Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích sự khác nhau giữa các test đánh giá nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.95 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC

BÀI DỊCH GIỮA KỲ
MÔN HỌC: ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH

Học viên: Nguyễn Thị Thảo
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng
Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc


Đánh giá nhân cách đã dần phát triển thành lĩnh vực được nghiên cứu và thực
hành như ngày nay. Con người có nhận thức về tính khác biệt cá nhân và được thế hiện
qua nhiều khía cạnh như nền văn minh nhân loại, trong văn học, lịch sử đều chứa đựng
mô tả sinh động về sự khác nhau của con người dưới sự mơ tả về hình dáng kèm với đặc
điểm nhân cách khách nhau.
Từ thời cổ đại, đánh giá nhân cách được các nhà bác học, thầy thuốc phân tách qua
một số cách như cách phân loại nhân cách của thầy thuốc Hyppocrate, theo ơng con
người có 4 kiểu nhân cách: hăng hái, bình thản, nóng nảy, ưu tư. Cơ sợ việc chia này
chính là sự phối hợp các chất dịch trong cơ thể người. Theo ông, cơ thể con người chia 4
loại dịch chính: máu, mật đen, mật vàng vàn ước nhờ. Tùy theo chất dịch nào chiếm ưu
thế thì con người có kiểu nhân cách/khí chất đó. Theo tác giả Krétchmẻ lại đưa ra phân
tích kiểu nhân cách dựa trên cấu trúc thể tạng như Mảnh khảnh (Leptosom) xu hướng là
người Hướng nội, nhạy cảm, kín đáo; Béo mập (Picnic) xu hướng là người Hướng ngoại,
vui vẻ, hào phóng, thích kết bạn; Lực lưỡng (Athletic) xu hướng là người Chậm chạp, tập
trung, chung thủy, dễ nổi giận, cứng nhắc
Đến thời hiện đại, với sự phát triển của nhiều học thuyết lý về tâm lý học như tâm
lý học nhân văn, tâm lý học phân tâm học,… kèm đó là những phương pháp đánh giá
nhân cách được phát triển dựa trên các cơ sở lý thuyết đó như: phương pháp phóng chiếu,
trắc nghiệm Vết mực loang-Rorschach, trắc nghiệm nhân cách Eysenck, trắc nghiệm


cattell, trắc nghiệm tính cách NEO, trắc nghiệm tổng giác theo chủ đề - Thematic
Apperception Test (TAT), trắc nghiệm MMPTI (thường dùng trong việc đánh giá lâm
sàng) …
Trắc nghiệm nhân cách NEO- PI-R:
Trắc nghiêm tính cách NEO- PI-R Là bộ trắc nghiệm đánh giá nhân cách một cách
toàn diện dành cho thanh niên và người trưởng thành, cụ thể là từ 17 tuổi đến 89 tuổi,
được phát triển bởi Paul Costa và Robert McCrae. Cơ sở của bộ trắc nghiệm NEO-PI-R
là Mơ hình 5 nhân tố nhân cách (Big Five), đúng như tên gọi, là mô hình chỉ ra 5 nét
nhân cách cơ bản, được sử dụng để mô tả nhân cách con người.
Bộ trắc nghiệm NEO-PI-R được xây dựng dựa trên 5 nhân tố lớn và 6 tiểu thang đo cho
mỗi nhân tố, mỗi tiểu thang đo có 8 items, tổng cộng là 240 items trong cả bộ trắc
nghiệm; sử dụng thang đo trả lời gồm 5 khoảng (Hồn tồn khơng đồng ý, khơng đồng ý,
trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý). Thời gian để hoàn thành trắc nghiệm là khoảng 3040 phút.


Trắc nghiệm NEO-PI-R có thể thực hiện trên máy tính hoặc trên giấy. Các nhà
phát triển bộ trắc nghiệm cung cấp hai phiên bản S và R, bản S dành cho người tự trả lời
trắc nhiệm và bản R dành cho người quan sát một đối tượng.
Bên cạnh đó. Costa và McCrae cũng cung cấp phiên bản thu gọn của bộ trắc nghiệm,
gồm 60 câu, có tên gọi là NEO-FFI
NEO-PI-R là công cụ để đánh giá tâm lý hoặc dùng trong phỏng vấn. Không thể
chỉ dùng bộ trắc nghiệm này để chẩn đốn bệnh, tuy nhiên nó có cơng dụng nhất định
trong chẩn đốn. Những người có T-score ở thang đo N > 70 nên được xem xét là có chỉ
báo về tâm bệnh .
Nhìn chung, bộ trắc nghiệm NEO- PI-R có thể dễ dàng đo lường, phân tích được,
bộ trắc nghiệm phân chia các nhân tố chi tiết rõ ràng, thực hiện được trên nhiều nhóm
tuổi và thực hiện với nhiều người cùng lúc, thuận tiện sử dụng để đánh giá từng nhân tố
riêng lẻ. Tuy nhiên, để thực hiện bộ trắc nghiệm này cần tốn khá nhiều thời gian để trả
lời. Vì là bộ trắc nghiệm được làm do các nhà khoa học nước ngồi, vì vậy khi sử dụng,
nhà tâm lý dễ gặp rào cản về sự khác biệt ngơn gữa, văn hóa dẫn đến việc khó chuyển

