, cây xanh, xử lý nước thải…

2- Phân loại kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng kinh tế: là hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho sự phát
triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền Kinh tế Quốc dân.
Kết cấu hạ tầng xã hội là toàn bộ hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho
các hoạt động văn hoá, xã hội, bảo đảm cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí,
văn hoá tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất
sức lao động và nâng cao trình độ lao động xã hội.

3- Đặc điểm, tính chất của các công trình kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước tạo cơ sở và tiền đề cho sản xuất như xây dụng
giao thông với chất lượng tốt, đồng bộ để mở đường cho phát triển một vùng kinh tế mới
hay khu kinh tế mới… Yếu tố nhà ở, điện, nước, thông tin liên lạc, cần phải chuẩn bị trước
cho việc hình thành điểm dân cư, đảm bảo đời sống người lao động. Tuy nhiên yếu tố đi
trước của kết cấu hạ tầng.

Dịch vụ kết cấu hạ tầng có tính chất cộng đồng cao, phục vu cho cả cộng đồng dân cư
mà không phân biệt thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư hay giai cấp xã hội Chính vì vậy



mà ta nói dịc vụ của kết cấu hạ tầng là dịch vụ công cộng xã hội mang tính phối hợp lại để
đảm bảo công bằng và không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội.
Hoạt động của kết cấu hạ tầng đòi hỏi tính đồng bộ cao, vì vậy để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng thì phải tính đến sự phối hợp giữa các công trình kết cấu
hạ tầng về thời gian xây dựng, công suất thiết kế và thời gian sử dụng nhằm gia tăng giá
trị đột biến, thúc đẩy phát triển của vùng lãnh thổ.













Phần II
Thực trạng về quy hoạch phát triển công nghiệp
và kết cấu hạ tầng của khu
công nghiệp Dung Quất

Chương I: Tiềm năng và nguồn lực của Tỉnh ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp và

kết cấu hạ tầng

I- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng của Tỉnh Quảng Ngãi




1-Vị trí địa lý kinh tế:
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích tự
nhiên là 5131,51 Km
2
, dân số1216,6 nghìn người, chiếm 1,55% diện tích và 1,62%
dân số cả nước. Về hành chính tỉnh Quãng Ngãi hiện có 1 thị xã, 13 huyện cả miền núi và
trung du đồng bằng ven biển. Có bờ biển dài . Phía bắc giáp tỉnh Quãng Tín, Phía
Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh KonTum, phía đông giáp biển Đông.
Tỉnh Quãng Ngãi ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc Nam về
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 14B và 24 nối các
cảng biển đến Tây Nguyên và tương lai gần nối với hệ thống đường xuyên á qua Lào, đông
bắc Campuchia, Thái Lan, Miama, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên
đến các nước vùng bắc á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho tỉnh mở rộng
giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên và cả nước, kích thích và
lôi kéo các ngành kinh tế trong tỉnh phát triển. Đồng thời cũng đặt cho tỉnh những thách
thức phải vượt qua để phát triển nhanh nền kinh tế nhất là những ngành mũi nhọn theo thế
mạnh đặc thù có ý nghĩa thúc đẩy tỉnh và các tỉnh khác.

2- Điều kiện tự nhiên, địa hình:
Địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi thấp (thấp dần từ Tây sang Đông). Phía
Tây của tỉnh giáp với dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng
bằng, thỉnh thoảng có núi chảy ra sát biển. Lãnh thổ bị chia cắt theo các bồn lưu vực, lưu
vực sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Trà Cầu, mỗi lưu vực sông ở hạ lưu đều tạo

thành các dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình đồng bằng nghiêng nên rất dễ bị rửa
trôi, dẫn đến đất bị bạc mầu và mặn hoá. Ngoài ra là cồn cát ven biển có độ dốc không đối
xứng giữa hai sườn Đông và Tây.
Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp theo hạ lưu các sông và bị chia cắt thành nhiều
mảnh nhỏ. Ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa biển, chứa đựng nhiều nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến.
Các sông ngòi không lớn, có độ dốc cao, ngắn, chảy từ đông sang tây, hàm lượng phù
sa thấp, nhưng tiềm năng thuỷ điện lớn. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn khoảng trên



40% nên hàng năm, các sông này gây lũ lụt sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng. Ngược lại, mùa
khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới. Chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu lượng
kiệt đến trên 1000 lần.
Khí hậu quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình hằng năm 25
0
C- 27
0
C, lượng mưa giảm
dần từ Bắc vào Nam, khô hạn thường xuyên xảy ra và gần như địa hình cả tỉnh đều chịu
ảnh hưởng của gió Lào.

