Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những điều cần lưu ý khi lắp ráp một “slim PC” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.96 KB, 3 trang )

Những điều cần lưu ý khi lắp ráp một “slim PC”
1. Lựa chọn phần cứng cho slim PC
- Nếu không có nhu cầu xem HD video cao cấp, bạn không cần phải tốn
tiền mua card đồ họa rời (bởi vì với bộ vi xử lý Sandy Bridge của Intel, máy tính
có thể có thể xử lý HD video khá tốt).
- Nếu bạn không có nhu cầu làm việc qua mạng giữa máy tính gia đình với
máy tính ở công ty thì có thể chọn lựa cài đặt Windows 7 Home Premium (hay hệ
điều hành mã nguồn mở Ubuntu). Ngược lại, bạn cần phải cài đặt Windows 7
phiên bản Professional trở lên, phiên bản này đắt hơn Home Premium khoảng 40
USD.
- Với dòng slim PC, khi ngừng làm việc bạn sẽ không phải tắt nguồn máy
tính mà đơn giản là đặt nó và trạng thái ngủ đông bằng chức năng Hibernate.
Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị thêm card thu phát wi-fi , bàn phím và chuột
không dây để tăng thêm tính cơ động cho hệ thống. Từ các điều kiện trên, bạn có
thể dễ dàng chọn lựa một cấu hình slim PC sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng
và khả năng tài chính của mình. Sau đây là cấu hình mẫu (giá tham khảo trên
mạng):
Thành phần cơ bản: Intel Core i3 2100T: 135 USD. Intel DH67CF (bo
mạch chủ): 120 USD. Antec ISK 300-150 (thùng máy): 80 USD. 4GB Kingston
LoVo DDR3: 90 USD. Lite-On Slot Load DVD: 49 USD. Western Digital Scorpio
Black 750GB: 100 USD. Windows 7 Home Premium: 99 USD.
Thiết bị ngoại vi: Logitech MK520 (chuột + bàn phím): 40 USD. Asus
USB-N13 (thu phát wi-fi): 23 USD. Tổng cộng toàn bộ: 736 USD.
Từ thông tin cấu hình trên, bạn sẽ thấy hệ thống sẽ có giá dưới 700 USD
nếu không mua thêm 2 thành phần phụ trợ là bàn phím + chuột Logitech MK520
và thiết bị thu phát wi-fi Asus USB-N13. Tất nhiên, toàn bộ chi phí trên chưa bao
gồm màn hình hiển thị.
- Bạn không nên sử dụng CPU Atom bởi khả năng xử lý của nó khá yếu, tốt
nhất là sử dụng CPU Intel Core i3 2100T. Bộ vi xử lý này có TDP (thiết kế nhiệt
điện) chỉ 35 watt, do đó, nó tiêu thụ rất ít điện năng. Mặc dù mức tiêu thụ điện
năng thấp, nhưng CPU này vẫn chạy ở tốc độ 2,5 GHz, có thể đáp ứng khá tốt các


nhu cầu xử lý thông dụng. Nó chỉ không có Turbo Boost, vì vậy bạn không thể ép
xung. Mặt khác, đây là một bộ vi xử lý lõi kép hỗ trợ bốn luồng dữ liệu thông qua
siêu phân luồng. Intel Core i3 2100T cũng hỗ trợ tính năng ảo hóa phần cứng, do
đó rất hữu ích trong môi trường văn phòng. Tuy nhiên, nó không có tính năng Intel
vPro hoặc Trusted Execution, vì vậy có thể không phù hợp với các doanh nghiệp
lớn hoặc các nhu cầu sử dụng nhiều đến chức năng quản lý máy tính từ xa.
- Bo mạch chủ Intel DH67CF được thiết kế dạng mini-ITX với hai khe cắm
bộ nhớ RAM, có một khe cắm PCI Express x16 có thể hỗ trợ card đồ họa. Nó có
rất nhiều cổng, bao gồm cả kết nối DisplayPort cho phép bạn có thể kết nối với
màn hình. Tuy nhiên, bo mạch chủ này có thiết kế pin CMOS khá kỳ quặc, theo
đó, pin CMOS sẽ kết nối với bo mạch thông qua một đoạn dây điện, bạn có thể
định vị viên pin này ở phía sau cổng DVI.
- Antec ISK 300-150 là một kiểu thùng máy khá lý tưởng cho slim PC,
được sơn màu đen và đi kèm với bộ nguồn 150 watt. Intel cũng khuyến cáo rằng
các vi xử lý gắn kèm với bo mạch chủ Intel DH67CF phải đảm bảo nguồn điện
không vượt quá 65 watt, và bộ nguồn của
Antec cũng có chức năng điều chỉnh để có thể hoạt động tương tự với một
bộ nguồn 65 watt. Khi ở tình trạng nhàn rỗi, điện năng tiêu thụ vẫn ở mức khá
thấp. - Về bộ nhớ RAM, bạn có thể chọn loại DDR3 Kingston HyperX LoVo (điện
áp thấp) mặc dù có giá cao gấp 2 lần so với các loại RAM DDR3 thông thường, và
bạn sẽ tiết kiệm được 45 USD nếu mua loại RAM khác nhưng slim PC của bạn sẽ
có mức tiêu thụ điện năng tăng cao.
- Hệ thống slim PC này sẽ sử dụng một ổ đĩa cứng dành cho laptop và một
ổ đĩa quang. Trong đó, sử dụng đĩa cứng Western Scorpio Black, có dung lượng
750 GB, tốc độ 7200 rpm với giao tiếp SATA và ổ đĩa quang Lite-On DC- 8A2SH
hỗ trợ slot cắm và có chức năng ghi DVD.

×