Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.33 KB, 69 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Một công ty hay một tổ chức nào dù có nguồn tài chính dồi dào, máy
móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không biết quản
trị nhân sự. Chính phương thức quản trị nhân sự sẽ tạo ra bộ mặt, bầu không
khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng, u ám trong công ty.
Bầu không khí sinh hoạt trong công ty sẽ quyết định sự thành đạt của
bạn. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các lĩnh vực khác như quản trị tài
chính, quản trị sản xuất, quản trị hành chính, kế toán,… nhưng rõ ràng quản
trị nhân sự đóng vai trò rất quan trong trong mọi doanh nghiệp. Bất cứ cấp
quản trị nào cũng phải biết quản trị nhân viên của mình.
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Nó bao gồm
nhiều vấn đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức,… Nó là sự trộn lẫn giữa khoa
học và nghệ thuật - nghệ thuật quản trị con người. Công việc quản trị không
hề dễ dàng khiến cho vai trò của nhà quản trị trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Một nhà quản trị giỏi cần biết phân tích và nắm vững các yếu tố môi
trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản trị nhân sự.
Chính vì những khó khăn của vấn đề nguồn nhân lực nói chung và tình
trạng về quản lý đào tạo nguồn nhân lực nói riêng trong công ty TNHH sản
xuất và thương mại Bắc Đô em xin chọn đề tài “ Phát triển nguồn nhân lực
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty TNHH sản xuất và thương
mại Bắc Đô”. Do thời gian thực tập có hạn nên em không thể tìm hiểu hết
những ưu điểm và khuyết điểm của công ty để có đánh giá chính xác nhất.
Kính mong PGS – TS Nguyễn Mạnh Quân đóng góp ý kiến để chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 1 –
CHƯƠNG I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG


MẠI BẮC ĐÔ.
1. Sự hình thành và phát triển.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Bắc Đô đã được thành lập ngày
23/01/2002 theo giấy phép kinh doanh số 0102004417 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà nội cấp. Công ty được thành lập với mức vốn ban đầu là 400.000.000 VNĐ.
Trụ sở chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô đặt tại số 23 B20
Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội.
Ngay trong những năm đầu đi vào hoạt động, quy mô còn nhỏ nhưng sản
phẩm dệt len của công ty chỉ nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tại các nước
Đông Âu ( Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga …). Đến nay trải qua hơn 5 năm đi
vào hoạt động, công ty đang có được những bước phát triển đáng mừng, tốc độ
tăng trưởng bình quân trong 4 năm qua là 250%. Với sự nỗ lực của tập thể công
nhân viên đã giúp cho công ty có được hướng đi ngày càng vững chắc hơn.
Về cơ sở vật chất hiện nay, công ty có hai cơ sở sản xuất, một nằm tại
Phương Đình, Đan Phượng, Hà Tây với diện tích hơn 7.000 m2 mặt bằng và gần
3.000 m2 nhà xưởng là nơi sản xuất, một nằm tại thị trấn Phùng Đan Phượng, Hà
Tây với diện tích 3.200 m2 là nơi thu gom hàng, kiểm hoá và đóng kiện.
Bước vào năm 2006 Công ty đã đầu tư mới 300 máy dệt, đã nâng cao được
năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài.
Chính điều đó đã giúp cho sản phẩm của công ty có đủ sức cạnh tranh mới so với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường .
Qua hơn 5 năm hình thành và đi vào hoạt động, công ty TNHH Bắc Đô đã
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 2 –
giải quyết công ăn việc làm cho gần 3000 công nhân. Như vậy công ty đã góp
phần nào sức người, sức của vào việc xây dựng và ổn định kinh tế đất nước.
Giám đốc: Ông Đào Xuân Huấn

