Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.57 KB, 28 trang )

TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
1.1Tỷ số thanh khoản: 4
1.1.1.Tỷ số thanh khoản hiện thời (tỷ số thanh khoản ngắn hạn) 4
1.1.2.Tỷ số thanh khoản nhanh 5
1.1.3.Tỷ số thanh khoản tức thời (tỷ số thanh khoản tiền mặt): 5
1.2Tỷ số quản lý tài sản (tỷ số khả năng hoạt động) 6
1.2.1.Tỷ số hoạt động hàng tồn kho (Inventory activity) 6
1.2.2.Số vòng quay khoản phải thu 7
1.2.3.Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period – ACP) (hay số ngày luân chuyển các khoản
phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh thu chưa thu) 8
1.2.4.Số vòng quay tài sản lưu động (Variable assets turnover ratio) 8
1.2.5.Số vòng quay tài sản cố định (Fixed assets turnover ratio) (Hiệu suất sử dụng tài sản cố định) 9
1.2.6.Vòng quay sử dụng tổng tài sản (Total assets turnover ratio) (Số vòng quay tài sản) 9
1.3Tỷ số quản lý nợ 10
1.3.1.Tỷ số quản lý nợ trên tài sản (tỷ số nợ D/A) 10
1.3.2.Tỷ số quản lý nợ trên vốn chủ sở hữu (tỷ số nợ D/E) 11
1.3.3.Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interest) 11
1.3.4.Tỷ số khả năng trả nợ ( Debt service coverage ratio) 12
1.4Tỷ số khả năng sinh lợi 13
1.5Tỷ số tăng trưởng 16
1.5.1.Tỷ số lợi nhuận giữ lại: 16
1.5.2.Tỷ số tăng trưởng bền vững: 16
1.6Tỷ số giá thị trường 17
1.6.1.Tỷ số P/E - Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu ( Price/ Earning Ratio) 17
2.Ví dụ 20
3.Các yếu tố, điều kiện cần xem xét đến khi sử dụng tỷ số phân tích tình hình TCDN 26
4.Những hạn chế của các tỷ số tài chính 26
1


TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng
quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các
doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình tài chính cũng như
kết quả kinh doanh của mình để có thể tự khẳng định được vị trí. Việc thường xuyên tiến
hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt
động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong kỳ cũng như việc
xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng
như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra
những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công
tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Và cơ sở để
doanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính đó là các tỷ số tài chính cơ bản. Các tỷ số tài
chính của doanh nghiệp cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình tài chính và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tỷ số này rất quan trọng
không chỉ với doanh nghiệp mà còn với cả những đối tượng khác như những nhà đầu tư,
những người cho vay…
Qua đó nhóm 8 đã cùng thảo luận đề tài: “Nội dung và ý nghĩa các tỷ số phân tích
tình hình TCDN” để làm rõ nội dung này.
Bài tập của nhóm cũng còn những hạn chế về mặt kiến thức nên khó tránh khỏi
những sai sót, nhóm mong nhận được mọi ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn để bài
làm của nhóm được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM TRÌNH BÀY
2
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
1. Các nhóm tỷ số phân tích tình hình TCDN
Biết tính toán và sử dụng các tỷ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích
tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp

và các chủ nợ…Các tỷ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các
báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để
xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…
Tỷ số tài chính giúp nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh
nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
Có 4 nhóm tỷ số tài chính quan trọng:
 Tỷ số khả năng thanh khoản: các tỷ số trong loại này được tính toán và sử dụng
để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ
phải trả ngắn hạn hay không?
 Tỷ số khả năng hoạt động hay tỷ số quản lý tài sản: các tỷ số hoạt động cho thấy
doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào, doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến
mức nào và nên đầu tư tài sản như thế nào là hợp lí?
 Tỷ số quản lý nợ: mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty
 Tỷ số khả năng sinh lợi: kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến
thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở
khả năng sinh lợi của công ty. Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là quan
trọng nếu các nhà quản lý của công ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ
thành công cho sự phát triển của công ty.
Ngoài ra các nhà đầu tư còn có thể xem xét đến 2 chỉ số sau để có những nhận
xét phân tích kĩ lưỡng hơn, đó là
 Tỷ số tăng trưởng tiềm năng: Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển
của doanh nghiệp trong dài hạn.
 Tỷ số giá trị thị trường: Các tỷ số thị trường được thiết kế để đo lường kì vọng
của nhà đầu tư dành cho cổ đông.
3
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
1.1 Tỷ số thanh khoản:
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
Nhóm tỷ số này gồm có 3 tỷ số chính: tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio), tỷ

