I. Những loại nước ép trái cây tốt nhất cho sức khoẻ
1/ Nước ép cà rốt (1 ly 160ml cung cấp 64Kcal)
Nước ép cà rốt chứa hàm lượng cao của chất potassium, magnesium và một số lượng calcium -
khiến nó trở thành một trong những loại nước ép hữu ích nhất.Bởi vì ngoài chất sắt, ba loại chất
này là những khoáng chất dễ bị thiếu thốn nhất trong thực đơn của người phụ nữ.
Đấy là nguồn beta-carotene và carotenoid tuyệt hảo để cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp
tăng cường thị lực về ban đêm và giảm nguy cơ bệnh đục thủy tinh thể do tiến trình lão hóa.
Những chất chống oxy hóa trong caroteroid giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, bao tử và bàng
quang.
Loại nước ép tăng cường sức bật của cơ thể này còn chứa một enzyme chống oxy hóa mạnh mẽ
khác là alpha-lipoic acid, giúp đẩy mạnh khả năng của vitamin A, C, E, nhằm tống khứ những
gốc hóa học tự do độc hại ra khỏi cơ thể.
2/ Nước ép cam (1 ly 160ml cung cấp 75Kcal)
Một ly nước cam nhỏ cung cấp hơn 150% nhu cầu vitamin C một phụ nữ cần dùng trong ngày.
Flavanoid hiện diện trong nước cam kết hợp với vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm
chắc khỏe mao mạch, ngừa hiện tượng mạch máu dưới da bị vỡ làm bạn trông xấu xí, mất thẩm
mỹ hẳn.
Nước cam tươi còn là nguồn cung cấp phong phú thiamine và folate.Thiamine hay vitamin B1 -
tham gia vào tiến trình sản xuất năng lượng.Folate là một vitamin B khác, có công dụng xây
dựng chất lượng khỏe của máu huyết. Folate rất quan trọng cho thai phụ hay những người muốn
có con, vì nó đóng vai trò quan trọng cho việc ngăn ngừa những khiếm khuyết như bệnh nứt đốt
sống ở bào thai.
3/ Nước ép táo (1 ly 160ml cung cấp 61Kcal)
Nước ép táo thơm ngon và chứa một số vitamin C. Một ly 160ml cung cấp gần 50% nhu cầu bổ
sung dưỡng chất hàng ngày ở lứa tuổi 19-5.
Tuy nhiên so với các loại nước ép trái cây khác, nước ép táo có ít vitamin và khoáng chất hơn.
4/ Nước ép xoài (1 ly 160ml cung cấp 62Kcal)
Nước ép xoài là nguồn cung cấp khác của vitamin A, C và E.
Nghiên cứu gần đây cho thấy 3 loại vitamin này tạo thành một bộ ba hùng mạnh, chống lại
những gốc hóa tự do gây ra bệnh và ngăn ngừa tiến trình lão hóa. Một ly nước xoài nhỏ cung cấp
16% hàm lượng chất sắt phụ nữ cần dùng hàng ngày.
5/ Nước ép bưởi (1 ly 160ml cung cấp 53Kcal)
Một ly nước bưởi 160ml cung cấp 120% lượng vitamin C hàng ngày cho lứa tuổi 19-50. Bưởi
còn là nguồn beta carotene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giảm nguy cơ của nhiều
loại ung thư. Bưởi đào chứa lycopene - một loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác được chứng
minh là có khả năng giảm nguy cơ bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phổi, bao tử, tuyến tụy, ruột và
vú. Lycopene cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành những khối máu tụ, do đó giảm nguy cơ bệnh
tim mạch và đột quỵ.
6/ Nước ép cà chua (1 ly 160ml cung cấp 58Kcal)
Nước ép cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C rất phong phú, giúp vô hiệu hóa những gốc
hóa học tự do gây nên bệnh ung thư, tim mạch và những nếp nhăn.
Cà chua còn là nguồn lycopene phong phú. Nghiên cứu tại châu Âu cho thấy, dùng nhiều cà chua
có thể giảm đến 48% nguy cơ bệnh tim.
