Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Người trẻ hiện đại đang thiếu đề kháng với áp lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.14 KB, 4 trang )

Người trẻ hiện đại đang thiếu “đề kháng” với áp lực?
Thay mặt nhóm 8, cho phép mình gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người có mặt
tại đây. Mình rất vui vì có buổi thuyết trình ngày hơm nay!
Đầu tiên, hãy để mình giới thiệu ngắn gọn về bản thân. Tên mình là Phan Thị Anh Thư và mình
là nhóm trưởng nhóm 8, hiện mình đang là sinh viên năm 2 ngành Kiểm toán thuộc trường đại
học cơng nghiệp TPHCM.
Cuộc sống hiện nay có thể nói rằng đã đầy đủ về vật chất hơn xưa, mọi thứ đều tiện lợi hơn. Tuy
nhiên nếu nói rằng cuộc sống bây giờ vì đầy đủ hơn mà sướng hơn xưa thì chưa chắc.
Phải hiểu rõ rằng mọi thứ ngày càng hiện đại hơn chính là để giúp cho con người tiết kiệm từng
giây trong cuộc sống không quá dài của mình. Tốc độ mọi việc sẽ địi hỏi nhanh hơn, lượng
thông tin cần tiếp nhận cũng sẽ lớn hơn, deadline nhiều hơn, từ đó sinh ra những áp lực về khối
lượng công việc lớn hơn, chưa kể bên cạnh đó là những mối lo về cơm, áo, gạo tiền khi mọi thứ
đều tăng giá.
Thay vì so sánh thời xưa, thời nay, liệu chăng những người đi trước nên lắng nghe và sẻ chia với
những người trẻ? Liệu người trẻ có đang thiếu "đề kháng" với áp lực? Vâng, đây là chủ đề
mà nhóm 8 sẽ đem đến cho các bạn ngày hơm nay!
Mục đích của bài thuyết trình này là mang đến thông điệp “Cuộc sống không chỉ là màu hồng,
màu xám mà còn là nhiều màu sắc khác nữa”. Hi vọng mọi người sẽ hiểu hơn về tâm lí của
những người trầm cảm và có những hành động thích hợp thỏa đáng!
Bài thuyết trình của mình được chia làm 4 phần. Mình sẽ bắt đầu với nguyên nhân hình thành,
sau đó chúng ta sẽ xem xét những tâm lí của người trầm cảm, xã hội ảnh hưởng như thế nào đến
tâm lí giới trẻ, và cuối cùng là giải pháp được đưa ra.
Bài thuyết trình sẽ khá dài. Các bạn có thể ghi chép lại những ý mà các bạn thấy hay, cuối tiết
nhóm mình sẽ gửi file ppt cho các bạn xem lại.
I. Nguyên nhân:
Hãy để mình bắt đầu với một số thơng tin chung về bệnh trầm cảm. Mình nghĩ mọi người đều đã
nghe về trầm cảm, trước khi bắt đầu mình muốn hỏi những nguyên nhân gây nên tình trạng trầm
cảm ở giới trẻ?
 Peer pressure (áp lực đồng trang lứa), self-doubt (nghi ngờ bản thân), mâu thuẫn trong
gia đình bao bọc kiểm sốt từ nhỏ, gặp khó khan khi đi tìm việc, những bất hòa trong các
mối quan hệ, hay dễ liên tưởng nhất là lụy tình ở độ tuổi “thanh xuân vườn trường” thậm


chí ngay cả những người trưởng thành.
Quay lại vấn đề, người trẻ tìm đến cái chết là điều đáng lên án hay đáng để cảm thông?
BIỂU ĐỒ CỘT: Tự tử là một cụm từ khá nhạy cảm. Nó là nguyên nhân thứ hai gây nên tử vong
của nhóm tuổi 15-29 chỉ sau tai nạn giao thông. Hiện vấn nạn này đang còn gia tăng.