Phó Giám đốc: Bà Dương Liên Hương
Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Huy Quang
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Được thành lập theo hình thức Công ty TNHH nên cơ cấu bộ máy tổ chức
của công ty được tổ chức khá đơn giản nhưng đầy đủ các phòng ban cần thiết để
đảm bảo thực hiện được chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Bắc Đô là cơ cấu tổ chức quản lý trực
tuyến chức năng, lãnh đạo cấp cao nhất là Giám đốc, tiếp đến là phó giám đốc, sau
đó là trưởng các phòng ban. Bộ máy tổ chức này khá phù hợp với loại hình công
ty này, tránh được sự cồng kềnh, phức tạp với nhiều tầng nấc.
Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo quy định hiện
hành, là người ra quyết định kí kết hợp đồng ban hành các quy chế nội bộ của
công ty bổ nhiệm miễn nhiệm tuyển dụng lao động và tổ chức thực hiện quyết
định một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời giám đốc công ty Bắc Đô phụ trách
kiêm phần kỹ thuật sản xuất. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo
thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình; chịu trách nhiệm cá nhân trước cấp
trên về mọi hoạt động công tác của công ty. Giám đốc thực hiện nguyên tắc làm
việc sau đây:
- Xây dựng nguyên tắc, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ công ty
và trong quan hệ với tổ chức, cơ quan khác và với dân.
- Có quy định về điều hoà, phối hợp trong quá trình giải quyết công việc
giữa các bộ phận trong công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 3 –
- Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt cải cách hành chính, quy
chế dân chủ trong hoạt động của Ban.
Khi Giám đốc Ban đi công tác, nghỉ phép dài ngày (từ 3 ngày trở lên) thì
phải có uỷ quyền bằng văn bản cho Phó giám đốc thay mặt giám đốc điều hành

mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: Giúp Giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự
phân công của Giám đốc, thay mặt Giám đốc giải quyết cụ thể công việc được
phân công, đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước và các quy định của Thành phố cũng như mục tiêu phương hướng của
công ty và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Khi tiếp xúc và trả lời các cơ quan ngôn luận về những vấn đề thuộc lĩnh
vực mình phụ trách phải báo cáo Giám đốc và phải được Giám đốc nhất trí.
Phó giám đốc được phân công phụ trách điều hành một số lĩnh vực công
tác; trực tiếp điều hành, quản lý cán bộ và lĩnh vực công tác được phân công và
phối hợp với các trưởng phó phòng chức năng của công ty thực hiện các nhiệm vụ
công tác có liên quan
Phòng Tổ chức hành chính: Giúp công ty quản lý nhân sự, sắp xếp các hoạt
động trong công ty về các khoản như Quản lý lao động, tiền lương, chế độ, chính
sách đối với người lao động;
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
- Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
- Huấn luyện, đào tạo;
- Quản lý hành chính, văn thư;
- Quản lý tài sản, trang thiết bị, dụng cụ văn phũng; Bảo vệ trật tự an ninh;
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 4 –
Kế toán
thu chi,
theo dõi
ngân
hàng
Kế toán

thu chi,
theo dõi
ngân
hàng
Kế toán
vật tư,
TSCĐ
Kế toán
vật tư,
TSCĐ
Nhân
viên
thống kê
Nhân
viên
thống kê
- Quản lý, điều hành xe đưa rước, dịch vụ;
Truyền đạt các thông tin trong nội bộ của công ty đến mọi cá nhân một cách
đầy đủ và kịp thời giúp công ty đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và thống
nhất từ trên xuống.
Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công
ty, từ việc lập nên các kế hoạch kinh doanh của năm, quý đến việc đưa ra các triến
lược kinh doanh trước sự thay đổi của môi trường bên ngoài, giúp ban lãnh đạo
kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch. Thực hiện các hoạt động về nhập khẩu
nguyên vật liệu và hoạt động xuất khẩu sản phẩm. Nghiên cứu, thông báo trên
phạm vi công ty về tình hình thị trường thế giới bao gồm: luật pháp, tập quán, mặt
hàng, giá cả, bên cạch đó là thuê tầu, mua bảo hiểm…). Nghiên cứu và phát triển
hướng sản phẩm ra thị trường thế giới với những mẫu mã và sản phẩm hiên có.
- Hạch toán kế toán;
- Quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính;