số thanh khoản nhanh (quick ratio) và tỷ số thanh khoản tức thời (promt ratio). Cả 3 tỷ số
này đều được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp
1.1.1. Tỷ số thanh khoản hiện thời (tỷ số thanh khoản ngắn hạn)
Công thức:
Trong đó:
- Giá trị tài sản lưu động: gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn
kho.
- Giá trị nợ ngắn hạn: gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ
dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Ý nghĩa:
Tỷ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản
nợ ngắn hạn, hay nói cách khác tỷ số thanh khoản hiện thời cho thấy mức độ an toàn của
một công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tính hợp lý của tỷ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có
tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì tỷ số này cao và ngược lại. Tỷ số
này bằng 2,0 hoặc lớn hơn có thể tốt cho một công ty sản xuất, trong khi tỷ số bằng 1,5 có
thể chấp nhận được với một công ty dịch vụ vì nguồn tiền mặt dự tính thu vào cao và nợ
hiện tại hay nợ ngắn hạn nhỏ. Tỷ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng nếu quá cao không phải luôn luôn là
dấu hiệu tốt vì nó chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động”
quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
4
Tỷ số thanh khoản
hiện thời
=
Giá trị tài sản lưu động
Giá trị nợ ngắn hạn
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho thường kém thanh khoản hơn vì phải mất thời
gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển được thành tiền. Một tỷ số khác được thiết lập

chi tiết hơn có thể loại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản trong tài sản lưu
động chính là tỷ số thanh khoản nhanh.
1.1.2. Tỷ số thanh khoản nhanh
Công thức:
Tương tự như cách tính tỷ số thanh khoản hiện thời, nhưng tỷ số thanh khoản nhanh
không đưa hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động.
Ý nghĩa:
Tỷ số thanh khoản nhanh được thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả
nợ của công ty trong trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi.
Nếu tỷ số này lớn hơn 1 được ngầm hiểu là công ty có đủ khả năng thanh toán nhanh
các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ mà không cần thanh lý hàng tồn kho. Nếu một công ty
có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức
toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư vào những công ty
như vậy.
Dễ thấy được, tỷ số thanh khoản nhanh luôn nhỏ hơn tỷ số thanh khoản hiện thời,
tuy nhiên, nếu mức chênh lệch này quá cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn
vào hàng tồn kho, đây là một ví dụ của các công ty bán lẻ. Trong trường hợp này tính
thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp.
1.1.3. Tỷ số thanh khoản tức thời (tỷ số thanh khoản tiền mặt):
Đo lường khả năng thanh toán của DN một cách hữu hiệu nhất vì tài sản ở đây có
khả năng thanh khoản cao nhất (sau khi đã loại trừ các khoản phải thu).
5
Tỷ số thanh
khoản nhanh
=
Giá trị tài sản lưu động − Giá trị hàng tồn kho
Giá trị nợ ngắn hạn
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Công thức:
Hệ số thanh khoản

