Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

TIỂU LUẬN: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.42 KB, 51 trang )












TIỂU LUẬN:

Một số biện pháp tiết kiệm chi phí
SXKD và hạ giá thành sản phẩm của
Công ty Cổ phần Thanh Bình trong
giai đoạn hiện nay











LỜI NÓI ĐẦU

Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa kinh tế quan


trọng đối với doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh rất
gay gắt. Nếu doanh nghiệp có các biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm hợp lý sẽ giúp sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
về giá mà chất lượng lại không hề thay đổi, nhờ vậy mà doanh thu bán hàng hoá và
dịch vụ sẽ tăng lên và lợi nhuận cũng tăng. Công ty cổ phần Thanh Bình từ một doanh
nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần nên công ty trong những năm gần đây phải
tự lo tất cả các hoạt động kinh doanh của mình. Để tăng doanh thu và lợi nhuận công
ty cần phải có các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy em
xin chọn đề tài:
“Một số biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm của Công ty
Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay”.
- Mục tiêu nghiên cứu: Từ những lý luận về chi phí SXKD và giá thành, từ các
phương pháp phân tích chi phí SXKD và giá thành, tìm ra những ưu nhược điểm trong
công tác sử dụng chi phí SXKD và giá thành tìm ra những biện pháp nhằm tiết kiệm
chi phí và hạ giá thành sản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thiện tốt đề tài em đã sử dụng phương pháp
quan sát, phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp sử dụng các dữ liệu thứ cấp,
sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp so sánh trong việc đánh giá,
phân tích các hoạt động kinh doanh cũng như phân tích tình hình sử dụng chi phí
SXKD và giá thành. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu chia làm 3 ch-
ương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của doanh
nghiệp


Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi phí SXKD và giá thành tại công ty cổ
phần Thanh Bình.
Chương III: Những biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm.



























CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
GIÁ THÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

I.Chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.Khái niệm và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tài chính quan trọng gắn liền với quá
trình sử dụng các nguồn vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố khác phục vụ quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí cũng tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế
của doanh nghiệp đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá
trình chi trả và tiêu phí các nguồn lực đó, tất cả các khoản chi trả và các phí tổn về vật
tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố khác đã tiêu dùng cho hoạt động kinh tế trong một
thời kỳ nhất định được gọi là chi phí của doanh nghiệp.
Chi phí của doanh nghiệp phát sinh hàng ngày hàng giờ đa dạng và phức tạp
phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm và quy mô các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các phí tổn về vật chất, về
lao động và tiền vốn liên quan, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ trước hết là các khoản chi phí huy
động các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp như: trả lãi
tiền vay, trả tiền thuê các tài sản…Trong quá trình sản xuất sản phẩm doanh nghiệp
phải bỏ ra các chi phí về các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc,
thiết bị, nhà xưởng…
Cùng với việc huy động các yếu tố đầu vào và tiến hành sản xuất sản phẩm,
doanh nghiệp còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định như chi phí bảo quản, chi phí


vận chuyển sản phẩm chi phí tiếp thị, quảng cáo, bảo hành. Toàn bộ các chi phí phát
sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm gọi là chi phí tiêu thụ
Cuối cùng là các khoản chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp như chi phí
quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, các khoản phí, lệ phí, thuế phải nộp ở khâu
mua hàng hoá, dịch vụ (không kể VAT được khấu trừ), chi phí sử dụng đất và chi phí
khác…

1.1.2.Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh
Theo loại hình hoạt động thì chi phí của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận cơ
bản:
Chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD): Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện
bằng tiền của các chi phí về vật chất, về lao động và tiền vốn liên quan, phục vụ trực
tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định. Đây là bộ phận chi phí gắn liền với quá trình mua hàng hoá, cung
cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bộ phận chi phí này bao gồm giá
vốn của hàng hoá, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả lãi tiền
vay và các chi phí liên quan đến hoạt động sử dụng tài sản sinh lời khác của doanh
nghiệp trong kỳ…Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của doanh
nghiệp trong kỳ. Doanh nghiệp cần phải tổ chức quản lý tốt phấn đấu giảm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chi phí khác: là các chi phí phát sinh ngoài chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đã nêu ở trên như chi phí về thanh lý nhượng bán tài sản cố định, các
khoản tiền phạt về vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm luật…Đây là những khoản chi
phí phát sinh không thường xuyên trong kỳ doanh nghiệp khó có thể lập hoá được.
1.2.Phạm vi của chi phí sản xuất kinh doanh
1.2.1.Các chi phí phát sinh trong kỳ thuộc vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ


- Chi phí về vật tư (nguyên liệu, vật liệu, động lực…) biểu hiện bằng tiền của
nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí tiền lương: bao gồm toàn bộ tiền lương tiền công và các khoản chi phí
có tính chất lương trả cho nguồn lao động.
- Các khoản trích lập theo quy định hiện hành của Nhà nước như: bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn.
- Khấu hao tài sản cố định: đó là số tiền trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp

được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ hạch toán.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân bên ngoài
doanh nghiệp về các dịch vụ mà họ cung cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp như chi
phí vận chuyển, tiền điện, tiền nước, chi phí kiểm toán, quảng cáo, hoa hồng đại lý, uỷ
thác, môi giới…
- Chi phí bằng tiền khác như thuế môn bài, thuế tài nguyên, nhà đất, chi phí tiếp
tân, hội họp đi nước ngoài.
- Chi phí dự phòng là các khoản trích dự phòng giảm giá vật tư, hang hoá, nợ
khó đòi được hạch toán vào chi phí trong kỳ của doanh nghiệp theo quy định.
- Chi phí phát sinh từ các hoạt động tài chính như: Chi phí trả lãi tiền vay, thuê
tài sản, mua bán chứng khoán, liên doanh liên kết, chiết khấu thanh toán trả cho người
mua khi họ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trước hạn và các chi phí hoạt động tài
chính khác.
1.2.2.Các chi phí không thuộc phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
- Chi phí đầu tư dài hạn của doanh nghiệp như: chi phí xây dựng cơ bản, mua
sắm TSCĐ, đào tạo dài hạn, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ nâng cấp TSCĐ,
nhóm chi này được bù đắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, nên không
phải là chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.


- Chi phúc lợi xã hội như: Chi phục vụ văn hoá thể thao, y tế, vệ sinh, tiền
thưởng ủng hộ nhân đạo…những khoản chi này được bù đắp từ nguồn vốn chuyên
dùng của doanh nghiệp nên cũng không phải là chi phí của doanh nghiệp.
- Các khoản tiền phạt do vi phạm luật, nếu do cá nhân hay tập thể gây ra thì
người đó phải nộp phạt, phần còn lại phải lấy từ lợi nhuận sau thuế để bù đắp.
- Các khoản chi vượt định mức cho phép theo quy định của pháp luật như chi
phí giao dịch, tiếp khách vượt mức quy định,…
1.3.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.3.1.Theo tính chất các khoản chi phí phát sinh

- Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương…trả cho người lao động.
- Tiền trả về cng cấp dich vụ, lao vụ cho các ngành kinh tế khác nhau như:
Cước phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, tiền thuê kho bãi, điện nước, nước, lãi vay trả
cho các tổ chức tín dụng.
- Hao phí vật tư, tài sản: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu,…
- Hao hụt tự nhiên của hàng hoá: là các chi phí biểu hiện giá trị của vật tư hàng
hoá bị hao hụt do điều kiện tự nhiên gây ra trong quá trình vận chuyển, bảo quản và
tiêu thụ.
- Chi phí khác bao gồm chi phí giao dịch, hội họp tiếp khách, đồ dùng văn
phòng…
1.3.2.Theo các khâu kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi phí phát sinh ở khâu mua hàng hoá dich vụ là các chi phí như: Trị giá mua
của hàng hoá dịch vụ mua vào các khoản phí, lệ phí, thuế phát sinh ở khâu mua, chi
phí vận chuyển từ nơi mua hàng đến kho của doanh nghiệp và các chi phí khác có liên
quan tính đến thời điểm đưa hàng vào nhập kho của doanh nghiệp. Toàn bộ những chi
phí này hình thành nên giá vốn của hàng hoá nhập kho.
- Chi phí ở khâu dự trữ: là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tổ chức
dự trữ hàng hoá trong kỳ của doanh nghiệp như bao bì, vật liệu đóng gói, khấu hao


TSCĐ phục vụ công tác dự trữ hàng hoá, lương của nhân viên quản lý kho và các chi
phí bằng tiền khác phát sinh ở khâu dự trữ hàng hoá.
- Chi phí ở khâu tiêu thụ: là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu
thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong kỳ như: chi phí vật chất về tiền lương của nhân
viên bán hàng khấu hao TSCĐ chi phí vận chuyển hàng hoá từ kho của doanh nghiệp
đến người tiêu dùng chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành, các chi
phí dịch vụ mua ngoài khác như chi phí sửa chữa tài sản thuê ngoài, hoa hồng đại lý,
uỷ thác và các chi phí khác phát sinh ở khâu tiêu thụ ngoài các chi phí phát sinh ở khâu
tiêu thụ nêu trên.
1.3.3.Theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành

- Chi phí mua hàng hoá là những chi phí phát sinh liên quan đến số lượng hàng
hoá mua và nhập kho để bán của doanh nghiệp trong kỳ, thuộc nhóm này bao gồm: trị
giá mua của hàng hoá và chi phí khác liên quan ở khâu mua hàng như: phí vận chuyển,
bốc dỡ, tiền thuê kho bãi, thuế, lệ phí, chi phí bảo hiểm hàng hoá, lương cán bộ chuyên
trách ở khâu mua. Chi phí mua hàng hoá phát sinh đối với hàng hoá đã tiêu thụ trong
kỳ của doanh nghiệp gọi là giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng là toàn bộ những chi phí phát sinh từ hoạt động phục vụ bán
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ như:
+ Chi phí về vật tư (nguyên, nhiên, vật liệu) phục vụ quá trình sản xuất dự trữ
bảo quản tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ như
dụng cụ đồ dùng, phương tiện làm việc, phương tiện tính toán…
+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản và tiêu thụ hàng hoá như kho
tàng, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, tiền thuê
kho bãi, vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá để tiêu thụ, hoa hồng đại lý bán hàng, hoa hồng
uỷ thác xuất khẩu sản phẩm…
+ Các chi phí khác


- Chi phí quản lý doanh nghiệp là tất cả các chi phí phát sinh ở bộ máy quản lý
chung doanh nghiệp, bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý.
+ Chi phí đồ dùng văn phòng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
+ Thuế, phí lệ phí
+ Chi phí bằng tiền khác
Chi phí quản lý doanh nghiệp là bộ phận chi phí gián tiếp của chi phí sản xuất
kinh doanh. Tỷ trọng của bộ phận này trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ

chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chính
1.3.4.Theo tính chất biển đổi của chi phí so với sự biến đổi của doanh thu
- Chi phí cố định là bộ phận của chi phí phát sinh trong kỳ không thay đổi khi
doanh thu thay đổi bắt buộc doanh nghiệp phải thanh toán, thậm chí cả khi doanh
nghiệp không có doanh thu trong kỳ. Thuộc loại này bao gồm chi phí thuế văn phòng,
máy móc, thiết bị lãi vay phải trả, lương cán bộ gián tiếp, khấu hao TSCĐ.
- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi doanh thu của doanh nghiệp thay
đổi như :
+ Chi phí nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm
+ Chi phí bao bì, vật liệu đóng gói.
+ Lương trả theo sản phẩm…
II. Giá thành
2.1.Khái niệm giá thành
2.1.1.Khái niệm giá thành
Giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, dịch
vụ nhất định.


Giá thành sản phẩm, dịch vụ (gọi tắt là giá thành) của doanh nghiệp thể hiện chi
phí cá biệt của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản
phẩm, dịch vụ cụ thể.
Cùng một loại sản phẩm, dịch vụ giống nhau doanh nghiệp nào có trình độ tổ
chức quản lý sản xuất kinh doanh tốt hơn, sử dụng trình độ công nghệ cao hơn thì giá
thành của doanh nghiệp đó thấp hơn.
Nghĩa là giá thành phản ánh chất lượng và trình độ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt doanh nghiệp nào có
chất lượng hàng hoá tốt hơn, giá thành thấp hơn sẽ có sức cạnh tranh cao hơn và sẽ

chiếm được thị phần cao hơn, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển tốt, ngược lại thì
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn thậm chí dẫn đến phá sản.
2.1.2.Mối liên hệ giữa chi phí và giá thành
Do giá thành được định nghĩa từ khái niệm chi phí nên giữa chúng có mối liên hệ
mật thiết với nhau, đồng thời cũng có sự khác nhau về quan điểm xem xét trong mối
quan hệ với các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
+ Giá thành và chi phí đều được biểu hiện bằng tiền của các phí tổn về nguồn lực
của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên giá thành chỉ biểu hiện phí tổn của nguồn lực đã tiêu dùng để hoàn
thành việc sản xuất hoặc tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định, trong
khi chi phí lại biểu hiện phí tổn của nguồn lực trong một thời kỳ hạch toán của doanh
nghiệp bao gồm cả các chi phí liên quan đến hàng hoá tồn kho đầu kỳ cuối kỳ của
doanh nghiệp
+ Chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là cơ sở để tổng hợp, tính giá thành của sản
phẩm, dịch vụ, sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành. Vì vậy quản lý giá thành luôn luôn gắn với quản lý chi phí của doanh
nghiệp.
2.2.Phân loại giá thành sản phẩm


