Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giai cấp công nhân hiện đại và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.76 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI : Giai cấp công nhân hiện đại và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại
ngày nay


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................2
2. Tổng quan đề tài.......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu đề tài......................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.........................................................4
6. Đóng góp của đề tài..................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................5
Chương 1: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công
nhân và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân
1.1. Giai cấp công nhân dưới góc độ của chủ nghĩa Mác - Lênin..................5
1.2. Định nghĩa về giai cấp công nhân...........................................................6
Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay
2.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân..................................6
2.2. Giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay............................................8
2.3. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lao động trong thời đại ngày
nay................................................................................................................10
Chương 3 : Giai cấp công nhân Việt Nam và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
3.1. Giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đại ngày nay.........................12
3.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời


đại ngày nay..................................................................................................14
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................17
Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................18

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa song hành với tồn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, , Cách mạng cơng nghiệp 4.0, giai cấp cơng nhân đã có sự
thay đổi mạnh mẽ về cả chất và lượng. Số lượng công nhân trên tồn thế giới
cùng với tỉ lệ cơng nhân chất lượng cao ngày càng tăng tiếp tục khẳng định tầm
quan trọng của giai cấp công nhân như là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã
hội hiện đại, là chủ thể của q trình sản xuất cơng nghiệp hiện đại mang tính xã
hội hóa cao.
Mặt khác, gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, giai
cấp cơng nhân ngày nay đang có xu hướng trí tuệ hóa, trung lưu hóa. Điều này
cho thấy mức sống của giai cấp cơng nhân nói chung đã được cải thiện theo sự
tiến bộ chung của xã hội nhưng cũng đặt ra vấn đề : Dưới các nhân tố phá hoại,
luận điệu xuyên tạc, một bộ phận nhỏ của giai cấp công nhân đã bị phai nhạt về
bản chất giai cấp, thậm chí là biến chất và quên đi sứ mệnh lịch sử của họ.
Trước sự biến chất, chối bỏ sứ mệnh lịch sử của một bộ phận giai cấp
công nhân, cũng như nhận thức được vị thế và tầm quan trọng không thể thay
thế của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay, chúng em đã quyết định
chọn đề tài “Giai cấp công nhân hiện đại và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân trong thời đại ngày nay’’ làm đề tài nghiên cứu.

2. Tổng quan đề tài.


2


Vấn đề về sứ mệnh lịch sử và hướng phát triển của giai cấp công nhân
luôn được các học giả trong nước nghiên cứu, phát triển kĩ lưỡng, sát sao và bao
quát.
Trong bài viết “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản” và ý nghĩa thời đại” đăng trên tạp chí Tuyên giáo,
tiến sĩ Lê Thị Chiên có khái qt về tình hình giai cấp công nhân ở nước ta như
sau: Trong những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng gia tăng
về số lượng, trưởng thành về trình độ, ý thức … Tuy nhiên, nhìn chung, trình
độ, tay nghề của cơng nhân nước ta cịn nhiều hạn chế, khó khăn khi thích ứng
với u cầu của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư. Hai bài báo “Thực hiện
nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong Cách mạng cơng nghiệp
lần thứ tư” và “Vai trị, đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cũng đã chỉ ra vấn đề này và bổ sung
thêm nhiều quan điểm về hướng phát triển tương lai của giai cấp công nhân
trong quá trình phát triển cả về chất và lượng của giai cấp công nhân.
Một số quan điểm hiện nay phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân trong thời đại mới. Điều này đã gây khơng ít sự ngộ nhận trong các tầng
lớp nhân dân, sự mơ hồ trong một bộ phận cán bộ. Hai bài báo điển hình: “Đấu
tranh chống lại quan điểm bác bỏ, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản” của PGS, TS Đặng
Quang Định đăng trên tạp chí lí luận chính trị số 7-2019 và “Bác bỏ quan điểm
phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thơng qua việc xem “Trí thức
là đội ngũ lãnh đạo xã hội” trong giai đoạn hiện nay” của TS Phạm Thanh Lâm
đã bác bỏ quan điểm trên và một lần nữa khẳng định lại sự tất yếu khách quan
của sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài


3


Trong giai đoạn mới hiện nay, vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân được đặt ra trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, trên cả hai phương
diện: lý luận và thực tiễn. Vì vậy, đề tài này chủ yếu góp phần làm sáng tỏ nhận
thức và tầm hiểu biết của sinh viên về lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và hướng phát triển của nó trong q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Việc nghiên cứu đề tài cũng hỗ
trợ sinh viên học tập hiệu quả hơn môn học Chủ Nghĩa Xã Hội.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nằm trong phạm vi nghiên cứu sứ về giai cấp công nhân hiện đại và
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu, tìm tịi các tài liệu, bài
báo nói về chủ đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày
nay, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu những nội dung trong sứ mệnh lịch
sử của giai cấp cơng nhân trong thời đại ngày nay. Có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo trongg quá trình học tập,nghiên cứu vấn đề, mở rộng hiểu biết về
công cuộc đổi mới đất nước, com đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội.

4


PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công
nhân và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân
1.1. Giai cấp cơng nhân dưới góc độ của chủ nghĩa Mác - Lênin
C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai
cấp công nhân như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân
hiện đại; giai cấp công nhân đại công nghiệp...Đó là những cụm từ đồng nghĩa
để chỉ: giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa,
giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất
hiện đại. Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân
được các nhà kinh điển xác định trên hai phương diện cơ bản: kinh tế - xã hội và
chính trị - xã hội:
Trên phương diện kinh tế - xã hội giai cấp công nhân với phương thức
lao động công nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là những người lao
động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các cơng cụ sản xuất có tính chất cơng
nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Họ lao động bằng phương thức
công nghiệp ngày càng hiện đại với các đặc trưng: sản xuất bằng máy móc, lao
động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và tạo ra những tiền đề của
cải vật chất cho xã hội mới. Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, công nhân công nghiệp
công xưởng là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp cơng nhân hiện đại.
Trên phương diện chính trị - xã hội, giai cấp công nhân là sản phẩm xã hội
của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân trong quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa là giai cấp của những người lao động không sở hữu tư
5


liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị
chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân
trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản.
1.2. Định nghĩa về giai cấp công nhân
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, Giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã hội

ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công
nghiệp hiện đại; Họ lao động bằng phương thức công nghiệp hiện đại và gắn
liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại; là đại biểu cho phương thức sản
xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm th do khơng có tư
liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột
giá trị thặng dư; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai
cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay
2.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Theo chủ nghĩa Mác Lê – nin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp cơng
nhân là thơng qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo
nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư
bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc
lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh, thể hiện
trên 3 nội dung cơ bản là nội dung kinh tế, nội dung chính trị - xã hội, nội dung
văn hóa – tư tưởng.
Về nội dung kinh tế, là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa
cao, giai cấp công nhân cũng là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến nhất
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đại biểu cho phương thức sản xuất
tiến bộ nhất thuộc về xu thế phát triển của lịch sử xã hội. Vai trò chủ thể của giai
cấp công nhân, trước hết là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất để sản xuất ra
6


của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người
và xã hội. Bằng cách đó, giai cấp cơng nhân tạo tiền đề vật chất -kỹ thuật cho sự
ra đời của xã hội mới. Mặt khác, tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản
xuất đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu
sản xuất chủ yếu của xã hội là nền tảng, tiêu biểu cho lợi ích của tồn xã hội.