Chúng ta có thể nhìn thấy những bài báo, những thơng tin từ năm ngối cho tới năm nay về hàng
loạt những vụ tự tử:


PPT

Sau khi đọc những thông tin này, ta sẽ nghĩ đây là những hành động nông nổi và bồng bột. Liệu
rằng có phải như thế hay khơng? Nhìn vào biểu đồ này
BIỂU ĐỒ TRỊN: Dân số tại Việt Nam, có đến 30% mắc trầm cảm, tương ứng với 40.000 người
tự tử do trầm cảm mỗi năm, trong đó ở thành thị có xu hướng mắc phải cao hơn. Liệu rằng khi xã
hội càng hiện đại, áp lực mà người trẻ chống chọi cũng sẽ nhiều hơn. Chúng ta hãy cùng bước
thử vào nỗi tâm của những người trầm cảm.

II.

Tâm lý
Nhịp sống nhanh, nhiều bạn trẻ cảm thấy lạc lỏng, vơ phương hướng, khơng tìm thấy ý
nghĩa cuộc sống qua những ngày tháng lặp đi lặp lại chỉ xoay quanh đồng tiền. Họ bắt
đầu nghi ngờ bản thân, tự so sánh, và tự đổ lỗi. Tại sao người khác có thể vượt qua, có
thể sống cuộc sống đẹp như thế, thành cơng như thế, nhưng mình thì khơng? Họ cảm thấy
rất buồn, rất trống rỗng, muốn nói ra nhưng sợ người khác bị ảnh hưởng bởi tiêu cực của
mình. Chẳng hạn như “thời mẹ thì mẹ chịu được mà tới thời con thì con khơng chịu
được”. Đây chính là rào cản lớn nhất mà họ khơng thể chia sẻ câu chuyện với người thân
hay bạn bè.

Với một chuyện sẽ khá là bình thường đối với người khác, nhưng sẽ là một giọt nước tràn
ly đối với những người bị tổn thương, dẫn tới họ sẽ cảm thấy không được yêu thương,
mất niềm tin vào cuộc sống. Những người trầm cảm, họ sẽ nhìn thế giới qua một sợi dây
thừng, người ta nhìn thấy dây thừng đó, thì đó chính là thế giới của người ta, cịn những


điều tốt đẹp xung quanh thế giới này họ lại cảm thấy khơng thuộc về họ nữa. Nếu mà
mình chết đi, sẽ tốt cho mình và mọi người xung quanh, sẽ không ảnh hưởng tới ai, mọi
người sẽ được giải thoát.
III.Tác động của mạng xã hội tới tâm lý người trẻ:
Xã hội hiện đại càng phát triển, song song với nó là áp lực đè trên vai người trẻ. Nhắc tới
xã hội hiện đại, không thể không nhắc đến mạng xã hội - một xã hội nhỏ trong xã hội
lớn. Nơi mà những người trầm cảm tìm đến nhau, giúp nhau giải tỏa tâm lí, nhưng cũng
là nơi đầy rẫy những định kiến xã hội

“Hãy chia sẻ - hãy tâm sự” đây là những lời khuyên người trầm cảm hay nhận được để vượt qua
cảm xúc tiêu cực. Nhưng khi có những người lựa chọn bước ra từ bóng tối để chia sẻ những câu
chuyện của mình, thì những gì họ nhận được là trách móc. Một, hai lần đầu chia sẻ lên, thì mọi
người có thể sẽ động viên họ bằng những câu quen thuộc như “cố lên nhé”. Nhưng sau vài lần,
“đừng làm quá vấn đề lên như thế”, mọi người cảm thấy mệt mỏi khi nhìn thấy bài viết họ chia
sẻ, cho rằng họ đang đem chuyện trầm cảm ra để diễn trị lấy sự cảm thơng của người khác.
Trong khi họ chỉ muốn đăng tìm người bạn có thể hiểu và tâm sự với mình.
Bắt nguồn từ mạng xã hội, khi mà có quá nhiều hội nhóm tiêu cực, chưa bao giờ nói xấu nhục
mạ người khác lại dễ dàng đến thế. Chúng ta không thể kiểm sốt được nội dung xảy ra trên đó.


Đằng sau những vỏ bọc an tồn, nhiều người khơng biết những lời nói của họ lại vơ tình tổn
thương người khác. Tại nước ngồi, đã có nhiều ngơi sao trẻ chọn kết thúc cuộc đời vì áp lực, chỉ
trích từ dư luận.
Không được lắng nghe, không được tôn trọng, đó là những nguyên nhân mà người trầm cảm

chọn đến cái chết.



×