Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hình tượng xà nu - Rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.41 KB, 4 trang )

12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
Xà nu là giống cây họ thông, có sức sống mãnh liệt, quanh năm xanh tốt,
mọc thành những cánh rừng bạt ngàn ở Tây Nguyên. Là nhà văn gắn bó suốt hai
cuộc kháng chiến với vùng đất kiên cường, anh dũng và nghĩa tình này, những
cánh rừng xà nu ấy đã để lại ấn tượng thật đắc biệt trong Nguyễn Trung Thành. Và
chúng ta có “Rưng xà nu”, một truyện ngắn đậm chất sử thi, lãng mạn về cuộc đấu
tranh anh hùng của nhân dân Tây Nguyên, trong đó xà nu trở thành một trong
những hình tượng trung tâm của tác phẩm.
Mở đầu truyện, người đọc bị cuốn hút ngay vào cảnh những “đồi xà nu cạnh
con nước lớn”, “trong tầm đại bác của giặc”. Nhiều cây đã ngã xuống, đổ “ào ào
như một trận bão”. Nhưng xà nu vẫn đứng vững “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi
tên lao thẳng lên trời”, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng
trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi
vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Đoạn văn chứa đầy chất thơ hùng tráng.
Cuối đoạn, không gian xà nu tiếp tục được tác giả mở rộng tới chân trời: “Đến hết
tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”
Hình ảnh này còn được lặp lại ở phần kết thúc như một điệp khúc, tạo ấn tượng
sau cùng, để người đọc nhớ mãi (phần kết chỉ thay từ “đồi” bằng từ “rừng”, cảm
giác bát ngát hơn). Nhưng không chỉ thế, xà nu còn có mặt trong suốt chiều dài
thiên truyện, khi là đồi xà nu, rừng xà nu, cây xà nu, khi là nhựa xà nu, lửa xà nu,
khói xà nu...
Xà nu gắn bó với dân làng, có mặt trong sinh hoạt và trong đấu tranh của
người dân Xô Man, tham dự vào những sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng.
Sau ba năm “đi lực lượng”, trở lại thăm làng, cảnh sắc đầu tiên Tnú chứng kiến và
bồi hồi xúc động chính là những đồi xà nu “cạnh con nước lớn”. Đến phút chia tay
với cụ Mết, Dít, với quê hương Xô Man để đến tiếp tục cuộc chiến đấu dài lâu,
cảnh vật cuối cùng đọng lại trong ắmt Tnú vẫ là “những rừng xà nu nối tiếp chạy
1
12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
tới chân trời”. Trong cuộc sống đời thường, đuốc xà nu bập bùng soi tỏ con đường
rừng đêm; lửa xà nu cháy rực, tỏa sáng nhà ưng; khói xà nu làm đn tấm bảng giúp


anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ để mai ngày lớn lên, thay anh làm cán bộ.
Trong màn đêm dày đặc của núi rừng và của đời sống dưới ách kẻ thù, đi dưới
mưa nặng hạt, trai tráng trong làng đốt đuốc xà nu theo cụ Mết vào rừng lấy giáo
mác chô dấu trước đó, để chuẩn bị khởi nghĩa. Và khi dân làng vùng lên với những
tiếng “Giết”, “Chém! Chém hết!” vang dội, thì “cả rừng Xô MAn ào ào rung động,
và lửa cháy khắp rừng”. Nhưng khi xà nu trong tay kẻ thù lại trở thành chứng tích
đau thương, làm dấy lên lòng căm thù dữ dội. Thằng Dục, tên chỉ huy ác ôn đã
dùng dẻ tẩm dầu xà nu đốt hai bàn tay Tnú, “mười đầu ngón tay thành mười ngọn
đuốc”. Nhưng chính lúc này lửa xà nu đã chứng kiến lòng căm thù, ý chí ngoan
cường, bất khuất của Tnú. Tnú thấy như không cháy ở đàu ngón tay àm cháy ở
“trong lồng ngực, cháy ở bụng”, “cháy cả ruột” anh. Nhưng Tnú “không kêu”,
“Tnú không thèm, không thèm kêu van”... Tnú chỉ thét lên một tiếng nhưng “tiếng
thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét. Tiếng “Giết”.Hòa vào không
khí bi hùng ấy, đống lửa lớn giữa nhà ưng vẫn rực đỏ, soi rõ xác mười tên lính
phải đền tội “nằm ngổn ngang quanh đống lửa”.
Miêu tả xà nu, NTT có dúng ý liên tưởng, đối chiếu xà nu với con người.
Ngược lại, miêu tả con người, tác giả cũng hay so sánh với xà nu. Cụ Mết ở trần
thì “ngực căng như một cây xà nu lớn”. Vết thương trên lưng Tnú khi bị giặc tra
tấn “ứa ra một giọt máu đậm từ sáng đến chiều thì đặc quệt lại, tím thẫm như nhựa
xà nu”. Chính thủ pháp này đã tạo thêm sự gắn bó giữa xà nu và con người, đặc
biệt là đã trao cho hình tượng xà nu ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho số phận
và khí phách của nhân dân làng Xô Man nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
Cũng như người Xô Man yêu tự do, luôn hướng tới lí tưởng cách mạng, cây
xà nu “ham ánh sáng mặ trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh
nắng”. Nhưng bom đạn địch đã tàn phá dữ dội rừng xà nu. Chúng bắn thành lệ
ngày hai đợt. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu. Kết quả là “cả rừng xà nu
hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang
2
12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Hình ảnh cây cũng là hình ảnh người dân