Giai cấp cơng nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã hội. Chỉ có giai cấp cơng
nhân là giai cấp duy nhất khơng có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu. Nó phấn
đấu cho lợi ích chung của tồn xã hội. Nó chỉ tìm thấy lợi ích chân chính của
mình khi thực hiện được lợi ích chung của cả xã hội. Ở các nước xã hội chủ
nghĩa, giai cấp công nhân thơng qua q trình cơng nghiệp hóa và thực hiện
“một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động xã hội
và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu
phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.Trên thực tế, hầu hết
các nước xã hội chủ nghĩa lại ra đời từ phương thức phát triển rút ngắn, bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa. Do đó, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình về nội
dung kinh tế, giai cấp cơng nhân phải đóng vai trị nịng cốt trong q trình giải
phóng lực lượng sản xuất (vốn bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triển trong quá
khứ), thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất
mới, xã hội chủ nghĩa ra đời.
Về nội dung chính trị - xã hội, giai cấp cơng nhân cùng với nhân dân lao
động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật
đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức của chủ
nghĩa tư bản, thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân,
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân,
quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Giai
cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình, do mình làm
chủ như một cơng cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội
mới, phát triển kinh tế và văn hóa, quản lý kinh tế-xã hội và tổ chức đời sống xã
hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, công
7


bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội.
Về nội dung văn hóa – tư tưởng, giai cấp cơng nhân trong tiến trình cách

mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động; cơng bằng; dân chủ; bình
đẳng và tự do. Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư
tưởng bao gồm cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong
lĩnh vực ý thức tư tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã
hội. Xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp cơng nhân, đó là chủ
nghĩa Mác -Lênin, đấu tranh để khắc phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư cịn sót
lại của các hệ tư tưởng cũ. Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nội
dung căn bản mà cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng đặt
ra đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại.
2.2. Giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay
So với giai cấp công nhân truyền thống ở thế kỷ XIX thì giai cấp cơng nhân
hiện nay vừa có những điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt, có
những biến đổi mới trong điều kiện lịch sử mới.
Về điểm tương đồng, Giai cấp công nhân hiện nay vẫn đang là lực lượng
sản xuất hàng đầu của xã hội hiện đại. Họ là chủ thể của q trình sản xuất cơng
nghiệp hiện đại mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Năm 2012, Ngân hàng Thế
giới (WB) cho biết, thế giới đã có 1.000 triệu công nhân. Một nghiên cứu của
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 2014 khẳng định, trên thế giới hiện có
1.540 triệu “cơng nhân làm cơng ăn lương” (salaried workers) trong tổng số gần
3.300 triệu người lao động của thế giới hiện nay. Cũng theo ILO, dự báo về số
lượng nhóm này, năm 2018 sẽ là 1.702 triệu người. Tỷ lệ lao động bằng phương
thức công nghiệp hiện nay chiếm trên 60% số lao động toàn cầu. Mặt khác, ở
các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, công nhân vẫn bị giai cấp tư sản và chủ
nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế
8


độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sản sinh ra tình trạng bóc lột này vẫn tồn tại

song hành với xung đột lợi ích cơ bản giữa giai cấp tư bản và giai cấp công
nhân. .
Từ những điểm tương đồng đó của cơng nhân hiện đại so với cơng nhân
thế kỷ XIX, có thể khẳng định: Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân trong chủ nghĩa Mác- Leenin vẫn mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn
có ý nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay của giai
cấp công nhân, phong trào công nhân và quần chúng lao động, chống chủ nghĩa
tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của thế giới
ngày này.
Mặt khác, giai cấp công nhân hiện đại cũng đã có sự thay đổi nhất định, thể
hiện qua hai xu hướng đang tăng nhanh : Xu hướng “Trung lưu hóa” và Xu
hướng “trí tuệ hóa”. Gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
với sự phát triển kinh tế tri thức, công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa. Tri
thức hóa và trí thức hóa cơng nhân là hai mặt của cũng một q trình. Nền sản
xuất và dịch vụ hiện đại địi hỏi người lao động phải có hiểu biết sâu rộng tri
thức và kỹ năng nghề nghiệp. Các nghiên cứu về trình độ cơng nghệ của cơng
nhân thường xét theo khả năng tiếp cận các cuộc cách mạng cơng nghiệp, cách
tính tốn thường là cơng nghiệp 2.0; 3.0 hoặc tiệm cận 4.0. Cũng có những đánh
giá trình độ cơng nghệ của cơng nhân theo đặc tính của kỹ thuật của từng ngành
cơng nghiệp mà họ đang hoạt động, ví dụ: “cơng nghệ in offset” và “công nghệ
in kỹ thuật số”. Ngày nay, công nhân thường được đào tạo chuẩn mực và
thường xuyên được đào tạo lại, đáp ứng sự thay đổi nhanh trong của cơng nghệ
trong q trình sản xuất.
Xu hướng “trung lưu hóa” gia tăng. Trong bối cảnh tồn cầu hóa chủ nghĩa
tư bản đã có một số điều chỉnh nhất định về phương thức quản lý, các biện pháp
điều hịa mâu th̃n xã hội. Một bộ phận cơng nhân đã tham gia vào sở hữu một
lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cổ phần hóa. Việc làm và lao
9



