Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.38 KB, 8 trang )

VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU”
VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH”
Dàn ý:
A. MỞ BÀI
B. THÂN BÀI
I.
Cảm nhận vẻ đẹp của con người Việt Nam qua tác phẩm “Rừng xà nu”
II.
Cảm nhận vẻ đẹp của con người Việt Nam qua tác phẩm “Những đứa con
trong gia đình”
III. Cảm nhận vẻ đẹp của con người Việt Nam qua cả hai tác phẩm
C. KẾT BÀI

Dàn ý chi tiết:
I.

Cảm nhận vẻ đẹp của con người Việt Nam qua tác phẩm “Rừng xà nu”:

Tổng quát: Đây là tác phẩm nói về các thế hệ anh hùng nối tiếp nhau, đại
diện cho các thế hệ anh hùng người Tây Nguyên. Họ tiêu biểu cho vẻ đẹp và
phẩm chất của người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung
trong cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ và anh dũng.
1.

NHÂN VẬT TNÚ :

- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng,
bảo vệ cán bộ.
- Tnú rất gắn bó với cách mạng :
+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách
mạng.


+ Tnú bị giặc bắt khi làm liên lạc, bọn giặc đã khủng bố, tra khảo anh: "Cộng sản ở
đâu". Tnú đã dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Cộng sản ở đây này". Sau câu trả lời
ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.
+ Khi trưởng thành: thay anh Quyết lãnh đạo phong trào cách mạng, bàn tay bị cụt
đốt nhưng vẫn đi bộ đội, vẫn cầm súng đánh giặc...

TRANG 1


VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH”

+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện
khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng
chính nhựa xà nu của q hương, khơi dậy cao độ lịng căm thù giặc của cả bn
làng.
- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng, gắn bó
thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con tha thiết, ấp ôm
một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con...
- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một khơng khí trang nghiêm của
núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể đan xen lời trần thuật
ở ngôi thứ ba như sống lại cái khơng khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi
Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ
*Nhân vật Mai: Vợ của Tnú - Mai đã hết sức bảo vệ con bằng đức hy sinh tuyệt
vời của người mẹ và tất cả sự dẻo dai của người con gái sinh ra ở núi rừng : "Mai
thét lên một tiếng. Chị vội tháo tấm địu, vừa lật kịp đứa con ra phía bụng lúc cây sắt
giáng xuống trên lưng....Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra
sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật đứa bé ra trước ngực ... ".
=> Tnú và Mai được nhà văn hào phóng đưa lại cho khá nhiều vẻ đẹp của con
người lý tưởng. Với Mai, đó là sự duyên dáng, linh lợi, giọng nói trong lanh lảnh và
con tim thắm thiết, thủy chung. Còn với Tnú, đó là sự khỏe mạnh với bộ ngực rộng

rãi và hai cánh tay khỏe chắc như lim, là sự bất khuất, can trường đã được thử thách
qua tra tấn dã man và mấy năm trời tù ngục.
2.

Nhân vật cụ Mết:

- Ngoại hình: “Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng”, “mắt sáng và xếch ngược”,
“ngực căng như một cây xà nu lớn”...
- Cụ từng nói với dân làng: "Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn". Lời cụ
đơn giản, rõ ràng như một chân lí…

TRANG 2


VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH”

- Chính cụ đã lãnh đạo dân làng tự phát vùng lên giết giặc tự cứu lấy mình...
Người đọc khơng thể nào qn hình ảnh hào hùng của người thủ lĩnh già: "Cụ Mết
chống giáo xuống sàn nhà, tiếng nói vang vang: Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên!" Lời
nói của cụ đốt cháy lên ngọn lửa căm thù trong lòng mỗi người dân Xôman đối với
bọn giặc tàn ác, thôi thúc họ vùng lên cầm vũ khí bảo vệ bản làng, bảo vệ quyền làm
người tự do ...
=> Cụ Mết chính là biểu trưng cho lịch sử, cho truyền thống của dân làng Xôman,
là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Cụ là cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt
ngàn. Ở cụ, yêu ghét rõ ràng, minh bạch. Cụ Mết thương dân làng hết mực, suốt cuộc
đời gắn bó máu thịt với quê hương và con người q hương
3.

