Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Hoa 10 moi chuong 1 cau tao nguyen tu dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 99 trang )

DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10

CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
BÀI 0: BÀI MỞ ĐẦU
A. PHẦN TỰ LUẬN
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. [CD - SGK] Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
(1) Sự hình thành hệ Mặt Trời.
(2) Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.
(3) Quá trình phát triển của loại người.
(4) Tốc độ của ánh sáng trong chân không.
Hướng dẫn giải
(2) Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất
Câu 2. [CD - SGK] Hãy kể tên một số chất thông dụng xung quanh em và cho biết chất đó tạo nên từ các
nguyên tử của nguyên tố nào?
Hướng dẫn giải
Muối ăn (NaCl) được tạo thành từ nguyên tử của nguyên tố Na (Sodium) và Cl (Chlorine)
Nước (H2O) được tạo thành từ nguyên tử của nguyên tố H (Hydrogen) và O (Oxygen)
Đường (C12H22O11) được tạo thành từ nguyên tử của nguyên tố C (carbon) H (Hydrogen) và O (Oxygen)
Câu 3. [CD - SGK] Hãy cho biết loại liên kết trong phân tử nước và trong muối ăn.
Hướng dẫn giải
Phân tử nước H2O có liên kết cộng hóa trị
Phân tử muối ăn NaCl có liên kết ion
Câu 4. [CTST – SBT]: Chất nào sau đây là đơn chất, chất nào là hợp chất trong các chất Cu, O 2. N2,
HCl, H2SO4, O3, NH4NO3, HCl, Al, He, H2?
Hướng dẫn giải
Đơn chất là chất chỉ gồm 1 nguyên tố: Cu, O2, N2, O3, Al, He, H2
Hợp chất là chất gồm 2 nguyên tố trở lên: HCl, H2SO4, NH4NO3, HCl
Câu 5. [CD - SGK] Hãy cho biết sự khác nhau giữa biến đổi hóa học và biến đổi vật lí.
Hướng dẫn giải
Sự biến đổi vật lý: thay đổi trạng thái của chất: rắn – lỏng - khí


Sự biến đổi hóa học: là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

Câu 6. [CD - SGK] Hãy nêu vai trò, ứng dụng mà em biết của nước và oxygen.
Hướng dẫn giải
Nước: cần thiết cho sự sống, cây xanh quang hợp, sự thủy phân chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật …
Oxygen: cần cho sự hô hấp, dùng trong công nghiệp hóa học như: q trình luyện thép, các q trình oxi
hóa – khử trong sản xuất sulfuric acid …

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 1


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
Câu 7. [CTST – SGK]: Qua tìm hiểu thực tế, em hãy thiết kế một poster về vai trị của hóa học đối với
lĩnh vực y học.
Hướng dẫn giải

Câu 8. [CD - SGK] Một lượng lớn NH3 tổng hợp từ N2 và H2 sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón hóa
học. Đó là loại phân bón đạm, lân hay kali?
Hướng dẫn giải
Từ NH3 sản xuất phân đạm

2. Mức độ thông hiểu
Câu 9. [CD - SBT] Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau:
a) Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực …(1)…, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự
biến đổi của các đơn chất, hợp chất và …(2)… đi kèm những quá trình biến đổi đó.
b) Hóa học kết hợp chắt chẽ giữa lí thuyết và …(1)…là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác.
Hóa học có …(2)… nhánh chính. Đối tượng nghiên cứu của Hóa học là …(3)…
Hướng dẫn giải

a) (1): khoa học tự nhiên; (2): năng lượng
b) (1): thực nghiệm; (2): năm; (3): chất và sự biến đổi chất
Câu 10. [CTST – SGK]: Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học: Nêu giả thuyết khoa
học; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; Thực hiện nghiên cứu; Xác định vấn đề nghiên
cứu. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới dây theo thứ tự để có quy trình nghiên cứu phù hợp.
Sơ đồ các bước nghiên cứu hóa học

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 2


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
Hướng dẫn giải
Các bước nghiên cứu Hóa học:
Nêu giả thuyết khoa học  Xác định vấn đề nghiên cứu  Thực hiện nghiên cứu  Thảo luận kết quả và
kết luận vấn đề  Viết báo cáo
Câu 11. [CD - SGK] Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong sản xuất
hóa học. Vai trị và ứng dụng của chúng là gì?
Hướng dẫn giải
Ví dụ 1: Phản ứng lên men rượu:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
Vai trị: làm rượu uống, sản xuất cồn trong cơng nghiệp
Ví dụ 2: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Dùng trong công nghiệp luyện gang, thép
Câu 12. [CD - SGK] Do có cấu tạo khác nhau mà kim cương, than chì và than đá dù đều tạo nên từ
những nguyên tử carbon nhưng lại có một số tính chất vật lí, hóa học khác nhau. Hãy nêu những tính chất
khác nhau của chúng mà em biết.
Hướng dẫn giải
Kim cương là vật liệu cứng nhất, trong suốt, không màu, phản xạ ánh sáng tốt, khơng dẫn điện, khó đốt

cháy.
Than chì mềm, màu xám đen, dẫn điện, khó đốt cháy.
Than đá như than anthracit cứng, màu đen, dễ cháy.
Câu 13. [CTST – SBT]: Cho biết đâu là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng
sau:
a) Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
b) Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.
c) Nước đá để ngồi khơng khí bị chảy thành nước lỏng.
d) Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.
Hướng dẫn giải
a) Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.  Hiện tượng vật lý, không có sự biến đổi Hóa Học
và khơng xảy ra phản ứng Hóa Học
b) Dẫn khí carbon dioxide vào nước vơi trong, làm nước vôi trong vẩn đục  Hiện tượng Hóa Học, có tạo
thành chất mới là Calcium Cacbonate
c) Nước đá để ngồi khơng khí bị chảy thành nước lỏng  Hiện tượng vật lý
d) Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy  Hiện tượng vật lý
Câu 14. [CTST – SBT]: Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lí, đâu là
hiện tượng hóa học.
a) Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
b) Quá trình quang hợp của cây xanh.
c) Sự đông đặc ở mỡ động vật.
d) Li sữa có vị chua khi để lâu ngồi khơng khí.
e) Q trình bẻ đơi viên phấn.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 3


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUN ĐỀ HĨA 10
f) Q trình lên men rượu.

g) Quá trình ra mực của bút bi.
Hướng dẫn giải
a) Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ  Hiện tượng Hóa học, phần thịt táo tiếp xúc với oxi
khơng khí và xảy ra các phản ứng Hóa học kích hoạt cơ chế bảo vệ táo khỏi vi khuẩn.
b) Quá trình quang hợp của cây xanh  Hiện tượng Hóa học, tạo thành chất mới là đường, tinh bột và khí
Oxygen.
c) Sự đơng đặc ở mỡ động vật  Hiện tượng vật lý.
d) Li sữa có vị chua khi để lâu ngồi khơng khí  Hiện tượng Hóa Học, xảy ra q trình lên men.
e) Q trình bẻ đơi viên phấn  Hiện tượng vật lý.
f) Quá trình lên men rượu  Hiện tượng Hóa Học, tạo thành chất mới là rượu.
g) Q trình ra mực của bút bi  Hiện tượng vật lý, do cơ chế hoạt động của đầu bút bi.
Câu 15. [CTST – SBT]: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
b) Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
c) Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước được dung dịch acetic acid lỗng dùng làm giấm ăn.
d) Cho vơi sống (CaO) vào nước được dung dịch Ca(OH)2.
e) Mở nút chai nước giải khát có gas thấy có bọt sủi lên.
Hướng dẫn giải
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu  Hiện tượng vật lý
b) Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước  Hiện tượng Hóa học, có tạo thành
chất mới.