ngữ bộ trắc nghiệm khi sử dụng. Ngoài ra, giống như những bộ trắc nghiệm phỏng vấn
khác, khách hàng dễ trả lời không đồng nhất với thực tế để định hướng tính cách mình
mong muốn. Vì vậy, để đảm bảo đánh giá được cách toàn diện thân chủ, trong quá trình
làm trắc nghiệm nhà tâm lý phải kết hợp giữa phỏng vấn và quan sát để đưa ra nhận định
tổng qt, chính xác nhất về thân chủ của mình.
Trắc nghiệm nhân cách Eysenck (EPI)
Cũng giống trắc nghiệm NEO- PI-R, Trắc nghiệm Eysenck được dùng để đánh
giá/ khảo sát kiểu loại nhân cách hướng nội hay hướng ngoại, ổn định hay khơng ổn định,
tìm hiểu đặc điểm khí chất của từng cá nhân. Bộ trắc nghiệm gồm 57 câu hỏi trong đó 24
câu về tính hướng nội – hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của thần kinh và 9 câu
dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời. Sau này, Eysenck có bổ sung thêm yếu tố
thứ 3, yếu tố tính tâm thần và cũng soạn thảo, chỉnh lí lại Bảng kiểm. Tuy nhiên phiên
bản đầu (đo 2 yếu tố) được sử dụng rộng rãi hơn. Đối tượng có thể sử dụng bản trắc
nghiệm này là người từ 15 tuổi trở lên, Không dành cho những bệnh nhân mất trí, khơng
cịn khả năng nhận thức đúng ý nghĩa của các câu hỏi. Những bệnh nhân chống đối,
không hợp tác hay những người bệnh đang trong giai đoạn kích động, cấp tính. Các đội
tượng chị được phép trả lời 2-3 câu/phút để đảm bảo tính chân thực trong câu trả lời cảu
mình


Ưu điểm: bộ câu hỏi hiện được dịch khá sát nghĩa, dễ áp dụng, nội dung câu hỏi
gần gũi, tuy nhiên cũng như bộ trắc nghiệm NEO-PI-R, người trả lời câu hỏi dễ định
hướng câu trả lời, chưa có thể đưa ra được nhân xét chung tổng quát nhất về người trả lời
Ngoài ra, kể từ khi đánh giá lại cơng trình của Eysenck trong thế kỷ 21, giữa
những tiết lộ về việc ngụy tạo hoặc gian lận dữ liệu do Eysenck thực hiện, Bản câu hỏi về
tính cách của Eysenck đã bị giám sát chặt chẽ vì có khả năng thiên vị, thiếu sót hoặc dựa
trên dữ liệu bị lỗi.
Bảng hỏi 16PF của Cattell
Bảng câu hỏi 16PF là một bài kiểm tra tính cách tự báo cáo được phát triển trong
nhiều thập kỷ nghiên cứu thực nghiệm bởi Raymond B. Cattell, Maurice Tatsuoka và

