Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Kỹ thuật trồng mai vàng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.14 KB, 20 trang )

Ks.phanquangthoai
Trang 1
Kỹ thuật trồng mai vàng
Tên khoa học: Ochna integerrina
Họ : Ochnaceae
1. Giống trồng
Từ ngàn xưa, người dân Nam bộ đã xem hoa mai là biểu tượng của xuân về, hình ảnh hoa
mai vàng khoa sắc, đâm chồi nảy lộc với hàm ý mong một năm mới nhiều tài lộc và thịnh
vượng. Vì lẽ đó hoa mai vàng luôn được ưa chuộng hơn hoa mai trắng. Tùy vào sở thích
và mục đích sử dụng cây mai mà có những cách trồng mai khác nhau, có cách đòi hỏi
phải trồng với kỹ thuật cao (trồng theo cách ghép cành, uốn để có cây mai kiểng cổ, cây
mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai) hay chỉ trồng giản dị trong đất để mai sống và
ra hoa.
Cây mai có thể nhân giống bằng phương pháp hữu tính (trồng bằng hạt, thường mất từ 5
– 6 năm mới có thể sử dụng) hay phương pháp vô tính (chiết cành, ghép cành hoặc giâm
cành, có thể sử dụng sau 2 – 3 năm).
Mai vàng thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima, là cây đa niên, có thể
sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen.
Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó,
ông cha chúng ta đả lảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích ho cây mai ra hoa rộ
vào dịp tết Nguyên đán.
Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ
trấu) bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến
mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở. Trong chùm hoa này, hoa to nở
trước hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày mới nở hết. Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh,
bên trong có 5 cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu xậm hơn.
Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp!
Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt
đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn.Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt. Hạt
non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống đất, mọc lên cây con. Cây con vài
ba năm sau mới ra hoa bói lần đầu tiên và cứ thế tiếp tục, mỗi năm mỗi ra hoa.


Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 - tháng 2 Dương lịch) và
nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ
thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp
nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu
sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý…
Đó là chu kỳ của cây mai. Cây mai vàng còn có nhiều loại, rất đa dạng:
Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt
đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam.
1.MAI VÀNG 5 CÁNH:
Mai vàng 5 cánh là cây mai đại diện cho tất cả các loài mai, vì khi nghe nói đến mai, là
đa số chúng ta nghĩ đến cây mai vàng 5 cách cổ truyền này. Theo tục lệ, Tết đến, nhà nào
cũng chưng mai, với lòng mong ước được một năm đầy may mắn, vui tươi hạng phúc!
Mai vàng 5 cánh còn chia ra:
Mai sẻ: Là cây mai vàng 5 cánh nhỏ, nên goi mai sẻ. Nhưng đặc biệt là cây mai này có
hoa chùm, rất sai hoa. Tết đến, hoa nở rộ đầy cành, vàng tươi , óng ánh, trông rất đẹp
mắt.

Ks.phanquangthoai
Trang 2
Mai châu: Còn gọi nôm na là mai “trâu” vì hoa to và rất phổ biến, mọc khắp nơi ở miền
Nam, có nơi mọc thàng rừng, cả núi như Mai Lĩnh, nhưng không sai hoa bằng mai sẻ.
Cây mai này có hoa 5 cánh màu vàng tươi rất đẹp, rất được ưa chuộng để chưng trong ba
ngày Tết.
Mai liễu: Là cây mai vàng 5 cánh thường, nhưng cành nhánh mềm mại, quằn quại, rũ
xuống như vây liễu. Hoa nở đầy cành phất phơ theo chiều gió, trông thật là nên thơ!.
Mai chùm gởi: Là cây mai có thân cứng, ở đầu cành nổi lên những khối u to, giống như
chùm gởi. Ở chung quanh khối u, mọc chi chít đầy tược non, đầy nụ hoa, khi nở thành
một bó hoa to lớn trông thật đẹp. Có người còn gọi là “mai vương” vua các loài mai, hoặc
mai “tỳ bà”, được trồng các vườn mai.
Mai thơm, Mai hương: Cũng là cây mai 5 cánh thường, nhưng hoa có mùi thơm nhẹ

nhàng, phảng phất lâng lâng, làm cho tâm hồn người thưởng thức càng thêm thích thú vui
xuân ! Mai thơm Huế rất quí, mắt nhặt, sai bông, cánh dày, lâu tàn. Đặc biệt là cây mai
này có lá non màu xanh chứ không phải là màu nâu đỏ hoặc hồng như các loài mai khác.
Loại mai thơm ở Bến Tre cũng có. Tết vào vườn mai luôn luôn phảng phất có mùi hương
thơm nhẹ.

Mai cánh nhọn: Mai cánh nhọn là cây mai vàng 5 cánh, có nụ hoa nhỏ và dài, nên nở ra
cánh nhọn như hình ngôi sao. Do cánh hở, nên không mấy đẹp, ít được ưa chuộng, nhưng
cũng rất sai hoa.

Mai cánh tròn: Là cây mai vang 5 cánh to, tròn, kín, đẹp, rất dể thương. Đa ố đều thích
cây mai này,có người còn quí hơn cây mai nhiều cánh, nhiều màu, nhất là người Trung
Hoa, Tết đến tìm mua loại mai này về chưng trong nhà.

Mai cánh dún: Đây là cây mai vàng 5 cánh to, đẹp, dún lại như có ren chung quanh, xem
rất lạ mắt, dược nhiều người ưa thích trồng để chơi hoa. Cây này

Mai rừng Cà Ná, Mai rừng Bình Châu: Đây là cây mai hoang dại, mọc tại khu rừng Cà
Ná, Bình Châu, cũng thuộc họ mai, cây thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục,
có răng cưa mịn, màu xanh bóng loáng, rờ thấy trơn chứ không thấy nhám như lá mai
thừơng. Hoa 5 cánh màu vàng nhạt, cuống hơi dài và có màu tím tím. Cây mai rừng này
không mấy đẹp, nhưng cũng là cây mai lạ.

Mai Vĩnh Hảo: Cây mai này do ông Kha Linh Vũ ( Qui Nhơn) giới thiệu, cũng là cây mai
hoang dại mọc ở vùng núi Vĩnh Hảo. Gần Tết, người ta chặt đem về cắm ở bãi cát dưới
đầu sông Dinh, thị xã Phan Rang để bán. Đặc điểm cây mai này rất nặng, có thể gấp rưỡi
mai thường khác, nên gọi là “mai đá”. Thân thật cứng, cành nhỏ, giòn, dễ gãy,lá nhỏ,lúc
non màu xanh, trong như giấy. Hoa to, cánh phẳng, từ 12 – 16 cánh màu vàng rất đẹp và
lâu tàn.


