Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

TIỂU LUẬN: Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.58 KB, 63 trang )













TIỂU LUẬN:
Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô
tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm







LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển, thu nhập bình quân đầu người
ở Việt Nam ngày càng cao thì nhu cầu mua ô tô, nhà ở ngày càng trở nên cần thiết. Người
dân không chỉ mong muốn đi những chiếc xe mô tô hiện đại, đắt tiền như S/h,
Dylan…mà còn mong muốn đến những chiêc ô tô sang trọng bởi tính năng an toàn và
tiện lợi của nó. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có đủ khả năng tài chính để thực hiện
ước mơ đó. Vì vậy, ngân hàng trở thành người bạn tin cậy, chia sẻ những khó khăn về tài
chính với họ. Tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm, lượng khách hàng tìm đến ngân hàng


vay tiền mua ô tô ngày càng tăng lên. Vay như thế nào? Phương thức vay ra sao? Có
những thuận lợi và khó khăn gì? Đó là lý do tại sao em muốn tìm hiểu, nghiên cứu và
làm rõ đề tài: “Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn
Kiếm”.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề tập trung làm rõ các vấn đề:
Chương 1: Những vấn đề chung về cho vay trả góp của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn
Kiếm
Chương 3: Giải pháp tăng cường cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank
Hoàn Kiếm












CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY
1.1.1. Khái niệm về cho vay
Đối với ngân hàng thương mại, cho vay luôn là một nguồn thu chủ yếu của ngân
hàng. Có thể hiểu cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó ngân hàng
thương mại chuyển giao tiền hoặc tài sản cho người vay sử dụng trong một thời gian nhất

định, đồng thời bên vay tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn (gồm cả gốc và lãi) cho
ngân hàng theo thời hạn đã thỏa thuận.
Ở đây, ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay (chủ nợ) bắt buộc
người đi vay (con nợ) phải trả một số tiền hay một tài sản nhất định, hay thực hiện một
dịch vụ nào đó. Các ngân hàng thương mại có quyền yêu cầu khách hàng của mình phải
tuân thủ những điều kiện nhất định nếu muốn được vay vốn tại ngân hàng. Đây là những
cơ sở ràng buộc về mặt pháp lý đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi được toàn bộ gốc
và lãi sau một thời gian nhất định như đã thoả thuận. Trên cơ sở mức độ tín nhiệm giữa
ngân hàng với khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra những điều kiện cụ thể.
Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm là:
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo
thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2. Phân loại cho vay
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại rất
phong phú và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế
của từng đối tượng sử dụng vốn mà ngân hàng áp dụng từng loại cho vay phù hợp. Do
đó, cần thiết phải phân loại cho vay để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng.
Dựa trên một số tiêu thức nhất định, người ta sắp xếp các khoản cho vay theo từng
nhóm gọi là phân loại cho vay. Có rất nhiều tiêu thức phân loại, tuy nhiên trên thực tế,
cho vay thường được phân loại theo các tiêu thức sau:
 Phân loại theo thời hạn cho vay
 Phân loại theo đối tượng cho vay
 Phân loại theo xuất xứ tín dụng
 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn
 Phân loại theo phương pháp hoàn trả
 Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay
Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cho
vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
1.1.3. Nguyên tắc cho vay

Cho vay có hiệu quả là điều kiện để ngân hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn
định. Vì vậy, ngân hàng phải luôn đảm bảo hoạt động cho vay của mình lành mạnh và có
hiệu quả. Trước khi cho khách hàng vay vốn, các ngân hàng phải thực hiện tốt việc kiểm
tra khả năng hoàn trả của người vay, đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm tra, tuân
thủ quy trình cho vay…
Từ đó, ngân hàng đặt ra nguyên tắc cho vay đối với khách hàng. Nói chung, khách
hàng vay vốn phải đảm bảo hai nguyên tắc:
Thứ nhất, sử dụng vốn vay đúng mục đích theo thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng. Đây là nguyên tắc cơ bản, vì khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích mới thực hiện
được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến và vì thế mới thu hồi
được vốn trả nợ cho ngân hàng. Do đó, nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và
hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn bất hợp pháp. Đồng thời, nâng cao uy tín và củng
cố mối quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngan hàng.
Thứ hai, phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Đây là nguyên tắc đảm bảo
phương châm hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc
lấy thu bù chi và có lãi trong hạch toán kinh doanh.
1.1.4. Điều kiện vay vốn
Các ngân hàng thường chỉ cho khách hàng vay vốn khi đáp ứng những yêu cầu về
điều kiện vay vốn do ngân hàng đề ra. Đó là những quy định cụ thể của ngân hàng đối
với khách hàng khi có nhu cầu vay vốn. Điều kiện vay vốn đó là:
Khách hàng phải có địa vị pháp lý: tức là phải có năng lực pháp luật, năng lực
hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mỗi khách
hàng có một địa vị pháp lý khác nhau nên điều kiện vay vốn cần quy định cụ thể cho từng
loại khách hàng phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Ví dụ, khách hàng là Pháp
nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, là cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự.
Có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã kí
kết. Khả năng tài chính thể hiện thông qua mức độ vốn chủ sở hữu của khách hàng tham
gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh…kết quả kinh doanh có lãi, tình hình tài chính
lành mạnh, cam kết của khách hàng phải mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn

vay nếu pháp luật quy định. Trong trường hợp pháp luật không quy định mua bảo hiểm
nhưng ngân hàng xét thấy cần thiết phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải cam kết mua
bảo hiểm cho tài sản đó. Nếu không thực hiện đúng cam kết này theo Hợp đồng thì ngân
hàng được quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn.
Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng phải hợp pháp. Tức là khách hàng
không được vay vốn để sử dụng vào những mục đích vi phạm pháp luật như để mua sắm,
chi phí hình thành các tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, để
thanh toán các giao dịch mà pháp luật cấm.
Có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy định của pháp
luật và khả năng hoàn trả vốn vay của ngân hàng. Khách hàng phải có dự án đầu tư được
cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo cho việc
thực hiện dự án có hiệu quả và khách hàng có thể trả nợ đúng hạn trong hợp đồng.
Trên cơ sở những điều kiện trên, tuỳ theo tính chất, quy mô, phạm vi ảnh hưởng
của các chủ thể khi tham gia giao dịch với ngân hàng, ngân hàng sẽ quy định điều kiện
vay vốn cụ thể cho phù hợp với từng loại đối tượng vay khác nhau.
1.1.5. Đối tượng cho vay
Ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng khả năng vay vốn hợp pháp của khách hàng,
thông qua đó để tìm kiếm lợi nhuận. Ở các nước khác nhau có quy định cụ thể đối tượng
cho vay khác nhau.
Ở Việt Nam theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định đối tượng cho vay của các
tổ chức tín dụng bao gồm:
 Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm:
- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có
đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự;
- Cá nhân;
- Hộ gia đình;
- Tổ hợp tác;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp doanh.

 Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
1.1.6. Thời hạn cho vay
1.1.6.1. Căn cứ để xác định thời hạn cho vay
Thứ nhất, căn cứ vào đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ
kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp đưa nguyên vật liệu
vào, sản xuất ra sản phẩm cho tới khi thu được tiền bán hàng để bù đắp chi phí và tiếp tục
chu kỳ hoạt động khác. Tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng, chu kỳ
hoạt động bao gồm: Mua hàng hoá, nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, dự trữ,
sản xuất, dự trữ sản phẩm, bán sản phẩm.
Độ dài thời gian chu kỳ hoạt động tuỳ theo ngành và lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng. Đặc điểm này có tính chất quyết định và ảnh hưởng tới luồng tiền vào, ra của
khách hàng cả về số lượng và thời gian. Theo đó, nó ảnh hưởng tới khả năng cân đối
nguồn trả nợ vay ngân hàng. Nói cách khác, đặc điểm và chu kỳ hoạt động của khách
hàng ảnh hưởng tới chu kỳ ngân quỹ, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn và khả năng
trả nợ của khách hàng.
Chu kỳ ngân quỹ = Chu kỳ hoạt động – Giai đoạn phải trả người bán
Tìm hiểu chu kỳ ngân quỹ và chu kỳ hoạt động ta thấy: Chu kỳ ngân quỹ và chu
kỳ hoạt động của doanh nghiệp có sự không ăn khớp về thời gian lưu chuyển tiền tệ giữa
luồng tiền ra và luồng tiền vào, do đó đòi hỏi phải có sự tài trợ về ngân quỹ để đáp ứng
mức chênh lệch đó.
Mặt khác, đặc điểm và chu kỳ hoạt động của khách hàng lại có tính chất quyết
định đến độ lệch lưu chuyển tiền tệ (lưu chuyển giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào).
Thời hạn và quy mô cho vay cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Bởi vì vốn vay ngân hàng là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất nên ngân hàng chỉ có
thể thu hồi được vốn cho vay khi khách hàng đã có nguồn thu từ bán hàng để bù đắp chi
phí, tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
Các khách hàng thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau có đặc điểm và chu kỳ
hoạt động khác nhau nên thời hạn cho vay cũng được xác định khác nhau cho phù hợp.
Thông thường, thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào độ dài thời gian chu kỳ hoạt

động của khách hàng. Thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ hoạt động nếu kế hoạch
trả nợ có cân đối thêm nguồn trả nợ (từ lợi nhuận và các nguồn khác).
Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm vay vốn và mục đích vay vốn của khách hàng.
Khách hàng vay vốn nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn trong quá trình hoạt động. T
ùy thuộc vào nhu cầu đầu vào của quá trình hoạt động, khách hàng xin vay vốn để
đầu tư mua sắm tài sản lưu động hay tài sản cố định cho phù hợp, đảm bảo cho khách
hàng có đủ chi phí đầu vào để có thể hoạt động bình thường. Vì vậy, khi có nhu cầu vay
vốn, khách hàng phải gửi tới ngân hàng Giấy đề nghị vay vốn trong đó xác định rõ nhu
cầu vay vốn ngân hàng và mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
Đối tượng vay vốn là một bộ phận cấu thành của chi phí sản xuất. Nó tham gia vào
chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Giá trị của nó được chuyển dịch dần (đối với
tài sản cố định) hay chuyển dịch toàn phần (đối với tài sản lưu động) vào chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ và là một bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm. Khi kết thúc chu kỳ
ngân quỹ cũng là lúc khách hàng có nguồn thu để bù đắp chi phí. Do đó, ngân hàng phải
chú trọng nghiên cứu đặc điểm đối tượng vay vốn của khách hàng để có biện pháp quản
lý, tính toán, xác định thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn của đối
tượng vay. Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi trong đơn xin vay.
Đây là cơ sở để ngân hàng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Thứ ba, căn cứ vào thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án, phương án đầu tư.
Thời gian hoàn vốn đầu tư là số thời gian cần thiết để dự án, phương án hoạt động
của khách hàng thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Chính là khoảng thời gian để
hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận và khấu hao thu hồi hàng năm.
Thời hạn hoàn vốn của dự án là cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn cho vay phù hợp,
đảm bảo thu hồi được gốc và lãi khi đến hạn thanh toán.
Thời gian thu hồi vốn ngắn hay dài phụ thuộc vào khả năng cân đối nguồn tiền để
trả nợ từ lợi nhuận thuần và khấu hao cơ bản. Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định
bằng phương pháp trừ dần hay cộng dồn. Nó có thể được xác định khi chưa tính đến yếu
tố thời gian của tiền (thời gian thu hồi vốn giản đơn) và có tính đến yếu tố thời gian của
tiền.
Thứ tư, căn cứ vào khả năng cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng

Khả năng cân đối nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán. Nó phụ thuộc vào
khả năng cung ứng nguồn vốn của ngân hàng. Khi cân đối nguồn vốn, các ngân hàng còn
phải chú trọng quan tâm đến sự cân đối giữu nguồn vốn huy động để cho vay và nhu cầu
vay vốn của khách hàng cả về cơ cấu loại tiền sử dụng trong giao dịch và nguồn vốn theo
kỳ hạn.
Thứ năm, căn cứ vào sự tác động của các nhân tố như công tác quản trị ngân
hàng, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, đạo đức của khách hàng. Nếu công tác
quản trị ngân hàng không tốt, cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được đạo đức nghề nghiệp và
trình độ chuyên môn, khách hàng che dấu những thông tin về nhu cầu vay vốn hoặc khai
những thông tin không chính xác…dẫn tới việc xác định thời hạn cho vay không phù hợp
với khả năng hoàn vốn của dự án, kém chính xác. Do vậy, khách hàng khó có thể trả nợ
đúng hạn.
1.1.6.2. Thời hạn cho vay và thời hạn cho vay trung bình
 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu
nhận vốn vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng.
Thời hạn cho vay bao gồm: Thời hạn giải ngân, thời gian ân hạn và thời hạn trả
nợ.
Trong đó, thời hạn giải ngân được tính từ khi khách hàng nhận tiền vay cho đến
khi rút xong vốn vay.
Thời gian ân hạn có thể được xác định trong mỗi hợp đồng tín dụng hoặc không.
Thời gian ân hạn thường rơi vào giai đoạn sản xuất thử nên khách hàng vẫn chưa trả nợ
tiền vay của ngân hàng. Theo văn bản hiện hành ở Việt Nam, thời gian ân hạn được tính
từ khi rút khoản vốn đầu tiên đến khi bắt đầu trả nợ.
Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ cho đến
khi trả hết nợ cho ngân hàng. Tuỳ thuộc vào tình hình thu nhập cũng như khả năng trả nợ
của khách hàng, thời hạn trả nợ có thể được chia ra các kỳ hạn trả nợ khác nhau.
Thời hạn trả nợ = Tổng số tiền cho vay/Mức trả nợ một kỳ
Mức trả nợ một kỳ = Nguồn trả nợ một năm/ Số kỳ trả nợ một năm


Trong đó, nguồn trả nợ của khách hàng được lấy từ khấu hao tài sản hình thành từ
vốn vay, một phần lợi nhuận và các nguồn vốn khác (nếu có).
 Thời hạn cho vay trung bình
Khoảng thời gian khách hàng được sử dụng toàn bộ tiền vay chính là thời hạn cho
vay trung bình.
Thời hạn cho vay trung bình được xác định bằng tổng của thời hạn trung bình của
kỳ rút vốn, thời hạn ân hạn và thời hạn trung bình của kỳ trả nợ
Thời hạn trung bình của từng kỳ = Tổng dư nợ trong kỳ/Tổng số tiền vay
Trong đó:
Tổng dư nợ trong kỳ = ∑ ( Dư nợ thực tế * Thời hạn dư nợ )
1.1.7. Phương pháp cho vay
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc vay vốn, ngân hàng thương mại
đưa ra nhiều phương thức cho vay khác nhau. Tuy nhiên, theo cách rút vốn vay và trả nợ
thì hoạt động cho vay của ngân hàng được thực hiện theo hai phương pháp cho vay cơ
bản là: Phương pháp cho vay từng lần và phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng.
1.1.7.1. Phương pháp cho vay từng lần
Phương pháp cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách
hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết ( như khách hàng lập hồ sơ vay vốn,
ngân hàng xét duyệt cho vay…) và ký hợp đồng tín dụng.
Đây là hình thức cho vay theo món, khi có nhu cầu để sử dụng vốn vào một mục
đích cụ thể như: thanh toán cho việc mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh
khác…khách hàng có thể xin vay vốn ngân hàng.
Mặt khác, cho vay từng lần là cách thức mà hầu hết khách hàng vay vốn đều sử
dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của mình. Các khoản vay có thể có mục
đích cụ thể như: mua giống, phân bón đối với nông dân, tài trợ cho việc mua hàng hoá dự
trữ, mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân viên hoặc tài trợ cho vốn lưu động…
Do vậy, phương pháp này thường áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay
vốn không thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay vốn từng lần, hoặc
trong trường hợp ngân hàng thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để thuận lợi cho