tức thời
=
Tiền mặt + Chứng khoán dễ bán
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa:
Tỷ số này cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền (chứng
khoán dễ bán,…) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác
nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt, các khoản tương đương
tiền và các chứng khoán dễ bán đảm bảo chi trả. Tỷ số này đòi hỏi khắt khe hơn về tính
thanh khoản vì không chỉ hàng tồn kho mà các khoản phải thu cũng như những tài sản
ngắn hạn khác đều bị loại bỏ ra khỏi công thức tính.
Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng
toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hoặc
bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng, một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các
khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc
làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa biết sử dụng
tiền mặt một cách có hiệu quả.
1.2 Tỷ số quản lý tài sản (tỷ số khả năng hoạt động)
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư các tài sản khác nhau như tài sản cố
định, tài sản lưu động. Như vậy, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả
sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành tổng
tài sản của doanh nghiệp. Do đó qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh hoạt động chúng ta
biết trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có đạt kết quả cao nhất với chi phí
bỏ ra là ít nhất hay không.
1.2.1. Tỷ số hoạt động hàng tồn kho (Inventory activity)
Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn
kho.
6
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân

Vòng quay = Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình
quân
Vòng quay hàng tồn kho là số lần bình quân mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong
kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh
nghiệp.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là nếu khoản
mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp sẽ
ít rủi ro hơn. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng
hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng
doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự
trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây
chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo
mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
1.2.2. Số vòng quay khoản phải thu
Công thức
Số vòng quay khoản phải thu (hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là tỷ số giữa
doanh thu thuần và giá trị các khoản phải thu bình quân.
Vòng quay các
khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Giá trị các khoản phải thu bình quân
Trong đó
DT thuần = DT bán hàng và cung cấp DV- Các khoản giảm trừ DT (chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại, Thuế TTĐB, Thuế xuất khẩu và VAT
nếu theo phương pháp trực tiếp).
Ý nghĩa
7

TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền. Quan sát số vòng
quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình
hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng
nhanh và ngược lại. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này
vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ
chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài
hơn, do đó doanh nghiệp sẽ bị giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận
thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ
khách hàng.
1.2.3. Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period – ACP) (hay số ngày
luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh
thu chưa thu)
Công thức
Kỳ thu tiền
=
360
Vòng quay các khoản phải thu
Ý nghĩa
Là chỉ tiêu phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ khi
chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đến khi thu được tiền hàng. Kỳ thu tiền bình quân
phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp và việc tổ chức thanh toán, theo dõi
nợ của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải
thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao.
Lưu ý: Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ
hạn thanh toán. Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn
được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngày
của kỳ hạn được hưởng chiết khấu.
1.2.4. Số vòng quay tài sản lưu động (Variable assets turnover ratio)

Đây là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp qua việc sử dụng tài sản lưu động.
8
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Công thức
Vòng quay TSLĐ =
Doanh thu thuần
Giá trị TSLĐ bình quân
Ý nghĩa
Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanh
nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong
năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao. Ngược lại, tỷ lệ
này thấp đi có thể là DN sử dụng kém hiệu quả (tài sản nhàn rỗi, mua thuê quá nhiều tài
sản lưu động so với nhu cầu thực sự )
1.2.5. Số vòng quay tài sản cố định (Fixed assets turnover ratio) (Hiệu suất sử
dụng tài sản cố định)
Đây là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản,
cụ thể ở đây là tài sản cố định của doanh nghiệp.
Công thức
Số vòng
=
Doanh thu thuần
Giá trị TSCĐ ròng bình quân
Ý nghĩa
Số vòng quay tài sản cố định cho biết trung bình đầu tư vào 1 đồng giá trị bình
quân tài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu tỷ số này
lớn thì có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn.
1.2.6. Vòng quay sử dụng tổng tài sản (Total assets turnover ratio) (Số vòng
quay tài sản)

Công thức
Vòng quay
Doanh thu thuần
9
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Giá trị tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa
Số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không
phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định nên tỷ số này là thước đo khái quát
nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ mỗi đồng tài sản
tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong
kỳ quay được bao nhiêu vòng.
1.3 Tỷ số quản lý nợ
Tỷ số quản lý nợ là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản
lý nợ của doanh nghiệp.
1.3.1. Tỷ số quản lý nợ trên tài sản (tỷ số nợ D/A)
Tỷ số nợ trên tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tổng tài sản
hiện có.
Công thức
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ
ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị
tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp.