Mai chuỷ Hốc Môn: Đây là cây mai mới xuất hiện ở Hội Hoa Xuân Thành phố năm
1994. cũng thuộc họ mai, là cây mai rừng, loại mai đực, thân màu nâu, cuống lá rụng để
dấu rất to, nên dể tháp ghép với các loại mai khác. Lá to dài màu xanh bóng, chung quanh
có răng mịn. Hoa chùm dạng chủy như hoa điệp ta, màu vàng, nẹn gọi là mai chủy. Cây
mai này ra hoa không đẹp lắm, nhưng là cây mai mới.
Ks.phanquangthoai
Trang 3
Mai lá quắn: Mai quắn, do lá to xoáy quắn lại rất lạ, hoa 5 -7 cánh to, nở xoè to nhưng 5
cánh cong cong trở lên như lòng thuyền, ngoài đầu hơi đo đỏ, khá đẹp, nhụy cái to rất
dài.
CÁC LOẠI MAI VÀNG NHIỀU CÁNH
Mai nhiều cánh là tất cả loại mai nào có hoa nhiều hơn 5 cánh, nhưng phải đúng quy ước
là lúc nào cũng ra nhiều cánh như vậy, chứ không phải lâu lâu, đột xuất mới ra một lần
Mai 9 cánh: Mai 9 cánh rất quí, là cây mai có hai tầng cánh: một tầng 5 cánh và một tầng
4 cánh. Hoa nở to, xoè tròn, kín, đẹp hơn cây mai vàng 5 cánh.
Mai Giảo Thủ đức: Là loại mai mới phát hiện,có hai tầng, 12cánh to lớn, lớn hơn mai
Giảo Thủ Đức và loại hoa chùm, nở đầy cành rất đẹp. Loại này cũng còn đang nhân
giống. Loại hoa 12 cánh này có thể nói là hoa to nhất trong các loại mai vàng. Mới đây
còn có mai Tai Tượng hoa rất to, rất đẹp .
Mai 18 cánh Bến Tre: Là cây mai có ba tầng cánh, màu vàng, tròn kín, rất đẹp,nhưng hơi
nhỏ, nên ít dược ưa chuộng so với các loại hoa nhiều cánh khác.
Mai 12-14 cánh Tư Giỏi: Đây là cây mai có ba tầng cánh, cũng nở thẳng tròn, kín, đẹp,
nhưng so với các loại mai Giảo 12 cánh, mai Huỳnh Tỷ 24 cánh thì nhỏ hơn.
Mai Cửu Long: Đây là cây mai gốc Mỹ Tho, hoa có ba tầng, 24 cánh, màu vàng. Đặc biệt
cánh nhỏ, dài và nhọn, trông cũng rất lạ, nhưng hoa cũng nhỏ.
Mai cúc Thủ Đức, Mai Huỳnh Tỷ, Mai 120-150 cánh Bến Tre,Mai 70-80 cánh
Là cây mai 120 cánh suy yếu, có năm ra nhiều cánh, có năm ra ít cánh: có 100 cánh hoặc
70 cánh. Nói chung các loại mai này là đột biến, không đáng kể. Nhưng có khi thấy cũng
rất hay, rất lạ


CÁC LOẠI MAI VÀNG KHÁC:

Đây đúng là loại mai mới lạ, cũng là cây mai vàng, nhưng có thêm vài chi tiết khác hơn
so với mai vàng thường.
Mai và viền đỏ: Cây mai này là cây mai vàng thường có hoa từ 5-9 cánh. Nụ hoa mới hé
nở, trên đầu nụ hoa có thất màu đỏ, khi nở xòe ra thì màu đỏ lật ra ngoài, nằm xuống mặt
dưới , nên thấy hoa có màu vàng, nhưng nhìn kỹ thì thấy viền đỏ nhỏ ở chung quanh cánh
hoa.
Mai vàng lá trắng: Cũng là cây mai mới, bây giờ người ta thích những cây lá bạc trắng
như bông giấy lá trắng, bông bụp lá trắng, lâm vồ lá trắng v.v… Đây là cây mai vàng
thường, nhưng lá mới ra còn non có màu trắng. Khi lớn, lá già lại có màu xanh. Nhưng để
chỗ râm mát thì giữ được lá màu trắng rất lâu.
Hồng diệp mai: Đây là loại mai có hoa màu vàng hay màu cam, nhưng khi đâm chồi,
nhảy tược, lá non có màu hồng rất đẹp nên gọi là Hồng diệp mai, nhưng khi lá lớn vẫn trở
lại màu xanh.
Cây mai 24 cánh, do ông Huỳnh Văn Tỷ nhân giống ra trước đây, hoa có ba tầng cánh
đều to lớn như nhau, nở thẳng, tròn kín. Cây mai này có cành nhánh rất to mập, có nhiều
tược non đơm hai bên nách lá, lá cứng dày, có gân nổi lên rất rõ. Cây mai này rất nổi
tiếng và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, số lượng nụ hoa dày đặc, nên rất dể bị đỗ,
rụng nhiều, phải đợi đến khi cây mai trưởng thành, cây càng già mới càng nhiều hoa.
Mai 24 cánh, 9 đợi: Là cây mai mới phát hiện, có ba tầng cánh đều to lớn y như mai
Huỳnh Tỷ. Nhưng thân càng nhỏ mỏng manh, lá màu xanh bóng, các nụ thưa. Hoa màu
vàng ,rất to, nở thẳng, đang được nhân giống.
Mai 48 cánh Gò Đen: Trước đây, cây mai 48 cánh Gò Đen rất nổi tiếng, hoa màu vàng có
5, 6 tầng cánh, tròn đẹp, nhưng hoa cũng nhỏ so với loại 12 cánh. Cây mai này ra rất
Ks.phanquangthoai
Trang 4
nhiều nụ hoa, nên hay rụng bớt trước khi nở. Cho nên trồng loại mai 48 cánh này phải
bón nhiều phân, nhất là đến tháng 10 âm lịch phải tăng cường thêm phân lân vá Kali để
hạn chế hoa rụng.

