Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

LÝ THUYẾT TỔ HỢP KHÔNG GIAN KIÊN TRÚC HIỆN ĐẠI_TIẾU LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.31 MB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------TIỂU LUẬN

LÝ THUYẾT TỔ HỢP
KHƠNG GIAN KIÊN TRÚC HIỆN ĐẠI

TỔ HỢP HÌNH HỌC CỦA I.M.PEI TRONG CƠNG TRÌNH
KIẾN TRÚC VĂN HĨA VÀ THƯƠNG MẠI

Chun ngành: Kiến trúc
Giáo viên hướng dẫn: PSG.TS. KTS Doãn Minh Khơi
Nhóm: 01

Nguyễn Duy Khánh
Nguyễn Hữu Tài
Nguyễn Lê Tuyết Nhi
Nguyễn Thị Nguyệt Dương
Nguyễn Ngọc Diệp
Nguyễn Lĩnh Tâm
Nguyễn Duy Tân

21KT21
21KT31
21KT29
21KT10
21KT07
21KT34
21KT35


TP. HỒ CHÍ MINH – 09/2022


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC

...............................................................................................2

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ................................................4
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................6
1.1

Khái niệm về tổ hợp......................................................................6

1.2

Định nghĩa tổ hợp.........................................................................6

1.3

Tổ hợp kiến trúc............................................................................7

1.3.1 Tổ hợp hình học......................................................................8
1.3.1.1. Điểm................................................................................8
1.3.1.2. Tuyến..............................................................................9
1.3.1.3. Diện...............................................................................12
1.3.2 Tổ hợp hữu cơ.......................................................................14

CHƯƠNG 2. BẢO TÀNG LOUVER.....................................................15
2.1

Lược sử.......................................................................................15

2.2

Tổ hơp hình học Trên hình khối..................................................16

2.2.1 Quan điểm của KTS Ieoh Ming Pei:.....................................16
2.2.1.1. Tuyến............................................................................16
2.2.1.2. Diện...............................................................................17
2.2.2 Tổ hợp hình học trên tháp chóp............................................18
2.3

Các thủ pháp...............................................................................20

2.3.1 Tạo nên khơng gian Đặc-Rỗng.............................................20
2.3.2 Tạo nên không gian Thực - ảo..............................................21


3
2.3.2.1. Không gian thực ảo trên lớp vỏ phản chiếu..................21
2.3.2.2. Khơng gian thực ảo qua hình khối và định hình khơng
gian
2.4

22
Tiểu kết.......................................................................................23


CHƯƠNG 3. NGÂN HÀNG BOC (HONGKONG)..............................24
3.1

Lược sử.......................................................................................24

3.2

Tổ hợp hình học..........................................................................25

3.3

Tiểu kết.......................................................................................32

CHƯƠNG 4. TỔNG KẾT.......................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................34


4
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1-1. Minh họa tổ hợp Điểm...................................................................8
Hình 1-2. Điểm mốc của các giao tuyến là Khải Hồn Mơn (Pháp).............9
Hình 1-3. Điểm mốc là tháp Bukhara – Uzbekistan......................................9
Hình 1-4. Minh họa tổ hợp Tuyến................................................................10
Hình 1-5. Tổ hợp của tuyến trên mặt đứng kiến trúc (CIPEA No.4 House) 11
Hình 1-6. Minh họa tổ hợp Diện..................................................................12
Hình 1-7. Diện được dùng để chia cắt và gợi mở khơng gian trong kiến trúc
của Tadao Ando....................................................................................................13
Hình 1-8. Diện trong kiến trúc của Richard Meier......................................13
Hình 1-9. Trung tâm trình diễn nghệ thuật Abu Dhabi ở UAE....................14
Hình 2-1. Bảo tàng Louvre trước khi thực hiện dự án mở rộng..................16

