Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

10 điều nên làm ngay sau khi mất việc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.53 KB, 3 trang )

10 điều nên làm ngay sau khi mất việc

1. Đừng mụ mị: Cố gắng ngăn chặn cảm xúc bằng cách nghĩ đến
những điều tốt đẹp. Bạn càng bình tĩnh bao nhiêu thì bạn càng vượt
qua thời gian khủng hoảng này và bước vào giai đoạn mới của cuộc
đời bạn nhanh bấy nhiêu.

2. Đừng làm bất cứ điều gì quá nông nổi hoặc gay gắt. Tự thỏa
mãn bằng cách gửi một email cho những đồng nghiệp cũ hoặc toàn
bộ khách hàng về những điều không hay của công ty, đừng làm như
vậy. Bạn cần bảo vệ danh tiếng của bạn hơn bao giờ hết, và sự chua
chát, thù địch sẽ khiến bạn đánh mất điều đó.

3. Đừng vội kí thỏa thuận thôi việc ngay lập tức. Rất nhiều công
ty có thông lệ trả cho những nhân viên bị sa thải một khoản tiền “bồi
thường” để nhận được chữ kí vào bản thỏa thuận “chấm dứt hợp
đồng”. Điều này sẽ “giải phóng” công ty khỏi mọi “yêu sách” mang
tính pháp lý từ người lao động. Nếu bạn được đề nghị điều đó, đừng
vội kí vào. Hãy dành thời gian đọc kĩ bản thỏa thuận và cân nhắc nó
với sự hỗ trợ của luật sư. Bạn cũng có thể đàm phán mức bồi
thường cao hơn.

4. Liên lạc với sếp cũ để thương lượng về cách giải thích với
nhà tuyển dụng trong tương lai về sự ra đi của bạn.Chỉ đơn giản
bằng cách yêu cầu, bạn có thể nhận được sự đồng ý của công ty cũ
về việc cho biết lý do bạn thôi việc một cách chung chung, hoặc ít
nhất là chỉ xác nhận về thời gian bạn làm việc tại đó mà thôi.

5. Cân đối tài chính hợp lý. Duyệt lại ngân sách của bạn trong vài
tháng tới, cắt giảm bất cứ chi phí nào có thể. Chấp nhận sự thật bạn
có thể không có thêm một khoản tiền nào trong ít nhất vài tháng tới,


do vậy hãy cắt các khoản chi của bạn xuống tới mức tối thiểu.

6. Đề nghị hỗ trợ thất nghiêp: Mọi người thường nghĩ rằng chỉ có
nhân viên bị tạm thời giãn việc mới có quyền hưởng khoản lợi tức
đó. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhân viên bị sa thải cũng có thể nhận
được khoản đó, miễn sao họ không phải bị sa thải vì đạo đức/cư xử
xấu một cách có chủ ý. Nó có thể đóng góp một phần vào khoản thu
nhập ít ỏi, do vậy hãy nộp đơn ngay.

7. Nếu bạn đã có bất cứ cuộc hẹn chăm sóc sức khỏe nào, hãy
thực hiện ngay: Bạn vẫn sẽ có thể có buổi chăm sóc sức khỏe tại
công ty cũ cho đến cuối tháng, do vậy hãy tận dụng hẹn gặp các bác
sĩ và nha sĩ để kiểm tra.

8. Nghĩ đến người bạn muốn tiếp tục giữ liên lạc từ công việc
cũ, không chỉ là đồng nghiệp mà còn là khách hàng và các nhà
cung cấp nữa. Hãy tiếp cận với họ. Một cách để giảm nhẹ cảm
giác ngại ngùng với những đồng nghiệp cũ, những người không biết
phải cư xử thế nào khi bạn bị sa thải: Nói với họ rằng bạn thực sự rất
vui khi làm việc cùng họ và lý do tại sao. Mọi người sẽ bị ấn tượng
bởi cách cư xử suất sắc của bạn.

9. Sau khi một vài ngày đã trôi qua và bạn đã bắt đầu xử lý
thông tin, hãy nhìn nhận lại những gì đã xảy ra một cách thật
khách quan. Đừng bảo thủ hoặc xấu hổ; cố gắng nhìn mọi việc bằng
con mắt của người ngoài cuộc. Bạn có biết lý do sếp cho bạn thôi
việc không? Bạn có rút ra bài học gì cho công việc tiếp theo không?

10. Hãy nhở rằng bạn không hề cô độc. Có rất nhiều người tốt
trước bạn cũng bị sa thải, họ đã ra đi và gặt hái được thành công

trong sự nghiệp. Bạn cũng sẽ vượt qua thôi.

×