Cây mai 24 cánh nổi tiếng ở Thủ Đức, trước đây gọi là cúc mai, vì trong ba tầng cánh; 2
tầng bên ngoài to lớn, còn tầng cánh bên trong xoắn nhỏ lại như nhụy, giống như hoa cúc,
nở thẳng, vàng tươi.
Cây mai nổi tiếng ở thủ Đức hiện nay là cây mai vàng, có hoa to lớn, hai tầng, 12 cánh,
nở thẳng, vàng tươi, đẹp, được nhiề người ưa chuộng, đang tháp ghép để nhân giống.
Mai 24 -32 cánh Ba Bi: Còn gọi là mai BB, giống y như mai cúc Thủ Đức, nhưng nhiều
cánh hơn và to hơn. Đặc biệt là cây mai này khi hoa tàn, rụng hết, ít có đậu thành hạt, để
làm giống gieo trồng.
Mai 12 cánh Bến Tre: Là cây mai mới phát hiện ở Bến Tre, hoa màu vàng, rất nhiều tầng
và nhiều cánh, giống như cúc mâm xôi, nờ tròn to đẹp. Số lượng cánh nhiều nên rất lạ,
còn đang nhân giống. Tuy nhiên nhiều cánh quá, thành một dề chi chít, dày đặc, không
thể phân biệt được đâu là cánh, đâu là nhụy nữa, thì mất hết vẽ đẹp của cánh hoa.
Mai vàng nhiều cánh đột biến: Do ách trồng, do nở trái mùa nên mới phát sinh ra nhiều
loại hoa kỳ lạ, có khi có nhiều cánh, có khi quá ít cánh, có khi không ra được cánh mà chỉ
ra có núm nhụy thôi.
Mai 14-15 cánh: Là cây mai 9 cánh quá tốt tươi nên ra hoa đột xuất đến 14-15 cánh to
đẹp, hoăc cây mai 18 cánh suy yếu, nên ra hoa có 14-15 cánh.
Mai 18-20 cánh: Có rất nhiều loại mai cánh bị suy yếu do nắng gắt quá, hoặc do trồng
thiếu chăm sóc, nên ra hoa có 18-20 cánh.


2. Thời vụ
Mai vàng trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là gieo hạt vào tháng 2 âm lịch. Cây mai
trồng vào chậu nên chọn cuối tháng 10 âm lịch của năm trước đến tháng 2 âm lịch của
năm sau, chính là điều kiện tốt để hình mô sẹo và mọc chồi.
Hơn nữa, ánh sáng là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mai
vàng, nên đảm bảo thời gian nhận ánh sáng được 6 tiếng trở lên. Những nơi có thời gian
chiếu sáng quá ít, cây mai thường sinh trưởng kém và ra hoa ít.
Mai vàng thích hợp khí hậu nóng ẩm hoặc có thể chịu đựng ở nhiệt độ cao hơn trong
nhiều ngày và nhiều tháng. Tuy nhiên, với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10

0
C thì
mai sinh trưởng kém. Năm nào thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh
thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày (nhiệt độ thích hợp nhất từ 25
0
C – 30
0
C)
3. Mật độ trồng
+ Gieo hạt: hạt chín (có màu đen) còn tươi thì tiến hành gieo ngay, có thể đạt tỉ lệ nảy
mầm trên 95%. Cứ 1 m
2
gieo được 100 hạt, cây con có chiều cao 10 cm có thể bứng ra
trồng trong chậu hoặc giỏ tre.
+ Trồng chậu: nếu chậu nhỏ có thể xếp 4 chậu/1m
2
, chậu lớn thì xếp 1chậu/ 1 – 2 m
2

nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho cây.
4. Đất trồng
Mai vàng không kén đất, có thể trồng trên các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù
sa, đất đỏ bazan, hoặc đất có lẫn đá sỏi. Tuy nhiên, với vùng đất thấp cần lên líp rộng 1 -
1,2 m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao
làm úng, thối rễ. Riêng mai trồng chậu nên bổ sung tro trấu, xơ dừa, vỏ đậu phộng,… và
cát sẽ giúp thoát nước rất tốt.
5. Bón phân
Ks.phanquangthoai
Trang 5
Phân hữu cơ rất được ưa chuộng và được xem là loại phân chính như: phân chuồng, rơm

rạ mục, mùn dừa, đầu tôm, đầu cá, xác đậu nành, hoặc có thể bổ sung phân Dynamid và
phân lân hữu cơ sông Gianh. Phân hữu cơ giúp cho mai phát triển bền vững, tạo nhiều nụ
hoa và có tác dụng làm tăng độ pH trong chất trồng.
Kết hợp dùng phân tổng hợp NPK 30-10-10 cho cây vào đầu năm. Từ giữa năm đến tết
thì bón vài lần phân NPK 20-20-15 để giúp mai kết nụ và nở bông tốt.
Có thể dùng thêm phân bón lá để giúp cây tăng trưởng nhanh, tạo nhiều nụ và hoa.
Lịch bón phân tham khảo cho mai trồng chậu
Tháng âm lịch
Loại phân
2 3 4 5 6 7 8 15/9
Hữu cơ Dynamid x x
Lân hữu c
ơ sông
Gianh
x x x
NPK 30-10-10 x x x x x
NPK 20-20-15 x x x
Chú ý: Đối với mai ghép trồng chậu bón phân từ tháng 2 ÂL đến 15/9 ÂL, một tháng bón
phân một lần. Từ tháng 10 đến cuối tháng 11 âm lịch, không bón phân vào gốc và hạn
chế tưới nước để chuẩn bị lặt lá.
Liều lượng sử dụng phân hữu cơ Dynamid từ 10gr đến 100gr/ chậu lớn (đường kính 80 –
100 cm). Phân hoá học NPK từ 10gr đến 50gr/ chậu lớn, Lân hữu cơ sông Gianh từ 10gr
đến 30gr/ chậu lớn.
Lịch bón phân tham khảo cho mai trồng ngoài đất
Tháng ÂL Ghi chú
Loại phân
2 6 15/9
Hữu cơ Dynamid x x x
Lân hữu cơ SG x x x
NPK 30-10-10 x x

