1/ tên bài giảng ( BS. Trần Thiện Tư)
Tạo dáng khuôn mặt bằng vật cấy
Đối tượng giảng: Bác sĩ lớp Định hướng chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ
Số tiết: 4
2/mục tiêu bài học:
Học xong nắm được vài phương pháp tạo dáng mặt bằng vật cấy như nâng mũi, độn cằm, nâng
xương gò má, đề phòng và giải quyết các biến chứng xảy ra nếu có.
3/từ khóa
Silicone, cằm, xương gó má, mũi, Proplast I & II, Mersilene, Teflon, Dacron, Gore-Tex, acrylic,
polyethylene, methylmethacrylate, hydroxyapatite
4/ nội dung bài giảng-hình ảnh
Tạo dáng khn mặt bằng vật cấy
Tạo dáng khôn mặt bằng vật cấy thông thường có thể thực hiện được bằng cách thay đổi
một phần cấu trúc của gò má, cằm và mũi bằng cách để vào vật cấy.
Phẫu thuật độn cằm
Rubin và các cộng tác viên đã phẫu thuật độn cằm đầu tiên bằng vật liệu sinh học năm
1948. Trước đó người ta cũng thử làm bằng ngà voi, xương bò và một vài vật liệu sinh học khác,
nhưng không thành công mấy.
Nhờ sự tiến bộ của khoa học trong khoảng nửa thế kỷ nay trong việc tìm ra các vật liệu
sinh học ngày càng hoàn thiện cũng với việc áp dụng các kỷ thuật vô trùng và kháng sinh hiệu
quả, phẫu thuật độn cằm ngày càng an toàn và đẹp.
Từ năm 1950 nhiều vật liệu sinh học đã được dùng như silicone, Proplast I & II
Mersilene, Teflon, Dacron, Gore-Tex, acrylic, polyethylene, methylmethacrylate, hydroxyapatite
với rất nhiều mẫu hình dạng khác nhau. Về sau, các mẫu nầy đã thay đổi phù hợp với cấu trúc
giải phẩu của cằm
Có nhiều chất được dùng làm vật cấy như thế, để đơn giản, có thể chia làm 3 loại:
polymer có carbone, polymer khơng carbone, vật bằng kim loại và ceramic. Với số vật cấy nhiều
chất nầy, có thể chọn loại và kích cở thích hợp cho từng người.
Silicone là chất polymer không carbone hàng đầu dùng để cấy vào mặt. Silicone rất ổn
định, khơng bị thối hóa đi khi cố định vào tổ chức xương vùng mặt.
Nhóm có carbone gồm polytetrafluoroethylene (PTFE), polyethylene (PE) and aliphatic
polyesters. Polyethylene được dùng dưới dạng có tỷ trong cao HDPE (high density), loại cứng
(Medpor®) tổ chức sợi mọc vào trong được giúp mảnh ghép được ổn định
Độn cằm bằng vật sinh học có lợi là vật cấy sẳn có, khơng cần phẫu thuật lấy mẩu ghép,
tiết kiệm thời gian mổ và ít mất máu. Trở ngại là có thể bị lệch, làm mịn xương và có thể bị dị
ra ngồi.
Có thể phẫu thuật đặt mảnh ghép theo đường ngoài hay bên trong miệng. Đường trong
miệng thì tránh được sẹo, nhưng dể bị nhiểm trùng hơn đường mổ bên ngoài.
Cùng với độn cằm, một số người thích góc hàm rộng hơn cũng có thể phẫu thuật độn hai
bên góc hàm cho mặt cân đối hơn.
Sơ đồ phẫu thuật độn cằm với các mẩu cằm khác nhau
Hình phẫu thuật xong
hình trước và sau phẫu thuật
Phẫu thuật độn góc hàm
Phẫu thuật nâng cao gị má
Gị má là phần nhơ ra quan trọng, góp phần trong thẩm mỹ và cân bằng. Sự mất đối xứng
ở gị má có thể gây ra do chấn thương, bất thường bẩm sinh, do ung thư hay do tuổi già (xương
mất chất vơi và mỡ vùng gị má bị sa xuống thấp). Phẫu thuật nâng xương gò má nhầm tạo sự
qn bình và đối xứng cho khn mặt, giúp mặt trẻ trung hơn.
Phẫu thuật nâng gò má
Trước phẫu thuật
sau phẫu thuật
Chống chỉ định nâng gò má:
-
Tương đối: Bệnh sử cho biết vùng mặt đã xạ trị, rối loạn đông máu, vết mổ chậm lành
do bất cứ nguyên nhân nào.
-
Tuyệt đối: nhiểm trùng đang tiến triển
Có nhiều đường phẫu thuật: Đường mổ theo bờ trên mi dưới, đường vòng sau chân tóc,
đường trước tai V.V…Nhưng thơng dụng nhất là đường mổ ở rảnh lợi môi trên trong miệng.
Đường nầy không để lại sẹo và có thể gây tê tại chổ được, khơng cần gây mê.