- Thống kê, báo cáo và phân tích hoạt động kinh tế;
- Quản lý hệ thống mạng vi tính.
Phòng Kế toán: Lập kế hoạch theo dõi hướng dẫn các mặt công tác về tài
chính, kế toán giúp công ty chủ động về nguồn vốn. Cụ thể là lập kế hoạch tài
chính, dự trữ ngân sách hàng năm cho từng dự án của công ty, tổ chức theo dõi và
kiểm soát các công việc chi tiêu.
- Công tác quản lý tài chính, công tác kế toán của công ty.
- Kiểm tra các dự toán chi phí trong quá trình thực hiện dự án trước khi
trình lãnh đạo công ty phê duyệt.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 5 –
Phòng tổ
chức hành
chính
Kế toán
thu chi,
theo dõi
ngân
hàng
Kế toán
thu chi,
theo dõi
ngân
hàng
Kế toán
vật tư,
TSCĐ
Kế toán

vật tư,
TSCĐ
Nhân
viên
thống kê
Nhân
viên
thống kê
- Quản lý về tài chính các tài sản của công ty, các tài sản thu hồi, các tài sản
đầu tư từ dự án cho các đơn vị khác (vào sổ theo dõi tài sản, đánh giá giá trị tài
sản, hạch toán tăng giảm nguồn vốn).
Hình 1. Sơ đồ tổ chức của công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 6 –
Phòng tổ
chức hành
chính
Kế toán
thành
phẩm
tiêu thụ
Kế toán
thành
phẩm
tiêu thụ
Kế toán
thu chi,
theo dõi

ngân
hàng
Kế toán
thu chi,
theo dõi
ngân
hàng
Kế toán
tạm ứng,
tiền
lương,
vay
CBCN
Kế toán
tạm ứng,
tiền
lương,
vay
CBCN
Kế toán
vật tư,
TSCĐ
Kế toán
vật tư,
TSCĐ
Nhân
viên
thống kê
Nhân
viên

thống kê
Kế toán
tổng hợp
kiêm
thanh toá
gười n
với nbán
Kế toán
tổng hợp
kiêm
thanh toá
gười n
với nbán
Các nhân viên kinh tế phân xưởng
Các nhân viên kinh tế phân xưởng
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KIÊM
TRƯỞNG
PHÒNG
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KIÊM
TRƯỞNG
PHÒNG
KẾ TOÁN
CÁC CHI
NHÁNH
KẾ TOÁN
CÁC CHI

NHÁNH
Phòng chế mẫu: Chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu mã sản phẩm, đưa ra các
thông số kỹ thuật của sản phẩm như: kích cỡ, trọng lượng, số mũi trên một đường
dệt, màu sắc…
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm triển khai các mã hàng mới cùng vói phòng
mẫu và tư vấn cho phòng kế hoạch, phòng tài chính về vấn đề mua và nhập khẩu
trang thiết bị máy móc phục vu cho hoạt động sản xuất của Công ty.
Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm xuất xưởng của công ty về các
thông số mà phòng thiết kế đã đưa ra như: kiểu dáng, kích cỡ, trọng lượng, độ co
giãn, mầu sắc.
Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo quản toàn bộ khu vực nhà xưởng phòng ban 24/24,
kiểm tra số lượng hàng hoá sản phẩm xuất khỏi khu vực công ty nhà xưởng khi có
giấy phép. Quản lý thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc thuộc phạm vi trỏch nhiệm kể cả
hệ thống xử lý nước thải; Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa tháng, năm.
Hình 2 . Bộ máy quản lý của công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 7 –
Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
kế hoạch
Phòng
chế mẫu
Phòng
kỹ thuật

Phòng
KCS
Phòng
kế toán
Phòng
Bảo Vệ
3. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm kinh doanh của công ty
Xuất phát từ khả năng chuyên mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng dệt, may từ nhiều
năm. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô được thành lập với chức năng ngành nghề
gồm hai mảng : sản xuất và thương mại. Nhưng cho đến hiện tại Công ty mới chỉ hoạt động
mảng sản xuất. Một số sản phẩm kinh doanh của công ty bao gồm:
Mặt hàng kinh doanh xuất khẩu chính của công ty là những mặt hàng
dệt. Hiện nay các mặt hàng dệt có hơn 300 mã hàng, bao gồm có: quần áo
len, mũ len, và khăn len.
STT Danh mục sản phẩm
1 Các sản phẩm dệt
Quần, áo len người lớn
Quần, áo len trẻ em
Khăn len
Mũ len
2 Các sản phẩm may
Quần âu, quần sooc
áo sơ mi, phông
Bảng 1. Danh mục sản phẩm của Công ty
Trong đó:
- Quần áo len người lớn được chia thành hơn 195 mã hàng, chiếm gần
60% trong tổng số các mã hàng). Hiện nay công ty đã đang tung ra thị
trường dòng sản phẩm quần áo len người lớn theo thị hiếu chung của người
tiêu dùng. Với mẫu mã đa dạng chất liêụ bền đẹp hợp thời trang dòng sản
phẩm này đang chinh phục được đại đa số khách hàng khó tính nhất trong