NPK 20-20-15 x
Không nên bón
quá nhi
ều loại
phân cùng m
ột
lúc, cây d
ễ bị
chết vì ng
ộ độc
hoặc bội thực.
Chú ý: - Bón lót trước khi trồng bao gồm phân hữu cơ (phân chuồng hoai hoặc hữu cơ
Dynamid) và bón thúc có 3 lần trong năm.
- Liều lượng sử dụng phân hữu cơ Dynamid từ 100 kg/1.000m
2
, phân hoá học NPK từ 10
– 15 kg/1000 m
2
, Lân hữu cơ sông Gianh từ 100kg/1.000m
2
.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Các đối tượng thường xuyên gây hại trên cây mai có thể kể đến:
a. Bọ trĩ (Thrips sp.)
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu như sau: Malvate 21EC; Trebon 10EC;
Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC, Vimite 10ND; Bifentox 30ND; Virigent
800WG…
b. Nhện đỏ (Tetranychus sp.)
Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây có thể dùng một trong các loại thuốc: Danitol 10EC;
Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC;

Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC…
c. Rệp sáp (Dysmiccocus sp)
Có thể dùng tay giết rệp hoặc khi cần thiết thì sử dụng một trong các loại thuốc: Pyrinex,
Supracide, Polytrin, Monster…
d. Sâu ăn lá (Delias aglaia)
Ks.phanquangthoai
Trang 6
Có thể sử dụng thuốc trừ sâu như: SecSaigon 5EC hoặc 10EC; Diaphos 5EC; Sagothion
50EC; Padan 95SP; Fastac 5EC,…
đ. Bệnh mốc cam (do nấm Coniothyrium fuckelli)
Nên định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gẫy hoặc bị bệnh. Sau khi tỉa cành phun thuốc
Daconil, Zineb, hoặc thuốc gốc đồng,…
e. Bệnh gỉ sắt (do nấm Phragmidium mucronatum)
Tỉa bỏ các cành lá bệnh rồi tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali tăng sức chống bệnh cho
cây. Chỉ tưới nước vừa phải. Phun thuốc Bayfidan, Score, Anvil, Zineb, Carbendazim,…
f. Bệnh cháy lá (do nấm Pestalotia funereal)
Bón phân đầy đủ, cân đối tỉ lệ N-P-K, ngắt bỏ lá già, lá bệnh, định kỳ phun thuốc gốc
đồng và phân bón lá cho cây.
g. Bệnh vàng lá do tác nhân bệnh sinh lý
Bón đầy đủ phân khi có hiện tượng vàng lá, nên kết hợp phun xịt phân bón lá có chất vi
lượng, cây sẽ mau hết bệnh.
h. Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia palmarum)
Dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: mật độ trồng thích hợp để cây mai được thông
thoáng, vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan, bón
phân cân đối, cần tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali cao giúp cây kháng bệnh.
Khi cây bệnh có thể dùng thuốc hoá học: Viben C BTN, phun ướt đều cả hai mặt lá, cần
lập lại 2-3 lần, sau 5-7 ngày để trị bệnh. Hoặc có thể phun từ 10-15 ngày/ lần để phòng
trừ bệnh.
i. Bệnh đốm đồng tiền do tác nhân địa y
Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, quá gần nhau, dưới

tán lá và gốc cây cần nhận đủ ánh sáng mặt trời. Cần để vườn mai thông thoáng, khô ráo.
Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát
nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa để vườn luôn được khô ráo.
Đối với những gốc mai đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều, dày đặc, có thể dùng bàn chải cọ
rửa sạch những đốm bệnh trên thân, cành.
Dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Bordeaux 1% quét lên thân cây vào đầu màu mưa,
cũng có tác dụng ngăn chặn bệnh xâm nhập và lây lan. Ngoài ra bạn có thể dùng một số
loại thuốc gốc đồng như Copper – B, Coc 85; Copper – Zinc hoặc Zinccopper… xịt ngừa
lên chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành.
7. Chăm sóc
* Đầu vụ cần làm tốt để không ảnh hưởng cả một vụ mai như dọn cỏ, bón phân, thay đất,
tỉa cành, tạo dáng cây cần có tay nghề cao mới làm được.
* Cuối vụ lặt lá mai đúng lúc là khâu rất quan trọng. Cần dựa vào tình trạng sinh trưởng,
đất trồng, nước tưới, độ tuổi của cây, điều kiện thời tiết khí hậu, mai trồng trong chậu hay
trong vườn…
Những năm thời tiết không thay đổi, thường lặt lá mai vào rằm tháng 12 âm lịch. Nhưng
nếu thời tiết có sự thay đổi thì tùy theo mức độ nắng nóng hoặc lạnh có thể tiến hành lặt
lá mai như sau:
- Có nắng nóng nhiều hoặc có gió chướng mạnh thì mai sẽ nở sớm hơn vì thế nên lặt lá
mai trễ hơn. Tùy theo kích thước của nụ mai mà có thể lặt lá mai vào khoảng từ ngày 17-
20 tháng chạp.
- Năm mưa nhiều và chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều, ít gió chướng thì
mai sẽ nở trễ hơn, vì thế nên lặt lá mai vào trước ngày rằm tháng chạp, khoảng từ ngày
10-13 tháng chạp tùy theo kích thước nụ mai đã lớn hay nhỏ.
- Năm có tháng nhuận mai cũng nở sớm hơn vì thế nên lặt lá mai trễ hơn.
Ks.phanquangthoai
Trang 7
- Khi trời lập xuân sớm thì mai sẽ nở sớm, năm đó nên lặt lá mai trễ hơn, ngược lại năm
lập xuân trễ thì mai sẽ nở muộn hơn, năm đó nên lặt lá sớm hơn.
* Sau tết nguyên đán : nên chăm sóc ngay để cây phục hồi nhanh.