việc kiểm tra, giám sát và quản lý việc sử dụng vốn vay tốt hơn.
Căn cứ vào chính nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, khả
năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn cho vay
theo quy định của pháp luật, ngân hàng xác định được số tiền cho vay đối với khách
hàng.
Do vậy, nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động - Vốn chủ sở hữu và vốn huy động
khác
Tùy thuộc vào đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng mà ngân
hàng xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ cho phù hợp. Trong mỗi hợp đồng tín
dụng, khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều lần tuỳ vào tiến độ và nhu cầu sử dụng
vốn vay thực tế. Muốn rút vốn vay, khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của
ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận. Ngân hàng có thể chấp nhận toàn bộ hoặc một
phần số tiền khách hàng đề nghị trong bảng kê rút vốn. Số tiền mà khách hàng được ngân
hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó.
Khách hàng trả nợ theo lịch trả nợ đã được thỏa thuận và xác định trong hợp đồng
tín dụng. Khi đến hạn trả nợ của khách hàng theo hợp đồng đã kí kết, khách hàng phải
chủ động đến trả nợ tại ngân hàng. Nếu khách hàng không đến đúng hạn thì ngân hàng có
quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ.
Ngoài ra, ngân hàng có thể cho khách hàng vay theo hình thức “cho vay trên tài
sản”. Đây là hình thức cho vay được đảm bảo trực tiếp bằng các khoản phải thu hoặc
hàng tồn kho của khách hàng. Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên
giá trị ghi sổ của các khoản phải thu hoặc trên giá trị hàng tồn kho. Khi bán được hàng
hoặc thu hồi các khoản phải thu, khách hàng sẽ đến trả nợ ngân hàng. Hình thức này
giống như chiết khấu bộ chứng từ hàng bán.
1.1.7.2. Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà ngân
hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một
khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong
một thời hạn nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng

Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ
cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và
thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản
xuất kinh doanh của khách hàng. Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng
được rút tiền vay để tài trợ cho các chi phí kinh doanh, mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư
vào các dự án sản xuất…
Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với những
khách hàng có uy tín, có nhu cầu vay vốn, trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất
kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất áo len chủ yếu phục vụ cho khách hàng vào
mùa đông. Do đó, khách hàng cần nhiều vốn vào mùa hè và mùa thu để mua len và thuê
công nhân nhằm tăng cường sản xuất cho kịp thời vụ. Ngân hàng có thể cho doanh
nghiệp sử dụng một hạn mức từ 6 tháng đến 9 tháng. Doanh nghiệp được rút tiền vay
trong thời gian này bất cứ khi nào cần. Quy mô của hạn mức được xác định dựa trên cơ
sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất cứ thời điểm nào
trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.
Nhu cầu vốn vay lớn nhất được xác định theo công thức:
Nhu cầu Chi phí sản xuất cần thiết
vốn vay lớn = - ( Vốn CSH + Vốn huy )
nhất Vòng quay vốn lưu động động khác
(nếu có)
Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ, trong đó nêu rõ thời
gian trả nợ cho từng khoản rút vốn của khách hàng. Thời gian trả nợ được xác định căn
cứ vào kỳ luân chuyển của đối tượng vay vốn hoặc thời gian thu tiền của khách hàng.
Cho vay theo phương pháp này, có thể ngân hàng sẽ đòi hỏi khách hàng phải trả
phí cam kết và yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu về tiền gửi thanh toán
tại ngân hàng. Số tiền này được xác định trên tổng hạn mức hoặc theo phần hạn mức
chưa được sử dụng. Điều này giúp ngân hàng có thể kiểm soát việc sử dụng tiền vay của
khách hàng được chặt chẽ hơn đồng thời nâng cao trách nhiệm của người vay trong quá
trình sử dụng vốn vay.

Bên cạnh 2 phương pháp trên, các ngân hàng còn có thể cho vay theo các phương
pháp khác không trái so với quy định của pháp luật như: Ngân hàng VPBank có các
phương thức cho vay như sau:
Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay hợp vốn
Cho vay trả góp
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay thông qua nghiệp vụ thẻ tín dụng
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Các phương thức cho vay khác
1.2. Những vấn đề chung về cho vay trả góp
1.2.1. Khái niệm về cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả
gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận.
Theo đúng định nghĩa của ngân hàng nhà nước, thì khoản cho vay trả góp là khoản
vay mà toàn bộ tiền lãi được tính theo dư nợ ban đầu, cộng với nợ gốc và chia đều cho
các kỳ trả nợ (lãi gộp).
Theo quy chế cho vay của một số ngân hàng ví dụ như VPBank, VPBank quy định
thêm hình thức cho vay trả góp là hình thức mà tiền lãi được tính trên dư nợ thực tế, tiền
gốc trả dần làm nhiều kỳ (lãi theo dư nợ thực tế).
1.2.2. Đặc điểm của cho vay trả góp
1.2.2.1. Đối tượng cho vay trả góp
Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài
trợ cho hàng lâu bền hay tài sản cố định như: nhà, đất, ô tô…Đối tượng cho vay chủ yếu
của hoạt động này là các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao và ổn định, hoặc các hãng
kinh doanh có tình hình tài chính lành mạnh. Số tiền trả mỗi lần được ngân hàng tính
toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách
hàng thường lấy từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án đối với doanh nghiệp hoặc
từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng.
1.2.2.2. Đặc điểm về quy mô khoản vay