CH4 + O2
CO2 + H2O
c) Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước được dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn  Hiện
tượng vật lý.
d) Cho vôi sống (CaO) vào nước được dung dịch Ca(OH)2  Hiện tượng Hóa Học, tạo thành chất mới.

CaO + H2O
Ca(OH)2

e) Mở nút chai nước giải khát có gas thấy có bọt sủi lên  Hiện tượng vật lý, do chênh lệch áp suất trong
và ngoài chai.
Câu 16. [CTST – SBT]: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học?
a) Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.
b) Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vơi trong vẩn đục.
c) Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét.
d) Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (Iron) và lưu huỳnh (sulfur).
e) Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển thành
chất rắn màu đen.
Hướng dẫn giải
a) Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần  Hiện tượng Vật lý.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 4


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
b) Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vơi trong vẩn đục  Hiện tượng Hóa Học, tạo
thành chất mới.

CO2 + Ca(OH)2
CaCO3 + H2O
c) Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét  Hiện tượng Hóa Học, tạo thành chất
mới.
d) Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (Iron) và lưu huỳnh (sulfur)  Hiện tượng Vật lý
e) Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển thành
chất rắn màu đen  Hiện tượng Hóa Học, có tạo thành chất mới.

Fe + S
FeS

Câu 17. [CTST – SBT]: Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra q trình biến đổi vật lí, giai
đoạn nào diễn ra q trình biến đổi hóa học trong các hiện tượng sau: “Khi sản xuất vôi sống, người ta
đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lị nung, nung đá vơi ta được vơi sống
và khí carbonic. Khuấy vơi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vôi đặc ta được nước vơi
lỗng.”
Hướng dẫn giải
Khi sản xuất vơi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ ( hiện tượng Vật lý) có kích thước thích
hợp cho vào lị nung, nung đá vơi ta được vơi sống và khí carbonic ( hiện tượng Hóa Học). Khuấy vơi
sống với ít nước ta được nước vơi đặc (hiện tượng Hóa Học), thêm nước vơi đặc ta được nước vơi
lỗng( hiện tượng vật lý).”
Câu 18. [CTST – SBT]: Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt. Sau đó tiếp tục
nung nóng dây sắt thì thu được chất bột màu nâu. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng
hóa học.
Hướng dẫn giải
Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt  Hiện tượng Vật lý
Sau đó tiếp tục nung nóng dây sắt thì thu được chất bột màu nâu  Hiện tượng Hóa học
Câu 19. [CD - SBT] Hãy chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo của hai hydrocarbon có cùng cơng thức phân tử
C5H12 sau đây: CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 (1) và (CH3)4C (2).
Hướng dẫn giải
Chất (1) có mạch Carbon khơng phân nhánh, chất (2) có mạch carbon phân nhánh. Nhiệt độ sôi hai chất
này khác nhau vì có cấu tạo khác nhau.
Câu 20. [CD - SGK] Vì sao cần liên hệ nội dung của bài học hóa học với nội dung những mơn học khác
cũng như các thí nghiệm, q trình thực tiễn có liên quan? Nêu một ví dụ.
Hướng dẫn giải
Cần liên hệ nội dung của bài học hóa học với nội dung những mơn học khác, các thí nghiệm, q trình
thực tiễn có liên quan để việc học tập hóa học đạt hiệu quả cao nhất
Ví dụ: Học bài phản ứng oxi hóa – khử: liên hệ đến các q trình oxi hóa – khử trong tự nhiên, đời sống,
công nghiệp: sự gỉ của kim loại, sự cháy của nhiên liệu tạo năng lượng … từ đó hạn chế các q trình oxi
hóa – khử gây tổn thất kinh tế như sự gỉ của kim loại, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn nhiên liệu …


Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 5


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
Câu 21. [CD - SBT] Em hãy chỉ ra một số lý do để giải thích vì sao bên cạnh việc nhận thức kiến thức
hóa học từ sách vở và thầy cơ thì các hoạt động khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cũng như
vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn lại có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập mơn Hóa học. Nêu
ví dụ minh họa.
Hướng dẫn giải
- Hoạt động nhận thức kiến thức hóa học mới có tính chất một chiều, mới trả lời được câu hỏi “học để
biết”.
Ví dụ ở điều kiện thường, nước có cơng thức phân tử H 2O, là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị,
dưới áp suất 1 atm nước sôi ở 1000C.
- Hoạt động khám phá thế giới xung quanh ta dưới “góc nhìn hóa học” cho thấy ý nghĩa, vai trị quan
trọng của hóa học trong thế giới tự nhiên.
Ví dụ: Nước chiến khoảng 70% khối lượng cơ thể chúng ta; biển bao phủ khoảng 70% diện tích bề mặt
Trái Đất; tất cả các sinh vật sống đều cần có nước, do vậy người ta nói rằng sự xuất hiện của nước trên
các hành tinh xa xơi là dấu hiệu có thể tồn tại sự sống.
- Hoạt động vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho thấy việc học là có ích cho bản thân và xã hội,
trả lời câu hỏi “học để làm”
Ví dụ: KHi biết công thức phân tử của nước là H 2O, ta có thể điều chế được hydrogen (H 2) bằng cách
điện phân dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 22. [CD - SGK] Vì sao người ta thường dùng thuốc muối (NaHCO3) để làm giảm cơn đau dạ dày?
Hướng dẫn giải
Dịch vị dạ dày có acid (làm chất xúc tác để thủy phân chất đường bột, chất đạm, chất béo) vố pH khoảng
2, nếu dư acid sẽ tạo nên các cơn đau dạ dày. Để giảm cơn đau dạ dày do dư acid nên dùng thuốc muối
(NaHCO3) vì thuốc muối phản ứng với nước
NaHCO3 + H2O ⇄ NaOH- + H2CO3