Nếu có đất vườn thì chuyển ngay mai từ chậu ra trồng trong đất.
Nếu không có đất vườn thì nên thay đất mới. Nên bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu,
thay bằng hỗn hợp 3 phần chất trồng mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15 – 25 gam phân
NPK 20-20-15 trong 10 lít nước tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước
định kỳ để mai phát triển tốt. Việc bón phân, thay đất là rất quan trọng vì nó cung cấp
dinh dưỡng cho cây mai phát triển trong suốt một năm. Sau giai đoạn này, người trồng
mai nên tiếp tục chế độ chăm sóc trong cả năm, nhất là việc thường xuyên tưới nước.
* Tưới nước
Trong mùa nắng nên tưới mỗi ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước
tốt và chỉ tưới khi đất khô. Có thể tưới tràn, tưới phun lên cả thân lá hay tưới rãnh, tưới
nhỏ giọt. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so
với mai trồng trong đất. Chỉ nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát (khi trời không quá
nắng). Không nên tưới quá đẫm vào buổi chiều tối vì rất dễ phát sinh sâu bệnh do ẩm độ
ban đêm rất cao.
8 Phương pháp nhân giống:
a. Nhân giống hữu tính: Bằng cách trồng bằng hột. Ưu điểm: số lượng mai con
nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức. Nhược điểm: Cây mai thường không
mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây
mẹ ).
b. Nhân giống vô tính: Bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Ưu điểm:
Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà
với số lượng lớn.
* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài
khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ
đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào
xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt.
Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi
bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.
* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác
để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.

Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một
cây khác làm gốc ghép.
* Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép
cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp
rồi bóc lớp vỏ đó ra.
Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ
tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt
ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.
Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai
ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.
* Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép
(hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và
gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi
ngang nhau mới tốt.
Ks.phanquangthoai
Trang 8
Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết
ghép cho chắc chắn.
Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép,
chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành
công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt,
để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.
Phòng trừ sinh vật hại cây Mai
Hoa Mai là biểu tượng cho ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sắc vàng tươi thắm
của hoa mai vẫn được người đời cho là màu của may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng.
Cây Mai có sức đề kháng cao, dễ trồng, dễ sống. Mặc dù, trên đất xấu cằn cỗi hoặc gặp
vùng thời tiết thay đổi bất thường nhiều giống cây trồng không sống được thì cây mai vẫn
có thể tồn tại. Tuy nhiên, cây Mai dễ bị ảnh hưởng bởi úng ngập làm thối rễ, vàng lá và
chết dần; các loài sâu bệnh hại thường làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
cây như: bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, sâu ăn lá, bệnh mốc cam, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh

cháy lá, bệnh đốm đồng tiền, bệnh vàng lá…
Chúng tôi xin giới thiệu một số sinh vật hại chủ yếu trên cây hoa Mai như sau:
I. SÂU
1. Sâu ăn lá (Delias aglaia)
Họ: Pieridae - Bộ:Lepidoptera

Sâu ăn lá
Triệu chứng
Sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi
nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đến phân nửa,
đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá.
Đặc điểm hình thái
Ks.phanquangthoai
Trang 9
Trưởng thành là một loài bướm, có chiều dài cơ thể khoảng 20 – 25mm, sải cánh rộng 60
– 70mm. Thân và cánh mầu đen, trên cánh có nhiều đốm mầu trắng và mầu vàng hình
bầu dục.
Trưởng thành thường hoạt động ban ngày. Trứng được đẻ rải rác trên các đọt non, lá non.
Sâu non hình ống, thân màu xanh trong, đầu màu nâu đen. Khi đẫy sức sâu dài khoảng 25
– 28mm.
Sâu non thường nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau làm tổ để sống và hóa nhộng ở trong
đó.
Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây mai ra nhiều đợt đọt non, lá non.
Biện pháp phòng trừ
Dùng tay bắt giết khi phát hiện thấy tổ sâu ở những đọt non.
Nếu mật số sâu cao, có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Delfin, Abamectin hoặc
một số thuốc gốc cúc tổng hợp như Fastac, Sec Saigon, Sumi-Alpha…
2. Bọ trĩ (bù lạch) (Thrips sp.)
Họ: Thripidae - Bộ:Thysanoptera



Triệu chứng gây hại của bọ trĩ
Triệu chứng
Bọ trĩ trưởng thành và ấu trùng đều chích hút dinh dưỡng ở lá non. Triệu chứng thể hiện
dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính. Đọt non bị hại thường sần
sùi, cứng và giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên.
Khi bị hại nặng lá bị vàng và dễ bị rụng, cây phát triển kém.
Đặc điểm hình thái
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài 1-2 mm. Trưởng thành dạng thon, có mầu vàng đậm
hoặc nâu đen, ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có mầu trắng vàng đến vàng.
Đặc điểm sinh thái
Trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển. Khi
những lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không còn phù hợp, chúng
lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bọ trĩ thường gây hại nặng
trong mùa khô, khi mùa mưa đến bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.
Ks.phanquangthoai
Trang 10

Bọ trĩ trưởng thành
Biện pháp phòng trị
Khi tưới nước cho cây mai, dùng loại máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng vào những nơi
cư trú của bọ trĩ để rửa trôi bớt chúng; mặt khác cũng sẽ làm giảm bớt được mật số của
một số đối tượng dịch hại khác đang gây hại trên cây mai như nhện đỏ, rệp sáp…
Khi mật số bọ trĩ cao có thể sử dụng một số loại thuốc như: Malvate 21EC, Trebon 10EC,
Confidor 100SL, Admire 50EC, Regent 5SC, Vimite 10ND, Bifentox 30ND, Virigent
800WG…Về liều lượng và cách pha chế nên theo khuyến cáo có in sẵn trên nhãn thuốc.
Khi phun, chú ý phun tập trung vào mặt dưới của lá non, đọt non. Ngoài ra, để hạn chế
tác hại của bọ trĩ, nên trồng thưa để vườn mai luôn được thông thoáng.
3. Nhện đỏ (Rầy lửa) (Tetranychus sp.)
Lớp Nhện : Arachnida - Bộ: Acarina


Nhện đỏ và Triệu chứng bị nhện đỏ gây hại

Triệu chứng
Nhện trưởng thành và nhện non đều ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào
giai đoạn bánh tẻ trở đi, tạo ra những đốm lá trắng vàng có thể dễ nhận ra ở mặt trên của
lá; còn ở mặt dưới của lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám.
Khi bị hại nặng bộ lá bị cằn lại, thô cứng và sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và
phát triển bình thường của cây mai.
Đặc điểm hình thái
Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 – 0,4mm), hình bầu dục và có 8 chân. Khi
mới nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển dần sang màu hồng và đỏ đậm.
Nhện sinh sản rất nhiều, vòng đời của nhện lại ngắn vì thế chúng tích luỹ mật số khá
nhanh, dễ bộc phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Đặc điểm sinh thái
Ks.phanquangthoai
Trang 11
Nhện đỏ ngoài gây hại trên cây mai, chúng còn gây hại trên rất nhiều loại cây trồng như
cây ăn trái, cây rau màu và một số loại cây hoa kiểng khác.
Nhện thường tập trung thành từng đám ở mặt dưới các lá già, chích hút nhựa. Đôi khi
nhện còn tập trung ở các mắt thân làm lá vàng và rụng.
Nhện đỏ thường gây hại nặng trong các tháng mùa nắng.
Biện pháp phòng trừ
Không nên trồng hoặc đặt các chậu quá sát nhau để luôn tạo độ thông thoáng cho vườn
mai.
Thường xuyên kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát
hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.
Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để phát hiện nhện cần phải dùng kính lúp kiểm tra hoặc
ngắt những lá mai nghi ngờ có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ
phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay

đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của
nhện càng cao.
Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Danitol 10EC; Comite 73EC;
Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane
18,5EC…Chú ý phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và luân phiên các loại thuốc
để tránh nhện đỏ kháng thuốc.
4. Rệp sáp ( Dysmiccocus sp.)
Họ: Pseudococcidae - Bộ: Homoptera

Trưởng thành cái và ấu trùng Trưởng thành đực của rệp sáp
Rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có
kiến và nấm bồ hóng đen xuất hiện.
Ngoài ra, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây .
Đặc điểm hình thái
Rệp trưởng thành cái không cánh, có thân mềm hình bầu dục dài khoảng 3 mm, bên
ngoài phủ một lớp bột sáp trắng và có những sợi sáp trắng hai bên mình, cuối bụng có
một cặp đuôi ngắn. Rệp đực trưởng thành có một cặp cánh mỏng, cơ thể dài khoảng 2
mm, màu xám nhạt.
Rệp non giống trưởng thành cái nhưng nhỏ hơn
Đặc điểm sinh thái
Rệp non thường tìm chỗ cây non để sống, thường là kẽ lá, chùm hoa.
Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển. Rệp sáp dysmicoccus sinh
sống phá hại trên nhiều loại cây.
Biện pháp phòng trừ
Dùng tay giết rệp. khi cần thiết thì phun các loại thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrin,
Monster.
Ks.phanquangthoai
Trang 12
II. BỆNH
1. Bệnh đốm lá

Tác nhân do nấm : Pestalotia palmarum
Triệu chứng
Đầu tiên bệnh xuất hiện chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh cả lá, viền
vết bệnh có mầu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng mầu vàng
nhạt.
Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Bệnh thường xuất
hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt non. Ở nhánh non bị bệnh làm lá bị
rụng, đọt bị cháy khô, cây chậm phát triển.

Triệu chứng bệnh đốm lá
Biện pháp phòng trừ
- Trồng với mật độ vừa phải để cây mai được thông thoáng.
- Vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan.
- Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali giúp cây kháng bệnh.
- Dùng thuốc hoá học: Viben C, phun ướt đều cả hai mặt lá, cần lập lại 2-3 lần, sau 5-7
ngày để trị bệnh. Phun từ 10-15 ngày/ lần để phòng trừ bệnh.
2. Bệnh cháy lá
Tác nhân do nấm : Pestalotia funerea
Lớp nấm bất toàn : Deuteromycetes
Ks.phanquangthoai
Trang 13

Triệu chứng bệnh cháy lá mai

Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên lá, xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan
dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng
cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử.
lá bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng. bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.
Điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh phát sinh vào đầu và giữa mùa mưa, khi gặp nắng mưa xen kẽ.
Biện pháp phòng trừ
Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá bệnh, định kỳ phun thuốc gốc đồng và phân
bón lá cho cây.
3. Bệnh đốm đồng tiền
Bệnh đốm đồng tiền có thể gặp trên nhiều loại cây thân gỗ như: cam, quýt, chôm chôm,
nhãn, bưởi, mãng cầu, sầu riêng, mít, xoài…
Tác nhân : Địa y
Ks.phanquangthoai
Trang 14

Đia y
Triệu chứng
Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ 2-3 mm, sau đó phát triền dần lên có đường
kính 3-5 cm. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền, màu xám
trắng hay xám xanh. Nếu nặng nhiều vết bệnh sẽ liên kết lại thành mảng lớn có hình dạng
bất định, loang lổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây dày lên,
có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai.
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Đốm bệnh là mảng địa y, tức là dạng cộng sinh giữa rêu và nấm. Bệnh thường phát triển
trên các thân cây lâu năm, già cỗi, lớp mô vỏ cây đã chết là môi trường cho rong rêu và
các loại nấm hoại sinh phát triển. Lúc đầu bệnh chỉ tập trung ở phần thân sát gốc, về sau
bệnh phát triển dần lên các nhánh cấp 1, nhánh cấp 2… Những cây có tán lá rậm rạp, ít
ánh nắng, ẩm thấp rất thích hợp cho địa y phát triển.
Biện pháp phòng trừ
Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, để vườn mai được
thông thoáng, khô ráo, dưới tán, dưới gốc cây nhận được thêm ánh sáng mặt trời.
Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát
nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa.
Định kỳ hàng năm phun 2-3 lần, phun ướt đều thân cây bằng các thuốc gốc đồng như:

Bordeaux, CoC 85, Funguran…
Đối với những gốc mai đã bị bệnh: dùng thuốc Norshield 86.2 WG (3 g/lít nước). Quét
ướt đều thân, cành và gốc liên tục 3-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày.
4. Bệnh vàng lá
Ks.phanquangthoai
Trang 15

Triệu chứng bệnh vàng lá
Tác nhân: Bệnh sinh lý
Triệu chứng
Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong. Triệu
chứng thường xuất hiện từ lá già và đi dần lên trên. cây sinh trưởng chậm lại.
Điều kiện phát sinh phát triển
Thường xuất hiện vào những tháng gần cuối năm; nguyên nhân chủ yếu do cây tập trung
dinh dưỡng để tạo búp hoa. Cây mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón phân, thường
bị bệnh vàng lá và bệnh cháy lá.
B iện pháp phòng trừ
Bón đầy đủ phân khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón
lá có chất vi lượng, cây sẽ mau hết bệnh.
5. Bệnh mốc cam
Bệnh Mốc cam do nấm: Coniothyrium fuckelli
Lớp Nấm nang: Ascomycetes
Ks.phanquangthoai
Trang 16