Cho vay trả góp bao gồm cả hoạt động cho vay kinh doanh và hoạt động cho vay
tiêu dùng. Nhưng do đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là cần vốn để
quay vòng sản xuất, nên hầu hết các món vay phục vụ mục đích kinh doanh thường áp
dụng cách vay theo món. Vì vậy, cho vay trả góp thường được áp dụng chủ yếu cho các
món vay tiêu dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng khi mà thu nhập và
nhu cầu xuất hiện không cùng lúc. Hơn nữa, các sản phẩm khách hàng mua trả góp
thường có giá trị không lớn, hoặc dù có giá trị lớn thì khách hàng cũng đã có sự chuẩn bị
nhất định về nguồn vốn (thường trên 50% giá trị sản phẩm). Do đó, vốn vay ngân hàng
chỉ có tác động hỗ trợ. Mặt khác, khi cho vay trả góp ngân hàng thường yêu cầu khách
hàng phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm. Số tiền này ít hay nhiều
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực tài chính của khách hàng, loại tài sản mà khách
hàng mua,…Sau đó, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay phần còn lại sau khi đã trừ đi số
tiền trả trước đó. Vì vậy, giá trị mỗi món vay trả góp thường không lớn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, triển
vọng về thu nhập của con người trong tương lai ngày càng cao lên. Do đó, họ có nhu cầu
mua sắm nhiều hơn. Vì thế vay trả góp nhiều hơn khiến tổng quy mô các khoản cho vay
trả góp lại là tương đối lớn,
1.2.2.3. Đặc điểm về rủi ro
Cho vay trả góp là một hoạt động hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động
tín dụng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bên cạnh những rủi ro khách quan như
thiên tai, lũ lụt…Hoạt động này cũng tồn tại những rủi ro như:
Khách hàng vay trả góp thường thế chấp bằng chính hàng hoá được hình thành từ
vốn vay. Do vậy, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao hơn các hình thức cho vay khác
vì hàng hoá được hình thành từ vốn vay này rất có thể bị hao mòn, giảm giá trị sau một
thời gian sử dụng.
Mặt khác, khả năng trả nợ của khách hàng lại phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của
họ. Nếu khách hàng bị ốm đau, mất việc hay kinh doanh gặp khó khăn thì thu nhập của
họ bị giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
1.2.2.4. Đặc điểm về lãi suất cho vay .
Lãi suất cho vay chính là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc

sử dụng vốn. Cho vay trả góp có rủi ro cao vì thế lãi suất cho vay trả góp thường là lãi
suất cao nhất trong khung lãi suất của các ngân hàng.
1.2.2.5. Đặc điểm về khả năng sinh lời
Cho vay trả góp thường có lãi suất cao nhất trong khung lãi suất. Do đó, nó là một
hoạt động đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng. Thêm vào đó, nhu cầu mua sắm và
tiêu dùng của khách hàng không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của xã hội. Vì thế,
cho vay trả góp được đánh giá là một hoạt động có triển vọng phát triển trong tương lai
của các ngân hàng thương mại.
Quy trình cho vay trả góp
Mỗi ngân hàng tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng riêng tuỳ thuộc vào
nhiều yếu tố như: đặc điểm khách hàng, khả năng tổ chức quản lý…Tuy nhiên chúng đều
có những công việc chính dưới đây. Cho vay trả góp cũng có quy trình giống như vậy.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập thông tin về khách hàng
Để thực hiện một khoản cho vay, đòi hỏi phải có sự gặp gỡ, trao đổi giữa cán bộ
tín dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Trong khi trò chuyện với khách hàng, cán
bộ tín dụng sẽ tìm hiểu các thông tin về khách hàng như: Lĩnh vực hoạt động, sản xuất
kinh doanh, tư cách pháp lý, tổ chức, hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh thời gian
qua (thuận lợi, khó khăn), nội dung phương án kinh doanh, trình độ học vấn, nghề nghiệp
chính, quá trình công tác, quan hệ gia đình, nhu cầu cần vay (tiền, thời hạn, ls….). Sau
đó, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng về lãi suất vay, điều kiện vay đối với
khách hàng. Sau quá trình gặp gỡ, khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, thì
cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục lập hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định
Sau khi khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết, cán bộ tín dụng hoặc nhân viên
thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng: về tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân
sự của khách hàng cá nhân, thẩm định tư cách pháp nhân và người đại diện hợp pháp của
pháp nhân có đủ năng lực hành vi và tư cách pháp lý, thẩm định lịch sử hình thành phát
triển, uy tín của doanh nghiệp, kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính, và tính
hợp pháp của tài sản đảm bảo…Đồng thời phân tích các báo cáo tài chính nhằm đáp ứng
năng lực vay nợ, đánh giá các dòng tiền và các tài sản dự phòng của khách hàng có đủ để