3- Cơ sở hạ tầng:
3.1. Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Hệ thống giao thông quốc gia gồm đường bộ và đường sắt xuyên Việt chạy
dài theo các tỉnh xuyên suốt theo trục giao thông Bắc-Nam.
+ Đường số 9 từ Đông Hà qua Lao Bảo sang Xavanakhet (Hạ Lào) và chạy dài tới
Đông Bắc Thái Lan.
+ Đường 12 từ Cảng Vũng áng qua Quãng Bình sang Thà Khẹt đến Đông Bắc Thái
Lan.

+ Đường 19 nối Cảng Quy Nhơn với Thị xã Plâyku qua cửa khẩu Đức Cơ nối với
vùng Đông Bắc Campuchia.
+ Quốc lộ 24 từ Thạch Trụ (km 1068 quốc lộ 1A) qua Quãng Ngãi đến Kon Tum dài
168Km.
+ Hệ thống giao thông nội tỉnh cũng được chú trọnh phát triển.
- Đường hàng không: Tỉnh Quãng Ngãi cũng có sân bay nhưng chưa lớn, đang được xây
dựng và nâng cấp.
- Đường thuỷ: Hệ thống sông ngòi tuy ngắn, nhưng cũng giúp ích cho giao thông nội bộ và
giao thông nối với các tỉnh trong vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung. Và có cả Cảng
biển phục vụ chu chuyển hàng hoá đang được đầu tư nâng cấp.
3.2. Thông tin liên lạc:
100% số huyện có tổng đài điện tử, có thể liên lạc thuận tiện ở trong nước với nước ngoài.
100% số xã có điện thoại, bình quân điện thoại là 28 máy/1000 dân.
3.3. Điện, nước, thuỷ lợi:



- Đến năm 2000, 70% số huyện trong vùng đã có điện lưới Quốc Gia và tỷ lệ xã có điện là
79,8% thấp hơn tỷ lệ xã có điện của toàn quốc (85,8%).
- Nước sạch mới đáp ứng được cho các thị trấn, thành phố: ở nông thôn chưa có hệ thống
cung cấp nước sạch. Nguồn nước ngầm trong vùng bị hạn chế.
- Hệ thống thuỷ lợi đã được chú trọng phát triển nhưng do thiếu vốn nên chưa đáp ứng đủ
yêu cầu. Một số công trình chất lượng thấp, vì vậy tình trạng thiếu nước dẫn đến hạn hán
xảy ra ở nhiều nơi, gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.

II- Tiềm năng và nguồn lực của Tỉnh Quảng Ngãi

1- Nguồn nhân lực, tiềm năng con người, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ
thuật:
Tính đến năm 2000, dân số trong Tỉnh là khoảng 1216600 người, chiếm khoảng

12,69% của dân số trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, và chiếm 1,62% dân số cả
nước. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 237 người/km
2
xấp xỉ mật độ trung bình của cả
nước. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 0,83%/năm. Trong tỉnh có 30 dân tộc anh em
sinh sống, đong nhất là người Kinh, chiếm 80% dân số của toàn vùng. Tỷ lệ cư dân sống ở
thành thị là 26%. Dân số trong tỉnh thuộc diện trẻ, gần 50% trong độ tuổi lao động.
Tổng lao động thường xuyên của tỉnh là 614851 người, trong đó số lao động được đào
tạo chính quy có bằng cấp từ công nhân kĩ thuật đến đại học và trên đại học là 40201
người chiếm 6,53% tổng số lao động thường xuyên. Số cán bộ khoa học có trình độ đại
học trở lên phần lớn tạp trung trong khu vực quốc doanh. Kỹ năng của đội ngũ lao động
chưa cao, lao động thủ công chưa qua lao động còn phổ biến. Để đáp ứng yêu cầu phát
triển công nghiệp trong tương lai, nguồn lao động này cần được đào tạo, đào tạo lại, bổ
sung cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt cần thích nghi với cơ chế thị trường.
Hiện nay, số lao động đang có yêu cầu chuyển mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp
rất lớn. Phát triển công nghiệp nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho số lao động đó cũng là
một yêu cầu đặt ra cho công nghiệp. Nguồn lao động dồi dào vừa là một thế mạnh, vừa là
một sức ép phát triển công nghiệp giải quyết công ăn việc làm. Vấn đề này đặt ra cho việc



lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp vừa thu hút được nhiều lao động, đồng thời vừa
có công nghệ hiện đại, thích hợp, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do
đó có thể nói để đảm bảo cho phát triển công nghiệp theo yêu cầu, vấn đề phát triển nguồn
nhân lực về chất lượng cần được chú trọng và đặt lên hàng đầu.
2-Tiềm năng đất:
2.1. Quỹ đất và cơ cấu đất
a) Đất nông nghiệp.
Hiện có 797.44ha, tiềm năng có thể phát triển thêm 228.125ha dự kiến phát triển
thêm đến năm 2010 là 188.800ha (trong đó đến năm 2005 là 85.200ha). trong đất nông

nghiệp, chú trọng phát triển thêm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả đến năm 2010 là
79.300ha trong tiềm năng của loại đất này là 94.033ha.
b) Đất lâm nghiệp
Diện tích đất có rừng hiện có trong toàn vùng là 789.267ha, tiềm năng phát triển
thêm 225.545ha, trong đó 74.374ha rừng phục hồi tái sinh và 151.171ha rừng trồng và
vườn ươm.
c) Đất chưa sử dụng
Hiện còn 111.711ha chiếm 38,94% diện tích tự nhiên. Sâu khi đưa vào sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, diện tích chưa sử dụng giảm xuống còn 28,84% vào năm 2005 và
22,08% vào năm 2010.
2.2. Hệ số sử dụng đất
Nhìn chung tỉnh Quảng Ngãi cũng như các tỉnh miền Trung có tài nguyên đất thuộc
loại nghèo so với cả nước. Tuy nhiên diện tích tự nhiên không phải là nhỏ nhưng do cấu
tạo địa hình nên diện tích đất canh tác ít và chất lượng đất xấu. Địa hình dốc, đồng bằng
nhỏ hẹp ở ven biển, không thuận lợi cho việc cơ giới hoá nông nghiệp. Hệ số sử dụng đất
năm 2000 của tỉnh là 1,2 lần.
2.3. Nguồn nguyên liệu từ nông lâm ngư nghiệp
a) Trồng trọt
Do địa hình dốc, đất bị rửa trôi nhiều nên đất trồng trọt xấu. Sản xuất nông nghiệp chưa
có chuyển biến mạnh.Chưa hình thành được những vùng chyên canh trồng cây công



nghiệp. Diện tích trồng cây lương thực ít. Cây thuốc lá có điều kiện phát triển, nhưng do
khả năng tiêu thụ thấp nên không mở rộng được diện tích. Các cây công nghiệp lâu năm có
tiềm năng lớn như dừa, cao su, điều, hồ tiêu, đều có khả năng phát triển mạnh trong tương
lai diện tích trồng cây ăn quả ít và phân tán chỉ có 29.260ha.
b) Chăn nuôi
Chăn nuôi của tỉnh phát triển chậm do điều kiện tự nhiên và khí hậu không thuận
lợi cho phát triển đàn gia súc. Trong vùng không có nhiều đồng cỏ lớn, thiếu nước. Chưa