Nhân vật Dít và bé Heng:


a. Dít:
-

Là một cơ gái gan dạ, dũng cảm, biết nén nỗi đau cá nhân để góp sức cho

cộng đồng, dân tộc
+ Khi chị Mai mất cơ đau đớn nhưng khơng hề than khóc
+ Đem gạo vào rừng cho dân làng
+ Không sợ và không khai báo khi giặc bắn súng dọa
-

Không chỉ gan góc, Dít cịn là một cơ bé cương nghị, chứng kiến cái chết đau

thương của chị Mai, Dít lầm lì khơng nói gì cả, mắt ráo hoảnh trong khi mọi người,
cả cụ già đều khóc.
-

Cứ thế Dít lớn lên cùng với cuộc đấu tranh của làng Xôman. Trở thành người

lãnh đạo cuộc chiến đấu của bn làng. Dít cũng tỏ rõ là người có bản lĩnh, có sức
thuyết phục quần chúng.
-

Gặp lại Tnú, Dít khơng khỏi xúc động, nhìn anh rất lâu với "đơi mắt mở to

bình thản trong suốt". Ấy vậy nhưng chị khơng qn trách nhiệm của mình khi hỏi:
"Đồng chí về có giấy khơng?" khi tun bố dứt khốt: "khơng có giấy về thì khơng

TRANG 3



VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH”

được, Ủy ban phải bắt thôi". Rồi sau khi xem kỹ giấy của Tnú, chị lại buồn tiếc "Sao
anh về có một đêm thơi?".
=> Con người Dít là như vậy, gan góc, cương nghị nhưng cũng không kém phần
tha thiết yêu thương, đành rằng bề ngồi tưởng như chỉ có lạnh lùng, bình thản..
b. Bé Heng:
+ Tuy cịn nhỏ, bé Heng đã có dáng vẻ "một người lính thực sự". Nó đội một chiếc
mũ sụp xin được của một anh giải phóng quân nào đó, mặc một chiếc áo bà ba dài
phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo, vượt qua hố chơng trở thành người liên lạc
như Tnú ngày xưa.
+ Còn nhỏ tuổi đã tham gia làm nhiệm vụ cách mạng và rất thông minh, tài giỏi:
Thông thuộc từng hố trông, từng chiến điểm; Dũng cảm dẫn đường cho cán bộ cách
mạng và khách đến làng.
+ Là thế hệ tiếp nối, kế tục cha ông để cuộc chiến đấu thắng lợi.

II.

Cảm nhận vẻ đẹp của con người Việt Nam qua tác phẩm “Những đứa
con trong gia đình”

Tổng quát: Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm
chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, q
hương, trung thành với cách mạng.Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện
thành cơng phẩm chất đáng q của những con người quê hương Nam bộ giàu lòng
yêu nước, căm thù giặc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá
trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những con người trong gia đình Việt
gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và
căm thù: chị Chiến, mẹ, chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa

con trong gia đình lớn: cách mạng.

1. Chú Năm

TRANG 4


VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH”

- Chú Năm được ví như cầu nối kết tinh quan trọng, sinh ra và lớn lên ở vùng đất
Nam Bộ, mưu sinh nhờ nghề sơng nước.
- Vẻ ngồi lam lũ chất phác nhưng tâm hồn nhân đạo đầy triết lí nhân sinh.
- Chú gửi gắm tất cả hi vọng và lý tưởng vào chị em Chiến, Việt; chú mong các
cháu “ráng cho mau lớn. Chừng nào bay trọng trọng rồi tao giao cuốn sổ cho chị em
bay” và răn đe “ thù cha thù mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu...”.
- Cuốn sổ chú Năm giữ trong tay giống như sử sách ghi chép tồn bộ nỗi đau của
gia đình và truyền thống yêu nước mà cả gia đình giữ gìn từ đời này sang đời khác.
=> Lời răn dạy của chú và hình ảnh chú trao lại cuốn sổ cho hai chị em Chiến
chính là sự truyền nối cho khúc “hạ lưu” của dịng sơng truyền thống gia đình, gửi
gắm trọn vẹn yêu thương, sự kì vọng vào chị em Chiến, Việt.Nhân vật đã thể hiện vẻ
đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.
2. Cảm nhận nhân vật mẹ của Chiến và Việt
- Bà mang dáng hình một người phụ nữ đậm chất Nam Bộ, chịu thương chịu khó,
yêu chồng thương con hết mực.
- Không sợ hãi, bất khuất gan dạ với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam
lũ, đau thương chơn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tay vần bế thằng
con Út nhưng vẫn cắp rổ đi đòi đầu chồng (Gợi liên tưởng tới chị Út Tịch trong
“Người mẹ cầm súng”)
-Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và
cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng.