động vẫn là nhân tố quyết định mức thu nhập, đời sống của công nhân hiện đại.
Quyền định đoạt quá trình sản xuất, quyền quyết định cơ chế phân phối lợi
nhuận vẫn thuộc về giai cấp tư sản.
Cần phải hiểu rằng, khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
vẫn tồn tại thì những thành quả của khoa học và cơng nghệ, trình độ kinh tế tri
thức và những điều chỉnh về thể chế quản lý kinh tế và xã hội,… trước triên vẫn
là công cụ để bóc lột giá trị thặng dư. Giai cấp cơng nhân vẫn bị bóc lột nặng nề
bởi các chủ thể mới trong tồn cầu hóa như các tập đồn xuyên quốc gia, nhà
nước của các nước tư bản phát triển,…
Nhìn chung, trong bối cảnh mới của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách
mạng công nhiệp 4.0, công nhân hiện đại tăng nhanh về số lượng, thay đổi lớn
về cơ cấu trong nền sản xuất hiện đại. Cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, cơ
cấu thu nhập giữa các bộ phận công nhân rất khác nhau trên phạm vi toàn cầu
cũng như trong mỗi quốc gia.
2.3. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lao động trong thời đại ngày
nay
Về nội dung kinh tế, cần thông qua vai trị của giai cấp cơng nhân trong q
trình sản xuất với công nghệ hiện đại, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo cho
phát triển bền vững, sử mệnh lịch sử của giai cắn công nhân đổi với sự phát
triển xã hội ngày càng thể hiện rõ, bởi sự phát triển sản xuất của chủ nghĩa tư
bản trong thế giới ngày nay với sự tham gia trực tiếp của giai cắn cũng nhân vả
các lực lượng lao động — dịch vụ trình độ cao lại chính là nhân tố kinh tế - xã
hội thúc đẩy sự chín muồi các tiền đề của chủ nghĩa xã hội trong lòng chủ nghĩa
tư bản. Đó lại là điều kiện để phát huy vai trị chủ thể của giai cấp cơng nhân
trong cuộc đầu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
Mặt khác, mâu thuẫn lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư
sản cũng ngày càng sâu sắc ở từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu
10



hóa hiện nay vẫn mang đậm tính chất tư bản chủ nghĩa với những bất cơng và
bất bình đẳng xã hội lại thúc đẩy cuộc đấu tranh chống chế độ bóc lột giá trị
thặng dư trên phạm vi thế giới, phấn đấu cho việc xác lập một trật tự xã hội mới
cơng bằng và bình đẳng, đó là từng bước thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân trong kinh tế - xã hội.
Về nội dung chính trị xã hội, Ở các nước tư bản chủ nghĩa, mục tiêu đấu
tranh trực tiếp của giai cấp công nhân và lao động là chống bất cơng và bất bình
đẳng xã hội. Mục tiêu lâu dài là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, được nêu rõ trong Cương lĩnh chính trị của các Đảng Cộng
sản trong các nước tư bản chủ nghĩa. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, nơi các
Đảng Cộng sản đã trở thành Đảng cảm quyền, nội dung chính trị - xã hội của sử
mệnh lịch sử giai cấp công nhân là lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, giải
quyết thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc
biệt là xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, thực hiện thành cơng
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển nhanh và bền
vững.
Về nội dung văn hóa, tư tưởng, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân trong điều kiện thế giới ngày nay trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
trước hết là cuộc đấu tranh ý thức hệ. Đó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã
hội với chủ nghĩa tư bản, Cuộc đấu tranh này đang diễn ra phức tạp và quyết
liệt, nhất là trong nền kinh tế thị trường phát triển với những tác động mặt trái
của nỏ. Mặt khác, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thể giới tan rã, phang trào cách
mạng thế giới đang phải vượt qua những thối trào tạm thời thì niềm tin vào lý
tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đứng trước những thử thách cảng làm cho cuộc
đấu tranh tư tưởng lý luận giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội trở nên
phức tạp và gay gắt hơn.

