Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

I.Đại từ, Đại từ sở hữu, Tính từ, Danh từ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.01 KB, 52 trang )

Đại từ, Đại từ sở hữu, Tính từ,
Danh từ
Page 1
I will touch to you, my dream!!!!
I. Đại từ, Đại từ sở hữu, Tính từ, Danh từ
1.1 Đại từ nhân xưng, chỉ ngôi, chỉ định [ personal pronoun ]
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất thuộc về người nói, ngôi thứ hai thuộc
về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người or con vật hoặc đồ vật mà người nói và người nghe đề cập tới.
Đại từ nhân xưng được làm chủ ngữ nên có thể gọi chúng là đại từ chủ ngữ.
I : ngôi thứ nhất số ít
We : ngôi thứ nhất số nhiều
You : ngôi thứ hai số ít (anh, chị, bạn, ông ,bà…)
You : ngôi thứ hai số nhiều (các anh, các chị, các bạn…)
He, She, It : ngôi thứ ba số ít
They : ngôi thứ ba số nhiều
* Lưu ý: - Khi muốn kêu người nào đó từ xa, ĐỪNG BAO GIỜ kêu "YOU, YOU" vì như vậy là rất rất bất lịch
sự. Nếu người đó là nam, có thể kêu MR, nữ, có thể kêu MRS, hoặc MISS.
- "IT" chỉ dùng cho con vật, đồ vật, sự vật hoặc danh từ trừu tượng, không bao giờ dùng để chỉ người.
Trong tiếng Việt, ta có thể dùng "NÓ" để chỉ người thứ ba nào đó. Trong trường hợp này, trong tiếng Anh, chỉ có thể
dịch "NÓ" thành "HE' hoặc "SHE" tùy theo giới tính.
1.2 Đại từ sở hữu [ po’ssessive pronoun ]
Một đại từ sở hữu rất hữu ích. Bạn biết tại sao không? Vì nó giúp người nói khỏi phải lặp lại một ngữ danh từ có tính
chất sở hữu.
For example: Nếu anh A nói: "Máy vi tính của tôi chạy chậm quá!"
(MY COMPUTER IS SO SLOW.)
anh B đáp: "Máy vi tính của tôi còn chậm hơn máy vi tính của anh!".
(MY COMPUTER IS EVEN SLOWER THAN YOUR COMPUTER) thì như vậy anh B lặp lại cả
một cụm từ dài. Trong vd này, nếu dùng đại từ sở hữu, thay vì nói "MY COMPUTER IS EVEN
SLOWER THAN YOUR COMPUTER", ta sẽ nói: MINE IS EVEN SLOWER THAN YOURS.
* Trong tiếng Anh, chúng ta nên hạn chế việc dài dòng vô ích đó. Lúc này biết sử dụng đại từ sở hữu là rất cần thiết.
I  My  Mine


We  Our  Ours
You Your  Yours
You  Your  Yours
He  His  His
She  Her  Hers
It  Its  Its
They  Their  Theirs
1.3 Tính từ sở hữu/ chỉ định (po’ssessive [pə'zesiv] adjective///de’monstrative [di'm ɔ nstrətiv] adjective)
Một tính từ sở hữu là từ đứng trước danh từ để cho biết rằng danh từ đó là của ai. Đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu
tương ứng với từng đại từ nhân xưng và For example :
I  My
We  Our She  Her
You  Your He  His
They  Their It  Its
1.4 Danh từ, cách chuyển số ít sang số nhiều
Danh từ là từ chỉ tên của người, con vật, sự vật, trạng thái, khái niệm
Về thể loại, danh từ được chia thành nhiều loại. Ta có:
• Danh từ cụ thể : là danh từ chỉ những gì có thể nhìn thấy được, sờ mó được.
Ví dụ: Cái bàn =TABLE, cái ghế = CHAIR, con mèo = CAT, con sông = RIVER,
• Danh từ trừu tượng : là danh từ chỉ những khái niệm, tình trạng mà ta chỉ có thể hình dung, cảm nhận. Thí dụ
như: tình yêu = LOVE, cái đẹp = BEAUTY,
• Danh từ riêng : là danh từ chỉ tên riêng của một người, sự vật, con vật, địa danh hoặc sự kiện. Chúng ta phải
viết hoa chữ cái đầu tiên của danh từ riêng.
Page 2
Ví dụ: China = Trung Quốc, England = nước Anh, The Great Walls = Vạn Lý Trường Thành, Ha Long Bay = Vịnh
Hạ Long, President Bill Clinton = Tổng thống Bill Clinton
• Danh từ tập hợp : là danh từ chỉ một nhóm, một đoàn thể, một tập hợp của người, vật, con vật, sự vật
Thí dụ: một bầy cá = A SCHOOL OF FISH, một đàn chim = A FLOCK OF BIRDS, một nhóm người = A GROUP
OF PEOPLE
• Danh từ chung : có thể là danh từ cụ thể, trừu tượng, tập hợp nhưng không bao giờ là danh từ riêng (hiển nhiên

rồi, đúng không bạn!)
- Danh từ cụ thể có thể bao hàm cả danh từ riêng. Thí dụ: "sông Hương" là danh từ riêng nhưng ta có
thể nhìn thấy được sông Hương nên nó cũng là danh từ cụ thể.
* Danh từ đếm được: là danh từ có thể thêm con số vào ngay trước nó. Nó có thể dùng được với a (an) và the.
Thí dụ: ONE PIG = Một con heo, ONE TABLE = một cái bàn
*Danh từ không đđược: là danh từ mà ta không thể thêm con số vào ngay trước nó. Nó không dùng được với a
(an).
ONE MONEY = một tiền? Không ổn, do đó, MONEY là danh từ không đếm được,
ONE SALT = một muối? Không ổn, do đó, SALT là danh từ không đếm được
Sau đây là một số danh từ không đếm được thường gặp:
Measles
['mi:zlz]: bệnh
sởi
Advertising News Coffee Food
Mumps
[mʌmps]:
bệnh quai bị
Economics Food Blood Meat
Politics Physics Soap Juice Money
Energy
['enədʒi]: nghị
lực, năng lượng
Information Meat Weather Sand
Music Electricity Sugar Scenery Water
Room Homework Rice Vinegar
Experience
[iks'piəriəns]
Furniture Bread Damage Wine
Advice Luggage Cereal Traffic Oil
Progress Baggage Noise Air Salt

Permission Chaos Paper Time Dust: bụi
Behavior Work Hair Luck Mud: bùn
- Một số danh từ không đếm được như: food, meat, money, sand, water, đôi lúc được dùng như các danh từ đếm
được để chỉ các dạng khác nhau của loại danh từ đó.
For example: +This is one of the foods that my doctor has forbidden me to eat.
(chỉ ra một loại thức ăn đặc biệt nào đó)
+ He studies meats. (chẳng hạn pork, beef, lamb, vv )
Bảng sau là các định ngữ dùng được với danh từ đếm được và không đếm được.
Danh từ đếm được (with count noun) Danh từ không đếm được (with non-count noun)
a (an), the, some, any
this, that, these, those,
none, one, two, three,…
many
a lot of
plenty of
a large number of
a great number of, a great many of
( a) few
few…than
more…than
the, some, any
this, that
non
much (thường dùng trong câu phủ định và câu hỏi)
a lot of
a large amount of
a great deal of
(a) little
less…than
more…than

-Danh từ time nếu dùng với nghĩa thời gian là không đếm được nhưng nếu dùng với nghĩa số lần hoặc thời đại lại là
danh từ đếm được.
For example: + We have spent too much time on this homework.
+ She has been late for class six times this semester.
Page 3
Về hình thức, danh từ có 4 hình thức như sau:
Danh từ đơn: là danh từ cấu tạo bởi một từ duy nhất. Thí dụ: WOMAN = người đàn bà, COMPUTER = cái máy vi
tính, MONEY = tiền
Danh từ phức: là danh từ cấu tạo bởi hai danh từ đơn. Thí dụ: FIRE-FLY = con đom đóm (FIREFLY = FIRE (lửa) +
FLY (con ruồi)), SEAT BELT = dây an tòan, (SEAT BELT = SEAT (chỗ ngồi)+BELT(dây nịch))
Danh từ số ít: là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là một hoặc có thể là danh từ không đếm được.
Danh từ số nhiều: luôn luôn là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là hai hoặc nhiều hơn hai.
Thí dụ: TWO APPLES = hai trái táo.
Cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều :
Trong tiếng Việt, danh từ số ít, khi dùng với đơn vị đếm từ hai trở lên cũng giữ nguyên hình thức, không hề thay đổi
(một con vịt, hai con vịt, ba con vịt ), còn trong tiếng Anh thì hình thức của danh từ có sự thay đổi từ số ít sang số
nhiều. THÊM "S" vào danh từ số ít để chuyển thành số nhiều. Thí dụ:
Số ít ; Số nhiều
BEE = con ong ; BEES (2 con ong trở lên)
COMPUTER = máy vi tính ; COMPUTERS (2 máy vi tính trở lên)
HEN = con gà mái ; HENS (2 con gà mái trở lên)
DUCK = con vịt ; DUCKS (2 con vịt trở lên)
APPLE = trái táo ; APPLES (2 trái táo trở lên)
MANGO = trái xoài ; MANGOES (2 trái xoài trở lên)
TABLE = cái bàn ; TABLES (2 cái bàn trở lên)
CHAIR = cái ghế ; CHAIRS
HOUSE = căn nhà ; HOUSES
STREET = con đường ; STREETS
RIVER = con sông ; RIVERS
BICYCLE = xe đạp ; BICYCLES

Thêm “ES” vào những danh từ tận cùng bằng CH, hoặc SH, hoặc S, hoặc X.
Số ít Số nhiều
ONE FISH = 1 con cá ; TWO FISHES = 2 con cá
ONE BOX = 1 cái hộp ; TWO BOXES = 2 cái hộp
ONE BUS = 1 xe buýt ; TWO BUSES = 2 xe buýt
ONE WATCH = 1cái đồng hồ đeo tay ; TWO WATCHES = 2 cái đồng hồ đeo tay THÊM "ZES"
vào những danh từ tận cùng bằng Z (mấy từ này rất ít).
For example: ONE QUIZ = 1 câu trắc nghiệm
TWO QUIZZES
Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và Y: ĐỔI Y thành I và THÊM "ES".
Số ít Số nhiều
BUTTERFLY = 1 con bướm ; TWO BUTTERFLIES = 2 con bướm
ONE BABY = 1 em bé ; TWO BABIES = 2 em bé
ONE LADY = 1 người phụ nữ ; TWO LADIES = 2 người phụ nữ
Lưu ý: KEY = chìa khóa, tận cùng bằng nguyên âm E và Y nên không áp dụng quy tắc này mà chỉ thêm S vào thành
KEYS. Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và O: THÊM ES. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
POTATO = củ khoai tây POTATOES
TOMATO = trái cà chua TOMATOES
* Lưu ý: quy tắc này có những trường hợp ngoại lệ chỉ có cách phải nhớ nằm lòng,
For example: PIANO ->PIANOS; PHOTO ->PHOTOS , RADIO->RADIOS,
TANGO->TANGOS; HIPPO>HIPPOS : con cá ngựa; STUDIO->STUDIOS, TARO->TAROS;
INDIGO->INDIGOS, POMELO->POMELOS : trái bưởi, ['pɔmilou], HALLO->HALLOS,
Những danh từ tận cùng bằng F, FE, FF, bỏ F hoặc FE hoặc FF và THÊM VES :
Số ít Số nhiều
ONE WOLF = 1 con sói ; TWO WOLVES = 2 con sói (BỎ F, THÊM VES)
Page 4
ONE WIFE = 1 người vợ ; TWO WIVES (BỎ FE, THÊM VES)
Ngoài những danh từ theo quy tắc trên, có nhiều danh từ không theo quy tắc nào cả khi chuyển sang hình thức số
nhiều. Chúng ta chỉ có cách học thuộc lòng những danh sách này.