TRANG 5


VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH”

=> Người phụ nữ tần tảo của gia đình vừa là người phụ nữ trung hậu, kiên trinh
của đất nước.

3. Cảm nhận hai chị em Chiến và Việt
- Chị Chiến thừa hưởng gần như trọn vẹn nét đẹp của mẹ, từ vẻ ngoài đến tính
cách.
- Việt nhỏ tuổi hơn, cịn nét lộc ngộc của thanh niên mới lớn chưa thực sự trưởng
thành.
- Hai chị em đều tiềm tàng phẩm chất anh hùng đẹp đẽ, đều muốn xung phong ra
trận, muốn lập công và trả thù cho cha mẹ.tính cách được tạo nên từ truyền thống gia
đình, từ hồn cảnh đặc trưng: thương cha mẹ, cùng chung lo toan cơng việc cách
mạng, giàu tình nghĩa với quê hương.
- Bị thương nặng, Việt vẫn cố gắng lên nòng súng, vực dậy bản thân trong đau đớn
thể xác để sẵn sàng chiến đấu.
- Họ xung phong bước chân vào cuộc chiến đầy dai dẳng và ác liệt, chấp nhận hy
sinh bất cứ lúc nào không chỉ bởi lòng căm thù quân giặc đã gây ra bao mất mát đau
thương mà còn bởi chiều sâu tâm linh gia đình thiêng liêng.
=> Chiến và Việt là đại diện cho thế hệ trẻ xông pha cứu nước, được đánh giá là
những khúc sông ẩn chứa sức mạnh mãnh liệt trong sứ mệnh đánh giặc.Hình ảnh hai
chị em tranh nhau ghi tên đi tòng quân gắn với ý thức giác ngộ của tuổi trẻ trên quê
hương đau thương và anh dũng.
NHÌN CHUNG: Mỗi nhân vật đều có tên tuổi và cá tính riêng. Song ẩn sâu trong
mỗi cá tính ấy là nét chung đầy xúc động đều khởi nguồn từ nơi họ sinh ra và thuộc
TRANG 6



VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH”

về, nơi ấy có tên gia đình, một gia đình giàu tinh thần chiến đấu. Nét chung tính cách
được lưu giữ trong dịng sơng gia đình, chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ
sau không ngừng được bổ sung, mãnh liệt hơn.

III. Cảm nhận vẻ đẹp của con người Việt Nam qua cả hai tác phẩm:
Giống:
- Đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của
quê hương, của dân tộc.
- Dù phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau
thương mất mát của cả dân tộc nhưng ở họ luôn ngời sáng tinh thần chiến đấu, thủy
chung với cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh,
tình cảm, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam qua các thế hệ .
Khác :
Hai nhân vât trong hai tác phẩm là đại diện tiêu biểu của con người Việt Nam
trong thời chống Mĩ, tuy nhiên ở họ vẫn có những nét riêng góp phần thể hiện phong
cách độc đáo của mỗi nhà văn :
+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm
dịng máu, tính cách của núi rừng Tây Ngun với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa
trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú,
Nguyễn Trung Thành cịn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong
cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.
+ Việt đậm chất Nam Bộ ở ngơn ngữ, tính cách sơi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt
là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thời đại cách mạng. Qua nhân vật Việt,
nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.
=> Qua đây làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau.


TRANG 7


VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA “RỪNG XÀ NU” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH”

TRANG 8



×