hình thành được trang trại chăn nuôi lớn, chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các hộ gia đình.
c)Lâm nghiệp
Tính đến đầu năm 2000 vùng có 1.198.267ha đất rừng chiếm 20,19% diện tích rừng
toàn quốc. Diện tích rừng tự nhiên chiếm 80% diện tích rừng của vùng và chiếm 19,67%
diện tích rừng tự nhiên toàn quốc. Diện tích rừng trồng là 330.226ha, chiếm 30,2% diện
tích rừng trồng toàn quốc và chiếm 15,1% diện tích rừng toàn vùng.
d) Thuỷ hải sản
Tiềm năng tài nguyên thuỷ, hải sản của tỉnh khá phong phú. Bờ biểm dài, trữ lượng
hải sản cho phép hàng năm có thể khai thác khoảng 300.000 tấn, ven biển có nhiều bãi
triều, đầm phá, đó là những nơi thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
Việc khai thác thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng. Cũng như các vùng khác,
những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đang có tác động tích cực tới sự phát triển
của thuỷ sản. Hệ thống cảng biển còn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc chế biến thuỷ sản để
nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. ở một số vùng ven biển, môi
trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.
2.4. Tài nguyên khoán sản
Do có cấu tạo địa chất phức tạp, mức độ thăm dò khảo sát còn rất thấp. Bản đồ địa
chất được lập ở tỷ lệ 1/200.000, sau đó tiến hành lập bản đồ 1/50.000. Việc đánh giá trữ
lượng tài nguyên mới ở mức độ dự báo cấp C
1
, C
2
, rất ít mỏ có trữ lượng cấp cao. Công tác
thăm dò địa chất những năm gần đây đã làm sáng tỏ thêm những khoáng sản có triển vọng
cần được đầu tư để có thể khai thác. Các loại khoáng sản của tỉnh: than bùn; bốcxít; quặng
sắt; vàng gốc và sa khoáng; nước khoáng; dầu khí…



2.5. Tài nguyên nước

Do nguồn nước mưa cung cấp hàng năm ít, cùng với địa hình dốc nên khả năng
thấm và giữ nước mưa kém, dẫn đến tình trạng nước ngầm cung cấp kém. Nguồn nước
mặt đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của cả vùng, ngoài ra nó còn
là nguồn cung cấp chủ yếu nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của toàn vùng, nhưng
không được dồi dào như những vung khác. Mặc dù hệ thống sông có diện tích lưu vực và
lưu lượng dòng chẩy lớn, thuỷ chế của hệ thống sông này rất thất thường. Tuy vậy do địa
hình dốc lớn, sông suối ngắn nên có thể xây dựng các công trình thuỷ điện cỡ vừa và nhỏ.

III- Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
1- Tổng sản phẩm GDP
Năm 2000, tổng sản phẩm GDP toàn vùng theo giá so sánh năm 1994 đạt 2221,2 tỷ
đồng. Cơ cấu GDP theo các nghành kinh tế (năm 2000) là: nông, lâm nghiệp 34,36%; công
nghiệp và xây dựng 21,62%; dịch vụ 44,02%. Cơ cấu này so sánh với cơ cấu chung của
toàn quốc thì tỷ trọng công nghiệp và xây dựng còn thấp.
2- Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu: dịch vụ và thương mại; nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp
và xây dựng. Đến thời điểm năm 2000, theo giá so sánh năm 1994, cơ cấu kinh tế của tỉnh
như sau:
 Dịch vụ và thương mại: 44,02%
 Nông, lâm, thuỷ sản: 34,36%
 Công nghiệp và xây dựng: 21,62%
DV-TM
44%
N-L-TS
34%
CN-XD
22%





Cơ câu GDP của tỉnh năm 2000

3- Thu chi ngân sách
Thu ngân sách của tỉnh đạt 464,9 tỷ đồng chiếm 0,63% của tổng thu ngân sách nhà
nước và chiếm 6,5% tổng thu ngân sách của miền Trung.
Chi ngân sách năm 1998, chi ngân sách của tỉnh là 403,6 tỷ đồng chiếm 0,5% của
tổng chi ngân sách nhà nước 7,8% tổng thu ngân sách của miền Trung.

4- Xuất nhập khẩu:
Tổng giá trị xuất khẩu của Tỉnh năm 2000 là 8,28 triệu USD chiếm 0,06% giá trị
xuất khẩu toàn quốc. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hải sản chiếm 20% giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra, Tỉnh còn xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp. Thị trường xuất
khẩu chính là các nước Châu á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước EU.
Nhập khẩu của tỉnh tăng chậm từ 8,28 triệu USD năm 1995 lên 9,72 triệu USD năm
2000 chiếm 0,06 tổng giá trị nhập khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân giá trị nhập
khẩu thấp, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất chiếm hơn 10% giá trị nhập
khẩu của cả nước.