Sau đây là danh sách một số những danh từ có hình thức số nhiều bất quy tắc thường gặp:
Mouse mice Sheep sheep Tooth Teeth
Louse lice Person people Foot feet
Ox oxen Man men Datum data
Goose Geese Woman women Child Children
1.5 Đại từ chỉ định THIS, THAT, THESE, THOSE
* Nghĩa: THIS = này, cái này, đây THESE = số nhiều của THIS
THAT =đó, cái đó, điều đó THOSE = số nhiều của THAT
* Cách dùng: - Đại từ chỉ định luôn đứng trước danh từ.
- ĐTCĐ có thể không cần danh từ, tự thân nó có thể làm chủ ngữ.
For example : + THIS CAR IS VERY FAST.= Chiếc xh này rất nhanh.(chạy rất nhanh)
+ THIS IS A BASIC LESSON. = Đây là một bài học cơ bản.
+ THESE LESSONS ARE EASY TO UNDERSTAND. = Những bài học này dễ hiểu.
+ THESE ARE BASIC LESSONS = Những cái này là những bài học cơ bản.
+ THAT DOG IS VICIOUS ['vi∫əs] : xấu xa, giữ dội, đồi bại. = Con chó đó dữ lắm.
+ THAT IS MY DAUGHTER. = Đó là con gái tôi.
+ THOSE PILLS : viên thuốc ARE ASPIRINS. = Mấy viên thuốc đó là aspirin.
+ THOSE ARE MY CHILDREN = Mấy đứa đó là con của tôi.
1.6 Cấu trúc THERE IS /THERE ARE : Cấu trúc này dùng để giới thiệu rằng có cái gì, ai đó, ở đâu trong hiện tại.
Ở đây, ta lại cần áp dụng động từ TO BE đã học.
* Công thức thể xác định:
THERE IS + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có)
- Lưu ý:+Trước danh từ số ít đếm được, cần dùng A hoặc AN hoặc ONE (xem lại bài Mạo từ bất định A/AN nếu
cần)
+ Trước danh từ số ít không đếm được không thêm A/AN nhưng có thể thêm NO (không), A LITTLE (một
ít), LITTLE (ít) , MUCH (nhiều), A LOT OF (rất nhiều)
+ THERE IS có thể viết tắt là THERE'S
- For example: + THERE IS AN APPLE ON THE TABLE = Có 1 trái táo trên bàn.
+ THERE IS NO WATER IN THE TANK [tæηk]: bồn, két, thùng
= Không có tí nước nào trong bồn.

+ THERE IS A LOT OF SUGAR IN VIETNAMESE WHITE COFFEE
= Có rất nhiều đường trong cà phê sữa kiểu Việt Nam.

- Lưu ý: + Trước danh từ số nhiều, thường có số từ từ hai trở lên (TWO, THREE, FOUR) hoặc không có số từ mà có
MANY (nhiều), A FEW (một số), SOME (vài) A LOT OF (rất nhiều)
+ THERE ARE có thể viết tắt là THERE'RE
- For example: + THERE ARE TWENTY MEMBERS ONLINE NOW.
= Có 20 thành viên đang trực tuyến hiện giờ.
+ THERE ARE GOOD PEOPLE AND BAD PEOPLE EVERYWHERE.
= Có người tốt và người xấu ở mọi nơi (Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu).
+ THERE ARE A LOT OF BEGGARS IN VIETNAM
= Có rất nhiều người ăn xin ở Việt Nam. ['begə] : ng ăn xin, anh chàng, gã.
* Công thức thể phủ định:
THERE IS NOT + ANY + Danh từ số ít + (nếu có).
THERE IS NOT viết tắt: THERE ISN'T
- Lưu ý: + Ở thể phủ định, dùng dạng viết tắt nhiều hơn.
- For example: + THERE IS NOT ANY FAT IN SKIM MILK. = Không có chất béo trong sữa không kem.
Page 5
THERE ARE + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có).
+ THERE ISN'T ANY MONEY IN MY WALLET. = Trong bóp tiền của tôi, không có lấy 1 xu.
THERE ARE NOT viết tắt: THERE AREN'T
- For example: + THERE AREN'T MANY XICH LOS IN DISTRICT 1.
= Ở quận 1, không có nhiều xe xích lô. Pedicab ['pedikæb] : xe xích lô.
* Công thức thể nghi vấn:
IS THERE ANY + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có) ?
- Có thể thay ANY bằng SOME (một ít)
-For example: + IS THERE ANY MILK IN THE FRIDGE? Trong tủ lạnh có sữa không?
+ IS THERE ANYONE HOME? = Có ai ở nhà không? (lưu ý là "anyone" giống như "anybody" viết liền
nhau, không có khoảng trống giữa any và one)
+ IS THERE A WAY TO FIX [fiks]: cố định, sửa chữa THIS COMPUTER?

= Có cách sửa máy vi tính này không ?
- For example: + ARE THERE ANY EGSS IN THE KITCHEN? = Trong bếp có trứng không?
II. Tense
2.1 ĐỘNG TỪ "TO BE" - THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI TO BE
Đây là động từ cơ bản nhất trong tiếng Anh, nhưng lại là một động từ đặc biệt. Học xong động từ TO BE, bạn sẽ
bắt đầu biết cách đặt ra vô số câu nói với những gì ta đã học từ đầu đến giờ như Đại Từ Nhân Xưng, Tính Từ Sở Hữu,
Đại Từ Sở Hữu, Danh Từ Số Ít, Danh Từ Số Nhiều, Mạo Từ Bất Định A và AN cùng với một số tính từ cơ bản bạn sẽ
được cung cấp ở cuối bài này. Trong thì hiện tại đơn, động từ TO BE có tất cả 3 biến thể là AM, IS và ARE. Ta dùng
các biến thể đó tương ứng với chủ ngữ nhất định , như sau:
* AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I : I AM (viết tắt = I'M )
* IS: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào
SHE IS (viết tắt = SHE'S ) HE IS (viết tắt = HE'S )
IT IS (viết tắt = IT'S ) THE DOG IS…
PETER IS… THE TABLE IS …
* ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY, và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào
YOU ARE (viết tắt =YOU'RE ) WE ARE (viết tắt = WE'RE )
THEY ARE (viết tắt = THEY'RE ) YOU AND I ARE…
HE AND I ARE … THE DOG AND THE CAT ARE
* Khi nào ta phải dùng thì hiện tại đơn của động từ TO BE?
-Khi ta muốn giới thiệu tên hoặc địa điểm, hoặc tính chất, trạng thái của một người,con vật hoặc sự kiện trong hiện
tại.
* Với Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE, ta có thể đặt được những câu như thế nào?
- Vốn từ càng nhiều, bạn càng đặt được nhiều câu. Về kiểu câu, bạn sẽ đặt được những câu như vài thí dụ sau:
Tôi là bác sĩ. I am a doctor.
Cô ấy là một sinh viên. She is a student.
Bà tôi rất già. My grandmother is very old.
Cái cây viết ở trên bàn. The pen is on the table.
Em mệt không? Are you tired ?
Nó không thành thật. It isn’t honest.
Con gái bạn rất đẹp. Your daughter is very beautiful.

2.1.1 Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE: ( The Simple Present )
Từ giờ trở đi bạn hãy nhớ, khi học công thức một thì nào, ta luôn học 3 thể của nó:
Thể khẳng định: là một câu nói xác định, không có chữ “KHÔNG” trong đó.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + Bổ ngữ
For example: I AM A TEACHER. (Tôi là giáo viên).
HE IS A STUDENT. (Anh ấy là sinh viên). SHE IS A SINGER. (Cô ta là ca sĩ)
Thể phủ định: là một câu nói phủ nhận điều gì đó, có chữ “KHÔNG” ngay sau chủ ngữ.
Page 6
THERE ARE NOT + Danh từ số nhiều + (nếu có) .
ARE THERE ANY + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có) ?
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + NOT + Bổ ngữ
+Cách viết tắt: I AM NOT = I'M NOT
IS NOT = ISN'T
ARE NOT = AREN'T
For example: HE IS NOT HANDSOME. (Anhấy khôngđẹp trai)
YOU ARE NOT STUPID. (Bạn không có ngu)
Thể nghi vấn: là một câu hỏi :
AM / IS / ARE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
For example: IS HE HANDSOME = Anh ấy đẹp trai không?
AM I TOO FAT? = Tôi có quá mập không vậy?
IS SHE PRETTY? = Cô ấy đẹp không hả?
IS HE RICH? = Ông ta giàu không vậy?
ARE YOU OK? = Bạn có sao không vậy?
Lưu ý: Bổ ngữ có thể là một ngữ danh từ, có thể là một tính từ, có thể là một trạng ngữ. Thí dụ: Bổ ngữ là danh từ:
I AM A YOUNG TEACHER. = tôi là một giáo viên trẻ  (A YOUNG TEACHER là một ngữ danh từ).
Bổ ngữ là tính từ: I AM YOUNG = tôi trẻ. (YOUNG là tính từ)
Bổ ngữ là trạng ngữ: I AM AT HOME = tôi đang ở nhà (AT HOME là trạng ngữ, chỉ nơi chốn).
Như vậy bạn đã học xong Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE rồi đó. Sau đây là một số từ cơ bản để bạn tập đặt
câu:
AND = và OR = hay, hoặc

BUT = nhưng IN = ở trong
ON = ở trên UNDER = ở dưới
2.1.2 Thì Hiện Tại Đơn Với Động Từ THƯỜNG
* Công thức thể khẳng định: Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ
-Lưu ý:+ Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ.
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG
DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ.
+ Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ như sau:
+ Động từ tận cùng là CH, O, S, SH, X, Z thì ta thêm ES. For example:
WATCH > HE WATCHES GO > SHE GOES
DO > HE DOES MISS SHE MISSES
WASH > HE WASHES MIX [miks] > SHE MIXES
if you mix red and yellow, you get orange
màu đỏ pha với màu vàng cho ra màu cam
oil and water don't mix
dầu và nước không hoà lẫn với nhau được
DOZE [douz] : ngủ lơ mơ > HE DOZES
+ Khi động từ tận cùng bằng Y, ta đổi Y thành I rồi thêm ES: FLY > IT FLIES
+ Tất cả các động từ còn lại, ta thêm S.
For example: + I LIKE ICE-CREAM = Tôi thích kem.
+ YOU ALWAYS GET UP LATE. = Bạn luôn luôn dậy trễ.
+ THEY SING KARAOKE EVERY SUNDAY. = Họ hát karaoke mỗi chủ nhật.
+ SHE LOVES DURIANS = Cô ấy mê món sầu riêng.
+ HE AND I SING VERY WELL. = Anh ta và tôi hát rất hay.
+ THAT DOG BARKS [bɑ:k]: tiếng sủa ALL DAY LONG. = Con chó đó sủa tối ngày.
+ SHE CRIES WHEN SHE MISSES HER HOMETOWN. = Cô ấy khóc khi nhớ nhà.
- Ngoại lệ: HAVE > HAS I HAVE YOU HAVE SHE HAS
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + DO hoặc DOES + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ

- Lưu ý: + Khi chủ ngữ là I,WE,YOU,THEY hoặc khi chủ ngữ là danh từ, ngữ danh từ số nhiều, ta dùng DO.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ số ít nào, ta dùng DOES
Page 7
+ DO NOT viết tắt là DON'T
+ DOES NOT viết tắt là DOESN'T
+ Thông thường, khi nói, ta dùng dạng viết tắt, dạng đầy đủ để dành khi muốn nhấn mạnh.
- For example: + I DON'T LIKE HIM = Tôi không thích anh ta.
+ YOU DON'T UNDERSTAND THE MATTER = Bạn không hiểu vấn đề ở đây.
+ SHE DOESN'T RESPECT OLD PEOPLE JUST PEOPLE THEY ARE OLD
= Cô ta không kính trọng người lớn tuổi chỉ vì họ lớn tuổi.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG BECAUSE IT DOESN'T WANT TO BE CHAINED
= Con chó đó sủa suốt ngày bởi vì nó không muốn bị xích lại. [t∫ein]: dây xích, chuỗi, dây chuyền.
* Công thức thể nghi vấn:
DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
- Lưu ý: + Dùng DO khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số nhiều nào.
+ Dùng DOES khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số ít nào.
- For example : + DO YOU LIKE COFFEE? = Bạn có thích cà phê không?
+ DOES SHE LIKE ME? Cô ấy có thích tôi không?
+ DO THEY KNOW THEY DISTURB [dis'tə:b]: quấy rầy OTHER PEOPLE WHEN THEY SING KARAOKE TOO LOUD ?
= Khi họ hát karaoke quá lớn, họ có biết rằng họ làm phiền người khác không?
* Khi nào dùng thì hiện tại đơn:
- For example: + The earth goes around the sun.
+ The sun rises in the east and sets in the west.
= Mặt trời mọc ở hướngĐông và lặn ở hướng Tây.
+ You walk down this street and turn left at the second crossroads.
= Bạn đi đường này và rẽ trái ở ngã tư thứ hai. ['krɔsroudz]: giao lộ, ngã tư
+ The bus leaves at 8 o'clock. = Xe buýt khởi hành lúc 8 giờ
+ I always go to bed before 12. = Tôi luôn đi ngủ trước 12 giờ.+ Your cough sounds bad.
2.2 Công thức Thì Hiện Tại Tiếp Diễn : ( The Present Continuous Tense )
* Công thức thể khẳng định:

Chủ ngữ + TO BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có)
- Note: + TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE)
+ Đtừ nguyên mẫu khi không nói gì khác được hiểu là động từ nguyên mẫu không có TO.
+ Khi thêm ING ngay đằng sau động từ nguyên mẫu, cần nhớ vài quy tắc sau:
Nếu đtừ tận cùng bằng 1 chữ cái E, bỏ E đi rồi mới thêm ING ( RIDE > RIDING)
If đt tận cùng bằng 2 chữ cái E, thêm ING bình thường, không bỏ E ( SEE > SEEING)
Nếu động từ tận cùng bằng IE, đổi IE thành Y rồi mới thêm ING (DIE > DYING)
Nếu động từ đơn âm tận cùng bằng 1 và chỉ 1 trong 5 nguyên âm (A, E, I, O, U) với một và chỉ một phụ âm, ta viết
phụ âm đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ING. (STOP > STOPPING, WRAP > WRAPPING, SHOP > SHOPPING )
Các động từ ngoài các quy tắc trên ta thêm ING bình thường.
- For example: + I AM TYPING A LESSON = Tôi đang đánh máy 1 bài học
+ YOU ARE READING THIS ARTICLE = Bạn đang đọc bài này.
+ HE IS SLEEPING = Anh ta đang ngủ
Page 8
- Khi cần diễn tả một hành động chung chung, thường lặp đi lặp lại trong hiện tại.
- Khi nói về một dữ kiện khoa học hoặc một chân lý luôn luôn đúng (mặt trời mọc ở
hướng Đông)
- Khi đưa ra chỉ dẫn (Đến ngã tư, quẹo trái).
- Khi nói về một sự việc diễn ra theo thời khóa biểu nhất định
- Khi nói về một thói quen trong hiện tại
Thường dùng với một số phó từ như : now, nowadays, present day
1 số phó từ chỉ tần suất : often = usually = normally,
sometimes = occationally, always, frequently
Khác: rarely = seldom, never, everyday (week, month, year…), three times a week.
Note : Những phó từ trên thường đứng trước động từ chính.
+ SHE IS SWIMMING = Cô ấy đang bơi.
+ THE DOG IS BARKING = Con chó đang sủa
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + TO BE + NOT + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có)
- Note: + TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ. (AM hay IS hay ARE)

+ AM NOT không viết tắt nhưng có thể viết tắt I M = I'M
+ IS NOT viết tắt = ISN'T
+ ARE NOT viết tắt = AREN'T
- For example: + I'M NOT JOKING, I AM SERIOUS = Tôi không phải đang đùa đâu, tôi nói nghiêm chỉnh đấy!
+ SHE IS NOT DRINKING WATER, SHE IS DRINKING VODKA.
= Cô ta không phải đang uống nước, cô ta đang uống rượu vodka.
* Công thức thể nghi vấn:
TO BE + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) ?
- Note: + TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE)
- For example :+ ARE YOU KIDDING? = Mày đang đùa hả?
+ IS SHE CRYING? Có phải cô ấy đang khóc
* Khi nào thì dùng thì hiện tại tiếp diễn:
+ I AM TRYING TO EXPLAIN BASIC GRAMMAR TO YOU = Tôi đang cố giải thích ngữ pháp cơ bản cho bạn.
+ I AM WORKING ON A WEBSITE= Tôi đang làm 1 website (Khi tôi nói câu này, tôi có thể đang uống cà phê với
bạn, nhưng tôi đang trong quá trình thực hiện hành động làm website)
+ I AM NOT WORKING TODAY BECAUSE I HAVE A BAD FEVER['fi:və]: bệnh sốt
= Hôm nay tôi không làm việc vì tôi bị sốt cao
(Bình thường tôi làm việc, tạm thời hôm nay không làm việc vì bị sốt)
+ I AM SEEING MY DENTIST TOMORROW = Ngày mai tôi đi gặp nha sĩ của tôi. (đã có hẹn sẵn với nha sĩ)
+ ARE YOU DOING ANYTHING TONIGHT? = Tối nay em có làm gì không?
(hỏi xem ng ta có lên kế hoạch gì cho tối nay hay chưa)
* Câu hỏi WH với thì hiện tại tiếp diễn: - Công thức câu hỏi: thêm từ WH trước công thức thể nghi vấn của thì hiện
tại tiếp diễn. - Thí dụ: + WHAT ARE YOU DOING ? Anh đang làm gì vậy?
+ WHEN ARE YOU COMING HOME ? Khi nào anh về nhà?
* Cần biết thêm: - Vì tính chất của thì hiện tại tiếp diễn là diễn tả hành động đang xảy ra nên ta thường dùng các trạng
từ sau với thì này:
NOW = bây giờ
RIGHT NOW = ngay bây giờ
AT THE MOMENT = hiện thời
FOR THE TIME BEING = trong thời điểm hiện tại

- Một số đ.từ với bản chất ngữ nghĩa của chúng không thể dùng với thì tiếp diễn được, như:
KNOW = biết BELIEVE = tin
UNDERSTAND = hiểu HATE = ghét
LOVE = yêu LIKE = thích
SOUND = nghe có vẻ SEEM = có vẻ, dường như
Page 9
- Khi diễn ta hành động đang xảy ra trong hiện tại ngay khi nói.
- Khi diễn tả hành động đang xảy ra trong hiện tại, nhưng không nhất thiết là trong
lúc đang nói. Nói cách khác, tình huống này mô tả một hành động hiện trong quá
trình thực hiện trong hiện tại:
- Khi diễn ta hành động mà bình thường không xảy ra, hiện giờ chỉ xảy ra tạm thời thôi,
vì một lý do nào đó.
- Khi diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai rất gần, đã có kế hoạch sẵn,
phải nêu rõ trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
Th ường sử dụng các phó từ như: now = right now =at the moment, right away, presently,
today, tonight, this week, month, year.
NEED = cần (tiếng Việt có thể nói "Tôi đang cần" nhưng tiếng Anh không thể dùng thì hiện tại tiếp diễn với động từ
này, nếu muốn nói "Tôi đang cần " bạn phải nói "I AM IN NEED OF " hoặc chỉ là " I NEED ")
APPEAR = trông có vẻ
OWN = sở hữu (tiếng Việt có thể nói " Tôi đang có " nhưng tiếng Anh không dùng tiếp diễn với OWN mà chỉ cần
nói " I OWN " = Tôi sở hữu
He often HTĐ but today HTTD
He often wears a red hat but today he is wearing a blue hat.
2.3 Công thức Thì Hiện Tại Hoàn Thành (The Present Perfect Tense)
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + Động từ ở dạng quá khứ phân từ.
- Giải thích: + Nếu chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là danh từ, ngữ danh từ số nhiều ta dùng HAVE
+ Nếu chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là danh từ, ngữ danh từ số ít, ta dùng HAS
+ Dạng quá khứ hoàn thành của một động từ đa số được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của
động từ đó. WANT > WANTED

NEED > NEEDED
Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D
( DATE > DATED, LIVE > LIVED )
2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED
(TRY > TRIED, CRY > CRIED )
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối
đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED
(STOP > STOPPED, TAP >TAPPED, COMMIT > COMMITTED )
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.
+ NOTE: Có một số động từ có dạng quá khứ hoàn thành BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh
sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ hoàn thành không theo quy tắc
nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ hoàn thành của một động từ nằm ở cột thứ 3
(cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ - ta sẽ học thì quá khứ ở bài sau- và cột thứ 3 là dạng quá
khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:
TEAR TORE  TORN: xé rách UNDO UNDID  UNDONE : làm lại
BRING BROUGHT BROUGHT: mang, đem THROW THREW  THROWN : ném, liệng
- For example: + I HAVE FINISHED DINNER. = Tôi mới ăn tối xong.
+ SHE HAS JUST COME BACK. = Cô ấy vừa mới quay lại.
+ I HAVE READ IT SEVERAL TIMES. = Tôi đã đọc nó vài lần rồi.
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + NOT + Động từ ở dạng quá khứ phân từ.
- Cách viết tắt: + HAVE NOT viết tắt = HAVEN'T + HAS NOT viết tắt = HASN'T
- Lưu ý: + Nếu ta thay NOT trong công thức trên bằng NEVER, ý nghĩa phủ định sẽ mạnh hơn (từ CHƯA thành
CHƯA BAO GIỜ)
- For example : + YOU HAVEN'T ANSWERED MY QUESTION.
= Anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.
+ HE HASN'T BEEN HERE BEFORE.
= Trước giờ anh ta chưa đến đây.
* Công thức thể nghi vấn:

HAVE hoặc HAS + Chủ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ phân từ ?
- For example: + HAVE YOU EVER FELT LONELY IN A CROWD?
= Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn trong đám đông?
+ HAS SHE REPLIED TO YOUR EMAIL?
= Cô ấy trả lời email bạn chưa?
* Khi nào ta dùng thì hiện tại hoàn thành:
+ I have already read the entire book.
Page 10
+ David hasn’t written his report yet.
+ John hasn’t learned the material yet. [mə'tiəriəl]: cần thiết, quan trọng, vật liệu
 John has yet to learn the material.
+ HAVE YOU EVER EATEN SUSHI? = Trước giờ bạn ăn món sushi chưa?
+ I HAVE NEVER BEEN TO SINGAPORE. = Tôi chưa bao giờ đi Singapore.
+ I HAVE BEEN A TEACHER FOR FIVE YEARS. = Tôi đã làm giáo viên được 5 năm
(đã bắt đầu làm giáo viên và vẫn còn làm giáo viên)
+ SHE HASN'T COME HERE FOR A LONG TIME - Lâu rồi cô ấy chưa đến đây.
(đã bắt đầu ngưng đến đây và vẫn chưa đến đây)
+ I HAVE HAD DINNER = Tôi đã ăn tối xong (giờ tôi còn no).
+ HE HAS LOST HIS WALLET = A ấy đã bị mất bóp tiền (giờ anh ấy không có bóp tiền)
- Chú ý phân biệt 2 câu sau: + HE HAS GONE TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi
(Ý nói anh ta không có ở đây đâu, anh ta đi Singapore chưa về).
+ HE HAS BEEN TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi
(Ý nói anh ta đã được dịp đi Singapre trước đây, hiện tại anh ta không nhất thiết phải đang ở Singapre)
2.4 Công thức Thì Hiện Tại Hoàn Thành Tiếp Diễn ( The Present Perfect Continuous Tense )
Giống như thì HTHT , thì HTHTTD cũng diễn tả một hành động đã bắt đầu ở quá khứ, tiếp tục đến hiện tại và có thể
tiếp tục đến tương lai.Tuy nhiên, thì HTHTTD có khác ở chỗ nó chỉ dùng cho những hành động mang tính tạm thời,
thời gian từ lúc bắt đầu đến hiện tại ngắn (do vậy ko có kết quả rõ rệt ) hoặc có bằng chứng rõ ràng vừa làm xong hành
động đó.
* Công thức:
Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + BEEN + Động từ nguyên mẫu thêm ING.