Ý nghĩa:
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tạo ra từ
vốn vay nợ. Qua đây cũng có thể đánh giá được khả năng tự chủ tài chính của doanh
nghiệp. Tỷ số này quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, hàm ý doanh nghiệp có khả
năng tự chủ tài chính cao hoặc cũng có thể doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài
chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này quá

cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh
doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
10
Tỷ số nợ
trên tài sản
=
Tổng nợ
Giá trị tổng tài sản
x 100%
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Tỷ số này được đánh giá tốt hay không tốt phụ thuộc nhiều vào vị thế của người
phân tích. Tổng nợ trên tử số của công thức tính bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải
trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ
cao hơn. Cổ đông lại thích một tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung làm
gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Vì vậy, việc đánh giá tỷ số nợ một cách khách
quan cần phải so sánh với tỷ số nợ bình quân của ngành.
1.3.2. Tỷ số quản lý nợ trên vốn chủ sở hữu (tỷ số nợ D/E)
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tổng
vốn chủ sở hữu.
Công thức:
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ
ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn
chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp.
Ý nghĩa:
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số
này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có
thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh
nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm
thuế.

1.3.3. Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interest)
Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi
khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công ty sẽ
không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá khả năng trả
lãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi.
11
x 100%
Tỷ số nợ
trên tài sản
=
Tổng nợ
Giá trị vốn chủ sở hữu
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Tỷ số khả năng trả lãi đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình
kinh doanh để trả lãi các khoản vay của công ty.
Công thức:

Các số liệu này có thể lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Ý nghĩa
Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi
và mức độ sử dụng nợ của công ty. Nếu tỷ số này nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có
khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với
khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ
trả lãi vay.
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không
cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
1.3.4. Tỷ số khả năng trả nợ ( Debt service coverage ratio)
Tỷ số khả năng trả nợ đo lường khả năng trả nợ nói chung của doanh nghiệp.
Nếu như tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết năng lực trả phần lãi của khoản đi vay thì
tỷ số khả năng trả nợ có ý nghĩa bao quát hơn, phản ánh khả năng thanh toán cả nợ gốc

lẫn lãi vay của doanh nghiệp.
Công thức:
Ý nghĩa:
Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng có thể sử dụng được.
12
Tỷ số khả năng trả lãi =
EBIT
Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ =
EBIT + Giá vốn hàng bán + Khấu hao
Chi phí lãi vay + Nợ gốc
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư vào dự án của doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Đến thời điểm trả nợ, nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì có thể nói khả năng trả nợ của công ty là
khá tốt, về mặt lý thuyết hệ số này càng cao cho thấy khả năng cao về việc trả nợ của
doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể cho thấy thực trạng rằng việc quản
lý và luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là chưa tốt.
1.4 Tỷ số khả năng sinh lợi
Trong các phần trước chúng ta đã biết cách phân tích các tỷ số đo lường các khả năng
thanh khoản, tỷ số hoạt động và tỷ số quản lý nợ. Kết quả của chính sách và quyết
định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động
và được phản ánh ở khả năng sinh lợi của công ty.
1.4.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit margin on sale) : Hay còn gọi là tỷ
suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng.
Đây là một tỷ số tài chính phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông
và doanh thu của công ty.
Công thức