5- Vốn đầu tư
Năm 1999, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh là 953,0 triệu đồng, chiếm 9,7%
tổng vốn đầu tư của toàn vùng. Tốc độ tăng bình quân của tổng vốn đầu tư của toàn xã hội
giai đoạn 1996-2000 là 8%/năm. Đầu tư vào tỉnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Khối
lượng đầu tư và cơ cấu đầu tư chưa được hợp lý: năm 1999, vốn thu hút đầu tư vào công
nghiệp chiếm 45% tổng vốn đầu tư của Tỉnh, vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ chiếm
35,3% tổng vốn đầu tư của tỉnh, trong khi đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp thấp chỉ chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư của Tỉnh.





IV- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của vùng và từng địa phương
trong vùng so sánh với cả nước và vùng kinh tế khác
1- Thuận lợi
1.1 .Về điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở cách hai đầu Nam Bắc do đó được hưởng lợi thế là tiếp
nhận những ảnh hưởng tốt của hai miền. Tuy vị trí trải dài và chiều ngang nhỏ hẹp, địa
hình vùng Tỉnh Quảng Ngãi có đủ ba vùng: Miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa hành lang giao thông Nam Bắc, là vùng chuyển hàng
hoá, nguyên vật liệu của 20 tỉnh Bắc Bộ với các tỉnh Nam Bộ, thông qua hệ thống đường
sắt, đường bộ, đường thuỷ khá hoàn chỉnh nối liền cảng biển Hải Phòng với các cảng ở
Nam Bộ.
Tỉnh Quảng Ngãi có mối quan hệ trực tiếp với 3 vùng kinh tế lớn của cả nước (Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Khu Bốn Cũ), đặc biệt là Tây Nguyên, một vùng có nhiều tiềm
năng về cung cấp các loại nguyên liệu từ nông, lâm nghiệp, trong đó quan trọng là các cây
công nghiệp lâu năm có giá trị xuất khẩu lớn. Ngoài ra, Tỉnh Quảng Ngãi có vị trí đặc biệt
quan trọng, là cửa ngõ tuyến hành lang Đông Tây có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế xã hội, thúc đẩy giao lưu kinh tế, hợp tác mọi mặt với nước Lào, Campuchia, Thái Lan.
Hệ thống sông ngòi tuy ngắn, nhưng Tỉnh có 3 con sông tương đối lớn như: Trà
Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ vừa là nguồn cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt, vừa là mạch máu giao thông thuỷ thuận tiện vừa điều hoà khí hậu cho toàn Tỉnh
nhất là các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp tập trung.
Tỉnh Quảng Ngãi có hệ thống núi đá vôi chạy dài gần như suốt toàn bộ tỉnh, là nguồn
cung cấp vật liệu xây dựng quý giá, có khả năng đáp ứng đủ yêu cấu phát triển giao thông
và sản xuất vật liệu xây dựng.
Điều kiện tự nhiên đầy đủ với các yếu tố sông, đồng bằng, đồi núi và biển, cùng với vị
trí thuận lợi đã tạo ra cho Tỉnh Quảng Ngãi phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH
tuy không vượt trội như các Tỉnh ĐBSH nhưng cũng có rất nhiều tiềm năng.
1.2 . Về nguồn lực con người




Dân số và nguồn lao động Tỉnh Quảng Ngãi cũng là một thế mạnh. Với dân số toàn
vùng là 1216,6 triệu người, chiếm 0,15% dân số toàn quốc. Tỷ lệ phát triển dân số xấp xỉ
0,94%.
Tỉnh Quảng Ngãi là vùng dân cư có trình độ dân trí và trình độ tay nghề của người
lao động ở mức trung bình so với các Tỉnh khác. Vùng có một số trường Đại học, Viện
nghiên cứu, trường đào tạo công nhân khá hoàn chỉnh. Trong những năm đổi mới.
1.3 . Điều kiện cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống điện và đường giao thông nông thôn
đến tận xã, thôn và không ngừng được nâng cấp. Hệ thồng trường học, trạm y tế, nhà văn
hóa, chợ… cũng thuộc loại phát triển so với những vùng khác.
Giao thông vận tải thuận lợi, nằm trên hệ thống đường giao thông huyết mạch của
cả nước gắn với các sân bay cùng hệ thống cảng biển hiện đại, đồng thời có hệ thống
đường ngang nối liền các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên, tạo điều kiện để phát triển và
giao lưu kinh tế.