- I HAVE BEEN WAITING FOR YOU SINCE EARLY MORNING. = Anh đã đợi em từ sáng sớm đến giờ.
- THE TELEPHONE HAS BEEN RINGING FOR TWO MINUTES. = Điện thoại đã reo hai phút rồi. (và còn reo nữa)
- HAVE YOU BEEN RUNNING ? = Bạn mới vừa chạy bộ phải không?
(ng nói dùng thì này vì có bằng chứng ng nghe đang thở hổn hển, ng ướt đẫm mồ hôi)
* Lưu ý:- Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là ngôi thứ 3 số ít nói chung, ta dùng HAS.
- Khi là I, WE, YOU, THEY hoặc là ngôi thứ 3 số nhiều nói chung, ta dùng HAVE.
2.5 Công thức Thì Quá Khứ Đơn ( The Simple Past Tense )
* Công thức thể khẳng định:
For example:
+ I MET HIM YESTERDAY.
+ HE LIVED IN PARIS 5 YEARS AGO.
+ I BOUGHT THIS MOTORBIKE IN BIÊN HÒA CITY.
+ HE NEVER DRANK WINE.
* Công thức thể phủ định:
Page 11
- Nói về sự trải nghiệm đã trải qua rồi hay chưa.
- Diễn tả một hành động đã bắt đầu trong qua khứ và vẫn còn tiếp tục đến hiện tại
- Diễn tả một hành động đã xảy ra trong hiện tại và có để lại kết quả hay hậu quả
trong hiện tại.
* Dấu hiệu nhận biết: For :
Since :
already: đứng sau have/ has ( hoặc đứng cuối câu) HAVE/ HAS + ALREADY + PP
recently, , so far, today, ever, this morning, this evening, this term, lately, of late,
hardly, in the last few days, just = a short time ago
yet = until now ( sd trong câu ! & ? ) : lúc này, chưa, cho đến nay, NHƯNG
 thường đứng ở cuối câu.
 Yet có thể đảo lên đứng sau to have ( ngữ pháp thay đổi, Not mất đi và PP trở
về dạng nguyên thể có TO
it’s the first time ST + HTHT (lần đầu tiên điều gì xảy đến)
how long + HTHT

Chủ ngữ + Ved/
2
+ O
Chủ ngữ + didn’t + V(infinitive) + O
For example:
+ I didn’t meet her last week.
+ SHE DIDN’T SLEEP IN THE AFTERNOON.
+ I DIDN’T DO ANYTHING. ( Tôi chẳng làm gì cả)
* Công thức thể nghi vấn:
For example:
+ DID HE DRINK BEER YESTERDAY ?
+ DID YOU GO OUT LAST NIGHT ?
+ DID SHE DRIVE HER CAR LAST NIGHT ?
* Khi nào ta dùng thì quá khứ đơn :
2.6 Công thức Thì Quá Khứ Tiếp Diễn ( The Past Continuous Tense)
Tên gọi của thì này có lẽ cũng gợi ý cho bạn cách dùng của nó. Thì này được dùng
để diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm nhất định trong quá khứ.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + TO BE Ở DẠNG QUÁ KHỨ + Động từ thêm ING + Bổ ngữ (nếu có).
- Note :+ TO BE ở dạng quá khứ chỉ có 2 biến thể WAS và WERE, tùy theo chủ ngữ mà dùng WAS hay
WERE.
+ WAS được dùng cho chủ ngữ là I, HE, SHE, IT hoặc bất cứ chủ ngữ số ít nào
+ WERE được dùng cho chủ ngữ là WE, YOU, THEY hoặc bất cứ chủ ngữ số nhiều nào.
- For example:+ I WAS WATCHING TV WHEN YOU CALLED.= Lúc bạn gọi điện thoại đến, tôi đang xem Tivi.
+ WHEN THEY WERE PLAYING SOCCER, IT STARTED TO RAIN.
= Họ đang đá bóng thì trời bắt đầu mưa.
* Công thức thể phủ định:
- Abbreviation : + WAS NOT = WASN'T ; + WERE NOT = WEREN'T
- For example: + I WAS NOT SLEEPING. I WAS HAVING MY EYES CLOSE TO RELAX.
= Lúc đó tôi đâu có ngủ, tôi nhắm mắt để thư giãn.

* Công thức thể nghi vấn:
- Có thể thêm từ WH trước TO BE để tạo ra câu hỏi WH.
- For example: + WHAT WERE YOU DOING AT 10 O'CLOCK LAST NIGHT?
= Tối qua lúc 10 giờ anh đang làm gì?
* Khi nào ta dùng thì quá khứ tiếp diễn :
For example:
+ SHE WAS TAKING A SHOWER WHEN THE BUGLAR BROKE IN.= Lúc tên trộm đột nhập vào nhà, bà ta đang
tắm.
+ THE BOY WAS DOING HIS HOMEWORK WHILE HIS PARENTS WERE WATCHING TV.
= Cậu bé đang làm bài tập trong khi bố mẹ cậu ta đang xem Tivi.
+ HE STOOD UP AND LEFT THE ROOM WHEN THE PROFESSOR WAS GIVING A LECTURE.
= Lúc giáo sư đang giảng bài thì anh ta đứng dậy và rời khỏi phòng.
Page 12
Did + S + V(infinitive) + O
- Diễn tả hành động đã hoàn tất trong quá khứ ở thời điểm xác định hoặc khi hành động diễn
ra rõ ràng tại một thời điểm xác định cho dù thời điểm này không được đề cập.
- Diễn tả hành động mà thời gian không được cho nhưng cũng đã chiếm thời gian dài và giờ
đã kết thúc.
- Cho một thói quen trong quá khứ
* Dấu hiệu nhận biết: yesterday, in 1990, from 1996 to 1990, an hour ago,
last night, last week, last month, last year, last decade, last century, for a long time,…
QKĐ thường dùng sau:
as if, as though, it is time, if only, wish, would rather/ sooner = as soon as,
Chủ ngữ + TO BE(qk) + NOT + Động từ thêm ING + Bổ ngữ (nếu có).
TO BE (qk) + Chủ ngữ + Động từ thêm ING + Bổ ngữ (nếu có).
2.7 Công thức Thì Quá Khứ Hoàn Thành (The Past Perfect Tense)
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + HAD + Dạng quá khứ hoàn thành của động từ + Bổ ngữ (nếu có)
- Note : + Dạng quá khứ hoàn thành của động từ thông thường là động từ nguyên mẫu thêm ED.
+ Đối với động từ bất quy tắc thì ta phải dùng cột 3 của bảng động từ bất quy tắc.

- For example : + I HAD EATEN BEFORE I CAME HERE. = Tôi đã ăn trước khi đến đây.
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + HAD + NOT + Dạng quá khứ hoàn thành của động từ + Bổ ngữ (nếu có).
- Note : + HAD NOT có thể viết tắt là HADN'T
- For example :+ SHE HADN'T PREPARED FOR THE EXAM BUT SHE STILL PASSED.
= Cô ta đã không có chuẩn bị cho kỳ thi nhưng cô ta vẫn đậu.
*Công thức thể nghi vấn:
HAD + Chủ ngữ + Dạng quá khứ hoàn thành của động từ + Bổ ngữ (nếu có)
- For example: + HAD YOU LOCKED THE DOOR BEFORE YOU LEFT THE HOUSE ?
= Bạn đã khóa cửa trước khi rời khỏi nhà chứ?
* Khi nào dùng thì quá khứ hoàn thành :
Cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING
Cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING
Đây là một cấu trúc đơn giản, hữu dụng và rất thường dùng để diễn đạt ý "Ai nhờ ai làm việc gì". Bạn cần lưu ý là
trong tiếng Việt, có rất nhiều việc ta nhờ người khác làm nhưng ta không nói chính xác như vậy
For example : Ngày mai tôi đi hớt tóc. (Bạn không tự hớt tóc mà bạn nhờ thợ hớt tóc cho mình, đúng không?)
Page 13
- Để diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ (thời điểm đó
được xác định bởi AT + thời gian trong quá khứ.
For example: He was eating dinner at 7 P.M last night.
- Khi diễn tả hai hoặc nhiều hơn hai hành động đang xảy ra cùng lúc trong quá khứ.
- Khi muốn diễn tả một hành động đang xảy ra (QKTD) thì có hành động khác xảy đến
(QKĐ) . hành động đang xảy ra dùng thì quá khứ tiếp diễn, hành động xảy đến có thể cắt
ngang hành động đang xảy ra được chia ở thì quá khứ đơn.
S
1
+ QKĐ + while + S
2
+ QKTD
S

1
+ QKTD + when + S
2
+ QKĐ
Note : Mệnh đề when và while có thể đứng bất kỳ nơi nào trong câu nhưng sau when + QKĐ
while + QKTD ( dùng để diễn đạt 2 hành động song song cùng 1 lúc)
He was reading newspaper while his wife was preparing the dinner in the kitchen.
- Thì quá khứ hoàn thành dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động
khác trong quá khứ (hành động nào xảy ra trước thì dùng thì QKHT, hành động xảy ra
sau thì dùng thì QKĐ).
- Dùng kết hợp với QKĐ thông qua 2 giới từ chỉ thời gian before và after.
S + QKHT + before + S + QKĐ
 I had gone to the store before I went home.
 Before Ali went to sleep, he had called his family.
S + QKĐ + after + S + QKHT
 I went home after I had gone to the store.
- Mệnh đề before và after có thể đứng đầu hoặc cuối câu nhưng sau before nhất thiết
phải là 1 QKĐ và sau after nhất thiết phải là QKHT.
- Before và After có thể được thay bằng when mà không sợ bị nhầm lẫn vì trong câu
bao giờ cũng có 2 hành động : 1 trước và 1 sau.
For example: The police cars came to the scene when the robbers had gone away.
Xe anh dơ rồi, anh đi rửa xe đi!
 (Người nói thật sự có ý bảo bạn đi ra tiệm rửa xe, nhờ thợ rửa xe rửa giùm, không phải bảo bạn tự rửa).
Tóm lại, với những tr.hợp giống như trên, ta cần dùng cấu trúc được giới thiệu ở bài này.
* Công thức cấu trúc:
Chủ ngữ + HAVE + Đại từ tân ngữ hoặc danh từ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ .
- Note : + Tùy hoàn cảnh nói, HAVE phải được chia theo đúng thì. Nếu cần, bạn xem lại bài học về tất cả các thì
trong tiếng Anh.
+ Đại từ tân ngữ: bạn xem lại bài Đại từ tân ngữ nếu cần.
+ Danh từ: nếu không dùng đại từ tân ngữ, bạn có thể thay danh từ riêng chỉ tên người vào chỗ này (Peter,

Tom, John ) hoặc ngữ danh từ chỉ nghề nghiệp (my lawyer, my doctor )
+ Động từ nguyên mẫu: là động từ chỉ h.động được nhờ làm trong câu nói này.
* Ta dùng công thức này khi ta cần nói rõ người được nhờ làm là ai.
- For example :+ I HAD MY ASSISTANT TYPE THE REPORT.
= Tôi đã nhờ trợ lý riêng đánh máy bản báo cáo.
+ I'LL HAVE MY LAWYER LOOK INTO IT.
= Tôi sẽ nhờ luật sư của tôi xem xét vấn đề này.
+ MY COMPUTER BROKE DOWN. MY BROTHER IS A COMPUTER TECHNICIAN. I'LL HAVE HIM FIX IT.
= Máy vi tính tôi đã bị hư. Em trai tôi là kỹ thuật viên máy tính. I sẽ nhờ nó sửa giùm.
* Công thức cấu trúc ở thể bị động:
- Note : + HAVE phải được chia đúng thì
+ Bổ ngữ là cái được làm, cái được xử lý
+ Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành là động từ nguyên mẫu thêm ED đối với động từ có quy tắc, đối với động từ bất
quy tắc, dạng quá khứ hoàn thành chính là dạng ở cột thứ ba trong bảng động từ bất quy tắc.
* Ta thường dùng cấu trúc thể bị động này hơn vì thường thì người được nhờ làm không cần được nhắc tới người
nghe cũng hiểu ( thí dụ: đi hớt tóc thì dĩ nhiên người được bạn nhờ hớt tóc phải là người thợ hớt tóc)
- For example: + I HAD MY HAIR CUT YESTERDAY. = Hôm qua tôi đã đi hớt tóc.
+ I'M GOING TO HAVE MY CAR FIXED TOMORROW.
= Ngày mai tôi sẽ đem xe hơi đi sửa.
2.8 Thì Quá Khứ Hoàn Thành Tiếp Diễn : (Past Perfect Continuous)
+ THIS MORNING, WHEN I GOT UP, IT HAD BEEN RAINING.
= Sáng nay, khi tôi thức dậy, trời đã mưa. (dậy rồi mà trời vẫn còn đang mưa)
Nó được dùng giống hệt như Quá Khứ Hoàn Thành nhưng hành động không dừng lại mà tiếp tục tiếp diễn cho đến
thời điểm Quá Khứ Đơn. Nó thường kết hợp với 1 Quá Khứ Đơn thông qua phó từ before. Trong câu thường có since
hoặc for + thời gian.
- Thì này hiện nay ít dùng và được thay thế bằng Quá Khứ Hoàn Thành
For example: + Henry had been living in New York for ten years before he moved to California.
+ George had been working at the university for forty-five years before he retired.
2.9 Công thức Thì Tương Lai Đơn (The Simple Future)
* Công thức thể khẳng định:

Chủ ngữ + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Viết tắt "Chủ ngữ + WILL":
+ I WILL = I'LL + WE WILL = WE'LL + YOU WILL = YOU'LL
+ THEY WILL = THEY'LL + HE WILL = HE'LL
+ SHE WILL = SHE'LL + IT WILL = IT'LL
Page 14
Chủ ngữ + HAVE + Bổ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành.
Chủ ngữ + had + been + [ Verb + ing ]
Chủ ngữ + had not + been + [ Verb + ing ]
Had + Chủ ngữ + been + [ Verb + ing ]
- For example: + I WILL HELP YOU. = Tôi sẽ giúp bạn.
+ SHE WILL CALL YOU WHEN SHE ARRIVES.
= Cô ấy sẽ gọi điện cho bạn khi cô ấy đến nơi.
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + WILL + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Viết tắt : WILL NOT = WON'T
- Nhấn mạnh phủ định:+ Ta có thể thay NOT bằng NEVER để nhấn mạnh ý phủ định.
- For example: + I WILL NOT HELP HIM AGAIN.= Tôi sẽ không giúp nó nữa.
+ I WILL NEVER HELP HIM AGAIN. = Tôi sẽ không bao giờ giúp nó nữa.
* Công thức thể nghi vấn:
WILL + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
- For example: + WILL YOU BE AT THE PARTY TONIGHT? = Tối nay bạn sẽ có mặt ở buổi tiệc hay không?
- Câu hỏi WH: + Ta chỉ cần thêm ừ WH trước công thức trên để đặt câu hỏi WH.
WHEN WILL YOU GO BACK TO YOUR COUNTRY? = Khi nào bạn sẽ trở về nước?
* Lưu ý: - Trong một câu, nếu có mệnh đề phụ chỉ thời gian tương lai, mệnh đề phụ đó KHÔNG dùng thì tương lai
đơn, chỉ dùng thì hiện tại đơn; trong mệnh đề chính ta mới có thể dùng thì tương lai đơn.
+ WHEN YOU COME HERE TOMORROW, WE WILL DISCUSS IT FURTHER.
= Ngày mai khi bạn đến đây, chúng ta sẽ bàn thêm.
("Ngày mai khi bạn đến đây" là mệnh đề phụ chỉ thời gian, ta dùng thì hiện tại đơn,"chúng ta sẽ bàn thêm" là mệnh đề
chính, ta dùng thì tương lai đơn)

- Ngày xưa, khi học thì tương lai đơn, giáo viên sẽ dạy bạn về từ SHALL, rằng SHALL được dùng thay cho WILL
khi chủ ngữ là I hoặc WE. Tuy nhiên, ngày nay, tất cả chủ ngữ đều dùng WILL. SHALL chỉ còn được dùng trong văn
bản trang trọng như văn bản luật và các hợp đồng. Thậm chí, người ta còn đang muốn thay thế SHALL bằng WILL
trong những văn bản trang trọng đó.
*** SHALL còn được dùng trong các trường hợp sau :
o Mời mọc người khác mọc người khác một cách lịch sự. For example: Shall we go out for lunch ?
Shall I take your coat ? Shall we go now ?
o Đề nghị giúp đỡ người khác một cách lịch sự. For example: Shall I give you a hand with these packages.
o Dùng để ngã giá khi mua bán, mặc cả. For example: Shall we say: fifteen dollars ?
* Khi nào dùng thì tương lai đơn :
(1) We are going to have a meeting in a moment.
+ I AM SO HUNGRY. I WILL MAKE MYSELF A SANDWICH. = Tôi đói bụng quá. Tôi sẽ tự đi làm cho mình cái bánh mì sandwich.
+ (I PROMISE) I WILL NOT TELL ANYONE ELSE ABOUT YOUR SECRET.
= (Tôi hứa) tôi sẽ không nói cho ai biết về bí mật của bạn.
+ IT WILL RAIN TOMORROW. = Ngày mai trời sẽ mưa.
2.10 Công thức Thì Tương Lai Tiếp Diễn ( The Future Continuous Tense)
* Khi nào dùng thì Tương lai tiếp diễn :
Page 15
- Khi muốn diễn tả một hành động sẽ xảy ra vào một thờ điểm nhất định trong tương
lai, thời điểm này không đươc xác định rõ rệt. Các phó từ thường dùng là tomorrow,
next + thời gian, in the future.
- Khi muốn diễn tả một dự đoán về tương lai gần. Được diễn đạt bằng một số phó từ
như: in a moment (lát nữa), tomorrow. (1)
- Khi muốn diễn tả một lời hứa.
Will/ shall + be + [ Verb + ing ]
Can/ may
- Nó diễn đạt 1 hành động sẽ xảy ra ở 1 thời điểm nhất định của tương lai. Thời điểm
này được xác đinh cụ thể bằng ngày, giờ. (1)
- Nó được dùng kết hợp với 1 HTTD để diễn đạt 2 hành động song song xảy ra, 1 ở
hiện tại, 1 ở tương lai. (2)

(1) I will be doing a test on Monday morning next week.
(2) Now we are learning EL here but by the time tomorrow we will be working at the office.
2.11 Công thức Thì Tương Lai Hoàn Thành ( Future Perfect)
- Thì này phải có lý do đặc biệt mới sử dụng.
* Khi nào dùng thì Tương lai hoàn thành :
For example: We will have taken a TOEFL test by the end of this year.
2.12 Tương lai với GOING TO
Để diễn đạt hành động trong tương lai, ta đã học thì tương lai đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ta cần dùng
cấu trúc TO BE + GOING TO. Trong bài này, ta sẽ học công thức và cách dùng cấu trúc rất phổ biến này.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + TO BE + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Note : + TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ (AM hay IS hay ARE)
+ GOING TO trong văn nói được rút gọn thành GONNA ['gɔnə]: sắp, sẽ.
- For example: + I AM GOING TO SEE HER TONIGHT. = Tối nay tôi sẽ gặp cô ấy.
+ SHE IS GOING TO MAD AT ME. = Cô ta sẽ rất giận tôi.
+ IT IS GOING TO RAIN. = Trời sẽ mưa đây.
+ Cần phân biệt TO + GOING TO + Động từ nguyên mẫu với thì hiện tại tiếp diễn
TO BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING.
I AM GOING TO GO TO SCHOOL = Tôi sẽ đi học.( Tương lai với GOING TO)
I AM GOING TO SCHOOL = Tôi đang đi học (Thì hiện tại tiếp diễn)
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + TO BE + NOT + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Note: + TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ.
+ TO BE + NOT có thể viết tắt (xem lại bài về động từ TO BE nếu cần)
+ GOING TO có thể rút gọn thành GONNA trong văn nói.
- For example: + I AM NOT GOING TO HELP HIM = Tôi sẽ không giúp nó.
+ THEY ARE NOT GOING TO LISTEN TO ME. = Họ sẽ không nghe tôi nói đâu.
* Công thức thể nghi vấn:
- Note: + TO BE chia tương ứng với chủ ngữ.
+ GOING TO có thể rút gọn thành GONNA trong văn nói.

+ Có thể thêm từ WH trước TO BE trong công thức trên để tạo ra câu hỏi WH.
- For example: + ARE YOU GOING TO BE BACK BEFORE 10pm? = Bạn có về trước 10 giờ tối ko?
+ WHAT ARE YOU GOING TO DO TONIGHT? = Tối nay bạn sẽ làm gì?
• Khi nào ta dùng cấu trúc GOING TO:
+ WE ARE GOING TO CELEBRATE HIS BIRTHDAY THIS WEEKEND.
= Chúng ta sẽ tổ chức ăn mừng sinh nhật của cậu ấy vào cuối tuần này.
+ LOOK AT THOSE CLOUDS! IT IS GOING TO RAIN. = Nhìn những đám mây đó kìa. Trời sẽ mưa đây.
Page 16
TO BE + Chủ ngữ + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
Will have + Past Participle
- Nó được dùng để diễn đạt 1 hành động sẽ phải được hoàn tất ở 1 thời
điểm nào đó trong tương lai.
Thời điểm này được diễn đạt bằng : by the end of, by tomorrow
- Khi muốn diễn đạt kế hoạch, dự định cho tương lai mà ta đã có sẵn rồi. (Ở thì tương
lai đơn với WILL, người nói ra quyết định sẽ làm ngay khi nói)
- Khi muốn tiên đoán một hành động sẽ xảy ra dựa trên bằng chứng trong hiện tại (Thì
tương lai đơn dự đoán mang tính chủ quan hơn, không dựa vào bằng chứng cụ thể,
chắc chắn như Tương lai với GOING TO)
III. Động Từ Khiếm Khuyết
Động từ khiếm khuyết là những động từ đặc biệt. Chúng được gọi là "khiếm khuyết" vì chúng không có đầy đủ tất cả
các biến thể ở tất cả các thì và bản thân chúng cùng với chủ ngữ không thể tạo ra một câu hoàn chỉnh mà cần phải có
một động từ chính (trừ một số trường hợp ngoại lệ).
Động từ khiếm khuyết tất cả gồm có: SHALL, WILL, WOULD, CAN, COULD, MAY, MIGHT, SHOULD, MUST,
OUGHT TO. Tất cả các động từ khiếm khuyết phải đi với động từ NGUYÊN MẪU. Sau đây, chúng ta sẽ học từng
động từ một về cách dùng cũng như những điều cần lưu ý của chúng. SHALL và WILL đã được giải thích trong bài
về Thì Tương Lai Đơn.
• CAN = BE ABLE TO
- Thể khẳng định:
+ HE CAN SPEAK ENGLISH AND CHINESE. = Anh ta có thể nói tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
- Thể phủ định:

+ Note: là CANNOT ta phải viết dính liền nhau.
+ CANNOT viết tắt là CAN'T
- Thể nghi vấn:

+ CAN YOU SPEAK RUSSIAN? = Bạn có thể nói tiếng Nga không?
- Câu hỏi WH với CAN: Từ WH + CAN + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)?
+ WHAT CAN YOU DO? Bạn có thể làm gì?
- Dùng để diễn tả khả năng của chủ ngữ: + I CAN SWIM. = Tôi có thể bơi. = Tôi biết bơi
- Dùng để diễn tả khả năng một hành động, sự việc có thể xảy ra hay không:+ I THINK SO, BUT I CAN
BE WRONG. = Tôi nghĩ như vậy, nhưng mà tôi có thể sai.
- Dùng để xin phép, yêu cầu giữa hai người quen thân, không khách sáo, trang trọng bằng COULD hoặc
MAY : + CAN I BORROW YOUR CAR TONIGHT? = Tối nay tôi có thể mượn xe hơi của anh được không?
• COULD
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng COULD trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng: - COULD là dạng quá khứ của CAN, do đó ta có thể dùng COULD để diễn tả khả năng của chủ ngữ
trong quá khứ.
+ I COULD SPEAK CHINESE WHEN I WAS YOUNG. = Khi tôi còn trẻ, tôi nói được tiếng Trung Quốc. (có lẽ già
rồi, không dùng nữa nên quên)
- COULD cũng có thể được dùng trong hiện tại như CAN để diễn tả khả năng một hành động hay sự việc có thể xảy
ra hay không. + HE COULD BE THE ONE WHO STOLE MY MONEY. = Nó có thể là người đã trộm tiền của tôi.
- COULD dùng để yêu cầu, xin phép; một cách lịch sự, trang trọng hơn CAN
+ COULD I BORROW YOUR PEN PLEASE? = Có thể cho tôi mượn cây viết của anh được không ạ ?
- COULD dùng để đưa ra 1 gợi ý, dùng trong hiện tại
+ YOU COULD SPEND YOUR VACATION IN ĐÀ LẠT. = Bạn có thể đi nghỉ mát ở Đà Lạt.
* Lưu ý: - CANNOT ngoài nghĩa không có khả năng (làm điều gì) còn có nghĩa là không được (làm gì)
+ YOU CANNOT GO OUT AT THIS HOUR. = Giờ này con không được đi chơi.
- COULD NOT dùng với nghĩa hiện tại có nghĩa là không thể nào (có chuyện đó xảy ra)
+ HE COULD NOT BE THE ONE WHO STOLE YOUR MONEY. I KNOW HIM VERY WELL.
= Anh ấy không thể nào là người đã trộm tiền của anh. Tôi biết anh ấy rất rõ.
• MUST = HAVE TO

* Về công thức: - Ta cứ thay CAN bằng MUST trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng: - MUST có nghĩa là PHẢI, dùng diễn tả một yêu cầu bắt buộc
+ FOREIGNERS MUST HAVE A WORK PERMIT IN ORDER TO GET A JOB IN VIETNAM.
= Người nước ngoài phải có giấy phép lao động mới có thể xin việc làm tại Việt Nam.
- MUST diễn tả sự chắc chắn của một nhận định
+ YOU MUST BE HUNGRY. = Chắc hẳn là bạn đói rồi.
* Lưu ý: - MUST NOT viết tắt là MUSTN'T
Page 17
Chủ ngữ + CAN + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)
Chủ ngữ + CANNOT + Đ.từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (if có)
CAN + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)?
- MUST NOT diễn tả sự cấm đoán, không được phép làm, nghiêm trọng hơn CANNOT nhiều
+ YOU MUST NOT SWIM IN THAT RIVER. IT'S FULL OF CROCODILES.
= (Anh không được bơi dưới con sông đó. Dưới đó toàn là cá sấu.)
- MUST đồng nghĩa với HAVE TO. MUST là động từ khiếm khuyết, không có dạng quá khứ, tương lai. HAVE TO
là động từ thường, có đủ các dạng. Vì vậy khi cần diễn đạt những ý nghĩa thường dùng với MUST trên đây trong quá
khứ hay tương lai, ta dùng HAVE TO. - Trong hiện tại, MUST và HAVE TO khác nhau như thế nào?
+ MUST trang trọng hơn HAVE TO
+ MUST diễn tả sự bắt buộc nội tại, người nói tự cho là mình phải làm điều gì đó
+ HAVE TO diễn tả sự bắt buộc ngoại tại, người nói cho là mình phải làm gì đó do hoàn cảnh bên ngoài ép buộc.
+ MUST và HAVE TO thường được thay thế lẫn nhau, tuy nhiên, MUST có phần trang trọng hơn HAVE TO
+ MUST NOT = KHÔNG ĐƯỢC (cấm đoán) + NOT HAVE TO = không nhất thiết phải (tùy chọn)
YOU MUST NOT WEAR SHORTS TO GO TO SCHOOL. = Bạn không được mặc quần short đi học.
YOU DON'T HAVE TO WEAR LONG PANTS IF YOU DON'T WANT TO.
= Nếu bạn không muốn, bạn không nhất thiết phải mặc quần dài.
• MAY = BE ALLOWED TO
Maybe = Perhaps là sự kết hợp của may và be, nhưng nó là một từ và không phải là trợ động từ.
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng MAY trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng: - MAY có nghĩa là "có thể", được dùng để xin phép một cách rất lịch sự, trang trọng
+ MAY I USE YOUR TELEPHONE TO MAKE A PHONE CALL?

= Tôi có thể dùng điện thoại của anh để gọi điện thoại được không ạ?
- MAY được dùng để diễn đạt khả năng một hành động, sự việc có thể hoặc không có thể xảy ra, khả năng này không
chắc chắn lắm
+ YOU CAN TRY CALLING HIM. HE MAY NOT BE AT HOME.
= Bạn có thể thử gọi điện thoại cho anh ta. Anh ta có thể không có ở nhà đâu.
* Chú ý: - MAYBE = có lẽ, là trạng từ chỉ mức độ chắc chắn
+ MAYBE I WILL GO OUT TONIGHT. = Có lẽ tối nay tôi sẽ đi chơi.
- MAY BE là động từ khuyết khuyết MAY dùng với động từ TO BE
+ HE LOOKS UNHAPPY. I DON'T THINK HE IS UNHAPPY. HE MAY BE TIRED.
= Anh ta trông không được vui. Tôi không nghĩ là anh ta đang buồn. Anh ta có thể đang mệt.
• MIGHT
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng MIGHT trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng:- MIGHT là quá khứ của MAY, khi nào cần dùng MAY ở quá khứ, ta dùng MIGHT. (có những động
từ khiếm khuyết không có dạng quá khứ)- Trong hiện tại, MIGHT được dùng để diễn tả khả năng một hành động sự
việc có thể xảy ra hay không, mức độ chắc chắn yếu hơn MAY
+ SHE MIGHT BE ON THE BUS. I THINK HER CAR IS HAVING PROBLEMS.
= Cô ấy có thể đang đi ngồi xe buýt. Tôi nghĩ là xe hơi của cô ấy đang bị trục trặc gì đó.
- Trong hiện tại, MIGHT có thể được dùng để đưa ra gợi ý, nhưng không chắc là người nghe sẽ thích gợi ý này
+ YOU MIGHT TRY SOME MOONCAKE.= Bạn có thể thử ăn bánh trung thu.
- MIGHT có thể được dùng để xin phép lịch sự trong tiếng Anh của người Anh (khác với tiếng Anh của người Mỹ),
nhưng không thông dụng lắm.
+ MIGHT I OPEN THE WINDOW? = Tôi có thể được mở cửa sổ ra không ạ?
• SHOULD
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng SHOULD trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng: - SHOULD có nghĩa là NÊN.
- SHOULD dùng để đưa ra một lời khuyên
+ YOU SHOULD START EATING BETTER. = Bạn nên bắt đầu ăn uống đủ chất hơn.
- SHOULD được dùng để diễn đạt điều gì đó theo như lịch trình, kế hoạch, dự đoán của người nói phải được xảy ra
(nhưng có khi lại không xảy ra như ý)
+ HE SHOULD BE HERE BY NOW. = Giờ này anh ta phải có mặt ở đây rồi chứ. (vậy mà chưa thấy anh ta đâu)

• WOULD
* Về công thức: ta cứ thay CAN bằng WOULD trong các công thức ở bài về CAN
Page 18
* Về cách dùng: - WOULD là dạng quá khứ của WILL
- Trong hiện tại, WOULD được dùng để yêu cầu (lịch sự hay không tùy thái độ, nội dung câu nói)
+ WOULD YOU PLEASE PUT OUT THAT CIGARETTE? = Anh có thể vui lòng dập điếu thuốc anh đang hút?
- WOULD YOU LIKE luôn luôn là một lời mời rất lịch sự.
+ WOULD YOU LIKE SOME COFFEE? Anh uống cà phê chứ?
+ WOULD YOU LIKE TO TRY THEM ON? = Anh có muốn thử không? (thử quần áo trong tiệm).
- Kể lại hành động thường lặp đi lặp lại trong quá khứ
+ WHEN I WAS A CHILD, I WOULD ALWAYS SPEND MY SAVINGS ON BOOKS. = Khi tôi còn nhỏ, tôi luôn
lấy tiền để dành được đi mua sách
• OUGHT TO
* Về công thức: ta cứ thay CAN bằng OUGHT TO trong các công thức ở bài về CAN. Tuy nhiên, cần chú ý:
- Ở phủ định, OUGHT TO thêm NOT sẽ trở thành OUGHT NOT TO, hoặc có khi là OUGHT NOT + Động từ
nguyên mẫu thôi mà không có TO nữa. Tuy nhiên đạng phủ định của OUGHT TO rất hiếm khi được dùng.
* Về cách dùng: - OUGHT TO diễn đạt một lời khuyên
+ YOU OUGHT TO EXERCISE MORE. = Bạn nên tập thể dục nhiều hơn.
+ HE OUGHT TO STOP SMOKING. = Anh ta nên bỏ hút thuốc lá.
- Diễn tả một khả năng hành động sự việc có thể xảy ra với mức độ chắc chắn cao
+ HE OUGHT TO GET THE PROMOTION. HE WORKS REALLY HARD.
= Anh ta chắc phải được thăng chức. Anh ta làm việc thật sự siêng năng.
* OUGHT TO phân biệt với SHOULD như thế nào khi cả hai đều dùng để đưa ra 1 lời khuyên?
- OUGHT TO là lời khuyên "nặng ký" hơn SHOULD
- OUGHT TO có hàm ý là không thể còn cách nào khác hơn là phải (làm gì đó) ,mang tính giải pháp; trong khi
SHOULD mang tính gợi ý
- Trong tiếng Anh của người Mỹ, OUGHT TO ít được dùng.
IV. Câu Điều Kiện
4.1 Câu điều kiện loại 0: Dùng để diễn đạt những sự thật tổng quan, những dữ liệu khoa học luôn xảy ra với một điều
kiện nhất định ( hoặc gọi là câu điều kiện hiện tại luôn có thật)

For example: + If you heat ice, it melts.
+
Note: - S
1
và S
2
có thể trùng nhau
- O có thể không có tùy theo ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề If hoặc Mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
4.2 Câu điều kiện loại 1: là câu điều kiện hiện tại có thể có thật, sử dụng câu điều kiện loại 1 để đặt ra một điều kiện
có thể thực hiện được trong hiện tại và nếu kết quả có thể xảy ra.
For example: + If I have the money, I will buy a new car.
+ If you try more, you will improve your English.
+ I will be sad; If you leave.
+++ John usually walks to school if he has enough time.(diễn tả một thói quen)
Note: - S
1
và S
2
có thể trùng nhau
- O có thể không có tùy theo ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề If hoặc Mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
4.3 Câu điều kiện loại 2: là cấu trúc dùng để đặt ra một điều kiện không có thật trong hiện tại và nêu kết quả của nó.
Đương nhiên kết quả xảy ra theo 1 điều kiện không có thật cũng chỉ là một kết quả tưởng tượng.
For example: + If I had enough money now, I would buy this house
Page 19
If + S
1
+ V(
Simple Present

) + O ; S
2
+ V(HTĐ) + O
If + S
1
+ V(
Simple Present
) + O ; S
2
+ will/shall + V(infinitive) + O
can/ may
If + S
1
+ V(
Simple Past)
+ O ; S
2
+ would/ should + V(infinitive) + O
could/ might

(but now I don’t have enough money)
+ If I were you, I wouldn’t do such a thing.
(but I’m not you)
Note: - S
1
và S
2
có thể trùng nhau
- O có thể không có tùy theo ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề If hoặc Mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.