Ý nghĩa

Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu thuần trong kỳ
của doanh nghiệp, nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp
có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này càng cao, lãi thu được càng lớn,
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Trên thực tế, tình hình kinh doanh của từng ngành là khác nhau, nên khi theo
dõi tình hình sinh lợi của doanh nghiệp, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số
bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay
tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính
thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
1.4.2. Tỷ số sức sinh lợi căn bản( Basic earning power ratio):
Đây là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp
mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
13
Tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu
=
Lợi nhuận ròng x 100%
Doanh thu thuần
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Công thức
Tỷ số sức sinh lợi
= Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)
Giá trị bình quân tổng tài sản
Ý nghĩa
Tỷ số này dùng để phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của doanh nghiệp và
thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ khác nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng
cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ.
1.4.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản( Return on total assets- ROA): còn được

gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của
tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.
Đây là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản
của doanh nghiệp.
Công thức
ROA =
Lợi nhuận ròng
x100%
Bình quân tổng giá trị tài sản
Hay
ROA =
Lợi nhuận ròng
x
Doanh thu
Doanh thu
Bình quân tổng tài sản
ROA = Tỷ số lợi nhuận biên x Số vòng quay tài sản
Ý nghĩa
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao
cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản
của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập
của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề
kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so
sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và
so sánh cùng một thời kỳ.
14
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài
sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Vấn đề lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là có thể số liệu Tổng tài sản tại thời điểm
cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Vì vậy, người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu Tổng tài sản bình quân.
1.4.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity):
Còn được gọi là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ
đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông.
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Công thức
ROE =
Lợi nhuận ròng
x 100%
Bình quân vốn chủ sỡ hữu
Hay:
ROE =
Lợi nhuận ròng
x
Bình quân tổng tài sản
Bình quân tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
ROE = ROA x Số nhân vốn chủ sở hữu
ROE =
Tỷ suất lợi
nhuận biên
x
Số vòng quay
tổng tài sản

x
Số nhân vốn
chủ sở hữu
Ý nghĩa
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu
của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị
dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh
doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh
15
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn
ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận
trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là
đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công
trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi
mà công ty phải trả cho các cổ đông.
1.5 Tỷ số tăng trưởng
1.5.1. Tỷ số lợi nhuận giữ lại:
Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay Hệ số tái đầu tư, Tỷ lệ tái đầu tư) là một tỷ số tài
chính để đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp.
Tỷ số này chính bằng lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế.
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao
nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh.
1.5.2. Tỷ số tăng trưởng bền vững:
Tỷ số tăng trưởng bền vững là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng tăng trưởng
của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận.
Công thức:

Tỷ số tăng trưởng bền vững = 100% x Lợi nhuận giữ lại
Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt
được nếu không tăng vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, đối với một số công ty CP có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán, nếu
nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của những công ty này, ngoài việc phân tích các tỷ số
tài chính nêu trên, họ còn đặc biệt chú ý đến một loại tỷ số tài chính thứ 6 nữa đó là tỷ số
thị trường
16
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
1.6 Tỷ số giá thị trường
Các nhóm tỷ số khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ và tỷ số
khả năng sinh lợi như đã trình bày ở các phần trước chỉ phản ánh tình hình quá khứ và
hiện tại của doanh nghiệp. Giá trị tương lai của doanh nghiệp như thế nào còn tùy thuộc
vào kì vọng của môi trường. Các tỷ số thị trường được thiết kế để đo lường kì vọng của
nhà đầu tư dành cho cổ đông. Các tỷ số thị trường gồm có các phần như sau:
1.6.1. Tỷ số P/E - Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu ( Price/ Earning Ratio)
Là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu
(giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần.Hay cho biết nhà đầu tư
sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Công thức:
Tỷ số P/E =
Giá thị trường một cổ phiếu
Thu nhập bình quân trên một cổ phiếu
Trong đó :
Giá thị trường một cổ phiếu (P) là giá mà cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm
hiện tại.
Thu nhập bình quân trên một cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà
công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.

