Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.56 KB, 80 trang )



LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính thiết yếu của đề tài
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, tiêu dùng của Hoa Kỳ và
nhiều nước khác giảm mạnh. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đang xuất khoảng
5,4 tỷ USD vào thị trường Hoa Kỳ. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng
may mặc của Hoa Kỳ, khoảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng
trên 5%, là nước đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc vào
thị trường này.
Hiện nay, các công ty Hoa Kỳ đã bắt đầu mua vào, mặc dù việc nhập
khẩu vẫn còn dè dặt và việc đặt hàng ở đâu, từ ai, là sự chọn lựa của các nhà
nhập khẩu Hoa Kỳ. Đó là xu thế chung, khi giảm tiêu dùng thì người tiêu
dùng Hoa Kỳ sẽ phải tiết kiệm chi tiêu và sức ép về giá cả cũng sẽ mạnh hơn
so với trước đây.
Để tiếp tục giữ được quan hệ và giành được các đơn hàng của các công
ty Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán cần bán sản phẩm gì, giá
cả có thể giảm đến mức độ nào, phải tăng chất lượng dịch vụ cho các công ty
của Hoa Kỳ để có thể có được sự thiện cảm của các công ty đó, trên cơ sở đó
tiếp tục cải thiện xuất khẩu của công ty.
Trong quá trình thực tập tại công ty VINATEXIMEX, tác giả nhận thấy
công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác thúc đẩy xuất khẩu
hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại
như : sản phẩm chưa đa dạng, công tác quảng bá thương hiệu còn gặp nhiều
khó khăn.. Trước đây, đã có một vài nghiên cứu nhằm đẩy mạnh họat động
xuất khẩu hàng may mặc của công ty nhưng mới chỉ giải quyết được một số
vấn đề cơ bản. Tác giả muốn tìm hiểu và nghiên cứu để có thể khắc phục triệt
để những tồn tại trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị
1
trường Hoa Kỳ của công ty. Vì vậy, đề tài được chọn là : “Thúc đẩy xuất


khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX”
2.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng may
mặc của công ty VINATEXIMEX sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó đưa ra một
số giải pháp hoàn thiện công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị
trường Hoa Kỳ tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất
khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của công ty VINATEXIMEX
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty: Nhật Bản,
EU và đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.
Về thời gian: từ năm 2005 tới nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh... Đồng thời, đề tài
còn kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá nguồn tài liệu được
cung cấp từ công ty VINATEXIMEX.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài có kết
cấu như sau
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty
VINATEXIMEX
Chương 2: Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc
sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị
trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX trong thời gian tới.
2
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY VINATEXIMEX

1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may được chuyển đổi
sang cổ phần hòa theo Quyết định số 2414/QĐ-BCN ngày 12/7/2007 của Bộ
Công nghiệp. Tiền thân là Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may thành
lập trên trên cơ sở hợp nhất hai Đơn vị là: Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may
và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 theo Quyết định số 87/QĐ-HĐQT ngày
21/2/2006 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (nay là
Tập Đoàn Dệt may Việt Nam). Đứng trước xu thế phát triển kinh tế khu vực
hoá, toàn cầu hoá. Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển, nâng cao đời
sống cho cán bộ công nhân viên, Công ty đã thực hiện cổ phần hoá, chuyển
đổi hình thức sở hữu và phương thức quản lý, thay đổi chiến lược kinh doanh.
Cụ thể là : Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành
thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP
KHẨU DỆT MAY. Tên tiếng Anh: TEXTILE – GARMENT IMPORT -
EXPORT AND PRODUCTION JOINT STOCK CORPORATION.
Tên giao dịch: VINATEXIMEX
Trụ sở chính đặt tại: Số 20, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
- Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng
Số 315 đường Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Phòng 205 Số 4 Lê Lợi, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh
1.1.2 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
Trên cơ sở những ngành nghề kinh doanh của Công ty Sản xuất Xuất
nhập khẩu Dệt may trước đây, căn cứ vào tình hình khi chuyển sang Công ty
3
cổ phần, công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh như sau:
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ
tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng

may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của
ngành dệt may;
Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và
nguyên cứu khoa học.
Sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy
móc thiệt bị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công
nghiệp, hệ thống điện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Tư vấn,
thiết kế qui trình công nghệ cho ngành dệt may, da giầy;
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.
Hoạt động thương mại, sản xuất nhập khẩu, kinh doanh, thiết kế mẫu,
kinh doanh tổng hợp phục vụ trong và ngoài nghành dệt may. Công ty có đội
ngũ cán bộ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực XNK, giao vận, họa sĩ thiết kế và
công nhân có tay nghề cao.
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty
1.1.3.1 Quyền của công ty
Tự chủ trong kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình
thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh
doanh; đăng ký thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh tuỳ theo yêu cầu
hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với các quy định của pháp luật
hiện hành; được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất,
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của công ty để kinh
doanh; thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty;
4
- Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài
nguyên theo quy định về đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty;
- Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa
dùng hết công suất;
- Được cầm cố, thế chấp các tài sản, giá trị quyền sử dụng đất gắn liền

với tài sản trên đất thuộc quyền quản lý của công ty tại các tổ chức tín dụng
để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng
vốn;
- Chủ động tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp
đồng với các khách hàng trong và ngoài nước;
- Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục
đích phát triển sản xuất, kinh doanh;
- Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu;
- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các Đơn vị sản xuất kinh doanh phù
hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty; phân chia và điều chỉnh nguồn lực
giữa các công ty thành viên trực thuộc nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh;
- Thành lập mới các công ty TNHH, công ty cổ phần, chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động trong nước hoặc
nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn
các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến
và hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác đối với người sử dụng
5
lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định của pháp luật
khác có liên quan;
- Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ, nhân viên của công ty
đi công tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của công ty
và các quy định của Nhà nước;
- Chủ động đổi mới công nghệ, trang thiết bị và áp dụng khoa học công
nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của
công ty;
- Tự chủ quyết định các công việc nội bộ;

- Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ
chủ yếu, trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá;
- Phát hành, chuyển nhượng, mua lại hoặc bán các cổ phiếu, trái phiếu
theo quy định của pháp luật;
- Quyết định sử dụng và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các cổ
đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lập và sử dụng
các quỹ theo quy định của Điều lệ, phù hợp với pháp luật và nghị quyết của
Đại hội đồng cổ đông;
- Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của Nhà nước;
- Có quyền sử dụng ngoại tệ thu được theo chế độ quản lý ngoại hối
hiện hành của Nhà nước;
- Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: các sáng
chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi
xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thực hiện khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố
tụng theo quy định của pháp luật;
6
1.1.3.2 Nghĩa vụ của công ty
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm đầy đủ điều kiện kinh doanh theo
quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm vật chất hữu hạn đối với khách hàng trong phạm vi
vốn điều lệ của công ty;
- Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; định
kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin theo mẫu được quy định và tình hình tài
chính của công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện các
thông tin đã kê khai hoặc báo cáo không chính xác, không đầy đủ thì phải kịp
thời hiệu đính lại các thông tin đó;

- Thực hiện các khoản phải thu và các khoản phải trả ghi trong bảng
cân đối kế toán của công ty tại thời điểm lập báo cáo;
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực,
chính xác và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán - thống kê;
- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ
tài chính khác theo quy định;
- Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm; đánh
giá khách quan và đúng đắn về hoạt động của công ty;
- Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản.
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp
luật về lao động; thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và bảo hiểm
khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;
- Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác;
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ do công ty thực hiện;
7
- Tôn trọng việc thành lập và hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong khuôn khổ Hiến pháp,
pháp luật và điều lệ của tổ chức đó;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá
và danh lam thắng cảnh;
- Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của
pháp luật; tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
1.1.4 Mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý,kiểm soát
1.1.4.1 Mô hình tổ chức của công ty
Mô hình tổ chức của công ty gồm có:
 Đại hội đồng cổ đông
 Hội đồng quản trị