NaOH trung hòa lượng acid dư, làm giảm cơn đau dạ dày
Câu 23. [CD - SGK] Vì sao khơng được đốt than, củi trong phịng kín?
Hướng dẫn giải
Than củi là C, cháy trong khơng khí: C + O2 → CO2
Nếu trong phịng kín thiếu oxygen thì xảy ra phản ứng: CO2 + C → 2CO
CO là khí độc, khơng màu, khơng mùi, làm mất khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu dẫn đến tử vong
Câu 24. [CD - SGK] Mỗi thực phẩm sau cung cấp nhóm dinh dưỡng nào là chủ yếu: thịt, cá, trứng, sữa,
rau xanh, trái cây?
Hướng dẫn giải
Thịt, cá, trứng, sữa cung cấp chủ yếu chất đạm
Rau xanh, trái cây cung cấp vitamin
Câu 25. [CD - SGK] Vì sao hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai?
Hướng dẫn giải
Hydrogen là loại khí có nhiệt cháy cao nhất trong các loại nhiên liệu trong thiên nhiên, sản phẩm cháy chỉ
là nước (H2O) không gây ô nhiễm môi trường, là nhiên liệu sạch lí tưởng.
Hydrogen được sản xuất từ nước và năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng vơ tận.
Câu 26. [CD - SGK] Vì sao khí thải chứa SO2, NO2…cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như
Fe3+, Cu2+ ,… ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua sữa vơi Ca(OH)2?
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 6


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
Hướng dẫn giải
Ca(OH)2 hấp thu khí SO2, CO2 thành kết tủa CaCO3, CaSO3, kết tủa các ion kim loại nặng thành
hydroxide Fe(OH)3, Cu(OH)2

3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 27. [CTST – SBT]: Hãy lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức “Bài 1. Nhập mơn hóa học”

trong SGK.
Hướng dẫn giải

Dữ kiện sử dụng cho bài tập 1.9 và 1.10.
Để nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ
chanh, các nhà nghiên cứu đã thực hiện công việc sau:
 Tìm hiểu về cây chanh, cơng dụng và tác dụng dược lí của chanh cũng như hoạt tính kháng oxi
hóa, kháng vi sinh vật của nó thơng qua các cơng bố khoa học trong và ngồi nước.
 Thu hái mẫu vỏ chanh tại vườn chanh.
 Khảo sát sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước.
 Thử hoạt tính kháng oxi hóa, thử hoạt tính kháng vi sinh vật.
Câu 28. [CTST – SBT]: Hãy cho biết trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu nào? Hãy chỉ phương pháp sử dụng cho mỗi công việc trên.
Hướng dẫn giải
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu ứng dụng
Câu 29. [CTST – SBT]: Hãy chỉ rõ các bước nghiên cứu trên tương ứng với những bước nào trong
phương pháp nghiên cứu hóa học.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 7


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
Hướng dẫn giải
 Tìm hiểu về cây chanh, cơng dụng và tác dụng dược lí của chanh cũng như hoạt tính kháng oxi
hóa, kháng vi sinh vật của nó thơng qua các cơng bố khoa học trong và ngoài nước.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

 Thu hái mẫu vỏ chanh tại vườn chanh.
 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
 Khảo sát sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước.
 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
 Thử hoạt tính kháng oxi hóa, thử hoạt tính kháng vi sinh vật.
 Phương pháp nghiên cứu ứng dụng
Câu 30. [CD - SBT] Em hãy trình bày vai trị của Hóa học trong thực tiễn. Nêu ra các ví dụ minh họa
khác trong SGK
Hướng dẫn giải
Hóa học có vai trị quan trọng trong cuộc sống
- Hóa học về thực phẩm: các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật giuesp tăng năng suất cây
trồng, tăng lượng cung cấp lương thực, thực phẩm
- Hóa học về thuốc: Sản xuất các loại thuốc điều trị có hiệu quả, giảm thiểu tác hại với cơ thể
- Hóa học về mĩ phẩm: Sản xuất các loại hóa mĩ phẩm an tồn, thơm, bền màu, mùi
- Hóa học về chất tẩy rửa:
Hóa học có vai trị quan trọng sản xuất
- Hóa học về năng lượng
- Hóa học về sản xuất hóa chất
- Hóa học về vật liệu: Hóa học tạo ra các vật liệu bền, đẹp rẻ tiền như vật liệu composit, tơ hóa học, cao
su nhân tạo
- Hóa học về mơi trường: nhận biết ơ nhiễm mơi trường khí, mơi trường nước, mơi trường đất và biết
cách xử lí khắc phục ơ nhiễm môi trường

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 31. [CTST – SGK]: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất.
B. Tính chất và sự biến đổi của chất.
C. Ứng dụng của chất.
D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Câu 32. [CD - SBT] Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn.
B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng.
C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.
D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon-12.
Hướng dẫn giải
Hai nội dung C và D
2. Mức độ thông hiểu
Câu 33. [CD - SBT] Tinh bột là nguồn dưỡng chất quan trọng cho cơ thể con người. Các nguyên tố tạo
nên tinh bột là:
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 8


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
A. H, C, O.
B. C, O, K.
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao

C. O, C, P.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

D. C, O, N

Trang 9


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10


BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
A. PHẦN TỰ LUẬN
1. Mức độ nhận biết
Câu 34. [CD - SGK] Trả lời các câu hỏi sau:
a) Loại hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử?
b) Loại hạt nào được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử?
c) Loạt hạt nào mang điện trong nguyên tử?
d) Kích thước nguyên tử lớn hơn kích thước hạt nhân nguyên tử khoảng bao nhiêu lần?
Hướng dẫn giải
a) Hạt proton và neutron.
b) Hạt electron.
c) Hạt proton và electron.
d) Kích thước nguyên tử lớn hơn khoảng 104 đến 105 kích thước hạt nhân ngun tử.
Câu 35. [KN-SGK] Vẽ mơ hình biểu diễn các thành phần cấu tạo nên nguyên tử.
Hướng dẫn giải
Ví dụ mơ hình biểu diễn thành phần các tạo của nguyên tử Li.

Câu 36. [CTST - SGK] Quan sát hình 2.1, cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào?

Hướng dẫn giải
Nguyên tử gồm có proton, neutron và electron.
Câu 37. [KN-SGK] Quan sát hình ảnh mơ phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng thực hiện bởi Rutherford
(Hình 1.3) và nhận xét về đường đi của các hạt .

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 10



DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10

Hướng dẫn giải
Trong thí nghiệm bắn phá lá vàng, hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng.
⇒ Nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương và có kích thước rất nhỏ so với
kích thước nguyên tử.

Câu 38. [CTST - SGK] Điện tích của hạt nhân nguyên tử do thành phần nào quyết định? Từ đó, rút ra
nhận xét về mối quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân và số proton.
Hướng dẫn giải
Điện tích của hạt nhân do proton quyết định.
Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton.
Câu 39. [CTST - SGK] Mỗi phát biểu dưới đây mô tả loại hạt nào trong nguyên tử?
a) Hạt mang điện tích dương.
b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và khơng mang điện.
c) Hạt mang điện tích âm.
Hướng dẫn giải
a) proton.
b) neutron.
c) electron.
Câu 40. 4. [KN-SBT-NB] Viết lại bảng sau vào vở và điền thơng tin cịn thiếu vào các ô trống :
Nguyên tố
Carbon
Nitrogen
Oxygen
Sodium (natri)

Nguyên tố
Carbon
Nitrogen

Oxygen
Sodium (natri)

Kí hiệu
C
N
O
Na

Kí hiệu
C
N
O
Na

Z
6
7
8
11

Z
6
7
8
11

Số e
6
?