2- Khó khăn
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên đây, Tỉnh Quảng Ngãi cũng còn có nhiều khó
khăn và hạn chế, xuất phát từ đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của vùng.
2.1 . Điều kiện tự nhiên
Ruộng đất đã ít lại manh mún và phân tán, rất khó khăn trong quá trình cơ giới hoá,
điện khí hoá nông nghiệp.
Địa hình tỉnh có độ dốc lớn, thấp dần từ Tây sang Đông, do đó sông suối ngắn,
cùng với khí hậu trong vùng tương đối khắc nghiệt, mưa lụt vào mùa mưa và khô hạn nặng
vào mùa khô, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Quá trình phá rừng là nguyên nhân hình thành một số lượng lớn diện tích đất trồng,
đồi núi trọc và làm cho môi trường diễn biến theo xu thế ngày càng xấu. Tiềm năng đất lớn
nhưng khả năng sử dụng rất hạn chế do đất xấu, tầng đất nông, độ dốc lớn và hầu hết phân
bổ ở các vùng kinh tế phát triển quá chậm.




Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhiều nơi do thiếu kỹ thuật hoặc do phát
triển quá mức đã gánh lấy hậu quả về môi trường.
Tài nguyên của tỉnh còn nghèo. Tuy có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng thấp,
nằm rải rác ở nhiều địa phương nên khó triển khai khai thác ở quy mô công nghiệp.
2.2 . Về nguồn lực
Đại bộ phận dân cư nông thôn chỉ thạo làm nông nghiệp, ít am hiểu về công nghiệp
và dịch vụ.
Trình độ cơ giới hoá khâu làm đất và các khâu thu hoạch khác kém hơn nhiều so
với các vùng khác. Tuy có tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp ở một số tỉnh nhưng
việc tuyển dụng lao động cho các trung tâm, khu công nghiệp cũng bị hạn chế vì trình độ
văn hoá. Kỹ năng nghề nghiệp của số lao động này lại không đáp ứng được yêu cầu của
các loại hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
2.3 . Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giáo thông, tuy có vị trí thuận lợi và đã hình thành
đầy đủ các mạng tuyến nhưng chất lượng chưa cao. Các điều kiện hạ tầng khác tuy đã hình
thành nhưng thiếu đồng bộ, thiếu sự tham gia đầu tư của nước ngoài, do vậy còn lạc hậu
chưa đáp ứng được tốt cho nhu cầu phát triển.
Hệ thống thuỷ lợi đã được chú trọng phát triển, nhưng thiếu vốn nên chưa đáp ứng
được yêu cầu. Một số công trình chất lượng thấp, vì vậy tình trạng thiếu nước, dẫn đến hạn
hán xẩy ra ở nhiều nơi, gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.
2.4 . Cơ cấu kinh tế
Điểm xuất phát về kinh tế Tỉnh Quảng Ngãi nói chung là thấp, năm 2000 tổng sản
phẩm GDP của tỉnh đạt 23.166,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH nói chung là chậm và chưa hợp lý, chưa tương xứng với
tiềm năng (nông, lâm, thuỷ sản 26,7%, công nghiệp 27%, dịch vụ 45,45%). Tiềm lực kinh
tế, thu ngân sách ở khu vực nông thôn còn rất hạn chế.
Do điểm xuất phát về kinh tế thấp, tốc độ tăng trưởng GDP chậm, cùng với mấy

năm gần đây thiên tai liên tiếp dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ



đói nghèo ở tỉnh còn cao: 1,87% (cả nước là 14,45%), tuy vậy tỷ lệ này còn thấp hơn ở
vùng núi phía Bắc: 24,29%, Tây Nguyên: 20,29%.




