nước cũng như trên thế giới.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 8 –
Với tiêu chí phục vụ mọi đối tượng khác hàng công ty TNHH sản xuất
và Thương mại Bắc Đô đã tạo ra hơn 195 mã sản phẩm quần áo len người
lớn phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng từ lứa tuổi thanh thiếu niên đến
những người già.
- Quần áo len trẻ em được chia thành hơn 50 mã hàng, chiếm tỷ
trọng gần 26 % còn gần 40 mã hàng còn lại là các mạt hàng khăn, mũ và
- quần len, áo phông, quần sooc va quần âu.
4. Đặc điểm về cơ cấu sản phẩm và quy trình công nghệ


Hình 3 . Quá trình sản xuất quần áo len
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 9 –
Sợi len
Côn,
dạo sợi
Phân xưởng
dệt
KTCL bán
thành phẩm
Máy
thành phẩm
KTCL

thành phẩm
Giặt, vắt, sấy
là hơi
Phúc tra Đóng kiện
Nhập kho và
xuất xưởng
Nguyên
liệu vải
Cắt May Là hơi KCS
Giác
mẫu
Đóng
gói
Nhập kho
Hình 4. Quá trình may quần áo
Để phù hợp với cơ chế kinh tế mới, phù hợp với ngành nghề kinh doanh
thì hiện nay công ty đang áp dụng một phương thức quản lý là giao khoán
sản phẩm cho người lao động. Loại hình sản xuất của công ty mang tính chất
vừa và nhỏ, các sản phẩm dệt len đều có một quy trình chung như sau: Sợi
len được đưa vào côn, dạo sợi, qua phân xưởng dệt để dệt bộ phận, kiểm tra
chất lượng bán thành phẩm, máy thành phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm;
giặt, vắt, sấy, là hơi, cuối cùng là công đoạn đóng kiện và xuất xưởng.
Quá trình sản xuất quần áo len được chuyên môn hóa cao với 7 phân
xưởng dệt với 450 máy dệt, 400 máy may các loại và hơn 2000 công nhân.
Những năm đầu mới đi vào hoạt động công ty đã kết hợp với các xưởng
gia công của các tỉnh như Hải Phòng, Hà Nội và các xưởng gia công của tỉnh
Hà Tây với mẫu mã và công nghệ được kiểm duyệt trước nhằm tạo ra sản
phẩm có chất lượng tốt. Quá trình gia công này đã tạo công ăn việc làm cho
hơn 2000 công nhân của các phân xưởng gia công góp phần không nhỏ vào
việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và đẩy mạnh kinh tế của người

dân.
Hiện nay trải qua hơn 5 năm hoạt động công ty đã đầu tư và mua sắm
hệ thống trang thiết bị mới hiện đại nhằm phục vụ cho việc sản xuất và kinh
doanh của mình cụ thể như:
STT Tên thiết bị Số
lượng
Nơi nhập khẩu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 10 –
1 Máy may 200 Trung Quốc
2 Máy dệt 300 Hàn Quốc
3 Máy vắt 320 Trung Quốc
4 Băng chuyền 45 Trung Quốc
5 Máy cắt vải 95 Trung Quốc
6 Hệ thống giặt là tự động 52 Liên Bang Nga
7 Hệ thống đóng kiện 20 Liên Bang Nga
8 Hệ thống vận tải nhỏ 10 Việt Nam
Bảng 2 . Bảng thiết bị nhập mới
Năm 2006 công ty đã kí kết hợp đồng với doanh nghiệp Trung Quốc về
việc đầu tư thêm một số trang thiết bị hoàn toàn mới như máy dệt tốc độ cao
và hệ thống máy hút bụi nhằm làm giảm nhẹ công việc cho người lao động
đồng thời giảm lượng chất bụi gây độc hại tới người lao động. Đây là một
bước phát triển nỗ lực của công ty nhằm phát triển môi trường sản xuất cho
người lao động tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Nguyên liệu chính để phục vụ sản xuất của công ty là len sợi và vải. Nguồn
cung ứng len sợi chủ yếu của Công ty là nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra Công ty có
mua của một số Công ty len Trong nước như: Nhà máy len Hà Đông, Công ty len