8
?
Hướng dẫn giải
Số e
6
7
8
11

Số p
?
7
?
11

Số n
6
?
8
?

Số khối
?
14
?
23

Số p
6
7

8
11

Số n
6
7
8
12

Số khối
12
14
16
23

Câu 41. [CD - SGK] Hạt proton, neutron nặng hơn hạt electron bao nhiêu lần?
Hướng dẫn giải

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 11


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10

Hạt proton, neutron nặng hơn hạt electron khoảng:

1
= 1818,18
0, 00055


lần.

Câu 42. [CD - SGK] Hãy cho biết bao nhiêu proton thì có tổng khối lượng bằng 1 gam?
Hướng dẫn giải
−27
1,6605 × 10 kg = 1, 6605 ×10−24 gam
1 proton nặng bằng 1 amu =
1
= 6, 02 × 1023
1, 6605 × 10−24
Số proton có tổng khối lượng bằng 1 gam là:
Câu 43. [CD - SBT] Nguyên tử được tạo nên từ ba loại hạt cơ bản. Hãy hồn thành bảng mơ tả về mỗi
loại hạt sau:
Loại hạt
Khối lượng (amu)
Điện tích (e0)
(1)
(2)
0
(3)
0,00055
(4)
(5)
(6)
(7)
Hướng dẫn giải
(1) neutron;
(2) 1;
(3) electron;

(4) -1;
(5) pronton;
(6) 1;
(7) +1.

2. Mức độ thông hiểu
Câu 44. [CTST - SGK]
a) Cho biết 1 g electron có bao nhiêu hạt?
b) Tính khối lượng của 1 mol electron (biết rắng số Avogadro có giá trị là 6,022 × 1023).
Hướng dẫn giải
27
a) Khoảng 1,1×10 electron.
b) 0,0005486953 g.
Câu 45. 5. [KN-SBT-TH] Bằng cách nào có thể tạo ra chùm electron? Nêu khối lượng và điện tích của electron.
Hướng dẫn giải
- Có thể tạo ra chùm electron bằng cách phóng điện với hiệu điện thế rất cao (khoảng 10000V) qua không khí
lỗng (khoảng 1,3.10-6 bar).
- Khối lượng của electron bằng 9,109.10-31 (kg)
- Điện tích electron bằng -1,602.10-19 (C)

Câu 46. [CTST - SGK]

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 12


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10

Cho biết vai trị của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở hình 2.2.

Quan sát hình 2.2, giải thích vì sao tia âm cực bị hút về cực dương của trường điện.
Nếu đặt một chong chóng nhẹ trên đường đi của tia âm cực thì chong chóng sẽ quay. Từ hiện tượng đó,
hãy nêu kết luận về tính chất của tia âm cực.
Hướng dẫn giải
- Màn huỳnh quang (màn phosphorus) sẽ phát sáng, cho phép xác định vị trí của chùm tia khi nó chạm
vào phần cuối của ống âm cực.
- Tia âm cực bản chất là chùm các hạt electron mang điện tích âm (được phát ra từ cực âm của ống tia âm
cực). Do đó, nó bị hút về cực dương của trường điện.
- Trên đường đi của tia âm cực, nếu đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng quay, chứng tỏ tia âm cực
là chùm hai vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc rất lớn.
Câu 47. [CTST - SGK] Quan sát Hình 2.3, cho biết các hạt α có đường đi như thế nào. Dựa vào hình
2.4, giải thích kết quả thí nghiệm thu được

Hướng dẫn giải
- Rutherford đã dùng các hạt α để bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng
để theo dõi đường đi của hạt α. Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá
vàng. Có một số hạt đi lệch hướng ban đầu và một số rất ít hạt bị bật lại phía sau khi gặp lá vàng.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 13


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUN ĐỀ HĨA 10
- Giải thích: Do nguyên tử có cấu tạo rỗng nên hầu hết các hạt α đều có thể đi xuyên qua lá vàng. Xem
xét các thuộc tính của các hạt α và các electron, tần số của sự lệch hướng, ông đã tính tốn rằng một
ngun tử bao gồm phần lớn là khơng gian trống mà các electron chuyển động trong đó, quanh một phân
tử mang điện tích dương gọi là hạt nhân nguyên tử.
Câu 48. [CTST - SGK] Quan sát Hình 2.6, hãy lập tỉ lệ giữa đường kính nguyên tử và đường kính hạt
nhân của ngun tử carbon. Từ đó, rút ra nhận xét.


Hướng dẫn giải

Đườ
ng kính nguyê
n tử 10−10
= −14 = 104
Đườ
ng kính hạt nhâ
n 10
Đường kính của ngun tử gấp 10.000 lần đường kính của hạt nhân. Do đó, kích thước của ngun tử lớn
hơn rất nhiều lần kích thước của hạt nhân.
α
Câu 49. [CD - SBT] Trong thí nghiệm của rutherford, khi sử dụng các hạt alpha (ion He 2+. Kí hiệu là )
bắn vào lá vàng thì:
α
- Hầu hết các hạt xuyên thẳng qua lá vàng
α
- Một số ít hạt bị lệch quỹ đạo so với ban đầu.
α
- Một số rất ít hạt bị bật ngược trở lại.
Từ kết quả này, em có nhận xét gì về cấu tạo nguyên tử.

Hướng dẫn giải
-Nguyên tử hầu như là rỗng.

α
- Hạt nhân nguyên tử cùng điện tích dương như của hạt .
- Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình


Trang 14


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
Câu 50. [CTST - SGK] Hãy cho biết dữ kiện nào trong thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên
tử có cấu tạo rỗng.
Hướng dẫn giải
Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng nhưng có một số ít hạt đi lệch
hướng ban đầu và một số rất ít hạt bị bật lại phía sau khi gặp lá vàng. Như vậy, nguyên tử phải chứa phần
mang điện dương có khối lượng lớn để có thể làm các hạt α bị lệch khi va chạm. Nhưng phần mang điện
tích dương này lại phải có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử để phần lớn các hạt α có thể
xuyên qua khoảng cách giữa các phần mang điện tích dương của các nguyên tử vàng mà khơng bị lệch
hướng. Điều đó chứng tỏ ngun tử có cấu tạo rỗng.
Câu 51. [CTST - SBT] Kết quả nào trong thí nghiệm bắn phá lá vàng của Rutherford chỉ ra sự tồn tại của
hạt nhân nguyên tử?
Hướng dẫn giải
Đa số hạt α xuyên qua lá vàng mỏng và hướng di chuyển không đổi. Một số hạt α bị lệch hướng, chứng
tỏ có va chạm trước khi xuyên qua lá vàng, một số hạt α bị lệch hướng do chịu tác động của một lượng
lớn điện tích dương tập trung trong một không gian rất nhỏ ở trung tâm nguyên tử vàng. Các electron của
nguyên tử quay quanh lõi trung tâm, giống như các hành tinh quay quanh mặt trời. Phần lõi này được gọi
là hạt nhân nguyện tử.
Câu 52. [CTST - SBT] Tia âm cực phát ra trong ống âm cực bị lệch hướng khi đặt trong từ trường. Một
dây dẫn mang điện cũng có thể bị hút bởi trường từ. Tia âm cực bị lệch hướng khi đặt gần một vật mang
điện âm. Tính chất nào của tia âm cực được thể hiện qua các hiện tượng này?
Hướng dẫn giải
Tia âm cực là dòng electron mang điện tích âm.
Câu 53. [CTST - SBT] Electron sinh ra trong ống tia âm cực chứa khí neon: có khác electron sinh ra
trong ống tia âm cực chứa khí chlorine khơng? Vì sao?
Hướng dẫn giải