2.2.1. Phân loại theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
- Giá thành sản xuất sản phẩm là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành
việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định.
Giá thành sản xuất sản phẩm có thể được tính cho một đơn vị sản phẩm hoàn
thành hoặc cho một khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
- Giá thành đơn vị sản xuất là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành
việc sản xuất một đơn vị sản xuất cụ thể.
- Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm:
+ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên nhiên, vật liệu trực tiếp như: chi
phí tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực

tiếp sản xuất ra sản phẩm đó, các nguyên nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp để tạo ra
sản phẩm đó.
+ Chi phí sản xuất chung là các chi phí chung phát sinh ở phân xưởng bộ phận
sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp như: Tiền lương và phụ cấp có tính chất lượng,
chi phí về vật liệu công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi
phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác liên quan đến bộ phận sản xuất sản phẩm
đó.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ bao gồm:
- Giá thành sản xuất của nó.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.2.2.Theo nguồn gốc số liệu phát sinh của các chi phí để tổng hợp giá thành
Giá thành định mức là giá thành sản phẩm, dịch vụ được tổng hợp căn cứ vào
các định mức chi phí hiện hành do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý quyết định nó
là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý giá thành của mình đạt được
mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch được tính căn cứ vào kế hoạch doanh thu, kế hoạch sản
lượng và kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành kế hoạch


là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch giá
thành của mình.
Giá thành thực tế là loại giá thành được tập hợp tính toán căn cứ vào số liệu
phát sinh thực tế về chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và số
lượng thực tế sản phẩm, dịch vụ để thực hiện được trong kỳ của doanh nghiệp đó. Giá
thành thực tế được sử dụng để phân tích so sánh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán cụ thể làm cơ sở cho việc hoạch định
chính sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.



III.Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành
3.1.Sự cần thiết của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành
Chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp gắn liền với quá trình
sản xuất kinh doanh và có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đến mục tiêu kinh tế trực tiếp của doanh nghiêp là lợi nhuận tối đa. Vì
vậy tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều phải tổ chức
tốt việc quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ của mình.
Như vậy công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa to
lớn đối với doanh nghiệp:
- Quản lý tốt chi phí và giá thành sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất, do tiết kiệm được chi phí và hạ được giá thành
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp biểu hiện ở những nội dung sau:
+ Tổ chức phân công, phân cấp quản lý chi phí và giá thành đúng đắn, phù hợp
với tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Làm tốt công tác kế hoạch hoá chi phí và giá thành (bao gồm lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện kế hoạch, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tìm các giải
pháp, biện pháp, quản lý tốt để hạ thấp chi phí và giá thành ngay trong quá trình thực
hiện kế hoạch cũng như cho kỳ kế hoạch tới)


Trong công tác kế hoạch hoá, kế hoạch chi phí và giá thành là một công cụ
quan trọng phục vụ cho việc quản lý chi phí giá thành. Kế hoạch này được lập ra nhằm
phục vụ cho việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất, đồng
thời phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp. Vì vậy thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá chi phí và giá thành đồng
nghĩa với việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí, hạ
được giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mặt khác, do tiết kiệm được chi
phí, hạ được giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nên sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường về giá, nếu doanh nghiệp thực hiện
chiến lược bán hàng với giá cạnh tranh hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng được doanh

thu, một tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong hiện tại và tương
lai. Ngoài ra việc loại bỏ những chi phí không cần thiết, chống được hiện tượng lãng
phí trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời giải phóng được vốn
phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao được
hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
3.2.Nội dung quản lý chi phí sản xuất và giá thành
3.2.1.Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
a) Quản lý chi phí hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Quản lý chi phí nguyên, nhiên vật liệu. Nguyên tắc chung là phải quản lý chặt
chẽ cả hai yếu tố: Mức tiêu hao vật tư và giá vật tư.
+ Về mức tiêu hao vật tư, tất cả các loại vật tư được sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thông thường doanh nghiệp thường phải quản lý chặt chẽ theo các
định mức tiêu hao vật tư mà doanh nghiệp đã quy định ở tất cả các khâu sản xuất kinh
doanh của mình, đồng thời phải thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra phân tích, đánh
giá tình hình thực hiện các định mức đó. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu định mức về tiêu
hao vật tư cho phù hợp, tìm ra những yếu tố tiêu cực để khắc phục và các yếu tố tích
cực để phát huy nhằm động viên mọi người lao động tích cực tiết kiệm trong sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.