Hình 2-2. Bản đồ thể hiện tuyến của thông qua các trục lịch sử.................17
Hình 2-3. Khối Tháp mới trong tổng thể bảo tàng Louvre..........................18
Hình 2-4. Tổ hợp hình học trên mặt bằng khối tháp....................................18
Hình 2-5. Các hình học sử dụng trong khối Tháp........................................19
Hình 2-6.Mặt cắt ngang qua Khối tháp........................................................19
Hình 2-7. Khơng gian đặt rỗng trong bối cảnh tổng thể..............................20
Hình 2-8.Hình ảnh phản chiếu trên tổng thể cơng trình..............................21
Hình 3-1. Phối cảnh về đêm của tháp trụ sở Ngân hàng Trung Quốc (BOC).
..............................................................................................................................25
Hình 3-2. Minh họa khung của tịa nhà BOC..............................................26
Hình 3-3. Cấu trúc hình dạng tịa nhà..........................................................26
Hình 3-4. Bên trong và bên ngồi tịa nhà...................................................27
Hình 3-5. Một góc mặt dựng tịa nhà...........................................................27
Hình 3-6. Sự thay đổi mặt đứng từ “X” sang hình ảnh “kim cương” tượng
trưng cho chồi non của lá tre................................................................................28


5
Hình 3-7. Mặt đứng bằng kính của tịa nhà..................................................29
Hình 3-8. Mặt bằng cơng trình sử dụng hình vng và tam giác thuần túy 30
Hình 3-9. Cảnh quan dưới chân tháp...........................................................32


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
1.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Khái niệm về tổ hợp

Bất kì tác phẩm nghệ thuật nào, người nghệ sĩ luôn cần một phương tiện để
mô tả nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tổ hợp chính là phương tiện đó, chính là
cơng cụ để người nghệ sĩ mơ tả nội dung tư tưởng nghệ thuật, góp phần biểu đạt
và làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm. Từ khi xuất hiện nền văn minh con người đã
có những thành tựu trong các lĩnh vực nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói
riêng.
Sự phát triển của lý thuyết tổ hợp được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn thì
con người khó có thể phát triển các ngành nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói
riêng. Nghiên cứu về lý thuyết tổ hợp và lý thuyết tổ hợp không gian kiến trúc
dẫn dắt con người trong các lĩnh vực nghệ thuật và nghệ thuật kiến trúc mà nếu
khơng có chúng sẽ dẫn đến sự hỗn loạn, không tuân theo các quy luật tạo hình cơ
bản thì khơng có giá trị thẩm mỹ lẫn giá trị sử dụng.
1.2

Định nghĩa tổ hợp

Tổ hợp là một hình thức sáng tạo nghệ thuật, một giải pháp cụ thể trong
thực tiễn nhằm dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố với tổng thể và giữa các yếu
tố với nhau để tạo nên một tác phẩm ngun vẹn, nhất qn và hài hịa. Chúng ta
có thể phân tích từ “Tổ hợp” (Composition) được cấu thảnh bời hai từ “Yếu tố”
(Components) và “Vị trí” (Position).
Yếu tố trong tổ hợp có thể được hiểu cụ thể là yếu tố vật thể vật chất cấu
thành nên từng phần hay tồn phần tổ hợp. Nó là vật thể hiện hữu, không phải
yếu tố phi vật thể. Cùng một loại yếu tố tổ hợp như nhau và với một số lượng
yếu tố tổ hợp nhất định, nhưng với những kiểu sắp xếp khác nhau sẽ tạo nên
nhiều hình thức khác nhau.



7
Cụm từ Composition đã thể hiện trong đó sự sắp đặt các yếu tố thành phần
trong một tổng thể. Đó chính là nội dung cơ bản của tổ hợp. Kiến trúc cũng như
bất kỳ một loại hình nghệ thuật khác, trong cách diễn đạt và biểu hiện hình thức
của mình đều liên quan đến tổ hợp.
Tổ hợp- ở nghĩa rộng- như một nghệ thuật sắp đặt.
1.3