Khơng khác nhau. Vì các electron khơng khác nhau về bản chất trong các môi trường khác nhau.
Câu 54. [CTST - SBT] Nguyên tử mang điện tích dương, điện tích âm hay trung hịa? Giải thích vì sao
một nguyên tử có thể tồn tại ở trạng thái này.
Hướng dẫn giải
Ngun tử trung hịa về điện vì trong nguyên tử, số proton bằng số electron.
Câu 55. [CD - SBT] Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi phát biểu sau:
a) Trong nguyên tử, khối lượng tập trung chủ yếu ở/…
b) Kích thước hạt nhân rất … so với kích thước nguyên tử.
c) Trong nguyên tử, phần khơng gian… chiếm chủ yếu.
d) Trong thí nghiệm của Thomson, hạt tạo nên tia âm cực là….
Hướng dẫn giải
a) hạt nhân
b) nhỏ
c) rỗng
d) electron
Câu 56. [CTST - SBT] Hãy điền những dữ liệu còn thiếu vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Trong ống tia âm cực, tia âm cực được phát ra từ điện cực âm được gọi là (1)...................

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 15


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
b) Đơn vị nhỏ nhất của một nguyên tố có thể tồn tại đơn lẻ hoặc tồn tại trong các phân tử được gọi là
(2) ...................
c) Hạt mang điện tích dương được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (3) ...................
d) Hạt không mang điện tồn tại trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (4) ...................
e) Hạt trong nguyên tử có khối lượng nhỏ nhất và khối lượng lớn nhất, tương ứng là (5)
...................và (6) ...................

Hướng dẫn giải
(1) cathode.
(2) nguyên tử.
(3) proton.
(4) neutron.
(5) electron.
(6) neutron.
Câu 57. [CD - SGK] Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và
1 proton. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen?
(a) Đây là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.
(b) Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.
(c) Hạt nhân nguyên tử có khối lượng lớn gấp khoảng 1 818 lần khối lượng lớp vỏ.
(d) Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.
Hướng dẫn giải
a) Đúng
b) Sai. Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 1 amu.
c) Đúng
d) Sai.
Câu 58. [CD - SBT] Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Nếu 1 ngun tử có 17 electron thì ngun tử đó cũng có 17 proton.
(b) Nếu 1 nguyên tử có 17 electron thì ngun tử đó cũng có 17 neutron.
(c) Nếu 1 ngun tử có 17 electron thì ion tạo ra từ nguyên tố đó có 17 proton.
(d) Nếu 1 ngun tử có 17 electron thì ion tạo ra từ nguyên tố đó có 17 neutron.
(e) Nếu 1 nguyên tử có 17 electron thì ion tạo ra từ ngun tố đó có 17 electron.
Câu 59. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây khơng đúng?
(a) Điện tích của proton và electron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu..
(b) Có những nguyên tử không chưa neutron nào.
(c) Một số nguyên tử khơng có bất kì proton nào
(d) Điện tích của proton và neutron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu.
(e) Trong nguyên tử, số hạt proton luôn bằng số hạt electron.

(g) Khối lượng của proton và neutron xấp xỉ bằng nhau và lớn hơn nhiều khối lượng của electron.
Câu 60. [CTST - SGK] Dựa vào Bảng 2.1, hãy lập tỉ lệ khối lượng của một proton với khối lượng của
một electron. Kết quả này nói lên điều gì?
Bảng 2.1. Một số tính chất của các loại hạt cơ bản trong nguyên tử
Hạt
p
n

Điện tích tương đối
+1
0

Khối lượng (amu)
≈1
≈1

Khối lượng (g)
1,673 x 10-24
1,675 x 10-24

e

-1

1
≈ 0,00055
1840

9,11 x 10-28


Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 16


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUN ĐỀ HĨA 10
Hướng dẫn giải
−24

Khố
i lượng proton 1,67× 10
=
≈ 1840
Khố
i lượng electron 9,11× 10−28
Khối lượng của proton lớn hơn rất nhiều so với khối lượng electron. Do đó, khối lượng của hạt nhân lại
càng lớn hơn gấp nhiều lần khối lượng của lớp vỏ nguyên tử.
H 2O
Câu 61. [CD - SGK] Tính tổng số electron, protron, neutron trong một phân tử nước (
). Biết trong
phân tử này, nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.
Hướng dẫn giải
2 × 1 + 8 = 10
Tổng số hạt proton = tổng số hạt electron =
Tổng số hạt neutron là: 8
Câu 62. [CD - SBT] Một nguyên tử C có 6 proton và 6 neutron. Một nguyên tử O có 8 proton và 8
neutron. Xét các phân tử CO và CO2 tạo nên tử các nguyên tử O và C ở trên. Hãy nối một vế ở cột A
tương ứng với một hoặc nhiều vế ở cột B.
Cột A
Cột B

a) Phân tử CO
1. có số proton và số neutron bằng nhau.
b) Phân tử CO2
2. có khối lượng xấp xỉ 28 amu.
3. có khối lượng xấp xỉ 44 amu.
4. có 22 electron.
5. có số hạt mang điện nhiều gấp hai lần số hạt không mang điện.

a – 1, 2, 5

Hướng dẫn giải
b – 1, 3, 4, 5.

Câu 63. [KN-SBT-TH] Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử oxygen bằng 26,5595.10 -27 kg. Hãy tính khối
lượng nguyên tử (theo amu) và khối lượng mol nguyên tử (theo g) của nguyên tử này.
Hướng dẫn giải
1 amu = 1,661.10-27 kg
Khối lượng của nguyên tử oxygen theo amu là:

26,5595.10−27
1, 661.10 −27
≈ 15,99 amu
Khối lượng mol của oxygen là 15,99 g/mol.
Câu 64. [KN-SGK] Nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỉ (10 9) lần thì kích thước của nó tương đương một
quả bóng rổ (có đường kính 30 cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003 cm).
Cho biết kích thước ngun tử vàng lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần.
Hướng dẫn giải

rnt
30

=
= 10000
rhn 0, 003

Ta có:
⇒ Kích thước của ngun tử vàng gấp khoảng 10000 lần hạt nhân của nó.

