Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.19 KB, 2 trang )
Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm càng xanh
thương phẩm
Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh đang phát triển mạnh tại các tỉnh thuộc vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Bởi vì việc nuôi tôm càng xanh rủi ro ít hơn nuôi tôm sú,
bệnh tật cũng ít hơn, tiêu thụ sản phẩm dễ, mang lại hiệu quả cho người nuôi.
Khi nuôi muốn đạt hiệu quả cao cần lưu ý các vần đề quan trọng sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi
Việc cải tạo ao rất quan trong. Làm sạch ao, bón vôi đúng kỹ thuật, lọc nước vào ao có
độ sâu 1-1,2m và gây màu nước.
Việc gây màu nước là bắt buộc, nếu không gây được màu nước mà vẫn thả giống thì
tôm sẽ lớn chậm, hao hụt nhiều trong tháng nuôi đầu. Tác dụng của gây màu nước là
làm cho phù du sinh vật phát triển (màu nước là do thực vật phù du phát triển, làm thức
ăn cho động vật phù du phát triển theo). Khi có màu nước thì môi trường nước ao được
cải thiện, thức ăn tự nhiên phong phú, là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm giai
đoạn đầu. Phải gây màu nước phát triển ổn định từ 5-7 ngày. Đo độ trong đạt 40-50cm
mới thả giống.
Việc gây màu nước có thể sử dụng phần chuồng, phân hoá học(urê, N-P-K..). Theo
kinh nghiệm của tôi là bón phân sinh học WEGH là tốt nhất. Liều lượng bón như sau:
3-4lít/ha, 3-4 ngày sau bón thêm 1 lít, bón cho đến khi thả giống được 20 ngày.
Sau khi lấy nước vào ao kiểm tra độ kiềm, nếu độ kiềm ≥ 50mg/l là đạt, nếu thấp hơn
cần bón Dolomít [vôi đen CaMg(CO3)2]. Nếu vùng nuôi nằm trong vùng trồng lúa cần
bón thêm từ 0,5-1ppm EDTA (nhằm giảm các tác nhân gây độc do tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật và giúp tảo phát triển nhanh hơn).
2. Con giống
Hiện nay giống tôm càng xanh cung cấp cho thị trường có 2 nguồn chính, sản xuất