Bảng tổng kết của 72 công trình nghiên cứu gần đây khám phá ra rằng, lycopene đặc biệt hữu
hiệu trong việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
7/ Nước ép thơm (dứa) (1 ly 160ml cung cấp 66Kcal)
Nước ép thơm chứa rất nhiều vitamin C. Enzyme bromelain trong thơm được xem là có công
năng trợ giúp tiêu hóa, giảm triệu chứng sổ mũi, giúp mau lành một số chấn thương nhỏ, đặc biệt
là căng nhức cơ, bong gân. Nghiên cứu còn thấy bromelain hữu hiệu trong việc hạ giảm hiện
tượng sưng phồng, bầm giập và đau đớn đối với những sản phẩm phụ trải qua phẫu thuật nhỏ khi
sinh con. Một số nghiên cứu ca ngợi chất bromelain có thể giảm những triệu chứng của bệnh
suyễn, đau thắt ngực và viêm phế quản.
8/ Nước ép rau củ (1 ly 160ml cung cấp 33Kcal)
Nước ép rau củ rất giàu vitamin A, C, potassium. Theo khảo cứu của Viện Dinh dưỡng và thực
đơn (Anh), nhìn chung 27% phụ nữ thường bị thiếu potassium, khiến họ dễ yếu mệt, kém ăn, hay
buồn nôn.
Một ly nước rau lớn cung cấp 30% nhu cầu potassium trong ngày.Nó còn chứa calcium, sắt,
phytochemical và những hợp chất có công năng tăng cường sức khỏe khác.
9/ Nước ép nho đỏ (1 ly 160ml cung cấp 74Kcal)
Nước ép nho đỏ có công năng chống lão hóa tuyệt hảo, nó có chứa những flavanoid tương tự như
trong rượu vang đỏ, giúp mở rộng mạch máu và tăng cường lượng máu chảy đến bề mặt da. Chất
quenetin trong nước nho giúp ngăn ngừa sự kết tụ máu, ngừa bệnh tim mạch.
Chất resverateol trong nước nho đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm là có những hoạt
động chống lại bệnh ung thư.
II. Những loại trái cây tốt nhất cho da
1. Dâu tây
Hàm lượng đường trong quả dâu tây rất cao và còn giàu vitamin C và A, kali, axit và các
loại khoáng chất. Vì thế ăn dâu tây cung cấp thêm nhiều chất cần thiết cho cơ thể và tăng
cường các chất có tác dụng tích cực với làn da, giúp da tươi trẻ, trắng và mịn màng.
Ngoài ra, dâu tây còn có công dụng làm cho tóc khỏe mạnh.
Nếu mỗi ngày bạn ăn 1 – 2 quả dâu tây còn có tác dụng làm trắng răng và thơm miệng.
2. Quả cam
Trong cam rất giàu axit trái cây, nếu uống nước cam ép thì có lượng vitamin C cao hơn
cả táo và nho. Cam có đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp da giữ ẩm,chống lão hóa da.
Ngoài ra, còn thúc đẩy và tăng cường tính linh hoạt trong quá trình hoạt động của làn da.
3. Quả chanh
Các chất trong quả chanh giúp cho da của bạn trông thật tự nhiên vì thế loại quả này được
chiết xuất để bào chế thành các loại mỹ phẩm có tác dụng trắng da.
Trong quả chanh giàu vitamin C, vitamin A, B1, B2 và PP cũng như các axit hữu cơ, axit
citric, axit,….Vì thể không chỉ có tác dụng làm trắng da mà còn tăng tính linh hoạt trong
việc làn da phải “đối mặt” với môi trường.
4. Quả táo
Trong táo có các chất như caroten, magiê, acid và pectin và các chất dinh dưỡng và rất
giàu vitamin C. Các chất trong táo có khả năng làm chậm lại quá trình “xuống cấp” của
làn da, giúp chống lão hóa.
Trong táo có lượng nước lớn nên có tác dụng giữ độ ẩm cho làn da.
5. Quả đào
Loại quả này chứa rất nhiều axit amin và có chất dinh dưỡng tự nhiên như: inositol,
vitamin C, có tác dụng đẹp da, có hiệu quả làm trắng da,loại bỏ mụn, cũng có khả năng
chống lão hóa cho làn da.
Ngoài ra, các chất trong quả đào có tác dụng trong việc hình thành bề mặt của tóc, giúp
tóc phát triển.
Nếu bạn muốn giảm cân hãy ăn táo.