EPS = Lợi nhuận sau thuế chia cho cổ đông thường
Tổng khối lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bình quân
Ý nghĩa
Đây là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư
chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị
trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu.
Hệ số này cũng phụ thuộc vào một số lĩnh vực đặc thù. Chẳng hạn, lĩnh vực
ngân hàng, tài chính, chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học,
17
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao thường được chấp nhận hệ số P/E cao hơn
các lĩnh vực khác.
Việc đánh giá hệ số P/E trong mua bán chứng khoán thường chỉ phù hợp với
mục đích đầu tư dài hạn.
1.6.2. Tỷ số P/CF- Hệ số giá trên dòng tiền
Tỷ số này ít phổ biến hơn tỷ số P/E, nó chỉ sử dụng trong một số ngành mà giá cả cổ
phiếu có quan hệ chặt chẽ với dòng tiền hơn là với lợi nhuận ròng.
Công thức:
P/CF = Giá cổ phiếu thời kì t
Dòng tiền dự tính cho mỗi cổ phiếu thời kì t+1
1.6.3. Tỷ số P/BV - Hệ số giá trên giá trị sổ sách ( Price per Book Value)
Là tỷ số được sử dụng để so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách hay mệnh giá của
một cổ phiếu.
Công thức
P/BV = Giá thị trường của cổ phiếu
Giá trị sổ sách của một cổ phần

Trong đó: Giá trị sổ sách của một cổ phần ( BVPS- Book Value per Share) là giá của
toàn bộ tài sản công ty được thể hiện trên sổ kế toán trừ đi tất cả các khoản nợ và
không bao gồm lãi vay, có thể được tính theo công thức:

BVPS = Vốn CSH – Tài sản vô hình
Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Ý nghĩa
Là số tiền thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của
doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế, là mức độ kỳ vọng của công chúng vào
khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp
18
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho P/BV đồng kỳ vọng.
Giá trị sổ sách trong tương lai thường khó dự đoán nên các nhà đầu tư thường ước lượng
dựa trên tỷ lệ tăng trưởng trong quá khứ hoặc tỷ lệ tăng trưởng dài hạn.
Hệ số này thường được sử dụng trong ngành Ngân hàng chứ không phù hợp với
công ty dịch vụ có giá trị tài sản vô hình lớn hơn hữu hình.
19
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
2. Ví dụ
Để hiểu rõ hơn việc áp dụng các tỷ số phân tích tình hình TCDN, chúng em xin đưa ra ví
dụ của một công ty cụ thể, đó là công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) trong 2 năm
2010, 2011.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN năm 2011 năm 2010
Tài Sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền 78,140 108,061
Các khoản phải thu 299,880 210,153
Hàng tồn kho 821,504 446,313
Tài sản ngắn hạn khác 13,632 6,953
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,213,155 771,480
Tài sản cố định 383,923 267,158
(Giá trị hao mòn lũy kế) -515,007 -473,510

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 8,181 6,554
Tổng tài sản dài hạn khác 16,330 19,000
TỔNG TÀI SẢN 1,621,589 1,064,193
Nợ Phải Trả
Nợ ngắn hạn 555,015 290,042
Nợ dài hạn 188,825 42,500
Tổng Nợ 743,840 332,542
Nguồn Vốn
Vốn chủ sở hữu 877,582 731,434
Nguồn kinh phí và quỹ khác 167 218
Tổng Nguồn Vốn 877,749 731,651
Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A
TỔNG NGUỒN VỐN 1,621,589 1,064,193
20
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
Kết Quả Kinh Doanh năm 2011 năm 2010
Doanh Thu Thuần 2,636,696 2,160,139
Giá Vốn Hàng Bán 2,220,807 1,784,356
Lợi Nhuận Gộp 415,890 375,783
Chi phí hoạt động
Chi phí tài chính 65,399 42,088
Trong đó: Chi phí lãi vay 15,804 8,988
Chi phí bán hàng 50,876 43,260
Chi phí quản lý doanh nghiệp 49,656 40,485
Tổng Chi phí hoạt động 165,931 125,833
Tổng doanh thu hoạt động tài chính 7,803 7,362
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 257,762 257,311
Lợi nhuận khác 5,851 3,636
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 263,613 260,948
Chi phí lợi nhuận