11



Song các giá trị đặc trưng cho bản chất khoa học và cách mạng của giai
cấp tông nhân, của chủ nghĩa xã hội vẫn mang ý nghĩa chỉ đạo, định hướng
trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao động chống chủ
nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa của sự phát triển xã hội.
Các giá trị như lao động, sáng tạo, cơng bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do vẫn là
những giá trị được nhân loại thừa nhận và nhẫn đấu thực hiện. Trên thực tế, các
giá trị mà nhân loại hướng tới đều tương đồng với các giá trị lý tưởng, mục tiêu
của giai cấp công nhân. Không chỉ ở các nước xã hội chủ nghĩa mà ở nhiều
nước tư bản chủ nghĩa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vả nhân dân lao
động vì những giá trị cao cả đó đã đạt được nhiều tiền bộ xã hội quan trọng.
Đấu tranh để bảo vệ nên tăng tư tưởng của Đảng Cộng sản, giáo dục nhận
thức vả củng cố niềm tin khoa học đổi với lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giáo dục và thực hiện chủ
nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp cơng nhân trên cơ sở phát huy chủ nghĩa
yêu nước và tinh thần dân tộc chính lả nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cần
cũng nhân hiện nay về văn hóa tư tưởng.
Chương 3 : Giai cấp công nhân Việt Nam và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
3.1. Giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đại ngày nay
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã tăng nhanh về số lượng và
chất lượng, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Trên thực tế, sau 35 năm đổi mới, với vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước, GCCN Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng, có mặt trong tất cả các ngành, nghề, các thành phần kinh
tế. Cụ thể: tổng số lao động trong các doanh nghiệp đạt khoảng 16,5 triệu người,
chiếm 30% trong số 54,67 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước. Trong
12



đó, cơ cấu lao động tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, với
62% thuộc doanh nghiệp tư nhân trong nước, 30% trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chỉ 8% thuộc doanh nghiệp nhà nước.
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có
mặt trong mọi thành phần kinh tế nhưng đội ngũ công nhân trong khu vực kinh
tế nhà nước là tiêu biểu, đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ trên
14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm giai cấp công nhân
Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách
nhà nước. Công nhân tri thức, nắm vững khoa học -công nghệ tiên tiến, và công
nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, học vấn, văn hóa, được rèn
luyện trong thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội, là lực lượng chủ đạo trong cơ
cấu giai cấp công nhân, trong lao động và phong trào cơng đồn. Cụ thể, về
trình độ chun mơn, lực lượng lao động đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ
chiếm 22,37% (trong đó, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10,82 %;
cao đẳng chiếm 3,82%; trung cấp chiếm 4,65% và sơ cấp chiếm 3,08% (số liệu
Tổng cục Thống kê, quý II/ 2019).
Cùng với sự tăng trưởng nhanh của dịng vốn đầu tư nước ngồi và xu thế
phát triển của các doanh nghiệp trong nước, đội ngũ công nhân nước ta đang
bộc lộ dấu hiệu hụt hẫng và bất cập. Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề
cao và các chức danh quản lý có trình độ đang là hiện thực. Số liệu khảo sát tại
tỉnh Đồng Nai cho thấy, 72,55% công nhân lao động trong các doanh nghiệp có
độ tuổi từ 18 – 35. Tuyệt đại bộ phận đều là học sinh phổ thơng và xuất thân từ
nơng thơn, trong đó lao động phổ thơng chiếm đến 43%; 27% có tay nghề đáp
ứng được yêu cầu của công việc đang đảm nhận nhưng đại đa số chưa qua đào
tạo và khơng có bằng cấp. Số đã qua đào tạo có bằng cấp chỉ chiếm 30%, trong
số đã được đào tạo, tỷ lệ có tay nghề cao cũng rất ít. Bậc 1- 3 chiếm tỷ lệ
66,51%, bậc 4 – 5 chiếm tỷ lệ 25,01%, bậc 6 và 7 chiếm chỉ có 6,88%. Khơng
cần phải cảnh báo, với tốc độ thu hút FDI và xu thế phát triển trong những năm
13