6. Quả dứa
Dứa thuộc loại trái cây nhiệt đới, rất giàu các loại vitamin và có hiệu quả các loại bỏ da
chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da, có khả năng làm mềm da.
Ngoài ra, dứa cũng chứa một chất gọi là dứa enzyme, có tác dụng tích cực với quá trình
làm sạch răng, trắng răng.
7. Quả anh đào
Loại quả này không chỉ giàu vitamin C, mà còn giàu chất sắt và caroten, axit trái cây,
khoáng chất và kali cao.Vì thế có tác dụng rất nhiều đến việc làm đẹp cho da giúp da
trắng mịn, làm chậm lại quá trình lão hóa của da.
8. Cà chua
Cà chua có lượng calo thấp nhưng giàu vitamin, khoáng chất, carbohydrates, protein và
axit hữu cơ, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao, được biết đến như ” kho chứa Vitamin
C”. Vì thế quả cà chua có tác dụng cân bằng da, chống lão hóa cho da.
III. Hóa chất gốc clo, thuốc diệt cỏ
Bom, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư
hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi nhiều. Đặc biệt là trái cây nhập ngoại lưu thông
trên thị trường nhiều ngày do tốn thời gian vận chuyển nên hầu hết đều được
giới kinh doanh trái cây phun lên một lớp hóa chất bảo quản giữ trái cây tươi lâu.
Theo giới chuyên môn, các loại hóa chất này có tác dụng vừa chống mốc vừa
bảo quản hàng hóa lâu bị hư hại. Hóa chất này có gốc clo, peroxit rất độc hại cho
người sử dụng vì nó không mùi, không vị, không màu nên rất khó phát hiện. Những
loại hóa chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả. Tiến sĩ Phạm Thành
Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TPHCM, cho biết các chất
trên “bị” đưa vào củ quả ngoài tính chất diệt côn trùng, diệt tất cả vi khuẩn (kể cả vi
khuẩn có lợi) nên ngăn chặn được quá trình chuyển hóa các tế bào, các vitamin bị
chậm chuyển hóa cũng như chống ôxy hóa làm củ quả tươi lâu.
Chỉ cần 1 - 3 bình xịt nước (loại bình 10 lít trở xuống) pha lẫn hóa chất dạng
dung dịch hoặc bột rồi xịt lên trái cây, có thể giữ trái cây và lá cây xanh tươi như
vừa được hái xuống dù để nhiều ngày.
Bà Huyền, chủ một sạp trái cây tại chợ đầu mối Bình Điền, TPHCM, cho biết trái
cây Trung Quốc (TQ) về chợ thường không phải tẩm thêm thứ gì do “bên đó” đã “xử
lý” triệt để từ gốc, để vài tháng cũng không hư hỏng gì.
Còn trái cây trong nước thì phải bơm thêm nhiều loại hóa chất bảo quản để
không bị hư hỏng, màu sắc bắt mắt, bóng bẩy.
Đến khu vực kinh doanh hóa chất ở chợ Kim Biên, hỏi mua chất bảo quản trái cây
cho lâu hư, người bán sẽ giới thiệu hàng chục loại cho khách lựa chọn.
Tại một cửa hàng, người bán giới thiệu chất sorbitol (dạng nước), giá 12.000
đồng/kg. Người bán cho rằng chất này không chỉ giúp trái cây lâu hư mà còn làm bóng
đẹp.
Họ còn giới thiệu một loại thần dược khác mà giới kinh doanh trái cây sử dụng
nhiều là chất phoóc-môn dùng để ướp xác chết.
1. Phun thuốc diệt cỏ giúp trái to
Thạc sĩ Đỗ Minh Hiền, Phó Phòng Công nghệ sau thu hoạch Viện Nghiên cứu Cây
ăn quả Miền Nam, cho biết lâu nay giới trồng trọt và thương lái sử dụng rất nhiều loại
hóa chất có nguồn gốc từ TQ để kích thích trái to, để được lâu nhưng cơ quan chức năng
không thể kiểm soát và nhiều trường hợp không thể xác định được đó là chất gì.
Một trong những hóa chất được sử dụng nhiều nhất hiện nay là chất 2,4D. Đây là
loại thuốc diệt cỏ rất độc hại, dùng để khai hoang.