 Ban kiểm soát
 Ban tổng giám đốc
 Khối văn phòng quản lý
• Phòng kế hoạch thị trường
• Phòng tổ chức hành chính
• Phòng tài chính kế toán
• Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
• Chi nhánh Hải Phòng
 Khối kinh doanh
• Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư
• Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
• Phòng kinh doanh nội địa
• Phòng xúc tiến và phát triển dự án
8
• Phòng xuất nhập khẩu dệt may 1
• Phòng xuất nhập khẩu dệt may 2
 Khối sản xuất
• Trung tâm thiết kế thời trang
• Trung tâm sản xuất và kinh doanh chỉ
1.1.4.2 Cơ cấu quản lý, kiểm soát
Cơ cấu tổ chức của công ty VINATEXIMEX được minh họa bằng qua sơ đồ
dưới đây.
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn VINATEXIMEX)
9
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI VĂN PHÒNG QUẢN LÝ
Phòng Kế hoạch thị trường

Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hải Phòng
KHỐI KINH DOANH
Phòng KD – XNK vật tư
Phòng KD – XNK tổng hợp
Phòng kinh doanh nội địa
Phòng xúc tiến và phát triển dự án
Phòng XNK dệt may 1
Phòng XNK dệt may 2
KHỐI SẢN XUẤT
Trung tâm TK thời trang
Trung tâm SX và KD chỉ
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông thông qua việc sửa đổi bổ
sung Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty, thông qua chủ trương thuê công
ty tư vấn đánh giá hoạt động của công ty và tư vấn xây dựng chiến lược phát
triển trung và dài hạn của công ty.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
liên quan đến các mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông).
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chủ yếu sau: quyết định chiến lược phát
triển của công ty; quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp; định hướng phát
triển thị trường; xây dựng và ban hành các quy chế quản lý, chuẩn bị các
chương trình, nội dung các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm
vụ khác theo Điều lệ công ty quy định.
Ban tổng giám đốc: tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản trị; điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của
công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đại

hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty và theo các quy định của pháp luật; tổ chức
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty; bảo
toàn và phát triển vốn; xây dựng các quy chế điều hành, quản lý công ty và
các nhiệm vụ khác theo Điều lệ của công ty quy định.
Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Trong
đó, một thành viên giữ chức danh Trưởng Ban Kiểm soát.
Mối quan hệ giữa các ban: quan hệ hết sức chặt chẽ nhằm thưc hiện
những mục tiêu sản xuất kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã đề ra, thúc đẩy
tăng trưởng và tăng vị thế của công ty trên thị trường trong nước cũng như
ngoài nước.

10
1.2 Khái quát về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc
sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
1.2.1 Thị trường xuất nhập khẩu
Các hoạt động chính :
+ Xuất khẩu :
- Xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật
Bản..
- Khăn Bông sang Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc v.v…
- Hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ : thảm len, cói…sang thị trường
Argentina. Mexico, Ucraina
- Cà phê sang thị trường Đức, Thụy Sĩ v.v..
Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU,
Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác trên thế giới.

Hình 1.2: Thị trường xuất khẩu của công ty (Nguồn: VINATEXIMEX)
11
Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu của công ty năm 2009
Thị trường

Kim ngạch xuất khẩu
(tỷ VND)
Tỷ lệ các thị phần
(%)
Hoa Kỳ 28.5040127 27.9111
EU 27.2897115 26.72206
Nhật 36.7392313 35.97502
Các thị trường khác 9.59133454 9.391825
Tổng kim ngạch xuất khẩu 102.12429 100
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Về cơ cấu thị trường, đứng đầu vẫn là thị trường Nhật Bản, thị trường
lớn nhưng khá khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu.
Trong năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản
là 36,74 tỷ VND , tiếp theo là Hoa Kỳ với 28,5 tỷ VND, và EU 27,2897115 tỷ
VND…
Thị trường Hoa Kỳ vốn là thị trường tiềm năng và là thị trường nhập
khẩu lớn nhất đối với hàng may mặc Việt Nam, song có lẽ công ty vẫn còn
những vướng mắc trong việc tiếp cận và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Do đó yêu cầu đặt ra của đề tài là: tìm được những giải pháp nhằm thúc
đẩy kim ngạch xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu của công ty sang thị
trường Hoa Kỳ.
+ Nhập khẩu :
- Bông xơ từ châu phi, Hoa Kỳ, Australia, Uzebekistan.
- Nhập khẩu thiết bị máy móc cho nghành dệt may và các nghành
công nghiệp
- Nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho các nghành công nghiệp
khác như giấy kraft để sản xuất bao bì xi măng, PVC nội thất cho ngành xây
dựng…
12
- Hóa chất thuốc nhuộm từ Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Trung