Tổ hợp kiến trúc

Trong kiến trúc, Tổ hợp được thể hiện trong tổ chức không gian mặt bằng,
giữa các bộ phận cấu thành không gian khác nhau. Trên mặt đứng nó được thể
hiện trong mối quan hệ giữa các mảng khối, hình thức phân vị và những đường
nét chia cắt và phân bị ở diện, khối.
Đóng vai trị quan trọng trong sáng tác kiến trúc, đặc biệt trong việc diễn
đạt một cách hiệu quả nhất những ý đồ sáng tác của kiến trúc sư. Là cơng cụ cần
thiết để xây dựng một hình tượng kiến trúc không bị gượng gạo, mắc lỗi, sai ngữ
pháp.
Khả năng của một Kiến trúc sư, cần xem xét trình độ tổ chức công năng và
khả năng tổ hợp mặt bằng – khơng gian hình khối trong đồ án. Tuy vậy, trong
thực tế, kiến trúc sư vẫn gặp nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật thực hành tổ
hợp, đặc biệt là giữa ý tưởng và giải pháp tổ hợp thích ứng.
Một tổ hợp có thể được hình thành từ một loại yếu tố tổ hợp, nhưng cũng có
thể từ một số loại tổ hợp khác nhau. Kiến trúc Barocco, Cổ điển.. đều sử dụng
nhiều yếu tố tổ hợp khác nhau để tạo nên sự đa dang của hình thức. Trong khi đó
kiến trúc hiện đại tiết kiệm tối đa các kiểu loại yếu tố không gian tổ hợp mà vẫn
tạo nên kiến trúc đa dạng.



8
1.3.1

Tổ hợp hình học

1.3.1.1. Điểm
Điểm là đơn vị cơ bản nhất trong ngơn ngữ hình học. Đồng thời, điểm cũng
là khởi nguyên và là yếu tố đầu tiên tạo nên các dạng hình học khác. Hai điểm
cho ta một đoạn, ba điểm cấu tạo nên một diện. Điểm có thể tồn tại có tính liên
kết với nhau để tạo ra ý nghĩa, nhưng cũng có thể được tổ chức một cách ngẫu
nhiên để mang lại một cảm giác biến đổi sinh động.
Hình 1-1. Minh họa tổ hợp Điểm
(Nguồn: Pierre Voisin)

Trong một tổ hợp kiến trúc, điểm có khả năng xuất hiện như một điểm nhấn
để tập trung sự chú ý mạnh mẽ, truyền tải ý niệm và thông điệp trực tiếp đến thị
giác. Mặt khác, trong một tổ hợp quy hoạch kiến trúc, điểm chính là phần trọng
tâm đánh dấu sự chú ý đến người sử dụng.
Điểm, hay tổ hợp điểm là nền tảng cần thiết để phát triển các tổ hợp kiến
trúc


9

Hình 1-2. Điểm mốc của các Hình 1-3. Điểm mốc là tháp
giao tuyến là Khải Hồn Mơn Bukhara – Uzbekistan
(Pháp)

(Nguồn: bbc.com)
(Nguồn: Viettravel.com)


1.3.1.2. Tuyến
Tuyến là yếu tố cơ bản thứ hai trong ngơn ngữ hình học, được cấu thành từ
quỹ tích của một điểm. Dạng hình của tuyến phụ thuộc vào quy luật dịch chuyển
của điểm, từ đó tạo ra các tuyến khác nhau.
Trong khơng gian đơ thị, trục tuyến đóng vai trò quan trọng trong tổ hợp.
Hai điểm xác định một trục tổ hợp, hoặc tạo ra một phân đoạn khơng gian. Trong
kiến trúc, tuyến có tác dụng nhấn mạnh không gian kiến trúc bằng những đường
nằm ngang, đường thẳng đứng, đường xiên chéo, với những đặc tính khác nhau


10
như bền vững, phát triển - năng động. Có thể sử dụng các đặc tính này để tổ hợp
mặt đứng, mặt bằng.
Hình 1-4. Minh họa
tổ hợp Tuyến
(Nguồn: This is for me
– Diego Bellorin)


11
Hình 1-5. Tổ hợp của
tuyến trên mặt đứng
kiến trúc (CIPEA
No.4 House)
(Nguồn:
architizer.com)

Trong quy hoạch đô thị, các tuyến đường thẳng hay cong phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Trước hết chúng phụ thuộc vào đặc điểm của địa hình. Địa hình

đồng bằng cho phép tạo ra các tuyến đường thẳng. Tuy nhiên khi gặp các điểm
“bất biến”, con đường phải uốn cong. Ở các địa hình đồi núi, đường thường phải
tận dụng địa hình và phải uốn cong theo đường đồng mức của địa hình. Có
những tuyến cong được định vị theo sông, suối.

