Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai tap, bai giai khop lenh TTCK docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.54 KB, 4 trang )

Lệnh dừng (stop order)
Lệnh dừng là loại lệnh đặc biệt để đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể thu lợi
nhuận tạimột mức độ nhất định và phòng chống rủi ro trong trường hợp giá
chứng khoán chuyển động theo chiều hướng ngược lại.
Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì khi
đó lệnh dừng thực tế sẽ trở thành lệnh thị trường.Có hai loại lệnh dừng: Lệnh
dừng để bán và lệnh dừng để mua.
- Lệnh dừng để bán luôn đặt giá thấp hơn thị giá hiện tại của một chứng khoán
muốn bán.
- Lệnh dừng để mua luôn đặt giá cao hơn thị giá của chứng khoán cần mua.
Lệnh dừng trở thành lệnh thị trường khi giá chứng khoán bằng hoặc vượt quá
mức giá ấn định trong lệnh giá dừng. Lệnh dừng thường được các nhà đầu tư
chuyên nghiệp áp dụng và không có sự bảo đảm nào cho giá thực hiện sẽ là giá
dừng. Như vậy, lệnh dừng khác với lệnh giới hạn ở chỗ: lệnh giới hạn bảo đảm
được thực hiện với giá giớihạn hoặc tốt hơn.
Các trường hợp sử dụng lệnh dừng:
-Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người kinh doanh trong một
thươngvụ đã thực hiện.
- Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người bán trong một thương vụ bán
khống.
- Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua
bán ngay.
- Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp bán
trước mua sau.
a.Ưu điểm
Như vậy, lệnh dừng mua có tác dụng rất tích cực đối với nhà đầu tư trong việc
bán khống. Lệnh dừng bán có tác dụng bảo vệ khoản lợi nhuận hoặc hạn chế
thua lỗ đối với các nhà đầu tư.
b.Nhược điểm
Khi có một số lượng lớn các lệnh dừng được “châm ngòi”, sự náo loạn trong
giao dịch sẽ xảy ra khi lệnh dừng trở thành lệnh thị trường, từ đó bóp méo giá cả


chứng khoán và mục đích của lệnh dừng là giới hạn thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận
không đượcthực hiện.
Để hạn chế nhược điểm trên, người ta tiến hành kết hợp giữa lệnh dừng và
lệnh giới hạn thành lệnh dừng giới hạn.
ATO là lệnh thị trường trong chứng khoán. Khi đặt lệnh ATO bạn không cần ghi
giá mua (bán) cổ phiếu mà chỉ ghi một chữ ATO. Đến khi khớp lệnh, giá khớp
của thị trường là bao nhiêu thì bạn mua (bán) được cổ phiếu đó với giá bấy
nhiêu.
Ý nghĩa của lệnh ATO: Bạn chấp nhận mua (bán) cổ phiếu với bất kỳ giá nào,
tùy thuộc vào diễn biến của thị trường.
Ví dụ:bạn đặt mua 1000 STB với lệnh ATO. Đến cuối đợt khớp lệnh định kỳ
(10h00), trên bảng điện tử báo giá khớp lệnh STB là 32,5. Như vậy bạn đã mua
được STB với giá 32,5.
Bài tập kèm lời giải môn TTCK
Bài 1/ Xác định giá và khối lượng giao dịch của thị trường trong trường hợp không
có lệnh ATO và ATC ( chỉ có lệnh giới hạn) như sau:
Số lệnh cổ phiếu MZ như sau:
Giá tham chiếu 24,5 ngàn đồng
Mua Giá Bán
2.200 (khách hàng H) 24,9 400(khách hàng B)
1.000(khách hàng A) 24,8 0
600(khách hàng C) 24,6 1000(khách hàng I)
0 24,5 2.000(khách hàng E)
1.200(khách hàng D) 24,4 1.400(khách hàng F)
1.000(khách hàng G) 24,3 0
Giải:
Bảng 1:Khối lượng đặt mua, bán
(ngàn đồng)
Cộng
dồn