Triệu chứng bệnh mốc cam
Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên cành và lá non; vết bệnh lúc đầu là những đốm mầu hồng (hơi
giống mầu đỏ đồng), sau đó vết bệnh cứ phát triển rộng dần ra bao quanh hết cả đọan
cành, đồng thời cũng phát triển lên cả phía trên và phía dưới của chỗ bị bệnh. Khi vết

bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh
sẽ có mầu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở lên
khô nứt, giòn dễ gẫy. Bệnh nặng làm cành khô và chết.
Điều kiện phát triển bệnh
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-30
o
c và ẩm độ cao. Bệnh thường gây hại nặng
giai đoạn đầu và giữa mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gẫy hoặc bị bệnh. Sau khi tỉa cành phun thuốc
Daconil, Zineb, COC 85…
6. Bệnh rỉ sắt
Nguyên nhân do Nấm: Phragmidium mucronatum
Lớp Nấm đảm: Basidiomycetes
Ks.phanquangthoai
Trang 17

Triệu chứng bệnh rỉ sắt
Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cành non. Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng
cam hơi đỏ, xung quanh có viền nhạt màu. Đốm bệnh nổi lên trên có lớp bột màu vàng.
Bị năng, nhiều đốm bệnh chi chít mặt dưới lá, làm lá vàng và rụng sớm. Trên cành bệnh
làm cành teo tóp lại, chồi phát triển kém và có thể héo khô.
Điều kiện phát triển bệnh
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 32 - 35
o
c. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu
và giữa mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Tỉa bỏ các cành lá bệnh tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali tăng sức chống bệnh cho cây.

Tưới nước vừa phải.
Khi bị bệnh nặng có thể phun một trong những loại thuốc sau: Bayfidan, Score, Anvil,
Bumber, Carbendazim./.
CÁCH TẠO DÁNG MAI VÀNG
Ở miền Nam, hầu như nhà vườn nào cũng có mai vàng, mai mọc dại trong vườn hay
được trồng trước sân nhà, chủ yếu để hoa mai nở đẹp vào mùa xuân. Hình ảnh của
mai vàng sẽ trở nên thướt tha vương vấn, nếu mai vàng được trồng nơi không gian
hài hòa, cùng với dáng mai đẹp và ấn tượng.
Để tạo dáng mai đẹp cần chú ý các phần sau:
- Gốc mai: là phần cực kỳ quan trọng, vì khi nhìn vào cây mai người ta chú ý ngay đến
cái gốc mai, xem gốc mai người ta biết đó là mai rừng, hay mai bonsai lâu năm
Thường thì gốc mai được để tự nhiên do việc tạo dáng và ghép rễ rất khó. Bởi vậy đánh
giá mai như đánh giá vẻ đẹp của một cô gái, nếu muốn biết đẹp xấu thì phải đánh giá
những cái gì là tự nhiên nhất mà thiên nhiên đã ban tặng.
Ks.phanquangthoai
Trang 18


Để có một gốc mai đẹp bạn phải tạo dáng bộ rể lúc mới trồng, hoặc nếu đó là mai già thì
phải biết moi gốc ra để lộ phần rễ, nhưng thường thì không đẹp do mai sống hoan dã nên
rễ cũng xuông đuột. Với các loại mai già thì khó mà thay đổi được hình dáng bộ rể vì vậy
mà nên tập trung và phần thế mai.
Thế mai: Với kỹ thuật ghép cành phổ biến như hiện nay thì có thể tạo được nhiều dáng,
thế rất đẹp. Nhưng phần lớn thế mai phải theo dáng thế tự nhiên của cây mai, vì khi bứng
gốc mai rừng cho vào chậu thì phần nhánh lớn đã bị cắt trùi lũi, ở đầu mỗi nhánh mai lớn
này sẽ được ghép lại các nhánh mai con, cách bố trí các nhánh mai ghép và tạo dáng
nhánh mai ghép sẽ tạo nên thế của cây mai.
Việc cắt các cành lớn để cho mai vào chậu kiến cũng là một công việc không dễ vì nếu
không biết cắt thì cây mai chẳn ra một thế nào hết. Mỗi cây có hình dáng riêng nên tùy
theo thế tự nhiên của mai mà việc cắt nhánh sẽ khác nhau. Thông thường những nhánh

nào làm phá dáng mai sẽ được cắt sát thân mai có nghĩa là bỏ luôn nhánh đó, còn những
nhánh nào tạo được thế mai thì giữ lại và chừa ra khoảng 20 -30 cm.


Tạo dáng mai lão: Nếu cai mai non mà bạn làm nó thành mai già có nhiều u nầng, sần
sùi thì giá trị nó sẽ tăng lên rất cao. Tạo dáng mai lão là một kỹ thuật tương đối khó, vì
nếu không khéo thì cây mai sẽ chết luôn. Để tạo u nầng, các vết sần sùi thì người ta dùng
đục khoét vào thân cây hoặc dùng các dụng cụ chuyên dụng cào lên thân cây, lâu ngày
vết thương sẽ lành lại và làm lộ các vết sần sùi u nầng.
Ks.phanquangthoai
Trang 19
Đối với mai non thì việc tạo dáng rất dễ dàng, ta nên chú ý phần rễ và thân, dưới đây là
một vài hình ảnh có thể giúp bạn hướng tạo dáng mai
Kỹ thuật sửa mai kiểng

Cây mai trồng để chơi kiểng, chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa, uốn sửa cho đẹp. Kỹ
thuật sửa mai bao gồm: cắt tỉa uốn nắn, căng kéo, quấn dây đồng, neo, cảo, đục, khoét,
làm lão hóa. v.v

Cây mai trồng để chơi kiểng, chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa, uốn sửa cho đẹp. Kỹ
thuật sửa mai bao gồm: cắt tỉa uốn nắn, căng kéo, quấn dây đồng, neo, cảo, đục, khoét,
làm lão hóa. v.v
Sửa rễ:
Rễ là thành phần nằm sâu dưới đất, rất cứng, giòn, khó sửa. Muốn sửa phải moi rễ lên,
lấy đá chêm, căng kéo, sắp xếp cho xòe ra bốn phía, theo kiểu chân nôm, hoặc cho ngoằn
ngoèo lồi lõm, nằm trên miệng chậu mới đẹp. Bộ rễ rất quan trọng, góp phần làm đẹp cho
cây kiểng, nhất là cây bonsai, bộ rễ phải nổi hẳn lên trên mặt khay, chậu, dĩa.
Kiểng cổ còn để lại nhiều cây có bộ rễ kỳ lạ, uốn thành hình chân thú: Long, Lân, Quy,
Phụng trông rất đẹp mắt.