trả nợ hay không. Kết quả phân tích sẽ được lập thành báo cáo gửi người có thẩm quyền
theo quy định của ngân hàng để quyết định cho vay.
Bước 3: Phê duyệt và ký hợp đồng
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn xin vay được chấp thuận, thì cán
bộ tín dụng sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết để tiến hành ký hợp đồng tín dụng và hợp
đồng bảo đảm tiền vay (nếu có). Hợp đồng tín dụng phải lôgic, thống nhất, có nội dung
về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, lãi suất vay, thời hạn, hình
thức đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ gốc, lãi và các cam kết được
thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Bước 4: Thực hiện hợp đồng
Khi hợp đồng tín dụng được ký kết, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng làm
các thủ tục cần thiết để rút vốn theo thoả thuận trong hợp đồng. Trong quá trình khách
hàng sử dụng vốn, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của
khách hàng có đúng mục đích vay vốn không. Khách hàng có trả nợ đúng hạn không,
tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng thế nào. Các khoản vay có dấu
hiệu nghi ngờ, cần xem xét thận trọng để có phương án xử lý kịp thời.
Kết thúc hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng có những đánh giá tổng kết và lưu trữ
thông tin về khách hàng để có thể sử dụng khi cần thiết.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ
TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN
KIẾM.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 12/8/1993, phòng giao dịch Hoàn Kiếm được khai trương.
Đến tháng 7/2003 phòng giao dịch Hoàn Kiếm được đổi tên thành chi nhánh
VPBank Hoàn Kiếm trực thuộc chi nhánh cấp 1 VPBank Hà Nội.
Ngày 8/10/2007, VPBank Hoàn Kiếm đã chính thức khai trương trụ sở mới tại địa
chỉ số 3 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trực thuộc chi

nhánh VPBank Ngô Quyền.
Với địa điểm mới được đầu tư, khang trang hiện đại, đội ngũ CBNV nhiệt tình,
chu đáo, VPBank Hoàn Kiếm hy vọng sẽ làm hài lòng mọi khách hàng. Nhân dịp khai
trương trụ sở mới, VPBank Hoàn Kiếm cũng có rất nhiều phần quà dành tặng cho Quý
khách hàng khi đến giao dịch tại đây.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh
Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm được tổ chức dưới mô hình chi nhánh cấp II, là
đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp I, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng theo quy
định của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của chi nhánh cấp I VPBank Ngô
Quyền.
Toàn thể chi nhánh có 35 nhân viên, bao gồm phòng Giám Đốc, phòng giao dịch,
phòng phục vụ khách hàng và phòng kế toán.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban
2.1.3.1. Phòng kế toán – giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch
toán theo quy định của Nhà Nước; cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của
Ngân hàng nhà nước và ngân hàng Thương mại. Đồng thời quản lý hệ thống giao dịch
trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về
sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
2.1.3.2. Phòng giao dịch kho quỹ
Là phòng thực hiện công việc đón tiếp khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản
phẩm dịch vụ ngân hàng, giải đáp hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ
tiện ích của ngân hàng. Mặt khác, thu thập các thông tin về khách hàng, thực hiện mở các
loại tài khoản khách hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền vay…) và bổ sung,
thay đổi các thông tin về các tài khoản này. Đồng thời, phòng giao dịch kho quỹ còn quản
lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến tài khoản tiền gửi như: gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, phát hành séc…
2.1.3.3. Phòng phục vụ khách hàng
Phòng phục vụ khách hàng bao gồm phục vụ khách hàng doanh nghiệp và phục vụ
khách hàng cá nhân.

Phục vụ khách hàng doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ lập kế hoạch cho vay,
thu nợ của chi nhánh theo quý, năm, tiếp xúc hướng dẫn khách hàng bán chéo sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách
hàng; kiến nghị dịch vụ, sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của khách hàng; thường xuyên
thu thập thông tin, tìm hiểu về khách hàng; đồng thời thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ vay,
bảo lãnh, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng cho khách
hàng; giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thường
xuyên khi cấp tín dụng; đôn đốc thu hồi nợ, gia hạn nợ hoặc đề xuất chuyển món vay
sang món nợ khó đòi…
Phục vụ khách hàng cá nhân có chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu
khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng, chú trọng các
khách hàng từ tầng lớp trung lưu trở lên, lập kế hoạch tiếp thị và thực hiện kế hoạch đã
được duyệt, nghiên cứu đề xuất các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng cá nhân.
Đồng thời cũng tiếp xúc hướng dẫn khách hàng bán chéo sản phẩm, tư vấn góp ý, đề
xuất, kiến nghị sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ yêu cầu khách hàng.
2.1.4. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một công tác vô cùng quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ
một ngân hàng nào. Bởi vì, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của
doanh nghiệp đó. Với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng tài sản
Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua,
chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn từ khu vực
dân cư đến các khu vực liên ngân hàng bằng cách đưa ra những chương trình khuyến mại
hấp dẫn, đồng thời đưa ra những sản phẩm huy động vốn mới như: “ Vui cùng sinh nhật
VPBank ”, “ Gửi tiền trúng ngay Camry 2.4G”, “ Tiền gửi VNĐ đảm bảo bằng USD ”, “
Huy động VNĐ được bù đắp trượt giá USD ”, “Đi tìm triệu phú Bạch Kim”…Các
chương trình trên đã góp phần đáng kể vào việc thu hút tiền gửi từ dân cư và các tổ chức
kinh tế. Cụ thể ở bảng đưới đây:
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 TẠI CHI NHÁNH
VPBANK HOÀN KIẾM
( Đơn vị tính: triệu đồng )

