Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

7 lời khuyên rèn trẻ sống có trách nhiệm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.43 KB, 3 trang )

7 lời khuyên rèn trẻ sống có trách nhiệm
1. Giao cho trẻ một số nhiệm vụ

Từ khi đứa trẻ có thể hiểu những gì bạn nói (thường là trên 3 tuổi) là thời điểm tốt
nhất mà bạn nên bắt đầu dạy trẻ về trách nhiệm. Hãy yêu cầu con bạn đưa đồ chơi
trở về chỗ cũ có thể là một trong những hoạt động đầu tiên rèn tính trách nhiệm
của trẻ.
Đến tuổi đi học, cha mẹ có thể giao cho trẻ một số trách nhiệm như cho trẻ thêm
một ít tiền túi để trẻ bắt đầu học cách quản lý tiền bạc của mình. Điều này có thể là
một cách để cho trẻ tập làm quen với tiền. Một số cha mẹ cho rằng trẻ không nên
tập làm quen sớm với tiền. Điều này không hẳn đúng, bởi như thế trẻ sẽ không
hiểu được giá trị thực của đồng tiền.

được bố mẹ bỏ tiền tiết kiệm vào con lợn đã gần đầy. Một lần ở nhà với bác giúp
việc, bé nghịch vỡ con lợn mà không biết cách để cất tiền vào một nơi nào đó để
đợi bố mẹ về giải quyết. Bé để mặc bác giúp việc “thu dọn” số tiền đó. “Ước tính
số tiền phải lên đến 6, 7 triệu gì đó”, chị Hồng nói, “nhưng vì bé không ý thức
được giá trị đồng tiền nên để mặc bác giúp việc “cất” hộ”. Số tiền bác giúp việc
đưa lại cho chị Hồng chỉ vỏn vẹn hơn 1,5 triệu. Do đó, “việc dạy cho trẻ biết rõ giá
trị của đồng tiền không phải là xấu, mà chỉ nên cho trẻ tiếp xúc, sử dụng những
đồng tiền cần thiết cho trẻ trong trường hợp phải chi tiêu”, trang Femina khuyên
bạn.

2. Hãy để cho trẻ tìm hiểu và đưa ra quyết định

Cho con cơ hội để có những lựa chọn riêng, điều đó sẽ dạy cho con trách nhiệm
đối với quyết định đó. Phương pháp này đồng thời cũng giúp trẻ trở nên độc lập
hơn.

Có những bậc cha mẹ cho rằng trẻ phải quyết định điều gì đó là quá sớm, đơn giản
vì trẻ chưa ý thức hết hệ quả việc làm của mình. Để cho trẻ nhìn thấy những quyết


định của mình sẽ đem lại những hệ quả gì, khi đấy, trẻ mới hiểu được trách nhiệm
của mình đối với những hệ quả đó. Vì vậy, hãy mạnh dạn để trẻ quyết định và chịu
trách nhiệm với những quyết định đó.

3. Rèn luyện trẻ thông qua thực hiện các nhiệm vụ

Cách duy nhất để làm chủ bất kỳ kỹ năng nào của trẻ là thông qua thực hành. Bằng
cách để cho con bạn xử lý các nhiệm vụ (tuỳ theo sự phù hợp về tuổi tác), chẳng
hạn như mặc quần áo, giúp mẹ việc nhà hoặc làm bài tập về nhà… bạn sẽ sớm
giúp trẻ trở nên độc lập và có trách nhiệm hơn.

4. Làm gương, đưa ra ví dụ tốt

Trách nhiệm của bạn với tư cách là người làm cha làm mẹ là ví dụ tốt đối với trẻ.
"Dù chúng ta có khuyến khích trẻ hay không thì trẻ em luôn luôn học hỏi từ các ví
dụ", ông Thomas S. Greenspon, tiến sĩ, nhà tâm lý học và trị liệu Hôn nhân và gia
đình cho biết.

Luôn giữ lời như đã hứa với trẻ cũng là cách bạn đưa ra một ví dụ cho con bạn.

5. Tận dụng lợi thế của sách

Sách truyện cho trẻ em chứa đựng rất nhiều thông điệp. Vì vậy, khi có thời gian
hãy đọc cho trẻ nghe những câu chuyện, sau đó, bạn có thể chọn một cuốn sách
mô tả về tính trách nhiệm. Bạn cũng nên chọn cuốn sách với tính cách nhân vật và
có cấu trúc hấp dẫn để có thể thu hút sự chú ý của con bạn.

6. Hỗ trợ trẻ vượt qua các tình huống khó khăn

Bản năng chính của cha mẹ là hướng dẫn và bảo vệ con thay vì nói một cách thẳng

thắn với trẻ những gì trẻ phải làm. Tốt hơn hết, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ vượt
qua quá trình này cho đến khi trẻ có thể đưa ra kết luận của riêng mình. Hãy đặt
câu hỏi và khuyến khích con bạn suy nghĩ với sự hỗ trợ của bạn.
7. Giải thích về ý nghĩa lớn hơn

Mục đích của việc này là để khuyến khích trẻ có nhận thức về trách nhiệm. Vì vậy,
không chỉ đơn thuần là nói với con. Hãy đưa ra lời giải thích với con rằng nhiệm
vụ giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà tức là giúp giảm bớt gánh nặng của cả gia đình.
Phương pháp này đồng thời cũng khiến trẻ hiểu được rằng hành động của trẻ cũng
ảnh hưởng đến người khác. Và đừng quên để cho con bạn một lời khen nếu con
hoàn thành trách nhiệm của mình.

×