Burning Man 2019

Thành phố Barcelona

(Nguồn: www.boredpanda.com) (Nguồn: Ewout Pahud de Mortanges)


12
1.3.1.3. Diện
Diện được tạo thành từ sự dịch chuyển của các tuyến, tương tự như cách
điểm tạo nên tuyến. Diện được sử dụng để phân chia và cắt lớp không gian ra
thành những phần khác nhau, tạo nên những không gian mang giá trị khác nhau
về hình thức và ý nghĩa.
Hình 1-6. Minh họa tổ hợp Diện
(Nguồn: Aligne - ak+q)

Kiến trúc sư Tadao Ando đã sử dụng các diện mặt để chia cắt khơng gian,
tạo nên những hình của khơng gian mới. KTS Richard Meier dùng những diện
cong kết hợp diện phẳng đề kiến tạo hình khối. Ơng cho rằng: Màu trắng không
chỉ là màu của sự trong sáng và trung thực, mà nó cịn là màu đầy đủ nhất và
trung thành nhất. Chất lượng hình thức kiến trúc liên quan tới Diện, và chất
lượng không gian cũng liên quan tới Diện.
Trong kiến trúc, diện bố trí bao quanh. Có thể phân loại các diện như sau:
diện ở phía trên là trần, phía dưới là sàn - nền, diện bao quanh là tường - vách.



13
Tất cả các yếu tố này tạo nên hình khối - từ bên ngồi và tạo nên khơng gian - từ
bên trong. Về tổ chức hình khối: Diện đứng tạo nên khối cao, Diện ngang tạo
nên khối chạy dài, Diện nghiêng tạo nên khối có mặt vát. Về tổ chức không gian:
Việc xử lý sắp xếp các Diện bằng cách làm thay đổi mức chênh lệch độ cao giữa
các mặt, sẽ tạo cho không gian biến đổi sinh động hơn, giảm sự đơn điệu.

Hình 1-7. Diện được dùng để chia Hình 1-8. Diện trong kiến trúc của
cắt và gợi mở không gian trong kiến Richard Meier.
trúc của Tadao Ando
(Nguồn: ww.aladyinlondon.com)

(Nguồn:
archilovers.com)

Yếu tố Diện đóng vai trị quan trọng trong bảng chữ cái của Ngôn ngữ trong
tô hợp quy hoạch cảnh quan, cơng trình kiến trúc và quy hoạch khơng gian đơ
thị.


14
1.3.2

Tổ hợp hữu cơ

Là kiểu tổ hợp trong đó thiếu vắng các yếu tố hình học nhưng vẫn tạo nên
sự liên tục bằng yếu tố tổ hợp liên hệ với nhau bởi những đường cong.[1]
Hình.


1-1.

Quy

hoạch cảng NorthPoint
(Nguồn: archdaily.com)

Hình 1-9. Trung tâm
trình diễn nghệ thuật
Abu Dhabi ở UAE.
(Nguồn: Archdaily)


15
CHƯƠNG 2.
2.1

BẢO TÀNG LOUVER

Lược sử

Những năm 1980, Louvre bị quá tải và xuống cấp, cơng trình đã thêm một
số chức năng ngoài bảo tàng, các khu vực triển lãm được tách ra, phân tán và tổ
chức kém, quá nhiều lối vào đã gây ra sự hỗn loạn và thiếu các dịch vụ công
cộng… Tồi tệ nhất là nhiều tác phẩm nghệ thuật lưu trữ tại đây bị nấm mốc vì
khơng có chỗ để trưng bày đúng cách.
Trong hồn cảnh đó, cùng với mong muốn tái khẳng định vị thế kinh đơ
Văn hóa của Châu Âu, tổng thống Pháp khi đó l Franỗois Mitterrand ó mong
mun m rng bo tng, õy là 1 trong 6 cơng trình hiện đại (bao gồm: Khu
thành phố mới La Défense, Công viên Khoa học La Villette; National Library of

France, Nhà hát Opéra Bastille, Bảo tàng Orsay) được ông chọn là điểm nhấn để
thay đổi bộ mặt nước Pháp.
Để có một kiến trúc mới hài hịa và hợp lý với kiến trúc cổ hơn 800 tuổi của
cung điện Louvre, năm 1983, Tổng thống đã thuê KTS Ieoh Ming Pei (Một KTS
người Mỹ gốc Hoa, người vừa hoàn thành việc mở rộng National Gallery
Washington mà Ngài đã rất có ấn tượng trước đó) thực hiện mà khơng phải trải
qua cuộc thi nào.
Quy mơ cơng trình
Tổng diện tích toàn khu trưng bày: 72.735m2
Dự án mở rộng gồm: 2 tháp bằng kết cấu kép kính ở trên và 5 tầng hầm bên
dưới.