- Ở Mệnh Đề If : tobe dùng WERE cho tất cả các ngôi
4.4 Câu điều kiện loại 3: là câu điều kiện không thể thực hiện được ở quá khứ (được
dùng khi ta muốn đặt 1 giả thiết ngược lại với điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ).
For example: + If we hadn’t lost the way we could have been here in time.
(but in fact we lost the way, so we were late)
+ If we hadn’t lost the way, we would have arrived sooner.
(we lost our way, we didn’t arrive early)
Note: : - S
1
và S
2
có thể trùng nhau
- O có thể không có tùy theo ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề If hoặc Mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
4.5 LƯU Ý CHUNG CHO CÂU ĐIỀU KIỆN :
 Câu điều kiện không phải lúc nào cũng tuân theo đúng công thức trên, trong một số trường hợp 1 vế của câu điều
kiện ở quá khứ còn 1 vế lại ở hiện tại do thời gian của từng mệnh đề quy định.
For example: If she had caught the flight she would be here by now.
 Trong một số trường hợp ở câu điều kiện không thể thực hiện được ở thì quá khứ, người ta bỏ if và đảo had lên
đầu câu nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên.
For example: + Had we known you were there, we would have written you a letter.
+ Had she found the right buyer, she would have sold the house.
+ Hadn’t we lost the way, we would have arrived sooner.
V. Động từ wish, một dạng câu điều kiện
Khi đặt câu WISH với ý nghĩa ao ước một điều gì đó, ta cần nhớ 2 loại như sau:
WISH loại 1: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong hiện tại.
* Công thức:
Mệnh đề WISH chia ở thì hiện tại đơn + Mệnh đề chính chia ở thì quá khứ đơn
Note: -Với động từ TO BE, trong văn nói có thể dùng WAS cho ngôi thứ ba số ít và cho I, nhưng trong văn viết, phải
dùng WERE cho tất cả chủ ngữ, không phân biệt ngôi, không phân biệt số ít hay số nhiều.

- For example: + I WISH I HAD A NICE HOUSE. = Tôi ước gì tôi có một căn nhà đẹp
+ SHE WISHES SHE WERE THE MOST BEAUTIFUL LADY IN VN.
= Cô ấy ước gì cô ấy là người phụ nữ đẹp nhất Việt Nam.
+ I WISH I WERE THE PRIME MINISTER. = Tôi ước gì tôi là thủ tướng.
WISH loại 2: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong quá khứ
* Công thức:
Mệnh đề WISH chia ở thì hiện tại đơn + Mệnh đề chính chia ở thì quá khứ hòan thành
* For example: + I WISH I HAD PASSED THAT EXAM. = Tôi ước gì tôi đã đậu trong kỳ thi đó.
+ SHE WISHES SHE HAD SOLD ALL HER STOCKS BEFORE THE MARKET WENT DOWN.
= Cô ta ước gì mình đã bán tất cả các cổ phiếu trước khi thị trường xuống giá
VI. Mạo từ
6.1 Mạo từ bất định"A" và "AN" ( In’definite Article )
Mạo từ bất định "A" hoặc "AN" luôn đứng trước danh từ đếm được số ít. Do đó, về nghĩa thì "A" hoặc "AN" tương
đương với ONE (nghĩa là "một"). Tuy nhiên, khi dùng ONE, ta có phần muốn nhấn mạnh số lượng hơn, trong khi
mạo từ bất định (a/an) chỉ để giới thiệu ra một danh từ được nhắc đến lần đầu tiên trong một cuộc nói đối thoại.
Page 20
If + S
1
+ V(
Past perfect)
+ O ; S
2
+ would/ should + have + P.P
could/might
Had + Chủ ngữ + V(
P.P
)
For example : A TEACHER = một giáo viên và ONE TEACHER cũng là "một giáo viên", nhưng bạn chỉ nói "I AM
A TEACHER" (tôi là giáo viên) chứ không bao giờ nói "I AM ONE TEACHER" vì chẳng lẽ bạn có thể là HAI giáo
viên hay sao mà cần phải nhấn mạnh ONE chứ không phải con số nào khác. Vậy chúng ta hãy phân biệt khi nào dùng

A trước danh từ đếm được số ít và khi nào dùng "AN" trước danh từ đếm được số ít: Dùng A trước danh từ đếm được
số ít bắt đầu bằng ÂM PHỤ ÂM. Tại sao chúng ta cần nhấn mạnh ÂM PHỤ ÂM ở đây? Vì đa số chữ cái phụ âm đều
có âm phụ âm, nhưng một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm lại được đọc như nguyên âm vì chữ cái đó là âm câm
không đọc. Ngược lại, một số chữ cái lẽ ra là nguyên âm nhưng lại được người bản xứ đọc như một phụ âm.
For example : A BOY = một đứa con trai, A STREET = 1 con đường,
A GIRL = 1 đứa con gái, A FAN = 1 cái quạt máy,
A STUDENT = 1 học viên, A SINGER = 1 ca sĩ,
A SONG = 1 bài hát, A LESSON = 1 bài học,
A TABLE = 1 cái bàn, A HUSBAND = 1 người chồng,
A FAMILY = 1 gia đình, A MINUTE = 1 phút,
A SECOND = 1 GIÂY, A YEAR = 1 năm,
A MONTH = 1 tháng , A WEEK = 1 tuần,
• Thí dụ trường hợp ngoại lệ:
A UNIFORM = 1 bộ đồng phục /DIU-NI-FO;RM/ thành ra U là ÂM PHỤ ÂM rồi.
Dùng AN trước danh từ đếm được số ít bằng đầu bằng ÂM NGUYÊN ÂM. Tương tự, ta nhấn mạnh ÂM NGUYÊN
ÂM vì một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm nhưng đọc như nguyên âm.
For example: AN APPLE = 1 trái táo, AN EAR = 1 tai,
AN UMBRELLA = 1 cái dù, AN OX = 1 con bò đực,
AN ARM = 1 cánh tay, AN EYE = 1 con mắt,
Thí dụ trường hợp ngoại lệ: AN HOUR
AN HONEST : lương thiện, thật thà
AN HONOUR : danh dự, lòng tôn kính
Khi danh từ được bổ nghĩa bởi một tính từ hoặc một danh từ khác đứng trước nó, ta dựa vào âm bắt đầu của từ bỗ
nghĩa cho danh từ chính để xác định dùng A hay AN.
Thí dụ: ENGLISH TEACHER= giáo viên tiếng Anh. Vậy ta thấy âm đầu tiếng của ENGLISH là nguyên âm
Nên: ta dùng AN > AN ENGLISH TEACHER.
Tương tự,: BEUTIFUL = đẹp, WOMAN = người đàn bà
vậy ta nói : A BEAUTIFUL WOMAN = 1 người đàn bà đẹp.
6.2 Mạo từ xác định THE (‘Definite Article)
* THE luôn đứng trước danh từ. VD: THE SUN = mặt trời THE MOON = mặt trăng

• Khi THE đứng trước một số tính từ, tính từ đó được biến thành một danh từ nói về một tầng lớp, một thể loại
liên quan đến tính từ đó.(bạn không thể lấy bất cứ tính từ nào ráp vô, những tính từ được dùng theo kiểu này
có hạn)
VD: THE RICH = những người giàu,
THE POOR = những người nghèo
THE WEAK = những kẻ yếu
• Dùng THE trước bất cứ một danh từ nào khi người nói và người nghe đều biết về danh từ đang được nói tới
hoặc được xác định rõ ràng:
PAY HIM BACK THE MONEY YOU BORROWED FROM HIM
= Hãy trả lại cho nó số tiền anh đã mượn nó! (Người nói biết về số tiền này mới nói ra câu này và người nghe cũng
biết đến số tiền này vì anh ta đã mượn của 1 người thứ 3)
PLEASE GIVE ME THE KEY TO MY CAR= Vui lòng đưa tôi chìa khóa xe hơi của tôi.
THE WOMAN IN BLACK IS HIS WIFE = Người đàn bà mặc đồ đen là vợ anh ta.
• Dùng THE trước những danh từ thông thường được xem là duy nhất, không có cái thứ hai.
VD: The sun = mặt trời, The moon = mặt trăng, The earth, world
The sea = biển, The sky = bầu trời ,
* Dùng THE trước số thứ tự: VD: I am the first person to come here today.
(Hôm nay, tôi là người đầu tiên đến đây )
* Dùng THE để thành lập SO SÁNH NHẤT .
Page 21
THIS IS THE BEST DICTIONARY I HAVE EVER HAD. = Đây là từ điển tốt nhất mà trước giờ tôi có được.
* Một số tên quốc gia phải có THE (đa số không có): THE PHILIPPINES, THE USA, THE UNITED KING DOM
* Trong một số thành ngữ, phải có THE (học thuộc lòng):
DONT' BEAT ABOUT THE BUSH! = Đừng có vòng vo tam quốc.
Như vậy, chúng ta KHÔNG dùng mạo từ THE khi nào?
*KHÔNG dùng THE khi danh từ được tiếp theo sau bằng một chữ số hoặc chữ cái.
VD: The Chicago train is about to depart from track 5.
Her flight leaves from gate 32.
He fell asleep on page 816 of "War and Peace".
She is staying in room 689.

* KHÔNG dùng THE khi có ngữ động từ đi trước một trong những danh từ bed (giường), church (nhà thờ), court
(tòa án), hospital (bệnh viện), prison (nhà tù), school (trường học), college (trường đại học), university (trường đại
học) nếu như chủ ngữ sử dụng những nơi đó đúng như chức năng của nó
VD: Nếu tôi đến trường học là để học, tức là đúng với chức năng của trường học, vậy tôi không cần dùng THE trước
danh từ SCHOOL.
I MUST GO TO school NOW !(Bây giờ tôi phải đi học rồi!)
* KHÔNG dùng THE khi nói 3 bữa ăn: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối
I NEVER HAVE BREAKFAST. = Tôi không bao giờ ăn sáng.
HAVE YOU HAD DINNER ? = Bạn đã dùng bữa tối chưa ?
* KHÔNG dùng THE trong nhiều thành ngữ.
BIRDS OF THE SAME FEATHER FLOCK TOGETHER = Ngưu tầm ngưu,mã tầm mã. Càng học chúng ta sẽ càng
biết nhiều hơn về mạo từ THE này. Trước mắt bạn có thể an tâm sử dụng THE sau bài học này.
VII. Các cách diễn đạt quan hệ sở hữu
Để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta đã học tính từ sở hữu và đại từ sở hữu. Tuy nhiên, nhiều khi quan hệ sở hữu
không đơn giản chỉ là giữa các đại từ nhân xưng và danh từ mà nó còn có thể là giữa ngữ danh từ và danh từ. Ngoài
cách dùng tính từ sở hữu để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta còn có các cách sau:
* Cách thứ nhất: DÙNG OF
- OF có nghĩa là CỦA khi được dùng để diễn đạt quan hệ sở hữu. (trong tiếng Việt, có thể không cần viết CỦA cũng
có thể hiểu được, nhưng trong tiếng Anh phải có OF)
- Khi dùng OF thì d.từ "bị" sở hữu đứng đầu rồi đến OF rồi mới đến danh từ chủ sở hữu
- Ta thường dùng OF để diễn đạt quan hệ sở hữu khi d.từ "bị" sở hữu là d.từ trừu tượng
- For example: + THE BEGINNING OF THE MOVIE = phần đầu của bộ phim (phần đầu bộ phim)
+ THE SIZE OF THE PORTRAIT ['pɔ:treit]: tấm chân dung, hình tượng
= Kích thước của tấm chân dung.
* Cách thứ hai: không cần dùng gì cả, chỉ cần sắp xếp hai danh từ cạnh nhau
- Ta dùng cách sắp xếp hai danh từ cạnh nhau để diễn đạt quan hệ sở hữu khi cả hai danh từ này đều là danh từ cụ thể.
- Để diễn đạt quan hệ sở hữu theo cách này thì thứ tự sắp xếp danh từ rất quan trọng: DANH TỪ CHỦ SỞ HỮU
ĐỨNG TRƯỚC DANH TỪ "BỊ" SỞ HỮU.
- For example: + THE CAR RADIO = Máy radio của xe hơi
+ THE TREE TRUNK [trʌηk]: thân cây = Thân của cây (thân cây)