Câu 65. [CD - SGK] Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang
điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50

μm

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

, mang một lượng điện

Trang 17


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUN ĐỀ HĨA 10
−3,33 × 10−17 C

tích âm là
bao nhiêu electron?

. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của
Hướng dẫn giải

1 electron có điện tích là


−1, 602 ×10 −19 C

=> điện tích âm của giọt nước tương đương với

−3,33 ×10 −17
≈ 208
−1, 602 ×10−19

hạt electron
Câu 66. [CTST - SBT] Khi phóng chùm tia α vào một lá vàng mỏng, người ta thấy rằng trong khoảng
108 hạt α có một hạt gặp hạt nhân.
a) Một cách gần đúng, hãy xác định đường kính của hạt nhân so với đường kính của nguyên tử.
b) Với sự thừa nhận kết quả trên, hãy tính đường kính của nguyên tử nếu ta coi hạt nhân có kích
thước như một quả bóng bàn có đường kính bằng 3 cm.
Hướng dẫn giải
1
108
a) Hạt nhân như vậy có tiết diện hình trịn bằng
tiết diện của ngun tử.
1
104
Vì đường kính tỉ lệ với căn bậc hai của diện tích hình tring nên hạt nhân có đường kính khoảng
đường kính của ngun tử.
b) 3×104 cm = 30.000 cm = 300 m.
Câu 67. [CD - SGK] Nguyên tử lithium (Li) tạo nên bởi 3p, 4n và 3e. Khối lượng lớp vỏ của Li bằng
khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng của cả nguyên tử Li?
Hướng dẫn giải
3 × 0, 00055 ×1, 6605 ×10−27 = 2, 7398 ×10−30 kg
Khối lượng của lớp vỏ nguyên tử Li:
Phần trăm khối lượng của lớp vỏ Li so với khối lượng nguyên tử Li là:


2, 7398 ×10−30
×100 = 2,35 ×10 −5%
−24
−30
7 × 1, 6605 ×10 + 2, 7398 × 10
μm

Câu 68. [CD - SGK] Hồng cầu được coi như có dạng đĩa trịn với đường kính 7,8
. Hỏi cần bao nhiêu
nguyên tử Fr sắp xếp thẳng hàng và khít nhau để tạo nên một đoạn thẳng có chiều dài bằng đường kính
của hồng cầu?
Hướng dẫn giải
o

7,8 ×10−10 A

o

5, 4 A

Hồng cầu có đường kính là:
mà đường kính của nguyên tử Fr là
=> Số nguyên tử Fr sắp xếp thẳng hàng và khít nhau để tạo nên một đoạn thẳng có chiều dài bằng đường

7,8 ×104
≈ 14444
5, 4

kính của hồng cầu là:

ngun tử
Câu 69. [CD - SBT] Một bạn học sinh muốn xây dựng một mơ hình ngun tử hydrogen cỡ lớn theo
đúng tỉ lệ để trưng bày trong hội chợ khoa học ở trường. Nếu ngun tử có đường kính 1,00 m thì học
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 18


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUN ĐỀ HĨA 10
sinh đó phải xây dựng hạt nhân có kích thước là bao nhiêu? Điều đó có dễ dàng thực hiện với các dụng cụ
thơng thường hay khơng? Mơ hình đó có phù hợp để quan sát bằng mắt thường khơng? Biết rằng kích
thước hạt nhân bằng

10−5

lần kích thước nguyên tử.
Hướng dẫn giải
−5
10
Đường kính của mơ hình sẽ bằng
m (0,01mm), rất nhỏ nên khơng thể chế tạo bằng dụng cụ thông
thường và không phù hợp để quan sát được bằng mắt thường.
Câu 70. [CD - SBT] Bán kính của hạt nhân nguyên tử carbon và bán kính của nguyên tử carbon lần lượt
là khoảng 2,7 fm (femtơmét) và khoảng 70 pm (picơmét). Tính thể tích của hạt nhân và thể tích của loại
nguyên tử carbon đó theo đơn vị m 3. Hãy cho biết phần trăm thể tích nguyên tử carbon bị chiếm bởi hạt
nhân. Biết rằng

1 fm = 10 −15 m,1 pm = 10−12 m
Hướng dẫn giải
Vπr

=

4 3
8, 24
= 10 × (m−44)
3

3

Thể tích của hạt nhân (hình cầu):
V = 1, 44 ×10 −30 (m 3 )
Thể tích của nguyên tử:
Phần trăm thể tích nguyên tử carbon bị chiếm bới hạt nhân là

8, 24 ×10−44 ×100%
= 5,72 ×10 −12 %
1, 44 ×10−30
Câu 71. [CD - SBT] Trái đất có bán kính khoảng 6371 km, được coi như gồm x nguyên tử hình cầu sắp
xếp chặt khít cạnh nhau. Bán kính của Trái Đất sẽ thay đổi như thế nào nêu giả thiết chỉ còn x hạt nhân
nguyên tử sắp xếp chặt khít cạnh nhau trong 1 khối cầu? Coi kích thước hạt nhân bằng
thước nguyên tử.
Hướng dẫn giải
Nhỏ đi 105 lần (quả cầu có bán kính 63,71 m).

10−15

lần kích

Câu 72. [KN-SGK] Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. Dựa vào Bảng 1.1, hãy
tính và so sánh:

a) Khối lượng hạt nhân với khối lượng nguyên tử.
b) Khối lượng hạt nhân với khối lượng vỏ nguyên tử.

Hướng dẫn giải
a. Khối lượng của hạt nhân là

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 19


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
mhn = mp + mn = 7.1,672.10-27 + 7.1,675.10-27 = 2,3429.10-26 (kg)
Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số electron nên số electron là 7.
Khối lượng nguyên tử là:
mnt = mhn + me = 2,3429.10-26 + 7.9,109.10-31 = 2,3435.10-26 (kg)
⇒ mhn ≈ mnt
b. Khối lượng của vỏ nguyên tử là
me = 7.9,109.10-31 = 6,3763.10-30 (kg)
⇒ mhn ≫ me (khối lượng hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với khối lượng vỏ nguyên tử).
Câu 73. 12. [KN-SBT-VD] Nguyên tử aluminium (nhôm) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng proton,
neutron, electron có trong 27 g nhơm.
Hướng dẫn giải
Số electron = số proton = 13
Số mol nhôm = 1 mol tương ứng với 6,022.1023 nguyên tử.
⇒ Khối lượng proton là: 13.1,673.10-24.6,022.1023 = 13,0972 (g)
Khối lượng neutron là: 14.1,675.10-24.6,022.1023 = 14,1216 (g).
Khối lượng electron là: 13.9,109.10-28.6,022.1023 = 7,131.10-3 (g).