Mùa Đông, Công ty len Biên Hoà….
STT Tên len Số lượng
(Kg)
Mã hàng Đơn giá
(USD/Kg)
1 Len Trung Quốc màu xanh 540 TQX 3800
2 Len Trung Quốc màu be 250 TQB 3200
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 11 –
3 Len Hà Đông màu be nhạt 200 HĐB1 2100
4 Len Hà Đông xanh 150 HĐX 2200
5 Len Trung Quốc màu đỏ 430 TQĐ 4800
6 Len Hà Đông đỏ 155 HĐĐ 3000
Bảng 3. Một số loại len nhập
- Len nhập từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn hơn 90% nguyên liệu dùng
cho sản xuất. Lượng len này tuy giá thành có đắt hơn so với len của một số doanh
nghiệp của Việt Nam tuy nhiên chúng lại có một vẻ đẹp hết sức tự nhiên và độ bền
cao.
- Các nguồn nguyên liệu chính : Tow Acrylic, Top Acrylic, Top lông cừu, sợi
visco, cotton, polyester... có nguồn gốc từ các nước tiên tiến ở Châu Á, Châu Mỹ.
Với năng lực máy móc thiết bị đầy đủ, hiện đại, công ty liên tục tăng cường đầu tư
chiều sâu và phát triển nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa
dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Sản phẩm của Công ty xuất đi nhiều nước trên thế giới như: Đức, Y, Nhật,
Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan… và đồng thời phục vụ cho người tiêu dùng
trong nước.
6. Hoạt động kinh doanh của công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 12 –
Các sản phẩm quần áo len chủ yếu của công ty được xuất khẩu đi các nước
trong khu vực và trên thế giới như Nga, Ukraina, Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu
chiếm tới 65% lượng sản phẩm xuất xưởng. Thị trường nội địa tuy chỉ chiếm 35%
nhưng đã mang lại cho công ty doanh số không nhỏ từ thị trường tiềm năng này.
Công ty có 7 cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, 6 cửa hàng trưng
bày và bán sản phẩm tại Hải Phòng và khoảng 10 cửa hàng tại các tỉnh khu vực lân cận
quanh Hà Nội Hàng năm công ty đăng kí tham gia các hội chợ trưng bày giới thiệu sản
phẩm, hội chợ hàng tiêu dùng, hội chợ WTO, hội chợ xuân của Hà Nội nói riêng và
các tỉnh Thái Nguyên, Hải Phòng Nghệ An.... Các hội chợ đã tạo công ăn việc làm cho
thêm hàng trăm công nhân các tỉnh lân cận và giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa
chọn cho dòng sản phẩm áo len giúp mở ra cơ hội mới cho công ty đưa thương hiệu áo
len Bắc Đô đi sâu vào thị trường nội địa. Mặt khác doanh thu từ các hội chợ mà công
ty tham gia không những đã giúp công ty vững mạnh hơn về nguồn tài chính mà còn
mở ra những cơ hội đặt hàng từ các đối tác trong nước cũng như từ nước ngoài.
Năm 2008 công ty đã đặt ra cho mình những chỉ tiêu mới về mẫu mã sản
phẩm, chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài
nước. Công ty đang có kế hoạch mở rộng sản xuất, đầu tư mới hệ thống máy móc tu
sửa lại hệ thống nhà xưởng tuyển dụng thêm nhân công nhằm mang lại một bộ mặt
mới cho công ty cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người lao động có
môi trường làm việc ổn định an toàn.
Các chỉ tiêu Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 13 –
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
TSLĐ/Nợ ngắn hạn 0,84 1,03 1,17
+ Hệ số thanh toán nhanh
TSLĐ – Hàng tồn kho
0,47 0,74 0,60
Nợ ngắn hạn
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
+ Hệ số nợ/ Tổng tài sản 0,88 0,78 0,76
+ Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu 7,17 3,50 3,11
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
+ Vòng quay hàng tồn kho 5,40 5,79 5,68
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
+ Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 0,92 1,09 1,00
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 0,04 0,06 0,08
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 0,27 0,31 0,32
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 0,03 0,07 0,08
+ Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 0,05 0,07 0,08
Bảng 4 . Chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô.
(Số liệu năm 2006)
Các chỉ tiêu nợ phải trả trên tổng tài sản và nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
của công ty từ 2004 đến hết năm 2006 có xu hướng ngày càng giảm. Các chỉ tiêu về
khả năng thanh toán giai đoạn này có xu hướng tăng cho thấy tình hình tài trợ nợ của
công ty ngày càng tốt lên. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời nếu so sánh năm 2005 và
năm 2006 thì ta thấy tương đối bằng nhau chứng tỏ công ty ít gặp trở ngại lớn làm

ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 14 –
Bảng 5 . Các khoản phải trả:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 15 –
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 2006
Tổng số
Nợ quá
hạn
Tổng số
Nợ quá
hạn
Tổng số
Nợ quá
hạn
Phải trả cho
người bán
52.686.766 0 36.598.442 0 20.049.045 0
Người mua trả
tiền trước
22.776.907 0 8.243.567 0 538.906 0
Phải trả công
nhân viên
2.349.553 0 4.512.933 0 7.685.046 0

Thuế và các
khoản phải
nộp NN
15.896.908 0 6.562.664 0 3.022.699 0
Các khoản
phải trả khác
22.828.447 0 6.194.237 0 22.540.476 0
Bảng 6.Các khoản phải thu:
Nhìn vào bảng số 6 ta thấy:
Tỉ lệ các koản phải thu so với khoản phải trả của công ty năm 2005 là:
Tỉ lệ các koản phải
thu so với khoản phải
trả của công ty
=
(52708508+25920411)*100%
33384690
= 235,5%
Như vậy tỉ lệ các khoản phải thu so với khoản phải trả của công ty năm 2005 lớn hơn
100% chứng tỏ vốn của công ty bị chiếm dụng lớn hơn vốn của công ty đi chiếm
dụng. Điều này phản ánh khả năng tài chính của công ty chưa ổn định và không lành
mạnh.
Năm 2006
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 16 –
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 09 tháng năm 2007
Tổng số
Nợ quá

hạn
Tổng số
Nợ quá
hạn
Tổng số
Nợ quá
hạn
Phải thu
khách hàng
52.708.508 899.940 29.854.099 1.340.554 49.560.013 1.340.554
Trả trước
cho người
bán
33.384.690 0 83.142.587 554.340 90.733.915 792.452
Phải thu
khác
25.920.411 0 8.775.594 0 8.049.641 0
Tỉ lệ các koản phải
thu so với khoản
phải trả của công ty
=
(29.854.099+8.775.594)*100%
83.142.587
= 46,46%
Năm 2007:
Tỉ lệ các
koản phải thu
so với khoản
phải trả của
công ty

=
(49.560.013+8.049.641)*100%
90.733.915
= 63,49%
Ta thấy tỉ lệ khoản phải thu so với các khoản phải trả của công ty nhỏ hơn
100% tức là năm 2006 và năm 2007 vốn của công ty bị chiếm dụng ít hơn vốn mà
công ty đi chiếm dụng. Điều này cho thấy khả năng tài chính của công ty đã vững
mạnh lên một cách đáng kể so với năm 2005. Đây là kết quả của sự điều chỉnh kinh
doanh cũng như điều chỉnh hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian vừa qua.
Đây là một thong tin đáng mừng cho toàn công ty vì khả năng tài chính của công ty
đã đủ mạnh để công ty có thể vươn ra thị trường rộng hơn tìm cho mình hướng đi
mới hơn phát triển mạnh hơn tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động đồng
thời phát triển nền kinh tế của đất nước.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 năm 2006
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 17 –
Vay ngắn hạn 135.885.906 133.671.795 156.369.017
Vay dài hạn 204.754.271 170.136.345 156.369.017
Vay dài hạn đến hạn trả 0 18.764.278 6.220.268
Tổng nguồn vốn hiện có 530.542.311 11.556.338.598 21.336.559.526
Bảng 7 . Tổng dư nợ vay của công ty:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 18 –
Hệ số nợ
trê
n