Khoản mục 2005 2006 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số tiền

Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng nguồn vốn
huy động
101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89%
Phân loại theo kỳ
hạn
101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89%
Ngắn hạn 68.801 107.226 179.835 38.425 55.85% 72.609 67.72%
Trung và dài hạn 32.295 41.699 55.307 9.404 29.12% 13.608 32.63%
Phân loại theo
khách hàng
101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89%
Tiền gửi của dân cư
và các TCKT
90.569 135.522 215.408 44.953 49.63% 79.886 58.95%
Tiền gửi của các
TCTD khác
10.527 13.403 19.734 2.876 27.32% 6.331 47.24%
Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tại VPBank Hoàn Kiếm

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tình hình huy động vốn tại VPBank Hoàn Kiếm
tăng dần qua các năm. Cụ thể là:
Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2006 là 148.925 triệu đồng, tăng so với năm
2005 là 47.829 triệu với mức tăng 47.31%. Con số này tiếp tục tăng lên là 235.142 triệu
vào năm 2007, tăng so với nguồn huy động năm 2006 là 86.217 triệu với mức tăng
57.89%. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm
rất có hiệu quả, đang trên đà phát triển.
Mặt khác, trong tổng nguồn vốn huy động được, nếu phân loại theo kỳ hạn ta thấy
nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể là chiếm
68.06% năm 2005, 72% vào năm 2006 và chiếm đến 76.48% vào năm 2007. Tốc độ tăng
trưởng của nguồn vốn ngắn hạn năm 2007 là 67.72% so với năm 2006, tăng 72.609 triệu
đồng từ 107.226 triệu lên 179.835 triệu.
Nguồn vốn trung, dài hạn năm 2006 đạt 41.699 triệu tăng 29.12% so với năm
2005. Tiếp đó tăng lên là 55.307 triệu năm 2007 tăng 13.608 triệu so với năm 2006 với
mức tăng là 32.63%.
Nếu phân loại theo khách hàng ta thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ
chức kinh tế không ngừng tăng lên từ 90.569 triệu đồng năm 2005 lên 135.522 triệu đồng
năm 2006 và 215.408 triệu vào năm 2007. Nguồn vốn từ tổ chức tín dụng tuy có tăng dần
trong 3 năm (2005 – 2007) nhưng lại có xu hướng giảm trong tổng nguồn vốn từ 10.41%
năm 2005 xuống 9% năm 2006 và xuống 8.39% năm 2007.
Những kết quả trên cho thấy chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đang trên đà tăng
trưởng và phát triển. Mặc dù, công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn do khách
hàng chưa quen với trụ sở mới, tuy nhiên đây vẫn là một dấu hiệu tốt đánh giá sự cố gắng
nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên tại chi nhánh ngân hàng.
2.1.5. Về họat động tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng
lên, do đó hoạt tín dụng của chi nhánh cũng ngày càng phát triển. Mặc dù có những khó
khăn về việc thay đổi trụ sở làm việc và cơ cấu nhân sự nhưng VPBank Hoàn Kiếm vẫn
nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới bằng cách phát triển các dịch vụ mới như: Cho vay
các hộ kinh doanh trong chợ (điển hình là chợ Đồng Xuân), cho vay cầm cố lô hàng nhập

khẩu cho phép khách hàng được cầm cố tại kho mình, …nên hoạt động tín dụng vẫn trên
đà phát triển. Điều này có thể thấy trong bảng dưới đây:
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH VPBANK HOÀN
KIẾM
( Đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng dư nợ 91.385 102.685 116.787 11.300 12.37%

14.102 13.73%

Ngắn hạn 8.214 15.811 25.523 7.597 92.49%

9.712 61.43%
Trung, dài hạn 83.171 86.874 91.264 3.703 4.45% 4.390 5.05%
Tổng doanh số
cho vay
125.793 146.475 171.369 20.682 16.44%