Câu 74. 13. [KN-SBT-VD] Xác định khối lượng của hạt nhân nguyên tử boron chứa 5 proton, 6 neutron và khối

lượng nguyên tử boron. So sánh hai kết quả tính được và nêu nhận xét.
Hướng dẫn giải
Trong nguyên tử B: số p = số e = 5; số n = 6.
Khối lượng hạt nhân nguyên tử boron (B) là:
mp + mn = 5. 1,673.10-24 + 6. 1,675.10-24 = 1,8415.10-23 (g)
Khối lượng nguyên tử B là:
mp + mn + me = 5. 1,673.10-24 + 6. 1,675.10-24 + 5.9,109.10-28 = 1,8422.10-23 (kg)
Tỉ số khối lượng nguyên tử: khối lượng hạt nhân = 1,0003
⇒ Khối lượng nguyên tử tập chung chủ yếu ở hạt nhân.

Câu 75. [CTST - SBT] Helium là một khí hiếm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp
như hàng không, hàng không vũ trụ, điện tử, điện hạt nhân và chăm sóc sức khỏe. Nguyên tử helium có 2
proton, 2 neutron và 2 electron. Cho biết khối lượng của electron trong nguyên tử helium chiếm bao nhiêu
phần trăm khối lượng nguyên tử.
Hướng dẫn giải

2× 9,11×10−28
× 100% = 0,0272%
2× 1,673× 10−24 + 2× 1,675× 10−24 + 2× 9,11× 10−28
Câu 76. [KN-SGK] Aluminium là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất, được sử dụng trong các ngành xây
dựng, ngành điện hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13 và số khối
bằng 27. Tính số proton, số neutron và số electron có trong nguyên tử aluminium.
Hướng dẫn giải
Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13.
⇒ số proton = số electron = 13
Số khối bằng 27 ⇒ số neutron = 27 – 13 = 14
Câu 77. 11. [KN-SBT-VD] Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố
X còn được sử dụng trong xây dựng , ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt
(proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt khơng mang điện là 12.
(a) Tính số mỗi loại hạt (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.

(b) Tính số khối của nguyên tử X.

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 20


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
Hướng dẫn giải
a) Nguyên tử trung hòa về điện nên p = e.
Theo bài ra ta có: p + e + n = 40 hay 2p + n = 40 (1)
và 2p – n = 12 (2)
Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ⇒ p = e = 13 và n = 14
b) Số khối của X là: p + n = 13 + 14 = 27

Câu 78. [CTST - SBT] X là nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất có tác dụng oxi hóa và sát
khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, dệt
nhuộm, xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử X.
Hướng dẫn giải
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của X.

2p +n =52  p =17
⇒

2p
n
=
16


n =18

Theo đề bài, có hệ phương trình:
Vậy trong X có 17 electron, 17 proton và 18 neutron.

Câu 79. [CTST - SBT] Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò
sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử
dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số các hạt là 36. Số hạt
không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Xác định thành
phần cấu tạo của nguyên tử Y.
Hướng dẫn giải
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của Y.
2p +n =36
 p =12

⇒

1
 n = (36 - p) n =12

2
Theo đề bài, có hệ phương trình:
Vậy trong X có 12 electron, 12 proton và 12 neutron.

Câu 80. [CTST - SBT] Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử
nitrogen có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số đơn vị điện tích hạt
nhân của nitrogen.
Hướng dẫn giải
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của nitrogen.


n =33,33%× 21 =7  p =7
⇒

2p +n =21
n =7

Theo đề bài, ta có:
Vậy nguyên tử N có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 81. [CTST - SBT] Magnesium oxide (MgO) được sử dụng để làm dịu cơn đau ợ nóng và chua của
chứng đau dạ dạy. Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử
Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8. Xác định điện tích hạt nhân của Mg và O.
Hướng dẫn giải
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 21


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
2pMg +2pO =40  pMg =12
⇒

2p
2p
=
8
O
 pO =8
 Mg
Điện tích hạt nhân của Mg là +12; O là +8.

Câu 82. Oxide của kim loại M có dạng M 2O được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như

sản xuất xi măng, sản xuất phân bón, … Oxide này
(M2O) là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước và là
thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với mọi loại
cây trồng. Xác định công thức phân tử của M 2O biết
tổng số hạt cơ bản trong phân tử M 2O là 140, trong đó
tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 44; nguyên tử oxygen trong M2O có 8 neutron,
và 8 electron.
Hình 1.1. Phân bón với cây trồng.
Hướng dẫn giải
Gọi số proton, electron, neutron của M và O lần lượt là pM, eM, nM, pO, eO, nO.
2(2pM +nM ) +2.8 +8 =140  pM =19
⇒

4pM +2.8 -(2nM +8) =44
nM =20

Theo dữ kiện đề bài ta có:
Cơng thức M2O: K2O
Câu 83. Hợp chất XY2 có tên hiệu là "vàng của kẻ ngốc" vì có ánh
kim và sắc vàng đồng nên nhìn khá giống vàng, nhiều người hay
lầm đó là vàng. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron,
electron bằng 178, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 54. Mặt khác, số hạt mang điện trong nguyên
tử X nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 20. Xác định
số proton của ngun tố X và ngun tố Y, cơng thức hóa học của
XY2.
Hướng dẫn giải

Gọi số proton, neutron trong X, Y lần lượt là px, nx, py, ny. Ta có các phương trình:
2px + 4py + nx + 2ny = 178 (1)
2px + 4py - nx - 2ny = 54 (2)
2px - 2py
= 20
(3)
Giải hệ thu được px = 26; py = 16.
Vậy X là Iron (Fe), Y là Sulfur (S), cơng thức hóa học là FeS2.
Câu 84. Nhơm là một nguyên tố kim loại có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Nhôm là nguyên tố phổ
biến thứ nhất (sau oxygen và silicon), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm
khoảng 17% khối lượng lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu
quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp
chất trong hơn 2700 loại khoáng vật khác nhau. Trong một nguyên tử nhơm có 13 proton và 14 neutron.
Em hãy tính khối lượng của 1 nguyên tử nhôm bằng amu và 1 mol nguyên tử nhôm theo đơn vị gam.
So sánh 2 giá trị này với nhau và rút ra kết luận.
Hướng dẫn giải
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 22


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
Khối lượng của 1 nguyên tử nhôm là 13 + 14 = 27 amu. (vì khối lượng electron rất nhỏ và khơng đáng
kể).
1,6605 × 10−27 kg = 1, 6605 ×10 −24 gam
1amu =
.
27 ×1, 6605 ×10 −24 × 6 ×10 23 = 26,09gam
Khối lượng của 1 mol ngun tử nhơm:
Ngun tử khối có trị số bằng khối lượng của 1 mol nguyên tử tính theo đơn vị gam (hay cịn gọi là khối

lượng mol).
Câu 85. Đơn chất X là một trong những thành phần quan trọng, đóng vai trị trong việc ngăn chặn các
bức xạ cực tím đến từ mặt trời, giúp cho bề mặt Trái Đất cũng như các sinh vật sống hạn chế tối đa các
bức xạ nguy hiểm. Đồng thời, đơn chất X có tính oxi hóa mạnh nên được ứng dụng để chữa sâu răng hay
sát trùng nước sinh hoạt… Trong đơn chất X, có tổng số hạt là 72. Trong đó số hạt mang điện gấp 3 lần số
hạt không mang điện. Hãy xác định CTHH của đơn chất X. (Biết đơn chất X chứa nhiều hơn 1 ngun
tử).
Hướng dẫn giải
Gọi cơng thức hóa học của đơn chất X là Xa. số proton, neutron và electron trong X lần lượt là pX, nX, eX.
a.(p X + n X + e X )=72 ⇔ a.(2p X + n X )=72 (1)
Ta có: tổng số hạt trong X là:
72
a.(2p X − n X ) =
= 24 (2)
3
Lại có:
24
pX = n X =
a
Giải hệ PT (1) & (2) ta có:
Biện luận
a
1
2
3
4
6
pX