Chi phí thuế TNDN 65,959 64,764
Tổng Chi phí lợi nhuận 65,959 64,764
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 197,654 196,184
EPS -1% -50%
Tỷ số khả năng thanh khoản:
Chỉ tiêu Công thức tính 2011 2010
Bq
ngành
năm
2011
Thanh
khoản
hiện thời
Giá trị tài sản lưu
động
1.85
Giá trị nợ ngắn hạn
Thanh
khoản
nhanh
GT TS lưu động −
GT hàng tồn kho
1.13
Giá trị nợ ngắn hạn
Thanh
khoản
Tiền mặt
Giá trị nợ ngắn hạn
• Thanh khoản hiện thời: 2.2 > 1.85. Tỷ số này lớn hơn 2 và lớn hơn bình quân ngành
nên khả năng thanh toán nợ của DRC được xem xét là tốt.

21
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
• Thanh khoản nhanh: 0.7. Tỷ số này thấp hơn bình quân ngành là 1.13 và bé hơn 1 nên
khi chủ nợ đòi tiền, DRC khó có thể sử dụng tài sản thanh khoản nhanh để chi trả nợ nếu
như không thanh lí được hàng tồn kho.
• Thanh khoản tức thời: 0.14 xấp xỉ bình quân ngành là 0.15 nên DRC vẫn đảm bảo
thanh toán đủ nợ tức thời khi bị đòi nợ.
 Tuy có khả năng thanh toán nợ cao nhưng có thể nói công ty giữ khá nhiều lượng hàng
trong kho, điều này có thể gây rủi ro khi doanh số bán giảm đột ngột.
Tỷ số khả năng hoạt động hay tỷ số quản lý tài sản
Chỉ tiêu Công thức tính 2011 2010
Bq
ngành
2011
Vòng quay
hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
4.7
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay
khoản phải thu
Doanh thu thuần
5.78
Giá trị các khoản phải
thu bình quân
Kỳ thu tiền
bình quân
360
62.28
ngày

Vòng quay các khoản
phải thu
Số vòng quay
TS cố định
Doanh thu thuần
4.29
Giá trị TSCĐ ròng bình
quân
Số vòng quay
TS lưu động
Doanh thu thuần
2.31
Giá trị TS lưu động
ròng bình quân
Số vòng quay
tổng tài sản
Doanh thu thuần
1.29
Giá trị tổng tài sản bình
quân
• Vòng quay hàng tồn kho: 3.5 nhỏ hơn bình quân ngành là 4.7, như vậy DRC đã
đầu tư khá nhiều vào hàng tồn kho
• Vòng quay khoản phải thu: 10.3 lớn hơn nhiều so với bình quân ngành là 5.78, cho
thấy công ty thu hồi nợ rất nhanh, tuy nhiên tỷ số này quá cao thì công ty sẽ khó khăn
22
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
trong việc cạnh tranh với những đối thủ cung cấp thời gian tín dụng dài hơn cho khách
hàng.
• Kì thu tiền bình quân: 34.95 ngày, do vòng quay khoản phải thu rất lớn nên bình
quân khoản phải thu của công ty chỉ mất 34.95 ngày, nhỏ hơn nhiều so với bình quân

ngành – mất đến 62.28 ngày.
• Số vòng quay tài sản cố định: 6.87 lớn hơn bình quân ngành là 4.29, như vậy công
ty đã đầu tư hiệu quả vào tài sản cố định. Tuy nhiên, do dựa trên giá trị tài sản ròng
(giá trị tài sản sau khi đã trừ khấu hao) nên phương pháp tính khấu hao có ảnh hưởng
lớn đến mức độ chính xác của việc tính toán tỷ số này.
• Số vòng quay tài sản lưu động: 2.7 xấp xỉ bình quân ngành là 2.31, cho thấy, công
ty đã đầu tư khá hợp lí vào tài sản lưu động.
• Số vòng quay tổng tài sản: 1.96 cao hơn trung bình toàn ngành là 1.29, cho thấy
rằng, bình quân một đồng tài sản công ty tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với bình quân
ngành nói chung.
 Hoạt động sử dụng tài sản của DRC là có hiệu quả. Điều này được thể hiện không
chỉ qua đánh giá hiệu quả sử dụng trên tổng tài sản mà còn qua việc đánh giá từng bộ
phận cấu thành tổng tài sản của công ty.
Tỷ số quản lý nợ:
Chỉ tiêu Công thức tính 2011 2010
Bq
ngành
2011
Quản lý nợ
trên tài sản
Tổng nợ
37%
Giá trị tổng tài sản
Quản lý nợ
trên vốn chủ
Tổng nợ
Giá trị vốn chủ sở
hữu
Khả năng
trả lãi