Herbert Eber. 16PF cung cấp một thước đo tính cách bình thường và cũng có thể được sử
dụng bởi các nhà tâm lý học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác, như một công cụ
lâm sàng để giúp chẩn đoán các rối loạn tâm thần, đồng thời giúp tiên lượng và lập kế
hoạch trị liệu. 16PF cũng có thể cung cấp thơng tin liên quan đến quá trình tư vấn và
khám bệnh, chẳng hạn như năng lực của một cá nhân về sự hiểu biết sâu sắc, lòng tự
trọng, phong cách nhận thức, nội dung của các tiêu chuẩn, cởi mở để thay đổi, khả năng
đồng cảm, mức độ tin cậy giữa các cá nhân, chất lượng của các tệp đính kèm, nhu cầu
giữa các cá nhân, thái độ đối với quyền lực, phản ứng đối với động lực của quyền lực,
khả năng chịu đựng sự thất vọng và phong cách đối phó. Do đó, cơng cụ 16PF cung cấp
cho các bác sĩ lâm sàng một phép đo trong phạm vi bình thường về mức độ lo lắng, điều
chỉnh, ổn định cảm xúc và các vấn đề về hành vi. Các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng kết
quả 16PF để xác định các chiến lược hiệu quả để thiết lập một liên minh làm việc, để phát
triển một kế hoạch điều trị và lựa chọn các phương thức hoặc can thiệp điều trị hiệu quả.
Nó cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực tâm lý học khác, chẳng hạn như lựa chọn
nghề nghiệp và nghề nghiệp.
Đánh giá 16PF rất dễ thực hiện, chỉ cần 35 đến 50 phút để hoàn thành.
Bởi vì mối quan hệ giữa các item thử nghiệm và các đặc điểm được đo bằng công
cụ 16PF là khơng rõ ràng, người trả lời khó có thể cố ý điều chỉnh các phản ứng để đạt
được kết quả mong muốn.
Bộ bảng hỏi MBTI
MBTI là một bảng câu hỏi tự báo cáo nội tâm chỉ ra những sở thích tâm lý khác
nhau về cách mọi người nhìn nhận thế giới và đưa ra quyết định. Bài kiểm tra cố gắng chỉ
định bốn loại: hướng nội hoặc hướng ngoại, cảm nhận hoặc trực giác, suy nghĩ hoặc cảm
giác, đánh giá hoặc nhận thức. Bảng trắc nghiệm chia ra làm 16 nhóm với Một chữ cái từ


mỗi danh mục được lấy để tạo ra kết quả kiểm tra bốn chữ cái, chẳng hạn như "INTJ"
hoặc "ESFP". Hầu hết các nghiên cứu ủng hộ tính hợp lệ của MBTI đã được thực hiện
bởi Trung tâm Ứng dụng Loại Tâm lý, một tổ chức do Myers-Briggs Foundation điều
hành, và được xuất bản trên tạp chí riêng của trung tâm, Tạp chí Loại Tâm lý (JPT), đặt

ra câu hỏi về độc lập, thiên vị và xung đột lợi ích.
Mặc dù MBTI giống với một số lý thuyết tâm lý, nó đã bị chỉ trích là khoa học giả
và khơng được các nhà nghiên cứu hàn lâm trong lĩnh vực này tán thành rộng rãi. Chỉ số
này cho thấy những khiếm khuyết đáng kể về mặt khoa học (đo lường tâm lý), bao gồm:
- Tính hợp lệ kém (nghĩa là khơng đo lường những gì nó muốn đo lường, khơng có khả
năng dự đốn hoặc khơng có các mục có thể được khái quát hóa)
- độ tin cậy kém (đưa ra các kết quả khác nhau cho cùng một người vào những dịp khác
nhau)
- Đo lường các chủng loại không độc lập (một số nét nhân cách phân đôi đã được ghi
nhận có mối tương quan với nhau);
- Khơng tồn diện (do thiếu sự bất ổn thần kinh – Neuroticism).
Bốn thang đo được sử dụng trong MBTI có một số mối tương quan với bốn trong
số Năm đặc điểm tính cách của Big Five, đây là một khung thường được chấp nhận hơn.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có bảng chuẩn về bộ trắc nghiệm MBTI, các bảng trên
mạng đều là bảng chưa được kiểm duyệt với độ tin cậy không cao
Trên đây là các phương pháp đo lường nhân cách bằng phương pháp trắc nghiệm.
Ngoài ra, để đánh giá nhân cách, các nhà tâm lý học, khoa học còn đưa ra các phương
pháp dựa trên yếu tố vô thức của con người để xác định được nhân cách của họ, nổi trội
khía cạnh này là các phương pháp như: trắc nghiệm hình ảnh TAT, phương pháp vết mực
đen của Rorschach….
Trắc nghiệm hình ảnh TAT
AT (Thematic Apperception Test) là trắc nghiệm phóng chiếu được sử dụng rộng rãi
trong đánh giá nhân cách vị thành niên và người lớn có trị tuệ trung bình, cụ thể là tìm hiểu
cấu trúc nhân cách và sự vận hành tâm trí của cá nhân. Dưới dạng những tấm hình (ảnh chụp