16

Hình 2-10. Bảo tàng Louvre trước khi thực hiện dự án mở rộng
(Nguồn: smithsonianmag.com)
-Cơng trình hiện hữu là cơng trình cổ bố cục cữ U với lịch sử 800 năm.
-Là một cơng trình di sản lâu đời với phong cách cổ điển, cần được bảo tồn.
-Cơng trình hiện hữu là một cơng trình cổ, có giá trị, địi hỏi việc mở rộng
phải tơn trọng, khơng được xâm phạm đến.
-Đã có rất nhiều phương án dự thi, tuy nhiên, phương án của KTS Ieoh
Ming Pei đã được chọn với hình thức là một khối chóp dạng khim tự tháp Ai
Cập, vật liệu thép, kính. Đặt ở giữa quảng trường và tồn bộ khơng gian để
xuống ngầm bên dưới.
2.2

Tổ hơp hình học Trên hình khối

2.2.1


Quan điểm của KTS Ieoh Ming Pei:

2.2.1.1. Tuyến
Với bản phác thảo ý tưởng của I.M.Pei cho thấy hai trục. Trục thứ 1 chạy
qua cơng viên đến Khải Hồn Mơn Carrousel tại đây nó gặp một trục nghiêng
thứ 2, trục này tiếp tục đi vào Louvre. Trục lịch sử này là trục địa điểm mạnh


17
nhất trên thế giới, kéo dài qua trung tâm Paris đến khu phố hiện đại của thành
phố.

Hình 2-11. Bản đồ thể hiện tuyến của thông qua các trục lịch sử
(Nguồn: architecturerevived.com)
2.2.1.2. Diện
Kim tự tháp là một hình dạng ổn định nhất
Với hình dạng của một kim tự tháp, cơng trình khơng có một đường nét,
hình dạng nào là thừa. Với bốn bề mặt hình tam giác cân được tạo thành từ bốn
giàn kết cấu khơng gian bằng thép có cường độ cao, đã tạo nên một khối hình
kim tự tháp. Đó là một cấu trúc có lợi nhất cho việc thực hiện một dạng kết cấu
tự cân bằng, tự ổn định.
Thời báo New York, nhà phê bình kiến trúc Paul Goldberger đã ca ngợi kim
tự tháp cải tạo trong bảo tàng là “một chuyến tham quan công nghệ: chi tiết, nhẹ
nhàng và gần như trong suốt. Kim tự tháp không làm thay đổi quá nhiều Louvre
mà như đang lơ lửng bên cạnh, cùng tồn tại như thể đến từ không gian
khác”( “the pyramid does not so much alter the Louvre as hover gently beside it,
co-existing as if it came from another dimension.”)[3]



18

Hình 2-12. Khối Tháp mới trong tổng thể bảo tàng Louvre
(Nguồn: wikipedia.org)

Hình 2-13. Tổ hợp hình học trên mặt bằng khối tháp
(Nguồn: architecturerevived.com)
-Khối tháp hình vng
-Xung quanh là các mẳng mặt nước hình tam giác ghép vào hình vng tạo
nên tính ổn định, cân bằng.
2.2.2 Tổ hợp hình học trên tháp chóp
-Sử dụng các hình học đơn giản. mang tính ổn định và thuần khiết gồm:
+Mặt bằng hình vng.
+4 mặt dựng là 4 tam giác đều.


19
+Hệ khung tạo nên lưới là các ơ hình thoi đều nhau.