+ Về giá trị vật tư để tính vào chi phí là giá thực tế mua vào ghi trên chứng từ
hoá đơn theo đúng quy định của Bộ Tài chính, sau khi đã trừ số tiền đền bù thiệt hại
do cá nhân, tập thể gây ra, hao hụt định mức cho phép, giá trị phế liệu thu hồi, số tiền
giảm giá mua.
+ Quản lý chi phí dụng cụ, công cụ lao động phục vụ sản xuất kinh doanh thông
thường. Doanh nghiệp căn cứ vào thời gian sử dụng và giá trị của chúng để tiến hành
phân bổ dần vào chi phí trong kỳ cho phù hợp.
+ Quản lý chi phí khấu hao TSCĐ
+ Quản lý chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lượng.
+ Quản lý chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chi phí khác phảI gắn

với chế độ hiện hành của nhà nước, bảo vệ quyền lợi của người lao động, đúng luật
pháp.
+ Quản lý chi phí dịch vụ mua ngoài. Doanh nghiệp phải xây dựng được các
định mức cụ thể cho từng khoản mục chi phí thuộc bộ phận này, đặc biệt là các khoản
mục hoa hồng đại lý, uỷ thác, môi giới và tổ chức quản lý chặt chẽ chúng.
+ Quản lý chi phí bằng tiền khác như: Thuế môn bài, tiền sử dụng đất, thuế tài
nguyên, phí, lệ phí…đặc biệt là chi phí tiếp tân, hội họp… phải tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật Nhà nước.
b) Quản lý chi phí hoạt động tài chính
Để quản lý tốt bộ phận chi phí này doanh nghiệp phải căn cứ vào hiệu quả của
từng hoạt động tài chính cụ thể và những quy định của pháp luật để tính toán và kiểm
soát các loại chi phí phát sinh của nó cho phù hợp nhằm giảm được các chi phí không
cần thiết.
3.2.2.Quản lý giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ
Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ = giá thành sản xuất của nó
+ chi phí bán hàng + chi phí quản lý.
Về nguyên tắc, toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kỳ được kết chuyển vào giá thành toàn bộ của sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ


đó. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hoặc trong năm
hạch toán doanh thu không tương ứng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp đã phát sinh, thì được phép phân bổ cho sản phẩm tồn kho và sản phẩm dở
dang theo một tỷ lệ thích hợp.
3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành
3.3.1.Các nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế vi mô, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung: Trước hết là hệ thống luật pháp về kinh doanh, luật tài chính và các văn bản có
tính pháp quy dưới luật. Hệ thống này ràng buộc về mặt pháp lý và tác động trực tiếp
đến quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nói riêng.

Tiếp theo là hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế- xã hội bao gồm mạng lưới
giao thông, vận tải, bến cảng, kho tàng, sự phân bổ của sản xuất của dân cư, để thấy rõ
nhóm tác động rất mạnh đến chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển hàng hoá…
- Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ và việc áp dụng các
thành tựu của sự tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng là một yếu
tố quan trọng tác động đến chi phí của doanh nghiệp.
- Mức sống của con người tăng lên, trình độ phát triển của xã hội cũng là yếu tố
tác động đến chi phí và giá thành của doanh nghiệp. Yếu tố này làm cho giá cả của sức
lao động tăng lên dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng lên, có thể thấy rõ điều này
tác động đến mọi doanh nghiệp, trong điều kiện hiện nay việc bảo vệ môi trường sống
của con người cũng tác động mạnh đến chi phí của doanh nghiệp.
- Thị trường và sự cạnh tranh:
Thị trường các yếu tố đầu vào tăng giá làm cho các doanh nghiệp phải tăng chi
phí và tăng giá thành là điều dễ thấy, từ giá cả nguyên vật liệu, tư liệu lao động đến giá
cả thị trường tài chính.
Thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của doanh
nghiệp, do đó ảnh hưởng đến chi phí biến đổi đến từng chi phí của doanh nghiệp


nhưng nếu thị trường ổn định doanh nghiệp mở rộng được doanh thu thì tỷ suất chi phí
có thể giảm xuống.
Cạnh tranh cũng tác động mạnh đến chi phí, giá của doanh nghiệp. Cạnh tranh
buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh, giảm chi
phí giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng mức cạnh tranh về giá trên thị trường, nhưng
đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến chi phí và giá thành của doanh nghiệp
tăng lên.
3.3.2.Các nhân tố chủ quan
- Năng suất lao động của doanh nghiệp. Năng suất lao động tác động trực tiếp
đến chi phí tiền lương trả cho người lao động dễ thấy rõ điều này qua chế độ trả lương