Chất này được phun lên buồng chuối (trước khi thu hoạch khoảng 2- 3 tuần) để trái
to lên hoặc xịt cho các vườn trồng sa-ri để kích thích ra hoa, kết trái; hoặc pha với nước
lau trực tiếp lên trái dưa hấu (đang trồng) hằng ngày để tăng kích thước tối đa và tạo màu
xanh mượt.
Nhiều nơi trồng xoài ở các tỉnh miền Đông còn sử dụng một loại hóa chất có nguồn
gốc từ TQ, phun lên trái xoài tạo ra màu vàng bắt mắt.
Một số chất như ethephone dùng để kích thích ra hoa, giúp trái chín nhanh nhưng
phải sử dụng liều lượng cực thấp, có thời gian cách ly nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe.
Chất ethrel làm trái cây chín đều, màu đẹp nhưng nếu dùng quá liều cũng trở thành
chất độc. Chất thioure giúp trổ hoa tốt nhưng lưu tồn lâu trên trái, ảnh hưởng sức khỏe.
2. Dùng cả hóa chất dùng trong công nghiệp
Khảo sát từ Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM, phần lớn người trồng trọt sử dụng các
hoạt chất gibberellin, NAA, xytokinin để kích thích tăng trưởng, ra hoa.
Những chất này bền vững trong cây, khả năng phân hủy thấp. Các chất carbendazim,
benomyl, nhiều nơi trên thế giới đã cấm sử dụng nhưng tại Việt Nam nhiều người vẫn lén
lút tẩm lên trái cây.
Thạc sĩ Đỗ Minh Hiền cho biết thêm rằng nhiều loại hóa chất dùng để bảo quản, chống
mốc, diệt nấm dùng trong ngành công nghiệp nhưng được sử dụng để bảo quản trái cây.
Theo TS Phạm Thành Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa
TPHCM, hóa chất có gốc clo, peroxit sử dụng cho cây rất độc hại vì không mùi,
không vị, không màu rất khó phát hiện.
Theo TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đối với phân bón lá, kích thích
tăng trưởng dù là những chất được phép sử dụng cũng không nên lạm dụng phun trực tiếp
lên lá, trái vì phần lớn là những chất vô cơ, khó chuyển hóa.
Chưa kể những chất này được các nhà sản xuất cho thêm nhiều loại hóa chất nguy hiểm
khác nên mức độ tồn dư trong sản phẩm rất cao.
3. Diệt nấm, diệt cả sức khoẻ người dùng
Carbendazim và tebuconazole đều là hóa chất diệt nấm trên rau củ quả. Carbendazim là
một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm,
được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột
đồng.
Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có
hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài
với carbendazim.
Đối với benomyl kích ứng da có thể xảy ra thông qua tiếp xúc với benomyl trong công
nghiệp, trồng hoa, hái nấm.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho chó ăn benomyl trong khẩu phần ăn trong
ba tháng cho thấy thay đổi chức năng gan ở liều cao nhất (150mg/kg). Khi tiếp xúc thời
gian dài với hóa chất gây tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan.
Không chỉ có mặt tại các chợ mà những loại quả như nho, lựu, mận đen… bị phát
hiện chứa quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật còn có mặt trên những xe hàng rong ở
nhiều ngả đường trong thành phố. Người bán cũng không ngại giới thiệu “đây là trái cây
Trung Quốc”, bao bì bọc trái cây cũng in chữ Trung Quốc. Dọc con đường từ Phan Văn
Trị tới Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TPHCM, đường Trường Chinh (quận Tân Bình)…
lũ lượt xe hàng rong lớn nhỏ bán mận tươi với giá 30.000 - 40.000đ/kg, lựu tươi còn
trong vỏ xốp giá 25.000 - 45.000đ/kg tùy loại trắng và hồng.
IV. Điểm mặt hoa quả Trung Quốc
đầu bảng nhiễm độc
1. Nho: Hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái
cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường
Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện
3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao
hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai
có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.
Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi được vận
chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó
được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng
suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ điều này là do hóa
chất bảo quản.
Gần đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long, nho Trung Quốc được bày bán nhiều ven
đường dưới mác là "nho Mỹ" để đánh lừa người tiêu dùng, giá khoảng 20.000-40.000
đồng/kg. Giá nho xanh rẻ hơn nho đỏ 5.000 đồng. Trên thực tế, giá gốc trên hóa đơn từ
đầu mối cung cấp hàng, theo kiểm tra của cơ quan chức năng, chỉ 6.000 đồng/kg.