Hình 2-14. Các hình học sử dụng trong khối Tháp
(Nguồn: wiki-travel.com.vn )

Hình 2-15.Mặt cắt ngang qua Khối tháp
(Nguồn: architecturerevived.com)
-Đạt được mục đích mở rộng bảo tàng đồng thời khơng lấn át không gian bên
trên quảng trường, không gian hiện hữu.
2.3
Các thủ pháp
2.3.1


Tạo nên không gian Đặc-Rỗng

-Không gian đặc - rỗng thể hiện qua:


20
+Không gian đặc: Khối nhà hiện hữu với kiến trúc cổ với hệ phào chỉ, thức
cột cổ điển.
+Không gian rỗng: khối tháp có kết cấu khung thép – kính cho ánh sáng
xuyên qua, dễ dàng nhìn xuyên qua lớp vỏ kính, thấy tồn bộ khơng gian bên
trong.
 Thủ pháp này đã khơng làm mất đi tầm nhìn, khối kiến trúc bảo tồn vẫn
ngun vẹn về tầm nhìn, tơn trọng bối cảnh.

Hình 2-16. Khơng gian đặt rỗng trong bối cảnh tổng thể
(Nguồn: tournavigator.pro)
Phần đặc: cơng trình hiện hữu
Phần rỗng: khối tháp bằng hệ kết cấu khung thép - kính
2.3.2 Tạo nên không gian Thực - ảo
2.3.2.1. Không gian thực ảo trên lớp vỏ phản chiếu
Lớp vỏ kính của tháp đã tạo nên hình ảnh phản chiếu của cơng trình hiện
hữu, đồng thời KTS. I.Pei còn tạo nên mặt nước bao quanh khối tháp, phản chiếu
cả không gian cũ mới lên mặt nước
 Phần thực: cơng trình tháp chóp và cơng trình hiện hữu theo lối cổ điển
Phần ảo: hình ảnh phản chiếu trên mặt kính tháp chóp, và hình ảnh phản
chiếu vào mặt nước


21


Hình 2-17.Hình ảnh phản chiếu trên tổng thể cơng trình
(Nguồn: dulichsgviptour.com)
- Cơng trình cổ được soi chiếu vào lớp vỏ kính của khối chóp
- Tồn bộ cơng trình cũ và khối chóp mới phản chiếu hình ảnh dưới mặt nước.

2.3.2.2. Khơng gian thực ảo qua hình khối và định hình khơng gian
-Khơng gian thực: khối nhà cổ hình dạng chữ U bao quanh khối tháp chóp
-Khơng gian ảo: là khơng gian định hình bởi khối nhà chính


22

Tịa nhà hình dạng chữ U bao quanh khối chóp
(Nguồn: học viên)
Khơng gian tảo nhà bao quanh khối chóp đã định hình nên khơng gian ảo hình
vng bao quanh khối chóp như sơ đồ hinh họa trên hình vẽ.


23
2.4

Tiểu kết

Tương phản về Hình khối: Khối Pyramid bằng pha lê trong suốt là một
hình khối “phi hình” để tạo hiệu ứng tương phản mạnh với hình khối dày đặc,
nặng chắc và gần như được bao phủ kín mít những đề tài trang trí bằng đá của 3
cánh nhà có hình thức cổ điển của cung điện. Chính sự tương phản mạnh của
hình khối này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ người dân Paris. Sự kiện này
tương tự như trường hợp của Jorn Utzon với Sydney Opera House.
Tương phản về Chất liệu: Để thực hiện được sự tương phản này, Pei đã

mạnh tay sử dụng chỉ những chất liệu “trong suốt” như kính, thép và nước.
Những bức tường bằng đá màu nâu, xù xì của 3 cánh nhà cổ điển sẽ làm nền để
cho các chất liệu “trong suốt” trở nên nổi bật. Đã khơng hề có sự xuất hiện của
bất cứ một chất liệu nào khác trong bảng chất liệu độc đáo này, kể cả một cái
cây, hay một tấm gỗ. Ở đây, sự tương phản là chủ thể và đã được đẩy lên đến
đỉnh điểm
Tương phản về Bố cục: Đó chính là thủ pháp “chơi” với hình. Sự lật
hình (tương phản gương) khi ơng đưa mặt nước áp sát vào khối kim tự tháp để
tạo ra một cái bóng khổng lồ của nó lên mặt nước. Tương tự, bên trong khối sảnh
cịn có một kim tự tháp bằng kính như đang bị treo ngược và lơ lửng, nhưng
cơng năng để lấy sáng thì rất rõ. Ngay bên dưới đỉnh của kim tự tháp bằng kính
bị lật ngược lại là một hình kim tự tháp khác bằng đá (đặc, nặng, vững
chắc…) nhỏ xíu nhơ lên và chỉ cách khối kính vài centimet. Pei rất hứng thú với
giải pháp này: “Tôi nghĩ sẽ rất thú vị khi tạo ra một tác phẩm giả mạo, giống
như cái mà người Pháp gọi là “folie”(điên rồ) và tôi đã đảo ngược kim tự tháp,
tạo ra một biểu tượng phù phiếm nhưng không chiếm không gian”.[2]