24


12

8

6

4

CTHH

Cr

S2

O3

C6

Be4

Kết luận

Loại

Loại

Chọn

Loại


Loại

Vậy đơn chất X là Ozone.
Câu 86. Hợp chất Y (AB3) được sử dụng để lắng các hạt gây ô nhiễm nước từ chất thải đô thị hoặc công
nghiệp. Người ta nói rằng nó cho phép loại bỏ một số ký sinh trùng và ngăn chặn mất máu do vết thương
ở động vật và để chữa lành chúng. Y có tổng số hạt trong phân tử là 238; số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 70. Trong đó, số hạt mang điện của A nhiều hơn của B là 9. Xác định công thức
của Y.
Hướng dẫn giải
Gọi p và n lần lượt là số proton và số neutron có trong Y; pA và pB lần lượt là số proton của A và B.
2p + n = 238
p = 77
2p − n = 70
n = 84
Ta có:
=>
p A + 3p B = 77
p A = 26

pA − pB = 9
Lại có:
=> A là Fe, B là Cl.
Vậy Y là FeCl3.

=>

p B = 17

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình


Trang 23


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
AB4 2−

Câu 87. Một ion Z có dạng
(là một trong những ion gây nên tính cứng của nước cứng vĩnh cửu).
Trong Z, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 48. B chiếm 66,67% về khối lượng của
8 ×10 −21 C

ion. Được biết 2,4 gam ion Z mang điện tích khoảng
và trong ngun tử A có số hạt mang điện
gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định ion Z.
Hướng dẫn giải
Gọi pA, nA và pB, nB lần lượt là số proton và neutron của A và B.
n Z × 2 × 1,602 × 10-19 = 8,01× 10 -21 => n Z = 0,025 (mol)
Số mol của Z là:
2, 4
M AB 2- =
= 96 => p A + n A + 4p B + 4n B = 96 (1)
4
0,025
=>
4(p B + n B )
×100 = 66, 7 => 4(pB + n B ) = 64 (2)
p A + n A = 96 − 64 = 32
96
Lại có:

=>
32
2p A = 2n A => p A = n A =
= 16
2

=> Vậy A là Sulfur (S).
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện trong Z là 50
2p A − n A + 8p B − 4n B + 2 = 50 (2) => 8p B − 4n B = 32 => 2p B − n B = 8 (3)

4(pB + n B ) = 64
Giải hệ phương trình
SO 4 2−
Vậy Z là
.

2p B − n B = 8

=>

pB = n B = 8

=> Vậy B là oxygen (O).

Câu 88. [CD - SBT] Sao neutron là một dạng trong 1 số khả năng kết thúc của quá trình tiến hóa sao. Sao
neutron được hình thành khi 1 ngơi sao lớn hết nhiên liệu và sụp đổ. Các ngôi sao neutron trong vũ trụ

1, 0 ×10−13

đươc cấu tạo chủ yếu từ các hạt neutron. Giả sử bản kính của neutron là khoảng

cm.
a) Tính khối lượng riêng của neutron, coi neutron có dạng hình cầu.
b) Giả sử một ngơi sao neutron có cùng khối lượng riêng với neutron, hãy tính khối lượng (theo kg) của
một mảnh ngơi sao neutron có kích thước bằng 1 hạt cát hình cầu với bán kính 0,1 mm.
Hướng dẫn giải
1, 6605 ×10−27 (kg)
a) Khối lượng của 1 neutron = 1 amu =
4 3
Vπr
= 4,1867
=
10 × (m−45) 3
3
Thể tích của neutron (hình cầu) là:
m
d = = 3,9661×1017 (kg / m 3 )
V
Khối lượng riêng của neutron là:
4 3
Vπr
= 4,1867
=
10 × (m−12) 3
3
b) Thể tích của mảnh sao là:
Khối lượng của mảnh sao là:
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình
Trang 24



DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10
m = d.V = 3,9661×1017 × 4,1867 ×10 −12 = 1, 6605 ×106 ( kg )

= 1660,5 tấn
Câu 89. [CD - SBT] Vào những ngày hanh khơ, cơ thể chúng ta có thể tích tụ điện tích khi đi bộ trên một
−10μC
số thảm hoặc khi chải tóc. Giả sử cơ thể chúng ta tích một lượng điện tích là
.
a) Hãy cho biết trong trường hợp này, cơ thể chúng ta đã nhận thêm hay mất đi electron.
b) Tổng khối lượng của các electron mà cơ thể đã nhận thêm hoặc mất đi là bao nhiêu kilogam? Cho khối
lượng của 1 electron là
1 μC= 10−6C
Biết rằng:

9,1× 10−31

kg.

Hướng dẫn giải
a) Do cơ thể tích một lượng điện tích âm nên đã nhận thêm electron.
e0 = −1, 602 ×10−19 C
a) Điện tích của 1 electron là -1e0, trong đó
.
−10μC
Số lượng electron tương ứng với điện tích
là:

−10 ×10−6
= 6, 242 ×1013
−19

−1, 602 ×10

(electron).
9,1× 10 −31 × 6, 242 × 1013 =5,7 ×10 −17 ( kg ).

Tổng khối lượng electron là:
Câu 90. [CTST - SBT] Calcium là một khống chất có vai trị rất quan trọng trong cơ thể người. Trong
cơ thể, calcium chiếm 1,5 – 2% trọng lượng, 99% lượng calcium tồn tại trong xương, răng, móng và 1%
trong máu. Calcium kết hợp với phosphorus là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho
xương và răng chắc khỏe. Khối lượng riêng của calcium kim loại là 1,55 g/cm 3. Giả thiết rằng, trong tinh
thể calcium, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần cịn lại là khe rỗng. Xác
định bán kính nguyên tử calcium. Cho nguyên tử khối của calcium là 40.

V=
Cho biết cơng thức tính thể tích hình cầu là

Thể tích 1 mol ngun tử calcium =

Thể tích 1 nguyên tử calcium =

Bán kính nguyên tử calcium:

4π r 3
3

, trong đó r là bán kính hình cầu.
Hướng dẫn giải
M
40
× 74% =

× 74% (cm3)
d
1,55

40
× 74%
1,55
(cm3)
6,023× 1023

40
× 74%
1
,55
3 3×
6,023× 1023
r=
=1,96× 10−8 (cm3)


Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 25


×