Quốc, Đài Loan.
Kim ngạch nhập khẩu bình quân : 27,0 triệu USD/năm
+ Kinh doanh nội địa :
Sợi, chỉ các loại, hàng thời tran, quần áo BHLĐ, phục vụ cho các ngành
công nghiệp trong nước, các Đơn vị trong ngành xây dựng, giao thông vận
tải và một số ngành khác…
+ Đại lý :
Thiết bị máy may cho công ty Juki (Singapore).
Thiết bị là ép cho công ty Veit (Đức), nồi hơi..
Nguyên liệu Malt bia cho hãng Weyermann Đức tại Việt Nam.
1.2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc
Hàng may mặc luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Do đó
công ty đã tập trung vào việc khai thác lợi thế sản xuất và đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng này.
Bảng 1.2: Tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu của VINATEXIMEX
Năm
Doanh thu
(tỷ VND)
Kim ngạch xuất
khẩu
(tr USD)
Kim ngạch xuất
khẩu
(tỷ VND)
Tỷ lệ XK/DT
(%)
2005 852.6224746 7.9763549 151.44705 17.762498
2006 811.5191386 6.3672493 120.89496 14.897364
2007 717.6056884 5.7328842 108.85027 15.168535
2008 645.0816205 4.1498726 78.79363 12.214521

2009 812.5251715 5.3786427 102.12429 12.568754
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
13
Biểu đồ cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty có
xu hướng giảm dần từ năm 2005. Năm 2005 doanh thu của công ty là 852,62
tỷ VND với kim ngạch xuất khẩu đạt 120,89 tỷ VND nhưng sau đó doanh thu
và kim ngạch xuất khẩu của công ty liên tiếp giảm. Năm 2006 doanh thu giảm
xuống còn 811,52 tỷ VND thì sang năm 2007 và 2008 doanh thu của công ty
còn tiếp tục giảm mạnh hơn nữa, trung bình 100 tỷ một năm. Doanh thu 2008
đạt 645,08 tỷ VND. Mức doanh thu thấp nhất trong vòng 5 năm. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn tới mức sụt giảm trên là do khủng hoảng kinh tế thế giới
diễn kéo dài. Do họat động thắt chặt tín dụng nên sức tiêu dùng giảm, nhu cầu
vê hàng hóa theo đà giảm theo. Sản xuất kinh doanh đình trệ nên gây khó
khăn cho công ty.
Nhưng sang năm 2009, doanh thu của công ty bất ngờ tăng mạnh. Thể
hiện sự chủ động khắc phục khó khăn trong khủng hoảng của tập thể cán bộ
công nhân viên trong công ty.
1.3 Tác động của thị trường Hoa Kỳ tới hoạt động thúc đẩy xuất
khẩu hàng may mặc
1.3.1 Đặc điểm thị trường tiêu dùng hàng may mặc của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất thế giới. Hàng năm,
người Hoa Kỳ tiêu dùng mặt hàng này gấp 1,5 lần người Châu Âu- thị trường
tiêu dùng hàng may mặc thứ hai thế giới. Theo điều tra, một năm phụ nữ Hoa
Kỳ mua 54 bộ quần áo.
Trong phong cách ăn mặc, người Hoa Kỳ thường chú trọng đến yếu tố
tự nhiên, bình thường. Với người Hoa Kỳ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là
ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ
mi và quần âu vải sợi bông rộng thoáng còn nữ giới thì mặc váy với chất liệu
14
co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần bò áo thun là phong cách ăn