ChươngII: Hiện trạng công nghiệp và kết cấu hạ tầng
của tỉnh Quảng Ngãi
I- Quá trình phát triển
So với các vùng trong cả nước , công nghiệp tỉnh đạt mức phát triển trung bình tiên

tiến , chỉ đứng sau hai trung tâm công nghiệp lớn của cả nước là vùng 2 và vùng 5, nhưng
phát triển vượt trội so với các vùng còn lại . trước khi thống nhất đất nước kinh tế của
vùng này kém phát triển và mới chỉ hình thành một số cơ sở công nghiệp nhỏ ở các địa



phương trong tỉnh.sau năm 1975, công nghiệp được phát triển ở khắp cả 10 tỉnh trong
vùng, tuy cũng có mức độ khác nhau nhưng đã bao gồm tất cả các ngành và lĩnh vực sản
xuất công nghiệp (đặc biệt là tỉnh Quảng Ngãi) như khai thác khoáng sản, công nghiệp cơ
khí công nghiệp luyện kim, hoá chất lắp giáp và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, sản xuất
và phân phối điện nước… tỷ trọng công nghiệp trong GDP của mối địa phương từng bước
được nâng lên.
Theo số liệu thống kê những năm gần đây tỷ trọng công nghiệp của tỉnh luôn chiếm
ở mức khoảng 4% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc, tốc độ tăng trưởng bình
quân 9,17%/năm.trong đó cao nhất vẫn là ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, chiếm tới
60% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Tiếp đến là ngành dệt may, giày
da khoảng 13%, sản xuất vật liệu xây dựng trên 10,5%. Ngành công nghiệp cơ bản bao
gồm nhiều phân ngành nhỏ như cơ khí luyện kim, điện tử tin học, hoá chất, nhưng chiếm
xấp xỉ chỉ 11%. Công nghiệp khai thác chỉ chiếm khoảng 3%. điều đó chứng tỏ công
nghiệp của tỉnh nói chung và của vùng 3 nói chung chủ yếu dựa trên nền tảng nguồn
nguyên liệu tại chỗ từ nông, lâm, ngư nghiệp.

II- Hiện trạng phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của tỉnh giai đoạn 1995-2000
1- Cơ sở sản xuất công nghiệp
Cơ sở sản xuất công nghiệp không có sự thay đổi lớn trong 5 năm qua. Năm 1999
so với năm 1995 chỉ tăng khoảng 9%. Sau 3 năm tăng liên tiếp, năm 1998 số cơ sở sản
xuất có sự giảm so với năm 1997, nhưng năm 1999 lại có sự tăng trưởng cao so với năm
1998, tăng thêm 307 cơ sở, trong đó số cơ ngoài quốc doanh chiếm chủ yếu (trên 90%). Số
lượng các công nghiệp quốc doanh chỉ chiếm khoảng 0,25-0,3%, trong đó đa phần là quốc
doanh địa phương. Số lượng có sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất nhỏ, mặc dù

có sự gia tăng tuyệt đối lớn nhưng do số lượng quá nhỏ bé so với các cơ sở ngoại quốc
doanh. Tuy nhiên cơ cấu về số lượng các doạng nghiệp theo thành phần kinh tế này không
phản ánh quy mô của công nghiệp theo giá trị sản xuất , vì các doanh nghiệp ngoại quốc
doanh tuy nhiều về số lượng nhưng quy mô thường rất nhỏ. Còn các cơ sở công nghiệp



quốc doanh và đầu tư nước ngoài thì ngược lại, số lượng ít nhưng quy mô thường gấp
nhiều lần so với các cơ sở ngoài quốc doanh.

2- Lao động công nghiệp
Tổng số lao động công nghiệp của cả tỉnh là 30.887 người, đứng thứ 5 trong vùng
3. Trong đó ngành khai thác là 3.606 người; ngành chế biến là 27.182 người; ngành điện
nước là 99 người.
Xét theo cơ cấu ngành công nghiệp thì ngành chế biến có số lao động đông nhất,
chiếm tới 88% tổng số lao động toàn tỉnh.
Xét cơ cấu theo thành phần kinh tế ta thấy, số lao động công nghiệp thuộc thành
phần ngoài quốc doanh chiếm đa số, bình quân khoảng 65-70% số lao động công nghiệp
toàn tỉnh.
Lao động của thành phần có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ nhỏ, chỉ khoảng
dưới 2%. Chất lượng lao động nhìn chung không cao, đặc biệt là khu vực ngoài quốc
doanh, do lao động của khu vực này tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chế biến nông , lâm, thuỷ
sản, mà công nghệ sử dụng của những ngành này vẫn ở tình trạng lạc hậu.