Sau khi bóc tách để mảnh ghép vào, nên cố định mảnh ghép và thực hiện với kỷ thuật vô
trùng tuyệt đối (no touch technique): mảnh ghép không được chạm găng phẫu thuật viên, da và
niêm mạc miệng.
Phẫu thuật nâng cao mũi
Phẫu thuật thẫm mỹ mũi là phẫu thuật khá thông dụng ở Việt Nam. Khác với các nước
phương Tây, người Việt Nam thích làm mũi cao hơn bằng cách độn vào các mãnh ghép. Một số
ít trường hợp là các phẫu thuật là các phẫu thuật chỉnh hình đầu mũi cho nhỏ lại hoặc cắt cánh
mũi để làm hẹp hốc mũi.
CHẤT LIỆU GHÉP VÀO MŨI
Chất liệu ghép vào mũi thướng được gọi là sống mũi hay mãnh ghép Vật liệu nay có thể lấy từ
chính cơ thể người được ghép, từ ngân hàng mô ( xương hoặc sụn người chết sấy khô, tuyệt trùng ) hay
nhân tạo.
Mãnh ghép tự thân gồm xương, sụn của chính cơ thể người cần phẫu thuật ( thường là mào xương
chậu, sụn sườn, sụn vành tai hay xương sọ ). Mãnh ghép tự thân có lợi là khơng sợ bị dị ứng, nhưng có
bất lợi là phải phẫu thuật hai nơi, thường chỗ lấy mãnh ghép sau mổ bị đau rất nhiều kéo dài trong nhiều
ngày hơn là nơi mổ chính ở mũi. Mặc khác, mãnh ghép tự thân khó gọt giũa cho đẹp, khi đặt vào cơ thể
một thời gian bị biến dạng đi ( như xương bị mỏng dần, sụn bị cong nên về thẩm mỹ ít được nhiều người
dùng đến).
Mãnh ghép lấy từ ngân hàng mô ngày nay ít được dùng đến vì sợ lây bệnh Cruschfield-Jacobs,
một loại bệnh giống bệnh bị điên, hiện nay chưa có cách phòng ngừa và điều trị.
Mãnh ghép bằng chất nhân tạo tiện lợi hơn, dễ gọt cho đẹp và phẫu thuật nhẹ nhàng hơn. Có
nhiều chất được dùng như Dacron, Nylon, Acrylic, Teflon V.V…Nhưng chất Silicơn (SILICONE) cứng là
thơng dụng nhất.
SILICƠN
Chất Silicôn được bắt đầu dùng từ khoảng đầu thập niên 1950 và dược thực nghiệm cho thấy
không bị cơ thể hấp thu, không gây phản ứng. Khi mảnh Silicôn cứng được cho
vào dưới da, tổ chức sợi sẽ bao bọc trong vịng 10 ngày. Nơi đó có hiện tượng
viêm nhẹ, sẽ hết trong 4 tuần. Bao bằng tổ chức sợi khơng có máu ni, bao
bọc vật lạ lại theo phản ứng tự nhiên của cơ thể. Các nghiên cứu trên người cho
thấy chất nầy không gây ung thư. Trong nghiên cứu độn cằm bằng nhiều chất
khác nhau thực hiện bởi Saccia và cộng sự đăng trong American Journal of
Cosmetic Surgery số 10 năm 1993 cho thấy chất Proplast gây biến chứng nhiều
nhất, Silicơn ít gây biến chứng.
Vài mẩu silicone độn
mũi
CHỈNH HÌNH MŨI CAO LÊN
Cũng như các phẫu thuật khác, dù thẩm mỹ hay điều trị bệnh, mọi người đều mong đạt kết quả
tốt, ít gây biến chứng. Trong chỉnh hình mũi, để đạt được điều nầy, cần chọn lựa kỷ người được phẫu
thuật, chọn mảnh ghép đẹp, kỹ thuật gây tê và phẫu thuật thích hợp.
CHỌN KHÁCH GIẢI PHẨU
Tốt nhất là khách chưa từng phẫu thuật mũi lần nào, chưa từng bơm Silicôn lỏng vào mũi. Thật ra
điều nay không phải lúc nào cũng thực hiện đựoc. Có một số trường hợp khách chưa hài lòng với lần
phẫu thuật trước nên yêu cầu sửa lại.
Những người khách trước khi phẫu thuật đã bơm vào mũi Silicơn lỏng hay Paraffin lên
sóng mũi, khi đặt mảnh alloplastic vào, tỷ lện bị nhiểm trùng khoảng trên 40%
Chọn được khách giải phẫu rồi cũng cần thu xếp thời điểm phẫu thuật vào lúc thuận lợi nhất:
Khách khơng bị bệnh về mũi xoang cấp tính, đối với phụ nữ khơng đang trong các ngày có kinh nguyệt,
khách khơng dùng các thuốc gây lỗng máu ( như Aspirine V.V...)
PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM
Phẫu thuật thẩm mỹ mũi thường chỉ cần gây tê tại chổ, trước khi phẫu thuật, có thể dùng ít thuốc
an thần, thuốc cầm máu.
ĐƯỜNG PHẪU THUẬT
Có thể mổ đường ngồi mặt, ở tiền đình mũi một bên hoặc hai bên xuyên qua tiểu trụ. Đường
phẫu thuật nầy rộng và đơn giản. Đường mổ rảnh lợi môi trên cũng được dùng trong trường hợp
nâng cao mũi bằng mảnh ghép không lớn lắm.
BIẾN CHỨNG
Các biến chứng gồm có chảy máu nơi mổ, tụ máu, nhiểm trùng, mảnh ghép bị lệnh, bị dị
ra ngồi và đơi khi sóng mũi cao quá hay thấp quá.
Trường hợp bị nhiểm trùng, nên lấy mảnh ghép ra và điều trị kháng sinh tích cực. Chỉ nên
đặt lại mảnh ghép sau 3 đến 6 tháng, khi nhiểm trùng và viêm quanh nơi mổ hoàn toan ổn định
5/tài liệu tham khảo
1. Chang EW, Lam SM, Karen M et al. Sliding genioplasty for correction of chin abnormalities.
Arch Facial Plast Surg 2001; 3(1):8.
2. Constantinides MS, Galli SK, Miller PJ et al. Malar, submalar and midfacial implants.
Facial Plast Surg 2000; 16(1):35.
3. Millard DR. Chin implants. Plast Reconstr Surg 1954; 13(1):70.
6/ Lượng giá ngay sau bài giảng: Chọn 1 câu đúng:
1/ Tạo dáng khuôn mặt bằng vật cấy ngày nay có thể dùng:
a/ Ngà voi
b/Xương bị
c/Sụn người chết
d/Chất sinh học (alloplast như silicone…)
2/Phẫu thuật độn cằm bằng vật liệu sinh học
a/ Được Rubin và các cộng sự thực hiện từ năm 1948
b/ Từ năm 1950 được áp dụng rông rải với nhiều vật liệu sinh học khác nhau
c/Cùng với độn cằm, có thể độn góc hàm cho rộng ra
d/ Tấ cả câu trên đều đúng
3/ Độn cằm bằng vật sinh học:
a/Có lợi là vật cấy sẳn có,
b/Không cần phẫu thuật lấy mẩu ghép,
c/Tiết kiệm thời gian mổ và ít mất máu.
d/Các câu trên đều đúng
4/ Trở ngại của phẫu thuật độn cằm bằng vật sinh học là
a/Mảnh ghép có thể bị lệch,
b/Làm mịn xương
c/Mảnh ghép bị dị ra ngồi.
d/ Cả 3 câu trên đều đúng
5/ Phẫu thuật nâng cao gò má nhằm
a/ Giải quyết sự mất đối xứng ở gị má có thể gây ra do chấn thương, bất thường bẩm sinh, do ung
thư hay do tuổi già (xương mất chất vơi và mỡ vùng gị má bị sa xuống thấp).:
b/Tạo nét trẻ trung
c/ Có thể mổ theo đường ngoài mặt hay trong miệng.
d/ Cả 3 câu trên đều đúng
6/ Nâng cao gò má bằng vật liệu sinh học là dùng mảnh ghép:
a/Bằng sụn vành tai người được phẫu thuật
b/Bằng sụn sườn
c/Bằng mào xương chậu
d/Cả 3 câu trên đều sai.
7/ Khơng nên nâng gị má khi:
a/ Bệnh sử có chiếu tia xạ lên gị má
b/Đang nhiểm trùng, bệnh sử vết mổ chậm lành,
c/ Có rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc kháng đông máu
d/ Cả 3 câu trên đều đúng
8/ Khách trước đây đã bơm silicone lỏng vào vùng mặt khơng bị phản ứng gì:
a/ Phẫu thuật nâng xương gò má ngay bằng silicone cứng được
b/Phải phẫu thuật lấy hết silicone lõng ra trước
c/ Không thể nâng gò má bằng silicone cứng được
d/Nâng xương gò má bằng silicone cứng được, nhưng tỷ lệ nhiểm trùng cao
9/ Khi nâng xương gò má bị nhiểm trùng:
a/ Cần điều trị kháng sinh tích cực, khơng cần lấy mảnh ghép ra.
b/Lấy mảnh ghép ra, điều trị nhiểm trùng ổn định, độ vài tuần sau đặt lại mảnh ghép.
c/ Lấy mảnh ghép ra, khơng nên đặt lại
d/ Có thể đặt lại mảnh ghép sau 3 đến 6 tháng
10/ Các biến chứng của phẫu thuật tạo dáng mặt bằng vật cấy gồm có:
a/ Chảy máu nơi mổ, tụ máu,
b/ Nhiểm trùng, mảnh ghép bị lệnh, bị dị ra ngồi
c/ Vật cấy hai bên không đối xứng với nhau
d/Cả 3 câu trên đều đúng
Đáp án tất cả câu d đúng