Sửa gốc
Cây mai thường là cây đơn thân, nên gốc rất to, phải sửa ngay từ lúc cây còn nhỏ, nếu để
lớn quá khó sửa. Tùy theo dáng cây, ta có thể sửa theo thế đứng, thế nghiêng, thế nằm;
bằng cách cắt gọt, đục đẽo cho lồi lõm, làm lão hóa, tăng thêm giá trị của cây mai.
Kiểu xưa còn để lại nhiều gốc hóa long, hóa hổ vô cùng quý giá. Ngày nay cây bonsai có
gốc xù xì, lồi lõm, uốn nắn hài hòa giữa cây với chậu. Gốc còn dùng để đánh giá tuổi của
cây, càng già càng quý.

Sửa thân:
Thân là thành phần to cứng sau gốc, muốn sửa phải có nòng sắt, cảo, cây nêm, dây kẽm,
dây đồng. Trước tiên, phải để thân cây trước mặt, xoay qua xoay lại, nghiên cứu tìm thế
uốn cho đúng. Lấy nòng bằng sắt đã uốn sẵn, cặp ôm sát vào thân cây, lấy dây kẽm buộc
từ từ từng ruột một, từ gốc cây trở lên siết thật chặt, ép cho thân cây ôm lấy nòng sắt. Lâu
ngày, thân cũng sẽ cong queo theo thế của nòng sắt.
Muốn uốn cong một đoạn thì cần cột kẽm hai đầu rồi căng xoắn dây kẽm lại, thân cây sẽ
cong nằm xuống như thế thác đổ. Còn thân nhỏ, nhánh nhỏ chỉ cần lấy dây kẽm đủ to,
quấn thưa dọc theo thân, nhánh, rồi hai tay kềm uốn vặn xoắn theo chiều khu ốc, dây kẽm
giữ lại theo hình mình đã uốn. Cây bonsai rất ngắn, rất giòn, phải uốn từ từ, mỗi ngày
một chút, lâu ngày cũng sẽ đúng theo hình ta muốn. Thân cây bắt buộc phải đầu voi đuôi
chuột, nghĩa là gốc lớn, thân cây nhỏ dần dần lên đến ngọn mới đẹp. Gốc đẹp mà thân
cây bị cưa cắt ngang đứt đoạn có thẹo to, mất ngọn là làm mất giá trị của cây mai.

Ks.phanquangthoai
Trang 20
Sửa cành:
Cây mai có rất nhiều cành, cành kết hợp với thân uốn thành thế, kết hợp với tàn lá uốn
thành tay. Sửa nhánh tương đối dễ bằng cách cắt tỉa hoặc quấn dây uốn xoắn:
Cắt tỉa là công phu nhất, muốn cho nhánh xoay về hướng nào thì cắt đọt ở nách lá về
hướng đó, ngay nách lá đó sẽ mọc một chồi non xoay về hướng ta muốn. Cách này đẹp,
nhưng phải đợi lâu mới thành nhánh đủ lớn.

Quấn dây đồng, dây kẽm: chỉ cần một dây kẽm đủ lớn, dài gấp đôi nhánh cây để quấn
cho đủ, ngày nay có dây nhôm bọc chỉ chung quanh, rất tiện vì không ăn khuyết vô vỏ
cây. Quấn dọc theo nhánh muốn uốn, theo chiều kim đồng hồ cho đồng nhất, hai tay nắm
lấy nhánh. Không nên để quá lâu ngày vì có dấu dây kẽm ăn khuyết vào nhánh uốn, sẽ
không đẹp bằng phương pháp cắt tỉa. Quấn kẽm có lợi là nhanh và có thể uốn kéo một
nhánh từ bên này qua bên kia thân cây, khi ở mé đó thiếu tàn nhánh.
Theo kiểng cổ, uốn tàn bình thường bên nào theo bên đó gọi là tàn văn, còn uốn tàn từ mé
bên này kéo sang qua mé bên kia gọi là tàn võ. Còn nhánh lớn quá không quấn dây kẽm
bẻ được thì phải dùng nòng sắt cặp, như uốn thân cây vậy.

Tỉa lá
Cây mai trồng ngoài vườn để chơi hoa thì ít có ai tỉa lá. Cây mai trồng trong chậu thành
kiểng, thành bonsai mới tỉa lá cho thông thoáng để thấy rõ thân, nhánh, nhất là mai
bonsai phải tỉa cho thật thoáng để thấy cả gốc rễ, cành nhánh cho đẹp. Tỉa lá chỉ cắt bỏ
các lá dư thừa, các đọt non mới mọc ra dài quá, che khuất cả mặt chính của cây.
Nhưng bất cứ cây mai trồng ở đâu, trồng theo kiểu nào, đến Tết đều phải lảy hết lá, để
kích thích ra hoa trong 3 ngày Tết.

Làm lão hóa:
Ngày xưa muốn có cây mai kiểng già phải đợi nhiều năm, ngày nay có nhiều phương tiện
như: dụng cụ đục khoét và chất hóa học để làm lão hóa cây nhanh hơn. Muốn làm cho
thân cây phù lên, thì dùng cây đập dài theo chỗ đó cho bầm dập phù lên, hoặc dùng kim
châm thật mạnh, đều chung quanh thân cây (nhưng nên nhớ phải chừa một đường rãnh
nhỏ trên vỏ, để cho cây có thể dẫn nhựa lên nuôi cây). Cây phản ứng nứt da thành sẹo.
Bôi thuốc vào, khi cây lành sẹo, sẽ thấy chỗ đó phù lên, sần sùi có vẻ già nua.
Thuốc hóa học để làm lành sẹo cho cây kiểng thông dụng nhất là vaseline. Nếu không
mua được thuốc trên, thì có thể tự chế bằng cách nấu mỡ bò với thuốc ký ninh vàng và
thuốc trừ nấm.
Để làm bóng những chỗ lột da tạo lão hóa, thì sau khi lột vỏ một đoạn thân hoặc một
đoạn nhánh xong rồi, phải lấy giấy nhám đánh cho trơn, mới thoa thuốc như oxy đồng

hoặc acid citric hay sulfur calci, chỗ đó sẽ trở nên trắng và bóng láng.

×