Theo kinh nghiệm của một số người bán hàng, nho Trung Quốc có lớp vỏ màu nhạt, có
lớp phấn trắng bên ngoài, ăn vị chua và nhiều hạt. Trong khi đó, quả nho Mỹ thật có độ to vừa
phải, màu vỏ sậm hơn, ăn có vị ngọt đậm đà. Phần lớn nho Mỹ thật chỉ có 1- 2 hạt trong 1 quả,
giá bán từ 90.000-100.000 đồng/kg.
2. Táo Trung Quốc: Nhiễm độc
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng
ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu
độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được
biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và
melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc
táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc
hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa
như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha
loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có
cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Mỗi năm, có hàng triệu tấn táo Fuji từ Yên Đài, Sơn Đông đã được phân phối đi khắp các
tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.
3. Lê Trung Quốc: Có chất gây vô sinh
Chiều 16/5 vừa qua, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn vệ
sinh thực phẩm nông sản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến
cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát
hiện 71 mẫu códư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho
phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
4. Ô mai Trung Quốc: chứa chất ung thư
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an lấy mẫu kiểm tra ngẫu
nhiên mẫu xí muội và gửi đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM để kiểm tra. Kết quả cho
thấy sản phẩm Preserved Fruits có chứa chất cấm cyclamate và loại đường saccharin với hàm
lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Kết quả cho thấy, chất cyclamate có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường, từ lâu
đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm cho người.
Cuối tháng 4 vừa qua, báo chí cũng đã thông tin về việc các cơ quan chức năng Trung
Quốc phát hiện rất nhiều loại trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô của nước này có
sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Những loại trái cây sấy khô này cũng
đang được bày bán tràn lan tại TP HCM.
Trên thị trường, các mặt hàng như đào khô, táo khô, xí muội có nguồn gốc từ Trung
Quốc được bày bán khá phổ biến ở các chợ đầu mối Bình Tây, An Đông Ghi nhận tại chợ Bình
Tây (TP HCM) cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào
khô
Đây được coi là những mặt hàng chủ đạo của ngành hàng trái cây sấy khô, đặc biệt là xí
muội, với đủ cả xí muội có hạt, không hạt. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng trên đều không có
bao bì, ghi nhãn đầy đủ. Hàng bán theo kg. Do đó, cả bao khối lượng khoảng 10 kg cũng chỉ dán
nhãn giấy duy nhất đủ ghi tên mặt hàng và giá bán. Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất,
xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định
5. Giả hiệu cam Hà Giang siêu rẻ 10.000 đồng một kg
Giá cam sành Sài Gòn xịn khoảng 40.000 đồng một kg, song trên thị trường đang xuất
hiện loại cam giá siêu rẻ chỉ 5.000-15.000 đồng.
Loại cam này xuất hiện nhiều nhất tại các tuyến quốc lộ 32 đoạn qua nghĩa trang Mai
Dịch-Cầu Diễn và các đường lân cận như Lê Đức Thọ, Nguyễn Phong Sắc, Trung Kính… Mỗi
cân cam này khoảng 4-6 quả, láng mịn và theo quảng cáo của người bán, là cam Hà Giang chính
hiệu. Một người bán hàng tại đường 32, đối diện chợ Cầu Diễn cho biết, giá 10.000 đồng một kg,
nên phù hợp với cả sinh viên, học sinh và những người thu nhập thấp. Anh kể, mỗi ngày cũng
bán được khoảng 30-40 kg, từ khoảng 8h sáng đến 22h đêm.
Ông Nguyễn Đức Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang,
khẳng định cam được bán ở Hà Nội hiện nay không phải là cam Hà Giang do chưa đến vụ thu
hoạch. Theo ông Vinh, cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hàng năm,
lúc đó mới vào mùa. Cách để nhận biết cam Hà Giang là khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt
thơm, có hạt.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo người tiêu dùng
nên mua trái cây ở những cửa hàng có địa chỉ rõ ràng. Nếu thấy trái cây có dấu hiệu bất thường
thì không nên mua mà báo ngay với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý gần nhất để kịp
thời ngăn chặn.