tổ
ng
tài
sả
n
=
(156.369.017+186.803.011+6.220.268)
21.336.559.526
= 0,0149
Dựa vào kết quả trên ta thấy hệ số nợ của công ty chiếm 1,49% tổng tài sản
của công ty. Điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty năm 2007
tương đối cao, đây là kết quả của chiến lược tổ chức hệ thống lại sản xuất kinh
doanh, tìm những điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phản ánh
quá trình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển mạnh. Công ty cần cố gắng
hơn nữa trong việc khắc phục những sai sót trong khâu quản lý để trở thành công ty
dệt len xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Kế hoạch phát triển kinh doanh
Phát triển ngành công ty theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo
ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho công ty tăng trưởng
nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của công ty, chú
trọng hơn đến vấn đề thời trang.
Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của công ty, mở rộng thị trường
xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Phát triển mạnh các sản
phẩm phụ trợ, tìm kiếm và sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị
gia tăng của các sản phẩm trong công ty .
Phát triển công ty phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao
động nông nghiệp nông thôn, đồng thời phát triển thị trường của dòng sản phẩm thời
trang của công ty tại các đô thị và thành phố lớn.
Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền
vững của công ty ; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công

nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề,
chuyên sâu.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, sản phẩm quần áo len vẫn
là mặt hàng thiết yếu và là một ngành kinh tế xã hội. Do vậy trong chiến lược phát
triển sản xuất kinh doanh của Công ty luôn hướng đến tính bền vững với các dự án cụ
thể sau:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 19 –
- Đầu tư mới dâychuyền công nghệ, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm và
bảo vệ môi trường;
- Xây dựng và phát triển mới khu vực sản xuất khu vực lân cận Hà Nội, chủ
động nguồn nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất với mục tiêu
cung ứng ra thị trường .
Ngoài ra để tạo thế bền vững cho sự phát triển kinh doanh và khai thác lợi thế
địa lý, Công ty còn thực hiện một số dự án sau:
- Nâng cấp và tập trung đầu tư nâng cao sản lượng, chất lượng của các sản phẩm
quần, áo len với chất lượng bền vững hợp thời trang.
- Phát huy và mở rộng hoạt động kinh doanh quần áo len trên địa bàn cả nước.
Bảng 8. chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của công ty đến năm 2020
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 20 –
Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011-2020
- Tăng trưởng sản xuất hàng
năm
20 – 25% 25-30%
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng

năm
15% 20%
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Thực hiện
2006
Mục tiêu toàn công ty
2010 2015 2020
1. Doanh
thu
Triệu đồng 543.334.890.
162
682.200.798.25
2
786.322.144.
290
752.348.
596.111
2. Xuất
khẩu
% 65-70% 73% 73-75% 75%
3. Nội địa % 25-30% 27% 25-27% 25%
4. Sử dụng
lao động
Trăm
người
175 340 580 968
Bảng 9. Mục tiêu doanh thu của công ty đến năm 2020
Theo số liệu năm 2006 thì cả công ty có 175 lao động hoạt động trong lĩnh
vực như quản lý, kế toán, văn phòng…. Trên thực tế toàn công ty số lượng lao động

để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh là 2500 lao động. Đây là một con số không
nhỏ đối với một doanh nghiệp mới hình thành và phát triển trong hơn 5 năm. Tính
đến đầu năm 2008 toàn công ty đã có gần 3000 công nhân hoạt động trong các phân
xưởng dệt may hàng năm tạo ra hơn 600.000 săn phẩm hàng hóa với hình dáng mẫu
mã các loại. 70% tổng số hàng hóa này xuất khẩu đi các nước như Liên Bang Nga,
Trung Quốc, Thái Lan….. Tuy nhiên theo thống kê của ban lanh đạo công ty thì
lượng lao động làm việc trong công ty tuy lớn nhưng phần đa chưa đáp ứng đủ yêu
cầu của công việc và hầu hết họ đều là lao động phổ thông chưa qua một trường lớp
cơ bản nào cả.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 21 –
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH Ở
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẮC ĐÔ
I. NGUỒN NHÂN LỰC.
1. Nguồn Nhân Lực
Nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mặt thể lực,
trí lực, tâm lực đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất để phát triển
đất nước.
Các nhà kinh tế học thường tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh Nguồn nhân lực gắn
với sản xuất và chỉ giới hạn sự phát triển Nguồn nhân lực trong phạm vi phát triển kỹ
năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm
Thực tế rất nhiều doanh nghiệp coi trọng nguồn nhân lực, tuy vậy họ không
biết nên tiến hành các hoạt động đối với nguồn nhân lực này như thế nào. Trong
nhiều doanh nghiệp có khuynh hướng tuyển dụng con em nhân viên công ty và xem
đó như là hình thức động viên họ. Rõ ràng, các doanh nghiệp rất cần một cách tiếp
cận mới hơn về nguồn nhân lực mà bắt nguồn từ nhận thức vai trò của nguồn nhân