* Cách thứ ba: dùng Sở Hữu Cách với 'S
- Ta đã biết 'S có thể là viết tắt của IS hoặc HAS. Giờ đây ta cần biết thêm 'S ngay sau một danh từ có khi không phải
là dạng viết tắt của ai mà nó là một phương cách để diễn đạt quan hệ sở hữu giữa hai (ngữ) danh từ.
- Cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu:
+ Thông thường, ta chọn cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu khi hai (ngữ) d.từ nói về người hoặc con vật. Tuy
nhiên, 'S có thể dùng cho sự vật khi nó được nhân cách hóa (ta coi nó như con người) hoặc cho các đơn vị thời gian
hoặc trong những câu thành ngữ.
- For example: + THE BOY'S HAT = cái nón cùa thằng nhỏ
+ PETER'S CAR = Xe hơi của Peter
+ THE EARTH'S SURFACE = Bề mặt của trái đất
+ A DAY'S WORK = Công việc của một ngày
Page 22
- Vài điều cần lưu ý: + Khi dùng 'S, ta phải theo thứ tự sau:
Danh từ làm chủ sở hữu'S + Danh từ bị sở hữu
+ Nếu danh từ làm chủ sở hữu là một ngữ danh từ dài cũng không sao, cứ thêm 'S ngay sau chữ
cuối cùng trong ngữ danh từ đó.
For example: MY SISTER-IN-LAW'S CHILDREN
= Những người con của chị dâu tôi (hoặc em dâu tôi vì sister có thể là chị gái hoặc em gái, brother có thể là
anh trai hoặc em trai)
+ Nếu bản thân danh từ làm chủ sở hữu tận cùng bằng S rồi thì ta chỉ cần thêm ' đằng sau nó thôi, khỏi thêm S.
THE STUDENTS' BOOKS = những cuốn sách của các sinh viên/học sinh
THE SMITHS' HOUSE = Căn nhà của gia đình họ SMITH.
DICKENS' NOVELS = Những cuốn tiểu thuyết của ông DICKENS (tên ông ta có S đằng sau)
VIII. CÂU HỎI ĐUÔI (TAG -QUESTIONS)
Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì
vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về thông tin
này. * Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định
* Cấu tạo của câu hỏi đuôi: - Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu

phầy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.
- For example: - YOU ARE AFRAID, AREN'T YOU? (Anh đang sợ, đúng không?)
- YOU DIDN'T DO YOUR HOMEWORK, DID YOU? (Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng không?)
* Cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
1. Hiện tại đơn với TO BE: - HE IS HANDSOME, ISN'T HE? = Anh ấy đẹp trai, đúng không?
- YOU ARE WORRIED, AREN'T YOU? = Bạn đang lo lắng, phải không?
- Đặc biệt với I AM , câu hỏi đuôi phải là AREN'T I:
+ I AM RIGHT, AREN'T I? - Với I AM NOT, câu hỏi đuôi sẽ là AM I như quy tắc.
+ I AM NOT GUILTY, AM I? ['gilti]: đáng khiển trách
2. Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ (xem lại bài Thì hiện tại đơn với
động từ thường nếu cần)
- THEY LIKE ME, DON'T THEY?
- SHE LOVES YOU, DOESN'T SHE?
3. Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ DID, quá khứ đơn với TO BE: WAS hoặc WERE:
- YOU LIED TO ME, DIDN'T YOU?
- HE DIDN'T COME HERE, DID HE?
- HE WAS FRIENDLY, WASN'T HE?
4. Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn : mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS
- THEY HAVE LEFT, HAVEN'T THEY?
- THE RAIN HAS STOPPED, HASN'T IT?
5. Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAD:
- HE HADN'T MET YOU BEFORE, HAD HE?
6. Thì tương lai đơn: - IT WILL RAIN, WON'T IT?
- YOUR GIRLFRIEND WILL COME TO THE PARTY, WON'T SHE?
* Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý:
** USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ)
- Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần
mượn trợ động từ DID
- Thí dụ:+ SHE USED TO LIVE HERE, DIDN'T SHE?
** HAD BETTER:

- HAD BETTER thường được viết ngắn gọn thành 'D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi
tương ứng. Khi thấy 'D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.
- Thí dụ: + HE'D BETTER STAY, HADN'T HE?
** WOULD RATHER:
Page 23
- WOULD RATHER thường được viết gọn là 'D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ
động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.
- Thí dụ: + YOU'D RATHER GO, WOULDN'T YOU?
IX. Câu hỏi yes và no
Sở dĩ gọi là như vậy vi trong câu trả lời có thể dùng yes hoặc no ở đầu câu.
Yes + positive verb. No + negative verb
Không được nhầm lẫn dạng câu trả lời Tiếng Việt.
For example: 1/ Is Mary going to school today ?
2/ Was Mary sick yesterday ?
3/ Have you seen this movie before ?
4/ Will the committee decide on the proposal [prə'pouzl]: sự đề xuất, đề nghị today ?
5/ Do you want to use the telephone ?
6/ Does George like peanut butter ?
7/ Did you go to class yesterday ?
X. Thể bị động (PASSIVE VOICE)
* MỘT VÀI LƯU Ý: - Thông thường chúng ta dùng thể chủ động khi sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi chúng ta lại có nhu
cầu dùng thể bị động.
- For example 1: + Con chó đó cắn tôi (CHỦ ĐỘNG).
+ Tôi bị con chó đó cắn. (BỊ ĐỘNG).
+ Cha nó tặng nó một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (CHỦ ĐỘNG)
+ Nó được cha nó tặng một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (BỊ ĐỘNG)
- For example 2: + Tôi bị nhức đầu. ==> I HAVE A HEADACHE. (Vẫn là câu chủ động)
+ Tôi đã được gặp Bill Clinton ở Việt Nam.
===> I GOT TO MEET BILL CLINTON IN VIETNAM. (Vẫn là câu chủ động)
CÂU BỊ ĐỘNG PHẢI LÀ CÂU CÓ THỂ CHUYỂN SANG CÂU NÓI CHỦ ĐỘNG MÀ Ý NGHĨA VẪN KHÔNG THAY

ĐỔI NGHIÊM TRỌNG.
- For example: + Con chó bị chiếc xe hơi cán
==> Chiếc xe hơi cán con chó. (nghĩa cũng gần giống nhau)
+ THE DOG WAS RUN OVER BY THE CAR.
===> THE CAR RAN OVER THE DOG. (nghĩa cũng gần giống nhau)
+ Công an bắt nó. ==> Nó bị công an bắt (nghĩa cũng giống nhau)
+ THE POLICE ARRESTED HIM.
==> HE WAS ARRESTED BY THE POLICE. (nghĩa cũng giống nhau)
- Như vậy, ta đặt một câu bị động như thế nào? Bạn hãy xem công thức sau:
* CÔNG THỨC CHUNG CHO CÂU BỊ ĐỘNG Ở TẤT CẢ CÁC THÌ:
Động từ TOBE chia theo thì cần thiết là: AM/ IS/ ARE nếu là thì hiện tại đơn,
AM/ IS/ ARE BEING nếu là thì hiện tại tiếp diễn,
WILL BE nếu là thì tương lai đơn,
AM/ IS/ ARE GOING TO BE nếu là cấu trúc tương lai gần, chắc chắn hoặc dự định;
WAS hoặc WERE nếu là thì quá khứ đơn,
WAS/ WERE BEING nếu là thì quá khứ tiếp diễn;
HAVE BEEN hoặc là HAS BEEN nếu là thì hiện tại hòan thành;
HAD BEEN nếu là thì quá khứ hòan thành.
Đó, chỉ bấy nhiêu thì trên là thông dụng nhất, nếu bạn chưa vững các thì trên ở dạng chủ động thì cũng nên ôn lại. Khi
nào dùng thì nào là chủ yếu dựa vào thời gian hành động xảy ra, bạn nên xem lại cách dùng các thì thông dụng vừa nói
trên.
Page 24
S + TO BE + P.P của đ.từ bị động (có thể thêm BY ) + ĐỘNG TỪ TO BE
Auxiliary
Be + Subject + Verb(tương ứng)
Do, does, did
+ P.P (viết tắt của PAST PARTICIPLE) : QUÁ KHỨ PHÂN TỪ là cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc động từ
nguyên mẫu thêm đuôi ED đối với các đ.từ có quy tắc.
+ ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là động từ có thể được dùng để đổi sang câu chủ động (thí dụ: tôi bị chó cắn thì ĐỘNG TỪ
BỊ ĐỘNG là cắn, có thể dùng để đổi sang chủ động là "con chó cắn tôi")

+ BY : BY có nghĩa là BỞI, ta có thể thêm BY để cho biết thêm hành động thực hiện bởi ai đó. Thường thì ít khi
cần BY nhưng lâu lâu vẫn có nhu cầu dùng.
- For example:+CÂU BỊ ĐỘNG THÌ H.TẠI ĐƠN: WINE IS MADE FROM GRAPES. (rượu vang được làm từ nho)
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN: CAN THO BRIDGE IS BEING BUILT (cầu Cần Thơ đang được xây).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN: CAN THO BRIDGE WILL BE FINISHED IN 2010.
(cầu CT sẽ được làm xong trong 5 2010)
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI GẦN, CHẮC CHẮN HƠN:
CAN THO BRIDGE IS GOING TO BE FINISHED IN 2010 (Cầu Cần Thơ sẽ được làm xong trong năm 2010).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN:
HE WAS KILLED IN THE WAR (anh ấy đã bị giết chết trong chiến tranh).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN:
HE WAS BEING QUESTIONED BY THE POLICE AT THAT TIME(vào lúc đó anh ta đang bị cảnh sát tra hỏi).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH:
THIS WEBSITE HAS BEEN UPDATED MANY TIMES IN THE PAST 2 YEARS.
(Website này được cập nhật nhiều lần trong 2 năm qua)
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH:
THE HOUSE HAD BEEN BURNT TO THE GROUND WHEN THE FIRE-FIGHTERS ARRIVED.
(căn nhà đó đã bị thiêu rụi khi lính cứu hỏa đến).
* CÁCH CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG:
- Chúng ta hãy lấy 1 câu chủ động làm thí dụ: + THAT DOG BIT ME. (con chó đó đã cắn tôi)
==> Như vậy chuyển sang bị động là TÔI BỊ CẮN BỞI CON CHÓ ĐÓ:
==> I WAS BITTEN BY THAT DOG.
- Như vậy, khi chuyển sang câu bị động:
+ Tân ngữ trong câu chủ động sẽ thành CHỦ NGỮ trong câu bị động
(ME là tân ngữ, khi chuyển ME thành chủ ngữ ta phải dùng dạng đại từ chủ ngữ tương ứng là I)
====> I
+ Động từ chính trong câu chủ động sẽ bị biến thành dạng QUÁ KHỨ PHÂN TỪ để đặt sau TO BE được chia thích
hợp theo thì của câu chủ động.
(ở thí dụ trên, BIT là quá khứ đơn, vậy nên TO BE chia ở quá khứ đơn là WAS hoặc WERE mà chủ ngữ ở câu bị động
là I, nên ta dùng WAS)

=====>> I WAS BITTEN
+ Chủ Ngữ trong câu CHỦ ĐỘNG SẼ là tác nhân nằm đằng sau chữ BY
==============>>> I WAS BITTEN BY THAT DOG.
- Trong một số trường hợp, chủ ngữ ở câu chủ động có thể không được nhắc tới trong câu bị động, tức là TA KHÔNG
CẦN DÙNG BY (thí dụ như khi chủ ngữ là PEOPLE, THEY, THE POLICE, )
* Thí dụ: + CHỦ ĐỘNG: PEOPLE SAY THAT LOVE IS BLIND (người ta nói rằng tình yêu là mù quáng)
=>>> BỊ ĐỘNG: IT IS SAID THAT LOVE IS BLIND.
+ CHỦ ĐỘNG: THE POLICE ARRESTED HIM.
=>> BỊ ĐNG: HE WAS ARRESTED (anh ta bị bắt thì ai cũng hiểu là bị bắt bởi cảnh sát nên ta không cần phải nói).
Chủ động: Somebody should have called the president this morning.

Subject

modal + perfect complement
Bị động: The president should have been called this morning.

Subject

modal

have

be

P.P

XI. Động từ gây nguyên nhân
Động từ gây nguyên nhân được sử dụng để chỉ ra một người gây cho người thứ hai làm một việc gì đó cho người thứ
nhất. Một người có thể gây cho ai đó phải làm cái gì đó cho anh ta hoặc cho chị ta qua việc chi trả tiền, yêu cầu, hoặc
cưỡng ép người đó. Các động từ gây nguyên nhân là: have, get, make.

11.1 Have/ get/ make
Page 25

×