Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÁC THUẬT NGỮ CHUNG LIÊN QUAN WTO docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.9 KB, 3 trang )

CÁC THUẬT NGỮ CHUNG LIÊN QUANG WTO
Hội nghị Bộ trưởng: Cơ quan quyết định tối cao của WTO, bao gồm các Bộ
trưởng của tất cả các thành viên, nhóm họp ít nhất 2 năm 1 lần.

Đại hội đồng: Cơ quan quyết định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá
họp của Hội nghị Bộ trưởng; bao gồm các đại diện của các thành viên WTO,
thường là các nhà ngoại giao thường trú tại Giơnevơ.

Vòng đàm phán Uruguay: Vòng đàm phán thương mại đa phương bắt đầu từ
tháng 9 - 1986 tại thành phố Punta del Esta ở Uruguay, và kết thúc tại Giơnevơ
vào tháng 12 - 1993. Các Bộ trưởng đã ký Biên bản cuối cùng ghi nhận các kết
quả đạt được tại vòng đàm phán này tại hội nghị Bộ trưởng ở Marrakesh (Marốc)
tháng 4 năm 1994.

GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, là tiền thân của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Phiên bản mới của hiệp định này từ nay là một phần
trong các Hiệp định của WTO.

GATT 1947: Phiên bản cũ của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(trước phiên bản GATT 1994).

GATT 1994: Phiên bản mới của GATT và là một phần của Hiệp định về WTO,
điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hoá.

MFN - Quy chế tối huệ quốc (được ghi trong điều 1 của GATT 1994, điều 2 của
GATS và điều 4 của Hiệp định TRIPS): là nguyên tắc bắt buộc một nước không
được có sự phân biệt đối xử giữa các nước đối tác trong thương mại.

TPRB, TPRM - Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại - khi Đại hội đồng
nhóm họp theo những trình tự bất thường nhằm kiểm điểm chính sách và hoạt
động thương mại của các thành viên WTO trong khuôn khổ một Cơ chế kiểm


điểm chính sách thương mại.

Chương trình tiếp nối: Các công việc phải tiến hành sau năm 1995 được xác
định trong các Hiệp định của WTO.

Chế độ đối xử quốc gia: Nguyên tắc bắt buộc một quốc gia phải dành cho đối tác
nước ngoài cùng một chế độ đãi ngộ như đối với các thể nhân và pháp nhân trong
nước. Điều III của GATT 1994 qui định các hàng hoá nhập khẩu sau khi hoàn
thành thủ tục hải quan phải được đối xử giống như đối với hàng hoá cùng loại
trong nước. Điều XVII của GATS và điều 3 của Hiệp định TRIPS cũng đề cập đến
những qui định về nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ và quyền
sở hữu trí tuệ.

Minh bạch: Sự đánh giá về tính công khai và dễ dự đoán của các chính sách và
tập quán thương mại cũng như quá trình triển khai chúng.

ITA - Hiệp định về công nghệ thông tin - còn gọi là Tuyên bố của các Bộ trưởng
về thương mại sản phẩm công nghệ thông tin; theo hiệp định này đến năm 2000
các nước tham gia sẽ phải dỡ bỏ thuế quan đối với loại sản phẩm này.

ITA II: các cuộc đàm phán nhằm mở rộng danh mục các sản phẩm trong Hiệp
định ITA.

Thương mai điện tử: các hình thức sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối
sản phẩm thông qua các mạng lưới viễn thông.

Cố định mức thuế trần: cam kết không được tăng thuế quan lên cao hơn mức đã
thoả thuận. Trong trường hợp một mức thuế quan trần được ấn định, sẽ không
được phép nâng thuế quan lên cao hơn mức này nếu không có hình thức bù lỗ cho
bên bị thiệt hại.


Mức thuế đỉnh: mức thuế quan tương đối cao, thường được áp dụng đối với các
sản phẩm "nhạy cảm" trong khi mặt bằng thuế quan chung lại thấp. Đối với các
nước công nghiệp phát triển, mức thuế trần15% thường được coi là "mức thuế
đỉnh".

Thuế quan: loại thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu. Được tính theo giá trị
hàng hoá (theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá) hoặc theo một cơ sở cố định
(ví dụ 7 đô la trên 100 kg). Thuế quan sẽ tạo lợi thế về giá cho các sản phẩm nội
địa cùng loại và là một nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Mức thuế hại: mức thuế quan thấp đến mức chi phí cho việc thu thuế còn cao hơn
số tiền thu được.

Free-rider - hay quốc gia được hưởng lợi mà không cần phải có đi có lại - Đây là
thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nước không đưa ra các cam kết nhượng bộ
trong thương mại nhưng lại được giảm thuế quan và có được sự nhượng bộ của
các nước thông qua đàm phán trên cơ sở nguyên tắc tối huệ quốc.

×