lực và tìm mọi cách gia tăng sự phù hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược
công ty.
2. Vai trò của nguồn nhân lực
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất
không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 22 –
của lực lượng sản xuất, nhằm giải phóng triệt để và thúc đẩy phát triển mạnh lực
lượng sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân.Cuối năm 2005 Việt Nam chính thức
là thành viên WTO đánh dấu một bước đi lớn của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên
theo các chuyên gia kinh tế nhận định thì phần lớn các Doanh nghiệp Việt Nam có
qua mô nhỏ, vốn ít, khả năng tổ chức thị trường kém và vẫn ỷ lại vào sự trợ giúp của
Nhà nước, chưa quan tâm đúng mức đến yếu tố cạnh tranh và thị trường trong chiến
lược phát triển sản xuất kinh doanh.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của
mọi nền kinh tế. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “.. nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững”, “...Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá...”. Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn
mạnh: “Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo
dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức”. Như vậy, thời đại
nào cũng cần đến nhân tài, hội nhập kinh tế thế giới càng sâu thì vấn đề phát triển
nguồn nhân lực càng trở nên bức thiết.
Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông qua
con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và
có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và
khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.

Năng lực thông qua con người ở các công ty được hiểu như là khả năng của
đội ngũ nhân viên trong công ty. Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của
công ty trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới; kỹ
năng trong công việc cụ thể; và năng suất của đội ngũ nhân viên. Đây là những yếu tố
then chốt mang lại sự thành công của các tổ chức. Tuy vậy, không phải tổ chức nào
cũng có thể thành công trên hầu hết tất cả các khía cạnh trên về nguồn nhân lực và
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 23 –
thường người ta chọn các trọng tâm phù hợp với viễn cảnh và chiến lược của công ty.
Ví dụ có công ty đề cao các yếu tố về năng suất; kỹ năng có tính chuyên nghiệp, và
cũng có công ty lại đề cao dịch vụ tốt; chất lượng cao; khả năng đổi mới của đội ngũ
nhân viên.
Hình 5: Nguồn nhân lực
Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không
thể xác lập trong một thời gian ngắn. Nó liên quan đến văn hoá của tổ chức. Đây
chính là các chuẩn mực bất thành văn, trở thành nếp sống và ứng xử giữa các thành
viên trong tổ chức. Văn hoá còn đề cập đến các giá trị mà những người nhân viên
trong công ty đề cao, suy tôn và cả cách thức mà họ chia sẻ thông tin cho nhau trong
tổ chức. Muốn cải thiện nguồn nhân lực thì trước hết phải cải thiện môi trường văn
hoá công ty, và điều này không phải dễ và mất rất nhiều thời gian và khá tốn kém. Rõ
ràng nền tảng các khía cạnh thể hiện ở trên thường gắn với văn hoá công ty và rất khó
hình thành trong ngày một ngày hai, như chúng ta làm điều đó với các nguồn lực
khác như tài chính hoặc công nghệ.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 24 –
Chất lượng cao

Dịch vụ
tuyệt hảo
K
h


n
ă
n
g
đ

i

m

i
Các kỹ năng
Năng suất
Nguồn nhân
lực – Năng lực
cốt lõi
II. ẢNH HƯỞNG NGUỒN NHÂN LỰC TỚI CẠNH TRANH.
1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là có thể coi là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản
xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ
hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.Cạnh tranh có
thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt,
người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ
hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất

và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạn tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá...) hoặc phi giá
cả (quảng cáo...).
Dễ thấy, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất
nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự
tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu
dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn
nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ
thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân
công lao động thì còn có cạnh trạnh.
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ
nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén,
tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện
tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh
tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì
trệ, kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở
cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Bắc Đô
- 25 –

×