k/đặt
mua
Mua Giá Bán Cộng
dồn
k/đặt
bán
Khối
lượng
được
khớp
2.200 2.200 (khách hàng H) 24,9 400(khách hàng B) 4.800 2.200
3.200 1.000(khách hàng A) 24,8 0 4.400 3.200
3.800 600(khách hàng C) 24,6 1000(khách hàng I) 4.400 3.800
3.800 0 24,5 2.000(khách hàng
E)
3.400 3.400
5.000 1.200(khách hàng D) 24,4 1.400(khách hàng
F)
1.400 1.400
6.000 1.000(khách hàng G) 24,3 0 0 0
(giá khớp lệnh là 24,6 ngàn đồng vì đáp ứng các yêu cầu trên)
Bảng 2: Thứ tự giao dịch được thực hiện
TT Bên mua Bên bán Giá Khối lượng
1 H F 24,6 1.400
2 H E 24,6 800
3 A E 24,6 1.000
4 C E 24,6 200
5 C I 24,6 400
Cổ phiếu của khách hàng I chỉ bán được 400 , còn lại 600
Bảng 3: Sổ lệnh sau khi khớp

Mua Giá Bán
- 24,9 400(khách hàng B)
- 24,8 -
- 24,6 600(khách hàng I)
- 24,5 -
1.200(khách hàng D) 24,4 -
1.000( khách hàng G) 24,3 -
Bài 2/Xác định giá và khối lượng giao dịch của thị trường trong trường hợp có lệnh
ATO tham gia như sau:
Sổ lệnh của cổ phiếu MZ với giá tham chiếu 27,6 ngàn đồng như sau:
Mua Giá Bán
700(khách hàng H) 27,9 800(khách hàng B)
2.000(khách hàng A) 27,7
1.100(khách hàng C) 27,6 5000(khách hàng I)
400(khách hàng N) 27,5 2.600(khách hàng E)
4.500 (khách hàng D) 27,3 900(khách hàng F)
1.000(khách hàng G) 27,2
ATO 1.000(khách hàng J)
Giải:
Bảng 1:Khối lượng mua bán cộng dồn
k.lượng đặt mua Giá Khối lượng chào
bán
Khối lượng được
khớp
700 27,9 9.300+1000=10.300 700
2.700 27,7 8.500+1000=9.500 2.700
3.800 27,6 8.500+1000=9.500 3.800
4.200 27,5 3.500+1000=4.500 4.200
8.700 27,3 900+1000=1900 1.900
9.700 27,2 0+1000=1000 1000

Bảng 2: Thứ tự giao dịch được thực hiện
Thứ tự Bên mua Bên bán Giá Khối lượng
1 H J 27,5 700
2 A J 27,5 300
3 A F 27,5 900
4 A E 27,5 800
5 C E 27,5 1.100
6 N E 27,5 400
Ở đây lệnh của khách hàng E đã được khớp (bán) 2.300 cổ phiếu , còn 300 sẽ được
chuyển sang đợt khớp lệnh tiếp theo trong ngày giao dịch.
Bảng3 : Sổ lệnh sau khi khớp
Mua Giá Bán
- 27,9 800(B)
- 27,7 -
- 27,6 5000(I)
- 27,5 300(E)
4.500(D) 27,3 -
1.000(G) 27,2 -
Trường hợp có lệnh ATC thì cũng thực hiện như có lệnh ATO
Bài 3/ Khớp lệnh liên tục (đ/vị đồng)
Tại thời điểm MP nhập vào máy giao dịch thì cổ phiếu DP như sau:
a/ Lệnh bán MP
K.lượng mua cp Giá mua Giá bán Khối lượng bán cp
1000(A) 135.000 137.000 1500( C)
2000(B) 134.000 MP 3600(D)
Khách hàng D (đặt lệnh bán MP) bán cho A 1000 cp. Với giá 135000 chưa hết tiếp tục
bán cho B 2000cp với giá 134000, D còn 600cp chưa bán và không thể khớp tiếp được vì
tạm thời hết khách hàng mua, nên lệnh bán MP này chuyển thành lệnh LO bán với mức
giá thấp hơn 1 bước giá (cụ thể là 1000) tức là còn 133.000
b/Lệnh mua MP

K.lượng mua cp Giá mua Giá bán Khối lượng bán cp
2500(C) 130.000 120.000 3000(A)
5500(D) MP 122000 2300(B)
Khách hàng D đặt lệnh mua MP , mua của A 3000cp với giá 120000 và mua tiếp của B
2300 với mức giá cao hơn là 122000, vẫn chưa đủ và không thể khớp lệnh tiếp được nên
lệnh mua Mp này chuyển thành lệnh LO mua với mức giá cao hơn 1 bước giá , cụ thể là
1000 tức là 123000

×