24
CHƯƠNG 3.
3.1

NGÂN HÀNG BOC (HONGKONG)

Lược sử

Tháp Ngân hàng Trung Quốc (BOC) được thiết kế bởi kiến trúc sư người
Mỹ IM Pei gốc Trung Quốc và là một trong những tòa nhà biểu tượng của Hồng
Kơng.
Tịa nhà được xây dựng vào năm 1989 và nằm gần ga MTR Trung tâm. Đây

là tòa nhà cao nhất châu Á cho đến năm 1992, và là tịa nhà đầu tiên được xây
dựng bên ngồi nước Mỹ vượt qua độ cao 305 mét.Điểm cao nhất là 288 mét,
sân thượng cuối cùng ở 305 mét và sau đó có hai cột buồm đạt độ cao tối đa
367,4 mét.[4]
Tịa nhà bao gồm bốn tịa tháp hình tam giác bằng kính và nhơm, tất cả đều
có độ cao khác nhau, nổi lên từ một bục chiến thắng bằng đá granit tuyệt đẹp.
Những thay đổi về hình học xảy ra khi tịa nhà bay lên trời là khía cạnh hấp dẫn
nhất của tịa tháp. Các góc nhọn và các điểm đáng chú ý tạo nên sự xuất hiện một sự tương phản với kiến trúc phẳng thống trị thành phố - kính phản chiếu
màu bạc được sử dụng trong tòa tháp tạo ra các hạng mục phản chiếu ánh sáng
vào những ngày nắng và vào ban đêm, khi Hồng Kơng rực rỡ với mn hình vạn
trạng ánh sáng nhân tạo.


25
Hình 3-18. Phối
cảnh về đêm của
tháp trụ sở Ngân
hàng Trung Quốc
(BOC).
(Nguồn: cnn.com)

3.2

Tổ hợp hình học

Ngân hàng Trung Quốc (BOC) là một biểu hiện điển hình của hệ kết cấu
Diagrid1. Nó được thiết kế bởi bậc thầy hình học kiến trúc Hoa Kỳ_ IM Pei cùng
với khoảng thời gian xây dựng tịa nhà phía Đơng Phịng trưng bày Nghệ thuật
Quốc gia, Washington, DC. Trong khi Tịa nhà phía Đơng sử dụng Diagrid theo
diện ngang, Ngân hàng Trung Quốc (BOC) đã sử dụng Diagrid trong việc phát

triển tòa nhà theo chiều dọc của các mặt phẳng sắc nét tạo hình khối cho tịa nhà
với 70 tầng ở trung tâm Hồng Kơng.
Với dự án Ngân hàng Trung Quốc, IM Pei bắt đầu với một tịa nhà hình
vng. Hình dạng ngun tố và thuần túy về mặt hình học này sau đó được cắt
bởi hai đường chéo tạo thành bốn góc phần tư hình tam giác. Nếu tịa nhà tăng
lên như một hình lăng trụ vng khơng bị gián đoạn, thì những đường chéo đó
có thể đại diện cho các dầm chính cho tồn bộ chiều cao của tịa nhà. Tuy nhiên,
bởi vì các góc phần tư tam giác dần dần bị chia nhỏ khi tịa nhà nhơ lên khỏi mặt
nền vng. Tải trọng lệch tâm sẽ gây ra ứng suất quá mức làm cho các khung
thép bị bóp méo, dẫn đến sự bất đối xứng của khung bên trong như hình minh
họa bên dưới.
1 Diagrid: thuật ngữ kết hợp giữa Diagonal (đường chéo) và GRID (hệ lưới) được thực hiện vào nửa sau
của thế kỷ XX.


×