khoán doanh thu của doanh nghiệp, năng suất lao động càng cao thì chi phí tính trên
một đơn vị đồng doanh thu sẽ giảm xuống vì vậy với một doanh thu không thay đổi,
năng suất lao động tăng lên làm chi phí tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm giảm
xuống và ngược lại.
- Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý chi
phí nói riêng của doanh nghiệp
+ Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tác động mạnh đến quá trình
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp : Lựa chọn địa bàn hoạt động, ngành, mặt hàng,
dịch vụ kinh doanh, lựa chọn phương tiện, giải pháp trong đầu tư trong sản xuất kinh
doanh tốt nhất, đảm bảo cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả cao làm cho hoạt động sản
xuất kinh doanh tiến triển tốt, tăng được doanh thu, tăng được sức cạnh tranh, uy tín
trên thị trường.
+ Trình độ quản lý tài chính tốt, giúp doanh nghiệp tổ chức huy động vốn hợp
lý và sử dụng vốn hiệu quả cao tăng nhanh được vòng quay của vốn, tăng doanh thu
đồng thời giảm được các chi phí liên quan đến dự trữ hàng hoá, từ đó tiết kiệm được
chi phí, hạ giá thành của doanh nghiệp.


+ Quản lý chi phí tốt còn giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các chi phí phát
sinh không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu kinh doanh
và loại bỏ chúng nhằm tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Ngược lại nếu quản lý không tốt, chi phí và giá thành của doanh nghiệp sẽ tăng
lên.





CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH


I.Vài nét về công ty cổ phần Thanh Bình
1.1. Lịch sử hình thành của doanh nghiệp
* Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần Thanh Bình
Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. Công ty có trụ sở chính tại : Lô số 4 CN 05 khu
công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm - Hà Nội.
Ngày 8/5/1997 theo quyết định của Bộ trưởng bộ quốc phòng chi nhánh công ty
Thanh Bình được thành lập, có trụ sở chính tại 79 phố Lý Nam Đế- Hoàn Kiếm Hà
Nội.
*Quá trình phát triển:
Từ khi được thành lập đến năm 2002, xưởng may và các cơ quan quản lý đặt tại
Gia Lâm Hà Nội với tổng số cán bộ công nhân viên chức là 300 người trong đó có 270
là công nhân với 5 tổ sản xuất.
Từ năm 2003 đến nay công ty được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp đất
tại lô số 4 khu công nghiệp Từ Liêm với các xưởng may kho và các phòng ban chức
năng. Tổng số cán bộ công nhân viên chức là 510, với 9 tổ sản xuất.
Cũng trong 2003 công ty tiến hành cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả kinh
doanh góp phần vào công cuộc đổi mới chung của đất nước.
1.2.Cơ cấu tổ chức

ĐHĐCĐ: Là cơ quan quyết định cao nhất gồm những người nắm giữ cổ phần
của công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền lợi
của công ty, trừ những vẫn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Quyết định


chiến lược phát triển, phương án đầu tư của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, bổ
nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng của công ty.

Công ty là công ty cổ phần có trên mười một thành viên nên phải thành lập ban
kiểm soát (BKS) gồm 3 thành viên trong đó có ít nhất một người tốt nghiệp đại học
chuyên ngành kế toán để kiểm soát về tài chính của công ty .
Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt
động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao.
Các giám đốc thuộc các ngành hàng khác nhau : Phụ trách các mảng công việc đã
được phân công cho mỗi một ngành hàng như giám đốc xí nghiệp may điều hành hoạt
động của bộ phận may, giám đốc xí nhiệp dệt điều hành hoạt động của bộ phận may,
giám đốc xí nghiệp dệt điều hành hoạt động của mảng công việc dệt, giám đốc xây
dựng quản lí điều hành lĩnh vực xây dựng.
Phòng kế toán : Đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính xác kịp
thời, xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán giá thành, cân đối thu chi, cung cấp thông
tin kịp thời cho nhu cầu quản lí.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lí và tổ chức nhân sự trong công ty, trực tiếp
quản lí tổ phục vụ và tổ bảo vệ, theo dõi kiểm tra đánh giá các hoạt động khen thưởng
kỉ luật trong công ty.
Phòng kinh doanh: Phụ trách công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch ngắn, dài
hạn của công ty, đưa ra những chiến lược kinh doanh.
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Thiết lập các mối quan hệ với bạn hàng nước
ngoài, tổ chức kí kết hợp đồng, xuất hàng bán cho nước ngoài hay nhập các nguyên
liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.
Phòng bán hàng: Có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của công ty đã đề ra về
doanh thu cũng như về lợi nhuận. Đây là phòng quan trọng trong việc đưa sản phẩm
cuối cùng đến tay người tiêu dùng.