EBIT
Chi phí lãi vay
23
= 31,25%
332,542
1,064,193
= 84,76%
743,840
877,582
743,840
1,621,58
9
= 45,87%
= 44,10%
322,542
731,434
= 17,68
263,613+15,804
15,804
= 30,03
260,948+8,988
8,988
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
EBIT + Giá vốn
hàng bán + Khấu
hao
Chi phí lãi vay +
Nợ gốc
• Quản lý nợ trên tài sản: 45.87% cao hơn bình quân ngành là 37%, điều này có thể
sẽ không làm hài lòng những chủ nợ.

• Quản lý nợ trên vốn chủ sở hữu: 84.76%. Tỷ lệ này rất cao và cao hơn nhiều so với
bình quân ngành là 59%, có thể nói vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành chủ
yếu bằng nguồn vốn đi vay.
• Khả năng trả lãi: 17.68 thấp hơn bình quân ngành là 25.71 có thể do mức độ sử
dụng nợ của công ty khá cao so với trung bình toàn ngành.
• Khả năng trả nợ: 3.97

tuy thấp hơn bình quân ngành là 6.4 nhưng vẫn lớn hơn 1,
cho thấy DRC vẫn có khả năng trả nợ khi đến hạn.
 Mức độ sử dụng nợ của DRC khá cao nên dẫn đến khả năng trả nợ cũng như trả lãi
thấp. Điều này sẽ gây lo ngại đến các chủ nợ của công ty.
Tỷ số khả năng sinh lợi:
24
= 3,97
297,417+2,220,807+515,007
15,804+743,840
= 7.38
269,936+1,784,356+473,510
8,988+333,542
TCDN_nhóm 8 GVHD:TS.Nguyễn Hòa Nhân
• Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: 7.5% có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra
được 7,5 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông, tỷ số này thấp hơn rất nhiều so với bình
quân ngành là 19%, như vậy, công ty cần chú ý hợp lý hơn trong việc cân đối các
khoản chi phí.
• Tỷ số sức sinh lợi căn bản: 21% thấp hơn bình quân ngành là 30%, như vậy khả
năng sinh lợi của công ty khá thấp.
• ROA = 14.7% khá thấp so với bình quân ngành là 25%, nguyên nhân một phần là
do tỷ số sức sinh lợi của công ty thấp.
• ROE = 24.6% thấp hơn bình quân ngành là 39% do công ty có ROA thấp, tuy
nhiên có thể cải thiện tỷ số này bằng đòn bẩy tài chính.

 Các tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty còn khá thấp, điều này có thể vẫn chưa
hấp dẫn được các nhà đầu tư và giữ chân các cổ đông.
Chỉ tiêu Công thức tính 2011 2010
Bq
ngành
2011
Tỷ số lợi
nhuận trên
Lợi nhuận ròng x
100%
19%
Doanh thu thuần
Tỷ số sức
sinh lợi căn
bản
Lợi nhuận trước
thuế và lãi (EBIT)
30%
Giá trị bình quân
tổng tài sản
Tỷ số lợi
nhuận ròng
trên tài sản
Lợi nhuận ròng
Bình quân tổng giá
trị tài sản
Tỷ số lợi
nhuận ròng
trên vốn chủ
Lợi nhuận ròng

Bình quân vốn chủ
sở hữu
25

×