gần đây, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề sẽ càng trở nên trầm
trọng. Giai cấp công nhân nước ta không những bất cập so với yêu cầu phát
triển chung của thời đại mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu phát triển
của bản thân sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Trong môi trường kinh tế-xã hội đổi mới, trong đà phát triển mạnh mẽ của
cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước
thời cơ phát triển và những thách thức nguy cơ trong phát triển. Để thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, cùng
với việc xây dựng, phát triển giai cấp công nhân lớn mạnh, hiện đại, phải đặc
biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng lãnh đạo, cầm
quyền thực sự trong sạch vững mạnh. Đó là điểm then chốt để thực hiện thành
công sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở Việt Nam.
3.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời
đại ngày nay
Với sứ mệnh lịch sử to lớn như vậy, GCCN Việt Nam ta cần được đưa ra
các phương hướng, đường lối đúng đắn để thực hiện nhiệm vụ phát triển đất
nước.
Một là: Cần định hướng lại mục tiêu của giáo dục cho sát với yêu cầu của
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
thích ứng với mục tiêu phát triển cụ thể của từng giai đoạn. Thực hiện nhất quán
chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong đó Nhà nước và các tổ chức xã hội có
nhiệm vụ đào tạo cơ bản ban đầu, các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng cơng nhân
phải có trách nhiệm đào tạo nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức chun mơn,
tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp trong mỗi doanh nghiệp.
Quan tâm đến đội ngũ giai cấp công nhân hiện nay là phải quan tâm đến
trình độ văn hóa, năng lực chun mơn, phẩm chất nghề nghiệp và ý thức chính
14



trị của họ. Xây dựng giai cấp công nhân phải thể hiện trước hết ở việc tổ chức
đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề và trình độ chun mơn. Cần xem việc đào
tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những chỉ tiêu
pháp lệnh như mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội khác. Một thế hệ công
nhân mới giỏi về chuyên môn, vững vàng về ý thức chính trị, tự họ sẽ vươn lên
làm chủ và đủ sức đối đầu với mọi thách thức. Nâng tầm trí tuệ, năng lực
chun mơn và ý thức chính trị cho đội ngũ giai cấp cơng nhân, chính là nhân tố
góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị, củng cố vững chắc cơ sở chính trị – xã
hội của Đảng trong thời kỳ mới.
Hai là: Phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đồn thể quần
chúng là nhiệm vụ có ý nghĩa sống cịn đối với phong trào cơng nhân hiện nay.
Để làm được điều này chúng ta phải thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn. Vì sao
Đảng của giai cấp cơng nhân, Cơng đồn của cơng nhân, Đồn Thanh niên là tổ
chức chính trị của tuổi trẻ cơng nhân, nhưng một bộ phận cơng nhân chưa thiết
tha vào Đảng vào Đồn, chưa hồn tồn xem cơng đồn là tổ chức của họ. Thực
tế cho thấy công tác xây dựng Đảng và tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên
chưa theo kịp u cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt do áp lực của
những điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức đảng, cơng đồn
cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp u cầu của sự phát
triển, nhưng khơng có những chấn chỉnh kịp thời. Đảng ta là Đảng cầm quyền,
hoạt động của các tổ chức đảng, cơng đồn, đồn thanh niên phải được hình
thành trong từng doanh nghiệp bất kỳ thuộc thành phần kinh tế nào. Tuy nhiên
hoạt động của các tổ chức trên đây phải góp phần làm cho doanh nghiệp phát
triển, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đời sống vật chất, tinh thần và các
quyền lợi khác của người công nhân phải được bảo đảm tốt hơn. Các chủ trương
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được thực thi và
chấp hành nghiêm túc.