Phòng kĩ thuật may: Chịu trách nhiệm về kĩ thuật công nghệ cho sản xuất, quản lí
các quy trình quy phạm kĩ thuật máy móc thiết bị, áp dụng các kĩ thuật mới nhằm nâng
cao chất lượng cho sản phẩm may.













Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Thanh Bình

1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thanh Bình
1.3.1.Chức năng :
Công ty Thanh Bình có những chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng sản xuất: Đây là chức năng cơ bản tạo ra kết quả của doanh
nghiệp. Sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế, cung cấp các sản
phẩm có chất lượng cao ra thị trường, thoả mãn nhu cầu của khách hàng . Tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giao dịch với nước ngoài, đây là yếu tố quan
trọng giúp doanh nghịêp mở rộng và phát triển trong thời đại cạnh tranh quyết liệt.
- Chức năng tiêu thụ bao gồm mọi hoạt động có liên quan đến công tác tiêu thụ
sản phẩm. Đây là chức năng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường.
Phòng
kế
toán
Phòng
tổ

chức-
hành
chính
Phòng
kế
hoạch
XNK
Phòng

thuật
may
XN
dệt
XN
may
Phòng
bán
hàng
XN
xây
dựng
số 2
TGĐ
BKS HĐQT
ĐHĐCĐ


- Chức năng hậu cần kinh doanh: Đảm bảo cung cấp các phương tiện vật chất
cần thiết cho hoạt động sản xuất với hiệu quả cao.
- Chức năng tài chính đảm bảo huy động các nguồn vốn cần thiết cho hoạt động

sản xuất có hiệu quả cao.
- Chức năng kế toán tập hợp, xử lí, tính toán và cung cấp các thông tin cần thiết
phục vụ công tác quản lí vĩ mô của nhà nước và hoạt động quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.3.2. Nhiệm vụ :
- Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng thị trường
cần, tìm hiểu thị trường quốc tế.
- Công ty sẽ tổ chức sản xuất theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo hợp đồng
được kí kết.
- Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm,
tìm mọi cách giảm chi phí.
- Mở rộng thị trường cả về chiến lược và quy mô, cả trong nước và quốc tế. Có
như vậy công ty mới có thể tồn tại và phát triển được, tạo công ăn việc làm, đảm bảo
thu nhập ổn định cho người lao động và cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động, nâng cao tay nghề chuyên
môn kĩ thuật cho cán bộ quản lí.
1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thanh
Bình.
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Công ty cổ phần Thanh Bình có ngành
nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất kinh doanh hàng may mặc,sản xuất nhãn mác
phục vụ cho ngành may mặc, da giầy…, hợp đồng xuất khẩu, đầu tư phát triển kinh
doanh nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang trí nội thất và xây dựng công trình công
nghiệp, dân dụng. Công ty trong tương lai sẽ phát triển chủ yếu lĩnh vực hàng may
mặc bên cạnh đó sẽ mở rộng lĩnh vực xây dựng để ngành này không chỉ là một ngành


phụ của công ty mà nó cũng giữ vị trí quan trọng trong việc tăng doanh thu và lợi
nhuận của công ty.
- Quy mô và phương thức kinh doanh: Tài sản và vốn của công ty thể hiện tình
hình tài chính của công ty, nó thể hiện khả năng của công ty trong việc đầu tư và hoạt

động sản xuất kinh doanh. Vốn là nguồn lực quan trọng quyết định quy mô kinh
doanh, phương hướng đầu tư công nghệ và nhân lực cho công ty. Thiếu vốn cũng đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp rơi vào thế bí, vòng luẩn quẩn trong kinh doanh. Qua một
thời gian dài hoạt động kinh doanh nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên, thể
hiện sự tăng trưởng bền vững cũng như sự tồn tại lâu dài trong tương lai của công ty
được đảm bảo.
- Tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh: Công ty cổ phần Thanh Bình có chu kỳ
kinh doanh dài do công ty là công ty sản xuất cho nên tỉ trọng vốn cố định lớn hơn vốn
lưu động, tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh thường chậm hơn so với các doanh
nghiệp thương mại. Công ty thường gặp khó khăn trong việc thanh toán chi trả, việc
đảm bảo nguồn vốn kinh doanh khó mà chủ động được. Với đặc điểm này yêu cầu các
nhà quản lý có thể học hỏi kinh nghiệm, áp dụng các giải pháp trong huy động và sử
dụng vốn một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của công ty.


Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
ST TL ST TL
1.Doanh thu 925673424
5

1121334043
6

182540416
91


19566061
91

21,1
4
70407012
55 62,8

2.Giá vốn
hàngbán
757568932
2

8424130527

152887323
07

84844120
5

11,2

68646017
80 81,5

3.LN gộp 168104492
3

2789209909


296530938
4

11081649
86

65,9
2

17609947
5 6,31

4.CP bán hàng
457686590

548149301

779578234

90462711

19,7
7

23142893
3 42,2

5.CP quản lí
445734651


550634500

661260269

10489984
9

23,5
3

11062576
9 20,1

6.L
ợi nhuận

777623682

1690426108

152447088
1

91280242
6

117,
4


-
16595522
7
-
9,82

7.TN từ HĐTC
56389745

77898039

12615509

21508294

38,1
4

-
65282530
-
83,8

8.CP từ HĐTC
59608453

684765315

14328994


62515686
2

1049

-
67043632
1
-
97,9

9.LN từ HĐTC
-3218708

-606867276

-1713485

-
60364856
8

1875
4

60515379
1
-
99,7


10.TN khác
15437869

34310681

6808748

18872812

122,
3

-
27501933
-
80,2

11.CP khác
8765855

14050027

14147850

5284172

60,2
8

97823 0,7


12.LN khác

6672014

20260654

-7339102

13588640

203,
7

-
27599756 -136

13.T
ổng LNTT

781076988

1103819486

151541829
4

32274249
8


41,3
2

41159880
8 37,3

14.Thu
ế
TN(28%)
218701556
,6

309069456,
1

424317122
,3

90367899

41,3
2

11524766
6 37,3

15.LN sau thu
ế

562375431

109110117
23237459
41,3
29635114


1.5.Đánh giá chung kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình
qua 3 năm (2004-2006)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: VNĐ
Về doanh thu của công ty : ta thấy tăng đều qua các năm, có sự tăng doanh thu tương đối
ổn định chứng tỏ công ty đã thực hiện các chiến lược đề ra nhằm tăng doanh thu, tuy
nhiên công ty cũng cần phải chú ý nghiên cứu kĩ nguyên nhân tăng doanh thu, không phải
lúc nào tăng doanh thu cũng là tốt mà nó còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu khác như số
lượng hàng bán ra, giá cả, NSLĐ và số lao động…
Về các khoản chi phí của công ty: Tình hình sử dụng chi phí của công ty là không
tốt có xu hướng tăng, riêng chi phí tài chính giảm do trong năm trước công ty không
thu được lợi nhuận từ hoạt động này.
Về lợi nhuận : Do doanh thu tăng, chi phí tăng nên lợi nhuận tăng nhưng lợi
nhuận tăng là do doanh thu tăng, công ty không tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó
công ty tham gia các hoạt động tài chính nhưng thu nhập từ hoạt động này không đủ
để bù đắp chi phí bỏ ra làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị lỗ dẫn tới tổng lợi
nhuận của công ty giảm đi. Trong khoản lợi nhuận thu được hàng năm công ty nộp
ngân sách nhà nước theo đúng quy định về thuế thu nhập .
II. Tình hình và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành
của công ty cổ phần Thanh Bình.
2.1.Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty cổ phần
Thanh Bình
2.1.1.Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành
Việc phân tích tình hình chi phí thông qua các chỉ tiêu: tổng chi phí sản xuất

kinh doanh, tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh, mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh
doanh, mức tiết kiệm hay vượt chi do giảm hoặc tăng tỷ suất chi phí sản xuất kinh
doanh.



Bảng 2: Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006
So sánh năm
2006/2005






Chênh l
ệch

T
ỉ lệ

Tổng doanh thu 11325549156

18273465948

6947916792


61,35

Chi phí sản xuất
kinh doanh 10221729670

16758047654

6536317984

63,95

Tỷ suất chi phí sản
xuất kinh doanh 0,903

0,917

0,014

1,55

Mức độ tăng giảm
tỷ suất chi phí 0,014


Tốc độ tăng giảm tỷ
suất chi phí 1,55

số tiền tiết kiệm
hay vợt chi do giảm
hoặc tăng tỷ suất

chi phí 255828523



Nhìn vào bảng phân tích tình hình chi phí sản xuất kinh doanh ta thấy tổng
doanh thu tăng với tỉ lệ 61,35%, chi phí sản xuất kinh doanh tăng với tỉ lệ 63,95% như
vậy tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu chứng tỏ công ty cổ phần Thanh
Bình chưa sử dụng và quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ suất chi phí sản xuất
kinh doanh tăng 0,014 làm cho tốc độ tăng tỷ suất chi phí là 1,55%. Công ty cổ phần
Thanh Bình đã vượt chi hơn 255 triệu đồng.Để quản lý và sử dụng tốt chi phí thì công
ty cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí để không những chi phí không tăng mà có
thể giảm chi được một khoản tiền lớn cho công ty.

×