24.894 17.00%


Các tổ chức
kinh tế, cá nhân
95.325 114.251 137.095 18.926 19.85%

22.844 20.00%
Các tổ chức tín
dụng
30.468 32.225 34.274 1.757 5.77% 2.049 6.36%
Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm tại VPBank Hoàn Kiếm
Theo những số liệu ở bảng trên ta thấy, tổng dư nợ năm 2006 đạt 102.685 triệu
đồng tăng so với năm 2005 là 11.300 triệu với mức tăng 12.37%. Năm 2007 đạt 116.787
triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 14.102 triệu, với mức tăng 13.73%. Trong đó:
Nợ ngắn hạn tăng từ 8.214 triệu năm 2005 lên 15.811 triệu năm 2006 và lên
25.523 triệu đồng năm 2007.
Nợ trung, dài hạn năm 2006 là 86.874 triệu đồng tăng 3.703 triệu so với năm 2005
với mức tăng là 4.45%. Đến năm 2007, nợ trung và dài hạn đã tăng lên là 91.264 triệu,
tăng 4.390 triệu so với năm 2006 với mức tăng 5.05%.
Tổng doanh số cho vay của VPBank Hoàn Kiếm cũng không ngừng tăng lên, từ
mức 125.793 triệu đồng năm 2005 tăng lên 146.475 triệu đồng năm 2006 rồi lên 171.369
triệu vào năm 2007. So với năm 2006, tổng doanh số cho vay năm 2007 tăng 28.894 triệu
với mức tăng 17%. Trong đó, đáng lưu ý là:
Doanh số cho vay của các tổ chức, cá nhân năm 2006 đạt 114.251 triệu đồng tăng
18.926 triệu so với năm 2005 với mức tăng 19.85%. Năm 2007 đạt 137.095 triệu, tăng so
với năm 2006 là 22.845 triệu đồng, tăng 20%.
Doanh số cho vay các tổ chức tín dụng cũng tăng qua các năm từ 30.468 triệu năm
2005 tăng lên 32.225 triệu năm 2006 và đạt 34.274 triệu đồng năm 2007.
Đây là kết quả từ sự cố gắng nỗ lực của toàn cán bộ nhân viên ngân hàng, đánh
dấu sự phát triển của VPBank Hoàn Kiếm trong điều kiện hoạt động tín dụng còn nhiều
khó khăn. Đặc biệt, chi nhánh vẫn duy trì một chất lượng tín dụng tốt. Tỷ lệ nợ xấu của
chi nhánh giảm dần trong 3 năm, đến cuối tháng 12/2007 tỷ lệ này là 1.07%. Có thể thấy

qua bảng số liệu dưới đây:
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CHI NHÁNH VPBANK – HOÀN KIẾM NĂM
2007
( Đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
I. Tổng dư nợ 91.385 102.685 116.787
II. Các khoản nợ xấu 1.885 1.602 1.253
1. Nợ dưới tiêu chuẩn. 1.885 1.602 1.253
2. Nợ nghi ngờ
3. Nợ có khả năng mất vốn
III. Số nợ xấu có TSĐB 1.885 1.602 1.253
IV. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 2.03% 1.56% 1.07%
Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu tại VPBank Hoàn Kiếm
2.1.6. Về hoạt động dịch vụ
Là một chi nhánh cấp 2, VPBank Hoàn Kiếm thực hiện rất ít hoạt động thanh toán
quốc tế. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của chi nhánh bao gồm: hoạt động ngân quỹ,
hoạt động kiều hối và hoạt động thẻ.
2.1.6.1. Hoạt động ngân quỹ
Thị trường chứng khoán ngày càng hấp dẫn và ngày càng có nhiều công ty chứng
khoán ra đời nên đã có sự dịch chuyển một phần nguồn vốn của các ngân hàng sang các
công ty chứng khoán. Vì thế, lượng tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng càng trở nên
khan hiếm. Tuy có những khó khăn nhất định, song hoạt động ngân quỹ của chi nhánh
VPBank Hoàn Kiếm vẫn đạt kết quả hết sức khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu ngân quỹ đều
đạt và vượt kế họạch. Hoạt động ngân quỹ đã làm tốt công tác điều hoà vốn, đảm bảo
nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản của chi nhánh ngân hàng.
2.1.6.2. Hoạt động kiều hối
Mặc dù hoạt động kiều hối tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm còn ít phát triển,
song chi nhánh vẫn luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra. Cụ thể doanh số chi trả kiều
hối của chi nhánh tăng 12%, tổng số phí thu được từ chi trả kiều hối tăng 10% so vói năm
2006.

2.1.6.3. Hoạt động thẻ
Mặc dù hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng VPBank đi sau một số ngân hàng
khác như Vietcombank, Agribank Tuy nhiên, tháng 7/2007, VPBank đã trở thành ngân
hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo tiêu chuẩn EMW quốc tế. Do đó, hoạt
động thẻ của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm cũng rất phát triển. Cán bộ nhân viên chi
nhánh đã nỗ lực giới thiệu sản phẩm thẻ mới với nhiều tính năng hiện đại tới các đối
tượng khách hàng và thu hút số lượng khách hàng ngày càng tăng lên.
2.1.7. Về hiệu quả kinh doanh
Cùng với sự phát triển của hoạt động huy động vốn và công tác tín dụng. Kết quả
kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm cũng rất khả quan.Chi tiết ở bảng dưới
đây:

BẢNG 2.4: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM
( Đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số tiền

Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
1

2 3 4 5 6 7 8
Tổng thu nhập 35.086 39.962 45.95 4.876 13.90% 5.988 14.98%
Tổng chi phí 30.435 33.965 38.139 3.530 11.60% 4.174 12.29%

Lợi nhuận trước
thuế
4.651 5.997 7.811 1.346 28.94% 1.814 30.25%
Lợi nhuận sau thuế
3.349 4.318 5.624 969 28.94% 1.306 30.25%
Tổng thu nhập bình
quân hàng tháng
của CBNV
3 3,4 4 0,4 13.33% 0,6 17.65%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm được phản ánh
ở bảng trên như sau:
Tổng thu nhập năm 2006 của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đạt 35.086 triệu
đồng, tăng 4.876 triệu so với năm 2005 với mức tăng 13.90%. Năm 2007 đạt 45.950 triệu
đồng, tăng 5.988 triệu đồng với mức tăng 14.98% so với 2006.
Tổng chi phí cũng tăng từ 30.435 triệu năm 2005 lên 33.965 triệu năm 2006 và đạt
38.139 triệu năm 2007.
Do vậy, lợi nhuận trước thuế tăng liên tục tăng từ 2005 – 2007. Năm 2006 đạt

×