15



Ba là: Phải thực sự chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của cơng nhân.
Ngồi hợp đồng lao động cần chú trọng thanh kiểm tra điều kiện làm việc và
cường độ lao động, không để và không cho phép chủ lao động ép công nhân
làm việc vượt quá mức về cường độ, thời gian làm việc. Vấn đề này cần phải
sớm được pháp luật quy định cụ thể. Cần quan tâm thích đáng đến đời sống tinh
thần, hình thành những tiêu chí có tính pháp quy về ăn ở, nơi vui chơi giải trí,
các tiện ích văn hóa cơng, chế độ nghỉ dưỡng, thưởng thức các chương trình văn
hóa nghệ thuật ở trong từng doanh nghiệp, ở mỗi cụm dân cư và các khu công
nghiệp tập trung. Khuyến khích động viên và khen thưởng, cổ vũ mạnh mẽ các
doanh nghiệp làm tốt, phê bình và xử lý thích đáng các đơn vị cố tình khơng
làm tốt, hoặc làm có tính chất đối phó, chiếu lệ…

16


PHẦN KẾT LUẬN CHUNG

Nội dung SMLS của GCCN là xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ người
bóc lột người , giái phóng cơng nhân ,nhân dân lao động và tồn thể nhân loại
khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xâu dựng XHCSCN Văn Minh.
Ở nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải thực hiện cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là phải lãnh đạo cuộc
cách mạng đó thơng qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản Việt Nam,
đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nên chuyên chính dân chủ nhân dân. Sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là không bao giờ thay đổi, ở bất cứ nước
nào trong giai đoạn lịch sử nào, đó là một giai cấp tiên tiến, có vai trị to lớn
trong lịch sử phát triển của thế giới, là lực lượng tiên phong trong công cuộc cải
tạo khoa học công nghệ vào sản xuất của xã hội. GCCN, Đảng Cộng Sản và hệ
tư tưởng Mác Lênin không bao giờ tách rời nhau, là nhân tố lãnh đạo, tổ chức

nhân dân lao động trong quá trình giải phóng xã hội và con người. Nhận thức
được tầm quan trọng về sứ mệnh lịch sử của GCCN là một nhiệm vụ hết sức
quan trọng của mỗi chúng ta, giúp chúng ta có được cái nhìn đúng đắn về các
giai cấp trong xã hội nói chung và GCCN nói riêng. Qua đó, mỗi cá nhân trong
xã hội cần nỗ lực không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận
thức xã hội để nâng cao văn hóa tri thức của mình.

17


Danh mục tài liệu tham khảo
TS. Lê Thị Chiên, Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản” và ý nghĩa thời đại, Tạp chí Tuyên Giáo điện tử, 2021.
TS Trần Thị Hương, Vai trị, đặc điểm giai cấp cơng nhân Việt Nam trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Lý luận chính trị, 2020.
PGS,TS. Nguyễn An Ninh, Thực hiện nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Cộng Sản, 2019.
TS. Phạm Thanh Lâm, Bác bỏ quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân thơng qua việc xem “Trí thức là đội ngũ lãnh đạo xã hội” trong
giai đoạn hiện nay, Trường Chính Trị Tỉnh Cà Mau, 2021.
PGS, TS Đặng Quang Định, Đấu tranh chống lại quan điểm bác bỏ, phủ nhận
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và bản chất giai cấp cơng nhân của
Đảng Cộng sản, Tạp chí Lý luận chính trị, 2019.

18


19




×