hoặc tranh vẽ) đen trắng, TAT cho phép khách thể nhìn hình và kể lại một câu chuyện theo ý
mình.
Trắc nghiệm TAT bao gồm 31 thẻ tranh có kích thước 91/4 × 11 inch. Mười bốn thẻ
hiển thị hình ảnh của một người, 11 thẻ mô tả hai hoặc nhiều người đang ở trong một mối

quan hệ nào đó, ba thẻ là ảnh nhóm của ba hoặc bốn người, hai thẻ miêu tả cảnh thiên nhiên
và một thẻ hoàn toàn trống. Các thẻ được đánh số từ 1 đến 20 và chín thẻ được chỉ định thêm
bằng các chữ cái nhằm biểu thị sự phù hợp của chúng đối với trẻ em trai (B) và trẻ em gái (G)
từ 4 đến 14 tuổi, nam (M) và nữ (F) từ 15 tuổi trở lên, hoặc một số kết hợp của các đặc điểm
này (như trong 3BM, 6GF, 12BG và 13MF). 20 thẻ được chỉ định cho từng nhóm tuổi và giới
tính.
TAT cung cấp dữ liệu liên quan đến từng chủ đề và hành vi. Về từng chủ để, nội
dung của các câu chuyện TAT cung cấp thông tin về nhu cầu, thái độ, xung đột và mối
quan tâm cơ bản của một người. Bởi vì chúng mơ tả các cảnh thực, thẻ TAT cung cấp
nhiều cơ hội hơn và trực tiếp hơn so với thẻ vết mực Rorschach. Do đó, các câu chuyện
TAT điển hình rất phong phú với thơng tin về nguyện vọng, ý định và kỳ vọng của cá
nhân, nó tiết lộ cách nhìn của họ về bản thân, về người khác và về triển vọng tương lai
của họ
Thông qua câu chuyện mà khách thể kể, nhà tâm lý có thể xác định xung đột vơ
thức của khách thể và nguyên nhân của chúng. Thông thường, ở TAT, xung đột được bộc
lộ thông qua cuộc chạm trán giữa những nhu cầu của nhân vật chính và áp lực đến từ
những người xung quanh
Đặc điểm đặc trưng của phương pháp này là việc sử dụng những kích thích (chất
liệu) khơng mang tính xác định cao, có cấu trúc linh hoạt, khơng gị bó. Nhiệm thể cần
phải cấu trúc lại, phát triển thêm, bổ sung hoặc giải thích chúng. Vì vậy, ‘Cái Tơi” của
nghiệm thể có khơng gian tâm lý rất rộng để được bộc lộ. Cùng với đó, tính khơng xác
định này cũng góp phần hạn chế các cơ chế phòng vệ của chủ thể, làm cho chủ thể bộc lộ
tối đa nội tâm của mình (đặc biệt là những cấu trúc vơ thức). Các lý thuyết phóng chiếu
cho rằng tất cả mọi biểu hiện xúc cảm của cá nhân, sự tri giác, tình cảm, lời nói và cả
động tác của nghiệm thể đều mang dấu ấn cá nhân và có ý nghĩa thơng tin rất lớn. Phóng
chiếu khơng phải được thực hiện trên cơ sở của chức năng tâm lý nào đó mà dựa vào đặc
điểm mối quan hệ qua lại của chủ thể với môi trường xung quanh. Những thơng tin thu
được mang tính khách quan và phản ánh được dấu ấn cá nhân (các cảm xúc, kinh nghiệm,
trải nghiệm, sở thích, ham muốn, khát vọng…). Một lợi thế nữa của các phương pháp