mặc đặc trưng nhất. Ở mọi nơi trên đất Hoa Kỳ đều có thể bắt gặp phong cách
ăn mặc này.
Nhịp sống ở Hoa Kỳ rất khẩn trương và họ tiêu dùng các sản phẩm
cũng rất khẩn trương. Một số sản phẩm mà họ chỉ sử dụng trong một thời gian
ngắn mặc dù chưa hỏng nhưng nó đã cũ hoặc là họ không thích thì họ sẽ mua
cho mình những thứ mới. Khi đã đi mua thì họ sẽ mua sắm hàng loạt nhất là
quần áo. Họ thích mua những quần áo độc đáo nhưng phải tiện lợi. Sau đó
nếu thấy hết mốt hoặc cũ thì họ lại đem cho và lại đi mua đồ mới.
Trong mặt hàng may mặc, người Hoa Kỳ khá dễ tính trong việc lựa
chọn các sản phẩm may nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt. Người
Hoa Kỳ thích vải sợi bông, không nhàu, rộng và có xu hướng thích các sản
phẩm dệt kim hơn.
Một đặc điểm trong điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến tiêu
dùng hàng may mặc là khí hậu Hoa Kỳ rất đa dạng. Khí hậu đặc trưng của
Hoa Kỳ là khí hậu ôn đới, không quá nóng về mùa hè và không quá lạnh về
mùa đông. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn có khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và
Florida, khí hậu hàn đới ở Alaska, cận hàn đới trên vùng bờ tây sông
Mississipi và vùng khí hậu khô tại bình địa Tây Nam, nhiệt độ giảm thấp vào
mùa đông tại vùng Tây Bắc nên cần chú ý sự khác biệt về địa lý khi sản xuất
sản phẩm phục vụ cho người dân ở đây.
Hiện nay, Hoa Kỳ là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân
khoảng 44.115 USD/ người cộng với thói quen tiêu dùng nhiều, Hoa Kỳ là
thị trường hấp dẫn đối với các mặt hàng nói chung và mặt hàng may mặc nói
riêng. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ mức thu nhập cũng rất đa dạng tạo nên thị trường
15
cũng rất đa dạng và thường chia làm ba phân đoạn. Đó là đoạn thị trường
thượng lưu có thu nhập cao chuyên tiêu dùng hàng may mặc có chất lượng
cao, có nhãn hiệu nổi tiếng; đoạn thị trường trung lưu tiêu dùng các mặt hàng
cấp trung bình và đoạn thị trường dân nghèo tiêu dùng các mặt hàng cấp thấp.
Sự đa dạng trong thu nhập cũng là điều kiện cho các nước xác định đoạn thị

trường phù hợp với năng lực của mình.
Tiêu dùng với khối lượng lớn nên giá cả là yếu tố hấp dẫn nhất đối với
người Hoa Kỳ. Họ thích được giảm giá, khi giảm giá họ sẽ mua được nhiều
hàng hơn mà vẫn không phải tốn nhiều tiền. Sau giá cả là chất lượng hàng hoá
và hệ thống phân phối sẽ là lựa chọn tiếp theo cho việc tiêu dùng sản phẩm.
Người Hoa Kỳ coi thời gian là tiền bạc nên con người ở đây luôn luôn chạy
đua với thời gian. Mọi thứ ở Hoa Kỳ đều cần nhanh, tiện lợi nhưng không có
nghĩa là không đẹp, không hợp thời trang. Vì vậy, hệ thống phân phối cần
đảm bảo được điều này.
Nói chung, khác hẳn với thị trường Nhật- thị trường khó tính nhất thế
giới, thị trường Hoa Kỳ là thị trường tương đối dễ tính. Sự đa dạng trong sắc
tộc, tôn giáo, thu nhập và đặc biệt là tâm lý chuộng tự do cá nhân của người
Hoa Kỳ đã đem lại một thị trường tiêu dùng khổng lồ nhưng lại không quá
cầu kỳ và yêu cầu khắt khe về sản phẩm như Châu Âu.
1.3.2 Các kênh phân phối
Ở Hoa Kỳ có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ, các công ty này có các
kênh thị trường khác nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối
riêng và tự chịu trách nhiệm từ khâu nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối
và tự nhập khẩu. Còn các công ty vừa và nhỏ thì chỉ chịu trách nhiệm ở các
giai đoạn nhỏ trong chuỗi giá trị.
16
Với hàng may mặc, Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu qua các nhà bán buôn
với những đơn hàng lớn từ 50- 100 có khi đến cả triệu lô (mỗi lô có 12 sản
phẩm). Sau đó, các nhà bán buôn sẽ phân phối đến các nhà bán lẻ khác. Các
cửa hàng siêu thị là phổ biến nhất trong hệ thống phân phối hàng hoá của Hoa
Kỳ. Ví dụ như tập đoàn Walmart một trong những tập đoàn siêu thị và bán lẻ
lớn nhất ở Hoa Kỳ với 1.100 siêu thị và 2.200 cửa hàng bán lẻ trên khắp nước
Hoa Kỳ. Tại đây các mặt hàng tiêu dùng đều có mặt để đáp ứng cho nhu cầu
tiêu dùng của người dân trong đó quần áo và dụng cụ gia đình chiếm chủ yếu.
Trong hệ thống siêu thị lại được phân ra các siêu thị cao cấp phục vụ các mặt