3- Cơ cấu công nghiệp :
So với cơ cấu chung của toàn quốc, cơ cấu công nghiệp của vùng có những sự khác
biệt lớn trong khu công nghiệp khai thác của toàn quốc chiếm tới khoảng 14% giá trị
SXCN thì ở vùng 3, phân ngành này chỉ chiếm có gần 3% ngược lại, phân ngành chế biến
nông, lâm , thủy sản chung của toàn quốc chi là khoảng 30% -36% thì ở vùng 3, lại lên tới
trên 50%. Công nghiệp cơ bản, mức trung bình của toàn quốc là khoảng 23%. nhữnh năm

gần đây đang có su hướng tăng cao, đạt tới 28% ( năm 2000) thì ở vùng 3, chỉ là khoảng
10% Điều này chứng tỏ, các ngành công nghiệp của vùng 3mới chỉ được phát triển trên cơ
sở các nguồn lực tại chỗ từ nông, lâm nghiệp

4- Phân bố công nghiệp trong vùng:



Như trên đã nói, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh là 84.503 cơ sở,).
Các cơ sở sản xuất được phân bố ở hầu hết các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tập trung
chủ yếu ở các nhóm chế biến nông, lâm, thuỷ s nhất vùng ( ản. Đây cũng là ngành có giá
trị SXCN lớn, các ngành công nghiệp cơ bản như luyện kim, điện tử tin học và ngành sản
suất , phân phối điện, nước, ga là nhữg ngành có ít cơ sở sản xuất, đồng thời cũng là
những ngành có giá trị SXCN thấp trong cơ cấu của vùng.Công nghiệp dệt, may. da dày và
sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành khá phát triển, với cơ cấu giá trị SXCN tương
ứng là 18.14% và 12.32% trong cơ cấu của vùng ( số liệu năm 2000).

5- Hoạt động đầu tư cho công nghiệp:
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong vùng năm 2000 đạt 4.350,85tỷ đồng , tăng
gần 23% so với năm 1999. Trong đó, vốn đầu tư ngân sách chỉ giao động khoảng 14-15,
vốn tự có của các cơ sở khoảng 30%, còn laị là vốn vay.
Xét cơ cấu đầu tư theo các phân ngành công nghiệp thì vốn đầu tư cho công nghiệp
năm 2000 đạt 2.22.405trệu đồng, chỉ tăng có 7% so với năm1999. Trong đó, đầu tư cho
công nghiệp khai thác chỉ khoảng 3%.Đầu tư cho công nghiệp chế biến đã tăng từ 85,46%
(1999) lên 91,82% (2000). Ngược lại, đầu tư cho công nghiệp sản xuất và phân phối điện,
nước, ga lại giảm từ 11,82%(1999) xuống còn 5,56%(2000).
Xét cơ cấu đầu tư theo các thành phần kinh tế thì tỷ trọng vốn đầu tư cho công
nghiệp trong tổng vốn đầu tư của các đơn vị quốc doanh trung ương cho vùng 3 đã giảm tư
38%(1999) xuống còn 36,21% (2000). Các doanh nghiệp quốc doanh địa phương còn
giảm mạnh hơn tư 43,66%(1999) xuống còn 55,56%(2000). Điều đó chứng tỏ , những năm

gần đây khu vực ngoài quốc doanh đã chú trọng đầu tư cho công nghiệp nhiều hơn.
Trong tổng vốn đầu tư cho công nghiệp của các doanh nghiệp trong vùng khu vực
quốc doanh tương ứng đã giảm tỷ trọng từ 39,24% (1999) xuống còn 32,71%(2000)và chủ
yếu đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến. Công nghiệp khai thác hầu như không
được đầu tư, số lượg vốn đầu tư chỉ chiếm chưa đầy 1% trong tổng vốn đầu tư của khu
vực này.

×