phóng chiếu là chúng tránh được sự phiền phức của các câu trả lời “đúng/sai”. Mọi câu
trả lời đều được chấp nhận nên nghiệm thể có rất nhiều lựa chọn khác nhau.
Trong môi trường lâm sàng, TAT liên tục nằm trong số bốn hoặc năm bài kiểm tra
được sử dụng thường xuyên nhất và nó là phương pháp đánh giá tính cách được sử dụng
thường xuyên thứ ba, sau MMPI và RIM, trước các bài kiểm tra hoàn thành câu đối với
thanh thiếu niên (Archer & Newsom, 2000; Camara, Nathan, & Puente, 2000; Hogan,
2005; Moretti & Rossini, 2004).
Ưu điểm của phương pháp: loại bỏ được cơ chế phòng vệ của người trả lời, người
hỏi có thẻ tự do trả lời theo cách hiểu của mình mà khơng bị rào cản về ngôn ngữ
Nhược điểm: Những bức tranh TAT đều mang một gam màu sắc tối tăm, u ám, có
thể những đặc điểm này của thẻ khiến mọi người khó nhận biết được các nhân vật trong
đó hoặc kể những câu chuyện sinh động về chúng. Các bức tranh hầu hết là người da
trắng, dễ bị coi là phân biệt chủng tộc, chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa
Phương pháp vết mực đen của Rorschach
Nhà tâm thần học người Thụу Sĩ Hermann Rorѕchach đã mô tả chúng lần đầu tiên
ᴠào năm 1921 ᴠà kể từ đó chúng đã lan rộng trong cộng đồng phân tâm học ᴠà хã hội nói
chung
Test Rorschach là một trắc nghiệm tâm lý trong đó đối tượng nhận thức của vết
mực được ghi lại và sau đó, sử dụng phân tích tâm lý giải thích, sử dụng thuật toán phức
tạp, hoặc cả hai. Rorschach được coi là một phương pháp đánh giá , chứ không chỉ là một
trắc nghiệm tâm lý đơn thuần. Rorschach được coi là phương pháp phóng chiếu và là
phương pháp nghiên cứu nhân cách. Phương pháp được sử dụng khá phổ biến và được
các nhà tâm lý học ưa chuộng dùng để bước đầu đánh giá thân chủ. Trắc nghiệm
Rorschach có tổng thời gian thực hiện là 5-6 tiếng cho một thân chủ. Áp dụng cho các đối
tượng từ 7 tuổi trở lên. Test Rorschach bao gồm 10 bức hình, cịn gọi là 10 vết mực, đối
xứng qua trục thẳng đứng. Trắc nghiệm Rorschach bao gồm 10 bức tranh giống như
những vết mực loang đều sang hai bên của một trục đối xứng (inkblots). Bức số II và số
III có hai màu đen và đỏ; bức VIII, IX, X có nhiều màu sắc; các bức cịn lại có màu đen
xám..

Phương pháp vết mực đen của Rorschach còn được áp dụng trong việc đánh giá
trường hợp bệnh nhân rối loạn tâm thần. Nghiên cứu sử dụng test Rorschach trên nhóm
32 bệnh nhân tâm thần phân liệt, có so sánh với kết quả của nhóm 35 người khỏe mạnh.


Kết quả của nhóm TTPL cho thấy: Số lượng câu trả lời trung bình thấp (14,44 ± 5,76);
chỉ số câu trả lời tổng thể là thấp (W= 46,97%); câu trả lời chi tiết nhỏ lại cao (18,33%).
Nội dung động vật chiếm hơn một nửa số trường hợp (51,74%). Đặc biệt ở nhóm TTPL
có những câu trả lời mang tính độc đáo/kì dị.
Giống như trắc nhiệm TAT, phương pháp vết mực loang Rorschach đều vượt qua
cơ chế phòng vệ của thân chủ. Nhược điểm: một số lý giải trong phương pháp chưa đủ
thuyết phục, phụ thuộc ngành nghề người trả lời, chịu ảnh hưởng yếu tố văn hóa

Phương pháp vẽ tranh
Năm 1949, Karen Machover đã phát triển test vẽ người thành test vẽ nhân vật
.Test này nhằm thăm dị, tìm hiểu về những đặc điểm nhân cách . Cách thực hiện rất đơn
giản, nhà nghiên cứu đưa cho nghiệm thể một tờ giấy trắng và đề nghị vẽ một hình
người . Khách thể cũng được khuyến khích miêu tả lại những tâm trạng, sở thích hoặc
những điều làm họ phiền lịng, buồn chán hay tức giận. Machover cũng quan tâm đến
kích thước hình vẽ, theo bà nó liên quan đến tự đánh giá nhân cách; vị trí của bức tranh
có liên quan trạng thái cảm xúc cũng như định hướng xã hội của cá nhân .Các biến thể
khác của phương pháp vẽ phóng chiếu đó là test vẽ Nhà – Cây – Người(House-TreePerson) được phát triển cùng một thời gian với John Buck (1948).
Nhìn chung, các phương pháp đánh giá nhân cách bằng câu hỏi hay phịng chiếu
đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các phương pháp đánh giá bằng câu hỏi
giúp nhà tâm lý dễ dàng định lượng, nhưng dễ định hướng câu trả lời của người hỏi;
phương pháp phóng chiếu vượt qua được cơ chế phịng vệ, tuy nhiên địi hỏi khả năng
quan sát, phân tích của nhà tâm lý, bác sĩ nhiều và có sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa.
Trong việc đánh giá nhân cách, theo quan điểm riêng của em có thể kết hợp các phương
pháp để đưa ra được kết quả chính xác nhất





×