hàng chất lượng cao, giá cả cao và các siêu thị bình dân có đủ các loại mặt
hàng với số lượng lớn, doanh thu lớn do phục vụ được nhiều tầng lớp.
Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có các công ty chuyên doanh có hẳn hệ thống
các cửa hàng chuyên bán các sản phẩm may mặc có chất lượng cao, có nhãn
hiệu nổi tiếng với giá cả cao hay các công ty bán lẻ quốc gia chuyên bán quần
áo, giày dép, túi sách trên khắp cả nước. Lấy giá cả làm yếu tố thu hút khách
hàng là chiến lược của các công ty bán hàng giảm giá. So với giá ở các siêu
thị bình dân thì ở các cửa hàng này người tiêu dùng sẽ mua được các sản
phẩm với giá rẻ hơn nhiều. Và các cửa hàng bán lẻ với giá rẻ nhất thường bán
những hàng hoá không có nhãn hiệu nổi tiếng hay nhập khẩu thẳng từ các
nước giá rẻ ở Châu Á, Nam Hoa Kỳ.
Hình thức bán hàng đang được phát triển mạnh ở Hoa Kỳ là bán hàng
qua bưu điện, qua ti vi, qua mạng hay bán hàng theo catologue, qua các hội
chợ, triển lãm để nhận đơn hàng. Sau đó, người bán hàng sẽ giao hàng đến tận
tay người mua. Hình thức này đã đáp ứng cho những người ngại đi mua hay
không có thời gian mua sắm nhưng giá cả sẽ cao hơn.
17
1.3.3 Một số rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng may mặc
nhập khẩu
Hàng may mặc là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam, mang lại nguồn ngoại tệ và góp phần đáng kể giải quyết việc
làm.Thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng may mặc Việt Nam là: EU, Hoa
Kỳ, Nhật Bản.. Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào các thị trường này, doanh
nghiệp Việt Nam phải đối mặt với vô số những khó khăn do các hàng rào
thương mại và phi thương mại do chính phủ các nước lập nên nhằm mục đích
bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước. Đây là một
hành động đi ngược lại tiêu chí về tự do thương mại của WTO.
Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc chủ yếu được thực hiện
thông qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu với lý do: bảo vệ sự an toàn và
sức khỏe con người, bảo vệ sự sống và sức khỏe của động vật và thực vật, bảo

vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và cách ghi nhãn, bảo vệ an ninh quốc
phòng.
Dệt may một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Sản phẩm của công ty đang dần khẳng định được chất lượng và tên tuổi tại
các thị trường lớn trên thế giới. Nhưng khi xuất khẩu vào các thị trường này
cũng gặp phải rất nhiều trở ngại do các hàng rào phi thương mại tạo ra. Sau
đây là một số các rào cản phi thương mại ở các thị trường lớn trên thế giới
như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Đầu tiên phải kể tới các rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại thị
trường EU, đây là một thị lâu năm, có yêu khá khắt khe về chất lượng và yêu
cầu kỹ thuật. Do vậy rào cản kỹ thuật của EU khá tinh vi và rất chi tiết, gây
trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khi tiếp cận thị
trường. Một số luật và quy định về hàng may mặc nhập khẩu của EU:
18
- Luật EU đối với hàng may mặc về môi trường, an toàn và sức khoẻ
con người, quy định cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm may mặc có chứa
các chất bị cấm
- REACH: Qui chuẩn và đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hoá
chất (đây là luật về quản lý hoá chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế
giới);
- Các quy định an toàn về tính cháy của vật liệu dệt may
- Các quy định về ghi nhãn sản phẩm may mặc
- Luật EU áp dụng trực tiếp với nhà nhập khẩu và phân phối tại EU.
Tới lượt mình nhà nhập khẩu yêu cầu và bắt buộc các nhà sản xuất và xuất
khẩu thông qua các điều khoản trong hợp đồng.
Luật EU với hàng may mặc về môi trường, an toàn và sức khỏe của con
người.
- Thông tư 2002/61/EC và đã được 27 quốc gia đưa vào luật quốc gia.
Cấm bán sản phẩm may mặc có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư
- Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu

xanh nước biển
- Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng Cadimi trong pigment, chất
ổn định cho chất dẻo, chất mạ điện.
- Thông tư 83/264/EC về hạn chế sử dụng chất chống cháy trong sản
phẩm may mặc
- Thông tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong
sản phẩm may mặc :penta BDE, octa BDE
- Thông tư 2003 /53/EC về cấm bán và sử dụng Nonylphenol và
nonylphenol etoxylat
- Thông tư 94/27/EC về giới hạn Niken trong các vật trang sức và phụ
kiện may mặc
19
- Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm
(POP)
- Luật REACH 1907/2006/EC Qui định đăng ký, đánh giá, cấp phép
hoá chất
- Thông tư 2006/12/EC về hạn chế bán và sử dụng Perflooctan Sulfonat
- Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì
- Luật về an toàn quần áo
Quy định EU về ghi nhãn sản phẩm may mặc
- Thông tư 96/74/EC qui định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm
may mặc bán tại EU
- Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ, sợi của sản
phẩm
- Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng
- Phạm vi áp dụng:
- Các sản phẩm chỉ gồm toàn xơ dệt
- Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 80 % xơ dệt theo khối lượng
- Vải bọc đồ gỗ, ô, vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, thảm, lớp lót cho
giày dép, găng tay, bao tay...

Sau các rào cản của EU, phải kể đến các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ,
với những rào cản quy định kiểm tra chi tiết và nghiêm khắc đối với các sản
phẩm tiêu dùng, xuất xứ hàng hóa như:
- Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA)
- Qui định hải quan về xuất sứ hàng hoá (luật 19 C.F.R part 102)
- Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70)
- Luật ghi nhãn sản phẩm từ len (15 U.S.C. 68) và lông thú (15.U.S.C. 69)
- Quy định ghi nhãn hướng dẫn sủ dụng hàng may mặc (16 CFR part 423)
- Luật 65 California về thông báo sử dụng các hoá chất độc hại
20
- Qui định về "Chứng chỉ tuân thủ tổng quát "của CPSIA (ngày có hiệu
lực 10.02.2010)
- 16 CFR 1610 - tiêu chuẩn tính cháy của quần áo
- 16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em
- 16 CFR 1303 Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ
- PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền
- PL 110-314, sec 108- Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em
- 16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm
cho trẻ em
- 16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ
em dưới 3 tuổi
- Các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo)
- Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng
- Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ ngân, nikel..)
- Các hợp chất hữu cơ thiếc (thí dụ : MBT, TBT, TPhT...)
- Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu cơ chứa clo như
clobenzen, clotoluen)
- Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE, octo BDE..)
- Focmaldehyt
- Phthalat (thí dụ: DEHP, DINP...)

Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc vào Nhật Bản
cũng gặp phải các cản đối với hàng may mặc như.
- Luật quy định ghi nhãn hàng hoá gia dụng
- Luật kiểm soát các sản phẩm có chứa các chất nguy hiểm
- Luật Hải quan: Cấm nhập hàng hoá ghi nước xuất xứ giả hoặc vi
phạm sở hữu trí tuệ
21
Thực chất đây là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộ
thương mại mà các nước NK này dựng lên một cách tinh vi, nhằm hạn chế
nguồn hàng XK của các nước khác vào thị trường nước họ, nhằm bảo hộ sản
xuất và tiêu dùng nội địa. Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại đang
được dựng lên ở khắp nơi trên thế giới và ngày thêm dày đặc. Theo Báo cáo
của WTO công bố mới đây, các quốc gia trên thế giới đang liên tục áp đặt các
rào cản thương mại, bất chấp những cam kết tại Hội nghị G20 cũng như các
diễn đàn chống bảo hộ thương mại. WTO tổng kết trong những tháng giữa
năm 2009 đã có 83 biện pháp thắt chặt thương mại được áp dụng tại 24 quốc
gia và con số này gấp hơn hai lần số lượng các biện pháp tự do hóa thương
mại mà EU áp dụng trong cùng kỳ năm trước. Từ thực tế này WTO đã đưa ra
cảnh báo về sự gia tăng các cuộc điều tra chống bán phá giá mới. Trong số
những mặt hàng được bảo hộ bằng rào cản có nhiều mặt hàng là thế mạnh
xuất khẩu của Việt Nam như hàng may mặc, đồ gỗ, thủ công Hoa Kỳ nghệ…
Đối với hàng may mặc, không chỉ riêng thị trường Hoa Kỳ đưa ra
những rào cản kỹ thuật mà hầu hết các nước nhập khẩu hàng Việt Nam cũng
đều có những rào cản riêng, khiến hàng may mặc Việt Nam phải đối đầu với
nhiều thách thức. Chẳng hạn Nhật Bản thị trường nhập khẩu nhiều hàng may
mặc Việt Nam chỉ đứng sau Hoa Kỳ và EU đưa ra rào cản kỹ thuật là việc yêu
cầu các sản phẩm phải có chứng chỉ sạch và thân thiện môi trường. Hoa Kỳ
thị trường nhập khẩu hàng may mặc Việt Nam lớn nhất chiếm 57% cũng đã
đưa ra đạo luật về bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng để nhằm vào hàng
may mặc.

Theo đạo luật này các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải có giấy kiểm
nghiệm của bên thứ ba xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho
sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ
thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. Theo rào cản kỹ thuật này, Việt Nam
22
phải có phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Hoa Kỳ công
nhận và cấp giấy chứng nhận. Thời khắc “nước đến chân”, dù muốn hay
không thì bắt buộc các DN vẫn phải “nhảy”.
Thực tế các rào cản thương mại do các nước dựng lên đều hết sức ngặt
nghèo với mục đích hạn chế NK và áp dụng cho các nước XK. Bộ Công
Thương cho rằng, vấn đề của chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản
xuất và kinh doanh theo yêu cầu của nước NK. Để chủ động, điều đầu tiên là
DN cần phải nắm thật chắc các quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thực
tế hiện nay các DN chỉ biết và thực hiện các quy định mới khi đối tác yêu cầu
mà không có một đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu
mang tính quy chuẩn tại thị trường NK. Vẫn biết để thực hiện được những
quy định mới này từ các nước NK, ban đầu các DN nước ta phải tăng thêm
chi phí và về lâu dài phải tốn thêm tiền đầu tư vào hạ tầng nhà xưởng… Nếu
không đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng xuất sang có thể bị trả về
hoặc bị phạt rất nặng. Như vậy, nguy cơ bị mất đơn hàng, hoặc có thêm
những vụ kiện mới là rất lớn, khi đó thiệt hại sẽ là không nhỏ.
1.3.4 Đối thủ cạnh tranh của các công ty dệt may Việt Nam khi xuất
khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ.
Sau WTO, ngành dệt may sẽ tránh được mối lo về hạn ngạch xuất khẩu
nhưng lại phải đối mặt với những khó khăn lớn. Đó là sự cạnh tranh rất khốc
liệt, đặc biệt là mảng phân phối. Hiện nay ở Việt Nam, các cửa hàng nhỏ
chiếm tới 70%, còn các cửa hàng tự chọn của các công ty bán lẻ chưa phát
triển. Sau khi vào WTO sẽ có nhiều công ty bán lẻ nước ngoài nhảy vào và
cạnh tranh trong cùng một sân chơi. Khi đó, sức ép về giá đối với sản phẩm
may mặc Việt Nam là rất lớn. Nếu không tính toán tốt chi phí sản xuất đầu

vào, sản phẩm giá cao, chúng ta không thể cạnh tranh và việc bị loại khỏi
cuộc chơi là khó tránh khỏi.
23

×