Xô Man đau thương dưới ách Mỹ Ngụy. Anh Xút, bà Nhan bị giặc chặt đầu, treo
lên ngọn cây, đầu súng, rồi cả Mai và đứa con chưa đầy một tuổi cũng không thoát
khỏi cái chết bởi tay kẻ thù. Nhưng nhân dân Xô Man hiên ngang trong lửa đạn
không hề chùn bước, người trứoc ngã, người sau tiến lên vượt qua đau thương với
sức sống bất diệt, khí phách quật cường. Xà nu cũng vậy, “cạnh một cây mới ngã
gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng
lên bầu trời. Những cây này “đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương
của chúng chóng lành nưh trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất
nhanh thay thế những cây đã ngã”. Đó cúng chính là hình ảnh của Tnú, Mai, Dít,
Heng...những thế hệ luôn phải lớn vượt mình để sớm gánh vác nhiệm vụ chiến đấu
nặng nề, nối tiếp nhau giữ vững ngọn lửa đấu tranh. Anh Quyết hy sinh thì có Tnú,
Mai. Mai ngã xuống giữa tuổi thanh xuân tràn đầy thì Dít trưởng thành mau chóng
như là hiện thân và là sự nối tiếp người chị. Dít trở thành bí thư chi bộ kiêm chính
trị viên xã hội. Rồi những bé Heng, thế hệ dàn em của Dít, cũng lớn vượt lên, vai
đeo súng làm nhiệm vụ liên lạc. Cụ Mết nói: “Đánh thằng Mỹ phải đánh dài”.
Thấm nhuần tinh thần ấy, dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt cảu cụ, lớp lớp thế hệ Xô Man
đã thành những dũng sỹ hiên ngang đầy khí thế, hình như họ sinh ra để đảm đương
sứ mệnh thiêng liêng duy nhất: đánh giặc! Hình như những cây xà nu “phóng lên
rất nhanh”, “vượt lên rất nhanh”, “nhọn hoắt như những mũi lê”, “hình mũi tên lao
thẳng lên bầu tròi” và những cánh rừng xà nu “ưỡn tấm ngực lớn che chở cho cả
làng” chính là biểu tượng của lớp dũng sĩ ấy.
Không phải ngẫu nhiên NTT lại đặt tên cho thiên truyện tâm huyết là “Rừng
xà nu”. Xà nu không chỉ gợi cảm hứng, gợi tứ cho nhà văn sáng stác mà còn trực
tiếp tham gia vào diễn biến truyện, trở thành một trong những hình tượng trung
tâm cảu tác phẩm. Thay lời kết, xin dẫn ra đây lời cụ Mết: “Không cso cây gì
mạnh bằng cây xà nu đất ta”! Còn có thể nói thêm: Cây xà nu “đất ta” mạnh bởi
“đất ta mạnh”, mạnh không pahỉ ở vũ khí trang bị mà mạnh ở thinh thần. Đó là
lòng yêu thương tình nghĩa và ý chí quật khởi hào hùng.
3
12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành


4

×